Ai bảo Đi Tu Là Khổ

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Ai bảo Đi Tu Là Khổ

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

LGT: Xin giới thiệu đến mọi người một tác phẩm mới, gọi là truyện cũng được mà tùy bút thì cũng xong nhưng mà không phải là ... hồi ký
CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT
Chú Tiểu Không Lộ

Kính dâng giác linh Bổn sư với niềm sùng kính vô biên, luôn ủng hộ tinh thần chúng con trên bước đường “đi ngược dòng đời” đầy gian khó này.
Riêng thương tặng các điệu đã, đang và sắp để chỏm.


“Dâng lòng thành kính lên Tam Bảo
Thầy tổ, mẹ cha, tín thí cùng bằng hữu,
Và nguyện pháp giới chúng sanh
Phật quả Bồ đề sớm thành tựu”.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Nhắn bà con cô bác xin đừng đăng lại vì chỉ là bản thảo thôi.

I. CHƯƠNG 1. NHÂN DUYÊN

“Chùa ẩn non mây trắng
Bóng in hàng liễu xanh
Mai chiều chuông đã tạnh
Vòng sóng còn long lanh.”
(Tiếng ngân/Quách Tấn)

Theo dòng thời gian, chú tiểu năm nào nay đã lớn khôn, nhưng tánh thật thà, chất phác như cụ nông dân, ưa gì nói nấy của chú vẫn chưa thay đổi và có lẽ khó thay đổi được; bởi vậy ông cha ta có câu: “giang san dễ đổi, bản tánh khó dời.” Từ bản tánh chất phác, cộc lốc ấy hiện ra thể chất cũng vậy. Cuộc sống hàng ngày của chú quá đơn giản, đơn giản đến nỗi bữa ăn ngon nhất của chú muôn đời vẫn là cơm với vài ba món rau là đủ. Nhưng cũng không phải là dễ tánh đâu, khi còn ở nhà, mẹ chú còn chạy dài vì mỗi khi chú có bệnh, cũng không bao giờ chú chịu ăn cháo; không những vậy hễ cái gì dài dài hơn hột gạo là chú không thích. Ăn đã vậy thì học còn nhiêu khê hơn. Chắc chú có bà con chi đó với họ “Bàn đặc”: hễ cái gì dài dài là chú không nhớ nổi. Vì vậy “Kinh Chú” gì chú cũng ngắt ngắn từng đoạn thành kệ mà học, còn những cốt chuyện hay những lời giáo huấn của các bậc sư trưởng chú cũng diễn thành ngắn ngắn ráo, đôi khi cộc lốc như chú, đôi khi cũng có vần có điệu “diễm tuyệt” của thơ con cóc. Chú muôn đời vẫn là thế...!

Sáng tinh sương, hoa tuyết bay bay… Am Ngọa Vân nằm ẩn mình trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Xa xa nhìn về, chỉ thấy một trong làn tuyết trắng, buốt lạnh từng cơn theo làn gió phảng phất như lòng buốt giá của chú hôm nay.

… Sáu năm khổ hạnh tấn tu đây khiến chú rất thâm trầm và cũng rất chí thành, mặc dù thân xác đã mỏi mòn như chiếc xe đạp cũ cà tàng ngày thơ ấu của chú. Chú muốn trở về Mỹ… nhưng chú rùng mình khi nghe tim mình đập dồn. Bởi lẽ, ấn tượng xứ Mỹ trong tâm chú bây giờ tràn ngập hình bóng Bổn Sư kính thương, người mà lúc nào cũng bình thản, dường như sống để tạo cảm giác vui tươi, an lạc cho mình và cho người khác. Chú nhớ rất rõ nét mặt nghiêm trang với ánh mắt vô hình trong buổi giã từ Bổn Sư đi Ấn Độ. Nay gương mặt ấy hiện rõ trong tâm chú khiến chú có cảm giác mất mát miên man…
Chú nghẹn ngào bước vào phòng, choàng thêm khăn mền cho bớt lạnh, định ngồi Niệm Phật. Ngồi vào đúng tư thế, nhưng chú không sao cất tiếng niệm Phật được, tâm chú suy nghĩ mông lung… Theo dòng tư tưởng đó, chú thấy hối hận vì “mình chưa làm được gì đền đáp thâm ân Bổn sư thì Người đã ra đi.” Đã mấy mùa tuyết rơi trôi qua chú vẫn có cảm giác đó. Chú thương Sư phụ lắm nhưng tánh chú lầm lì ít nói và đôi khi không biết nói gì ngoài câu Phật hiệu “A Di Đà Phật”.

còn tiếp


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Phải chi… phải chi sư phụ còn sống, chú lẩm bẩm như than với chính mình… Chú đứng dậy, bước tới bàn cầm bút viết một mạch những dòng tư tưởng dâng trào… Bụng đói, chú biết là đã quá trưa, nhìn lại tập giấy không biết mình đã viết gì dài thế. Bỗng nhiên chú nghĩ sao mình không viết lại đàng hoàng cuộc hành trình tâm linh của chính mình để dâng giác linh sư phụ gọi là trình pháp. Chú nhớ ở đâu đó có câu thơ “Một lời chảy tự đáy lòng, sẽ nồng ấm suốt ba Đông đợi chờ”.

Chú nghĩ, đời người nào khác một bản nhạc. Có những bản nhạc du dương, vui hơn những bài ca tình nồng; thì cũng có những bản nhạc réo rắc, buồn hơn những bài ca tuyệt vọng. Nhưng vi diệu thay! Đời những người con Phật lại là những bản nhạc tột cùng của nghệ thuật; những bản nhạc ngát hương Từ bi, thấm đượm tình người; thoát ra khỏi những vui buồn nhỏ hẹp tầm thường của thế nhân, nhưng lại đầy nốt ưu bi của khổ đau nhân loại. Những bản nhạc đạo nhiệm mầu như những hạt ngọc Mani, cứ sáng lóng lánh như lưu ly, xà cừ, mã não. Bản nhạc đạo bao gồm nhiều nốt nhạc trầm bổng siêu thoát. Có những nốt thật trầm buồn như chia xẻ những khổ đau chung của nhân loại (nốt nhạc mà ngày xưa đã thúc giục Thái Tử Tất Đạt Đa ra đi tìm đường cứu khổ cho nhân loại). Có những nốt thật nhỏ, thật êm như chiếc áo thô sơ, hoại sắc, như cuộc đời đặc thù với “tam thường bất túc” của những người con Phật. Lại có những nốt xông pha, liến thoắng, xinh tươi như những nụ cười “ban vui cứu khổ” của những tâm hồn Bồ Tát, luôn phục vụ chúng sanh với đôi mắt sáng long lanh (Từ nhãn) làm phương châm sống.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

… Chú miên man suy nghĩ và lẳng lặng nghe thời gian nhỏ giọt như tuyết rơi đêm qua. Chú còn nhớ rất rõ, sao mới đó mà đã mười mấy năm rồi. Mới ngày nào chú còn ngậm ngùi những giọt lệ chia xa khi quyết định rời xa mái ấm gia đình, rời vòng tay mẹ ra đi; rồi bước vào cổng Chùa với bao ngỡ ngàng như chú nai con ngơ ngác lạc bầy lên phố; rồi những lúc nản lòng tung cát không cao vì giai đoạn học Kinh gian khổ; rồi ngày xuống tóc khó quên vì những câu khai thị của Bổn sư hợp với lòng khao khát mơ ước; rồi những ước nguyện, những nhiêu khê của “tâm viên, ý mã” khi quyết định tẩy trần để lập chí trở về quê hương (Cực Lạc); rồi những lý tưởng cao siêu của người mang nhiệm vụ lớn lao “sứ giả Như lai” nặng quằn vai chú bé; rồi những khó khăn của chuỗi ngày tha phương cầu đạo, tạo thành những dấu ấn khó quên trong tâm chú. Đấy là những nấc thang của Con đường siêu thoát hướng về bảo sở mà chú đã đi qua. Chú định kể lại hết tất cả cho sư phụ nghe trong ngày giỗ Người.
Chư Tăng trọn chín mươi ngày<br />Cát tường bảo tọa trải bày tâm can<br />Bao nhiêu nghiệp hải chướng san<br />Đây ngày tự tứ sạch ngàn ác duyên
Chư Tăng trọn chín mươi ngày
Cát tường bảo tọa trải bày tâm can
Bao nhiêu nghiệp hải chướng san
Đây ngày tự tứ sạch ngàn ác duyên
sen.JPG (107.9 KiB) Đã xem 2400 lần


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

2. RA ĐI

Đời tăng lữ từ khi ta dấn bước,
Bỏ sau lưng bao thế trược phiền hà.
Bước vân du trong khắp cõi Ta-bà
Chúng sanh bạn, vũ trụ nhà ta đó.
Đời Tăng Lữ/Tuệ Minh


Ở vào độ tuổi đôi mươi, tuổi mà mọi người đều bảo là “tuổi nhiều ước mơ và hoài bão nhất”, với chú điều này rất đúng. Cũng như bao thiếu niên mới lớn khác, chú mơ ước thật nhiều: chú muốn xây cho mình một lâu đài tương lai đầy rực rỡ và huy hoàng; chú muốn mình trở thành một bác sĩ tài ba để có thể cứu nhân độ thế… Chưa nói đến chú đang sống ở Mỹ, nơi mà đời sống vật chất quan trọng hơn đời sống tâm linh, nơi mà nhiều người con Việt đôi khi phải trả giá bằng cả sinh mạng và sự trong trắng của mình để đến, biết bao người mơ ước đến xứ này và cho đó là “vùng đất hứa”.

Vậy mà vào một buổi chiều cuối Thu, trong bữa ăn cơm thân mật gia đình, chú trịnh trọng tuyên bố với mọi người là “chú sẽ đi tu”. Ai nấy đều sửng sốt, bàng hoàng nhìn chú chăm chăm, xem chú có nói đùa không. Nhưng khi gặp phải đôi mắt trong sáng và nét mặt trang nghiêm của chú thì ai cũng biết rằng đấy không phải chuyện đùa. Để xác định, chú nghiêm trang lập lại:
“Mẹ à con muốn đi tu!”

Một phút im lặng, lạnh lùng trôi qua. Dường như chú có thể nghe rõ từng nhịp đập của từng con tim trong bàn ăn lúc ấy. Con bé, em kế chú đã gần 18 tuổi rồi mà còn hay phá nghịch, tiếu lâm đã lên tiếng phá đi sự im lặng ấy:
“Anh à, cho bé hỏi nghe, anh có bị bồ đá không mà đòi đi tu vậy?”


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Chú chỉ nhìn nó mỉm cười hiền hòa và im lặng.

Kế tiếp mẹ chú hỏi:

“Tại sao con muốn đi tu? Việc học trên trường thế nào? Con có buồn vì việc học hay bạn bè không?”

Chú nhỏ nhẹ thưa:

“Dạ, việc học của con vẫn tiến triển tốt đẹp;con đi tu không phải vì việc học bê bết, lại càng không phải vì thất tình, mẹ ạ! Nếu thất tình mà đi tu thì chắc ở Chùa không quá bảy ngày đã phải cuốn gói trở về vì buồn quá. Nếu như người ta chỉ đi tu khi nào trong đời có sự bất như ý và ở Chùa chỉ toàn những người như mẹ nghĩ thì thật là bất hạnh cho Phật giáo. Vì nơi ấy quả là nơi buồn bã nhất trần gian và là nơi chứa đầy những cặn bã của xã hội hay sao? Theo con nghĩ thì hoàn toàn ngược lại. Bởi mỗi khi có dịp lên Chùa con vẫn thường thấy quý Thầy, quý Cô sống vui vẻ hồn nhiên và nụ cười của họ an lạc lắm! Nhìn thấy đâu có chút nào là kẻ thất tình, yểm thế và bi quan! Hôm Vu lan vừa rồi mẹ nhớ hông? Mẹ dẫn con lên Chùa quy y, nghe Sư Bà giảng về “Tam quy, ngũ giới”, con không hiểu nhiều về “Tam quy” nhưng con nghĩ nếu một người giữ tròn “ngũ giới” thì chắc chắn sẽ là một con người lương thiện và là một công dân tốt trong xã hội. Vậy thì quý Thầy, quý Cô là những nhà cách mạng và là những người hoạt động tích cực để xây dựng một xã hội hoàn thiện chứ đâu phải là những con người bi quan yểm thế.”

Dừng lại một thoáng, chú tiếp:

“Còn tại sao con muốn đi tu thì thật ra con cũng không hiểu mình lắm nhưng tự nhiên con thích đi tu, thế thôi. Con nghĩ rằng trong cuộc đời “bình thường” có cái gì đó không bình thường mẹ à! Con nói không ổn là vì: mẹ thử nghĩ xem trong vòng lẩn quẩn của kiếp người có gì đáng vui đâu ! (Ví như ông bà ngoại sanh ra mẹ, nuôi mẹ lớn, rồi mẹ lớn lên đi lấy chồng, sanh ra lũ nhóc tụi con. Tụi con mỗi ngày một trưởng thành theo năm tháng thì mẹ mái tóc trên đầu mỗi ngày cũng bạc thêm và thân thể mỗi ngày một già đi. Cho đến một lúc nào đó tụi con mỗi đứa cũng sẽ “bình thường” như mọi người, xây dựng cho mình một gia đình riêng. Rồi lại tiếp tục con đường mà mẹ và bà ngoại đã đi qua! Nghĩa là, kiếp người “bình thường” thì cứ sanh ra, lớn lên lập gia đình rồi sanh con đẻ cháu, bệnh già và chết, chưa nói đến cái nổi khổ của kiếp người, sao con thấy cái đời sống “bình thường” đó nó loanh quanh luẩn quẩn thế nào ấy. Bao nhiêu năm tháng mình khổ nhọc lo toan tính toán, đầu cơ tích trử tiền bạc tài sản, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến cái ta, một lòng một dạ hết mực o bế tấm hình hài này, vậy mà khi chết là hết không thể đem theo một vật, tiền bạc nhà cửa… công sức mồ hôi nước mắt xây dựng một đời đều để lại, ngay cả tấm thân này cũng không thể đem theo được, có phải là vô lý lắm không? Cuối cùng thì cái gì sẽ tồn tại đằng sau đó? Không có gì hết sao! Sau khi chết là hết rồi à? Mình phải tự vắt tay lên trán mà suy nghĩ xem ? Trước khi sanh ra mình từ đâu đến ? Sau khi mình chết đi mình sẽ về đâu ?”


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Đưa mắt long lanh nhìn mọi người, giọng chú vẫn trầm ngâm tiếp:

“Còn nữa, gia đình mình chẳng biết theo đạo Phật từ lúc nào? Mà từ trước đến nay việc thờ phụng, đi Chùa cứ như là lẽ tự nhiên vậy. Nhưng không ai trong chúng ta biết tại sao phải thờ Phật? Thờ Phật để làm gì, có lợi ích gì không? Mình không thể cứ mãi xem đức Phật như là tấm bùa hộ mạng bình an. Hôm nay con muốn đi tu là muốn học hỏi xem đạo Phật có gì cao siêu chăng? Con đi tu trong vòng sáu tháng, nếu mẹ thấy con trở về thì gia đình mình đổi đạo, không theo đạo Phật nữa và sẽ tìm đạo khác mà theo. Bằng không thì toàn thể gia đình mình phải thường xuyên đi Chùa hơn để nghiên cứu kỹ giáo lý nhà Phật mà sống theo lời Phật dạy!”

Nhìn thấy dáng ngồi bất động mà vững chãi như tùng của mẹ, chú nhỏ nhẹ cất lời như van xin:

“Vả lại, mẹ sanh con ra, từng ngày nuôi con, mong con khôn lớn và luôn muốn con được hạnh phúc. Cho nên, những gì con thích là con cảm thấy hạnh phúc và an lạc, đó là ước nguyện của con, xin mẹ đừng cản. Mẹ à, Đôi khi có những thứ mà theo mẹ là sẽ đem lại hạnh phúc cho con nhưng đối với con thì đó lại địa ngục khổ đau thì sao? Do đó hôm nay con cảm thấy hạnh phúc và an lạc trong nếp sống Thiền môn. Thiết nghĩ, mẹ nên chấp thuận cho con được toại nguyện, đó chính là mẹ đã đem đến sự an lạc và hạnh phúc cho con vậy. Mẹ ơi! thông thường, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái cách nhau xa nhau lắm, không nói chi nhiều chỉ nói sự khác biệt giữa tuổi tác và thời đại thôi. Huống chi, con đường mà con chọn hôm nay lại không đồng với con đường mà mẹ đã kinh nghiệm qua, thế thì làm sao mẹ cản con cho đành.”

Mẹ chú thoáng nhìn chú và tần ngần bảo:

“Nhưng bây giờ con còn quá trẻ để tự quyết định cuộc đời của chính mình.”


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Chú không dám nhìn thẳng nhưng giọng nói kiên quyết:

“Mẹ nói rất đúng, con nay còn rất trẻ để tự quyết định chuyến đi định mạng cho đời mình nhưng con có hỏi thăm một vài Thầy, Cô nên cũng biết rõ: Vô Chùa không nhất thiết là phải tu trọn đời nếu mình không thích. Vậy con có quyền rút lui bất cứ lúc nào con muốn. Vả lại, xứ này là xứ tự do cho nên nếu con không thích tu nữa thì không ai có quyền cản con được. Nhưng đó là do con không đủ nghị lực để đi trọn con đường mà mình đã chọn chứ con không nghĩ rằng đó là vấn đề nông nỗi của tuổi trẻ.”

Mẹ chú lại âu yếm:

“Đời sống tu hành khổ lắm con ơi, liệu con có thể kham nổi hay không?”

Chú cười trong trẻo trả lời: “Mẹ à, trong Chùa thiếu gì những tiểu ni nhỏ xíu mà cũng tu được. Vậy có lẽ nào con lại thua con gái hay sao mà mẹ sợ con chịu đựng gian khổ không nổi? Nếu quả thật họ chịu nổi và tồn tại thì tại sao con là nam nhi mà lại không chịu nổi? Sao mẹ lại xem thường con trai của mẹ vậy? Cho dù con trai của mẹ có tồi thế nào đi nữa nhưng con nhất định không để cho ai xem thường và để mẹ buồn lây đâu, mẹ đừng lo nha! Và liệu có
chắc đời tu thật là khổ như mẹ nghĩ không?

Huống chi, nổi khổ vật chất đâu đáng gọi là khổ so với nổi khổ tinh thần không? Cái khổ vật chất so với cái khổ tinh thần thì trăm phần chẳng bằng một. Vì vậy, trên đời này biết bao nhiêu người giàu có, của tiền dư dật mà vẫn khổ đó. Vậy cái khổ vật chất và thể xát đâu phải là vấn đề quan trọng? Cho nên, người xưa có câu “khổ trong tham dục là vui khổ, khổ để tu hành khổ hóa vui.” Con thấy những bậc xuất gia tài sản không một vật, chỉ vỏn vẹn ba y một bình bát, dùng bữa cơm hôm nay rồi, không biết ngày mai ra sao, vậy mà con thấy họ thong dong tự tại mới làm sao!”

Mẹ chú trầm giọng, hình như không giấu được nước mắt đang chảy vào trong, nói trong nghẹn ngào:

“Như vậy là con quyết định đi tu, bỏ mẹ sao?”


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

“Mẹ à! con chỉ nói là con muốn đi tu thôi chứ con đâu có muốn bỏ mẹ, chỉ tại mẹ không chịu lên Chùa tu với con thôi, chứ con lúc nào cũng mong được mẹ bên cạnh mà.”

Mẹ chú mắng yêu:

“Cha thằng nhỏ này khôn dữ a, bây giờ lại còn kêu mẹ đi tu nữa à?”

Chú nắm chặt tay mẹ mà rằng:

“Con cũng biết rồi, dẫu cho con có lấy kiệu rước mẹ lên Chùa thì vài ngày mẹ cũng tìm cách về lại thôi. Bởi lẽ, mẹ đâu thể vì một mình con mà bỏ hai em và anh hai. Vả lại, điều này cũng chưa phải là điều mà con muốn bây giờ. Nhưng mẹ đừng nghĩ rằng con đi tu là không thương mẹ. Bây giờ mẹ cứ tưởng tượng mà xem, nếu mai mốt con đi lấy vợ thì dù con thương mẹ cách mấy cũng không thể nào chăm sóc cho mẹ một cách trọn vẹn được. Bởi vì con còn phải có trách nhiệm với vợ, với con. Chưa nói, chắc gì vợ và con của con không làm buồn lòng mẹ. Đến lúc ấy, nếu theo vợ, con thì trở thành bất hiếu còn nếu theo mẹ thì cam bội tình. Giữa tình và hiếu mà muốn vẹn toàn cả hai thì quả thật là còn khó hơn lên trời. Bởi lẽ ở trên đời này thật hiếm tìm ra một người phụ nữ nào lại để cho chồng mình đi chăm sóc một người phụ nữ khác, cho dù đó là mẹ ruột của chồng. Huống nữa, xưa nay các vị Tăng Ni được người người ca ngợi là đại hiếu cũng không ít. Tấm gương hiếu thảo của ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ hơn 2500 trước đến nay không ai là không biết. Ngày rằm tháng bảy bây giờ không còn là ngày riêng của phật giáo nữa nó đã là ngày báo hiếu của mọi người con việt, và không phải là ngày báo hiếu mà là mùa báo hiếu.

Gần thời đại của chúng ta hơn chút nữa chúng ta có hòa thượng “Cua” … còn đó. Còn nếu mẹ lo rằng, con đi tu rồi dần dần sẽ tiêu trừ hết tất cả mọi thứ tình cảm, ngay cả đến tình thương yêu cha mẹ cũng không còn, thì điều này mẹ khỏi lo vì con chưa thấy ông Phật nào vô tình cả! Hì, hì, hì...” Chú cười một tràng rồi đứng dậy ra sân ngắm nhìn đàn nhạn xa xa réo gọi nhau bay về, giữa trời chiều hoàng hôn. Bất chợt đôi mắt chú bắt gặp chiếc lá vàng đang rơi và đáp xuống trên cành cây kiểng, mắt nhìn đăm chiêu...


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Tin chú sắp đi tu lan ra nhanh chóng. Bạn bè chú đứa thì gọi điện thoại, đứa thì đến tận nhà để khuyên chú đừng đi tu. Có đứa còn cho chú là không được bình thường!

…Cuối cùng để rút ngắn giai đoạn phiền toái này, vào một chiều chủ nhật cuối đông, trời se se lạnh, ánh nắng nhạt nhòa như tâm trạng lưu luyến của chú đang đứng trước một quyết định quan trọng cho đời mình; hôm ấy, cả nhà đều đi vắng (mẹ và hai em đi thăm dì, anh hai thì đi chơi đâu đó). Còn lại một mình, chú đi quanh căn nhà thân thương, nơi tổ ấm của gia đình chú từ ngày qua Mỹ đến nay. Đi quanh nhà xong, chú vào phòng mẹ nhìn quanh như muốn ghi nhớ tất cả những hình ảnh dấu yêu của mẹ. Biết bao vấn đề xoay chuyển ý niệm đi tu của chú cũng không ngoài nhớ Mẹ. Chú thương Mẹ lắm, thuở ấu thơ của chú ngập tràn hình bóng thân thương của Mẹ hiền. Theo dòng tư tưởng đó chú nhớ lại kỷ niệm một chiều mưa thuở ấu thơ:

“...Anh Giác à, trời mưa rồi tính bây giờ làm sao? Hồi trưa mẹ nói nếu hôm nay trời mưa thì mẹ sẽ đón tụi mình, sao giờ này hổng thấy? Mẹ đã tan việc cả nữa tiếng rồi mà ! Đường ngược chiều khó đi không biết mẹ có đi đón mình không? Thôi bây giờ em đứng đây đợi mẹ còn anh dẫn con Hon với thằng út về trước đi.”

“Ừ, vậy cũng được. Bây giờ em đưa áo mưa của em cho con Hon mặc thêm vô đi, rồi đưa sách vở cho nó đem về luôn, có gì anh sẽ nói mẹ ra đây đón em sau.”

Nói rồi anh chú dẫn hai đứa nhỏ ra về, còn mình chú đứng ở lại. Nhìn quanh chú vẫn còn thấy một số bạn đứng đợi ba mẹ đón về.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

... Càng về chiều mưa càng nặng hạt, gió càng thổi mạnh thỉnh thoảng lại thêm một tiếng sấm kèm thêm một ánh sét chói lòa như muốn thị uy cùng đứa nhỏ. Một tiếng đồng hồ trôi qua, mưa lại càng nặng hạt hơn, nhìn quanh trường chẳng còn ai cả chỉ một mình thằng bé thôi. Ở những vùng ven biển trời đã không mưa thì thôi, hễ mưa là như thác đổ. Chỉ cần một giờ đồng hồ là nước ngập tràn. Bây giờ quanh trường đâu đâu cũng chỉ toàn là nước. Trời lại bắt đầu tối, chú nghĩ trời tối rồi, nếu mình không về đợi đến tối nước như vầy nguy hiểm lắm, lỡ có chuyện gì mẹ biết tìm mình ở đâu? Thế là chú lầm lũi lội nước, đội mưa ra về.

Về đến nhà thấy mấy anh em đang chơi trò “chèo thuyền thau câu cá” cái trò chơi này độc nhất vô nhị cả xóm chỉ có một nhà chú có. Ngày xưa khi anh em chú còn nhỏ, mẹ chú mua một cái thau to đùng, dùng để xách nước đổ vào đó rồi mấy anh em chú leo vào tắm. Bây giờ lớn lên mỗi khi trời mưa lớn mấy anh em chú mừng lắm vì có dịp dùng nó làm “thuyền thau” chống chèo quanh xóm chơi.

Chú hỏi : “Mẹ về chưa ?”

Anh chú nói: “về rồi nhưng cũng đi đón em lại rồi. Bộ em không gặp mẹ sao?”

Chú nói : “không ! Mẹ đi đường nào?

Anh chú bảo : “Lê Thánh Tôn.”

Chú nói : “không gặp là đúng rồi, em đi đường Nguyễn Thiện Thuật mà. Thôi để em chạy ra tìm mẹ nếu không mẹ ra ngoài đó không thấy em chắc mẹ lo lắm.

Ừ, vậy vô thay áo quần, rồi mặc cái áo măng-tô đỏ của mẹ và lấy dù đỏ của mẹ mà đi thì mẹ mới dễ nhận ra em.”

Thay áo quần xong, chú mặc thêm áo măng-tô, rồi lại lầm lũi ra đi. Tới chỗ nào thấy đám đông trú mưa chú cũng nhào vô tìm. Đến đường Lê Thánh Tôn thì trời mưa to quá, chú đành phải chạy vào bên trong hiên nhà người ta núp mưa. Đang núp mưa, bỗng thấy phía đằng trước đối diện từ hiên nhà có người dắt xe đi ra, chú chạy theo ra kêu to:

“Mẹ ơi ! Con đây nè, mẹ ơi ! Con đây nè!”


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Trời thì mưa to, gió lớn lại thêm sấm sét, tiếng chú gọi lại quá nhỏ. Mẹ chú nào có nghe, vẫn thản nhiên dắt xe ra, leo lên xe đi tuốt. Chú chạy theo kêu gào "mẹ ơi, con đây! Mẹ ơi, con đây.” Chú kêu mặc chú, trời lại càng đổ mưa lớn hơn, dường như muốn làm át đi tiếng kêu nhỏ bé của chú. Khoảng cách giữa chú và mẹ chú xa dần. Những người núp mưa dưới hiên vẫn nhìn chú và mẹ chú cách xa dần với cặp mắt lãnh đạm vô tình.

Bỗng đâu có một cậu thanh niên đạp xe đến bên nó bảo :

“đó có phải đúng là mẹ cháu không?”

Chú nói phải !

Nhưng người thanh niên nghi ngờ nói:

“Làm sao cháu biết người đó mặc áo mưa che kín, làm sao cháu nhận ra.”

Chú vẫn một mực nói rằng “Vì đó là mẹ cháu ! Cháu cảm nhận như vậy và chiếc xe đạp đó là của mẹ cháu.”

“Thôi được cháu vào núp mưa đi chú sẽ đi gọi mẹ cháu lại cho. Nói rồi người thanh niên đạp xe vút đi”

Nó vẫn chạy theo... Một chốc sau mẹ chú quay trở lại, hai mẹ ôm khóc. Chẳng biết là nước mắt hay nước mưa mà chảy lênh láng con đường. Ai đi qua cũng nhìn với cặp mắt không bình thường (sao mẹ con ôm khóc ngoài mưa) nhưng chú cứ mặc nhiên. Đúng là dẫu mưa cách mấy, có mẹ đứng bên vẫn ấm như thường.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách