Xá Lợi Phất nghe bài kệ nhân duyên ngộ đạo

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Thiện hữu
Bài viết: 62
Ngày: 22/12/14 20:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: nước Hoa Kỳ

Xá Lợi Phất nghe bài kệ nhân duyên ngộ đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiện hữu »

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn ở tại La Duyệt Kỳ, tinh xá Trúc Viên. Nơi ấy trong ấp Na La Đà có đạo sư ngoại đạo Sa Nhiên (1) với hai trăm năm mươi đệ tử theo thọ học, trong số môn đồ ấy có hai đệ tử cao túc là Ưu Bà Đề Xá (2) và Câu Luật Đà (3).

Khi ấy, Tôn giả Át Ty (4) đắp y ôm bát vào thành khất thực, dung sắc vui hòa, các căn tịch tịnh, y phục tề chỉnh, nhìn xuống lặng lẽ bước đi. Tình cờ, lúc đó Ưu Bà Đề Xá đang đi dạo chơi, từ xa trông thấy Tôn giả Át Ty oai nghi đĩnh đạc, thầm khen ngợi chưa từng gặp được người như vậy, Ưu Bà Đề Xá đợi Tôn giả đi bèn hỏi:

- Tại sao Ngài mặc y phục khác thường? Thầy Ngài là ai? Ngài có thể cho tôi biết được chăng?

Tôn giả Át Ty đáp:

- Sa môn Cù Đàm là Đại sư của tôi, chúng tôi tôn trọng và theo Ngài học đạo.

Ưu Bà Đề Xá hỏi:

- Đại sư của Ngài nói những pháp gì?

Ngài Át Ty đáp:

- Tôi còn nhỏ tuổi, mới học bước đầu, đâu có thể nói được nghĩa rộng lớn của thầy. Bây giờ tôi sẽ vì ông, nói sơ lược những điều cốt yếu. Thầy tôi dạy:

Pháp từ duyên sanh
Cũng từ duyên diệt
Tất cả pháp không
Vì không có chủ (6).

Ưu Bà Đề Xá nghe xong, tâm ý giải ngộ được pháp nhãn tịnh (4), liền trở về nhà nói lại bài pháp ấy cho Câu Luật Đà. Câu Luật Đà nghe rồi cũng lìa trần cấu được pháp nhãn tịnh.

Ngũ Phần Luật (quyển 16)

_()_ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_

Giải thích: (1) Sa Nhiên (Sanjava), một vị sư trong lục sư ngoại đạo.
(2) Ưu Bà Đề Xá (Patisya) là tên của ngài Xá Lợi Phất.
(3) Câu Luật Đà (Kolita) là tên của ngài Mục [Kiền] Liên.
(4) Át Ty (A'svajit) là một trong năm vị Tỳ kheo đệ tử Phật, dịch là Mã Thắng.
(5) Pháp nhãn tịnh là thấy rõ chân lý, đó là quả [tu chứng] đầu tiên của Thanh Văn.
(6) Những câu thơ này do Đức Phật Bổn Sư thuyết ra rất có ý nghĩa. Có nơi đề nguyên văn chữ Hán là:

Chư pháp tùng duyên sanh
Chư pháp tùng duyên diệt
Ngã Phật đại Sa môn
Tùng khứ như thị thuyết.

Nghĩa Việt là:

Các pháp từ duyên sanh
Các pháp từ duyên diệt
Thầy ta là một Sa môn lớn
Đã từng tuyên thuyết như vậy.

Pháp là đối tượng của tâm hoặc những gì tâm có thể suy nghĩ được, gồm có pháp thế gian và pháp xuất thế gian. Một định nghĩa khác của pháp là tất cả những gì Đức Phật đã giảng thuyết trong Kinh điển. Tướng của tất cả các pháp là sanh diệt, thay đổi nên thuộc vô thường. Ngược lại, tánh của tất cả các pháp thì không sanh diệt, bất biến nên không thuộc vô thường. Vì vậy mới gọi tất cả pháp là không, vô ngã hay không có chủ. Trong tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) thì không có gì là thật cả ngoài Phật tánh, Pháp thân hay chơn tâm của mỗi chúng sanh. Tất cả các pháp trong tam giới đều như bóng trăng in đáy nước.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách