Bồ Tát và La Hán

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hình ảnh
Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ
Câu chuyện về
BỒ TÁT VÀ LA HÁN

Bành Học Văn
Phiên dịch: Nguyễn Kim Dân *NNT
Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội

Lời Nói Đầu
Con người vốn nhỏ bé, hữu hạn trước thiên nhiên và vũ trụ rộng lớn vô hạn. Và trong cái thế giới vô cùng vô tận ấy, sự tồn tại của con người chỉ như hạt bụi giữa không trung, một tia chớp lóe sáng rồi phụt tắt (Thân như điện ảnh hữu hoàn vô - Thiền sư Vạn Hạnh).

Sự hiện diện của con người luôn bị chi phối, tác động bởi lẽ vô thường ấy, nhưng người ta lại không chú ý đến, thậm chí không chịu thừa nhận nó. Nhưng tự nhiên vốn có quy luật và con người cũng không nằm ngoài quy luật đó. Giống như trái đất có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; con người cũng không tránh khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử. Vô thường hay biến dịch là sự tất yếu của tự nhiên trong khi đó con người luôn mong muốn, khao khát sự ổn định, vĩnh hằng. Cho nên khi mọi việc không như ý muốn, họ đâm ra thất vọng, đau khổ, sợ hãi đến tột cùng. Chỉ những bậc tu hành hay những người đã thấu hiểu và nắm rõ được lẽ vô thường thì khi đối diện với nó, họ luôn giữ tâm thái an nhiên, tự tại, đón nhận nó một cách tự nhiên và coi đó là lẽ thường tình. Nói cách khác, khi họ đã đạt đến sự "nhậm vận" thì có thể hòa đồng nội tâm với ngoại giới, vượt lên trên sự phân biệt giữa "cái ta" và "cái không phải là ta". Nghĩa là không còn thắc mắc lo ngại trước sự thay đổi, biến động của vô thường nữa.

Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ là một bộ sách gồm mười quyển, tập hợp những câu chuyện về đức Phật, các vị Bồ tát, La Hán, các Tăng Ni, Cư sĩ... trên đường giáo hóa, phổ độ chúng sanh giác ngộ, thoát khỏi kiếp luân hồi, nhận ra cái lẽ vô thường của tạo vật...

Ngoài ra, đó còn là những câu chuyện về các vị Quốc vương, các thương nhân, những người phụ nữ và cả những loài vật. Đó có thể là những nhân vật thông minh, tài giỏi, dũng cảm, nhân từ... biết lắng nghe và thấu hiểu những lời ảo diệu thâm sâu của Phật pháp, làm được những điều tốt đẹp, thậm chí hy sinh cả bản thân để mang lại hạnh phúc và sự yên bình cho chúng sanh. Cũng có thể là những nhân vật ích kỷ, tham lam, độc ác, gieo bao tai họa cho con người... nhưng cuối cùng đều được giác ngộ và tự hối cải. Ngược lại, nếu họ vẫn còn mê muội, cố chấp... thì sẽ bị quả báo, bị đày ải trong kiếp luân hồi hay dưới những tầng sâu của địa ngục. Không dừng lại ở những điều ảo diệu của giáo lý nhà Phật, những câu chuyện trên còn có tác dụng vô cùng to lớn đối với tư tưởng, tình cảm và hành động của con người. Nó mang lại ý nghĩa giáo dục và có giá trị nhân văn sâu sắc. Nó khuyên con người phải hành thiện, từ bỏ điều ác, sự đố kỵ, lòng tham... biết hy sinh, ban tặng, khoan dung và độ lượng đối với đồng loại, và cả những loài vật nhỏ bé, tầm thường.

Thời gian như "bóng câu qua cửa sổ", đời người như ánh chợp lé lên trong phút chốc, còn sự thịnh suy thì mong manh như giọt sương đầu ngọn cỏ. Nếu hiểu được sự vô thường ấy thì mọi vui buồn, sương khổ đều là lẽ tự nhiên hay sự thường tình. Và như vậy con người đâu còn có gì đáng phải lo ngại giữa "cõi đi về" này.

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chĩ vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn.

Tam thế chư Phật y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu tam Bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát nã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.

Tạm dịch:
  • Quán Tự Tại thực hành trí tuệ
    Bát nhã Ba la mật sáng ngời
    Bấy giờ Bồ tát quán soi
    Thấy rằng năm uẩn ba đời đều không.
    Vượt tất cả các vòng khổ ách
    Hãy nghe này Xá Lợi Phất ông!
    Sắc nào có khác gì không
    Không nào khác sắc, sắc không vốn dồng.
    Cả thọ, tưởng, thức, hành cũng thế
    Tánh, chân không các pháp viên thành
    Thảy đều chẳng thiệt, chẳng sanh
    Chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng tăng giảm gì.
    Trong chân không chẳng hề có sắc
    Chẳng thọ, tưởng, hành, thức trong không
    Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân
    Sắc, thanh, vị, xúc, pháp, hương không còn.
    Không nhãn thức đến không ý thức
    Không vô minh hoặc hết vô minh
    Không điều già chết chúng sinh
    Hết già, hết chết thực tình cũng không.
    Không trí tuệ cũng không chứng đắc
    Bởi có gì là chỗ đắc đâu
    Bấy lâu Bồ tát dựa vào
    Trí Ba la mật, thẩm sâu thực hành.
    Mọi chướng ngại quanh mình tan biến
    Mọi việc đều chẳng khiến hoảng kinh
    Xa lìa mộng tưởng đảo điên
    Niết bàn rốt ráo an nhiên thanh nhàn.
    Bát nhã ấy rõ ràng trí tuệ
    Mà ba đời chư Phật nương qua
    Bồ đề vô thượng chứng ra
    Nên xem Bát nhã Ba la mật là:
    Lời thần chú sâu xa bậc nhất
    Lời thần chú rất mực quang minh
    Chú thần cao cả anh linh
    Là lời thần chú thực tình cao siêu.
    Trừ dứt hết mọi điều đau khổ
    Đúng như vầy muôn thuở không sai
    Ngài liền tuyên nói chú này
    Để người trì niệm sáng bày chơn tâm.

    Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BỒ TÁT VÀ LA HÁN DƯỚI TÒA NHƯ LAI
  • XÁ LỢI PHẤT
Xá Lợi Phất là một trong mười đại đệ tử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mỗi khi đức Phật Thích Ca đăng đàn thuyết pháp, Xá Lợi Phất đều đứng bên phải Phật.

Xá Lợi Phất còn gọi là Xá Lợi Đa La. Mẹ của ông tên là Xá Lợi, Phất Đa La nghĩa là con, Xá Lợi Phất Đa La là con của Xá Lợi.

Xá Lợi Phất vốn là người ngoại đạo, thuộc hạ có một trăm đệ tử. Ông tu một thời gian ngoại đạo, cảm thấy mênh mông không bến bờ nương tựa, trong khi hoang mang buồn khổ, đột nhiên gặp được Tỳ kheo Mã Thắng, hiểu được sự thâm sâu, cao xa của Thích Ca Phật pháp, bèn mang một trăm đệ tử, gia nhập Phật môn.

Tăng Nhất A Hàm Kinh ghi: "Trí tuệ vô cùng, giải quyết được mọi sự nghi ngờ, chỉ có Tỳ Khưu Xá Lợi Phất". Do đó, Xá Lợi Phất được gọi là Đệ nhất Trí tuệ trong chúng đệ tử.

Trí Độ Luận ví Xá Lợi Phất là một con rắn độc "Thế thế tâm kiên bất khả động". Theo như lời đức Phật nói, trước đây có một Quốc vương bị rắn độc cắn, tính mạng nguy kịch, chạy chữa khắp nơi. Đại phu cho rằng, nếu muốn giải độc, chỉ có để cho con rắn độc này hút nọc độc ở vết thương của Quốc vương. Thế là đại phu sắp đặt một chậu lửa ở trên mặt đất, trong chậu đốt lửa ngùn ngụt, bắt con rắn lại, lệnh cho con rắn độc hút nọc độc ở vết thương, nếu không thì sẽ ném nó vào trong chậu lửa thiêu thành tro. Con rắn độc kiên quyết không chịu hút nọc độc, thà là bị thiêu chết còn hơn. Xá Lợi Phất tuyệt không hối hận về việc mà mình đã làm, cho dù ngọn lửa bừng bừng thiêu đốt tấm thân cũng không lay động, là một người có ý chí kiên định.

Thế nhưng, Xá Lợi Phất cũng có mặt trì giới bất nghiêm, khổ hạnh bất thâm. Trí Độ Luận ghi, Xá Lợi Phất tu đạo Bồ tát, qua sông bố thí, có một Bà la môn đến xin mắt. Xá Lợi Phất nói: "Muốn của cải thì ta có thể bố thí cho, nhưng muốn đôi mắt của ta thì làm thế nào được?" Bà la môn nói: "Không cần của cải, chỉ cần đôi mắt, ngài nếu thực sự tu đạo Bồ tát, nên đem đôi mắt dâng tặng". Điều này đối với Xá Lợi Phất, là một sự thử thách rất nghiêm khắc. Xá Lợi Phất không cách nào từ chối, đành móc một con mắt đưa cho Bà la môn.

Bà la môn ngửi con mắt, nói rằng: "Thối thật, thối thật!", nói xong tiện tay vứt xuống đất, đạp nát nhầu. Xá Lợi Phất rất giận, trong lòng nghĩ: "Ta chịu đau móc mắt, ông ta đã không cảm kích, người lại còn làm như thế, thật là dáng ghét! Thôi đi, ta cũng không thèm là Bồ tát nữa, chi bằng vẫn là một La Hán, cầu một cuộc sống vui vẻ vĩnh hằng thôi".
Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 07/09/15 06:03 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • MỤC KIỀN LIÊN
Mục Kiền Liên cũng là một đại đệ tử của đức Thích Ca Mâu Ni Phật, khi đức Phật thăng tòa, ngài luôn đứng ở bên trái đức Phật.

Mục Kiền Liên nghĩa là một lời khen tặng lớn. Vốn dĩ ngài cũng là người ngoại đạo, là huynh đệ tâm đầu ý hợp với Xá Lợi Phất, ngài từng nguyện ước với Xá Lợi Phất rằng, một ngày nào đó nếu có ánh sáng soi đường, thì sẽ dẫn dắt cho nhau. Sau khi Xá Lợi Phất qy y Phật giáo, Mục Kiền Liên cũng như hẹn ước, mang một trăm đệ tử đến quy y. Việc gia nhập của ngài và Xá Lợi Phất, là có tác dụng trùng đại thanh thế của Phật môn. Cho nên trong chúng đệ tử, hai người họ được tôn sùng và có vị trí ngang nhau.

Tăng Nhất A Hàm Kinh nói Mục Kiền Liên "Thần túc khinh cử, phi đáo thập phương" (đôi chân thần thông chỉ bước nhẹ, là có thể bay đến khắp nơi), vì vậy, được gọi là Đệ nhất Thần túc. Mục Kiền Liên vui vẻ bước đi, song trên trời dưới đất không nơi nào mà chưa đi đến. Những câu chuyện có liên quan đến ma quỷ mà ngài kể rất hấp dẫn với mọi người, vì nó là những điều mới lạ.

Tỳ Nại Da ghi: Đức Thích Ca nghỉ ở vườn trúc thành Vương Xá, nghe thấy bên ngoài có tiếng huyên náo, bèn hỏi A Nan, bên ngoài có chuyện gì ồn ào thế? A Nan trả lời: "Mục Kiền Liên du hành khắp nơi, đang kể lại những chuyện đau khổ ở trong dân chúng mà ông đã nghe thấy. Do đó, mọi người đều tụ tập lại đây để nghe thuyết pháp".

Phật Duyên KinhPhật Thuyết Quỷ Vấn Mục Liên Kinh là những quyển kinh nói về việc Mục Kiền Liên kể về hình trạng của các Ngạ quỷ và sự ghi chép lại của nhân quả.

Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất cùng nhau gia nhập Phật môn, cũng cùng nhau vấn đạo Phật môn. Nghe nói, Mục Kiền Liên đi hành khất ở La Duyệt Thành, gặp Phạm chí Bà la môn. Chúng Phạm chí biết Mục Kiền Liên là đệ tử thượng tọa của Phật môn, do bình thường rất thù Phật giáo, bèn xông lên, đánh ngài một trận tan da nát thịt. Mục Kiền Liên thân thọ trọng thương, cố sức về đến nơi Xá Lợi Phất ở. Xá Lợi Phất hỏi ngài sao không chạy trốn, Mục Kiền Liên nói: "Vì túc nghiệp của ta còn quá nặng, nên mới chịu khổ này, trước lúc chết, ta muốn đến đây để từ biệt".

Xá Lợi Phất nói: "Không, nếu chết thì chúng ta cùng chết", thế là hai người đến cáo biệt đức Phật Thích Ca Mâu Ni, rồi lần lượt về quê nhà thuyết pháp cho thân bằng quyến thuộc, cùng về chốn Niết Bàn.
Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 07/09/15 06:03 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • MA HA CA DIẾP
Ca Diếp còn gọi là Diếp Ba, nghĩa là con rùa, còn có thể hiểu là Ẩm Quang. Truyền thuyết nói khi tiền bối tu luyện, có một con linh quy mang bản đồ tiên đến dâng, vì vậy mà đắc đạo, cho nên lấy con rùa làm họ. Lại có truyền thuyết nói ngày xưa có tiên nhân có thể thu lấy ánh sáng mặt trời để ẩn trong đó thì không thể thấy, rõ ràng là thông qua thân thể phát sáng. Ca Diếp là dòng dõi ấy, cho nên họ là Ẩm Quang. Vì sanh ra dưới gốc cây Tất Ba La, nên có tên là Tất Ba La. Trong số đệ tử của đức Thích Ca, có năm người họ Ca Diếp, trong đó gọi là Ca Diếp chỉ có Ma Ha Ca Diếp.

Ca Diếp vốn dĩ ngoại đạo, sau đó gia nhập Phật môn. Ngài mang năm trăm đệ tử ở núi Vi Đề Kha tu Đầu Đà hạnh, nghĩa là trên người mặc cà sa, là Hành Cước Tăng hành khất hóa duyên, giữ lấy đạm bạc, nương náu vô thường. Do việc tu hành này, nên Ca Diếp được gọi là Đệ nhất Đầu đà, là khí trọng của đức Thích Ca, được khen ngợi là "Đại Hành Uyên Quảng".

Tương truyền, có một lần Đại Phạm Thiên vương ở Linh Tựu Sơn dâng Bà La Hoa Kim Sắc cho đức Phật, đức Thích Ca đăng tòa, ngắm hoa để nói sự vi diệu của Phật pháp cho mọi người biết. Lúc ấy trăm vạn người, ngơ ngác không hiểu được sự kỳ diệu của nó, duy chỉ có Ca Diếp mỉm cười, tận tâm lĩnh ngộ.

Đức Thích Ca nói: "Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, không lập văn tự, ngoại đạo không truyền, dặn dò Ma Ha Ca Diếp".

Đây chính là "Tâm Truyền" của đức Phật. Không lâu trước khi đức Thích Ca nhập Niết Bàn, đem y bát giao lại cho Ca Diếp. Như thế, Ca Diếp nhận được địa vị lãnh tụ của Phật giáo sau đức Thích Ca. Sau khi đức Phật viên tịch, Ca Diếp chủ trì kết tập Tam Tạng (Kinh Tạng, Luật Tạng, Luận Tạng), không lâu sau đó, Ca Diếp thấy thọ số của mình sắp tận, bèn lên ngọn Lang Tích Sơn ở nước Magadha, ở giữa ba ngọn núi dâng cà sa Phật, nhập Niết Bàn.
Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 07/09/15 06:03 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • A NAN ĐÀ
A Nan Đà còn gọi là A Nan, nghĩa là niềm vui. Ngài là con trai của Bạch Phạn Vương, em họ của Thích Ca. A Nan hai mươi lăm tuổi xuất gia, theo đức Thích Ca hai mươi lăm năm, luôn theo hầu bên cạnh Ngài.

Trong Phật kinh có nhiều lời khen tặng về A Nan. Tăng Nhất A Hàm Kinh, ông "biết thời rõ vật, chỗ đến vô ngại, chỗ nhớ không quên, nghe nhiều hiểu rộng, phụng sự bề trên". A Nan là một tôn giả có nhiều phẩm chất ưu tú như thành khẩn, chất phác, cần lao, cẩn thận, khiêm tốn, trong sạch, giữ giới, quả dục, nhạy bén..., sự hiểu biết về Phật pháp cũng rất sâu sắc, nhưng địa vị của ngài ngược lại không cao. Trong Tứ Đại Thanh Văn, Thập Lục La Hán cũng không có ngài. Trong thập đại đệ tử của đức Thích Ca ngài là Đệ nhất Đa văn, cũng chính là tri thức uyên bác nhất, nhưng ngược lại địa vị lại ở sau cùng.

Sau khi đức Phật viên tịch, Ca Diếp chủ trì kết tập Tam Tạng. Ở trước mặt các đệ tử của đức Phật, Ca Diếp ngang nhiên kéo A Nan ra, chỉ trích ngài "Ngươi là thứ mạc tận, không được ở đây". A Nan bị làm cho khốn đốn tột cùng, đành thể hiện: "Tự hối hận trách mình". Đêm hôm đó, A Nan đi tìm Ca Diếp, Ca Diếp đóng cửa không tiếp, để cho A Nan chui vào từ lỗ khóa. A Nan quả nhiên chui vào phòng từ lỗ khóa, điều này chứng minh A Nan đã đắc đạo, Ca Diếp đành phải để ông thăng Sư Tử tòa, phục thuật Kinh Tạng.

Theo Đại Đường Tây Thành Ký, trước khi A Nan nhập Niết Bàn, rời khỏi Ma Kiệt Đà, đi về Tỳ Xá Ly. Trong khi ông qua biên giới giữa hai nước, vì hai quốc vương của hai nước đều muốn giữ ngài ở lại nước mình, bèn phát binh muốn tranh đoạt. A Nan sợ hai nước vì thế mà gây chiến tranh, bèn từ trên thuyền bay lên không trung hóa lửa tự thiêu, khiến cho xá lợi lần lượt rơi ở hai bên bờ. Quốc vương hai nước nhặt lấy xá lợi thờ cúng ở ngọn tháp nước mình, gọi là A Nan Tôn Giả Bán Thân Xá Lợi Tháp.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • VĂN THÙ BỒ TÁT
Tên đầy đủ của Văn Thù là Văn Thù Sư Lợi, nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Nghe nói ngài cũng là Đệ nhất Trí tuệ Tài biện trong chư đại Bồ tát. Pháp tượng điển hình của ngài là Đỉnh Kết Ngũ Kế, tay cầm bảo kiếm, ngồi trên Liên Hoa Bảo tòa, cưỡi sư tử, đây là tượng trưng cho trí tuệ, tài ăn nói, sự nhạy bén, uy mãnh. Tôn hiệu đẹp đẽ của ngài là "Đại Trí Văn Thù".

Văn Thù Bồ tát ở Ngũ Đài Son, Hoa Nghiêm Kinh Bồ Tát Trú Sở Phẩm ghi: "Đông Bắc có nơi tên là Thanh Lương Sơn..., thì hiện nay có Bồ tát tên gọi là Văn Thù Sư Lợi". Ngũ Đài Sơn "đóng băng theo năm tháng, mùa hạ vẫn có tuyết rơi, chưa từng có mùa hạ nóng bức, cho nên gọi là Thanh Lương" (Hoa Nghiêm Kinh Sớ). Do đó, bèn lấy Ngũ Đài Sơn làm nơi tu hành của Văn Thù Bồ tát.

Từ thời Bắc Ngụy, Ngũ Đài Sơn đã xây lên Phật tự, đến năm Khai Nguyên đời Đường là cực thịnh.
  • PHỔ HIỀN BỒ TÁT
Tiếng Phạn của Phổ Hiền tên là "Tam Mạn Đa Phát Đà La". Ngài tượng trưng cho tất cả lý đức, hạnh đức của chư Phật, đại biểu cho "đức" và "hạnh". Ngài có dức diên mệnh (đức mệnh lâu dài), từng phát Thập Chúng Quảng Đại Hạnh Nguyện, muốn làm công việc hùng pháp cho Phật giáo. Tôn hiệu đẹp đẽ của ngài là "Đại Hạnh Phổ Hiền". Bạch tượng là tượng trưng cho nguyện hành quảng đại và công đức viên mãn của ngài, cho nên Phổ Hiền cưỡi con bạch tượng sáu ngà.

Hình tượng của Phổ Hiển, Thai Tạng Giới là chắp hai tay, hoặc tay trái cầm Thanh Liên, tay phải duỗi thẳng bàn tay; Kim Cang Giới lại gọi là Kim Cang Tát, là Kim Cang Thủ Bồ tát, là thần hộ pháp của đức Phật, thủ lãnh của các Kim Cang. Hình tượng của ngài là đầu đội ngũ Phật quan, tay trái chống nạnh hoặc cầm chuông, tay phải cầm Kim Cang Chử. Bạch tượng mà ngài cưỡi là thần thể của Đại Thánh Thiên Vương.

Phổ Hiền Bồ tát sống ở Nga Mi Sơn, trong đó Đại Nga là nơi tu hành của ngài.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • BÁT ĐẠI BỒ TÁT
Bát Đại Bồ Tát là những đại biểu trong Đại Bồ Tát Đẳng Giác Vị. Bát Đại Bồ Tát bao gồm những ai, sắp xếp thứ tự như thế nào, trong các kinh ghi chép không giống nhau.

Bốn thuyết pháp tiêu biểu là:
  • - Thất Phật Dược Sư Kinh gồm: Văn Thù Sư Lợi (Diệu Cát Tường), Quan Thế Âm (Quán Tự Tại), Đại Thế Chí, Vô Tận Ý, Bảo Đàn Hoa Dược Vương, Dược Thượng, Di Lặc (Từ Thị).

    - Bát Đại Bồ Tát Mạn Trà Lạc Kinh gồm: Quan Thế Âm, Di Lặc, Hư Không Tạng, Phổ Hiền, Kim Cang Thủ, Văn Thù Sư Lợi, Trừ Cái Chướng, Địa Tạng.

    - Bát Đại Bồ Tát Kinh gồm: Văn Thù Sư Lợi, Quan Thế Âm, Di Lặc, Hư Không Tạng, Phổ Hiền, Kim Cang Thủ, Trừ Cái Chướng, Địa Tạng.

    - Đại Diệu Kim Cang Kinh gồm: Kim Cang Thủ, Văn Thù Sư Lợi, Hư Không Tạng, Di Lặc, Quan Thế Âm, Địa Tạng, Trừ Cái Chướng, Phổ Hiền.

    THẬP NHỊ VIÊN GIÁC BỒ TÁT
Viên Giác nghĩa là "linh giác viên mãn", cũng là "tu hành giác ngộ viên mãn".

Theo Viên Mãn Kinh ghi, mười hai vị Bồ tát Viên Mãn là: Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền Bồ tát, Phổ Nhãn Bồ tát, Kim Cang Thủ Bồ tát, Di Lặc Bồ tát, Thanh Tịnh Huệ Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Quan Thế Âm Bồ tát, Tịnh Nghiệp Chướng Bồ tát, Phổ Giác Bồ tát, Viên Mãn Bồ tát, Hiền Thiện Thủ Bồ tát.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • TAM THẬP TAM QUÁN ÂM BỒ TÁT
Ba mươi hai vị Quán Âm, mỗi vị có một tên gọi và đặc điểm riêng:
  1. Dương Chi Quán Âm: Tay cầm Tịnh bình, lập tượng của dương chi, thường đội Nữ Thức Phong Mão và khoác trên vai khăn dài.
  2. Long Đầu Quán Âm: Cưỡi rồng trong mây.
  3. Độc Kinh Quán Âm: Ngồi trên tảng đá, tay cầm quyển kinh.
  4. Viên Quang Quán Âm: Phía sau lưng có hào quang tỏa sáng.
  5. Du Hí Quán Âm: Cưỡi trên đám mây ngũ sắc với tư thế khoan thai.
  6. Bạch Y Quán Âm: Tay trái cầm hoa sen, tay phải bấm ấn nguyện. Theo Tăng Già Giới Luật, không được mặc áo trắng cho nên hình tượng này rất ít thấy.
  7. Liên Ngọa Quán Âm: Tọa trên đóa hoa sen trong ao.
  8. Long Bối Quán Âm: Dựa vào vách núi, mắt trông về dòng suối chảy.
  9. Thí Dược Quán Âm: Tay phải chống má, tay trái đặt trên đầu gối cầm hoa sen.
  10. Ngư Lãm Quán Âm: Chân đạp con trạch, tay cầm giỏ trúc đầy cá hoặc tay kia cầm giỏ cá.
  11. Đức Vương Quán Âm: Tay cầm gậy làm từ cành cây, ngồi ở bờ đá.
  12. Thủy Nguyệt Quán Âm: Ngắm ánh trăng dưới nước.
  13. Nhất Diệp Quán Âm: Cưỡi trên hoa sen trôi trên mặt nước.
  14. Thanh Cảnh Quán Âm: Truyền thuyết nói Giáng Quỷ Đại Thần Hiển Bà nuốt phải thuốc độc nổi lên từ trên biển, chất độc phát tác ở cổ, đốt cháy phần cổ. Sau đó biến hóa thành Quán Âm Giáng Quỷ cứu chứng mà chữa độc ở cổ.
  15. Uy Đức Quán Âm: Tay trái cầm hoa sen, ngồi trên mỏm đá.
  16. Diên Mệnh Quán Âm: Đầu đội mũ Bảo Phật tượng.
  17. Chúng Bảo Quán Âm: Ngồi trên mặt đất, tay phải hướng xuống đất, tay trái đặt trên gối.
  18. Nham Hộ Quán Âm: Ngồi ở trong hang núi.
  19. Năng Tịnh Quán Âm: Đứng trên mỏm đá trông ra biển trầm tư suy nghĩ.
  20. A Nậu Quán Âm: A Nậu nghĩa là "rất nhỏ". Chỉ có thiên nhãn, luận vương nhãn và Bồ tát Năng Đắc Phật quả mới có thể trông thấy. Thường trông ra biển.
  21. A Ma Đề Quán Âm: Cưỡi sư tử mà thân tỏa hào quang.
  22. Diệp Y Quán Âm: Ngồi trên mỏn đá có lót lá cỏ.
  23. Lưu Ly Quán Âm: Tay cầm lư hương. Còn gọi là "Hương Vương Bồ tát", "Hương Vương Quán Âm".
  24. Đa La Tôn Quán Âm: Là một phụ nữ trung niên, chắp tay cầm hoa sen xanh, thuộc phái Mật tông.
  25. Cáp Lợi Bồ Tát: Cưỡi trên con sò hoặc ở trong hai vỏ của con sò.
  26. Lục Thời Quán Âm: Trong trang phục cư sĩ, rất ít thấy.
  27. Mã Lang Phụ Quán Âm: Là hình tượng một phụ nữ dân gian.
  28. Hợp Chưởng Quán Âm: Có đặc điểm là chắp tay.
  29. Nhất Như Quán Âm: Cưỡi mây bay.
  30. Hoàn Nhị Quán Âm: Hai tay buông xuôi, ngồi trên lá sen trong hồ nước.
  31. Trì Liên Quán Âm: Có khuôn mặt của một thiếu nữ, hai tay cầm hoa sen, ngồi trên lá sen.
  32. Sa Thủy Quán Âm: Còn gọi là "Trích Thủy Quán Âm", tay trái cầm bình cam lộ.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • LA HÁN
Phật giáo đồ tu hành là để giải thoát sinh tử khỏi kiếp luân hồi. Tam quả vị trước của tu hành đều không thể vượt khỏi lục đạo luân hồi, quả thứ tư là A la hán quả, vạn hạnh viên mãn, vĩnh viễn sẽ không đầu thai chuyển thế mà vướng vào cái khổ của "sinh tử luân hồi". Người được quả vị này thì gọi là A la hán, gọi tắt là La hán. Đây là thành tựu lớn nhất mà Tiểu thừa Phật giáo nguyên thủy có thể đạt đến.
  • TỨ ĐẠI THANH VĂN
Địa vị của Tứ Đại Thanh Văn chỉ sau đức Thích Ca, là cốt lõi của Phật môn. Khi đức Thích Ca tại thế, họ là trụ trì chính của giáo vụ, sau khi đức Thích Ca đi vào cõi Niết Bàn, họ là người kế thừa hùng dương Phật pháp.

Thành viên của Tứ Đại Thanh Văn đến nay vẫn chưa xác định chính xác là những ai, nhưng có hai thuyết phổ biến, thuyết thứ nhất gồm: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Tu Tát Đề, còn thuyết thứ hai là: Ca Diếp, Quân Đồ Bát Thán, Binh Đầu Lô, La Lĩ La.
  • THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
Đức Thích Ca sinh tiền có mười đại đệ tử, họ có đạo hạnh xuất chúng trong chúng đệ tử. Trong đó Xá Lợi Phật gọi là Đệ nhất Trí tuệ; Mục Kiền Liên gọi là Đệ nhất Thần túc; Ca Diếp gọi là Đệ nhất Đầu đà; A Na Luật gọi là Đệ nhất Thiên nhãn; Tu Bồ Đề gọi là Đệ nhất Giải không; Phú Lâu Na gọi là Đệ nhất Thuyết pháp; Ca Chiên Diên gọi là Đệ nhất Nghị Luận; Ưu Bà Li gọi là Đệ nhất Trì luật; La Lĩ La gọi là Đệ nhất Mật hành; A Nan Đà gọi là Đệ nhất Đa văn.

Thập Đại Đệ Tử này đều là thân truyền của đức Thích Ca, do đó đều là Thanh Văn, lại đều đắc A la hán quả, do đó cũng đều là La hán.
  • THẬP LỤC LA HÁN
Hiện trong kinh Phật dịch bằng chữ Hán còn giữ lại Thập Lục La hán. Điển cứ sớm nhất có liên quan đến danh hiệu Thập Lục La hán được tìm thấy trong Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La Sở Thuyết Pháp Trú Ký của đại sư Huyền Trang đời Đường dịch, theo đó danh hiệu Thập Lục La hán là như sau:
  • - Vị thứ nhất: Binh Độ La Bạt La Nọa Lãn, Bạch My Hảo Thủ, thường gọi là "Trường My La hán".

    - Vị thứ hai: Ca Nặc Ca Phạt Sai, theo Phật Thuyết A La Hán Cụ Đức Kinh nói, ngài là "Thanh văn biết tất cả phép thiện ác".

    - Vị thứ ba: Ca Nặc Ca Bạt Lí Nọa Lãn.

    - Vị thứ tư: Tô Tần Đà.

    - Vị thứ năm: Nặc Cử La.

    - Vị thứ sáu: Bạt Đà La, là một người hầu của đức Phật.

    - Vị thứ bảy: Ca Lí La, một người hầu của đức Phật.

    - Vị thứ tám: Phạt Lăn La Phất Đa La.

    - Vị thứ chín: Mậu Bác Ca.

    - Vị thứ mười: Bán Thác Ca.

    - Vị thứ mười một: La Hỗ La, đứa con trai độc nhất khi đức Phật tại tục.

    - Vị thứ mười hai: Na Gia Tê Na. Sinh ra sau khi đức Phật viên tịch.

    - Vị thứ mười ba: Nhân Kiết Đà.

    - Vị thứ mười bốn: Phạt Na Bà Tư.

    - Vị thứ mười lăm: A Thị Đa.

    - Vị thứ mười sáu: Chú Trà Bàn Thác Ca. Là anh em sinh đôi với Bán Thác Ca, anh thông minh, em ngu xuẩn.
  • THẬP BÁT LA HÁN
Hình tượng sớm nhất của Thập Bát La hán được ghi lại trong Thập Bát Đại A La Hán Tụng của Tô Thức. Về sau, nó được ghi lại trong Phật Tổ Thống Ký của Lão Bàn Sở Trứ. Ngoài mười sáu vị La hán nói trên ra, vị thứ mười bảy và thứ mười tám là Ca Diếp và Quân Đồ Bát Thán. Giữa năm Càn Long đời nhà Thanh, Hoàng Đế và Chương Gia Hồ Đồ Khắc Đồ cho rằng vị thứ mười là Giáng Long La Hán (Ca Diếp tôn giả), vị thứ mười tám là Phục Hổ La Hán (Di Lặc tôn giả).
  • NGŨ BÁCH LA HÁN
Con số năm trăm này ở trong kinh Phật rất nhiều. Năm trăm vị La hán là một tập thể thường thấy trong kinh Phật. Thập Tụng Luật ghi, khi đức Thích Ca ra đời,c ó năm trăm vị đệ tử theo hàu nghe pháp, sau khi đức Thích Ca nhập Niết Bàn, Ca Diếp dẫn năm trăm vị Tỳ kheo ở thành Vương Xá kết tập Tam Tạng. Lúc đó, Phú Lầu Na dẫn năm trăm vị Tỳ kheo đến gia nhập Phật môn. Trong Kinh Pháp Hoa có Ngũ Bách Đệ Tử Thụ Ký Phẩm. Trong Niết Bàn KinhPhật Ngũ Bách Đệ Tử Bổn Khởi Kinh, đều có năm trăm đệ tử nói về nhân duyên của mình. Kinh Phật có nói đến rất nhiều về chỗ ở của năm trăm vị La hán, ngược lại không nói đến tôn tánh, đại danh của họ.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

LA HÁN VÀ SA DI
Trong Đại Trí Độ Luận ghi, phát tâm Bồ tát chia làm hai loại. Một là tu hạnh các Ba La Mật Kinh, một loại chỉ dựa vào lòng không phát.

Đạo nhân tu hạnh Bồ tát, việc tuy không thành, nhưng có thể hơn tất cả mọi người khác. Giống như chuyện Ca La Tần Ca Điểu, khi còn trong trứng đã phát ra âm thanh, khi chưa nứt vỏ thực sự đã hơn tất cả loài chim.

Trước đây có một vị La Hán, tên gọi là Nhất Lục Thông. Ngày nọ, ngài ra ngoài hóa duyên, trên đường gặp một tiểu Sa Di, ngài rất vui, bèn muốn để cho hắn mang giúp hành lý.

"Vậy được", tiểu Sa Di cũng nghe lời.

La Hán bèn đưa y bát cho tiểu Sa Di cầm lấy, mà hai tay La Hán cũng không cầm gì. La Hán đi trước mặt cười rất đắc ý, nhất thời thân tâm đều nhẹ nhõm hơn nhiều.

Tiểu Sa Di theo sau ngài, trên vai gánh lấy ý bát của La Hán.

"La Hán, La Hán", Sa Di vừa đi theo một lúc lại gọi lên.

"Chuyện gì thế tiểu Sa Di?" La Hán cho rằng cậu ghét y bát quá nặng, bèn nói một câu trêu ghẹo rằng: "Thế nào, hành lý quá nhẹ sao?" Nói xong, rồi đi về phía trước một cách tự tại.

"La Hán, La Hán", chưa đi được mấy bước, tiểu Sa Di lại gọi.

"Nếu ngươi có chuyện gì nói mau đi", La Hán lại không hiểu trò gì của tiểu Sa Di.

"Tôi nên lấy Phật thừa mà nhập Niết bàn", tiểu Sa Di nói.

"À! Thật đắc tội, mau để ta cầm y bát đi". La Hán biết tâm chí của tiểu Sa Di này to hơn mình, ngạc nhiên, vội vã cáo tội. Ngay lập tức La Hán lấy y bát của mình lại mang trên vai, lại nhường cho tiểu Sa Di đi trước.

Thế là tiểu Sa Di đi ở phía trước La Hán. Cậu đi và đột nhiên trong lòng lóe lên một ý: "Đạo Phật này thật khó, trong sanh tử luân hồi còn phải qua vô số nạn. Những ngày tháng khổ hạnh còn dài! Ta vẫn là lấy Tiểu thừa để nhập Niết bàn sớm thì tốt hơn".

Không ngờ tiểu Sa Di vừa có ý nghĩ này, La Hán lập tức nổi giận, kéo tiểu Sa Di lại, lấy y bát trên vai đưa cho cậu và nói rằng: "Ê, mang lấy y bát cho ta! Ngươi vẫn cứ đi ở phía sau ta".

Tiểu Sa Di đành mang y bát của La Hán, buồn bã đi sau lưng La Hán.

Lần này đi một đường khá dài.

"La Hán, La Hán", tiểu Sa Di lại gọi.

"Sao rồi? Tiểu Sa Di" La Hán hỏi mà không quay đầu lại.

"Sao ngài lại không để cho tôi đi ở phía sau ngài một lúc, rồi lại để cho tôi đi phía trước ngài một lúc? Ngài nổi giận rồi à?", tiểu Sa Di ở phía sau buồn bã cả buổi, cuối cùng hỏi.

"Một tiểu tăng vừa mới xuất gia mấy ngày, sao ta lại nổi giận với ngươi chứ? Đừng nói bừa nữa?"

"Vậy thì tại sao chứ?", tiểu Sa Di hỏi với vẻ không hiểu.

"Tại sao à, về hỏi thầy ngươi thì sẽ biết thôi". La Hán nói xong bèn cười và tiếp tục lên đường.

Sau khi tiểu tăng về đến Phật tự, bèn đem chuyện gặp trên đường hôm nay kể cho thầy của cậu nghe, xong lại hỏi nguyên nhân. Ông thầy là một cao tăng hơn tám mươi tuổi. Sau khi ông nghe xong, nhắm mắt trầm tư một hồi, bèn nói với tiểu Sa Di rằng: "Ban đầu con phát nguyện thành Phật, tấm lòng ấy rất quý trọng, vị trí ấy là thầy ta, chư Bích Chi Phật đều nên cúng dường đức Phật, huống hồ gì là La Hán, cho nên La Hán để cho con đi phía trước, càng không chịu để con thay ông ta mang y bát; sau đó lòng con lại sinh hối hận, đại chí hóa nhỏ, muốn Tiểu thừa nhập Niết bàn, như thế, vị La Hán ấy đương nhiên bất tất phải cũng dường con".

Sau khi tiểu Sa Di nghe xong, bèn đắc ngộ, từ đó lại chuyển tâm phát nguyện từ Đại thừa để nhập Niết bàn.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

VĂN THÙ BỒ TÁT LỆNH CHÚNG PHÁT ĐẠO TÂM
Trước đây rất lâu, có hai trăm vị thiên tử phát lòng Bồ đề, tiếc là họ đều không kiên định, ai ai cũng muốn đầu cơ thủ xảo.

Họ ảnh hưởng lẫn nhau, dẫn đến ai ai cũng đều sợ sự gian nan của Phật đạo, không chịu an tâm học Bồ tát đạo, còn nói: "Học Bồ tát đạo không bằng từ một La hán Bích chi Phật đạo mà nhập thẳng Niết Bàn".

Văn Thù Sư Lợi biết được cách nghĩ của những người này, trong lòng nghĩ: Những người này đều có thể thành Bồ tát, nhưng đều sợ khổ mà muốn rút lui. Ta phải nghĩ cách giáo hóa họ, không thể để họ rút lui, nên để họ thành Bồ tát kiên định mới thôi.

Nghĩ dến đây, Văn Thù Sư Lợi bèn biến thành một Ca La Việt, bưng một bát đầy cơm bách vị, đến trước mặt đức Phật dâng lên. Đức Phật nhận ngay lấy.

Văn Thù Sư Lợi bạch với đức Phật: "Thưa đức Thế Tôn, phải vì đây mà báo ân đức Ngài?"

"Đấy là nghĩa gì?" Xá Lợi Phất đứng bên cạnh đức Phật có chút nghi hoặc hỏi.

"Con hãy xem đây".

Đức Như Lai nói xong, bèn ném cái bát xuống, cái bát chứa đầy cơm bách vị rơi thẳng xuống các chùa.

Một bát cơm bách vị bay qua không trung của các nước có chùa Phật, bay mãi qua bảy mươi hai Hằng Hà Sa Sa Thổ.

Bát bay đến một nơi gọi là Khu A Sa, đức Phật ở nơi này hiệu là Quang Minh Vương. Khi bát bay qua từ không trung đến sa thổ của ông thì ngừng lại.

Người hầu trong chùa trông thấy một cái bát ngừng trên không trung, đều ngạc nhiên hỏi Quang Minh Vương Phật: "Chuyện gì thế thưa đức Phật?"

Quang Minh Vương Phật trả lời rằng: "Phạm Thiên Thượng có một hiệu là Thích Ca Văn Phật, bát bay từ chỗ ông ấy qua, nghĩa là cứu vớt lấy những người không kiên định học Bồ tát đạo mà muốn rút lui".

Trong lòng các người hầu lúc này mới hiểu rõ và mới bắt đầu kiên định Phật đạo.

Những nơi mà bát bay qua, phàm là người hầu trong chùa, không một ai không biết trên trời thực sự có một đức Như Lai Phật.

Trên Phạm Thiên, từ sau khi bát bay đi, đã biến mất không tung tích. Một lúc sau, đức Phật mới nói với Xá Lợi Phất rằng: "Con hãy đi mang bát về đi?"

Xá Lợi Phất thừa uy thần của đức Phật, dựa vào thần lực trí tuệ, dùng vạn định pháp công, qua mấy vạn ngôi chùa, cũng không thấy hình dạng của cái bát. Ngài mất đi lòng tin, từ tam định pháp công lại quay về, đến trước đức Như Lai nói rằng:

"Thưa đức Thế Tôn, con không tìm được bát".

Đức Như Lai quay sang nói với Mục Kiền Liên rằng: "Con đi mang bát về đi".

Mục Kiền Liên lầm lũi ra đi. Qua một lút sau, cũng cúi đầu buồn bã quay về nói rằng cái bát không biết đi đường nào.

Đức Phật lại để cho Bồ Đề Ngũ Bách Tôn giả đi tìm bát cũng không tìm được tung tích của nó.

Di Lặc trông thấy các Bồ tát đi khắp phương trời nhưng rốt cuộc không tìm được bát về, bèn tự mình hăng hái đi tìm, nhưng ông cũng về tay không.

Đức Như Lai nhìn Văn Thù Sư Lợi, nói: "Thế nào, đã đến lúc ngài phải đi một chuyến rồi".

Văn Thù Sư Lợi vẫn ngồi trên tọa vị, song không đứng dậy, mà nhập Tam Mê Định Pháp, dùng tay phải chỉ xuống đất, đi qua các Phật tự, tất cả những nơi mà ngài đi qua đều vì thế mà chấn động, người ở trần gian đều trông thấy Văn Thù qua bảy mươi hai Hằng Ha Sa Sa Thổ.

Mọi người đều nhìn thấy rõ, giữa những sợi lông tơ trong cánh tay của Văn Thù Bồ tát đều có muôn vàn hào quang tỏa sáng và muôn vàn đóa hoa sen, trên mỗi dóa hoa sen đều có một vị Bồ tát ngồi.

Tất cả mọi người không ai không ca tụng, tán dương công đức của Như Lai, Thanh Văn Bồ tát.

Lúc này, đức Như Lai buông ánh sáng dưới bàn chân, chiếu sáng cả nhân gian, chiếu sáng cả bảy mươi hai Hằng Hà Sa Sa Thổ.

Phàm là những người trông thấy Phật quang đều được Ma Tỳ Đế Tam Muội Chân Pháp, không ai không giác ngộ, không ai không kiên định lòng tin đối với Phật pháp.

Sau khi Văn Thù Sư Lợi trông thấy bát, dùng tay phải bắt lấy, cùng các Bồ tát bay về trời, tay cầm bát dâng lên đức Phật.

Đức Như Lai nói rằng: "Xá Lợi Phất, ta kể cho con một câu chuyện trong vô số kiếp thời quá khứ".

Lúc ấy, có một đức Phật gọi là Dũng Mạc Năng Thắng, có một Tỳ kheo tăng gọi là Tuệ Vương.

Tỳ kheo tăng cầm bát vào thành một nước nọ, ngài xin được một bát cơm bách vị, sau đó từ trong thành đi ra ngoài.

Có một đứa con trai của tôn giả tên là Ly Hậu Vương. Lúc bấy giờ, nhũ mẫu của Ly Hậu Vương đang ôm cậu đứng ở trước cửa thành, từ xa cậu ta đã trông thấy Tỳ kheo mang bát cơm bách vị đi qua, bèn từ trong lòng nhũ mẫu nhảy xuống, đuổi theo Tỳ kheo tăng mà đòi cơm bách vị.

"Tỳ kheo tăng, Tỳ kheo tăng, cho tôi một ít cơm bách vị ăn đi". Ly Hậu Vương đuổi theo phía sau gọi.

Tỳ kheo tăng lập tức lấy bánh ngọt ra cho cậu bé ăn.

"Ngọt lắm, thật thơm! Con muốn ăn", Ly Hậu Vương vừa ăn vừa đi theo vị Tỳ kheo tăng.

Ly Hậu Vương theo Tỳ kheo tăng đến nơi ở của đức Phật Dũng Mạc Năng Thắng, sau khi khấu đầu với đức Phật, bèn ngồi một bên.

"Này con, con mang bát cơm này đi kính Phật". Tỳ kheo tăng nói.

Ly Hậu Vương bèn làm theo lời ngài.

Dũng Mạc Năng Thắng Phật tiếp lấy bát cơm bách vị và ăn, khi ngài ăn no rồi, trong bát vẫn còn đầy ắp cơm, như chưa ăn qua vậy.

Đức Phật mang bát cơm bách vị chia cho tám vạn bốn ngàn Tỳ kheo và một vạn hai ngàn Bồ tát, ai cũng đều ăn no, nhưng trong bát vẫn còn đầy ăm ắp.

Đức Phật đưa bát cơm bách vị cho Ly Hậu Vương, sau khi Ly Hậu Vương ăn xong trong bát lại đầy.

"Thưa đức Phật, thật là kỳ diệu!" Ly Hậu Vương nói.

Đức Phật dùng thần uy khiến Ly Hậu Vương từ cuộc sống hạnh phúc trần tục, theo Tỳ kheo tăng thọ ngũ giới phát lòng Bồ tát.

Lại nói đến việc Ly Hậu Vương theo sau Tỳ kheo tăng, nhũ mẫu của cậu khóc than đuổi theo nửa ngày cũng không đuổi kịp, bèn vội vã quay về nhà báo cho cha mẹ cậu.

Cha mẹ của Ly Hậu Vương đi theo tìm đường đến nơi đức Phật ở, sau khi hành lễ liên bạch với đức Phật rằng: "Đức Phật an lành! Hôm nay con đến tìm con trai của con đã mạo muội đến chỗ ngài, rất vui được diện kiến ngài, chịu ân đức của ngài, con trai con đã bình an vô sự".

Ly Hậu Vương gặp cha mẹ, vui mừng nói rằng: "Thưa cha mẹ, con hiện giờ đã đắc Bồ tát pháp, nguyện là một Sa Môn".

Cha mẹ nghe xong, suy đi nghĩ lại, một lúc sau vui mừng, nói rằng: "Chúng ta cũng phát lòng Bồ tát, theo con nhập đạo, con trai".

Đức Như Lai giảng xong chuyện này nói rằng: "Tuệ Vương Tỳ kheo là Văn Thù Sư Lợi hiện nay, đứa trẻ Ly Hậu Vương này là ta. Như ta cùng thân Phật không tính đếm số kia, bất cứ Phật nào của a tăng kỳ sát thổ (vô số đất Phật) cũng toàn là công đức của Văn Thù Sư Lợi giáo hóa phát động nhập đạo, chúng ta chịu ân đức của Văn Thù Sư Lợi".

Hai trăm Thiên Tử phát Bồ tát tâm ấy nghĩ rằng: "Cả đức Thích Ca Văn Phật cũng đều chịu sự khai thị của Văn Thù Sư Lợi mà phát tâm tự chí thành Phật, vậy chúng ta tại sao lại lười biếng chậm trễ không khổ luyện chứ?"

Nghĩ dến đấy, hai trăm thiên tử bèn quyết tâm khổ tu Bồ tát đạo, để cầu thành Phật, Bồ tát đạo hạnh từ đấy kiên định bất di.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CÂU CHUYỆN A DỤC VƯƠNG KHUYÊN EM TRAI TIN PHẬT
A Dục Vương Kinh ghi, A Dục Vương đăng cơ kế vị không lâu, thì sách lập em trai mình Đế Tu làm thái tử. A Dục Vương thường nói với em trai rằng: "Em nên sống theo sự tôn sùng, giáo huấn của đức Phật, tin tưởng, lương thiện và nhẫn nhịn khoan dung".

Trong một lần đi săn, Đế Tu đi vào một khu rừng rậm rạp. Trong khi ông tìm thú săn ở khắp nơi, đột nhiên trông thấy một cảnh tượng kỳ dị, chỉ thấy một người đang để cho ngọn lửa cháy ngùn ngụt đốt thân thể mình. Ông cho rằng đây là tiên nhân, đồng thời nghĩ về cuộc sống của A Dục Vương, bèn thả bộ đến phía trước, cúi đầu, gập người chào rất cung kính, rồi hỏi vị tiên nhân ấy rằng: "Xin hỏi, ngài sống ở đây đã bao lâu rồi? Ngài lấy gì để làm y phục, lấy thức ăn gì để nuôi sống cơ thể? Làm thế nào mà ngài có thể nằm ngủ một cách an toàn và thoải mái, quên hết tình cảm và dục vọng của mình?"

Vị tiên nhân kỳ dị này trả lời rằng: "Ta sống ở đây mười hai năm rồi, trong thời gian này, ta lấy trái cây, củ rễ làm thức ăn, dùng lá cọ để kết thành y phục che thân, dùng lá cỏ khô để làm giường ngủ. Nhưng, chỉ cần có những con nai mỹ lệ ôn hòa, thuần thục, thương yêu nhau, thì sẽ khiến ta hướng về ý niệm người thân đối với khác giới".

Đế Tu nghe đến đây, cảm thấy có chút nghi hoặc, trong lòng thầm nghĩ: "Tu hành gian nan như thế này, vẫn không thể giải trừ tâm niệm dục vọng, vậy chúng đệ tử của đức Phật sao lại có thể vui với tu hành chứ? Lại làm thế nào có thể khống chế các dục vọng của mình chứ? Trong lòng đã bị dao động bởi dục vọng, thì làm sao có thể sinh ra lòng ghét bỏ đối với vinh hoa thế tục chứ? Thế là bèn nói: "Tiên nhân tu hành giỏi như thế này, bình tâm tịnh khí, không ăn mặn, chỉ ăn lá cây rễ cỏ, cũng còn không thể giải trừ dục vọng và dục niệm, vậy thì ta hà tất phải vất bỏ đi tất cả những hưởng thụ chứ?"

Sau khi Đế Tu về, đem chuyện mình đã gặp tiên nhân nói cho A Dục Vương, rồi nói: "Ta nghĩ những đệ tử Phật môn ấy mê hoặc huynh, khiến huynh cho rằng họ thực sự có nhiều công đức".

Sau khi A Dục Vương nghe xong, suy đi nghĩ lại và triệu tập một số đại thần để bàn tính: "Em trai ta thâm tín ngoại đạo, sinh nghi kỵ với sự huyền vi của Phật giáo. Các ngươi nói, làm thế nào để cho hắn có một nhận thức và lý giải chính xác về Phật pháp chánh đạo? Phải làm một điều gì đó thật khéo léo, khiến cho hắn tín ngưỡng Phật pháp".

A Dục Vương lại nói: "Ta có cách này, ta giả bộ đến nhà tắm, đợi đến sau khi ta vào nhà tắm rồi, các ngươi hãy xúi dục hắn, nói một vài lời tốt đẹp về việc làm quốc vương hưởng phúc như thế nào, uy phong như thế nào. Nếu hắn không phản kháng, hãy mang y phục của ta mặc cho hắn, khen hắn sau khi mặc giống như một đại quốc vương, lại khuyên hắn lên ngồi trên ngai vàng của ta, sau đó hãy..."

Sau khi mọi việc đã được an bài, A Dục Vương cố ý để Đế Tu đến bàn một số chuyện bình thường trong triều, lại cho gọi một vài vị đại thần đến bàn một số chuyện không mấy gì quan trọng. Một lúc sau, A Dục Vương giả bộ muốn đi tắm, để Đế Tu và các vị đại thần ở lại nói chuyện phiếm. Các vị đại thần thừa cơ tán dương, tâng bốc Đế Tu anh minh, có mỹ đức làm một quốc vương, lại nói làm quốc vương thì giàu có như thế nào, tiền bạc mỹ nữ không gì không có. Thấy Đế Tu không có gì phản đối, các vị đại thần bèn mặc y phục của A Dục Vương cho Đế Tu, để hắn ngồi trên ngai vàng của quốc vương.

Lúc này, A Dục Vương xuất hiện, ông thấy Đế Tu ngồi trên vương vị, giả bộ nổi giận, hét lớn rằng: "Hiện giờ ta vẫn chưa chết, người đã ngồi lên vương vị của ta rồi, thế mà được ư? Mau bắt hắn lại cho ta, áp giải mang ra ngoài giết chết!"

Cận vệ nghe thấy mệnh lệnh của A Dục Vương, vây lấy Đế Tu, muốn bắt lấy Đế Tu. Vài vị đại thần vội vã giải thích với A Dục Vương, kể lại rành mạch toàn bộ câu chuyện cho A Dục Vương nghe. Họ khuyên A Dục Vương rằng: "Đế Tu chẳng qua chỉ nhất thời hiếu kỳ, mới quên đi quốc pháp, bất luận người có làm sai chuyện gì đi nữa, người rốt cuộc là em trai ruột của quốc vương, sao ngài có thể dứt tình anh em chứ? Xin quốc vương hãy tha thứ cho sự vô lễ của Đế Tu, đừng sinh lòng oán hận".

A Dục Vương trả lời rằng: "Nói như thế, ta cũng nên nhẫn nhịn về sự sĩ nhục của hắn đối với ta rồi! Không phải hắn muốn làm quốc vương sao? Thôi được, ta đáp ứng cho hắn. Kể từ bây giờ, trong vòng bảy ngày, ta tạm thời giao quyền lực quốc vương cho hắn. Biểu diễn các loại ca vũ cho hắn xem, dâng cho hắn các mỹ nữ để hắn tận hưởng, lại cho hắn ăn các món ngon và đáp mọi yêu cầu của hắn. Sau bảy ngày, lập tức xử tử".

Dân chúng nghe nói về chuyện này, đều muốn đi diện kiến quốc vương, hỏi xem rốt cuộc là chuyện như thế nào, nhưng thấy trước cửa vương cung có nhiều cận vệ canh gác, còn có dao phủ cầm dao đứng ở bên cửa, đành dừng bước không dám tiến lên trước.

Mỗi ngày, đều có người bẫm báo lại cho A Dục Vương về tình hình của Đế Tu. Dần dần qua sáu ngày.

Đến ngày thứ bảy, Đế Tu vẫn mặc y phục quốc vương, ngồi trên bảo tòa, giữ lấy uy nghiêm của quốc vương. A Dục Vương và các đại thần cùng đến trước mặt hắn. A Dục Vương trông thấy sắc mặt tối sầm của Đế Tu, bèn hỏi: "Ngươi đã làm quốc vương bảy ngày, các mỹ nữ, ca vũ, cao lương mỹ vị đều tốt chứ? Ngươi đã nghe thấy, trông thấy, cảm thấy chứ?"

Đế Tu nhìn A Dục Vương, ôn hòa trả lời: "Trong vòng bảy ngày này, đệ không nghe được ca vũ êm dịu, không tận hưởng được cao lương mỹ vị gì, cũng không cảm thấy được gì. Nghĩ lai, điều này đều là do duyên cớ sợ hãi cái chết gây ra, không có thời gian, cũng không có lòng dạ nào để nghĩ đến những chuyện ấy. Điệu múa của mỹ nữ, cung điện tráng lệ, giường ngủ thoải mái, các loại quý báu hiếm thấy trên thế gian càng không thể nói là thỏa mãn. Trông thấy tên đao phủ tay cầm thanh đao đứng đợi ở cửa, lại nghe thấy từng hồi trống, đệ không khỏi lo sợ cái chết. Cái chết như cái kim đâm vào tim đệ, đã biết trước là phải chết, thì làm sao có thể yên ổn mà ngủ nghê gì chứ? Nghĩ đi nghĩ lại thì cái chết đang đi gần đến mình, đêm khuya qua đi không hay không biết".

A Dục Vương nói với Đế Tu: "Chuyện mà ngươi cho rằng đau khổ nhất cả đời, chẳng qua chỉ là cái chết. Tuy là ngươi đã đạt được thứ tốt đẹp nhất trong nhân gian, nhưng cũng không có vui vẻ gì, không có hứng thú gì, càng không có tình yêu cháy bỏng gì. Các tăng lữ xuất gia ngược lại cho rằng không có sự đau khổ của cái chết, từ nhân gian đến tiên cảnh, mọi dục vọng theo đuổi, cầu khẩn đều là thất bại hoặc hư hoại, giống như trong thôn trang trống rỗng không có người ở, dùng lửa thiêu đốt thế gian như thế này để làm gì chứ? Nếu là đệ tử Phật đạt đến sự giác ngộ này, thì điều gì có thể để chúng ta sinh lòng phiền não chứ?"

Kỳ thực, A Dục Vương đã có một phương cách thật khéo léo để giáo hóa Đế Tu.

Đế Tu trả lời: "Vương huynh, vương huynh nói đúng. Kể từ hôm nay, đệ nguyện quy y Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng".

A Dục Vương chìa đôi tay ra, ôm chặt lấy đầu của Đế Tu, trong lòng rất vui. Ông nói với Đế Tu bằng một giọng hơi run run: "Ta không thể nhẫn tâm trông thấy đệ bị tham dục tả hữu, để cho đệ tín phục, ta dùng cách này để khai đạo cho đệ tín ngưỡng Phật pháp, hy vọng đệ có thể hiểu được ta".

Từ đó về sau, Đế Tu lấy nhạc và hoa dâng lên Phật tháp, các đồ ăn thức uống để cúng dường cho tăng lữ. Như thế hành tích thiện đức, đạo tu ấy càng ngày càng thành tâm hơn.
Hình ảnh


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách