Những Bức Tượng Phật Rất Lớn

Kính mời các bạn gởi hình ảnh tự chụp, vẽ hay sưu tầm vào trong nhà này.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Những Bức Tượng Phật Rất Lớn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Xin hỏi ĐH NLT chắc thấy được Ứng Thân Phật?

Nếu ĐH nói vậy chắc ĐH phải thấy được "Nhất Kiến Đảnh Tướng" rồi mới biết tranh vẽ này không phải do trưởng lảo Purna (Phú Lâu Na) vẽ ra vậy?

A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những Bức Tượng Phật Rất Lớn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Kinh Kim Cang Toát Yếu:

Phật hỏi: "Tu Bồ Đề có thể dùng thân 32 tướng mà thấy Như Lai chăng?"

Ngài Tu Bồ Đề Đáp: "Bạch Thế Tôn. Không."

Phật dạy: "Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng phi tướng tức thấy Như Lai".

Người chấp có thì nên quán lời trên.


Kinh Bát Nhã Tâm Toát Yếu:

"Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc.
Sắc tức là không, không tức là sắc"


Người chấp không nên quán lời trên.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Những Bức Tượng Phật Rất Lớn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Hieule đã viết:Xin hỏi ĐH NLT chắc thấy được Ứng Thân Phật?
nguynlinhtam hỏi thật chú Hieule nha chú. Nếu bức ảnh này chú không biết đó là ngài Purna (Phú Lâu Na) vẽ ra (tức không biết đây là ảnh Thế Tôn) thì khi gặp bức ảnh này chú có thấy ảnh này có gì đặc biệt, có gì khác so với người bình thường.
Hieule đã viết:Nếu ĐH nói vậy chắc ĐH phải thấy được "Nhất Kiến Đảnh Tướng" rồi mới biết tranh vẽ này không phải do trưởng lảo Purna (Phú Lâu Na) vẽ ra vậy?
Xin chú trích dẫn xem câu nào nguynlinhtam nói là Bức ảnh trên không phải do ngài Phú Lâu Na vẽ ra.

Trong Kinh Thập Thiện dạy:
Này Long Vương! Ông xem thân của Phật, từ trăm, nghìn, ức phúc đức sinh ra, mọi tướng trang nghiêm, ánh sáng rực rỡ, tỏa khắp đại chúng; dù có đến vô lượng ức vị Tự Tại Phạm Vương cũng không thể hiển hiện như thế được. Ai được chiêm ngưỡng thân của Như Lai lại không lóa mắt!

Ông lại xem thân của các vị Đại Bồ tát đây, diệu sắc nghiêm tịnh, hết thảy đều do tu tập phúc đức thiện nghiệp sinh ra.


Chú có lẽ cũng xem qua Phật học Phổ Thông rồi để nguynlinhtam trích dẫn:
« Thuở xưa, Tổ Ưu Bà Quật Tôn giả đang nhập định, bị Thiên ma Ba tuần khuấy nhiễu... Đến khi xuất định, ngài dùng thần thông hàng phục được Thiên ma. Sau khi chúng đã hối ngộ quy y Tam bảo rồi, vì cảm hồng ân tế độ của Tổ sư, nên đến xin cúng dường ngài một bữa cơm để tỏ lòng tri ân.

Tổ sư dạy : - « Ta vì chuyên lo tu hành không giờ rảnh để đi thụ trai. Ta chỉ muốn xem một việc, nếu ngươi bằng lòng, thế là đền ơn cho ta rồi ». Thiên ma : - « Dạ, đệ tử xin vâng ». Tổ sư dạy : - « Khi Phật ra đời đã có ngươi : vậy trong lúc đó Phật cùng các vị Thánh chúng như thế nào ? Hôm nay ngươi hóa hiện lại cho ta xem thử ». Thiên ma thưa : - « Con xin vâng lời Tổ sư dạy. Nhưng khi con hóa hiện ra Phật, xin Tổ sư nhớ đừng lạy, vì sợ tổn phước con nhiều ». Tổ sư hứa lời.

Thiên ma ba tuần liền biến mất, trong giây phút hóa hiện ra Đức Phật, thân vàng rực rỡ, đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, hào quang sáng chiếu khắp cả một góc trời, trong rừng từ từ đi ra. Nào là ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan, Ca Diếp đứng hầu hai bên oai nghi tề chỉnh đủ cả 1.250 vị đệ tử, rần rộ theo sau...

Tổ Ưu Bà Quật Tôn giả thấy Phật đi đến phóng hào quang rực rỡ, các vị Thánh chúng theo hầu, oai nghi tề chỉnh v.v... nên hết sức vui mừng, liền đứng dậy kính lễ, mà quên hẳn lời hứa trước kia. Lúc bấy giờ Thiên ma biến mất ».


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Những Bức Tượng Phật Rất Lớn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thánh_Tri đã viết:Kinh Kim Cang Toát Yếu:Phật hỏi: "Tu Bồ Đề có thể dùng thân 32 tướng mà thấy Như Lai chăng?"Ngài Tu Bồ Đề Đáp: "Bạch Thế Tôn. Không."Phật dạy: "Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng phi tướng tức thấy Như Lai".Người chấp có thì nên quán lời trên.Kinh Bát Nhã Tâm Toát Yếu:"Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc.Sắc tức là không, không tức là sắc"Người chấp không nên quán lời trên
Cảm ân TT, Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa và Bát Nhã Tâm Kinh thật hay. nguynlinhtam có đọc nhiều lần rồi và cũng xem qua Lược Giảng 2 Kinh này trong Phật Học Phổ Thông. Đó là Tinh Hoa của 22 năm nói Kinh Đại Bát Nhã của Đức Thế Tôn mà.
Nếu có gì không thấu rõ về 2 bộ Kinh này nguynlinhtam sẽ hỏi TT vì TT chuyên về 2 bộ Kinh này mà.
Thánh_Tri đã viết:Phật dạy: "Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng phi tướng tức thấy Như Lai".
nguynlinhtam thấy câu này của Đức Thế Tôn rất giống như bài giảng của PS Tịnh Không trong Kinh Địa Tạng:
Có người hỏi vô minh từ đâu đến? Vô minh làm sao đến? Thực ra đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong hội Lăng Nghiêm đã giảng rất rõ ràng, rất thấu triệt, người đọc kinh Lăng Nghiêm đều ‘nuốt trọng cả trái táo’, đều hàm hồ lướt qua. Phật giảng rất rõ ràng: ‘Từ nơi tri kiến lập ra cái hiểu biết, đó chính là cái gốc của vô minh’ [5]. Cái gì gọi là tri kiến? ‘Tri kiến’ chính là ‘Sở tri’, Sở tri chính là trí huệ Bát Nhã. Trong cái ‘Sở tri’ bạn còn muốn lập ra một cái ‘Tri’, vậy là sai rồi, trên đầu lại gắn thêm cái đầu, đó chính là căn bản của vô minh. Bạn đừng lập một cái ‘Tri’ trên cái ‘Sở Tri’ thì trí huệ của bạn sẽ hiện tiền; nếu bạn cứ muốn lập một cái ‘Tri’ thì chẳng còn cách gì khác nữa! Chúng ta nêu một thí dụ; [Hòa thượng cầm cuốn sách dơ lên] các bạn hãy coi rõ cái này, chúng ta dùng cái này để thí dụ, mọi người nhìn thấy rõ ràng, minh liễu, đây là sở tri, đây là tri kiến. Nhưng cứ nói: ‘Trên tay pháp sư cầm một cuốn sách’, như vậy là xong rồi, lập tức liền rơi vào vô minh. Vật này gọi là sách hay sao? Vật này gọi là tay hay sao? Tay là do bạn kiến lập nên, Sách là do bạn kiến lập nên; bạn muốn kiến lập cái này gọi là Sách, cái này gọi là Tay, vậy thì bạn sai rồi, đây là vô minh. Lúc Phật pháp chưa truyền đến Trung Quốc, người Trung Quốc cũng rất thông minh, Lão Tử đã biết: ‘Tên mà có thể gọi được thì không phải là tên thường hằng, đạo mà có thể nói được thì không phải là cái đạo thường hằng’ [6]. Một khi bạn nói ra cái tên thì đã sai rồi, đó là ý tứ riêng của bạn, chẳng phải là chân tướng sự thật. Thế nên bạn lập Tri trên tri kiến thì bạn sẽ đọa vào vô minh, bạn đã khởi vọng tưởng, trong vọng tưởng lại có phân biệt, lại có chấp trước, cả đống chuyện phiền phức cùng đến, đều đến một lượt.

Thánh Trí đọc kĩ sẽ thấy: cũng như TT nói vậy:
Kinh Kim Cang dạy: "Phàm những gì có Tướng đều là hư vọng". Do vậy dạy "Không ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng"
Thật ra người Trung Quốc dịch là chữ "Tướng" mà theo tôi nghiên cứu thì theo tiếng Phạn phải hiểu là chữ "Tưởng".

Tại sao chữ Tưởng mà người xưa lại dịch là Tướng?
Kinh Kim Cang là phá chướng ngại trên mặt Lý. nguynlinhtam dùng kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo để phá chướng ngại trên sự. PS Tịnh Không dạy khi giảng Kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo:http://niemphat.net/Luan/phatkhoibotat/ ... botat4.htm
Một lần nữa, vì sao chúng tôi muốn chọn giảng kinh này? (Kinh Phát Khởi Bồ tát Thù thắng Chí Nhạo) Thật ra là vì thấy trong mấy năm qua, quý vị rất dụng công nơi Tịnh tông, rất nghiêm cẩn đọc tụng, niệm Phật, tu trì, nhưng chưa có thành tích. Giống như học sinh học hành, học rất nhọc nhằn, rất gắng sức, nhưng thi rớt mãi. Vấn đề rất nghiêm trọng! Căn bệnh là do đâu? Chúng ta phải tìm cho ra, bởi thế mới dùng hai bộ kinh để đối trị căn bệnh ấy.
Chúng tôi chọn giảng kinh Kim Cang nhằm mục đích khiến quý vị hiểu rõ chân tướng sự thật, chân tướng của nhân sanh vũ trụ, dạy quý vị thấy thấu suốt, buông xuống thì về mặt công phu có thể đột phá được những chướng ngại đối với việc niệm Phật. Bộ kinh này giảng về cách đoạn phiền não, tập khí. Trong cuộc sống thường nhật, trong lúc làm việc, xử thế, đãi người, tiếp vật, vô tình phạm rất nhiều bệnh. Nếu đối với những bệnh ấy mà chẳng giác ngộ, sửa lỗi, đổi mới, thì vẫn tạo thành chướng ngại y như cũ. Bởi vậy, kinh Kim Cang là phá chướng ngại trên mặt Lý, kinh này phá chướng ngại trong những sinh hoạt vụn vặt thường ngày. Hy vọng công phu niệm Phật của quý vị sẽ thuận buồm xuôi gió! Mục đích giảng kinh của chúng tôi là như vậy.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những Bức Tượng Phật Rất Lớn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Chúng ta biết lời Phật dạy để giúp mình bớt chấp trước.

Đối với người chấp trước về có nên ngài dạy: Có thể dùng thân 32 tướng mà thấy Như Lai chăng? Đáp Không.

Nhưng chúng ta cũng nên hiểu, ngoài thân 32 tướng đó cũng chẳng tìm đâu ra cho được Như Lai.

Bản thể và hiện tượng đi theo với nhau như hình với bóng. Không thể cho rằng cái bóng là hình được, nhưng cái bóng không ngoài hình mà có, phải có hình mới có bóng.

Cũng như khi chúng ta soi gương thấy mặt mình, không thể cho cái mặt trong gương là mình vì nó chỉ là cái bóng phản ảnh ở trong gương. Nhưng cái bóng hiện trong gương không ngoài cái mặt thân mình, người thật mình bên ngoài mà có, phải có mặt thân mình bên ngoài mới có bóng ảnh trong gương.

Do vậy mà nhìn 32 tướng chó đó là Phật là không đúng, mà cho đó không phải Phật cũng không đúng.

Vậy là cái gì?

Đừng Tri Kiến Lập Tri nhé sẽ lọt vào vô minh!

Hễ cho thân 32 tướng đó là gì thì tức là "Lập Tri", tức là "vô minh" rồi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: Những Bức Tượng Phật Rất Lớn

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Lâm Nghĩa đã viết:
ThuongLacNgaTinh đã viết:
Hieule đã viết:Cám ơn ĐH Lâm Nghĩa.

Bức vẽ của tôi là trắng đen và không có 4 câu kệ lấy từ kinh Kim Cang.

A Di Đà Phật
Chào Dh Hieule, TLNT chưa được thấy tấm hình trắng đen đó. Nếu có thể mong DH hoan hỷ post lên cho TLNT và mọi người cùng chiêm ngưỡng. Mà có thật là do ngài Phú Lâu Na vẽ không?
Hình đây:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mình mới tìm thấy cái nàyhttp://tinnguongvietnam.wordpress.com/2 ... E1%BA%BFu/, trong đó có bức hình giống như bức đã nói trên đây. Liệu đó có phải là tôn giả Magandiya trong bài kinh cùng tên không?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách