Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Kính mời các bạn sưu tầm và sáng tác các bài viết về kiến trúc chùa, đình điêu khắc tượng Phật.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Đồng Nát là người làm trong ngành mỹ nghệ và lại có biết chút ít nhiều về tướng pháp chư Phật bồ Tát.

Tượng Chư Phật chư Bồ Tát không phải là tượng trang trí cho nên không có cái gọi là cách điệu theo kiểu nghệ thuật lã lơi hoặc phá cách như các loại tượng thế tục.

Tượng dáng vẻ phải toát lên vẻ uy nghiêm, khuân mặt phải truyền được từ bi khi chiêm bái tượng, nhất là đôi mắt, mũi, miệng và trái tai (thùy châu). Kỹ hơn nữa người tạc tượng thân tâm phải thanh tịnh trong thời gian chế tác.

Chẳng hạn tượng Thích Ca phải thể hiện được những đặc điểm cơ bản tướng tốt và vẻ đẹp mà trong kinh nói đến: nhục kế trên đỉnh đầu, đặc điểm tóc, nếu là tượng đứng thì tay dài quá gối...

Ý nghĩa của việc thờ tượng là mang tính giáo dục truyền pháp chứ không phải vật trang trí mỹ thuật đơn thuần, có như vậy thì công đức tạo tác ra bức tượng mới thù thắng.

Ngày nay do chúng sanh cầu tài lộc nhiều cho nên người thợ tạo tác ra bức tượng muốn bán được tượng phải thêm thắc các chi tiết liên quan đến tài lộc. Chẳng hạn như ngài Bố Đại Hòa Thượng mà chúng ta hay gọi là Phật Di Lặc, thông thường "đúng pháp" thì Ngài ngồi dưới cội Long Hoa (không phải gốc Tùng hay cội Bồ-đề) có một "ông nhỏ" đi theo bên cạnh, hoặc là Ngài ngồi và có 5 lục tặc leo trên người Ngài, năm Lục tặc ( ý nghĩa lục tặc là gì? Chữ tặc là kẻ cướp, kẻ giặc. Trong kinh Phật luôn luôn dạy, mỗi chúng ta có đủ sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu căn đó nếu mê lầm bị sáu trần lôi cuốn thì sáu căn biến thành lục tặc. Còn nếu chúng ta khéo tu, khéo gỡ, không cho dính nhiễm sáu trần thì sáu căn liền thành lục thông.) Áo ngài thì phải trệch một bên vai, mọi thứ đều mang ý nghĩa và truyền Pháp để cho chúng sanh tu học...

Nhưng ngoặc cái bây giờ thì chúng sanh cho Ngài Bố Đại hòa thượng trở thành "lực sĩ" 2 tay giơ cao lên trời nâng một thỏi vàng bự ơi là bự, :D còn không thì cho Ngài ngồi trên một đống vàng, tay cầm nhiều tiền vàng...còn các lục tặc mang ý nghĩa truyền pháp tu học giải thoát thì trốn đâu hết trơn! kinhle Thật tội nghiệp! thật tội nghiệp không phải cho Ngài Bố Đại Hòa thượng mà tội nghiệp cho tâm tham cầu của chúng sanh lầm mê lạc lối! caunguyen

Ngài Quán Thế Âm thì có Hóa Phật đang ngồi trên tòa sen phía trên đỉnh đầu khi Ngài thuyết kinh chứ không nên cách điệu thành hoa sen, Ngài nào có gắn hoa sen trên tóc trang điểm...mất cả ý nghĩa truyền Kinh Pháp...

Và còn nữa Phật tử mà thình tượng về thì thấy "đẹp" theo lối suy nghĩ thông thường, hoặc thỉnh ngài Di Lạc về cầu tài hơn là cầu Pháp (ngài thí Pháp chứ làm gì ban tài lộc)...

Có một lần Đồng Nát được người quen biết nhờ đi thỉnh tượng bằng gỗ tìm cho được một tượng Di Lặc đúng pháp tướng theo kinh thì cũng "chẳy nước mắt" luôn! :((

Không thấy Phật, không thấy Bồ Tát thì phải tạo tác tượng các ngài theo tướng pháp trong kinh điển mà ra. Hỏi ra thì người bán tượng nói nếu làm không có thêm thắt tiền vàng thật nhiều vào Ngài Di Lạc thì tượng bán không chạy!

Tại sao Tượng Ngài A-Di-Đà thì tay cầm hoa sen nở rộ? TẠi sao các ngài Quán Thế Âm thì chỉ là búp sen chưa có nở hết? Đâu Phải cứ Phật hay bồ Tát đều muốn gắn hoa sen gì thì gắn khong cần biết ý nghĩa là gì cho đúng Pháp. tangbong


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trong Kinh Phật có dạy phương pháp họa hình tạc tượng Phật Bồ Tát rất tỷ mỹ rõ ràng chi tiết chứ không phải muốn làm sao cũng được.

Trong Kinh Điển Mật Tông Tây Tạng thì có dạy rất rõ ràng về họa hình tạc tượng Phật Bồ Tát theo những thước tất nhất định.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Để hôm nào rãnh sẽ nói thêm về vấn đề này, có những cái ngoài kinh điển nữa! :)
Cám ơn Kim Cang. tangbong


phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »



Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Thanh Tịnh Lưu Ly đã viết:Việc gửi bài là tùy hỷ đạo hữu !
Còn việc gốc rễ vấn đề thì thật là khó.
Không phải việc gì cũng tìm đến thầy và mong chờ ở Thầy. Quý thầy với kiến thức sâu rộng có thể xem xét và đưa ra kiến thức đúng nhất. Nhưng chúng ta cũng có thể rao giảng những kiến thức cơ bản. Kiến thức sâu rộng mong cho mọi người hiểu thì thật khó. Giúp họ hiểu được kiến thức cơ bản thì cũng là vô cùng quý giá.
Chẳng có gì là cao siêu ! Làm thế nào họ hiểu: Đức Bồ Tát Di Lặc (Ngài Bố Đại Hòa Thượng) không phải là ông thần tài thần lộc, không phải ông ban cho của cải vật chất, mà tương lai là Đức Phật Di Lặc sẽ giáng trần cứu độ chúng sinh giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Buồn hơn ! Nhiều người không biết Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai :(( trong khi vẫn đi chùa vào ngày mồng 1 và ngày rằm mỗi tháng.
Những kiến thức cơ bản này thì TTLL thiết nghĩ chúng ta có thể làm được và có thể gieo duyên được.
Ngay chính bản thân TTLL khi xưa muốn tìm hiểu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai cũng không biết tìm hiểu ở đâu (vì ngày đó không có internet thịnh hành như bây giờ). Đi chùa thì không có đủ thời gian vì còn phải đi học.
TTLL nhớ không nhầm thì hình như phải đến năm học Đại học thứ 2 TTLL mới biết Tâm Bồ Đề là gì ? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc tượng như thế nào ? Cơ bản biết tôn tượng bài trí thờ trong gian Tam Bảo ! Trong khi TTLL tụng thập chú từ năm lớp 6 :D
Đến bây giờ, TTLL cũng không biết rõ ràng nhờ đâu mà biết nên cũng không biết đưa ra phương pháp nào để rao giảng kiến thức này !
Khi cơ bản đã hiểu, thì tâm Bồ Đề sẽ kiến cố hơn và một điều tất yếu xảy ra trên nền cái tâm Bồ Đề là họ sẽ đi tìm học hỏi Chánh Pháp, trong đó việc gặp quý thầy là một cách được nhiều người chọn lựa.
Phần này thì cũng không khó, vì Đồng Nát cơ bản có chút kiến thức về tướng Pháp cái gì không biết thì nghiên cứu thêm kinh điển mà viết bài, chỉ cẩn khởi tâm làm thì làm chắc sẽ được thôi. :D


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Đồng Nát đã viết:Để hôm nào rãnh sẽ nói thêm về vấn đề này, có những cái ngoài kinh điển nữa! :)
Cám ơn Kim Cang. tangbong

nếu ngoài kinh điển thì là ngoại đạo !


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thật ra dù cho tài giỏi khéo léo mấy cũng không thể tạc vẽ hình tượng Phật Bồ Tát giống như thật được vì Phật Bồ Tát tướng hảo vi tết phàm phu không thể nào mà có thể làm giống được.

Tạc vẽ hình tượng Phật Bồ Tát cũng chỉ có thể làm tượng trưng mà thôi cho nên tùy theo phong tục của mỗi nơi mà tạc vẽ hình tượng Phật Bồ Tát cũng có khác.

Người Việt thì tạc vẽ hình tượng Phật Bồ Tát theo nét Việt Nam, Người Tàu tạc vẽ hình tượng Phật Bồ Tát theo nét Tàu....

Nhưng nếu như nói tạc vẽ hình tượng Phật Bồ Tát theo đúng khuông phép thì trong Kinh có dạy rất rõ ràng như là mỗi phần thân thể, các loại trang sức, các loại ấn...v.v..phải theo thước tất hình trạng màu sắc như như thế nào.

Theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng thì có Kinh dạy về cách tạc vẽ hình tượng Phật Bồ Tát theo một khuông phép nhất định.

KC thì không biết tạc vẽ nhưng đọc sánh thì thấy có dạy các thước tất rõ ràng.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

kimcang đã viết: Theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng thì có Kinh dạy về cách tạc vẽ hình tượng Phật Bồ Tát theo một khuông phép nhất định.

KC thì không biết tạc vẽ nhưng đọc sánh thì thấy có dạy các thước tất rõ ràng.

Kimcang có thể hoan hỷ chia sẻ kinh điển đó không ? Người không tu theo Pháp Mật Tông như TTLL có thể đọc và tìm hiểu không ?


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Bốn bức tượng Phật ngọc được tạo từ một khối ngọc bích có trọng lượng 3,5 tấn, nhập từ Canada, màu xanh trong, trọng lượng mỗi bức tượng từ 60-70 kg, chiều cao 1 m, bức thấp nhất cao 80 cm.

Trong những ngày vừa qua, hàng ngàn phật tử từ khắp nơi đổ về chùa Sùng Đức, quận Thủ Đức để chiêm bái bốn bức tượng phật bằng ngọc: Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm từ bi phổ độ, Quán Thế Âm cưỡi rồng, Phật A Di Đà, hiện đang được trì chú tại chùa.

Bốn bức tượng Phật ngọc được tạo từ một khối ngọc bích có trọng lượng 3,5 tấn, nhập từ Canada, màu xanh trong, trọng lượng mỗi bức tượng từ 60-70 kg, chiều cao 1m, bức thấp nhất cao 80cm. Các bức tượng được tạo tác qua bàn tay của 50 người thợ làm ròng rã trong suốt 5 tháng. Phần diện của 4 pho tượng Phật được dát bằng vàng. Trên tấm áo choàng của tượng Phật Thích ca Mâu Ni được gắn gần 2.000 viên kim cương nhân tạo.
Điêu khắc gia Nguyễn Vạn Toàn, người chịu trách nhiệm chính trong việc tạo tác 4 pho tượng trên cho biết: “Bốn bức tượng này mang đặc điểm riêng của phật giáo Việt Nam: Mắt hai mí, vai rộng, bàn tay lớn, sống mũi cao… khác với các pho tượng mang dáng dấp Trung Hoa (mặt tròn, vai suôn hẹp, tay nhỏ, môi nhỏ, hẹp, đỉnh mũi không cao, sống mũi tẹt…)”.

Trước dòng người kéo về chiêm bái bốn pho tượng Phật ngọc ngày càng đông, sư bà Thích Mỹ Thuận, trụ trì chùa Sùng Đức, cho biết: “Mỗi ngày nhà chùa chuẩn bị hàng ngàn phần chay phục vụ bà con tới chiêm bái. Nhà chùa mở cửa gian chính điện, nơi trưng bày 4 pho tượng phật ngọc nói trên, từ 6 giờ chiều”.

Sau ngày 14-8 bốn pho tượng Phật ngọc sẽ tiếp tục được trì chú ở nhiều ngôi chùa khác nhằm phục vụ bà con phật tử tới chiêm bái và ngôi chùa tiếp theo sẽ là chùa Hoằng Pháp, huyện Hóc Môn.
Theo: Người lao động
Phật Ngoc
Phật Ngoc
57363220Phat-ngoc-2.jpg (73.08 KiB) Đã xem 3359 lần
Phật Ngọc - AMITABHA BUDDHA
Phật Ngọc - AMITABHA BUDDHA
phat-a-di-da-tiep-dan.jpg (222.46 KiB) Đã xem 3363 lần
Phật Ngọc -  Avalokitesvara Bodhisattva
Phật Ngọc - Avalokitesvara Bodhisattva
quan-the-am-cuoi-rong-2.jpg (214.82 KiB) Đã xem 3354 lần
phat-ngu-2.jpg
phat-ngu-2.jpg (107.03 KiB) Đã xem 3350 lần
Phật ngọc- Gautama Buddha
Phật ngọc- Gautama Buddha
phat-ngu.jpg (215.05 KiB) Đã xem 3355 lần


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Tượng Phật và Bồ Tát bằng gỗ.
Tập tin đính kèm
Bodhisattva.jpg
Bodhisattva.jpg (366.01 KiB) Đã xem 3310 lần
Quan am bo tat.jpg
Quan am bo tat.jpg (320.54 KiB) Đã xem 3313 lần
Amitabha10.jpg
Amitabha10.jpg (439.66 KiB) Đã xem 3318 lần
A-Di-Đà Phat.jpg
A-Di-Đà Phat.jpg (463.63 KiB) Đã xem 3313 lần


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

@Đồng Nát: Theo TTLL thì Bức tôn ảnh cuối cùng là Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Thể Hiện Pháp Tướng Thế Nào Đối Với Tượng Phật, Bồ Tát

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Thanh Tịnh Lưu Ly đã viết:@Đồng Nát: Theo TTLL thì Bức tôn ảnh cuối cùng là Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Tướng pháp đó của ngài Bổn sư ah? Đ.Nát khong biết chắc nữa, vì lấy trên một web khong thay chú thích. Nhưng vì thấy có dòng chữ Amitabha trong hình nên nghĩ là Phat A-di -đà.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách