LỜI VÀNG VI DIỆU ((KINH PHÁP CÚ)

Kính mời các bạn cùng tham gia sáng tác và sưu tầm kệ thi ca Phật giáo.
Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

LỜI VÀNG VI DIỆU ((KINH PHÁP CÚ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

LỜI VÀNG VI DIỆU
(KINH PHÁP CÚ- DHAMMAPADA)

THÍCH GIÁC TOÀN Chuyển thơ
NXB Tổng Hợp TP. HCM - 2010.

MAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO
SAMMĀSAMBUDDHASSA

Con xin đem hết lòng thành kính
Làm lễ đức Thế Tôn
Ngài là bậc Ứng Cúng cao thượng
Được chứng quả Chánh Biến Tri
Do ngài tự ngộ
Không Thầy chỉ dạy.
  • LỜI GIỚI THIỆU
Kinh Pháp Cú là cuốn kinh chọn lọc những lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế. Trong suốt bốn mươi lăm năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh mà đưa họ đến Niết Bàn an lạc, Những giáo pháp ấy, ngay ba tháng sau khi Phật diệt độ, các vị cao đồ đã hội họp kết tập thành Tam Tạng để truyền lại cho hậu thế noi theo. Đồng thời, những câu dạy ngắn gọn đầy ý nghĩa của Phật trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau, cũng được kết tập thành kinh Pháp Cú này và lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Hòa Thượng Thích Thiện Siêu.
  • LỜI NÓI ĐẦU
Pháp Cú (Dhammapada) là một trong những bộ kinh nổi tiếng nhất của Kinh tạng Thượng tọa bộ (Theravada) và ngày càng được phổ biến trong giới học Phật trên toàn thế giới. Dhamma (Pháp) nghĩa là Phật pháp, là chân lý vĩnh cửu, là sự công chính, là mọi sự vật, hiện tượng. Pada (Cú) nghĩa là bàn chân, là bước đi, là thơ, là kệ tụng. Kinh Pháp Cú là lời dạy của đức Phật trong nhiều trường hợp khác nhau với các chủ đề thuộc đạo đức học. Kinh thuộc Tiểu Bộ (Khuddaka Nikaya) của Kinh Tạng Nguyên Thủy. Bản gốc Pāli ngữ đã được dịch khá sớm, bằng chữ Kharosthi, bằng Hybrid Sanscrit, và Tạng ngữ. Về sau, xuất hiện nhiều bản dịch của nhiều ngôn ngữ trên thế giới: Hán, Anh, Pháp, Đức, Miến, Nhật… nói chung là ở hầu hết các nước có sự hiện hữu của Phật giáo.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy đã tìm thấy vài bản Pháp Cú khác nhau: ví dụ, bản của ngài Pháp Cứu (Dharmahata, thế kỷ thứ I trước Tây lịch) gồm 39 phẩm, 759 bài kệ; bản của Tăng Già Bạt Trường và Trúc Phật Niệm (năm 398) gồm 33 phẩm và gần 1.000 bài kệ; các Phạn bản không đầy đủ ở Khố Xa, Đôn Hoàng... Nhưng thường thì các bản dịch đều căn cứ vào bản Pali gồm 26 phẩm, 423 bài kệ do ngài Buddhagosa (Phật Âm) diễn giải vào khoảng thế kỷ thứ V Tây lịch.

Các bản Việt dịch thường căn cứ vào các bản Pali, Hán, Anh, Pháp... Đó là các bản dịch của Á Nam Trần Tuấn Khải, của Hòa thượng Thích Thiện Siêu, của Hòa thượng Thích Minh Châu, của Hòa thượng Thích Trí Quang, của cư sĩ Phạm Kim Khánh... Riêng các bản dịch ra thơ lục bát thì đã có các dịch giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh (xuất bản năm 1995), Tịnh Minh (xuất bản năm 1995), Ngô Tằng Giao (xuất bản năm 2003), Giác Hạnh (xuất bản năm 2008), v.v...

Riêng tôi, từ lâu với tâm nguyện xin được tiếp nối, thể hiện truyền thống của hệ phái Phật Giáo Khất Sĩ Việt Nam, cố gắng chuyển thật nhiều các kinh kệ Phật giáo ra các thể loại thơ, đặc biệt là thơ lục bát, thể thơ quen thuộc với phần đông Phật tử Nam Bộ và với đại chúng người Việt. Sau tập sách Hương Thiền Ngàn Năm mừng Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội (với bút hiệu Trần Quê Hương) trong đó tôi đã diễn dịch phần khá lớn thơ văn Phật giáo thời Lý Trần, tôi vẫn cảm thấy như đang tiếp tục được sự phù trợ linh ứng của Tam Bảo, của chư vị lịch đại tổ sư, các bậc thiền sư tiền hiền; từ đó, tôi chuyên tâm chuyển tác những lời vàng của đức Phật ra thơ lục bát. Đối với tôi, đây cũng là cơ duyên bày tỏ tấm lòng tu tập tự thân, mà cũng để góp phần truyền bá Phật pháp, đền đáp hồng ân của chư Phật, chư Tổ, kết nối tâm nguyện hảo ý của các tác giả những bản dịch đã thực hiện trong thời gian qua.

Tập sách nhỏ này có tựa đề là Lời Vàng Vi Diệu. Chuyển sang thơ lục bát, tôi dựa vào bản dịch của cố đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, đạo hiệu Trí Đức, được xuất bản lần đầu vào năm 1959, theo bản Hán dịch từ Pali ngữ của Hòa thượng Liễu Tham. Có thể nói, Lời Vàng Vi Diệu không phải là một bản dịch nguyên văn, mà đúng hơn, là một bản diễn ý kinh Pháp Cú. Lý do có thể là vì kỹ thuật diễn thơ lục bát và nhất là vì sự rung cảm vốn tất chân thành nhưng cũng mang cảm tính của tự thân đối với bản kinh. Đây cũng là cách diễn đạt của tôi về một số kinh văn, nhất là về các thơ văn Phật giáo thời Lý Trần, như trong tập Hương Thiền Ngàn năm.

Trong quá trình thực hiện, chắc chắn không tránh khỏi những điều kém khuyết, rất mong được sự lượng thứ chỉ giáo của chư tôn thiền đức và sự góp ý, hỷ xả của chư thiện hữu trí thức, cùng độc giả gần xa.

Tôi xin chân thành biết ơn và tri ân quý chư liệt vị.
  • Phương Thảo am, Tịnh xá Trung tâm
    Trọng Đông, PL 2554, Canh Dần 2010
    THÍCH GIÁC TOÀN
(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: LỜI VÀNG VI DIỆU ((KINH PHÁP CÚ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

I. PHẨM SONG YẾU(1)
(YAMAKA VAGGA)

1. Xưa nay các pháp trong đời
Tâm làm chủ, tâm gọi mời mà nên
Ngày ngày ác hạnh triền miên
Nói năng, hành động dính liền nhiễm ô
Như bánh xe theo chân bò
Nghiệp khổ cũng thế hẹn hò cùng tâm.

2. Xưa nay các pháp trong đời
Tâm làm chủ, tâm gọi mời mà nên
Ngày ngày thân tâm tịnh yên
Nói năng, hành động, ý hiền thiện nhân
Như hình với bóng keo sơn
Phước lạc cũng thế, theo chân quả lành.

3. Người kia lăng mạ chửi tôi
Đánh đập, phá hoại, cướp hôi gian trần
Ai còn ôm ấp khổ thân
Oán oán tương báo khó phần thoát ra.

4. Người kia lăng mạ chửi tôi
Đánh đập, phá hoại, cướp hôi gian trần
Ai mà bỏ được nhẹ thân
Oán oán thôi dứt, yên phần tịnh tu.

5. Xưa nay định luật ngàn thu
Hận thù đối đáp hận thù khó phai
Từ bi dập tắt hận ngay
Ấy là diệu dược đại tài xưa sau.

6. Người tranh luận chẳng hiểu sâu
Thân ta sống chết qua mau khó lường
Ai mà giác ngộ vô thường
Không còn tranh chấp nêu gương đạo hiền.

7. Người mê tham chấp đảo điên
Tham sống khoái lạc, trói duyên nghiệp đời
Các căn không nhiếp hộ thời
Ăn uống vô độ, biếng lười tự thân
Dễ bị nghiệp ma xoay vần
Như cây trước gió, phù vân khổ sầu!

8. Người tỉnh tham chấp lìa xa
Chăng ham khoái lạc huyễn ma ảo đời
Các căn tỉnh giác xinh tươi
Ăn uống tiết độ, thời thời siêng năng
Không bị ma nghiệp trói trăn
Như tảng đá vững, gió hằng khó lay.

9. Những ai mặc áo cà sa
Không bỏ uế trược(2) chẳng là người tu
Không tự khắc kỷ công phu
Thà rằng đừng mặc, hơn phù hư danh.

10. Những ai tinh tấn tu hành
Uế trược buông bỏ, giới thành luật nghiêm
Tự mình khắc kỷ đạo hiền
Mặc áo như thế, hành thiền sáng danh.

11. Phi pháp(3) tưởng là thiện sanh
Thiện sanh(4) lại thấy chẳng lành đảo điên
Nghĩ suy tà vạy não phiền
Người tu như thế, chơn thiền khó mong.

12. Chơn thật thấy chơn thật trong
Phi chơn thấy rõ trống không đúng là
Tư duy đúng đắn chánh tà
Người tu như thế ma ha diệu kỳ.

13. Nhà lợp không kín hở hang
Ắt bị mưa dột lan man đầy nhà
Người tu tâm tánh vạy tà
Tất bị tham dục đẫy đà mê tâm.

14. Nhà khéo lợp kín trước sau
Không bị mưa dột lao đao khổ sầu
Người tu tâm tánh thanh cao
Không bị tham dục, chen vào an tâm.

15. Đời này, chỗ này ăn năn
Đời sau, chỗ khác cũng rằng như in
Kẻ làm điều ác vô minh
Trước sau đều bị bóng hình đuổi theo
Ác nghiệp quả khổ cực nghèo
Dày vò cắn rứt mãi đeo kiếp người.

16. Đời này, chỗ này sống vui
Đời sau, chỗ khác nụ cười hân hoan
Người làm thiện nghiệp bình an
Trước sau đều cũng rỡ ràng pháp duyên
Cực lạc, hạnh phúc hiện tiền
Mình làm mình hưởng nối liền quả nhân.

17. Đời này, chỗ này buồn than
Kẻ gây ác nghiệp gian nan hại đời
"Ác nghiệp tôi đã tạo rồi
Nay nó sanh quả đứng ngồi bất an"
Nó khóc buồn, nó kêu than
Vì phải đọa khổ vô vàn đớn đau!

18. Đời này, chỗ này vui mừng
Đời sau, chỗ khác tưng bừng phước duyên
Người tu hành, quả hiện tiền
"Tôi đã tạo phước, nối liền thiện căn"
Nhân quả tái sanh cõi lành
Đời đời hoan hỷ cao thanh an bình.

19. Dù cho đọc tụng nhiều kinh
Không tu không tập, tự khinh chính mình
Sống buông lung, phước chẳng sanh
Sa môn quả báo mỏng manh kiếp người
Kẻ chăn bò, hưởng công thôi
Ngày ngày tôi tớ, kiếp đời phù du!

20. Kệ kinh đọc tụng công phu
Nghiệm suy ý nghĩa, tập tu hành trì
Sáng chiều đoạn tham sân si
Thân tâm thanh tịnh, giữ y đạo hiền
Xa lìa thế tục trần duyên
Đời này, đời khác hạnh thiền Sa môn.
GHI CHÚ:
(1) Những pháp yếu được diễn nói theo cách song đối.
(2) Chỉ tham dục v.v...
(3) Như bốn thứ tự cụ là áo, cơm, thuốc uống, nhà ở và mười thứ tà kiến.
(4) Như giới, định, huệ và chánh kiến v.v....

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: LỜI VÀNG VI DIỆU ((KINH PHÁP CÚ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

II. PHẨM KHÔNG BUÔNG LUNG
(APPAMĀDA VAGGA)

21. Không buông lung, hết tử sanh
Mãi buông lung... cửa chết dành người mê!
Người tinh tấn, không chết hề!
Kẻ biếng nhác như ma về cõi ma!

22. Người trí rõ biết thiền na
Nỗ lực tinh tấn Ba la mật lòng
Không buông lung, tánh tịnh trong
An vui cõi thánh, sắc không chẳng màn.

23. Dũng mãnh, kiên nhẫn tâm vàng
Thiền định, giải thoát đạo tràng tịnh tu
Người trí tinh tấn công phu
Niết bàn chứng nhập, vô ưu quả mầu!

24. Bỏ buông lung, chánh niệm sâu
Cố gắng khắc kỷ, hạnh đầu người tu
Thiền môn đúng pháp công phu
Tiếng lành tăng trưởng đạo từ thơm bay.

25. Sáng chiều mài miệt hăng say
Tự mình khắc chế, tự hay lòng mình
Người trí, như đảo tâm linh
Thủy triểu vô tận hữu tình chìm sâu!

26. Kẻ mê si ám ra vào
Buông lung chìm nổi dạt dào trần lao
Người trí tỉnh thức chiêm bao
Nhà giàu giữ cửa, ba đào lìa xa.

27. Buông lung chìm đắm huyễn ma
Say mê dục lạc, mộng hoa khổ đời
Tỉnh giác tu tập thời thời
Tâm tánh an lạc thân người nhàn du.

28. Thắng buông lung, quyết tịnh tu
Người trí không sợ ngục tù trần gian
Thánh hiền trí tuệ cao sang
Thương người ngu, đắm mộng vàng mê tân!
Trên núi cao, bậc thượng nhân
Nhìn xuống vạn vật muôn ngàn khổ vui.

29. Người siêng giữa đám người lười
Người tỉnh giữa đám người vùi ngủ say
Người trí như tuấn mã bay
Vượt xa bỏ lại ngựa gầy chậm mê.

30. Siêng năng Đế Thích(5) thoát quê
Làm chủ Thiên chúng, thượng đề hưởng vui
Không buông lung, đạo xinh tươi
Buông lung lười biếng bị đời chê khinh.

31. Tỳ kheo tự thắng vô minh
Thắng lười biếng, thắng hữu tình buông lung
Phật khen như ngọn lửa hồng
Đốt thiêu phiền não(6) thoát vòng tử sinh!

32. Tỳ kheo tự thắng vô minh
Thắng lười biếng, thẳng hữu tình buông lung
Phật khen họ gần Niết bàn
Nhất định không bị buộc ràng dễ duôi.
GHI CHÚ:
(5) Đế Thích còn gọi là Thích Đề Hoàn Nhân, vị chủ của cõi trời Đao Lợi hay ba mươi ba tầng trời. Khi đức Thích Ca đản sanh, ngài có ngự xuống đón mừng, ngài khuyến khích đức Thích Ca xuất gia. Khi đức Thích Ca gần nhập diệt, ngài cùng bốn vị Thiên vương ngự đến và nguyện với Phật rằng ngài sẽ thường xuyên hỗ trợ Tam Bảo. Trong nhiều tiền kiếp của đức Phật, ngài vẫn thường thị hiện để thử hạnh Bồ tát của Phật.
(6) Chỉ tham, sân, si.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: LỜI VÀNG VI DIỆU ((KINH PHÁP CÚ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

III. PHẨM TÂM
(CITTA VAGGA)

33. Tâm phàm phu xao động luôn
Rất khó kềm chế, lại thường đổi thay
Người trí chánh trực hiền ngay
Như mũi tên thẳng, thợ tài làm nên.

34. Như cá bị ném lên bờ
Vùng vẫy sợ sệt, bơ thờ khổ thân
Người tu nỗ lực tinh cần
Tìm thoát cảnh giới ma phần ác tâm.

35. Phàm phu ngũ dục(7) xoay vần
Tham đắm xao động phong trần phù du
Ai người tỉnh ngộ điều nhu
Giữ gìn tâm tánh dưỡng tu an lành.

36. Phàm phu ngũ dục xoay quanh
Che lấp u ẩn biến sanh mê tình
Người trí phòng hộ tâm bình
Nhờ khéo phòng hộ, giữ mình yên vui.

37. Phàm phu thích sống ham chơi
Vô hình vô dạng lấp vùi hang sâu
Người biết điều phục quay đầu
Giải thoát trói buộc, ma sầu ngẩn ngơ.

38. Kẻ không an định thờ ơ
Không biết chánh pháp, lơ mơ tánh đời
Không tín tâm, lòng chơi vơi
Mong đạt trí tuệ... ắt thời mù xa.

39. Người thanh tịnh, tâm an hòa
Thiện ác đối trọng vượt xa thông thường
Không loạn vọng, không nhiễu nhương
Không sợ hãi... giác ngộ nương pháp trần.

40. Thân như đồ gốm mong manh
Cột trói tâm giữa... quách thành nhân gian
Ma quân, kiếm báu dẹp tan
Trí tuệ đừng để đa mang phù trầm.

41. Thân này ngắn ngủi sương tan
Chết nằm trong đất, mơ màng giấc say
Còn đâu ý thức đêm ngày
Như cây khô liệng bỏ ngoài đồng hoang!

42. Trái oan hại kẻ trái oan
Hận thù - thù hận muôn ngàn tai ương!
Không bằng ác nghiệp vấn vương
Tâm niệm hành động... mình thường tự gây!

43. Cha mẹ, bà con... những ai
Cũng không bằng chính tâm này làm nên
Thân khẩu ý... hành động hiền
Tăng trưởng cao thượng, phước duyên để đời.
GHI CHÚ:
(7) Năm thứ dấy lên lòng dục của con người từ bên trong là sắc, thinh, hương, vị và xúc; năm thứ dục lạc dấy lên dục vọng của con người từ bên ngoài là tài, sắc, danh, thực và thùy.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: LỜI VÀNG VI DIỆU ((KINH PHÁP CÚ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

IV. PHẨM HOA
(PUPPHA VAGGA)

44. Ai chinh phục cõi đất này
Diệm ma(8), thiên giới(9)... trong ngoài nhân gian
Ai khéo giảng pháp âm vang
Như người thợ giỏi kết tràng hoa thơm.

45. Bậc hữu học(10), nhiếp địa phần
Diệm ma, thiên giới... khắp trần chư thiên
Ai khéo giảng nói pháp duyên
Như người thợ giỏi kết viền hoa thơm!

46. Thân như bọt biển vô thường
Phù trần huyễn hóa xoay vần nổi trôi
Phá dẹp ma quân luân hồi
Thoát vòng cám dỗ phép đời tử sanh

47. Trần gian nước lũ cuốn phăng
Xóm làng say ngủ mơ màng đêm thâu
Tử thần bắt kẻ tham cầu
Sanh tâm ái nhiễm hoa sầu rụng rơi!

48. Tham ái mê hoặc dễ duôi
Không chán, không sợ mộng đời phù du
Những bông hoa úa xuân thu
Chính là cơ hội tử thù lôi đi.

49. Sa môn đệ tử Mâu Ni
Vào xóm khất thực, ong thì tìm hoa
Hút mật, không hại người ta
Không tổn hương sắc, đúng là chân nhân.

50. Chớ nhìn lỗi người cân phân
Có làm gì, hay không làm nghiệm suy
Nên tự hỏi mình trước đi
Đã làm, chưa làm vậy thì... nên chăng?

51. Như bông hoa đẹp thường hằng
Chỉ khoe màu sắc, không bằng hương thơm
Điều lành người nói thiệt hơn
Không thật hành, tự khinh lờn dễ duôi!

52. Như bông hoa đẹp xinh tươi
Hương sắc thắm đượm mười mươi thơm nồng
Điều lành, nói làm đơm bông
Thực tiễn kết quả sáng hồng nhân sinh.

53. Từ vườn hoa chốn hữu tình
Kết tràng hoa đẹp phù sinh giữa trời
Từ thân giả hợp kiếp người
Khéo tu thiện nghiệp tích thời phúc duyên.

54. Các thứ hương hoa hiện tiền
Chiên đàn, Mạt lỵ(11)... diệu huyền tỏa hương
Thường bay xuôi gió, xuôi đường
Không thể ngược gió bốn phương chan hòa
Hương giới, hương đức Tăng già
Ngược xuôi hòa quyện, kết tòa liên hoa.

55. Chiên đàn, Tất kỳ, Già la(12)
Thanh liên cùng với hằng sa hương huyền
Không hương nào vượt chư thiên
Chỉ hương đức hạnh xông lên khắp cùng.

56. Chiên đàn, Già la... hương vân
Các hương vi diệu... thơm tầng trời cao
Hương nào chẳng sánh hương nào
Hương người đức hạnh ngạt ngào mười phương.

57. Thành tựu phẩm hạnh chơn thường
Giải thoát, chánh trí, đạo trường tịnh thanh
Ác ma không thể vi hành
Không chi phối được đạo lành Thế Tôn.

58 - 59. Từ đống bùn nhơ trầm hôn
Hoa sen chớm nở tỏa thơm giữa đời
Thanh khiết trong sáng tâm người
Ta bà bụi bặm, rạng ngời chân nhân
Đệ tử chánh giác pháp thân
Trí tuệ soi chiếu thế trần độ sanh.
GHI CHÚ:
(8) Diệm ma giới, theo nguyên chú thì bao quát cả bốn giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và A tu la.
(9) Thiên giới, theo nguyên chú thì bao quát sáu tầng trời cõi dục và cõi nhân giới.
(10) Các vị đã chứng sơ quả Tu đà hườn, nhị quả Tư đà hàm, tam quả A na hàm và sơ quả hướng, nhị quả hướng, tam quả hướng, tức là hữu học, vì những vị này còn phải học tập giới, định, huệ. Đến khi chứng tứ quả A la hán thì được gọi là bậc vô học.
(11) Chiên đàn na (Cadana) là tên một loại cây thơm. Mạt lỵ ca (Mallika) là một loại hoa cỏ thơm, mọc um tùm như dây bìm.
(12) Bạt tất kỳ (Vassiki) là Vũ quý hoa. Đa gia la (Cagra) tên loại cây thơm.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: LỜI VÀNG VI DIỆU ((KINH PHÁP CÚ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

V. PHẨM NGU
(BĀLA VAGGA)

60. Người mất ngủ sợ đêm thanh
Đường dài mệt khách lữ hành dặm xa
Vòng luân hồi(13) nối bao la
Kẻ ngu si mãi phong ba nẻo trần.

61. Kẻ hơn mình chẳng được thân
Kẻ ngang mình chẳng được gần tâm giao
Thà rằng cô độc ra vào
Tốt hơn kết bạn huynh bào kẻ ngu.

62. Đây con ta, tài sản ta
Phàm phu tham chấp hóa ra khổ sầu
Chính thân ta có thiệt đâu!
Huống là tài sản, cơ cầu cháu con.

63. Ngu biết mình ngu, trí hơn
Ngu mà tưởng trí, ấy buồn ngàn thu
Sống đời tỏ ngộ trí ngu
Mới thật là trí, thoát mù tĩnh tâm.

64. Người ngu gần trí trăm năm
Chánh pháp chẳng hiểu, chẳng thâm đạo mầu
Y như muỗng múc canh sầu
Ngày ngay hương vị ngọt ngào vô tâm.

65. Người trí khoảnh khắc chào thăm
Chánh pháp tỏ ngộ trăng rằm mở khai
Tựa như lưỡi nếm vị này
Vừa tiếp xúc đã biết ngay ngọt bùi.

66. Kẻ phàm phu mãi ham vui
Đi chung cừu địch nói cười không hay!
Người tạo ác nghiệp lâu ngày
Nhất định khổ báo đến ngay trong đời.

67. Ai gây bất thiện cho người
Gây rồi bứt rứt, đứng ngồi bất an!
Ăn năn, hối hận kêu than
Tương lai quả báo vô vàn đớn đau!

68. Người tạo thiện nghiệp dài lâu
Làm rồi thanh thản ra vào hân hoan
Ngày ngày hỷ lạc nhẹ nhàng
Biết mình thọ hưởng bình an quả lành.

69. Khi ác nghiệp chưa tựu thành
Mật ngọt danh lợi, tham dành của riêng
Khi ác nghiệp chín muồi duyên
Nhất định phải chịu triền miên khổ sầu!

70. Sống đời thọ quả ngọt ngào
Người ngu thích sống ra vào nẻo mê
Không bằng mười sau phần đề
Tuy duy chánh pháp hướng về Phật tâm.

71. Người vắt sữa bò tháng năm
Đề hồ(14) đâu dễ chỉ thăm đôi lần
Ác nghiệp cảm thụ trầm luân
Tro than lửa ngún âm thầm tròn xoay.

72. Phàm phu vái cầu ác hoài
Muốn được trí thức hưởng ngay trong đời
Hành động sống, lại đi lui
Hạnh phúc tổn giảm, tuệ thời tiêu tan!

73. Phàm phu thường muốn tiếng vang
Không xứng phẩm hạnh, thích mang ảo huyền
Hiện tiền tăng chúng giáo quyền
Danh vọng muốn hưởng, đức hiền vụng tu.

74. Tăng, tục hãy tự suy tư:
"Mọi việc lớn nhỏ đều từ nơi ta"
Phàm phu lầm tưởng thế gia
Ngạo mạn tham chấp càng già ngã, nhân.

75. Một đàng đưa đến khổ thân
Một đàng đưa đến Niết bàn thong dong
Tỳ kheo đệ tử Phật tông
Tỉnh thức tinh tấn thoát vòng lợi danh.
GHI CHÚ:
(13) Luân hồi (samsara) chỉ sự sanh tử lưu chuyển mãi không ngừng.
(14) Muốn sữa đông đặc thành đề hồ không phải là một ngày một đêm mà đông được.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: LỜI VÀNG VI DIỆU ((KINH PHÁP CÚ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

VI. PHẨM TRÍ GIẢ
(PANDITA VAGGA)

76. Người hiền trí thường khuyên răn
Chỉ bày lầm lỗi, nên hằng nhận ra
Bất toàn xấu khuyết nơi ta
Tự biết tránh bỏ mới là khéo tu
Kết thân bậc trí công phu
Kho tàng bảo vật chơn như đạo hiền.

77. Người hay khuyên nhủ, giáo khuyên
Cản ngăn tội lỗi kết duyên hạnh lành
Được người thiện quý mến danh
Bị người quấy ác ghét ganh tỵ hiềm.

78. Chớ làm bạn hữu ác duyên
Chớ làm bạn hữu ươn hèn chấp nê
Hãy làm bạn pháp Bồ đề
Kiến hành cao thượng đi về đồng tu.

79. Uống nước chánh pháp vô ưu
Tâm tánh thuần tịnh ngã như thức tình
Người trí thường hỷ lạc sinh
Ưa nghe diệu pháp, tựu thành quả chơn.

80. Người nào việc nấy đạo nhân
Tưới nước dẫn nước, mộc phần mộc lo
Cung tên sáng tối uốn dò
Người trí điều phục mà nhờ lấy thân(15).

81. Ngọn núi kiên cố giữa trần
Gió lay chẳng sợ, quỷ thần chẳng e
Tán dương, hủy báng, khen chê
Tâm người đại trí một bề tịnh thanh.

82. Như hồ nước lặng trong xanh
Vừa yên, vừa sáng tinh anh mặt hồ
Người trí huệ giữa bùn nhơ
Nghe pháp tĩnh mặc như thơ hương thiền

83. Người hiền thường sống an nhiên
Dục tham không nghĩ, lụy phiền sạch trong
Kẻ trí xa lìa viễn vông
Xao động niệm lự thoát vòng buồn vui.

84. Không vì thiên hạ ngọt bùi
Cũng không hề nễ dù người thân sơ
Người trí không hành động nhơ
Không cầu con cái, hay nhờ quyền uy
Cầu giàu có, cầu vương phi
Đem bất chánh, đổi tiện nghi cho mình
Được vậy mới gọi hiền minh
Đạo đức trí tuệ viên thành đạo tâm.

85. Trong số đông tìm chân nhân
Bờ kia(16) đạt đến pháp thân nhiệm mầu
Phần nhiều còn lại lao xao
Bồi hồi vơ vẩn chiêm bao bờ này(17).

86. Người nào thường thuyết pháp hay
Biết nương chánh pháp ngày ngày tịnh tu
Tự mình tích tụ điều nhu
Bờ kia đạt đến thoát mù tà ma.

87. Ác (hắc) pháp tự biết nhận ra
Thiện (bạch) pháp tu tập mới là sáng tâm
Lìa gia đình, sống độc thân
Sa môn phúc quả, hạnh nhân Bồ đề.

88. Người trí gột sạch cấu mê
Cầu vui chánh pháp tìm về tánh chơn
Xa lìa ngũ dục ảo trần
Thực tu, thực chứng Niết bàn hạo nhiên.

89. Hành giả tinh tấn hành thiền
Giác chi(18) bảy đóa sen thiêng thơm lành
Phiền não, nhiễm ái, vô sanh
Niết bàn diệu thể trú thành phạm âm.
GHI CHÚ:
(15) Khắc chế năm căn đừng cho thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc điều quấy.
(16) Cảnh giới Niết bàn.
(17) Cảnh giới sanh tử.
(18) Thất giác chi còn gọi là Thất bồ đề phần gồm: trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định và xả.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: LỜI VÀNG VI DIỆU ((KINH PHÁP CÚ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

VII. PHẨM A LA HÁN(19)
(ARAHANTA VAGGA)

90. Người đã giải thoát phàm tâm
Giải thoát ràng buộc, âm thầm tiến tu
Tứ thánh quả(20), hạnh điều nhu
Không còn sợ hãi vô ưu thanh lòng.

91. Dũng mãnh, chánh niệm tương đồng
Lìa tại gia, thích hạnh không Ta bà
Ví như ngỗng vượt ao ra
Không chút luyến tiếc, sơn hà thong dong.

92. A la hán nhẹ lòng trong
Ăn uống phương tiện, vượt dòng sông mê
Không không, vô tướng, nguyện về
Như chim thanh thoát bốn bề hư vô.

93. A la hán sạch nhiễm ô
Tứ sự(21) nương tạm, tội đồ lìa xa
Giải thoát, vô tướng, không hoa(22)
Như chim tự tại, trú tòa tịch không.

94. A la hán đóa sen hồng
Tuấn mã điều phục, nhiếp lòng dặm xa
Ngã mạn phiền não an hòa
Trời, người kính mộ đẹp nhà từ bi.

95. A la hán hết sân si
Tâm như cõi đất, lưu ly cửa thiền
Ao sâu bùn lắng sạch phiền
Nghiệp trần nhẹ phủi, hết duyên luân hồi.

96. A la hán ý thường tươi
Lời nói, hành động thời thời lặng yên
Chánh trí giải thoát tịch thiền
Thân tâm an lạc, đức hiền tỏa hương.

97. A la hán từ sáng gương
Tự lòng kiên định, tánh thường hiền khai
Nhân quả báo ứng trong ngoài
Vô thượng sĩ ngự, Như lai tịch nhàn.

98. Dù núi rừng, dù xóm làng
Đất bằng, gò trũng, đồng hoang, thị thành
A la hán trú an lành
Cảnh giới hạnh phúc cao thanh đạo hiền.

99. Người đời chẳng thích lâm tuyền
A la hán lại vui miền tịch liêu
Dục lạc người đời mến yêu
A la hán đẹp bên triền non xanh.
GHI CHÚ:
(19) A la hán là bậc thánh đã đoạn sạch mọi phiền não, chứng được Niết bàn, không còn bị luân hồi sanh tử nữa.
(20) Tứ thánh quả gồm bốn quả vị của hạng Thanh văn gồm: Tu đà hườn, Tư đà hàm, A na hàm và A la hán.
(21) Chỉ cho bốn việc: ăn, mặc, ở, thuốc men.
(22) Chứng được Niết bàn gọi là giải thoát, lại còn gọi là Không vì không còn tham, sân, si, phiền não; lại còn gọi là vô tướng vì từ nay đã được tự tại không còn đắm trước các tham dục.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: LỜI VÀNG VI DIỆU ((KINH PHÁP CÚ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

VIII. PHẨM NGÀN
(SAHASSA VAGGA)

100-101. Tụng ngàn câu, nghĩa không linh
Sao bằng đọc một câu kinh diệu mầu
Tự lòng thẩm thấu thâm sâu
Nghe xong tâm trí thanh cao tịnh hiền.

102. Tụng trăm câu kệ không thiêng
Sao bằng pháp cú nghĩa tuyên một lời
Nghe xong tâm tánh sáng ngời
Thân tướng thanh tịnh đẹp tươi đạo lành.

103. Thắng ngàn quân địch vang danh
Chưa thể gọi bậc hùng anh giữa đời
Thắng chính mình mới thật người
Chiến công oanh liệt mọi thời thế gian.

104. Thắng chính mình, mới thượng nhân
Hơn thắng kẻ khác ngàn lần là hơn
Tự mình hiểu rõ thiện nhân
Chế ngự tham dục thiên sơn cao vời!

105. Thiên thần, Càn thát bà(23), người
Ma vương, Thiên phạm, các trời... thấp cao
Dù cho trú cảnh giới nào
Tự thắng, tối thắng ra vào nhân thiên.

106. Trăm năm bỏ ngàn vàng, tiền
Quỷ thần cúng tế, dâng thiên tháng ngày
Không bằng một phút một giây
Chân tu thành kính thảo ngay cúng dường
Đức hiền lan tỏa mười phương
Một thoáng hơn cả quỷ thần trăm năm.

107. Trăm năm thờ lửa mơ màng
Sao bằng một phút cúng dàng chân tu
Chân tu hỷ lạc vô ưu
Hơn thờ thần lửa mịt mù thời gian.

108. Bố thí cúng dường một năm
Cầu phước, công đức không bằng phần tư
Kính lễ các bậc đạo sư
Tâm tánh chính trực đại từ phạm âm.

109. Tôn trọng, kính lễ thượng nhân
Hoan hỷ trưởng lão phước sanh vô vàn
Sống lâu, xinh đẹp, cao sang
Trí tuệ, sức khỏe, vui an thọ đời.

110. Trăm năm phá giới, dễ duôi
Chẳng bằng sống một ngày trời mà siêng
Tinh tấn trì giới, hành thiền
Trang nghiêm huệ mạng đức hiền tịnh thanh.

111. Trăm tuổi trí tuệ không sanh
Không tu thiền, thiếu phúc lành thiện duyên
Chẳng bằng một ngày tu thiền
Trí tuệ tỏ rạng đức hiền sáng trong.

112. Trăm tuổi giải đãi chơi rong
Quả là vô ích trước dòng tháng năm
Chẳng bằng một ngày tịnh tâm
Chuyên cần tinh tấn thậm thâm đạo vàng.

113. Trăm năm không sợ thời gian
Vô thường sinh diệt ngỡ ngàng phù du
Chẳng bằng một ngày sống tu
Chứng pháp sinh diệt, thoát mù sương tan.

114. Trăm năm không ngộ đạo vàng
Vô vi tịch tịnh mơ màng có không
Chẳng bằng một ngày sáng lòng
Vô vi tịch tịnh sắc không thư nhàn.

115. Trăm năm sống giữa trần gian
Không thấy pháp tối thượng quang nhiệm mầu
Chẳng bằng một ngày ngộ sâu
Thấy pháp tối thượng vô cầu vô tâm.
GHI CHÚ:
(23) Càn thát bà là một vị nhạc thần ở cõi trời.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: LỜI VÀNG VI DIỆU ((KINH PHÁP CÚ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

IX. PHẨM ÁC
(PĀPA VAGGA)

116. Việc lành, hãy gấp rút làm
Kềm chế ý ác tâm phàm tội vương
Việc lành biếng nhác vô thường
Ý ác nảy nở nhiễu nhương nghiệp đời.

117. Một khi lỡ làm ác rồi
Tự giác, chớ để tăng đôi lỗi lầm
Việc ác cứ mãi cố làm
Nhân ác thọ khổ, quả thâm thêm hoài!

118. Nếu làm việc lành quen tay
hãy nên làm nữa, tháng ngày tăng lên
Việc lành tô đắp vững bền
Nhân lành thọ lạc, tăng nền an vui.

119. Khi nghiệp ác chưa chín muồi
Kẻ ác lầm tưởng là vui, làm hoài
Khi nghiệp ác chín muồi say
Quả báo liên tục tháng ngày đảo điên!

120. Khi nghiệp lành chưa đủ duyên
Người lành tưởng khổ, than phiền cực thân
Khi nghiệp lành trổ quả nhân
Sắc hương bát ngát vạn phần báu châu.

121. Chớ khinh ác nhỏ không đâu
Chẳng đưa lại quả báo sầu cho ta!
Dòng thời gan trổ nụ hoa
Nhỏ giọt tích tụ hóa ra đầy bình
Ngu phu sở dĩ khổ tình
Do hành động ác tự mình tạo ra!

122. Chớ khinh lành nhỏ... bỏ qua
Chẳng đem quả báo vạn tòa cho ta!
Dòng thời gian trổ nụ hoa
Nhỏ giọt tích tụ hóa ra đầy bình
Người trí sở dĩ thông minh
Nhờ biết gom kết thiện lành dài lâu.

123. Đi buôn nhiều của báu châu
Đường hiểm thiếu bạn lo âu mọi đàng
Tìm sống tránh sợ hoang mang
Người tu cũng thế, ác gian xa lìa.

124. Bàn tay không thương tích kia
Biết nắm thuốc độc không hề nhiễm ô
Người không làm ác tin chờ
Không bao giờ bị mưu đồ ác gieo.

125. Người hiền bị kẻ ác theo
Cố ý xâm phạm hiểm nghèo tà tây
Ác tâm quay ngược kẻ này
Làm ác ngược gió bụi bay khắp cùng.

126. Từ bào thai, nghiệp báo chung
Ác đọa địa ngục, thiện phùng thiên chân
Niết bàn dành bậc thượng nhân
Sạch nghiệp sanh tử, trú phần chơn như.

127. Chẳng phải bay lên hư không
Hay là lặn xuống biển sâu tột cùng
Núi rừng thăm thẳm mông lung
Thế gian khắp chốn điệp trùng ngàn khơi
Cũng không trốn khỏi nghiệp đời
Nhân quả công lý ứng thời hạo nhiên.

128. Chẳng phải bay lên không thiên
Hay là lặn xuống biển huyền thẳm sâu
Núi rừng xanh biếc trời cao
Thế gian khắp chốn trần lao mịt mờ
"Tử thần" đang đợi, đang chờ
Nhân quả tương ứng đúng giờ túc duyên.
(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: LỜI VÀNG VI DIỆU ((KINH PHÁP CÚ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

X. PHẨM ĐAO TRƯỢNG
(DANDA VAGGA)

129. Ai ai cũng sợ gươm phiền
Ai ai cũng sợ chết thiêng giữa chừng
Lòng ta, lòng người tỏ phân
Chớ giết, bảo giết lụy phần cho ai!

130. Gươm đao ai cũng sợ dài
Ai cũng thích được sống hoài nhân gian
Lòng ta, lòng người tỏ phân
Chớ giết, bảo giết lụy phiền cho ai!

131. Người cầu hạnh phúc, mình hay
Lại lấy dao gậy đổi thay cho người
Hạnh phúc tự lòng đẹp vui
Dao gậy gây khổ, cuộc đời bất an.

132. Người cầu hạnh phúc cao sang
Không lấy dao gậy hỏi han nhà người
Dao gậy không biết nói cười
Hạnh phúc cuộc sống, xinh tươi tự lòng.

133. Lời thô ác nhiếp bên trong
Nói qua nói lại, mích lòng nhau thôi!
Nóng giận, tự ái khổ đời
Như dao, như gậy khiến người đớn đau!

134. Như đồng la bể im chào
Ta nín trước trống ác vào lời ra
Tự tại Niết bàn đường xa
Lòng ta tĩnh lặng, ác ma bặt đường.

135. Kẻ chăn bò, chiếc gậy nương
Đàn bò lớn nhỏ, biết phương ra đồng
Chúng sanh già chết xuôi dòng
Quả báo thọ lãnh, tử vong kiếp người.

136. Ngu phu tạo ác nghiệp đời
Không biết nhân quả gọi mời hay chăng?
Ác lai, ác báo thường hằng
Như tự lấy lửa đốt thân chính mình.

137-140. Lấy dao gậy tạo tội tình
Hại người chân thiện, tự mình nghiệp vương
Mười điều khổ báo theo đường
Tiền tài tiêu mất khó phương kiếm tìm
Thân thể bại hoại nằm im
Bệnh nặng bức bách, lặng chìm đớn đau
Tim, gan, tỳ, thận, ruột bào
Bị vu trọng tội, buộc vào ưng oan
Quyến thuộc thân thích ly tan
Tài sản mất mát, họ hàng rẽ phân
Nhà cửa, phòng ốc ác nhân
Phá tan thiêu đốt, gia cang lụy sầu
Khi chết đọa địa ngục sâu
Nhân quả báo ứng, buộc trao tự mình.

141. Đi chân không, tóc xù xình
Xoa tro, trét đất vào mình, nhịn ăn
Hay nằm trên đất, ngửa lăn
Đứng ngồi nhớp nhúa lố lăng bất thường(24)
Người thanh tịnh, tự tỏ tường
Không dứt nghi hoặc, khéo phương tịnh lòng.

142. Thân tâm khéo ngộ sắc không
Khắc phục, chế ngự, tương đồng tướng tâm
Không dao gậy, ác khổ lầm
Sa môn phạm hạnh, quý tàm tấn tu.

143. Tự minh hổ thẹn công phu
Ít người làm được, vô ưu tự mình
Người khéo tu tập tâm linh
Như ngựa khéo tránh ác tình roi da.

144. Nỗ lực sám hối lòng ta
Ngựa hay kham nhẫn mặn mà răn đe
Chánh tín, giới định, thiền đề
Minh hạnh túc(25) diệt khổ mê nhiều đời

145. Người tưới dẫn nước di dời
Thợ mộc nảy mực, cây thời... đẽo cưa
Uốn tên làm thẳng, cong, vừa
Người lành chế ngự nắng mưa sáng chiều.
GHI CHÚ:
(24) Chỉ cách sinh hoạt, đặc biệt là người tu ngoại đạo của Ấn Độ thời xưa, thường dùng để hành hạ thân xác.
(25) Trí và hành đầy đủ.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: LỜI VÀNG VI DIỆU ((KINH PHÁP CÚ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

XI. PHẨM LÃO
(JARĀ VAGGA)

146. Có gì vui thích thương yêu
Tuồng đời luôn bị đốt thiêu nghiệp đời(26)
Tối tăm, bưng bít, khổ vui(27)
Sao không tìm ánh sáng ngời quang minh(28).

147. Thân này một khối đẹp xinh
Đống xương lở lói, hữu tình hợp tan
Chất chồng bệnh tật đa mang
Tưởng êm ái, hóa buộc ràng tháng năm.

148. Hình hài suy già tối tăm
Tập trung bệnh tật, rừng âm vô thường
Tựu tán, được mất nhiễu nhương
Có sinh có tử... con đường nhân gian.

149. Mùa thu bầu héo khô tàn
Thân này cũng vậy rã tan tuổi già
Sắc màu, bạc tóc mồi da
Có gì vui, ánh dương tà hoàng hôn.

150. Thân này xương cốt kết hồn
Điểm tô máu thịt, keo sơn tướng hình
Bên trong già bệnh tử sinh
Ngã mạn, tự ái, dối tình hư tâm.

151. Xe vua tô điểm trang hoàng
Một ngày cũng phải rã tan sắc màu
Thân này dù lắm dồi trau
Đến khi già yếu chiêm bao rã rời
Chân nhân(29) không bị chuyển dời
Thiện pháp bất tử xinh tươi đời đời.

152. Ít nghe, ít học... cõi người
Như phận trâu nái, miệng đời chê bai
Thịt xương lớn mạnh tướng ngoài
Trí tuệ si ám, khổ hoài trâu đen!

153-154. Vòng luân hồi mãi xuống lên
Tìm mãi không gặp tuổi tên chủ nhà
Khổ thay kiếp sống phù hoa
Sanh già bệnh chết... bóng tà huy bay
Kẻ làm nhà, ngươi là ai
Gặp rồi sao lại khứ lai vô tình
Ngươi về hội nhập tâm linh
Không làm nhà nữa, vô hình vô tâm
Rui mè, kèo cột bặt tăm
Niết bàn vô thượng thậm thâm trú rồi
Dục vọng mê nhiễm buông trôi
Lậu hoặc dứt sạch, đứng ngồi tịnh an(30).

155. Thanh niên cường tráng hiên ngang
Không kiếm tài sản kết tràng hoa thiên
Tu hành lúc trẻ không siêng
Khi già chẳng khác cò hiền bên sông
Sớm tối lặn lội đục trong
Chết mòn khô héo kiếm không được mồi.

156. Thanh niên cường tráng trẻ vui
Không kiếm tài sản, tụ đời tương lai
Trẻ không tích lũy đức tài
Đến già nằm xuống trong ngoài trống không
Thân người đau yếu, khòm còng
Như cây cung gãy, như vòng hoa khô!
GHI CHÚ:
(26) Thế giới bị mười một thứ lửa này thiêu đốt: tham, sân, si, bệnh, lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não...
(27) Ví vô minh.
(28) Dụ trí huệ.
(29) Ở đây chỉ Phật, Bích Chi, A la hán.
(30) Đây là lời Phật Thích Ca khi thành đạo, tâm sanh hoan hỷ mà nói ra. Sau này, nhân vì ngài A Nan hỏi mà Phật nói lại lời đó. Kẻ làm nhà chỉ cho thân thể, rui mè chỉ cho các thức dục lạc ở thế gian, còn kèo cột chỉ cho vô minh.

(Còn tiếp)
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách