Đức Phật giáng thế

Kính mời các bạn cùng tham gia sáng tác và sưu tầm kệ thi ca Phật giáo.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Đức Phật giáng thế

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hình ảnh

  • ĐỨC PHẬT GIÁNG THẾ
    Chánh Lý Kiều Thế Đức
    (Sách: "Trường Thi: Đời Đức Phật", trang 37 - 42)


Lâm Tỳ Ni! Lâm Tỳ Ni!
Nhớ chăng tại đó đấng Từ Bi!
Đã ra đời cứu khổ
Giúp diệt Hận, Tham, Si.

  • Chúng sanh ơi, chúng sanh ơi!
    Nhớ chăng một ánh sáng chói ngời
    Một ngôi Trí, Dũng tuyệt vời
    Một hoa Đàm nở bên chồi Vô Ưu(18).
Một buổi muôn hoa tỏa ngát hương
Dương gian trong cảnh huống vô thường
Dưới tàn đại thọ muôn chim hót
Xuất hiện trên trần một Pháp Vương(19).

  • Ma Da hoàng hậu đã sanh ra
    Vương tử mai sau nối nghiệp nhà
    Cai trị Ca Tỳ La Vệ xứ
    Thuộc vùng Bắc Ấn rộng bao la(20).
Non cao sáng rực ánh bình minh
Biển rộng reo chào Phật đản sinh
Gió mát ngân hòa muôn tiếng hát
Mừng người mai hậu cứu sanh linh.

  • Tứ đại Sơn thần được lịnh ban(21)
    Biến thành dân dã xuống trần gian
    Thỉnh Người, rước kiệu về cung điện
    Muôn họ chúc lời đẹp chứa chan.
Thái tử tên là Tất Đạt Đa(22)
Thông minh, đĩnh ngộ khác phàm xa
Toàn dân ngưng việc ăn mừng lớn
Khắp chốn tưng bừng nhạc, múa, ca.

  • Xiêm y lấp lánh tựa như sao
    Thục nữ, tiên nga chẳng khác nào
    Cùng với thác người trong nhịp múa
    Du hồn bổng vút tới mây cao.
Có biết bao đoàn vũ dễ thương
Uốn mình theo nhịp khúc Nghê thường(23)
Đong đưa những chiếc vòng xinh đẹp
Để mãi muôn người nhớ nhớ vương.

  • Nhà nhà đều đại tiệc, đăng hoa
    Đêm tới, treo đèn sáng chói lòa
    Những tưởng Đào nguyên là Vệ xứ(24)
    Thanh bình vượt hẳn những xuân qua.
Thuở ấy danh tài có ẩn tu
An Tu Đà tuổi ước trăm thu(25)
Khi hay chánh hậu sanh nam tử(26)
Ngài đã tới triều chẳng nệ ngu.

  • Được tin tu sĩ đáo hoàng gia
    Mẫu hậu tay bồng Thái tử ra
    Và đặt dưới chân nhà đạo hạnh
    Để người ban phước đặng vinh hoa.
Thoạt thấy liền ngây dại, thất thần
Và rồi không một chút phân vân
Tu Đà quỳ xuống, tuyên hành lễ:
"Chánh giác, Từ bi đã giáng trần".

  • Nói rồi, tu sĩ lệ lăn rơi
    Thầm nghĩ: "Hào quang sáng chói ngời
    Phát tỏa nơi ngài trong lục đạo(27)
    Diệt mê, khai ngộ, dứt luân hồi.
Sau này, Ngài sẽ độ chính sinh
Phật pháp khắp ban, chẳng tới mình
Bởi sắp rời xa nơi tục thế
Nhưng đời cũng thỏa chí bình sinh:

  • Vì rằng tận mắt thấy dung nhan
    Của đức Thế Tôn hiện xuống phàm
    Vũ trụ thấm nhuần hương trí tuệ
    Từ bi rộng trải khắp dương gian".
Thái tử là người trí, dũng, bi(28)
Triết, văn, cung, kiếm ít ai bì
Nhưng ai người muốn phân cao, thấp
Ngài lại vui nhường, tranh chấp chi?

  • Từ năm lên bảy tới mười ba
    Thông thạo Ngũ minh, Tứ Phệ đà(29)
    Khiến mọi danh sư đều bái phục
    Bách ban võ nghệ chẳng người qua.
Càng lớn lòng càng rộng mến thương
Muôn người, muôn vật khắp muôn phương
Từ bi tăng trưởng như cây thọ
Cản nắng, che mưa khách lỡ đường...

GHI CHÚ:

(18) Hoa Đàm: Là hoa Ưu Đàm. Đó là loài hoa rất hiếm, chỉ nở ra khi có bậc Luân Vương xuất thế hoặc đức Phật ra đời. Vì vậy, người ta thường ví đức Phật như bông hoa Ưu Đàm. Trong kinh Pháp Hoa, Phật thường nói: "Thật khó mà gặp hoa Ưu Đàm cũng như khó mà gặp Phật ra đời và khó mà nghe được Phật thuyết kinh đưa vào Phật huệ". Hoa Ưu Đàm có có tên là hoa Linh Thoại. Vô Ưu tiếng Phạn là Asoka và mọc rất nhiều bên Thiên Trúc (Ấn Độ), được hàng phụ nữ Ấn rất tôn kính, trổ hoa vào mùa Xuân, kéo dài vào đầu mùa Hạ. Vô Ưu có nghĩa là không lo rầu.

(19) Pháp Vương: Là ông vua pháp, một hiệu của đức Phật. Phật thí pháp cho chúng sanh nên ngài là Pháp vương. Chư La hán là pháp tướng, chư Bồ tát là pháp thần. Chư Bồ tát có đủ đức hạnh để làm Phật được coi là Pháp vương tử.

(20) Ca Tỳ La Vệ: Nepal ngày nay, dịch ở chữ Kapilavasta (Kapi: vàng; vasta: đô thị).

(21) Tứ đại sơn thần: Đó là bốn vị thần núi (Đông thần, Tây thần, Nam thần và Bắc thần) tọa trên đỉnh núi Tu Di.

  • "Phật ví như trăng, Tâm người ví như nước. Phàm có nước tất có trăng. Nước trong thì bóng trăng tỏ, nước đục thì bóng trăng mờ".
(22) Thái tử tên là Tất Đạt Đa (Siddhatta): Họ là Cồ Đàm hoặc Kiều Đáp Ma (Gotama: họ mẹ), sanh ở Bắc Ấn, thế kỷ thứ 7 vào ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch, trong vọng tộc Thích Ca (Sâkyas), tương ứng với đời vua Linh Vương nhà Chu bên Tàu, đồng thời với Lão Tử và Khổng Tử. Ngài sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni cách thành Ca Tỳ La Vệ khoảng hơn 15 cây số và được bảy ngày thì mẫu hậu Ma Da qua đời. Dì mẫu Kiều Đàm Di nuôi. Theo phong tục Ấn, Ma Da phu nhân phải về quê mẹ để ở cữ. Khi sắp đến kỳ mãn nguyệt khai hoa, nhân một cuộc du ngoạn ngoài thành trước khi về quê mẹ. Bà đến vườn Lâm Tỳ Ni thì cảm thấy trong người khó chịu và vừa vịn vào một cành cây Vô Ưu thì đản sanh Vương tử. Phật lịch khởi đầu từ ngày nhập diệt mà không phải từ ngày Phật đản sanh. Thái tử đi tìm ánh đạo vàng năm 29 tuổi vào ngày 8 tháng hai. Sau sáu năm tầm đạo, vào ngày thứ 49 khi ngồi dưới cội Bồ đề thì ngài hoát nhiên đại ngộ, tìm ra ánh đạo vàng vào ngày 8 tháng 12. Ngài truyền đạo trong 45 năm. Đến rằm tháng hai năm 80 tuổi thì ngài nhập diệt (vào năm 544 trước Tây lịch). Cũng nên biết rằng Ma Da hoàng hậu sanh Thái tử lúc 56 tuổi và vua Tịnh Phạn 50 tuổi. Thái tử đắc đạo được ba năm thì phụ vương nhập diệt.

(23) Nghê thường: Vũ khúc huyền ảo đời Đường bên Tàu. Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt điện trong một giấc mơ thấy các tiên nữ mang xiêm y màu cầu vồng (nghê thường: nghê là cầu vồng, thường là xiêm y) hát bài Tây thiên điệp khúc. Tỉnh dậy chỉ còn nhớ mang máng. Nhằm lúc đó có Tiết Độ Sứ từ Tây Lương đem khúc hát Bà la môn dâng hiến, nhà vua truyền đem sửa sang, nhuận sắc lại và đổi tên là khúc Nghê thường vũ y.

(24) Đào nguyên: Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời Hán bên Tàu, trong ngày tiết Đoan ngọ vào núi Thiên Thai hái thuốc, lạc vào động Đào nguyên, gặp tiên nữ kết duyên, nửa năm sau trở về đã có cháu đời thứ 7. Sau hai chàng lại tìm đường lên tiên nhưng lạc lối và bỏ xác nơi rừng sâu.

(25) An Tu Đà: Dịch ở chữ Asita.

(26) Vua Tịnh Phạn: Là phụ vương của Thái tử Sỉ Đạt Đa.

(27) Lục đạo: Gồm có ba cõi Trời (Thiên), cõi người (Nhân), cõi A Tu La (Thần), cõi súc vật (Súc sanh), cõi quỷ đói (Ngạ quỷ) và cõi Địa ngục.

- A Tu La còn dịch là Phi thiên, đó là hạng chúng sanh tuy có thần lực, có cung điện song hình thể không được đoan chính như chư Thiên và cũng gọi là thần.

Ba cõi Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh còn được gọi là Tam đồ:

- Hỏa đồ: nơi bị lửa đốt mãnh liệt tức cõi Địa ngục.
- Đao đồ: nơi bị bức bách bằng đao, kiếm, trượng tức cõi Ngạ quỷ.
- Huyết đồ: nơi bị đâm họng, làm thịt tức cõi Súc sanh.


(28) Bi: Là lòng thương vô hạn đối với chúng sanh đau khổ, hoạn nạn, là lòng diệt trừ cái khổ cho mọi chúng sanh, là lòng vị tha không sống cho mình.

(29) Ngũ minh: Gồm có Thanh minh, Công xảo minh, Y phương minh, Nhân minh và Nội Minh.

- Thanh minh tức là ngữ học và văn học. Nói cách khác, Thanh minh là học rõ rành tiếng nói, bộ phận văn tự, ngôn ngữ.

- Công xảo minh tức công kỹ nghệ học. Nói cách khác Công xảo minh là học rõ rành tất cả công nghệ, kỹ thuật, toán pháp, lịch số.

- Y phương minh tức y dược học. Nói cách khác, Y phương minh là học rõ rành, mạch lạc các vị thuốc, cách chữa bệnh, cách luyện cao đơn hoàn tán.

- Nhân minh tức lý luận học. Nói cách khác, Nhân minh là học rõ rành cùng hiểu và xét đoán được lý pháp nào chánh, lý pháp nào ta, luận pháp nào chân, luận pháp nào ngụy.

- Nội minh tức Đạo học. Nói cách khác Nội minh là học rõ rành tôn chỉ Đạo của mình.


Tứ Phệ Đà: Gồm có Ly câu Phệ đà, Tha mã Phệ đà, Dạ nhu Phệ đà và A thát bà Phệ đà.

- Ly câu Phệ đà hay Lê Phệ đà (Rig Veda) là tuyển tập những thánh ca tươi đẹp, phong phú về tình cảm và việc giải thích số mạng dài, ngắn của con người, cách dưỡng sinh, cách bảo tồn thiện tánh.

- Tha mã Phệ đà hay Sama Phệ đà (Sana Veda) dạy cách bình định việc phải quấy trên đời, cưới gả, chôn cất, cách bói quẻ và binh pháp.

- Dạ nhu Phệ đà (Yajur Veda) dạy về tế tự, cầu đảo chư thiên, chư thần và các âm hồn.

- A thát bà Phệ đà hay A đạt Phệ đà (Artharva Veda) dạy về kỹ thuật như toán số, chú thuật, y phương.

Tiện đây, tưởng cũng nên biết rằng Tứ Phệ đà là kinh luận căn bản của đạo Bà la môn, tóm lược trình độ văn minh Ấn Độ và trạng thái tư tưởng của xã hội Ấn Độ trước văn minh Phật giáo.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách