Trang 3 trên 6

Re: Thơ Đạo và Đời

Đã gửi: 31/10/10 20:18
gửi bởi Thánh_Tri
Đời đạo tuy khác nhưng chẳng khác
Có mê không ngộ, ngộ không mê
Đạo ở nơi đời, đời có đạo
Mê thì bất đồng, ngộ chẳng khác

(Tôi chỉ làm thơ theo cảm hứng, thật dở không có mùi vị của nhà văn, xin chớ chấp)

Re: Thơ Đạo và Đời

Đã gửi: 10/11/10 21:00
gửi bởi Thánh_Tri
Đôi khi tôi nhìn thế giới nầy cũng đẹp lắm bởi vì hiểu được muôn vật vốn xưa nay thanh tịnh bản nhiên.

Hay thay! đôi khi chúng ta nên ngừng đi vọng tưởng, hãy bình thản, đứng yên lặng mà nhìn khắp cảnh vật chung quanh mình, mọi loài mọi vật trên thế giới nầy, để cảm nhận được vẻ đẹp thanh tịnh bản nhiên của chúng.

Đừng có suy nghĩ lung tung, cứ bình thản yên lặng mà nhìn xem.

Dù chúng ta đang sống trong thế gian, mà nếu đứng yên thản nhiên nhìn mọi vật thì như là chúng ta ở ngoài thế giới nầy nhìn xem thế giới nầy. Mọi vật chẳng có ràng buộc, có liên quan gì tới mình cả, nhưng vẫn có mối tương quan liên hệ. :)

Mới thấy chúng sanh đáng thương lắm, tâm trạng bị hạng buộc lắm cho nên chấp mọi vật xung quanh mà sanh ra bao thứ tâm niệm phiền não.

Sự hình thành của thế giới, mọi loài mọi vật cũng thật không thể nào tưởng tượng được, cũng không có câu giải đáp trọn vẹn, vậy mà vẫn tạo thành ra đó, hiện hữu đó.

Thật là "Trùng trùng duyên khởi". - Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Hoa Nghiêm dạy:

"hư không giới cùng tận, chúng sanh giới cùng tận, chúng sanh nghiệp cùng tận, chúng sanh phiền não cùng tận"

Hư không, chúng sanh giới, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não đều nhiều vô lượng vô biên không thể hình dung được và tưởng tượng được.

Cho nên thế giới, chúng sanh, mọi loài mọi vật cũng đa hình đa dạng biến chuyển không ngừng, không lúc nào cùng tận!

Ngàn xưa đâu có các máy móc như máy giặt, TV, Đầu Máy, Tủ Lạnh, Điện Thoại, Máy Bay v.v... bao nhiêu là thứ vật dụng, mà bây giờ lại có biết bao nhiêu... mỗi năm mỗi mới!

Chúng sanh cũng đa hình đa dạng, loài người thôi 7 tỷ người, người nào cũng khác nhau, huống gì là trùng kiến rùi muỗi cá tôm, cây cỏ v.v...

Thật là "tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, trước sau rốt ráo như vậy." - Kinh Pháp Hoa

Nghĩ sao cho cùng, nói sao cho tận.

Chúng sanh bày trò mới lạ nhiều quá, hôm nay quần áo kiểu nầy, điện thoại kiểu nầy, xe cộ kiểu nầy, máy móc kiểu nầy, ngày mai lại khác.

Chúng sanh đấu tranh nhiều quá!

Chúng sanh suy nghĩ nhiều quá!

Chúng sanh giới, chúng sanh nghiệp, chúng sanh quả, nhiều quá như Kinh Hoa Nghiêm nói.

Do vậy tôi thấy, tôi không theo kịp chúng sanh rồi!

Chưa già mà tôi cảm thấy mình già rồi, không rành leo cây chuyền cành như chúng sanh hiện giờ.

Thôi để ông già nầy lụm cụm đi nhẹ nhàn thảnh thơi từng bước, các cô cậu trẻ muốn đua nhau đi trước thì đi.

Thân đất cát của người
Ta mượn làm thân ta
Chớ nên có chấp trước
Tự trối buộc lấy mình

Tâm bao la quảng đại
Ở khắp cả muôn phương
Xưa nay vốn như thế
Đến đi không dấu chân

Trần gian là cõi Tịnh
Mọi vật đều bản nhiên
Xưa nay vốn như thế
Sống chết vẫn bình an

Re: Thơ Đạo và Đời

Đã gửi: 10/11/10 21:56
gửi bởi binh
"hư không giới cùng tận, chúng sanh giới cùng tận, chúng sanh nghiệp cùng tận, chúng sanh phiền não cùng tận"
Thánh Tri hiểu sai rồi.
Kinh nói "Hư không không cùng tận, chúng sanh không cùng tận, nghiệp và phiền não cũng không cùng tận"
Vì thế mới có lời phát nguyện
" Dù hư không có tận, chúng sinh có tận, thì nguyện này vẫn vô cùng".
(Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng)

Re: Thơ Đạo và Đời

Đã gửi: 11/11/10 04:03
gửi bởi biển tâm
Nhặt lá vàng của mùa thu không tánh,
Một thoắt tỉnh rồi giấc mộng trường sinh.
Uống chén Tâm Kinh lòng nghe tình đậm,
Ngậm miếng sắc không, rõ ngũ uẩn rành rành.

Re: Thơ Đạo và Đời

Đã gửi: 11/11/10 06:00
gửi bởi Thánh_Tri
binh đã viết:
"hư không giới cùng tận, chúng sanh giới cùng tận, chúng sanh nghiệp cùng tận, chúng sanh phiền não cùng tận"
Thánh Tri hiểu sai rồi.
Kinh nói "Hư không không cùng tận, chúng sanh không cùng tận, nghiệp và phiền não cũng không cùng tận"
Vì thế mới có lời phát nguyện
" Dù hư không có tận, chúng sinh có tận, thì nguyện này vẫn vô cùng".
(Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng)
Dĩ nhiến là nguyện. Mượn lời để chỉ cho số nhiều. Vì vậy Kinh Hoa Nghiêm cũng nói: "Dẫu cho hư không có hình tướng thì nghiệp của chúng sanh cũng không thể dung chứa được".

Tức là ý nói nghiệp chúng sanh tạo ra nhiều quá! (Nghiệp chúng sanh không cùng tận). Thế thì hư không, thế giới, và quả báo của chúng sanh cũng nhiều đến thế!.

Tâm Bao La Quảng Đại
Ở khắp cả muôn phương

Cho nên muốn gì được nấy, muốn TV làm ra TV, muốn có người sanh ra con người v.v..

Kinh Lăng Nghiêm nói: "Tánh sắc chân không, tánh không chân sắc, thanh tịnh bản nhiên, châu biến pháp giới, tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng, tuần nghiệp phát hiện"

Re: Thơ Đạo và Đời

Đã gửi: 11/11/10 07:08
gửi bởi Thánh_Tri
biển tâm đã viết:Nhặt lá vàng của mùa thu không tánh,
Một thoắt tỉnh rồi giấc mộng trường sinh.
Uống chén Tâm Kinh lòng nghe tình đậm,
Ngậm miếng sắc không, rõ ngũ uẩn rành rành.
Trời thu lá vàng chẳng tương can
Đến đi mọc rụng tâm vẫn còn
Trà thơm một chén chẳng thấm vào
Ngọt đắng lạnh nóng biết vẫn thường

Re: Thơ Đạo và Đời

Đã gửi: 11/11/10 09:21
gửi bởi hlich
tangbong
Nhặt lá vàng của mùa thu không tánh,
Một thoắt tỉnh rồi giấc mộng trường sinh.
Uống chén Tâm Kinh lòng nghe tình đậm,
Ngậm miếng sắc không, rõ ngũ uẩn rành rành.
mùa thu vàng lá không như
thoát nhiên tỉnh mộng tương tư ta bà
tâm kinh đây chén đạo trà
vị hương ngũ uẩn rõ là sắc không
:D

Re: Thơ Đạo và Đời

Đã gửi: 11/11/10 14:39
gửi bởi biển tâm
Sắc không vẫn ở hai bên,
Rõ rành ngũ uẩn ta thời ở đâu

Re: Thơ Đạo và Đời

Đã gửi: 11/11/10 16:11
gửi bởi binh
biển tâm đã viết:Sắc không vẫn ở hai bên,
Rõ rành ngũ uẩn ta thời ở đâu
Sắc với không cả hai chẳng có
Ngũ uẩn đâu mà rõ rành rành ?
"Ta" ở đâu làm sao mà biết ?
Không ta thời ai hỏi ở đâu ?

Re: Thơ Đạo và Đời

Đã gửi: 11/11/10 20:35
gửi bởi Tễu
tangbong
TÂM SỰ

Nếu không ta ???!...Cũng đâu có phải !?
Tất là Ta :...Mây đến...mây đi...???!!!
Thấy rồi: Kiên nhận ???!:...Vậy thì.
-Ờ sao cũng được! Khì khi...ngồi ngơi.
Quên Đời !...Mà Trọn Cả Đời ???!
Dùng lời mà tả...Đâu ngời ánh dương!
Khề khà...Tập gánh tai ương ???!
Sao cho vỡ vụn Thịt, Xương chẳng còn ???!
Khi ấy :Đồi, Núi,Nước,Non...
Chỉ như hạt cải !?...Đâu còn khó mang !
...Chẳng xang...Vẫn cũng như xang ,
Hỏi cùng giông giống..một làng Chẳng Sanh.???!
Phải không ? Thưa Chị,thưa Anh...

Tễu: Kính kinhle

Re: Thơ Đạo và Đời

Đã gửi: 12/11/10 04:26
gửi bởi biển tâm
Soi bóng mình không gương,
Nhìn nhau trong gang tấc.
Một mình cười lẫn khóc,
Một mình lại như như.
Thực hư giờ mới rõ,
Chơn, vọng gần như xa,
Tâm, Ta một khoảng nhỏ,
Mà như muôn trùng khơi.

Tản mạn thơ !

Đã gửi: 30/11/10 19:33
gửi bởi Như Mộng
Một năm qua như mây bay gió thổi
Thoáng một hồi mái tóc đã bạc phơ
Nay trở về Vân sơn chùa xưa cũ
Bỗng bồi hồi ngơ ngẩn với đàn chim !
D2