Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Kính mời các bạn sưu tầm và sáng tác các bài viết về kiến trúc chùa, đình điêu khắc tượng Phật.
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Đồng Nát đã viết:
Thanh Tịnh Lưu Ly đã viết:@Đồng Nát: Theo TTLL thì Bức tôn ảnh cuối cùng là Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Tướng pháp đó của ngài Bổn sư ah? Đ.Nát khong biết chắc nữa, vì lấy trên một web khong thay chú thích. Nhưng vì thấy có dòng chữ Amitabha trong hình nên nghĩ là Phat A-di -đà.

Tướng Pháp là một phần ! Đạo hữu quan sát ngay phía trên địa chỉ trang web (dòng chữ www.amtb.amtb.org) có bảy chữ bằng Trung Quốc. Bảy chữ này có chữ đầu là chữ Phật, các chữ còn lại không có chữ nào là A Di Đà.
Kết hợp với tướng Pháp thì TTLL nghĩ là Đức Phật Thích Ca. Nhưng khi đối chiếu các bản chữ được dịch và lưu lại của TTLL thì bảy chữ đó lại không giống với bảy chữ NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. :D

???


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Chào các thiện hữu,

Chủ đề này để dang dở lâu lắm rồi, nay hữu duyên viết thêm bài về ý nghĩa của viết tạo tác, thờ phượng tượng Phật, tượng Bồ Tát.

Đồng Nát đã tìm thấy Kinh Đại Thừa nói về công đức Tạo Tượng Phật, kinh này chủ yếu giải thích xuất xứ của việc tạo tượng Phật và Phật thuyết về công đức có được do việc tạo tượng. Đồng Nát không đi sâu vào nội dung kinh này vì có nhiều lý do chủ quan sau khi đọc thấy có nhiều chỗ chưa thấu đáo, do cần phải có thêm thời gian chiêm nghiệm kỹ tất cả nội dung. mà Phật tử bây giờ đã tham cầu phước báo hưởng thụ thì nhiều chứ không chú trong việc tu học giải thoát cho nên Đồng Nát chưa đắc ý lắm với nội dung kinh này. kinhle kinhle kinhle. Xin các ngài xá tội cho lời nói thật này, vì sự mê mờ của nhiều người chỉ lễ lạy vì tham cầu chứng không phải lễ lạy trong chánh niệm và tỉnh giác.
Các thiện hữu nào quan tâm đến Kinh Đại Thừa nói về công đức Tạo Tượng Phật này thì có thể tìm đọc tại link sau:
http://www.quangduc.com/kinhdien-2/423k ... tuong.html

Ngoài ra còn có cuốn luận giải của thầy Thích Thanh Từ: THÂM Ý QUA HÌNH TƯỢNG PHẬT VÀ BỒ TÁT.

Cuốn sách cuốn HT.Thích Thanh Từ chú trọng luận giải trên phương diện ý nghĩa truyền pháp thông qua hình tượng, Đồng Nát thấy tâm đắc với cuốn này này hơn vì thầy phá chấp vào sự-tướng của nhiều Phật tử sơ cơ, cho nên không có màu sắc mê tín do không hiểu ý nghĩa của phương tiện truyền pháp thông qua Sự-Tướng, xin trích dẫn:

"Thờ Phật và Bồ Tát là cốt tỏ lòng nhớ ơn, cung kính và học đòi theo hạnh nguyện của các Ngài. Bởi vì chư Phật đã trải vô số kiếp cần khổ tu hành và đã biết bao nhiêu lần hy sinh thân mạng để mưu cầu sự an vui lợi ích cho chúng sanh. Chư Bồ Tát cũng thực hành theo hạnh nguyện của chư Phật, nhưng chưa được viên mãn. Cho nên, các Ngài đã phát đại nguyện lăn xả vào cuộc đời khổ đau ô trược này để cứu độ chúng sanh. Mỗi vị đều đầy đủ tất cả công hạnh như nhau, song tùy sở nhân tu hành từ vô lượng kiếp của mỗi vị mà có hiển bày ưu liệt khác nhau. Chúng ta họa, tạc, tô tượng các Ngài để thờ, là vì ngưỡng mộ hạnh nguyện cao cả của các Ngài và tỏ lòng tri ân, kính mến tâm vị tha không bờ bến của các Ngài.

Nhưng, gần đây có nhiều Phật tử thờ tượng Phật, Bồ Tát mà không đúng ý nghĩa nói trên. Họ thờ Phật, Bồ Tát với tính cách nhờ sự có mặt của các Ngài ở trong nhà để bọn ma quỷ tinh quái sợ oai không dám đến phá phách. Hoặc họ thờ Phật, Bồ Tát để nhờ sự ban ân cho gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Hoặc họ thờ theo cổ lệ ông bà để lại, mà không biết ý nghĩa gì. Do đó, Phật, Bồ Tát đã mất tư cách bậc Thầy sáng suốt của người dẫn đường chúng sanh, mà trở thành vị Thần linh có đủ uy thế ban phúc giáng họa.

Bởi thấy những sai lầm ấy, tôi không ngại chỗ nghiên cứu chưa thấu đáo, sự hiểu biết còn nông cạn, cũng cố gắng viết thành tập sách này. Mong rằng tập sách nhỏ này đóng góp được một chút trong công cuộc xiển dương chánh pháp. Tập sách này chỉ phác họa sơ qua tiểu sử hoặc tiền thân, hạnh nguyện, biểu tượng và thâm ý của mỗi tượng Phật, Bồ Tát. Trong đây, tôi nhắm vào những vị Phật, Bồ Tát được hàng Phật tử kính thờ nhiều nhất để giải thích, ngoài ra còn nhiều vị nữa, chưa đề cập đến. Chờ tập sách này ra đời, nếu được sự ủng hộ nồng nhiệt của các Phật tử và sự chỉ bảo thêm của các bậc cao minh, chúng tôi sẽ cố gắng viết tập thứ hai bàn đến tượng những vị Bồ Tát có thờ ở Chùa, nhưng ít được các Phật tử biết đến.

Kính ghi, THÍCH THANH TỪ "

Thiện hữu nào quan tâm thì nên vào link bên dưới đây:
http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cu ... b-tat.html

HT.Thích Thanh Từ giải thích khá đầy đủ và dễ hiểu ý nghĩa của tạc tượng và thờ tượng, thâm ý truyền dạy thông qua pháp tướng. Riêng Đồng Nát đứng trên phương diện là người trước đây làm trong ngành có liên quan việc chế tác, tạo các sản phẩm, từng có thời gian khắc và sao chép các hình tượng Phật, Bồ tát trên ngà voi, lúc đó do không có kiến thức về Phật học nên chỉ đi sao chép lại hình ảnh có sẳn từ các tranh thờ, từ các sách mỹ thuật Phật giáo, nhưng trong lòng không khỏi hoài nghi vì sao diện mạo ngài này phải như thế này, ngài kia phải như thế kia, từ y phục, ấn pháp...rồi còn thắc mắc tại sao ai biết Phật thấy Phật mà có thể biết được các đặc điểm để tạo tác ra Tượng Phật...thời điểm đó Phật Pháp đang suy yếu không như bây giờ do đó kinh sách không có phát hành rộng rãi và bán nhiều tại nhà sách như bây giờ.

Bây giờ Đồng Nát thì cũng có được phần nào câu trả lời do đủ nhân duyên mà biết được một ít qua thực tế, nhưng mà cũng không thể nói ra hết được...các tướng pháp của Phật và Bồ tát để mà so sánh đối chiếu với những gì Đồng Nát biết từ thực tế. Ngoài ra, tâm nguyện hằng mơ ước một ngày nào đó tự tay sẽ tạo tác ra những bức tượng đúng tướng Pháp các ngài với chuẩn mực và đầy đủ ý nghĩa của việc truyền pháp đem lại lợi lạc cho nhiều người tu hành bằng phương tiện sự - tướng này.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

DH DN phải hiểu là Đức Phật giảng Kinh có nhiều trình độ khác nhau.

Kinh Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng Phật là Kinh giảng về Sự Tướng là nói về Tu Phước.

DH DN phải hiểu là Tu Hạnh Bồ Tát thì Lý Sự phải viên thông phước huệ song tu chỉ nói về Lý Tánh thì là Chấp Lý chỉ nói về Sự Tướng là Chấp Sự.

Người mà thông Lý thì Đạt Sự, Thông Sự thì Đạt Lý.


Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Đức Phật dạy là Thà Chấp Có như núi tu di chứ đừng Chấp Không như hạt cải.


Lý Dễ Hiểu Sự Khó Chứng.

Chứng Lý Là Cạn Chứng Sự Là Sâu.


Đức Phật lúc Sơ Phát Tâm ở nơi Chư Phật đời quá khứ cũng là do Tu Sự Tướng tức là thấy Thân Phật tướng hảo trang nghiêm thanh tịnh mà phát tâm cung kính tu hành.

Như trong Kinh Quán Phật Tam Muội Hải nói tiền thân của Ngài Văn Thù Sư Lợi ở đời quá khứ do nhân duyên đến chùa thấy tượng Phật trang nghiêm mà phát tâm hoan hỷ cung kính tu Niệm Phật Tam Muội mà từ đó chứng được vô số môn tam muội.

Người mà đời này tu đạo gặp nhiều chướng duyên là do đời trước thiếu tu phước.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Phật vẫn thờ kính lễ lạy xem như là bậc Thầy Tổ của mình, để tỏ lòng nhớ ân đã ban cho ánh sáng trí tuệ giúp ta đi trên con đường tươi sáng an vui.


2. Không nên thờ Phật như thờ một vị Thần Linh để cầu xin mọi việc cho dục lạc thế gian vì chỉ tăng thêm ngã chấp. Phật Pháp là dạy chúng ta phá ngã phá pháp chấp, chúng ta cầu xin cho chúng ta dục lạc vật chất thế gian như là cầu cho có tiền, có địa vị danh vọng, có vợ con, v.v... những thứ cầu xin ấy chứng tỏ lòng chấp ngã chấp pháp còn nhiều.

Đạo Phật không phải là đạo cầu xin, mà là đạo thực hành. Muốn được giàu sang thì phải tu bố thí tiền, chứ không phải do dâng cúng vài trái cây, rồi cầu cho con có tiền là được. Khác nào là việc giao dịch buôn bán tráo đổi, mua trái cây có 30 ngàn đồng Việt để dâng cúng, mà cầu cho có 2 ngàn đô la Mỹ thì có phải là lòng tham vô đái hay không?

Do vậy không có cầu xin. Phải tự mình đem lời Phật dạy ra áp dụng vào đời sống hằng ngày mới giác ngộ giải thoát được. Muốn giàu sang phải tu bố thí tiền, và giữ giới không ăn cướp mới được. Nhân nào thì quả nấy.

Muốn khỏe mạnh sống lâu, mà hằng ngày sát sanh hại vật thì làm sao mà cầu khỏe mạnh sống lâu được vì nhân xấu đã gây phải chuốc cái quả khổ mà thôi. Trừ khi phải trì giới không sát sanh hại vật, ngược lại còn phóng sanh.

Đó là nói cho những người tu Nhân thừa, Thiên Thừa. Nếu người nào tu Xuất Thế Gian Pháp như Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát Phật Thừa thì phải tu tập Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Độ Ba La Mật. Do thực hành chánh pháp, chứ không do cầu xin mà được quả giác ngộ giải thoát.


3. Thờ Phật lạy Phật để chúng ta thường nhớ quay về nương tựa với Phật không theo trần cảnh bên ngoài. Mỗi lần chúng ta thành tâm kính lễ hay niệm Phật một lạy một câu thì giây phút đó chúng ta chánh niệm tỉnh giác, không chạy theo trần cảnh mà tạo nghiệp xấu, ngược lại được gieo nhân lành.


4. Ý nghĩa xâu xa hơn của việc thờ, lạy, niệm Phật là nhắt nhở chúng ta phải xoay về với cái Tánh Phật nơi chính mình sẵn có. Mình vẫn hằng sống với Tánh Phật đây mà chẳng tự hay biết, do vì không hay biết nên cứ nhận vọng thân, vọng cảnh, vọng tâm làm mình, đánh mất Tánh Phật sẵn có hằng hiện cùng khắp mười phương và ngay nơi chính thân tâm mình.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách