Cư sĩ Hoằng Pháp như thế nào?

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Cư sĩ Hoằng Pháp như thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Hoằng Pháp là một nhiệm vụ không dễ nhưng rất có công đức, nó không chỉ mang đến phước đức cho chúng ta mà nó còn mang đến lợi ích cho rất nhiều người. Hoằng pháp không phải vì muốn thu phục nhiều người theo đạo, mà mục đích chính là làm sao mọi người có thể hiểu và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống để giải thoát khổ đau, có được sự bình an và hạnh phúc.

Người Cư sĩ tại gia chúng ta là một trong bốn tứ chúng duy trì và phát triển đạo Phật , vì vậy vai trò của Cư sĩ rất quan trọng trong việc hoằng Pháp, nó phụ thuộc vào trí tuệ của mỗi người, nếu người Cư sĩ chánh Pháp sẽ truyền bá chánh Pháp, nếu người Cư sĩ mê tín sẽ truyền bá mê tín, nên việc hoằng Pháp là nhiệm vụ rất quan trọng đòi hỏi mỗi người Cư sĩ chúng ta phải cẩn trọng, phải có một hiểu biết nhất định về giáo lý, phải thực hành tốt những giới dành cho Cư sĩ tại gia, phải có đạo đức tốt,…….

Trong kinh Tăng Chi bộ kinh II đức Phật đã từng dạy: “Một đời sống đạo đức là một đời sống hạnh phúc”. “Thành tựu năm pháp, vị Tỷ kheo ngay trong hiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi mạng chung chờ đợi là cõi lành.Thế nào là năm? Tỷ kheo có lòng tin, có lòng hổ thẹn, có lòng sợ hãi, tinh cần, tinh tấn và có trí tuệ”

Nói như thế không phải là người Cư sĩ muốn truyền bá đạo Phật nếu không thực hiên được những giới dành cho Cư sĩ tại gia thì không được phép hoằng Pháp, mà chúng ta cũng được hoằng Pháp nhưng mà hoằng Pháp như thế nào mới là điều đáng lưu tâm cho chúng ta. Nếu một Cư sĩ thuần tam quy, ngũ giới thì chỉ hoằng Pháp trong phạm vi tam quy, ngũ giới. Nếu một Cư sĩ tam quy và chưa giữ trọn được ngũ giới thì chỉ hoằng Pháp trong phạm vi tam quy và những giới mình đã giữ.

Tôi nghĩ, một người Cư sĩ tại gia thì trước hết nên truyền bá đạo Phật cho chính người thân trong gia đình mình như Ba, mẹ, anh, chị, em, con cái…… sau đó rồi mới đến những người bạn thân thiết, người đồng đạo.

Bên cạnh đó việc hoằng Pháp cũng phải tùy duyên, dựa vào khế cơ, khế lý, khế thời ,nếu không thì việc hoằng Pháp sẽ không có ích, không có công đức mà đôi khi lại mang vạ vào thân và tạo cho người nghe tạo nghiệp.

Tổ Huệ Năng dạy rằng: “Không đồng kiến không đồng hành…”, thì tuyệt im lặng không nói pháp mặc sống nhàn cư trong rừng già với đám thợ săn. Chờ cơ duyên hội đủ mới hoằng pháp. Người hoằng pháp dù hoàn cảnh, địa vị nào phải biết tùy duyên dấn thân mới lợi ích chúng sanh và dân tộc “Thị pháp trụ pháp vị, Thế gian tướng thường trú” là vậy.

Tùy bút, Nguyên Chiếu.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách