Trong thế gian cái khổ nào nặng?

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Thiện hữu
Bài viết: 62
Ngày: 22/12/14 20:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: nước Hoa Kỳ

Trong thế gian cái khổ nào nặng?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiện hữu »

Một thưở nọ có một vị Tỳ kheo chứng được ngũ thông tên là Tinh Tấn Lực, ngồi dưới gốc cây ở trong núi vắng hành đạo. Có bốn con thú lẩn quẩn bên Ngài, thường được an ổn. Bốn con đó là con bồ câu, con quạ, con rắn độc và con hươu. Bốn con thú đó ban ngày đi kiếm ăn ban đêm trở về. Một đêm kia bốn con thú hỏi nhau rằng: "Trong thế gian cái khổ nào nặng?"

Quạ nói: "Đói khát khổ hơn hết, vì lúc đói khát thân thể suy yếu, đầu mắt hoa lên, tinh thần mờ mịt chui vào lưới rập hoặc bị cung tên. Chúng tôi mất mạng vì lý do đó, vì thế nên đói khát là khổ".

Bồ câu nói: "Dâm dục khổ hơn hết vì sắc dục lẫy lừng, không còn biết đến việc gì khác nên phải nguy thân mất mạng".

Rắn độc nói: "Sự giận dữ khổ hơn hết vì một khi lòng ác độc nổi lên không thể thân sơ, có thể giết người hoặc cũng có thể tự sát".

Hươu nói: "Sự sợ hãi khổ hơn hết vì lúc tôi đi trong rừng luôn luôn sợ sệt thợ săn hoặc hổ báo, nghe phưởng phất có tiếng động, phải đâm đầu chạy đến nỗi sa hầm sụp hố, mẹ con lạc nhau, kinh hồn vỡ mật".

Vị Tỳ kheo ấy nghe xong liền bảo: "Lời tranh luận của các ngươi chỉ ở trên ngọn ngành chứ chưa xét đến gốc khổ. Trong thiên hạ không gì khổ hơn là có thân. Thân là vật khổ, nó gây ra vô lượng lo âu sợ hãi. Ta cũng vì nó mà từ bỏ thế tục đi học đạo, diệt ý dứt tưởng, không tham tứ đại, muốn dứt nguồn khổ, tâm chí đặt ở Nê hoàn. Nê hoàn là sự tịch diệt không hình tướng, dứt hẳn lo âu, là vui hơn hết".

Kinh Pháp Cú Thí Dụ, phẩm An ninh thứ ba.


Thiện hữu bàn: Nê hoàn là Niết Bàn. Bốn con này là những động vật chứ không phải con thú, con hươu là thú, con rắn là loài bò sát, con quạ và con bồ câu là loài chim. Động vật không thể nói chuyện được như người nhưng vì vị Tỳ kheo chứng được ngũ thông trong đó có tha tâm thông nên biết được loài vật đang nghĩ gì. Bốn con vật con nào nói cũng đúng qua kinh nghiệm đời sống của chúng. Vị Tỳ kheo nói đúng nhất vì đã chứng quả ngũ thông và có Trí Huệ siêu việt của Phật giáo. Trong thiên hạ không có gì khổ hơn thân vì thân là gốc khổ. Có thân nên mới có đói, no, khát, nóng, lạnh, bệnh, già, chết, đòi hỏi dâm dục, chấp huyễn thân là thật nên suốt đời làm nô lệ cho thân. Theo như bốn con vật nói thì đói khát, dâm dục, sự giận dữ, sự sợ hãi cũng rất khổ. Thời kỳ Tượng pháp khi Đức Phật còn tại thế, Niết Bàn là cứu cánh để giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử. Thời kỳ Mạt pháp ngày nay thì pháp môn Niệm Phật dễ tu, dễ chứng, hợp thời cơ là cứu cánh để giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách