NHẠC NGHE RẤT XÚC ĐỘNG

Chia sẻ và thảo luận âm nhạc phật giáo. Chỉ âm nhạc thôi, Pháp âm có chuyên mục riêng.
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: NHẠC NGHE RẤT XÚC ĐỘNG

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Ánh Trăng Trí Tuệ đã viết:
Không được múa hát và xem múa hát.


Kể cả các bài hát Phật giáo, múa Phật, loại hình nhạc Phật giáo cũng không được xem và trình diễn ??

Nhạc yêu đương, thế tục v.v...thì không được xem, nhưng thể loại Phật giáo, nhạc Phật thì có thể xem...

Hay dù cho là nhạc Phật giáo cũng không được xem luôn ?
Lành thay, lành thay, này Hiền tỷ! khi Hiền tỷ khéo hỏi lên những ý nghĩa này!

Phần Giới Luật ở trên cđ đã nói rõ là "2 Giới dành cho 2 Đối tượng sai khác",
tùy theo "thân phận" người hành pháp đang là thân phận gì thì phải giữ gìn Giới thể tương ưng:

- nếu từ "thân Sa di" trở lên hoặc đang trong thời thọ "Bát Quan trai" thì "múa hát và xem múa hát" là phạm Giới (bất kể nội dung là gì); vì phạm ở đây là phạm về hình thức (Giới Thể) - không giữ được thân tướng trang nghiêm để tự thân thanh tịnh và để người khác học tập, chứ chưa xét đến nội dung.
- nếu là "thân Cư Sĩ" thì chỉ thọ trì 5 Giới của Cư Sĩ, nghĩa là vẫn được múa hát và xem múa hát (đến đây thì phần "nội dung" mới được xét tiếp :) )

đó cũng là "Lý-Sự" trong Giới Pháp của chư Phật !!!

(P/s: nếu Hiền tỷ muốn đào sâu hơn chỗ này thì cđ sẽ trích dẫn Kinh văn ghi rõ có hàng Chư Thiên đến cúng dường Đức Phật bằng đủ loại "Thiên hương + Thiên nhạc..." nhưng Thế Tôn vẫn dạy đó KHÔNG phải là cúng dường đúng pháp đến Thế Tôn; còn nếu như không muốn đào sâu hơn thì bấy nhiêu chắc cũng đủ để chúng ta tác ý và hành trì)

Kính chúc Hiền tỷ an lạc và tăng thịnh Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


Hình đại diện của người dùng
Ánh Trăng Trí Tuệ
Bài viết: 87
Ngày: 13/11/12 00:43
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: NHẠC NGHE RẤT XÚC ĐỘNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Ánh Trăng Trí Tuệ »

...
Sửa lần cuối bởi Ánh Trăng Trí Tuệ vào ngày 13/08/14 18:47 với 2 lần sửa.


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: NHẠC NGHE RẤT XÚC ĐỘNG

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Này Hiền tỷ! thiết nghĩ không hợp lẻ khi đang ở topic "NHẠC NGHE RẤT XÚC ĐỘNG" mà cđ lại nói quá nhiều về GIỚI LUẬT; nhưng ở đây, này Hiền tỷ! có những điều nói lên không đúng Pháp và cũng do duyên được nghe ca khúc trong chủ đề "Câm lặng khi nghe ca khúc này" - http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... 17b#p82122
nên cđ xin chia sẻ đôi lời. Mong rằng Hiền tỷ hoan hỷ Hiền tỷ nhé! kinhle
"Nhưng mà trong các kinh sách mình từng đọc qua thì thường thấy nói đến cúng dường âm nhạc.

Khi đức Phật còn tại thế, sau khi thuyết pháp, chư Thiên thường trỗi nhạc cúng dường, tán thán Thế Tôn, ca ngợi Tam Bảo. Đọc các kinh văn thường thấy điều này. Hàng Trời, Người thường cúng dường âm nhạc đến đức Phật.

Kinh điển Bắc truyền như kinh Pháp Hoa, Vô lượng thọ, Niết Bàn v.v... ta hay thấy cúng dường âm nhạc.

Trong nghi lễ Phật giáo, âm nhạc là một trong sáu món cúng dường: Lục cúng ( hoa, hương, đèn, đồ, quả, nhạc).

Trong kinh, đức Phật thường khuyên dạy chúng sinh cúng dường và âm nhạc là một trong các món cúng dường được nói đến...

Đức Phật từ bi vì muốn chúng sinh vun bồi ruộng phước mới nói các pháp cúng dường hương, hoa, âm nhạc v.v..."
Này Hiền tỷ! không phải chỉ Hiền tỷ thấy ở trong Kinh Sách có ghi rằng: "khi Phật còn tại thế, có rất nhiều các hàng Thiên Nhân, các hàng Trời Người đến tán thán và cúng dường Thế Tôn bằng nhiều phương tiện sai khác..." mà cđ cũng có thấy như vậy. Nhưng ở đây, này Hiền tỷ! hãy lóng nghe và khéo léo tác ý :
"Rồi tôn giả Ananda vâng lời Thế Tôn, trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sàlà song thọ. Và Thế Tôn nằm xuống, về phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, hai chân để lên nhau chánh niệm và giác tỉnh.

2. Lúc bấy giờ, cây sàlà song thọ trổ hoa trái mùa, tràn đầy cành lá. Những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài, nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.

3. Rồi Như Lai nói với tôn giả Ananda:

-- Này Ananada, các cây sàlà song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.

Nhưng, này Ananda, như vậy KHÔNG phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các Người phải học tập như vậy."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
như vậy, này Hiền tỷ! trước thời khắc Thế Tôn Niết-bàn, vô lượng Chư Thiên ở mười phương thế giới đã tụ hội để cúng dường Thế Tôn bằng đủ loại Thiên hương, Thiên hoa, Thiên nhạc... nhưng Thế Tôn vẫn dạy đó "KHÔNG Phải là cúng dường đúng pháp đến Như Lai"
(dĩ nhiên Thế Tôn cũng Không cấm cản các Chư Thiên có lòng thành tín ấy cúng dường Ngài vì làm như thế thì họ cũng được hưởng phước báu, chủ đích Ngài chỉ muốn khuyên dạy các Đệ tử chân chánh của Ngài hành trì đúng Chánh Pháp và Thế Tôn khẳng định "đó là sự cúng dường Tối thượng đến Như Lai")
hay ở trong một thời Pháp khác, Thế Tôn còn khiển trách rất nặng đối với hàng Tỷ-kheo đã Xuất gia về các vấn đề này:
"103.- Khóc Than

- Này các Tỷ-kheo, đây được xem là khóc than trong giới luật bậc Thánh, tức là ca vịnh.
Này các Tỷ-kheo, đây được xem là điên loạn trong giới luật bậc Thánh, tức là múa nhảy.
Này các Tỷ-kheo, đây được xem là trẻ con trong giới luật bậc Thánh, tức là cười quá đáng để lộ cả răng.
Do luật này, này các Tỷ-kheo, hãy phá cây cầu đi đến ca hát. Hãy phá cây cầu đi đến múa nhảy. Thật là vừa đủ nếu các Thầy được hoan hỷ đúng pháp, mỉm cười để tỏ là các Thầy được hoan hỷ."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 3-1116.htm
lại nữa, này Hiền tỷ! không phải chỉ Hiền tỷ thấy trong Kinh điển Bắc truyền nói về sự cúng dường bằng các thứ hương hoa, âm nhạc... mà cđ cũng có thấy như vậy; nhưng ở đây, này Hiền tỷ! nhắc đến như vậy không có nghĩa là đáng tán thán hay là hoàn toàn đúng với Chánh Pháp của chư Phật, trong Kinh Kim Cang cũng có dạy :

"Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.
"
- http://www.chualinhson.com/phathoc/kimcang-doan26.html

dịch nghĩa:
Nếu do Sắc thấy ta,
Lấy âm Thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo ,
Không thể thấy Như Lai.

như vậy, này Hiền tỷ! có phải theo giáo nghĩa được dạy rõ trong Kim Cang(Bắc truyền) đã phủ nhận hoàn toàn những hủ tục lễ bái, cúng kiến, nhảy múa, ca vịnh... đã có từ lâu đời của nhiều Truyền thống tôn giáo trên Thế giới.
(ở đây, chúng ta nên hiểu từ "thấy Như Lai" nghĩa là thấy Pháp, tức Giác ngộ đồng như Phật chứ không mang nghĩa "bác bỏ" hoàn toàn sự đảnh lễ cúng dường Chư Phật của những người thành tín, nhưng sự thực hành như vậy cũng chỉ đạt phước báo hữu lậu ở các cõi Nhân-Thiên chứ không thể giác ngộ Giải thoát được như Phật)

này Hiền tỷ! trước thời khắc Thế Tôn diệt độ, Ngài đã dạy và nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần về 4 Đại giáo pháp:
"- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bốn Ðại giáo pháp, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

- Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Các Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, Thế Tôn giảng như sau:

8. - Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói:
"Này Hiền giả, tôi tự thân nghe từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật.
Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng.
Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ nhất, các Ngươi hãy thọ trì.

9. Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói:
"Tại trú xứ kia, có Tăng chúng ở với các vị Thượng tọa, với các Thủ chúng. Tôi tự thân nghe từ miệng Tăng chúng, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư"
............
như vậy là Ðại giáo pháp thứ hai, các Ngươi hãy thọ trì.

10. Này các Tỷ-kheo, có thể có vị Tỷ-kheo nói:
"Tại trú xứ kia có nhiều Tỷ-kheo Thượng tọa ở, những vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ miệng những vị Thượng tọa ấy, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư"
............
như vậy là Ðại giáo pháp thứ ba, các Ngươi hãy thọ trì.

11. Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói:
"Tại trú xứ kia, có một vị Thượng tọa, vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ Thượng tọa, tự thân lãnh thọ; như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật.
Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng.
Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh".
Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ tư, các Ngươi hãy thọ trì."

- http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
như vậy, này Hiền tỷ! trước là về Giới Luật, sau là về Kinh Tạng (cả Nam Tạng lẫn Bắc truyền), cđ đều đã chỉ rõ Người Xuất Gia không được phép đàn ca xướng hát (không áp dụng đối với hàng Tại gia);
như vậy, này Hiền tỷ! những gì đã được nói là do nhân duyên này mà nói. kinhle

Tham khảo 1 ví dụ trong thực tế ngày này:
(đây là thông tin liên quan đến vấn đề này được đăng trên phatgiao.org.vn - Cơ Quan ngôn luận của GHPGVN)
Sự kiện "Pháp Như - Nhạc Trịnh" và giới luật nhà Phật

Trên một vài trang onlines, đăng quảng cáo: “Pháp Như - Nhạc Trịnh và Phật giáo” vào đêm 23/02/13 tại nhạc quán Diễm Xưa, Đà Lạt, trong đó, Pháp Như sẽ trình diễn từ 10 đến 12 nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn.

Chỉ vừa quảng cáo, Tăng sĩ Pháp Như đã bị thiên hạ "ném đá" không nương tay, chẳng những thế, thầy Tổ của Pháp Như cũng bị văng miểng bởi những người góp ý nóng tính! Vậy phải hiểu thế nào về ca nhạc và tăng sĩ?

Ai cũng biết giới luật nhà Phật cấm tu sĩ đàn ca hát xướng và đeo đồ trang sức, xức dầu thơm… cũng từ 250 giới, nếu triệt để áp dụng thì xã hội ngày nay khó mà thực thi; nhưng luật thì tùy nghi từng bộ phái, không triệt để thống nhất như giới bản.
Luật thì có Thập Tụng luật, Tứ Phần luật, Ma Ha Tăng Kỳ luật, Ngũ Phần luật…Cho dù giới hay luật từ thời đức Phật hiện tiền hay hậu kỳ chư Tổ chế tác cho tương thích với hiện trạng xã hội đương thời, cũng đều không ngoài mục đích hỗ trợ cho tu sĩ ngoại tướng trang nghiêm, để là thân giáo cho đồ chúng, nội tâm nhất niệm để tiến hóa trên đạo lộ giải thoát mọi phiền trược!

Ngày nay, xã hội phát sinh nhiều phương tiện đáp ứng cho nhiều nhu cầu mà hàng ngàn năm trước chưa có, những phát sinh giúp ích cho cuộc sống mà lắm khi cũng làm băng hoại xã hội; riêng về âm nhạc, đã xuất hiện từ xa xưa, có những loại nhạc cộng đồng, nhạc lễ tôn giáo, nhạc cung đình…có loại nhạc mang tính văn hóa giáo dục, cũng có loại mang tính kích động…
Bản thân âm nhạc không tốt cũng chẳng xấu, giá trị âm nhạc còn tùy thuộc nội dung, ca từ, tiết tấu và thời điểm xuất hiện, nhân cách diễn xuất, địa điểm trình diễn. Ví dụ nhạc Trịnh đem hát nơi đám ma do các Gay trình diễn thì giá trị sẽ khác nơi phòng trà, quán nhạc và hội diễn công cộng. Ở đây, liveshow đêm: “Pháp Như - Nhạc Trịnh và Phật Giáo” tại quán nhạc Diễm Xưa, nói lên tầm vóc trang trọng hơn, nghệ thuật hơn, và đặc biệt hơn là do một Tăng sĩ trình diễn.

Vậy xoay quanh vấn đề một Tăng sĩ xuất hiện trên sàn diễn với nhạc đời tuy ca từ mang tính triết lý Phật giáo, quần chúng lúng túng xác định vị thế của một tu sĩ trong thời đại hiện nay mà từng xảy ra quá nhiều tai tiếng trước công chúng và giới luật nhà Phật.
Xưa kia, khi mà xã hội chưa quần chúng hóa âm nhạc, tu sĩ chưa gắn kết chặt chẽ trong sinh hoạt thường nhật với xã hội, Tăng đoàn đức Phật sinh hoạt có quy củ trong tu viện, ngoài giờ đi bát và du hóa hoằng pháp, không đi ra khỏi địa giới thiền viện và không la cà vào thôn xóm, sau nhiều thế kỷ Phật nhập diệt, tu sĩ không chung sống trong Tăng đoàn thì cũng ẩn cư nơi non cao núi thẳm, tất cả vì mục đích nhắm tới là giải thoát hiện tiền, thoát luân hồi sinh tử. Chính vì thế mà luật giới chế ra để giúp tự thân hành giả thoát mọi nhiễm ô phiền trược, không bị phóng tâm dính mắc.
Xã hội ngày nay, một số bậc chân đức quyết tâm không trở lại tam giới sau khi xả bỏ thân này, các ngài ẩn cư, cắt đứt mọi giao tiếp thế tục không cần thiết. Tuy nhiên, đại bộ phận còn ở phố thị, nhiệm vụ hoằng pháp quan trọng hơn cho chính bản thân mình, nên tự nguyện hòa nhập vào cuộc sống dưới nhiều hình thức, dụng thế gian pháp để đưa con người đến với Phật pháp, trong đó có âm nhạc.

Điều quan trọng là dụng thế gian pháp như thế nào để khỏi bị phản tác dụng như chủ đề quảng cáo trên đây. Chùa Hoằng Pháp cũng dùng âm nhạc để truyền bá rất thành công, BỞI VÌ suốt bốn tập “Diệu âm hoằng pháp” của chùa không hề có bóng dáng tu sĩ xuất hiện trên sàn diễn. Nhạc lễ như Tây Tạng sử dụng để nâng tầng sóng tâm thức lên một đẳng cấp tâm linh trong buổi cầu nguyện, và nhạc lễ Phật giáo Việt Nam cũng từng xuất hiện trong các lễ thường nhật mà Phật giáo Huế là chiếc nôi đặc trưng.

Dùng ca sĩ thế tục truyền đạt nội dung vẫn hiệu quả hơn một ca sĩ xuất tục mà chiếc áo thầy tu chưa quen mắt với quần chúng ở những nơi trần tục. Không thiếu những ca sĩ bỏ nghề để chọn con đường tâm linh, thì ngược lại một tăng sĩ đam mê bỏ quên tâm linh để bước vào nghề ca xướng!

Một số đạo tràng, để giúp vui và khích lệ trong thời gian tu tập cho quần chúng, một vài thầy cô cũng trình bày những nhạc đạo mà không ai phản bác, nghĩa là âm nhạc xuất hiện trong môi trường thích hợp với chiếc áo thì có tác dụng nhất định, ngược lại sẽ bị phản tác dụng nếu ở một diễn trường công cộng gồm nhiều thành phần tin ngưỡng, trình độ khác nhau, mà nhất là diễn trường đó thường xuyên diễn xuất văn nghệ mang tính trần tục.

Đây là lý do thầy Pháp Như bị "ném đá" và chương trình bị chỉ trích. Nhạc Trịnh Công Sơn cũng từng được ca ngợi trên văn đàn học thuật nhà chùa, ngay cả Đạo tràng Mai Thôn, Thiền sư Nhất Hạnh cũng từng phân tách tinh thần Phật giáo trong nhạc Trịnh, thế thì quần chúng phản đối không phải vì âm nhạc mà vì một Tăng sĩ trình diễn âm nhạc nơi không thích hợp với chiếc áo và cái đầu.

Âm Nhạc chỉ là một trong nhiều bộ môn nghệ thuật, như võ thuật, thư pháp, hội họa, trà đạo…Thế gian pháp tức Phật pháp có nghĩa biết chuyển hóa những pháp thế gian theo chiều hướng tâm linh chứ không phải tâm hồn chạy theo thế gian pháp tỏ ra xuất chúng như một chuyên nghiệp.
Các Tăng sĩ trẻ gần đây thể hiện tài năng và sở thích một cách cuồng nhiệt mà quên cả luật giới, hình ảnh và vị thế của mình trong xã hội. Mong rằng nghệ thuật nâng cao tâm thức tu sĩ, nhưng tu sĩ không nên thể hiện nghệ thuật những nơi nhạy cảm để giảm uy tín Phật giáo. Các Tăng sĩ trẻ cần cảnh giác như một bài học của thầy Pháp Như trên đây.

- http://phatgiao.org.vn/y-kien/201302/Su ... Phat-9762/
như vậy, này Hiền tỷ! về phương diện đối Nội, một người đã Xuất gia để tu theo Pháp Phật (Tăng-Ni) thời không được phép đàn ca xướng hát (theo quy định của Giới Luật và cả trong Kinh Tạng, cđ đã trích rõ ở trên),
về phương diện đối Ngoại, một người đã Xuất gia để tu theo Pháp Phật (Tăng-Ni) mà còn đàn ca xướng hát sẽ gây nên nhiều bất Thiện, làm rối loạn Chánh pháp và tổn hại nghiêm trọng đến uy tín,thanh danh của Nhà Phật (lưu ý: "Chùa Hoằng Pháp cũng dùng âm nhạc để truyền bá rất thành công, bởi vì suốt bốn tập “Diệu âm hoằng pháp” của chùa không hề có bóng dáng tu sĩ xuất hiện trên sàn diễn" - PGVN).

thiết nghĩ không thừa khi cđ nhắc lại 10 điều lợi ích mà Thế Tôn thường răng dạy mỗi lần Ngài triệu tập Tăng chúng và công bố Giới bổn:
"- Này các tỳ khưu, như thế thì Ta sẽ quy định điều học cho các tỳ khưu vì mười điều lợi ích:

1. Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng,
2. nhằm sự an lạc cho hội chúng,
3. nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu,
4. nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện,
5. nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại,
6. nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai,
7. nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin,
8. nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin,
9. nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp,
10.và nhằm sự hỗ trợ Luật
."

http://www.budsas.org/uni/u-luat-ptg/tk1-01.htm
(P/S: cđ nói những lời ngay thẳng, nếu có gì không phải mong Hiền tỷ Ánh Trăng hoan hỷ. cđ không có ý muốn gây gì phiền nhiễu cho topic vì thật ra ban đầu cđ ghé thăm Topic là để giao lưu về "Âm nhạc". :) )

Kính chúc Hiền tỷ cùng các Chư Hiền an lạc và tinh tấn !!!

:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách