Tứ Diệu Đế

Kính mời các bạn cùng tham gia sáng tác và sưu tầm kệ thi ca Phật giáo.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Tứ Diệu Đế

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TỨ DIỆU ĐẾ
Chánh Lý Kiều Thế Đức
(Sách: "Trường Thi: Đời Đức Phật", trang 84 - 102)

Sau này đắc ánh Đạo Vàng
Ngài thường thuyết pháp rõ ràng như sau:
Về Tứ Diệu Đế nhiệm mầu(72)
Khổ, Tập, Diệt, Đạo lần đầu độ cho
Năm người bạn thiếu đắn đo
Đã nghĩ sai lầm, trốn bỏ Như Lai(73)

Thứ nhất Khổ đế, rõ thay!(74)
Nói lên sự thật mà ai cũng tường
Về bao đau khổ khó lường
Như lọt lòng mẹ, tai ương tới liền!
Nóng, lạnh thay đổi trước tiên
Làm cho đau đớn, miệng liền khóc la
Vang lên mấy tiếng Khổ a!
Rồi già, bệnh, Tử chẳng xa, rất gần.
Đấy là cái khổ xác thân
Còn bao cái khổ tinh thần kể sau:
Vừa tụ đã phải tán mau
Những người không hợp cùng nhau sống đời.
Cầu xin mà chẳng thấu trời
Ngay thẳng mà bị những lời kết oan.
Tiếp nữa thì thật miên man
Chết đi vì khổ, thế gian thiếu gì!
Tuy nhiên, vui sướng đôi khi
Tỉ như thỏa mãn những chi đang cầu
Để rồi lại lo âu
Nếu mà mê đắm, chìm sâu chẳng tường
Tu dưỡng để được thiện lương
Để trừ đau khổ, tai ương sáp gần
Ta bà lửa cháy ngút ngàn
Lửa Sanh, Tử, Bệnh, lửa Tham, hận thù.
Con người chỉ vị mê, ngu
Mãi lăn trong đó, sao trừ nóng thiêu?
Ví như cầm đuốc ngược chiều
Gió làm phỏng mặt là điều khó ngăn
Thế nên, quyết chẳng nghi, bàn
Thoát ra nhà lửa, trọn phần tịnh an.

GHI CHÚ:

(72) Đế: Sự thật chắn chắn. Tứ Diệu Đế hay Tư diệu đế là bốn sự thật hay bốn chân lý vi diệu, nền tảng của Phật giáo, gắn liền thực tế với con người, có kể kiểm nhận bằng kinh nghiệm và nhấn mạnh về sự thực hành, loại bỏ tín ngưỡng và giáo điều vì hai thứ này không đưa đến giải thoát.

(73) Đó là nhóm ngài Kiều Trần Như cùng tu với Thái tử, rồi sau vì một suy nghĩ sai lầm đã trốn đi, bỏ lại một mình Thái tử.

(74) Khổ đế: Sự thật về sự đau khổ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tứ Diệu Đế

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thứ hai, Tập đế tạm phân(75)
Làm mười loại chánh, giải dần như sau:(76)
Tham lam muốn có nhiều, mau
Những gì ưa thích, hại nhau nếu cần.
Vì tham có nước nhiều lần
Gây ra chém giết, trăm phần thảm thương
Thanh bình đổi lấy máu xương
Bao người trên bãi chiến trường thiệt thân.
Phẫn, Sân, Não, Hận mỗi lần(77)
Nếu không xứng ý, toại dần ước ao
Gây bao hậu quả lớn lao
Thiếu đi hòa nhã, ai nào có ưa
Nhẹ thì cấu xé, kiện thưa
Nặng thì quyết định hơn thua, khó ngừa.
Sân, si nghiệp ấy không chừa
Dù cho giữ mãi tương, dưa ích gì?
Một niệm Sân khởi tức thì
Muôn ngàn cửa chướng như phi đón chào.
Si mê ngu tối càng cao
Càng không sáng suốt thấy sao tỏ tường
Người sân có nó, tai ương
Kẻ tham có nó, khám đường dễ vương(78)
Kiêu mạn, ai cũng coi thường
Ỷ tiền, ỷ thế, cương cường, hại thay!
Cho mình giỏi nhất xưa nay
Không cần học hỏi, tháng ngày chủ trương
Thế nên kiêu mạn còn vương
Người người sẽ chẳng tai ương gỡ dùm
Nghi ngờ, phải trái dính chùm
Khác chi lấy khóa để cùm trí khôn
Đa nghi lòng dạ bồn chồn
Khó phân thật, giả, tâm hồn chẳng yên
Thất bại, hậu quả đầu tiên
Vì không tự tín khó nên chuyện gì.
Bạn bè cũng bị hoài nghi
Chối bao thiện chí, quyết thì không nghe
Người hay cũng bị nghi, chê
Không trao công việc, u mê quá chừng!
Luôn luôn hành động lừng khừng
Hoang mang gieo rắc, không ngừng phát ngôn.
Thân kiến là mồ để chôn(79)
Vì chưng nó giết tâm hồn của ta
Như thèm hưởng thụ, hoan ca
Hành gây nghiệp ác rồi ra lãnh phần(80)
Chấp Ta nhiều kẻ hung tàn
Xua quân chém giết dã man tột cùng
Bơm rơi, đạn réo không ngừng
Thây phơi, máu chảy giữa rừng ba quân.
Biên kiến là chỉ thấy gần(81)
Vô cùng nhỏ hẹp, góc phần mà thôi
Huênh hoang những tưởng rằng Tôi
Nói ra là đúng, than ôi tức cười!
Thường kiến chấp chặt không rời(82)
Cho rằng khi chết người rồi tái sanh
Làm người chuyển mãi vòng quanh
Muôn sinh cũng vậy, ngọn ngành hiểu sai.
Và rồi việc ác triển khai
Coi tu như vậy, khổ tai đời đời.
Hoặc là mê dốt không thôi
Mãi ôm Đoạn kiến suốt đời chẳng lơi(83)
Cho rằng không có luân hồi
Chết rồi là hết tốt, tồi khác chi
Xa lìa Hỷ, Xả, Từ, Bi
Mãi chồng ác nghiệp, tối si quá trời!
Tà kiến tạo khổ mười mươi(84)
Dị đoan, mê tín cho người khinh khi
Như tiền đồng cốt mất đi
Để khi thức tỉnh còn gì nữa đâu
Đầu trâu, đầu cọp khấn cầu
Coi sao, cúng hạn, dập đầu vái van.
Bình vôi, lạy cúng cầu an
Chìm trong mê tối, lãnh phần khổ đau.
Kiến thủ mới thật đáng rầu(85)
Sai lầm giữ lấy từ đầu chẳng buông
Hoặc do ngu dốt không tường
Hoặc do tự ái, theo đường quấy luôn.
Tới khi quả trổ, lệ tuôn
Niềm tin biến mất, đau buồn ích chi?
Còn Giới cấm thủ xin ghi(86)
Là làm theo đúng những gì giới sai(87)
Như tu ép xác hỡi ai
Bỏ cơm, ăn ớt, một mai sức tàn
Gieo mình vào lửa, chết oan
Phơi mình dưới nắng, khuyên can chẳng rời.
Tế thần, sát vật, hại người
Để rồi chịu quả nhiều đời khổ thân.

GHI CHÚ:

(75) Tập đế: Sự thật về nguyên nhân sự đau khổ.

(76) Mười loại này gây ra phiền não. Đó là nguyên nhân của sự đau khổ. Chúng là sợi dây trói buộc loài hữu tình lẩn quẩn trong vòng luân hồi.

(77) Sân là nổi nóng ví như lửa rơm. Phẩn là giận ví như lửa củi. Hận là hờn ví như lửa than vì sau khi hận thì lưu lại tâm, không bỏ. Não là buồn ví như tro nóng.

(78) Tham mà si mê thì thiếu sáng suốt nên không ngăn nổi lòng tham. Giận mà si mê thì hết khôn, dễ gây tội ác, do đó dễ bị tù tội.

  • "Ta chỉ đem lại cho đời một phương thuốc là phương thuốc chữa bệnh đau khổ mà thôi" (Lời Phật dạy)
(79) Thân kiến: Nhận thấy xác thân mình có thật (kiến: thấy)

(80) Định nghĩa cùng tột của nghiệp là tác ý (ý muốn hay ý chí). Tất cả những hành động có tác ý biểu hiện bằng thân, khẩu hay ý đều tạo nghiệp. Tất cả những hành động không có chủ tâm, mặc dù đã biểu hiện bằng lời nói hay việc làm đều không tạo nghiệp cố ý nhưng lãnh thọ nghiệp vô tình. Như thế, tác ý là yếu tố quan trọng trong sự tạo nghiệp.

(81) Biên kiến là chỉ nhìn thấy một góc cạnh.

(82) Cái chấp thường kiến là cái chấp sai lầm, cho Ta là thường còn, người chết sẽ tái sanh làm người, thú chết sanh trở lại thú. Vì vậy không sợ tội ác và không cần tu vì cho rằng tu cũng vậy, không tu cũng vậy.

(83) Cái chấp đoạn kiến là cái chấp cho rằng chết rồi là hết do đó không thấy tội, phước khác nhau. Nghĩ rằng đời sống không đầy gang, không giá trị vĩnh cửu nên mặc tình làm điều tội lỗi. Tu nhân tích đức cũng chết, hung tàn bạo ngược cũng chết, không khác gì cả. Nhiều người chấp chết rồi là hết nên gặp nghịch cảnh là tự tử, không biết rằng chết rồi không hết mà có luân hồi.

(84) Tà kiến là thấy một cách sai lầm, tà vạy. Gồm chung cả thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến lại gọi chung là Ác kiến.

(85) Kiến thủ là giữ lấy những nhận xét, thấy biết sai lầm của mình.

(86) Giới cấm thủ là tin theo và làm theo những điều ngăn cấm, trái với lẽ phải.

Mười thứ phiền não trên được gọi là Thập kiết sử (Kiết là trói buộc, sử là sai khiến) vì chúng có mãnh lực trói buộc loài hữu tình, không cho thoát ra khỏi tam giới và sai sử chúng sanh phải quay lộn trong vòng sanh tử, luân hồi để chịu bao nhiêu đau khổ. Thập kiết sử được chia như sau:

- Lợi sử: đó là những phiền não dễ sanh, dễ diệt gồm thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.

- Độn sử: đó là những phiền não khó dứt trừ, sanh ngấm ngầm, sâu xa gồm tham, sân, si, mạn, nghi.


(87) Là ngăn cấm sai, giữ cái gới sai như dùng máu thú vật để xin rửa tội với thần linh, như tắm ở chỗ sông suối mà cho là linh thiêng thì hết tội...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tứ Diệu Đế

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thứ ba, Diệt đế đánh tan (88)
Khổ phiền chồng chất miên man tới giờ.
Thế nên xin chớ thờ ơ
Từ bi rộng mở còn chờ đợi chi?
Lìa mười Nhân khổ vừa ghi
Ở phần Tập đế, đừng trì hoãn lâu.
Tu hành Bát chánh thâm sâu
Diệt xong kiết sử, hết sầu khổ đau.
Tâm Từ nói gọn ít câu
Ban vui là nghĩa, khởi đầu Tứ tâm(89)
Từ nhân vạn hạnh cao thâm
Tình thương rộng lớn vượt tầm luận suy:
Không còn chấp ngã, so bì
Lhông còn quyền quí, không vì thân sơ
Không vì xác thịt nhớp nhơ
Không vì tư vị, không chờ thịnh, suy
Không còn ý niệm khinh khi
Không còn chủng tộc, không tùy tiện, sang
Không phân nam, nữ, cấp, hàng
Không phân tôn giáo, dễ dàng thích nghi
Không quỳ gối trước quyền uy
Không làm ai sợ, luôn vì chúng sanh.
Mà năng khuyên bỏ ghét ganh
Cùng là dứt ác, điều lành khuyến tu.
Giúp người hiểu rõ thực hư
Cái vui hiện tại xuất từ mê, ngu
Từ Tham, si, ái, hận thù
Từ tâm phóng dật, không từ lợi tha.
Con người chấp chặt có Ta
Thường còn, bất biến, khởi ra thủ, cầu
Gây bao phiền não, lo âu
Hết còn tự tại, khổ đau buộc ràng.
Tâm Từ, đức ấy cao sang
Gần người có nó ta hằng mát, vui
Ban vui cốt phải rèn trui
Hạnh lành bố thí không lùi thối ngang.
Hành Bi cứu khổ ấy đàng
Duy tha, phục vụ, chẳng màn đến ơn.
Người mang Bi nguyện hết còn
Tuân theo bản ngã, chỉ còn chúng sanh
Không còn nhân, vật phân tranh
Giúp người hiểu thấu ngọn ngành pháp Không
Vô Thường, Vô ngã
làu thông
Để trừ phiền não thoát vòng tật ương.
Gặp người lạc nẻo càng thương
Khuyên răn, khuyến khích, chỉ đường cứu ra.
Hành Bi tột độ khi ta
Hy sinh thân mạng giúp qua khổ sầu
Hoặc làm êm dịu lo âu
Hoặc là cứu để thoát cầu hiểm nguy.
Trí, Bi không thể tách ly
Bi không có Trí dễ đi lệch đường
Thế nhưng Trí phải dựa nương
Vào Bi để khỏi tầm thường, hiểm thâm.
Sân kia hủy hoại Từ tâm
Bất công cũng vậy, chớ lầm, nhớ ghi.
Âu sầu diệt tắt lòng Bi
Vô tình, ác độc khác chi, chẳng cầu.

GHI CHÚ:

(88) Diệt đế: Chân lý diệt trừ Khổ. Như thế, nhờ có Diệt đế và Đạo đế ta thấy những ai quan niệm Phật giáo là một tôn giáo bi quan, tiêu cực là mắc một lầm lẫn lớn. Sự thật, đạo Phật không phải là đạo của đau khổ mà là đạo vạch ra con đường diệt khổ rồi tích cực làm thế nào để diệt hoàn toàn cái khổ đó, đưa con người đến chỗ tự tại an vui.

(89) Tứ tâm là Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xã.

  • Sau khi ta nhập diệt, các con hãy lấy giới luật của ta làm Thầy. Giới luật còn là ta còn vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tứ Diệu Đế

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thứ tư Đạo Đế liền sau(90)
Tu trì Bát chánh, chứng mau Niết bàn(91)
Bước đầu xin chớ bi quan
Đừng coi rằng rất gian nan, khó hành:
Có đường lên núi thật nhanh
Dành cho những kẻ tuổi xanh, sức nhiều.
Còn người sức chẳng bao nhiêu
Con đường vòng dốc ra chiều hợp hơn.
Chánh kiến vững chắc, làu trơn
Hiểu thông Tứ đế đúng hơn người thường.
Thất tình, lục dục nếu vương
Ắt là đau khổ, buồn thương, đọan trường.
Thấy, nghe, hay, biết tỏ tường(92)
Khách quan, đúng thật, ta dường chẳng quên
Tránh không đổi trắng, thay đen
Hay đen đổi trắng để nên tột lành.
Đừng cho dục vọng lấn, giành
Khiến không thấy đúng, hiểu thành lệch sai.
Thói quen, thành kiến hại thay!
Ngăn che sự thật, từ nay nhớ phòng
Trí người chánh kiến sáng trong
Giúp phân trạch pháp, giúp trồng tình thương.(93)
Chánh tư duy, ấy con đường(94)
Nghĩ, suy chân chánh, chẳng vương lỗi lầm.
Vô minh hiểu rõ là mầm
Gây ra ác nghiệp, trói cầm thân tâm.
Con người hết bị hôm trầm
Không còn ý quấy, ác ngầm, hiểm thâm.
Chánh ngữ, nói hợp lương tâm(95)
Nương theo chánh pháp, chẳng nhầm lẫn chi
Dối, lừa, ác, tục, khinh khi
Hay lời tương tự quyết thì bỏ đi
Ái ngữ vận dụng tinh vi
Dụng lời nhu nhuyễn, luôn vì chúng sanh
mà nang giảng, nói pháp lành
Giúp cho kẻ khổ trở thành lạc an.
Mang tình thương thật chứa chan
Tùy cơ, gắng sức chu toàn đức Bi.
Chánh nghiệp thực hiện nếu khi(96)
Dứt trừ tà nghiệp, cuồng si đến cùng.
Sát, dâm, rượu, trộm không ưng
Gắng tu lợi hạnh, chớ đừng buông lung
Ích người, tốt vật việc chung
Tổn người, hại vật xin đừng thuận theo.
Đường tu dù có cheo leo
Ý, thân, khẩu tịnh quyết gieo khắp cùng:
Về Thân, giết hại xin ngừng
Phóng sanh, tha thứ và đừng ác tâm
Cũng không trộm cướp, tà dâm
Mà năng bố thí, quí, tàm mỗi khi(97)
Hành sai trái đức Từ Bi
Còn về Khẩu nghiệp ta thì chẳng ngưng
Nói lời ngay thẳng, thủy chung
Tránh lời đòn sóc, không dùng ác ngôn.
Khuyến người hòa hợp, hết còn
Mang tâm thù hận, giữ tròn tình thương.
Lời lời ôn hâu, ngát hương
Bỏ lời thô tục, theo đường chánh ngay.
Lời không giả trá, chua cay
Ý lìa tam độc, chứa đầy thiện tâm
Tiến tu trí tuệ, dứt lầm
Nhẫn, Bi đạt mức cao thâm tột chừng
Kinh hành, niệm Phật tương ưng
Thiền na, quán tưởng không ngừng hoặc hay
Tụng kinh, trì giới, trường chay
Đều là Chánh nghiệp, phước tày không trung.
Chánh mạng khi thấy thích, mừng(98)
Sống đời trong sạch lại từng quyết tâm
Quán trừ ngã ái, mê lầm
Quán trừ tam phược, hôn trầm chẳng ngơi.(99)
Không vì thân xác tanh hôi
Mà làm kẻ khác đứng, ngồi chẳng yên.
Giúp người xả bớt ưu phiền
Nương theo chánh pháp, bạc tiền như không.
Buôn người, súc vật chẳng mong
Súng, đao, thuốc độc cũng không bán, chào.
Rượu kia quyết chẳng buôn nào
Gây ra chém giết, máu đào sợ thay!
Còn người tu sĩ xưa nay
Năm điều tà mạng dưới đây chớ màng:
Cải trang, lòe bịp, khoe khoang
Quả cao thành đạt, huênh hoang, dối lừa
Đoán sâm, bói quẻ, đẩy đưa
Coi tay, xem tướng để vừa lòng tham.
Cúng dường được hưởng càng ham
Nói ra để khích kẻ phàm cúng thêm.
Luyện ta, bùa chú ngày đêm
Để mà kiếm bạc trước thềm cửa Không.
Chánh tinh tấn,vun bên trong (100)
Sao cho tội lỗi không mong bén ngòi.
Dục như ý túc không rời:
Mong cầu tha thiết trọn đời chẳng suy
Sao cho thoát hận, tham, si
Không còn ngã ái, Từ Bi lớn dần
Không còn vương lụy sắc trần
Không còn khổ vị lục căn buộc ràng
Trên đường giải thoát thênh thang
Tiến tu dưới ánh từ quang chói ngời.
Tâm lành sáng tợ gương soi
Siêng năng tu dưỡng, chớ coi là nhàm.
Ác thời cương quyết không làm
Lành thời phát triển, tạo mầm tiến xa
Độ mình qua sự độ tha
Không còn thối chuyển, không ta, không người
Tinh tấn như ý túc thời
Giữ niềm tin vững suốt đời chẳng lay:
"Bị giáp tinh tấn" là hay
Khoác y tinh tấn hăng say chẳng rời
Loại trừ ác nghiệp, đồng thời
Gắng sao tiến mãi, không rời trí tu.
"Tinh tấn vô hỷ túc" ư?
Là không tự mãn, mê, ngu thích mừng
Về chút quả vị thấp cùng
Chút công đức nhỏ mà ngừng gáng công
Phải như kẻ trí kia mong
Đi cho tới đích để không hổ, tàm.
Lại hằng giữ trọn Nhất Tâm
Quán thông chân lý thậm thâm, chói ngời (101)
Đắc thành công đức biển trời
Mang niềm hoan hỷ tuyệt vời tiến tu
Khinh an rũ sạch sầu tư(102)
Hết còn tham ái, mê ngu trói cầm
Chánh niệm: việc tốt đã làm(103)
Nên ghi nhớ để quyết tâm giúp đời
Một là Niệm thí không ngơi(104)
Hai là Niệm giới không rời phút giây
Ba là Thiện niệm hăng say
Loại trừ phiền não vốn dầy chẳng thôi.
Hành trí Tứ niệm tân nơi:
Quán thân bất tịnh suốt đời lại hay
Quán thọ thị khổ đêm ngày
Quán tâm biến đổi giây giây đồng thời
Quán pháp vô ngã để rồi
Sớm mau thức tỉnh, lần hồi tiến xa.
Người ngu cho thật có Ta
Nâng niu từng chút như hoa chẳng rời
Cung cho đủ thứ trên đời
Bọc trong nhung lụa, hết lời tán dương.
Che mưa, che nắng, phong sương
Trong nhà chăn nệm, ngoài đường dù, ô.
Thi hành mọi việc nhớp nhơ
Bất nhân, tổn đức, lu mờ chân tâm
Nên không thấy rõ, mãi lầm
U mê, tâm tối, hôn trầm chẳng thôi.
Đâu hay thân xác tanh hôi
Tạo bằng tinh huyết và rồi lớn lên
Trong bọc đầy máu dưới trên
Ra bằng một cửa chẳng nên tả nhiều.
Dù sau đẹp đẽ, mỹ miều
Lâu ngày không tắm, ai chiều nổi đây?
Ốm đau, gặp bệnh hay lây
Người người né tránh, thảm thay thân này!
Ngay như đau mắt dử đầy
Cúm, ho, sổ mũi suốt ngày dùng khăn
Cũng dư chứng tỏ xác thân
Vô cùng nhơ nhớp, trăm phần dáng chê.
Đó là chưa kịp nói về
Phần trong bất tịnh, tanh, ghê lạ kỳ
Dơ hơn thùng rác chẳng nghi
Thải ra cặn bả không chi uế bằng
Thế nên ta phải thường hằng
Quán thân như thế để năng trau dồi
Từ bi, hạnh nguyện tuyệt vời
Tiến tu giải thoát, giúp đời khỏi mê.
Ngoài ra đừng để ngăn che
Phải hay Thọ lãnh dẫn về khổ đau:
Thoạt tiên thấy rõ khổ sầu
Do thọ thân xác, bước đầu chẳng nghi.
Kế rồi thọ chẳng thiếu chi
Khổ, buồn nhiều ít do tùy mức tu
Thọ từ ăn mặc, gia cư
Thọ từ lão bệnh, thọ từ cách ly.
Giàu thì sợ bị nghèo đi
Sống đang địa vị lo khi chẳng còn.
Sở hữu vật báu cỏn con
Mỗi khi sợ mất, bồn chồn từng cơn.
Có người yêu thắm tợ son
E rằng có kẻ phỗng lòn tay trên.
Phật tử ta phải hằng nên
Quán thọ thị khổ để bền chí tu.
Xa lìa tham đắm phàm phu
Tiến tu để thoát ngục tù khổ đau.
Hằng ngày cũng phải quán sâu
Rằng Tâm biến đổi ngõ hầu hiểu ra
Nó không cố định và ta
Kiên trì cải biến để mà tiến lên
Tâm tham, si, hận ươn hèn
Đa nghi, ác, xấu trở nên tột lành
Nhiều người còn thích nói quanh
Rằng tôi tánh vậy, khó thành thiện nhân.
Do đây si, ái, tham, sân
Không sao loại được, chịu phần xấu xa.
Thế nên phải rõ cái Ta
Là nhân phiền não để mà tiến tu
Cải Tâm phóng dật mê ngu
Thành tâm giác ngộ, diệt trừ khổ đau.
Lại còn nang quán như sau:
Pháp đều Vô ngã, bắc cầu tiến xa
Nhân duyên hòa hợp sanh ra
Sự này, vật nọ, thú, ta mọi loài.
Duyên còn vật hiện không sai
Khi duyên tan rã, kiếm hoài chẳng ra.
Vậy trong vũ trụ bao la
Pháp pháp nương tựa lại, qua để còn
Và đều Vô ngã, không hơn
Hiểuthông như thế, tâm hồn thảnh thơi
Không còn đắm lụy, chơi vơi
Vì muôn giả cảnh rối bời cạnh ta.
Không còn buồn hận rên la
Không còn yêu ghét, sống hòa tình thương.
Những người mê tối chưa tường
Chạy theo giả cảnh, quay cuồng chẳng thôi
Tham, sân gắn chặt không rời
Hết còn tự tại, trọn đời khổ thay!
Chánh định: tâm trụ đích ngay
Vào một chuyên mục chẳng thay đổi nào(105)
Hành trì liên tục gắng sao
Nằm, ngồi, đi, đứng, ra, vào chẳng lơi
Trí minh từ chỗ còn vơi
Dần dà phát triển tới nơi tột cùng.(105)

GHI CHÚ:

(90) Đạo đế: Chân lý về con đường chánh.

(91) Bát chánh: Là Bát chánh đạo. Đó là con đường có tám điều chánh (đạo: đường), tạm chia ra như sau mà ta gọi là Tam học:

- Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về Giới, kiến tạo hành vi đạo đức, giúp điều chế phong thái trong thân mình.
- Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định thuộc về Định, kiến tạo kỷ luật, giúp đìeu chế cái tâm cho yên tĩnh.
- Chánh kiến, chánh tư duy thuộc về Tuệ, kiến tạo thành trí tuệ, giúp hiểu biết chân xác, bỏ sự sai lầm, chứng tới lý.


(92) Chánh kiến là nhận thức rõ ràng, chân chánh,biết thế nào là khổ, thế nào là nguyên nhân sanh khổ, thất tình, lục dục... Lục dục là sáu sự ham muốn do lục căn tiếp xúc vpsi sáu trần sanh ra, như gặp phải các cảnh thích về mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý liền tríu mến chẳng bỏ.

Thất tình gồm có Hỷ (mừng), Nộ (giận), Ai (thương xót, thương tiếc, đau đớn), Cụ (sợ), Ái (yêu), Ố (ghét), Dục (muốn). Có sách, thay vì Cụ lại cho là Lạc (vui, khoái lạc). Thất tình và lục dục là mười ba con ma, thường nhiễu hại người đời. Quá trình tìm chân lý là một quá trình loại bỏ hoài nghi. Do lẽ đó, nó là quá trình nâng cao nhận thức để hiểu và thấy sự vật đúng như thật. Tới khi đạt được Chánh tri kiến thì ý nghĩ, lời nói, hành động mới khỏi có những lệch lạc, sai lầm dẫn đến khổ đau.


(93) Trạch pháp là lựa chọn pháp lành để tu, pháp ác để bỏ.

(94) Chánh Tư duy là suy nghĩ chân chánh đúng với lẽ phải, đúng với điều thiện.

(95) Chánh ngữ là lời nói chân chánh đúng lẽ phải, hợp với lương tâm, đạo đức.

(96) Chánh nghiệp là làm những việc chân chánh, hợp với lẽ phải, đúng chân lý, lợi người, lợi vật để trách gây tà nghiệp.

(97) Quí là thẹn với người khi làm điều sai quấy. Tàm là thẹn với mình khi làm điều sai quấy.

(98) Chánh mạng là sống chân chánh, trong sạch.

(99) Phược là dây trói buộc thân, tâm chẳng cho thoát ly ra ngoài vòng tam giới. Phược là tiếng dùng để gọi các phiền não trói buộc thân và tâm của chúng sanh mà không để cho thoát khỏi để đi vào Phật đạo. Ba mối phiền não chánh tham, sân, si được gọi là tam phược.

(100) Chánh tinh tấn là siêng năng, tấn tới trong chân chánh.

  • Kinh Hoa Nghiêm chép: "Một niệm lòng sanh khởi, muôn ngàn cửa chướng mở".
(101) Đoạn trên đây là Tứ như ý túc gồm: Dục như ý túc, Tinh tấn như ý túc, Nhất tâm như ý túc và Quán như ý túc.

(102) Khinh an là nhẹ nhàng, yên tĩnh về thân và tâm. Rũ sạch thuộc hạn xả.

(103) Chánh niệm là tưởng nhớ chân chánh.

(104) - Niệm thí: nhớ nghĩ đến tu Bố thí, đem tảian thí cho người bần cùng, đem hùng lực cứu giúp ch cho người sợ hãi, đem chánh pháp chỉ giáo người si mê.

- Niệm giới: nhớ nghĩ đến "Nhiếp luật nghi giời" tức giới cấm các hạnh nghiệp thô, xấu, đoạn diệt các nghiệp chướng nơi thân, tâm. "Nhiếp thiện pháp giới" tức thành tựu tất cả những pháp lành và làm lợi ích cho mọi chúng sanh. "Nhiêu ích hữu tình giới" tức là làm lợi ích và đem an lạc cho mọi chúng sanh.

- Thiện niệm : nhớ tu bốn món thiền định để gạn sạch tất cả phiền não. Trong luận "Bảo vương tam muội" có mười điều tâm niệm mà ta nên biết như sau:

  • * Nghĩ đến thân thể, đừng cầu không bệnh khổ vì không bệnh khổ thì dục vong dễ sanh.
    * Ở đời đừng cầu không khó khăn vì không khó khăn thì kiêu sa nổi đậy.
    * Cứu xét tâm tánh đừng cầu không khúc mắc vì không khúc mắc thì sở học không thấu triệt.
    * Việc làm đừng mong dễ thành vì dễ thành thì lòng khinh thường, kiêu mạn.
    * Xây dựng đạo hạnh đừng mong cầu không bị ma chướng vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
    * Giao tiếp đừng cầu lợi mình vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
    * Với người thì đừng cầu tất cả đều thuận theo ý mình vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.
    * Thi ân đừng cầu đền đáp vì cầu đền đáp là thi ân có ý đồ.
    * Thấy lợi đừng nhúng tay vào vì si mê ắt phát động.
    * Oan ức không cần biện bạch vì biện bạch là nhân, ngã chưa xả.
(105) Chuyên mục ở đây là một vấn đề chánh đáng, đúng chân lý, có lợi ích cho người và cho mình. Như thế, Thiền có được từ Giới, mà giới lại không ngoài chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng... Thiền là một mục trong Bát chánh đạo. Do đó, nếu tách rời nó ra khỏi Bát chánh đạo thì nó mất đi ý nghĩa và trở thành khó hiểu. Ta không thể hiểu thiền trên lý thuyết mà phải chứng minh sự hiểu biết lý thuyết đó qua cuộc sống và hành động hàng ngày. Vì thế mà ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ đời nhà Trần có nói:
  • - Đi cũng thiền.
    - Đứng cũng thiền.
    - Nằm cũng thiền.
    - Ngồi cũng thiền.
Vậy thiền là một nếp sống tỉnh táo, bình tĩnh, hướng thượng, lành mạnh có ích cho mình, cho người và cho xã hội. Không có giới thì khi đối cảnh, thật chẳng thể Vô tâm được vậy.

(106) Tới đây ta thấy rõ Bát chánh đạo bao gồm đủ tinh thần 37 phẩm trợ đạo gồm có:

- Tứ niệm xứ:: Quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã.
- Tứ chánh cần: Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh, Tính tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh. Tinh tấnphát triểnn hững điều lành chưa phát sanh. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sanh.
- Tứ như ý túc: Dục như ý túc mong muốn thiết tha cho kỳ được như ý những pháp tiền định của mình. Tinh tấn như ý túc, Nhất tâm như ý túc và Quán như ý túc tức là dùng tịnh trí sáng suốt quán sát pháp mình đang tu...
- Ngũ căn: tức là năm căn bản, gốc rễ để tất cả các thiện pháp pháp xuất (Tín căn, tinh tấn căn, Niệm căn, định căn, tuệ căn).
- Ngũ lực: tức năm năng lực vĩ đại của ngũ căn (tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực). Vì dụ tín lực là thần lực của đức tin do tín căn phát sanh.
- Thất Bồ đề phần: tức là bảy pháp tu tập tuần tự hướng đến quả Vô thượng Bồ đề gồm: Trạch pháp (lựa pháp chân chánh để tu, pháp dữ nên tránh). Tinh tấn, Hỷ, Khinh an (nhẹ nhàng, an ổn khi trút được gánh nặng dục vọng, mê mờ), Niệm, Định và Xả.

Ta nên chú ý rằng Chánh định là trạng thái tâm thanh tịnh, vắng lặng, xa lìa các pháp bất thiện:

  • * Chứng và trú Sơ thiền: có Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc do ly Dục sanh.
    * Người tu phép Sơ thiền có đủ hai Tầm, Tứ tức là hai tâm tầm kiếm và dò xét, còn đối cảnh thì cảm lấy sự hỷ lạc mà không thọ lấy sự buồn, khổ.
    * Chứng và trú Nhị thiền: trừ bỏ hỷ lạc thô phù ờ Sơ thiền và có hỷ lạc do Định sanh.
    * Chứng và trú Tam thiền: có an lạc do Xả niệm sanh.
    * Chứng và trú Tứ thiền: có sự an tịnh do Phi khổ phi lạc sanh.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Tứ Diệu Đế

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Thế gian lắm nỗi khổ đau
Nhưng mà khổ nhất là đau vì tình
Con người có một trái tim
Để mà xao xuyến để tìm nhớ thương
Muôn đời chẳng hết vấn vương
Chỉ vì tình ái dẫn đường cho tim
Tình mà chẳng được đáp đền
Cứ như gai nhọn đâm tim mỗi ngày
Tình mà chẳng được lâu dài
Nỗi sầu nỗi khổ nó giày vò tim
Tình ái chẳng thể nào xin
Nhọc công tìm kiếm giữ gìn nâng niu
Khi mà đã có tình rồi
Lại không quý trọng để trôi mất tình
Ái tình cũng thật mong manh
Chỉ trong phút chốc tan tành còn đâu
Vậy mà vẫn cứ mong cầu
Tình mà mù quáng thì đau còn dài
Tình mà chân thật khó phai
Lại là sức mạnh mà ai cũng cần
Ái tình thật khó định phân
Trái tim khối óc ta cần cả hai
Để mà biết rõ đúng sai
Để không làm khổ một ai trên đời
Đừng quên nhớ đến tình người
Tình thân tình bạn sáng ngời thiêng liêng
Tình nào cũng phải giữ bền
Chân thành vun đắp đừng nên dối lừa.
Sửa lần cuối bởi Huyền Bạch vào ngày 28/10/15 23:11 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tứ Diệu Đế

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Cám ơn bạn đã vào đọc và tặng thêm bài thơ. Nếu là thơ của bạn làm thì tốt, còn nếu của người khác làm thì xin cho biết tác giả và nguồn nơi đăng bài thơ và chịu khó chép đúng theo qui luật chấm câu, xuống dòng trong thể thơ lục bát.

Kính tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Tứ Diệu Đế

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Đó là thơ của tôi làm. Xin lỗi nhé, tôi rất lười tuân thủ ngữ pháp. Nhưng dù sao thơ vẫn đọc được mà. Tôi rất ngưỡng mộ bạn vì bạn có rất nhiều bài viết hay và có ý nghĩa.


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Tứ Diệu Đế

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Đó là thơ của tôi làm. Xin lỗi nhé, tôi rất lười tuân thủ ngữ pháp. Nhưng dù sao thơ vẫn đọc được mà. Tôi rất ngưỡng mộ bạn vì bạn có rất nhiều bài viết hay và có ý nghĩa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tứ Diệu Đế

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Ngữ pháp của bạn rất hay, nhưng cái tật lười của bạn đã làm mất đi một phần nào ý nghĩa của bài viết.

Bạn trả lời cho tôi với hai bài cùng một ý (có lẽ do lỗi của máy bạn), xong rồi thoát ra mà không xem lại, bạn có dư thì giờ để xem lại bài viết của mình, nhưng vì "lười" nên mất đi cơ hội để xóa bài thứ hai.

Thế này nhé, bạn vào xem lại và đăng một bài thơ ngắn đúng qui luật ở bài thứ hai thì OK!
Huyền Bạch đã viết:Đừng quên nhớ đến tình người.
Tình thân tình bạn sáng ngời thiêng liêng.
Tình nào cũng phải giữ bền.
Chân thành vun đắp đừng nên dối lừa.
Tôi chẳng bài viết nào hay. Tất cả những bài tôi đăng vào là do các Thầy, Tổ viết trong sách hay đăng trên mạng, tôi đọc thấy có lợi cho mình và cho mọi người thì đăng vào cùng học hỏi.

Trong diễn đàn có Box thơ văn của thành viên sáng tác, bạn mở một chuyên đề rồi tập trung vào đó, cho mọi người dễ đọc, hơn là phân tán khắp chỗ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

TỨ DIỆU ĐẾ
Chánh Lý Kiều Thế Đức
(Sách: "Trường Thi: Đời Đức Phật", trang 84 - 102)
Chào các bạn,

Để cho người học tăng phần tinh tấn, thiện huệ phát sanh, hiểu sâu về Tứ Diệu Đế,

tôi xin bổ túc thêm 5 bài kệ từ kinh Pháp Cú.

Sau đó là một bài kệ tán thán về Bát Chánh Đạo.

************** kinhle caunguyen kinhle ***********

Trong cơn nguy-khốn bàng-hoàng,
Con người tìm trú dưới hàng cây thiêng.
Hoặc vào đền miếu, chùa chiền,
Hoặc lên đồi núi, hoặc miền rừng hoang.
(Kệ số 188.)

Trú thân như thế, thiếu an-toàn,
Vì chưa tựa vào hàng tối-thượng.
Ẩn-náu nơi đấy vẫn bất-an,
Vì các khổ-đau còn bận vướng.
(Kệ số 189.)

Người tìm về nương-tựa nơi Phật,
Nơi Giáo-pháp và nơi Tăng-đoàn,
Với chánh-trí, thông-hiểu rõ-ràng
Lẽ nhiệm-mầu của Bốn Sự-Thật.
(Kệ số 190.)

Thấy KHỔ, TẬP là nguồn-gốc khổ,
Thấy DIÊT là khi khổ vượt qua.
Thấy Bát-chánh-ĐAO là thánh-lộ,
Dẫn đến việc diệt khổ nơi ta.
(Kệ số 191.)

Đấy là nơi nương-tựa an-toàn,
Đấy là chỗ qui-y vô-thượng.
Hãy tìm về đấy mà nương thân,
Thoát khỏi mọi khổ đau, hết vướng.
(Kệ số 192)
***********
Thực hành trong đời sống hàng ngày, chỉ duy nhất Bát Chánh Đạo!

Bát-Chành-Đạo quí nhứt mọi đường,
Lý tột-cao là Tứ-Diệu-Đế.
Ly tham-ái, có pháp nào bằng,
Loài hai chơn, ai hơn Phật-nhãn.
(Kệ số 273.)

Lời chia sẽ:

Kinh Pháp Cú kệ do cư sĩ Thiện Nhựt. Dịch ngữ và biên soạn, có hình thức theo thể văn suôi. Học dể nhớ.
Riêng về nội dung thì vẩn giữ nguyên tính chất của tác giả Ngài Phật Âm.

Kinh này tuy vỏn vẹn chỉ có 423 bài kệ nhưng dung chứa tất cả Pháp, và đi xa hơn nửa là tuệ học nhân gian. Tức các Phát thiện ác, trắng đen, thành bại... Nhất nhất điều có.

Hy vọng các bạn muốn tìm nguồn gốc Phật giáo Nguyên thủy, trước tiên nên học thuộc lòng bộ kinh này. Sẽ thấy rõ được giáo lý Phật pháp thậm thâm vi diệu mà ta không thể tưởng trước hay đoán trước được.
Bởi vì Giáo lý căn bản trong bộ kinh Pháp Cú vượt qua quá khứ, tương lai và hiện tại.

Về phúc lợi:

Sau khi học thuộc lòng và chỉ quán hàng ngày trong kệ, bạn...

1. Sẽ ngăn ngừa được việc ác có thể xẩy ra.
2. Hăng hái làm những việc thiện.
3. Tu sửa những tội lỗi đã gây, ngăn ngừa việc ác phát sanh...

Việc không nên lại làm
Việc đáng làm lại không
Kẻ tự phụ buông lung
Khiến lậu hoặc tăng trưởng

Người tu tập cần mẫn
Thường tu tập thân quán
Không làm việc không đáng
Năng làm việc nên làm
Người chánh niệm tỉnh giác
Khiến lậu hoặc tiêu tan.292-293


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách