Bồ Tát và La Hán

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

VĂN THÙ BIẾN NỮ THI ĐỂ KHUYÊN NAM TỬ

Trong Đại Tịnh Pháp Môn Kinh ghi, ở Ma Kiệt quốc có một quan viên, phong cảnh tú lệ, cảnh sắc mê người. Ngày ấy, có một nam một nữ đang cùng nhau rải hoa thắp hương cúng Phật ở một nơi rộng rãi thoáng mát trong một quan viên.

Người con trai ấy là con của một trưởng giả trong thành, tên gọi là Úy Gian, người con gái ấy là một người nhàn du, tên là Thượng Kim Quang Thủ.

Hai người tuy nói là đang bái Phật, nhưng ngược lại đang dở trò chim chuột. Thượng Kim Quang Thủ không ngừng nhìn trộm Úy Gian, kỳ thực là đã động lòng yêu đương. Còn Úy Gian, cũng tâm đầy ý hợp, mắt luôn liếc sang Thượng Kim Quang Thủ.

Hai người này đang không thành tâm bái Phật như thế, Thượng Kim Quang Thủ đột nhiên ngã lăn ra đất, tứ chi nhất thời đơ cứng. Úy Gian rất đỗi kinh ngạc, tưởng là cô ta giả chết, bèn chạy lại giục cô ấy, nhưng cô ấy không hề động đậy.

Úy Gian nhìn Thượng Kim Quang Thủ, nhưng không biết phải làm thế nào, chỉ thấy thoắt một cái sắc mặt cô ấy chuyển sang xanh rồi đen, mắt, càm, mũi, tai đều chảy máu thẳm, một luồng hôi thúi xông lên mũi chàng.

Úy Gian lúc này mới rõ, Thượng Kim Quang Thủ thực sự đã chết và dưới ánh nắng oi bức đã bắt đầu thối rữa.

Trong chớp mắt, thi hài của cô gái đã thối rữa đến nỗi không thể nhìn được. Một đàn ruồi xanh theo mùi hôi thối mà đến, bay quanh và bám đầy thi thể.

Một Thượng Kim Quang Thủ tức khắc biến đi mất, thay vào đó là một đống thịt mục nát thối rữa.

Úy Gian không thể nghĩ đến nguyên nhân cái chết của Thượng Kim Quang Thủ, không khỏi thất kinh, định bỏ chạy.

Úy Gian vừa đứng dậy định chạy, thì nghe thấy ở gốc cây bên cạnh có tiếng nói rằng: "Cô gái ấy chết thật tội nghiệp, khuôn mặt đẹp đẽ như thế, thân hình thướt tha như thế, ngược lại bị vứt ở đây không ai trông coi. Ấy, thật tội nghiệp".

Ở một gốc cây khác lại cũng có tiếng nói rằng: "Này chàng trai, chẳng lẽ ngươi chỉ muốn vui vẻ khi cô ấy còn sống, mà không lo gì đến tình cảnh thê thảm của cô ấy khi chết rồi sao?"

Úy Gian ngừng đôi chân lại theo bản năng, sao những cái cây kỳ quặc ấy lại biết nói. Suy nghĩ một lúc, chàng phát thiện tâm, cởi áo ngoài trên người xuống, đắp lên thi hài đã mục nát và đang phát mùi hôi thối ấy, mang đến chôn ở trong rừng.

Úy Gian đi về nơi rất xa, đang đi thì đột nhiên thấy trên không trung tỏa Phật quang vạn trượng, chiếu sáng cả một bầu trời. Trong ánh Phật quang, Như Lai uy nghi vạn phương, thần thái rạng rỡ.

Úy Gian nhất thời quên đi việc vừa rồi, trong lòng hưng phấn khác lạ. Chàng hầu như không còn tin vào mắt mình nữa. Định thần lại, điều khiến chàng kinh ngạc đúng là sự thật, Thiên Đế Thích khoác hào quang ngũ sắc đứng ngay trước mặt.

"Này chàng trai, chúc mừng chúc mừng, tuổi ngươi còn trẻ mà có phúc thần trông thấy đức Như Lai Phật rồi, chắc là đã làm được việc thiện gì đây?" Thiên Đế Thích đi qua khen Úy Gian.

Úy Gian nghe lời này, vội nói với Thiên Đế Thích: "Đế Thích tôn kính, ngài thật là cứu khổ cứu nạn. Tôi đang rất sầu muộn đây! Xin ngài hãy chỉ cho tôi một đường quang minh chính đạo đi".

"Này chàng trai trẻ, bất tất phải lo rầu, có chuyện gì thì hãy cùng ta đến chỗ đức Phật để giải bày đi".

Thế là họ cùng nhau đến gặp đức Phật. Thiên Đế Thích biến ra một đóa hoa, đưa cho Úy Gian nói rằng: "Đóa hoa này đặt ở bên người đức Phật, có lời gì thì cứ bạch với đức Phật đi".

Úy Gian theo sự hướng dẫn của Thiên Đế Thích, mang hoa đến đặt bên chân đức Phật, lui về phía sau khấu đầu: "Thưa đức Thế Tôn, con có một chuyện như thế này muốn nói cho ngài nghe và mong ngài chỉ giáo cho con. Hôm nay, có một cô gái hiền du mời con đến quan viên dạo chơi, đột nhiên chết đi không hay không biết, thất khiếu của cô ấy chảy máu, da thịt thối nát. Con giật mình, chuẩn bị chạy đi. Hiện giờ con nên làm thế nào? Xin đức Thế Tôn chỉ cho con một con đường sáng sủa".

Đức Phật đang chuẩn bị nói, thì từ bên ngoài bước vào hai cô gái trẻ. Úy Gian trông thấy hai ngươi nọ bèn kinh ngạc, thì ra một người lớn tuổi hơn một tý, chính là Thượng Kim Quang Thủ.

Sau khi hai người bái kiến đức Phật xong liền đi ra ngoài, Úy Gian quay đầu lại nhìn, không thấy Thiên Đế Thích, mà trước mặt chỉ có Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.

"Này chàng trai trẻ, ngươi còn nhận ra hai tỷ muội vừa rồi đến bái kiến đức Phật không?" Văn Thù Bồ tát nói.

"Con biết người chị".

"Cô ta là ai chứ?"

"Thượng Kim Quang Thủ".

"Sao ngươi có thể biết họ chứ?

Úy Gian đem chuyện mình vừa bạch với đức Phật nói lại cho Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.

Văn Thù Sư Lợi lại hỏi: "Ngươi biết được điều gì từ trong sự việc hôm nay?"

Nhất thời, trong lòng Úy Gian giác ngộ. Chàng liền đáp: "Sắc đẹp chính là bọt nước tụ tập lại, đau khổ cũng chỉ là bọt nước nhất thời, hoang tưởng giống như ngựa hoang tự do chạy nhảy, cho nên con biết Thượng Kim Quang Thủ cũng như vậy. Không thể có được gương mặt tú lệ của cô ấy, chỉ có đạo Phật mới là chỗ dựa vĩnh viễn của con".

Văn Thù Sư Lợi Bồ tát cười một cách hài lòng. Úy Gian hoàn toàn hiểu rõ chuyện mình vừa trải qua.

"Vốn dĩ là dụng ý của ngài, con lúc bấy giờ nghe gốc cây nói chuyện, mới khởi được thiện tâm, bây giờ mới biết được đó đều là lực lượng của ngài, thật xấu hổ với sự chỉ giáo của ngài".

"Ngươi đã giác ngộ, thì không cần phải nhắc đến chuyện đã qua", Văn Thù Sư Lợi Bồ tát nói xong rồi đi mất.

Đức Phật nói với A Nan: "Văn Thù Sư Lợi trong quá khứ đã khuyến hóa cô gái ấy, khiến cô ta phát đạo tâm, ta trong tiền kiếp cũng khuyến hóa cô ấy, khiến cho cô ấy phát đạo ý. Thượng Kim Quang Thủ qua chín trăm hai mươi kiếp, đắc Phật đạo hiệu là Bảo Quang Minh, Úy Gian đắc Bồ tát đạo, gọi là Đức Quang Diệu, sau đó thành Phật. Khi đức Phật chưa viên tịch, truyền cho Đức Quang Diệu Bồ tát khẩu quyết, Ban Nê Hoàn hiệu Trì Hàm".
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

PHẬT GIÁNG ƯƠNG QUẬT ĐA LA
Trong Tăng Nhất A Hàm Kinh có một câu chuyện như thế này. Một ngày nọ, chúng Tỳ kheo thân mặc áo mới, cầm bát đi đến Xá Vệ để khất thực. Trong mắt họ, nhân dân thành Xá Vệ sống một cuộc sống vui vẻ. Nhưng khi chúng Tỳ kheo vừa đến thành Xá Vệ, thì nghe được một chuyện xấu khiến phải kinh động. Vả lại, chính mắt họ nhìn thấy bá tánh tụ tập trước cửa vương cung của vua Ba Tư Nặc, nắm tay khóc lóc.

"Thưa quốc vương nhân ái tôn kính, cầu xin ngài hãy vì chúng tôi mà trừ hại tội ác, dem lại an bình cho đất nước.

Chúng tôi thực sự không chịu nổi nữa rồi! Xin quốc vương xuất binh giết giặc".

Nhân dân không ngừng bị hại như xé gan đứt ruột, cầu khẩn sự cứu giúp của quốc vương.

"Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Tại sao bá tánh lại lâm vào cảnh bi thảm như vậy?", trong lòng chúng Tỳ kheo nghi hoặc không yên. Vì vậy họ liền đi tìm hiểu, hỏi han để biết được nguyên do.

Thì ra trong nước có một tên giặc giết người, tên là Ương Quật Ma La.

Tên giặc giết người này tàn hại dân chúng, thủ đoạn tàn bạo, không chút lòng thương hại. Thôn xóm chung quanh thành bị náo loạn, bá tánh sợ tên ác ôn này khủng khiếp. Đầu tên ác ôn đội mũ hoa, không phải kết bằng hoa, mà là do ngón tay của những người bị giết chết cắm lên ngọn mà thành, mỗi một ngón tay đều gợi đến một mạng người lương thiện. Ương Quật Ma La chính là vì cái mũ ngón tay người này mà gọi tên. Vả lại, tên ác ôn luôn không thỏa mãn, hắn không ngừng giết người, rồi lấy ngón tay cắm lên trên chóp mũ cao cao mới cảm thấy đắc ý. Do đó, bá tánh đã đến khóc lóc cầu vua Ba Tư Nặc diệt trừ tên ác ôn giết người làm vui này.

Chúng Tỳ kheo lập tức kết thúc công việc hóa duyên của mình, cùng nhau đến gặp đức Phật, nói lại cho đức Phật nghe câu chuyện quá đỗi bi thương này.

Đức Phật cảm thấy vô cùng kinh ngạc, không ngờ lại có chuyện này xảy ra sao? Ngài bèn phát đại từ bi, tức khắc đến nơi ở của Ương Quật Ma La.

Trên đường đi, đức Phật lại thấy một đoàn người đi về phía ngài, trong đó có tiều phu gánh củi và cỏ, nông dân mang cuốc cày, người đi đường quảy tay nải... Họ đều là những người không thể an tâm sinh sống, nên lũ lượt kéo về nơi ở của đức Phật để lánh nạn.

"Sa Môn Đại sư, ngài nhất thiết đừng đi theo con đường này!", mọi người chạy đến đều khuyên đức Phật như thế. "Trên đường này có một tên ác ôn giết người cắt ngón tay, dùng ngón tay kết lên mũ cao đấy!"

Đám người chạy nạn vốn nghĩ Sa Môn sẽ sợ, nào ngờ Sa Môn này lại nói: "Ta chính là đến vì tên Ương Quật Ma La này".

Nói rồi đức Phật lại tiếp tục đi về phía trước.

Lại nói đến tên ác ôn, hôm nay vẫn chưa giết chết được người nào, hắn buồn bã đến phát hoảng, đang ngồi bên đường đợi xem có người nào đến nộp mạng để cho hắn tiêu khiển. Từ xa trông thấy một người đi lại, tên Ương Quật Ma La hết sức vui mừng, trong lòng hắn nghĩ: "Thế là đã toại nguyện rồi, tên Sa Môn to gan này dám một mình mà đi, há chẳng phải là tự mình tìm khổ sao? Muốn khẩn cầu ta khai ân thì cũng chẳng có một người nào nói giúp. Hứ... sao chỉ có một người đi lại, nếu không thì ta có thể chặt vài ngón tay chơi rồi!"

Nghĩ như thế, tên ác ôn lại không vui, hắn lộ ra một ánh mắt hung tàn, không giết chết tên Sa Môn này thì không thể giải muộn.

"Ê!" một tiếng, tên ác ôn rút thanh gươm sắc bén ra chạy về phía đức Phật, đức Phật thấy tên ác ôn chạy lại bèn quay người chạy đi. Tên ác ôn thấy đức Phật quay lại, vội vã đuổi theo, vài bước thì đã đuổi kịp đàng sau đức Phật. Hắn dùng hết sức lực múa kiếm xông về đức Phật, tưởng là đã mã đáo thành công, đầu rơi xuống đất. Nhưng không ngờ là một đao hỏng không, đức Phật xa đến ngoài vài trượng.

Ương Quật Ma La không cam tâm, trong lòng nghĩ tên Sa Môn này chạy nhanh thật, lại vồ về trước, nhưng vẫn chém vào không khí.

"Thật kỳ lạ!" Ương Quật Ma La kinh ngạc: "Bình thường ta chạy như phi như bay, đuổi theo người khác dễ như trở bàn tay, sao hôm nay lại không thể qua mặt được hắn nhỉ?"

Ương Quật Ma La không khỏi nghi ngờ, bèn xem kỹ tên Sa Môn này chạy như thế nào, nhưng càng xem, càng khiến cho hắn rất không hiểu. Thì ra Sa Môn đi rất thong thả, chứ không phải là chạy dồn.

Ương Quật Ma La lòng dạ hiểm độc, đâu chịu sự trắc trở này, bèn nghiến răng đuổi theo không bỏ qua, thề phải giết chết Sa Môn này mới thôi.

Nhưng mỗi khi hắn vừa đuổi kịp Sa Môn và muốn quơ đao, thì Sa Môn đột nhiên cách xa hắn. Sau khi lặp lại nhiều lần, Ương Quật Ma La có hơi giận, bèn hét lên rằng: "Sa Môn, Sa Môn, ngươi dừng lại di, ta không thể đuổi kịp ngươi!"

Đức Phật trả lời rằng: "Ta đã dừng lại từ rất lâu, tại ngươi vẫn cứ đuổi không ngừng thôi. Ngươi xem kỹ lại xem ta đã từng chạy sao".

Tiếng nói của đức Phật thật vang. Ương Quật Ma La lúc này sức cùng lực kiệt, sinh lòng nghi hoặc: "Hắn cũng không cần đi, ta rốt cuộc đuổi theo cũng không kịp. A! Hay là ta đã làm điều ác, tội ác chồng chất rồi sao?"

Ương Quật Ma La vừa nghĩ đến đấy, bèn ném thanh gươm, quỳ mọp xuống đất nói rằng: "Sa Môn, trước đây ta làm vô số điều ác, hiện giờ đã hối cải, xin ngài vì tôi mà thụ túc giới hành đi".

Ương Quật Ma La cầu khẩn đức Phật thu nhận mình làm môn đệ, đức Phật thấy hắn thực sự đã bỏ ác, hướng thiện, bèn trả lời rằng: "Thiện tai Tỳ kheo, lại đây, lại đây!".

Lời đức Phật vừa cất lên, râu và tóc Ương Quật Ma La rụng xuống đất, cái mũ tay người cao cao vẫn ở trên đầu, y phục thì tự động biến thành cà sa, diện mạo hung ác bỗng chốc giảm đi hơn một nửa.

Đức Phật lại thuyết pháp cho Ương Quật Ma La nghe, khiến cho hắn trở thành La Hán.

Lúc này quốc vương Ba Tư Nặc thống lĩnh bốn đội quân Đông, Tây, Nam, Bắc đến để tiêu diệt Ương Quật Ma La. Đại quân hiệu lịnh thâm nghiêm, binh thương giáp tiển sáng loáng. Tiền đội dã đến trước mặt đức Phật, mà hậu đội vẫn ở trong thành Xá Vệ. Quốc vương Ba Tư Nặc cưỡi ngựa uy nghi đi đến chính giữa, đại đội nhân mã dạt ra hai bên.

Tin tức mà tiền đội truyên đến nói đức Phật đang ở trước mặt, đã chế phục được Ương Quật Ma La rồi. Quốc vương liền truyền lệnh ngưng tiến, đến trước mặt đức Phật nói: "Thưa Phật Tổ, chúng con đặc biệt đến thanh trừ ác tặc!"

"Quốc vương, ta đã thu giáng hắn rồi. Người xem, không phải sao?"

Quốc vương trông về phía tay đức Phật chỉ, Ương Quật Ma La đang dứng ở một nơi không xa, cái mũ hoa ngón tay cao cao vẫn đội trên đầu, nhưng râu và tóc đều rụng cả, thân mặc áo cà sa.

Quốc vương vừa trông thấy, trong lòng nghi hoặc, vội vã xuống ngựa hỏi đức Phật rằng: "Phật Tổ, hắn hiện giờ trông thấy tướng mạo mười phần đều ác, sao ngài có thể để hắn thành đạo chứ?"

"Câu hỏi này con tốt nhất là đi hỏi chính hắn". Đức Phật cười nói.

Nhưng quốc vương thấy diện mạo của Ương Quật Ma La hung ác, cũng không dám đến phía trước để hỏi. Đức Phật trông thấy sự khiếp sợ của quốc vương Ba Tư Nặc, bèn cười rằng: "Quốc vương không phải đến để diệt trừ hắn sao, muốn bắt hắn mà ngài như thế này thì sao ngài có thể tra hỏi hắn chứ". Huống hồ giờ đây hắn đã chịu đủ giới hành, xuất gia cầu đạo".

Quốc vương nghe đức Phật nói như thế, vội vã trấn tĩnh tinh thần, tiến đến chỗ của Ương Quật Ma La dứng.

Quốc vương đến trước mặt của Ương Quật Ma La, hành lễ gặp mặt, đứng một bên hỏi rằng: "Tôn giả Ương Quật Ma La, hiện giờ ngài xưng hô như thế nào?"

"Thưa quốc vương, pháp danh của tôi là Ca Cừ, mẫu thân thường gọi là Mạn Đa Da Ni". Ương Quật Ma La hay Ca Cừ lúc này, lòng nhân từ có thể thấy được. Hắn quy lễ rất nhiệt tình, đã không còn là tên ác ôn mà trước đây giết người làm vui. Hắn dùng cách đáp lễ của người xuất gia với quốc vương với thái độ rất cung kính.

"Ngài thiện tự cầu đạo, tinh tiến khắc khổ tu hành đi, ta nhân danh là chủ của một nước, chúc ngài trường thọ, cúng dường ngài". Quốc vương thấy Ca Cừ biết lễ như thế, lòng sinh vui, nên nói vậy.

"Đa tạ quốc vương thi ân thí xá cho tôi", Ca Cừ cảm tạ.

"Chỉ cần ngài muốn, y phục chăn mền, cơm ăn nước uống, thuốc men dưỡng cụ..., ta đều không hà tiện. Ngài nên thường xuyên tụng kinh hộ pháp, cứu khổ cứu nạn mới phải". Quốc vương lại hứa một cách cảm khái, sau đó quay lại dặn dò thủ hạ: "Mang lễ đến".

Một toán văn thần mang lễ vật đại tông đến cho Ca Cừ. Ba Tư Nặc quốc vương nói: "Tôn giả Ca Cừ, mong ngài đừng chê vật mọn, xin mời nhận lấy để qua ngày tháng. Công thành đức tụ, xin hãy vì dân ta cầu phúc mưu lợi, thật quá nhiều gian khổ".

Ca Cừ cảm tạ rằng: "Quốc vương thâm minh đại nghĩa, trừ bạo an dân, ngàn năm lưu lại tiếng thơm, ban hậu lễ thật có hổ thẹn, mong tôn vương không nghĩ đến sự hiểm trước đây, khoan hồng tha thứ cho kẻ ngu muội này". Ca Cừ ngay lập tức ném cái mũ hoa ngón tay xuống đất, rồi nói: "Từ nay về sau, ta rửa lòng cách diện, lấy công chuộc tội, cứu khổ dân nạn".

Lòng hối cải của Ca Cừ đối với vua Ba Tư Nặc làm cho quốc vương và chúng thần đều cảm động. Sau đó quốc vương đến gặp đức Phật bạch với đức Phật rằng: "Thưa Phật Tổ, ngài đã không thu phục hắn, thì ta cũng giáo hóa mà thu phục hắn".

Đức Phật cười không nói.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

LỤC THỂ TRANH CÔNG
Trong Duy Lâu Vương Sư Nhũ Thí Dụ Kinh ghi, trước đây. một nhà có bốn anh em, tánh tình cương trực, tính khí nóng nảy, thật là một chọi một. Nếu anh cả nói mặt trời mọc từ hướng Đông, thì anh hai bèn cãi lại rằng mặt trời mọc từ hướng Tây, nếu cậu ba nói trên trời chiếu sáng, tất em út sẽ nói dưới đất mưa lên.

Lúc nhỏ, nốn anh em cùng nhau đấu khẩu rất vui, nhưng khi họ lớn, thì niềm vui ấy lại trở thành vấn đề đáng lo ngại. Nhất là khi cha mẹ họ đã mất, bốn anh em này không ai chịu thua ai, suốt ngày cãi nhau ầm ĩ cả lên đến nỗi gà chó không yên. Họ mà ở cùng với nhau thì không thể nào chịu nổi.

Bốn anh em cãi nhau đến nỗi phải chia gia tài để sống riêng, tách biệt hẳn nhau. Nhưng khi chia gia tài thì cả bốn người họ lại cãi nhau đến nỗi không thể tiếp tục nói chuyện với nhau được nữa. Một người muốn món đồ này, thì ba người khác cũng giành cho bằng được. Ai cũng không nhường ai, giành nhau đến nỗi đỏ mặt tía tai cũng không phân thắng giải.

"Thôi đi!", người anh cả vừa trông thấy tình cảnh, bèn thét lên.

"Món lớn thì nên cho người nhỏ!".

"Sức ai lớn thì nghe theo người ấy".

"Lại cãi nhau, ta cho một ngọn lửa thiêu rụi căn phòng bây giờ".

"Ngươi mà đốt ta lột da ngươi".

Thế là trong phòng loạn cả lên. Em út muốn đốt lửa, anh ba vén tay áo đòi đánh, anh cả từ trong bồn múc nước định tạt, cậu hai lại chạy ngoài tìm đá nát gạch vụn.

Một lát sau, anh hai tay không trở về, sau lưng có Xá Lợi Phất.

"Các người đừng có cãi nhau nữa, tôi mời Xá Lợi Phất đến chủ trì công lý cho chúng ta đây", anh hai xông đến chỗ ba anh em hét lên.

Bốn anh em thấy tình cảnh như vậy, đành phải đồng ý để Xá Lợi Phất đứng ra giải quyết cho họ.

"Thiện tại, thiện tai!", Xá Lợi Phất vui vẻ nói: "Chỉ sợ ta cũng không đủ sức, mời bốn anh em các ngươi cùng ta đến gặp Phật Tổ. Ta mời đức Phật của ta giải quyết giúp các ngươi, chắc chắn là có thể giải quyết được tốt. Ngài là chí cao vô thượng trong tam giới".

Bốn anh em cùng Xá Lợi Phất đến La Chí Duyệt Trúc Viên nơi đức Phật ở.

Lúc này, đức Phật đang nhắm mắt dưỡng thần trong La Chí Duyệt Trúc Viên, linh cảm được Xá Lợi Phất và bốn anh em đang đến trước mặt ngài.

Đức Phật mở đôi mắt ra, trông thấy đôi mắt tươi cười của bốn anh em tỏa hào quang ngũ sắc, trong lòng liền biết được túc nghiệp của họ như thế nào.

Trong nháy mắt bốn anh em đã đi đến trước mặt, đang muốn cất lời bạch đức Phật thì...

"Ta đã biết rồi", đức Phật ra hiệu cho bốn anh em không cần phải nói đến chuyện phân chia tài sản. "Trước tiên ta kể cho các con nghe một câu chuyện".

Thế là đức Phật liền kể một câu chuyện.

- Ngày xửa ngày xưa, có một quốc vương tên là Duy Lâu. Duy Lâu mắc một chứng bệnh rất kỳ quái. Bệnh này dày vò ông ấy một cách rất đau khổ, ngự y vào cung trị bệnh cho ông mỗi ngày.

Thật không dễ, ngự y mới tìm được nguyên nhân bệnh, bèn bốc một bài thuốc, trong đó có một vị thuốc gọi là Sư Tử Nhũ, chính là sữa của sư tử. Điều này thật gây khó cho mọi người trong cung.

Trong cung chắc chắn không tìm ra, đành phái người đi khắp nơi trên đất nước để tìm, nhưng qua một thời gian dài cũng không tìm thấy.

Quốc vương liền ra lệnh treo giải thưởng:

Ai có thể tìm được Sư Tử Nhũ mang về dâng cho quốc vương, quốc vương sẽ phong cho người đó là Đầu Đẳng Đại Công, ban cho người đó đất đai tốt nhất. Quốc vương còn gả cô con gái nhỏ xinh xắn cho người đó và sẽ không hối hận!

Ngày nọ, có một người nghèo xơ nghèo xác tìm đến cung vua, nói với quốc vương rằng: "Thưa tôn vương, nếu tôi tìm được sữa của sư tử, thì tôi có thể làm đại công, làm con rễ của ngài, đúng không?"

"Đúng vậy! Nhưng nếu thứ ngươi mang về là giả, thì ngươi sẽ bị rơi đầu", Duy Lâu Vương nói.

Tuy người này nghèo nhưng chí không nghèo, hắn tên là Hóa Tử Ban và thông minh hơn người. Hắn đi về phía núi, tìm dấu vết và huyệt động của sư tử.

Sau đó hắn về nhà, giết chết một con dê, mang bảy, tám bình rượu nho và thịt dê lên trên núi.

Hắn lên đến núi, tìm động của sư tử, đặt rượu và thịt ở trước cửa, rồi nhẹ nhàng núp ở một bên xem.

Sư tử ra ngoài tìm thức ăn quay về, hình như nó không tìm được gì để ăn, vừa trông thấy thịt dê, rượu, sư tử bèn vồ đến, ăn một bữa no nê.

Người nghèo khổ trông thấy sư tử ăn uống ngộm ngoạm, không bao lâu đã ăn sạch đống thịt dê, rượu cũng uống mất sáu, bảy bình. Đến bình rượu cuối cùng sư tử chưa kịp uống đã ngã lăn ra ngủ "O o, o o...".

Tiếng ngáy của sư tử như sấm dậy. Người này thấy sư tử đã ngủ say, vui mừng chạy đến vắt sữa vào một cái bình rỗng, một lúc sau đã vắt đầy bình. Người ấy vui mừng mang bình sữa xuống núi. Phía sau tiếng ngáy như sấm của sư tử vẫn vang dậy.

Người nghèo khổ ấy tìm được Sư Tử Nhũ, nhưng đường về đến vương cung vẫn còn rất xa, mà trời đã tối sầm, hắn đành phải tìm một nhà trọ để trú lại.

Có một La hán cũng ở trong phòng trọ với người nghèo ấy. Nửa đêm, La hán bị đánh thức bởi một trận cãi nhau. La hán nghe kỹ lại, mới biết là chuyện như thế này:

"Không có ta đến động sư tử, còn muốn được sữa sư tử, nằm mơ đi", cái chân của người này nói.

Lập tức có một âm thanh nói rằng: "Không có ta vắt sữa sư tử, chẳng lẽ chân ngươi lại biết vắt sữa?"

Tay của người nghèo khốn tranh công với chân. Tiếp theo, lại có vài âm thanh cãi vã thêm:

"Không có mắt ta trông thấy sư tử, tay chân các ngươi làm sao có thể biết được sư tử ở chỗ nào chứ?"

"Không có miệng ta nói với quốc vương, đi tìm Sư Tử Nhũ, các ngươi đều uổng công. Vả lại, quay về cũng chính là do ta dích thân nói với quốc vương Sư Tử Nhũ ấy đã tìm được, nếu không thì quốc vương làm sao có thể biết được chứ?"

"Miệng có thể đi sao?"

"Mắt có thể vắt sữa sao?"

"Tay có thể nghe sao?"

....................

Các cơ quan trên cơ thể của người nghèo khổ cãi nhau rộn cả lên. La hán lúc này mới hiểu rõ, người này tìm được Sư Tử Nhũ, muốn đi dâng cho quốc vương, mà các bộ phận trên cơ thể của hắn lại tranh công.

"Hứ, các ngươi hãy đợi đấy" cuối cùng cái miệng nói thao thao.

Ngày hôm sau, người nghèo khổ ấy đến cửa cung, nói với người giữ cổng rằng hắn mang Sư Tử Nhũ đến. Thị vệ bẩm báo chuyện này lại cho quốc vương, quốc vương cả mừng.

"Mau mang vào đây cho ta xem, có phải thật không!"

Quốc vương rất tiếc mạng sống lúc nào cũng nghĩ đến tính mạng của mình là quan trọng, nên cho dù trong lòng có hưng phấn đến mấy cũng không quên đi sự an toàn.

Người nghèo khổ mang Sư Tử Nhũ vào cho quốc vương xem. Duy Lâu Vương vừa cầm lấy bình ngửi tỉ mỉ, đột nhiên có một âm thanh vọng đến: "Đấy là sữa lừa, thực sự không phải là sữa sư tử! Thưa đại vương tôn kính!".

Quốc vương ngẩng đầu lên xem lời nó đó đích thị phát ra từ cái miệng của người mang sữa.

"Ngươi đâu! Chém đầu hắn cho ta!" Duy Lâu vương giận dữ hét lớn.

Một toán cận vệ vốn dĩ rất hiếu kỳ, đang muốn biết tên này làm cách nào có thể lấy được Sư Tử Nhũ, nào ngờ chỗ sữa này lại là giả. Các cận vệ liền nắm lấy hắn, trói chặt lại, chuuẩn bị mang ra chém đầu.

Ngay trong lúc ngàn cân treo sợi tóc, đột nhiên từ bên ngoài có tiếng hét vọng vào như tiếng sấm:

"Dừng đao để người lại!"

Duy Lâu Vương kinh ngạc, mọi người lũ lượt ngẩng đầu lên xem, thì trên trời đáp xuống một La hán.

"Tôn vương, ngài không thể giết hắn, đây chính là Sư Tử Nhũ đích thực". Vị La hán ấy không đợi đến quốc vương hỏi, vội vã nói.

"Rốt cuộc là chuyện gì? Ngươi nào mau", Duy Lâu Vương hối thúc La hán.

Thế là La hán bèn thuật lại mọi chuyện mà đêm hôm qua khi ở cùng với người nghèo khổ trong quán trọ đã nghe thấy. Quần thần bá quan và cận vệ nghe xong, ai cũng nhìn nhau kinh ngạc. Duy Lâu Vương bán tín bán nghi hỏi: "Lời của ngươi là thật chứ?"

"Tôn vương, chẳng lẽ ta là La hán, mà còn biết nói lời không thật sao? Trước tiên ngài hãy dùng sữa trong bình để làm thuốc trị bệnh, tất cả mọi kết quả ta cam tâm tình nguyện gánh chịu! Ngài hãy thả người ấy ra đi".

Duy Lâu Vương suy đi nghĩ lại, cuối cùng nói rằng: "Thôi được, trước tiên là dùng nó làm thuốc trị bệnh, nếu không thấy công hiệu, thì đừng trách ta không khách khí nhé. Còn những chuyện khác, đợi sau hãy tính. Trước tiên hãy mở trói cho tên này, nhưng phải canh giữ hắn".

Tính mệnh của người nghèo khổ ấy tạm thời được bảo đảm, còn Sư Tử Nhũ sau khi dùng làm thuốc, thì hiệu quả thật thần diệu. Khi quốc vương uống Sư Tử Nhũ vào thì trong nháy mắt căn bệnh kỳ quái của quốc vương được chữa khỏi.

Duy Lâu Vương bị căn bệnh ấy dày vò vô cùng, hồi phục lại sức lực, rất vui mừng, lập tức triệu người nghèo khổ ấy lại, chuẩn bị thực hiện lời hứa của mình.

"Để cho ngươi chịu oan ức", quốc vương nói với hắn: "Bây giờ ta sẽ thực hiện nghi thức tấn phong cho ngươi, cử hành hôn lễ cho ngươi. Sau đó ngươi có thể mang con gái xinh đẹp của ta đến vùng đất mà ta ban cho để hưởng vinh hoa phú quí".

Người nghèo khổ ấy đứng dậy, bình tĩnh nói rằng: "Bệ hạ tôn kính, cảm tạ hậu đãi của người đối với tôi, nhưng ơn cứu mạng của La hán đại sư tôi không dám quên, tôi đã quyết định xuất gia là một Sa môn".

Người nghèo khổ vừa nói xong, tức tóc và râu của hắn liền rụng sạch, chiếc áo khoác trên người cũng trở thành áo cà sa, trở thành một Sa môn chính thống.

Duy Lâu Vương trông thấy người nghèo khổ ấy vì thần công khai thị mà đắc đạo, lúc này mới nghĩ đến vị La hán ấy, vội lệnh cho người mời ngài đến cáo lỗi với ngài, biểu thi sự cảm kích.

"Xin đại sư cũng thụ giới cho tôi, tôi cũng quyết định xuất gia cầu đạo". Duy Lâu Vương đắc Tu đà hoàn.

Đức Phật giảng xong câu chuyện. Bốn huynh đệ nghe mê say, một lúc tất cả đều thức tỉnh. Tất cả họ đều thay đổi tính tình, không nhắc đến chuyện phân chia gia sản nữa. Bốn người họ đều cầu đức Phật thu giới cho mình, muốn xuất gia làm Tỳ kheo.

Đức Phật dùng tay xoa đầu mỗi người một lượt, tức thì râu và tóc của họ đều rụng hết, y phục trên người cũng biến thành cà sa. Hiện tại, sự mê muội trong lòng của bốn huynh đệ đã trừ sạch, họ đều trở thành La hán.

A Nan vẫn chưa hiểu nhân duyên nào khiến cho bốn huynh đệ ấy trở thành La hán, bèn hỏi đức Phật rằng: "Huynh đệ họ có công đức gì, mà sau khi nghe xong câu chuyện của người thì trong lòng lại có thể mở lòng, ngay lập tức lại đắc đạo La hán vậy?"

Đức Phật trả lời rằng: "Đó là trong quá khứ khi Ma Văn Phật còn tại thế, đương thời Xá Lợi Phất chỉ là một Tỳ kheo, bốn anh em người này lúc bấy giờ là thương nhân buôn bán. Lúc ấy, họ đã gặp được Xá Lợi Phất".

Đức Phật quay lại nhìn Xá Lợi Phất nói rằng: "Chuyện này con hãy nói tiếp cho A Nan nghe đi".

Xá Lợi Phất cười, rồi nói: "Bốn huynh đệ này lúc áy cùng nhau dâng lên cho ta một chiếc cà sa, ta rất cảm động. Người ta nói không gian thì không thể làm thương mại. Nhưng bốn người thương nhân này thâm minh đại nghĩa, dâng cà sa cho ta, do đó, ta chúc nguyện cho họ hậu thế sớm ngày siêu độ giải thoát. Cho nên sau khi ta đắc đạo, bèn đưa họ đến gặp Phật Tổ. Nếu không sớm ngày siêu độ cho họ, hậu quả có thể nghĩ cũng biết được, họ nhất định sẽ nổi loạn nồi da xáo thịt lẫn nhau. Ta nên sớm mang họ đến đây thì tốt hơn".

"Bốn huynh đệ tu thành La hán, đích thực là công đức ở duyên phận của Xá Lợi Phất, cho nên mới nhanh như thế". Đức Phật nói tiếp.

"Con hiểu rồi" A Nan nói: "Duyên phận của bốn huynh đệ không quá nhỏ!"
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XẢ MỆNH CẦU NGHE NỬA CÂU KỆ
Theo Đại Niết Bàn Kinh[/] ghi, trước đây không lâu, vào lúc đức Phật chưa xuất thế, có một Bồ tát là một vị Bà la môn. Ông khổ hạnh tu hành Bồ tát đạo, song có thể thông hiểu tất cả kinh điển ngoại đạo.

Trên một ngọn núi cao bốn mùa tuyết phủ, khí hậu lạnh lẽo, giữa trời đất một mảng trắng xóa mênh mông, chính là đất quý cho ngài tu hành.

Cho nên, Bồ tát ở đây trong một thời gian rất dài, chuyên tâm tĩnh chí tọa thiền, khổ đọc các kinh điển Đại thừa, đã đạt đến mức không cần nhìn chữ. Do tu tịch diệt hạnh mà ngài có phong độ rất uy nghi. Trong lòng ngài lại thanh tịnh vô vi, không bị tác động bởi những nhiễu loạn hay bất cứ chuyện phàm tục nào. Bình tâm tĩnh trí để loại bỏ hết mọi oán giận phiền não, chỉ một mực chăm chú ngồi thiền, khiến cho mình tịch mặc, dĩ kỳ giác ngộ.

Nhiều năm qua đi, tuyết sơn không biết đã cao lên bao nhiêu, tuyết cũng không biết đã đông đầy bao nhiêu, mà Bồ tát mãi tu hành khổ hạnh như thế.

Lại nói đến Đại Phạm Thiên Thích Đề Hằng Nhân, thấy Bồ tát đam mê Phật đạo, bèn hạ giới đến tuyết sơn.

Thích Đề Hằng Nhân khe khẽ đi đến chỗ gần Bồ tát thì dừng lại. Ông muốn thử xem Bồ tát rốt cuộc đã tu hành như thế nào rồi, bèn hóa ra một La sát ác ôn, hiển hiện trước mặt tất cả sự ghê sợ và ác độc, nhẹ nhàng há cái mồm máu me, phát ra âm thanh ghê rợn:

  • "Chư hành vô thường, là sanh diệt pháp".
Nói xong liền trầm mặc không thành tiếng.

Bồ tát đang trầm mê đến nỗi quên đi tất cả, nghe được rõ ràng nửa câu Phật kệ, trong lòng nhất thời vui vẻ vô cùng, bèn đứng dậy, mở mắt trông ra khắp nơi. Bốn phương không có lấy một bóng người, nửa âm thanh động cũng không có. Chỉ thấy một La sát đứng ở nơi không xa, mở mồn to lớn và trông hung ác vô cùng.

Bồ tát thực sự không nghĩ là không thấy người niệm kệ, mà trước mặt chỉ có một La sát, bèn vội vã hét to lên rằng:

"Thưa đức Phật, người ở đâu? Cửa bể khổ do ai mở? Trên núi tuyết tĩnh mịch, ai có thể cao tuyên ý chỉ của Phật pháp, chấn thiên động địa?

Con ở trong thế kỷ ngủ mê, trong giấc ngủ sinh tử mê man, ai thanh tỉnh một mình? Phật ra ngôn ngữ giác ngộ này?

Ai vậy, ai vậy...?

Ai có thể ở trong biển khổ nhẫn nhịn cái đau sống chết đông cứng da thịt này, vì mọi người mở ra đạo pháp chính quả vô thượng. Trong biển khổ sinh tử mà tất cả chúng sinh đang chìm đắm, ai có thể là người cầm tay lái vĩ đại chứ?

Mọi người mãi mãi bị trói chặt ở trong bệnh tật và phiền não, không được vui vẻ. Ai có thể đến giữa chúng ta, chữa trị tâm linh và xác thịt đau khổ?

Thưa Phật Tổ... Phật Tổ...

Nửa câu kệ ngữ của ngài, mở ra một cánh cửa lớn trong tâm hồn tôi, tôi trông thấy ánh sáng minh khiết của ngài, như là nửa bên ánh trăng tròn treo trên trời cao, phát ra bảo hoa thanh tâm thích mắt.

Thưa Phật Tổ, người đang ở đâu?"

Âm thanh chân thành của Bồ tát, vang dội cả giữa ngọn núi cao sừng sững, kéo dài không dứt.

"Rốt cuộc ai đang nói lời kệ Phật ấy chứ? Nhưng tại sao chỉ nói nửa câu này thôi?", Bồ tát rơi vào trong tư tưởng u tối đau khổ, ngài ngẩng đầu nhìn La sát hung ác ấy, lại lắc đầu.

Tên ác quỷ này sao nói được lời đức Phật? Không thể!

Chẳng lẽ lại chính là hắn? Tên La sát hung ác này! Hắn không thể nói được Phật kệ, lại còn có bộ dạng hung ác đáng sợ này nữa? Nếu như hắm sớm nghe lời kệ vi diệu này thì đã sớm đổi bộ dạng lương thiện vui vẻ rồi. Chỉ dựa vào diện mạo bên ngoài của hắn không thể nghĩ hắn có thể nói ra ý chỉ của đức Phật.

Nghĩ đi nghĩ lại, Bồ tát không biết làm như thế nào, bèn lại nhìn La sát im thin thít, đột nhiên ngộ ra, tự trách rằng: "Ngươi là một xác phàm cầu Phật, đầu óc sao không chút khai thông? La sát không phải là đức Phật, không phải là người, tự nó không biết nói, chẳng lẽ nó không có đường nghe đạo mà nhặt được nửa câu chỉ nói lời phiến ngữ sao?

Nghĩ đến đấy, Bồ tát không chút sợ hãi đi về phía ấy, nghi hoặc trong lòng hỏi rằng: "Tốt thật đại sĩ, người nghe được nửa câu Phật kệ này ở đâu thế? Phải chăng là khi nghe người có thể trừ bỏ đi sự sợ hãi?"

"Đại Bà la môn, người đừng hỏi ta như thế này. Ta đã không ăn gì từ lâu rồi, tìm khắp nơi đã không tìm được, ta đói khát, lòng đầy phiền não, kêu khổ không nguôi, mới nói lời hồ đồ trong mơ màng, đấy cũng không phải là bản tâm của ta hiểu được". Nói rồi, tiếng nghiến răng ken két của La sát kêu lên rõ ràng càng hung tợn và đáng sợ.

"Lời của đức Phật quả nhiên chính là ngươi nói", lòng Bồ tát cả mừng, lập tức dáp rằng: "Nếu đại sĩ có thể vì ta mà nói cả câu Phật kệ, ta nguyện cả đời làm đệ tử của người, đến hầu hạ người".

"Ta không cần đệ tử hầu hạ, ta chỉ muốn có thứ gì đó lấp đầy bụng thôi", La sát biểu thị sự không hứng thú đối với chuyện này.

"Phật kệ mà ngươi nói thực sự là không hoàn toàn, ý cũng không hết, tại sao lại không nói hết chứ?"

"Ta đói lắm rồi! Đại Bà la môn, cho nên không nói nổi nữa rồi". La sát vẫn không từ bỏ ý muốn ăn uống. Hắn vội vàng nói: "Bà la môn, đừng thấy mình thông minh hơn người, kỳ thực chỉ quan tâm mình, không chút nghĩ là ta đã bị đói bức đến nỗi không nói nên lời".

"Vậy, ngươi muốn ăn thứ gì? Nói mau đi".

"Bà la môn, đấy là ngươi hỏi, ta nói ra người người đều sợ hãi", tiếng nói của La sát đột nhiên yếu dần, trông như là sợ người khác nghe thấy.

"Trên đỉnh núi cao này, chỉ có tuyết phủ ngàn năm, đâu có người nào, chỉ cần ngươi nói là muốn ăn gì, ta không sợ, tại sao lại ngập ngừng chứ?", Bồ tát hỏi một cách kỳ quái.

La sát vừa nghe, bèn hỏi dồn rằng: "Thứ mà ta ăn đều giống nhau, thân thể ấm áp của con người, thứ mà ta uống cũng chỉ có một loại, là máu nóng của con người. Khi ta ra đi, vốn muốn tìm một người để lót dạ. Nhưng tìm khắp nơi, người trên thế gian này hầu hết đều có phúc đức, thêm vào đó lại được các thiên thần bảo hộ, không thể nào bắt họ mà ăn được", vừa nói vừa oán, thì ra La sát tuy hung ác, cũng chịu cái khổ dày vò.

Sau khi Bồ tát nghe xong, đột nhiên nói rằng: "Đại sĩ, chỉ cần ngươi nói hết cả câu Phật kệ, ta sẽ hiến thân cho ngươi".

"Ngươi nỡ sao?", La sát hỏi một cách nghi ngờ: "Ngươi không hối hận?"

"Có gì mà không nỡ chứ, nếu như ta chết đi, lòng phàm xác thịt này có nhằm gì chứ? Nếu không bị chim ưng, chim cú ăn thì cũng bị hổ, sói phanh thây, cũng chẳng tốt lành gì. Như vậy chẳng phải là một tia hồng phúc sao?". Bồ tát trả lời một cách khoan thai.

"Ngươi thật sự không muốn sống sao?", La sát đang đợi Bồ tát tự dâng đến miệng.

"Ta vì đức Phật mà xá đi xác thân mục nát này, để đạt được tấm thân Kim cang vĩnh viễn, không tiêu diệt, có gì mà không nỡ chứ? Giống như một người mang bình vỡ để đổi lấy bảy món đồ quý, sao ngươi không tin chứ?" Bồ tát giận mình không nghe được lời của đức Phật ngay.

"Ôi, ta làm sao có thể tin ngươi chỉ vì một chữ Phật bằng mấy nét bút, mà bỏ đi tánh mạng?" La sát giống như không tin lời Bồ tát.

"Ta không phải đã nói rồi sao? Lấy tấm thân mục nát đổi lấy thân Kim Cang vĩnh viễn bất tồn bất thất, lấy bình vỡ đổi lấy bảy món bảo bối, sao ngươi không tin chứ?" Bồ tát thành tâm nói: "Đại Phạm Thiên Vương Thích Đề Hằng Nhân, Tứ Thiên Vương có thể chứng minh ta thành tâm xả thân, còn có Thiên Nhãn Đăng Bồ tát và vô số thiên nhân muốn siêu độ chúng sinh, đều có thể làm chứng cho ta. Người tu hành Đại thừa kinh đã có thể lục độ cũng có thể làm chứng cho ta. Nếu chưa đủ, thậm chí Thập phương chư Phật cũng có thể làm chứng cho ta xả thân vì đức Phật, toàn tâm toàn ý".

"Vậy thì tốt, ngươi hãy nghe đây", La sát mở to miệng phát ra âm thanh thân thuộc:

  • "Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc".
Cuối cùng, Bồ tát cũng nghe được nửa câu Phật kệ không dễ dàng mà có được.

"Đại Bà la môn, bấy giờ ngươi đã nghe cả câu Phật kệ, ta đã đáp ứng nguyện vọng cho ngươi. Nếu ngươi muốn có lợi cho chúng sinh, hãy hiến dâng quý thể cho ta", La sát công bằng sòng phẳng đợi thịt thơm, máu tươi no bụng giải khát.

Bồ tát cảm ngộ câu nói của La sát, sau đó viết lại câu kệ này trên đất, trên đá, trên vách, trên đường, khắp nơi để cho hậu thế dùng để cầu Phật. Sau đó, ngài chỉnh đốn lại thắt lưng và y phục, bước đến một gốc cây to.

"Đại sĩ, nguyện vọng của ngươi hãy thực hiện ngay đi". Nói rồi, Bồ tát bèn leo lên cành cây cao, trông về tuyết sơn mênh mông, nghĩ về sự từ ái của đức Phật, nhảy xuống.

Khi thân thể vẫn chưa rơi xuống đất, đột nhiên trên không trung phát ra âm thanh, âm thanh ấy từ trên trời vọng xuống. Lúc này, La sát biến trở lại thành thiên thần Thích Đề Hằng Nhân, từ trên không trung đỡ lấy Bồ tát, đặt Bồ tát nhẹ nhàng xuống đất.

"A, sao ta lại chưa chết?" Bồ tát có điều không hiểu.

"Bồ tát, Đại Bà la môn, ngươi nhìn kỹ lại ta".

Đại Phạm Thiên Vương Thích Đề Hằng Nhân đứng ở trước mặt, có La sát nào đâu?

"Ta là Đại Phạm Thiên Vương, vì thấy Bồ tát tinh tiến chuyên nhất, vui với Phật pháp mà vô dục, một mình ở trên tuyết sơn khổ hạnh tu luyện nhiều năm nhiều tháng, nên muốn đến để thử sự chân thành của ngươi như thế nào".

"Phạm Thiên Đại Vương, La sát ấy đâu sao không thấy?"

"Đấy là ta vì thử người mà biến ra, mào muốn ăn thịt ngươi, uống máu ngươi". Nói xong, Thích Đề Hằng Nhân cười to. Bồ tát cũng cười.

Bồ tát vì duyên nay mà được siêu độ, qua mười hai kiếp, gặp Di Lặc Phật đắc vô thượng chính đẳng giác thành Phật.

Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TÁT ĐÀ BA LUÂN VÌ NGHE KINH PHẬT MÀ BÁN TÂM, HUYẾT, TỦY
Trong Đại Phẩm Kinh ghi, để tu Bồ tát thánh đạo, cần phải thực hiện lục độ Ba la mật: Thí, nhẫn, thiền, tuệ v.v... Tát Đà Ba Luân hứa phát hùng nguyện chuyên cầu Bồ tát thánh đạo, để lợi chúng hữu tình, dẫn độ giải thoát.

Một thời gian rất lâu sau, Tát Đà Ba Luân vì thấy mình chưa được khai ngộ nên buồn bã, rầu rĩ, trông thấy chúng sanh dày vò chịu nạn, phát lòng từ tâm, thường xuyên khóc thầm. Tại Đại Lôi Âm Phật Sở, ngài phụng hành Bồ tát đạo, lấy chứng ngộ Bát nhã không tính nghĩa lý, không tiếc thể xác mình, vứt bỏ thế tục danh lợi. Một ngày nọ, trên không trung có một âm thanh réo rắt hóa phép khuyên bảo chỉ giáo ngài rằng:

"Chàng trai lương thiện từ tâm, ngươi không cần khóc than bi lụy. Tất cả những đức Phật tìm cầu Bồ tát đạo trong quá khứ, khi muốn được nghe Bát Nhã Ba La Mật Đa, đều như ngươi hôm nay, thành tâm chuyên nhất như thế này, vui mừng đón nhận Phật pháp, cúng dường Bát Nhã Ba La Mật. Bồ tát Huyện Vô Kiệt đang giảng phả Ba La Mật ở đây, từ nay trở về sau ngươi đừng nghĩ về ban ngày ban đêm, một lòng cúng dường Bát Nhã Ba La Mật, không lâu tự nhiên sẽ nghe thấy".

"Thưa đức Phật, hiện thời tôi bần cùng khổ cực, không có thứ gì để cúng dường sư phụ giảng pháp kinh và Bát Nhã Ba La Mật. Tôi không thể đi tay không đến nghe, tôi muốn cắt thịt trên người bán đi mua của cả để cúng dường Bát Nhã Ba La Mật và thầy giảng pháp". Tát Đà Ba Luân nói.

Trên không trung không biết đã bặt đi tiếng nói từ lúc nào.

Tát Đà Ba Luân vui mừng trong lòng, từ sớm đã đem sự dằn vặt dày vò trong bảy ngày trở lại đây bỏ hết ngoài chín tầng mây trôi. Trên đường đến chợ, ngài còn đắm mình trong sự vui mừng lúc nãy. Trong lòng nghĩ: "Ta đời đời kiếp kiếp đã vô số lần buồn bã rồi, trong sanh tử vô cùng tận, nếu ta chết đi, nếu bán ta đi, nếu vì lòng tham cực dục mà chịu dày vò khổ nạn vô cùng vô tận đời đời kiếp kiếp ở dưới địa ngục, cũng không bằng lần này về thanh tịnh Phật pháp và cúng dường thầy giảng kinh mà hiến đi sinh mạng mình chứ!"

Tát Đà Ba Luân phấn khởi cứ suy nghĩ miên man như thế, không bao lâu đã đến chợ.

"Ai muốn mua thịt người, xương người, tim người, máu người, mau đến mua đi!". Tát Đà Ba Luân rao bán trong chốn đông người. Trong mỗi âm thanh rao bán vì đức Phật hiến thân, ngài cảm thấy được vinh quang và hạnh phúc mà mình chưa từng có.

"Ây! Ai muốn mua thịt người, tôi bán cho, mau lại mua đi!" Tát Đà Ba Luân càng rao càng hưng phấn, không khỏi hát to lên. Cuối cùng dứt khoát đứng trên một đài cao, mời mọi người đến mua thịt xương, tâm huyết của mình.

Nhưng hầu như mọi người không ai nghe thấy tiếng của ngài, vẫn cứ vùi đầu vào công việc buôn bán của mình. Thế là chuyện gì?

Thì ra, Tát Đà Ba Luân trên đường đến chợ, qua một khe núi lớn. Nơi ấy có một con ác quỷ sống, bình thường không có chuyện ác gì không dám làm. Ngày hôm trước nó vừa hóa thành một cô gái đẹp, bắt lấy vài người thương nhân ra sau núi ăn thịt. Hôm nay, tên ác quỷ đang suy nghĩ làm sao làm một chuyện xấu để giải khuây, tìm một chuyện vui để giải buồn. Đúng ngay lúc Tát Đà Ba Luân đi qua, nó trông thấy ngài chỉ một lòng muốn bán thịt trên người mình, để cúng dường cho Phật pháp và thầy giảng kinh, không khỏi ác khí nổi loạn. Trong lòng nó nghĩ: "Ta phải dùng ma pháp để cho tên tiểu tử nghèo khổ này không bán được mình, nghèo chết đói chết khát cũng không gần nổi Phật thân, ha ha...". Chính vì thế, Tát Đà Ba Luân hét rát cả cổ họng, trên chợ cũng không có lấy một người nghe thấy tiếng rao đầy nhiệt huyết và khát vọng của ngài.

Tát Đà Ba Luân miệng khô lưỡi khát toàn thân kiệt sức, bèn ngồi trên một dài cao vẫy tay về phía mọi người, miệng thì đôi lút rao lên vài câu: "Bán thịt người đây", "Ai muốn mua tim của tôi", "Mua gì bán nấy"..., nhưng mọi người ai nấy đều bận rộn công việc buôn bán của mình. Dần dần, ngài có hơi thất vọng, chỉ dựa vào sự trung thành đối với Bát Nhã Ba La Mật, hét lên thống thiết: "Thịt người, thịt người gì đấy".

Mặt trời đã sớm ngã về Tây, chợ đã gần tan, trong lòng Tát Đà Ba Luân ưu sầu, đau khổ đến tuyệt vọng, đôi mắt đã tuôn ngấn lệ. Lúc này, ngài lại nghĩ về sự cáo thành của đức Phật đối với ngài, nên không khóc lóc, không biết là ban ngày hay ban đêm, đức Phật cũng đã từng qua vô số kiếp nạn. Nghĩ dến đấy ngài vội vã lau nước mắt, rao bán với số người càng ngày càng ít: "Thịt người, tim người, máu người, xương người, mua gì bán nấy...".

Đột nhiên, có một nam tử Bà la môn y phục chỉnh tề, phong thái cao quý đi về phía Tát Đà Ba Luân, ngài vội vã xuống đài cao, quỳ xuống dưới chân của nam tử Bà la môn, trong miệng không ngừng chào hỏi:

"Đại nhân, đại nhân, ngài mua thịt người không? Tôi bán ngay đây!"

Nam tử Bà la môn đứng ngay trước mặt Tát Đà Ba Luân, vuốt chồm râu đen, đôi môi hồng hé mở để lộ hàm răng trắng toát, nói rằng: "Hôm nay ta phải bái thiên, tim người, máu người, xương người tươi ta cần, ngươi có thể bán ngay lập tức cho ta không?" Nói rồi, khuôn mặt trắng nõn của nam tử Bà la môn lóe lên một nụ cười, hai mắt nhìn Tá Đà Ba Luân với vẻ hoài nghi.

Không đợi Bà la môn nói gì thêm, Tát Đà Ba Luân đứng thoắt dậy, rút đao ra, chặt một đao dứt cánh tay trái của mình, máu tươi lập tức chảy ra.

Ngay lập tức, Tá Đà Ba Luân lại cắt phần đùi phải, chuẩn bị lấy xương ra...

Lúc này, từ trên cửa sổ tòa lầu bên cạnh vang lên những tiếng kêu khủng khiếp.

Tát Đà Ba Luân ngẩng đầu lên, chỉ thấy một cô gái trẻ đang nhìn với đôi mắt to lóng lánh, gọi mình rộn rã:

"Ngài, ngài đang làm... gì thế?'

"Cô nương, cô đừng sợ! Tôi dang lấy tim, huyết và tủy để bán cho Bà la môn cao quý này dùng để tế thiên đây". Nói rồi tay của ngài lại không ngừng chặt lấy xương tủy của mình.

"Chẳng lẽ ngài không đau sao? Chàng trai..."

"Không đau, không đau. Cô nương tôi bán tim, huyết, tủy cho đại nhân, mua một số của cải để cúng dường cho Bát Nhã Ba La Mật và thầy giảng kinh pháp, tôi không cảm thấy đau chút nào". Khi nói những lời này, trong lòng Tát Đà Ba Luân tràn đầy sự kiêu hãnh và tự hào về việc hiến thân vì đức Phật.

Cô gái trên lầu đã xuống, tiếng giày của cô vọng đến tai ngài, Tát Đà Ba Luân nghĩ: "Cô ấy nhất định cảm động vì ta!".

"Ấy, chàng trai, ta là con gái của một người quyền quý, nghe ngài nói hiến thân Bát Nhã Ba La Mật hạnh phúc như thế, đến việc cắt xương tủy mà không cảm thấy đau, thật sao?" Nói rồi, cô gái đi đến trước mặt Tát Đà Ba Luân.

"Cô nương, tôi không gạt cô đâu, tôi cầu Phật đã lâu". Tát Đà Ba Luân cảm thấy cô gái đang làm phiền đến việc bám tim máu cốt tủy của mình, bèn hỏi: "Cô nương cũng muốn cúng dường Bát Nhã Ba La Mật?"

Cô gái quyền quý trông thấy Tát Đà Ba Luân đau khổ mà thần sắc vui vẻ, bèn nói một cách hiếu kỳ: "Tôi không biết cúng dường Bát Nhã Ba La Mật có điểm tốt gì, đáng để cho ngài đem tim máu cốt tủy bán cho vị Bà la môn này chứ?"

Lúc này, Tát Đà Ba Luân đã cắt lấy đùi, từng giọt sữa trắng như máu mà không phải máu, từ trong ống xương nhỏ vào trong bình của nam tử Bà la môn. Ngài nói với cô gái: "Cô nương, cúng dường Bát Nhã Ba La Mật, tất phải trước tiên cúng dường cho pháp sư giảng Bát Nhã Ba La Mật kinh. Tôi bán xong tim máu cốt tủy sẽ đi mua của cải để cúng dường cho pháp sư, tôi nghe Phật pháp có sức mạnh vô biên, Đây chính là công đức vô lượng, là sự nương tựa của cuộc sống, còn có thể có được thể xác lấp lánh kim quang. Ta muốn mang tất cả lợi ích dó đều thí cho chúng sanh trong thiên hạ".

Tát Đà Ba Luân nói xong, không những cô gái quyền quý ấy luôn nói diệu pháp, diệu pháp! Điều đó rất xứng đáng để chịu sự đau khổ này, mà ngay cả nam tử Bà la môn cũng gật đầu, tán dương sự chân thành của ngài là chuyên nhất.

"Chàng trai, tôi có thể hiểu được những gì người nói. Nên vứt bỏ thể xác tầm thường hạ tiện, đổi lại kim thân trường thế phát quang đi khắp nơi để hành thiện, mới phải. Ngài thiếu thốn những gì tôi sẽ tặng cho ngài, ngài hãy vui lên", cô gái quyền quý vui vẻ nói.

"Cô nương, đương nhiên là tôi vui, nhưng để cho tôi có máu và thịt được rồi, không thì cô chịu thiệt mất, thế nào? Cô nương". Tát Đà Ba Luân cảm thấy mình nên vì Phật pháp mà bán đi hết máu xương tim tạng.

"Không cần đâu, không cần đâu, chỉ cần khi ngài cúng dường cho Bát Nhã Ba La Mật và thầy giảng kinh Pháp, hãy gọi tôi theo. Ngài đồng ý chứ? Chàng trai". Cô gái quyền quý ấy sợ rằng Tát Đà Ba Luân sẽ từ chối yêu cầu của mình, vội vã thanh minh, rằng mình cũng muốn thành Phật thân, để hành thiện.

"Phật pháp vô biên, cô nương, tôi nhất định sẽ gọi cô". Nói rồi, Tát Đà Ba Luân lại cầm lấy đao để chích lấy máu trong buồng tim của mình, chuẩn bị lấy tim đưa cho nam tử Bà la môn để tế thiên. Ngay khi đang moi tim ra, nam tử Bà la môn ấy đột nhiên nói: "Ngươi thật là một nam tử lương thiện tuyệt hảo, khi tất cả những người thành Phật, hành Bồ tát đạo trong quá khứ, đều truy cầu khổ ải như thế này, tất cả thể xác, mệnh căn, công danh lợi dục đều không để ý thương tiếc. Thiện nam! Ta nói thật cho ngươi biết, ta là Đề Hằng Phật trên trời, vốn không cần những thứ tim máu cốt tủy của ngươi. Hôm nay ta đặc biệt đến đây để thử quyết tâm của ngươi đối với Phật pháp mà thôi. Ta vì thấy mọi người trên chợ đều nghe thấy tiếng rao thống khổ của ngươi, mới đặc ý biến thành Bà la môn đến mua ba món đồ tang sinh của ngươi, xem ngươi có thực sự chịu đưa cho ta không. Ta trông thấy ngươi chân thành thoải mái như thế này, thì có thể cúng dường Bát Nhã Ba La Mật. Nói đi, thiện nam, ngươi có yêu cầu gì để ta đáp ứng cho".

Nói rồi, ngay lập tức máu tươi và cốt tủy đều trả lại trên thân thể của Tá Đà Ba Luân đang thoi thóp hơi tàn. Thân thể của Tát Đà Ba Luân trở lại nguyên vẹn như lúc trước. Cô gái quyền quý ấy lại càng vui vẻ đến nỗi như con nai nhảy tưng bừng.

"Tôi không có yêu cầu gì, chỉ cần có thể đạt được pháp Bát Nhã Ba La Mật, cái gì tôi cũng sẽ lấy ra để cúng dường Phật pháp và pháp sư giảng kinh".

Theo lời nói của Tát Đà Ba Luân, nam tử Bà la môn bỗng nhiên mất tiêu không thấy, chỉ còn lại chiếc hộp rơi trên mặt đất.

Mặt trời đã nhanh chóng lặn xuống, sắc trời dần tối lại, trên chợ đã không còn người qua lại. Tát Đà Ba Luân tâm ý mãn nguyện, đi lần lên lầu nơi thiếu nữ ở.

Cha mẹ của thiếu nữ nghe xong chuyện của Tát Đà Ba Luân, rất tán thành cho con gái cầu Phật, bèn cho chúng Diệu hoa hương và Anh lạc đề hương, còn cho đốt hương và ban y phục thất bảo, để Tát Đà Ba Luân và con gái cùng với người hầu đến Lôi Âm Tự cúng dường Bát Nhã Ba La Mật và pháp sư giảng kinh.

Ngày hôm sau, vì mặt trời gay gắt, mặt đất mà Tát Đà Ba Luân vừa mới quét nhanh chóng chịu một trận gió bụi, đồ vật vừa lau xong đã bám một lớp bụi mỏng. Pháp sư Huyện Vô Kiệt giảng Bát Nhã Ba La Mật kinh ngồi trên giảng đàn, trên trán cũng vương một ít bụi.

"Thế này thì pháp sư sao có thể giảng tốt kinh Phật chứ!", trong lòng Tát Đà Ba Luân nôn nóng không thôi, bèn ra cửa định tìm nước lại rẩy. Nhưng cả trong lầu lẫn ngoài không tìm được một giọt nước, ngài bèn chạy vào nhà bếp lấy dao cắt đứt mạch máu của mình. Máu tươi chảy không dứt ra sàn giảng kinh đường, bụi cũng không thể bay lên được nữa. Huyện Vô Kiệt đại sư nói: "Thiện nam tử! Sự chân thành của ngươi đã làm động lòng ta, không thể để cho ngươi nhỏ thêm một giọt máu nào nữa". Huyện Vô Kiệt đại sư vừa nói xong, Tát Đà Ba Luân nhìn lại cổ tay của mình, thật sự không còn dấu vết gì. "Ngồi xuống đi, thiện nam! Ngươi không phải là đến nghe ta giảng kinh sao?" Huyện Vô Kiệt đại sư nói tiếp.

Tát Đà Ba Luận vội vã ngồi xuống, nhắm hai mắt lại, chuyên tâm cùng mọi người nghe pháp, sư bắt đầu giảng Bát Nhã Ba La Mật.

Lôi Âm Tự dần dần chỉ còn âm thanh dõng dạc của Huyện Vô Kiệt đại sư đang giảng cho mọi người nghe Bát Nhã Ba La Mật truy cầu khổ ải.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

NGƯỜI DỌN PHÂN ĐƯỢC ĐỨC PHẬT HÓA THÀNH LA HÁN
Trong Đan Đà La Nhi Kinh ghi, Xá Vệ Thành có một người nghèo khổ, sống bằng nghề dọn phân trong thành. Trong mắt mọi người, hắn là thứ đồ dơ dáy giống như phân vậy, ô uế hạ tiện, bị mọi người ghét bỏ.

Chính hắn cũng nhận ra điều đó, nên khi trông thấy mọi người thì liền co rúm lại. Đối với hắn việc tránh xa và rụt rè trước mọi người đã trở thành một thói quen.

Nhưng khi đức Phật đến thành này, hắn trở thành người duy nhất có vinh hạnh được nhìn thấy Phật quang.

Vốn dĩ ngày ấy, hắn đang gánh một giỏ phân đầy từ nhà vệ sinh đi ra, chuẩn bị mang đến ngoại ô để bón cho cây cỏ, rau cải. Trên đường, phàm những người gặp hắn không ai không bưng mũi, luôn miệng mắng rằng: "Xui xẻo, xui xẻo thật! Đồ chết tiệt không trông coi, gánh bậy khắp nơi!"

Sự việc đối với hắn hầu như đã quen nên chỉ có thể nhẫn nhịn nuốt hận mà đi. Hắn rẽ sang một con đường hẹp, nhưng vô tình lại gặp đức Phật đang đi đến.

Phật quang trên người đức Phật lấp lánh. Người gánh phân ngẩn người, hắn thực sự không dám tin vào mắt mình nữa, trong lòng cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng. Hắn nghĩ: "Người thường thấy mình trốn tránh còn không kịp, ta làm sao có thể đối mặt với đức Phật tôn quý như thế này chứ?"

Hắn ngại ngùng ra mặt, vội vã rẽ sang một con đường nhỏ khác, muốn tránh mặt đức Phật.

"Này! Tại sao con lại muốn tránh ta? Ta đến là vì con đây", đức Phật ở phía sau gọi.

"Đức Phật đang nói chuyện với tôi sao?", người gánh phân không dám tin vào tai mình nữa, bước chân chợt dừng lại.

"Con không cần phải lánh mặt ta, ta thực sự là đặc biệt đến đây vì con".

Trông thấy đức Phật đang bước đến, người gánh phân lại vừa mừng vừa sợ, vội vã đặt gánh phân trên vai xuống, cúi đầu nói rằng: "Thưa đức Phật, con là tội nhân hạ tiện nhất, toàn thân hôi thối, thực sự không dám gần ngài!"

Trông thấy bộ dạng sợ hãi của hắn, đức Phật cười rằng: "Không có vấn đề gì, con biết vì sao mà ta lại đến đây không?"

"Con không biết, đức Thế Tôn có gì chỉ giáo, chẳng lẽ muốn từ bi con người con như thế này"?

Đức Phật mỉm cười, nói rằng: "Đúng vậy, ta đến để nghiệp độ con làm Sa môn".

Vừa nghe lời này, người gánh phân vui mừng khôn xiết, nhưng hắn không dám tin đó là sự thật, bèn hỏi một cách nghi ngờ rằng: "Thưa đức Phật tôn quý, con người không sạch sẽ hạ tiện như con có thể đắc đạo sao?'

"Nay ta xuất thế cũng chính là vì muốn cho những người đau khổ không còn phải chịu khổ, chịu tội nữa". Đức Phật nói rồi, bèn nắm lấy cánh tay của người gánh phân, bay lên không trung, trong nháy mắt đã bay đến bờ Hằng Hà. Đức Phật nói với người gánh phân rằng: "Đi đi, đến dòng sông, để cho dòng nước tinh khiết sạch sẽ gột rửa đi hết những dơ bẩn trên cơ thể của con, sau đó chúng ta đến tự xá".

Người gánh phân tắm rất sạch sẽ, dội từ trên xuống dưới cơ thể rất nhiều lần, chỉ thấy trên mặt sông nổi lên một lớp cặn bã dầy đặc.

Đức Phật ở trên bờ sông trông thấy mặt nước chung quanh người gánh phân nổi lên nước đen, bất chợt cười và gọi to với anh ta rằng: "Chà mạnh vào, Tỳ kheo tốt của ta".

Người gánh phân lại rửa một lượt nữa, mặt nước nổi lên thủy hoa cao vài thước. Khi mà hắn đang chà xát, đột nhiên cảm thấy thân thể của mình rời khỏi mặt nước một cách không tự chủ. Hắn còn tưởng là bị nước dìm, nhưng định thần lại, mới biết rằng đã đến bên cạnh đức Phật rồi.

Người gánh phân bái gập người dưới chân đức Phật, nói một cách thành khẩn rằng: "Tạ ơn cứu khổ, khiết thân của người".

Đức Phật lấy một bộ tăng bào khoác lên người anh ta, nhận anh ta là một Sa môn. Ngay lập tức, đức Phật mang anh ta đến tăng tự. Chúng Tỳ kheo đang khắc khổ tu hành niệm kinh. Đức Phật nói với chúng Tỳ kheo rằng: "Kể từ hôm nay các con lại có thêm một người bạn mới, mọi người phải cố hết sức giúp đỡ anh ta mới được".

"Xin đức Phật cứ yên tâm, chúng con sẽ không tiếc sức lực", chúng Tỳ kheo đồng thanh đáp.

Từ đấy, người gánh phân có được cuộc sống mới, một lòng tu luyện, ngày ngày tinh tiến, không đến mười ngày đã đắc Tu đà hoàn quả. Không đến một tháng, lại đắc đạo La hán.

Lại nói trong nhân gian, tin tức người gánh phân được đức Phật siêu độ sớm lan tràn, trong Xá Vệ Thành không ai mà không biết, mọi người thi nhau bàn luận rằng: "Một kẻ dọn phân cũng có thể đắc đạo? Thật là chưa từng nghe qua".

Tin tức một truyền mười, mười truyền trăm, cuối cùng truyền đến tai vua Ba Tư Nặc.

"Chuyện gì thế? Rốt cuộc có chuyện này ư, một tên dọn phân cũng có thể đắc đạo?" Vua Ba Tư Nặc có ý giận, nói với văn võ bá quan rằng: "Đắc đạo cũng được kẻ nghèo dọn phân hy vọng sao? Ta nói cho mọi người để rõ, đức Phật xuất thân là Thích Chủng Hào Tính quý tộc, đắc đạo đều là dân Tứ Chủng Tánh, người trước sau, tả hữu của đức Phật có người nào xuất thân từ người dọn phân?"

Vua Ba Tư Nặc ngày đêm ưu tư trong lòng, khi không chịu nổi bèn sinh oán giận đức Phật: "Nghĩ đến khi đức Phật đến vương cung ta, ta lễ nghi đầy đủ, đích thân ta tiếp xúc đãi ngộ, sao đức Phật có thể đến thành mà không vào cung ta, ngược lại còn siêu độ cho người dọn phân nữa chứ?"

Vua Ba Tư Nặc thực không thể chịu nổi, bèn truyền chỉ chuẩn bị xe, đi đến Phật tự tìm đức Phật giáp mặt hỏi mọi việc cho ra lẽ.

Phật tự ở ngoại ô thành, vua Ba Tư Nặc lệnh người đánh xe thắng ngựa cấp tốc, cho nên đến Phật tự rất nhanh.

Vua Ba Tư Nặc xuống xe, gặp một Tỳ kheo ở Phật môn ngồi trên phiến đá vuông chuyên tâm vá cà sa, người này chính là người dọn phân tu thành La hán.

"Này Tỳ kheo, ngươi thay ta đi thông báo cho đức Phật, nói bổn vương đây muốn gặp ngài!" Vua Ba Tư Nặc hôm nay tâm tình rất nóng nảy, bình thường gặp Tỳ kheo thì cảm thấy thánh khiết. Nhưng quốc vương lại thấy người gánh phân cũng có thể làm Tỳ kheo, vì vậy nghĩ rằng Tỳ kheo đều là xuất thân thấp hèn, cho nên nói chuyện rất không cung kính.

La hán là Sứ Đạo Công, thân của ngài đột nhiên ẩn vào trong một khối đá vuông lớn. Vua Ba Tư Nặc bất chợt kinh ngạc, trong lòng nghĩ thần thông của vị Tỳ kheo này thật không nhỏ. Định thần lại xem, thì ra đây không phải là một Tỳ kheo bình thường. Vì chung quanh khối đá vuông là năm trăm Tịnh Cư Thiên, Lễ Quan La Hán.

Một lúc sau, trong khối đá vuông lại hiện ra thân của Tỳ kheo, nói với ông: "Thưa tôn vương, đức Phật tôi cho mời".

Vua Ba Tư Nặc ngẩn người, thu lại lòng phẩn nộ bất kính, trông thấy đức Phật, bèn hỏi: "Thưa đức Thế Tôn, xin hỏi vị Tỳ kheo này ngài giáo hóa thế nào mà ông ta lại có thần thông như thế, xuất nhập thạch trung tự nhiên không có gì trở ngại".

"Ông ta chính là người dọn phân trước đây", đức Phật mỉm cười nói.

Vua Ba Tư Nặc vừa nghe thấy, nói một cách không vui: "Thưa đức Thế Tôn, thật không hiểu nổi, tại sao ngài lại có nhã hứng này, đến thành tôi không vào cung hưởng phúc, mà lại đi siêu độ cho một tên dọn phân?"

Trông thấy vua Ba Tư Nặc vẫn cố chấp, có cái nhìn lệch lạc, đức Phật bèn niệm tụng kệ ngữ để giáo hóa ông ta:
  • Như ô uế,
    Ở cống rãnh ruộng nương,
    Sinh hoa thơm tinh khiết.
Niệm xong, đức Phật lại hỏi tiếp: "Đại vương, ngài là người có nhãn lực, ngài có thể lấy hoa này để dùng không?"

Vua Ba Tư Nặc trả lời: "Thưa đức Thế Tôn, hoa này đương nhiên là vật tinh khiết thơm tho rồi, tôi đương nhiên là dùng hoa này để trang trí nơi ô uế".

Đức Phật thấy ông ta vẫn chưa mở lòng, bèn nói: "Đại vương, lúc ngài đến đã trông thấy vị La hán ấy rồi, chẳng lẽ ông ta lại xấu hơn người khác sao?"

"Không, không! Ngài ấy khiến tôi ngạc nhiên không nhỏ. Đây đều là do sự giáo hóa của đức Phật, nên ngài ấy mới được sự nhanh nhẹn như thế này, chứ không thể tự thân", vua Ba Tư Nặc nói.

"Người ta thường nói, thầy dạy nhập môn, nhưng tu hành lại ở cá nhân mỗi người. Hơn nữa năm này đều là công đức của ông ta làm nên".

Sau khi vua Ba Tư Nặc nghe xong bàng hoàng tỉnh ngộ, nói một cách rất áy náy: "Ngài ấy không phải theo các vị Tỳ kheo của ngài sao? Có thể để tôi thay dưỡng phục thị ông ấy".

"Đại vương, người xuất gia tu đạo là gốc, nếu ngài có thể thiện đãi ông ta, đáp ứng yêu cầu của ông ta, điều này chưa hẳn là không được:, đức Phật tuy không bỏ nhưng lòng Phật từ bi trả lời.

Như thế, La hán được nhận ở quốc vương nhu cầu về thức ăn, y phục, việc đi lại. La hán thường truyền kinh, giảng pháp cho ông ta nghe, ông ta càng hiểu hơn về tầng lớp bình dân lao động cực khổ.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TIỀN THÂN ĐẠI THÁC KIM SINH HỐI
Trong Pháp Cú Thí Dụ Kinh, Đa Ma La quốc không phải là nước lớn, nhưng Phật pháp giáo hóa thịnh hành, tịnh xá đâu đâu cũng có.

Nước này lại được ân sủng của đức Phật, thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều có cả. Cuộc sống của nhân dân yên ổn, vui tươi, tôn kính đối với người xuất gia cầu đạo.

Ở ngoại ô, nơi cách thủ đô nước Đa Ma La bảy dặm, có một tịnh xá được xây cất trong khu rừng rậm rất yên tĩnh. Mỗi ngày lúc sáng sớm và chiều tối đều có tiếng chuông du dương vọng ra từ tịnh xá, vang qua con sông yên bình, vượt qua sơn dã, rung cảm lòng người, làm cho thiên địa giao hòa, tạo nên sự hoàn mỹ vô cùng.

Tịnh xá rộng lớn chiếm cứ cả nửa khu rừng, từng tòa phòng ốc rất hợp để làm một nơi tịnh tiến chăm chỉ khổ luyện. Nghe âm thanh du dương tụng kinh mỗi ngày, thì biết được tín đồ Phật giáo rất nhiều. Tịnh xá này rốt cuộc là có bao nhiêu đệ tử? Chắc cũng phải có đến năm trăm Tỳ kheo.

Năm trăm Tỳ kheo, chăm chỉ khổ luyện, dốc lòng cầu đạo, danh truyền khắp nơi, tiếng vang khắp chốn.

Nhưng, người ta thường nói, mỗi người đều có đặc điểm riêng không ai giống ai, không có hai cái trứng hoàn toàn giống nhau. Năm trăm vị Sa môn này tuy danh chấn gần xa, nhưng không phải vị Tỳ kheo nào cũng đại danh đỉnh đỉnh. Trong đó có một vị Tỳ kheo lớn tuổi, sự ngu dốt của ông chẳng qua chỉ là không được truyền ra thôi, nếu không nó sẽ tổn hại đến danh dự của năm trăm vị Sa môn này.

Thì ra sự ngu dốt của vị Tỳ kheo lớn tuổi này là việc không hiểu được Phật pháp. Ông ta ngày ngày chăm chỉ học tập, nhưng suy cho cùng cũng không hiểu nổi đến ý nghĩa của nửa câu kinh văn. Bốn trăm chín mươi chín vị Sa môn và ông ngày đêm tương tùy, cũng tụng Phật ngữ, cũng không ngờ rằng trên thế gian này rốt cuộc lại có người ngu đần đến thế.

Khi họ biết được tình trạng của vị Tỳ kheo già này, cho rằng vì ông ta tuổi cao nên trí lực kém không tập trung được, bèn tìm mọi cách để giúp đỡ ông ta học thuộc kinh văn. Có thể thức tỉnh ông, giúp đỡ ông, nhưng ông cũng không có một chút tiến bộ nào. Lại sợ vị Tỳ kheo già khả năng lý giải không tốt, mọi người lại đưa ra những kinh nghiệm nhận thức của mình, muốn cho ông lão tội nghiệp tiến bộ, không đến nỗi lạc hậu. Nhưng tất cả đều như nước đổ đầu vịt vậy.

Các Sa môn cảm thấy không còn hy vọng gì, họ hoàn toàn mất đi lòng tin đối với vị Tỳ kheo này, dần dần bỏ mặc ông.

Và như thế, vị Tỳ kheo già càng thảm thương hơn. Ông mất đi tất cả bạn bè, cuộc sống càng thêm vô vị.

Vị Tỳ kheo này tên gọi là Ma Ha Lô. Người ta thường nói, người quý ở cái sáng suốt, ở sự tự biết lấy và ai cũng có lòng tư tôn của mình, Ma Ha Lô đương nhiên cũng không ngoại lệ, ông ấy không ngừng nỗ lực. Ngày ngày ông một mình một góc, khổ đọc kinh thư, tiếc là cuối cùng cũng không thể khai thông. Khi mọi người đều đọc kinh, Ma Ha Lô tội nghiệp trốn ở trong xá quét dọn phòng ốc, sắp xếp đồ đạc để tránh mặt mọi người.

Một ngày nọ, quốc vương nhân từ đức độ, mời các Sa môn hôm sau đến cung dự yến tiệc, cùng hưởng mỹ vị.

"Làm thế nào bây giờ?" Ma Ha Lô tội nghiệp tự biết được mình không biết đến nửa câu kinh văn, có sự bố thí của quốc vương nhân từ, trong lòng không tránh khỏi ưu sầu, ông nghĩ trước nghĩ sau: "Nếu như ta không đi, lỡ quốc vương xem chỉ thấy có bốn trăm chín mươi chín vị Tỳ kheo, hỏi đến mình, không phải càng mất mặt sao? Nhưng nếu ta đi, mọi người đều nhìn mình, ta đơn độc một mình cũng không có ý nghĩa gì. Vả lại lỡ quốc vương thấy mình đơn độc, không ai nói chuyện cùng, để mình giảng kinh thuyết pháp, không phải là càng khốn đốn sao? Ôi hay là ta đừng đi".

Mãi đến khi chúng Tỳ kheo đều y áo chỉnh tề, chuẩn bị xuất phát, mà lão Tỳ kheo vẫn chưa quyết định được.

"Sao ta lúc này chẳng có chút sức lực gì thế! Người sống như thế này, chi bằng chết cho xong, sống cũng uổng phí ngày tháng". Lão Tỳ kheo càng nghĩ càng thương tâm, bèn cầm lấy một sợi dây thừng đi về phía hậu viện tự vẩn.

Khi ông đến hậu viện, đang chuẩn bị thắt sợi dây thừng lên cành cây, gốc cây già bỗng nhiên hiện ra nửa người. Người ấy nói rằng: "Lão Tỳ kheo ngu xuẩn, ngươi muốn làm gì? Như thế này là tự kết liễu mình chứ gì?"

Ma Ha Lô giật thót, đành phải nói sự thật là mình thân là Tỳ kheo, khổ công tu luyện nhưng ngược lại không chút tiến triển, mấy mươi năm rồi đến nửa câu Phật ngữ cũng không hiểu nổi, tự thấy không còn mặt mũi nào để nhìn người khác, không có đất dung thân, bèn nghĩ đến việc chết đi cho rảnh nợ.

Gốc cây già hiện ra thân người cười lớn và nói rằng: "Bất tất phải làm như thế, hãy nghe lời ta. Ta chính là Phật ở cõi trên, trông thấy ngươi không hiểu kinh như thế này, muốn tự sát, mới mượn thân cây để nói cho ngươi biết, sở dĩ ngươi ngu đần bất thông, song không phải là đầu óc không tinh thông, mà là vì tiền kiếp ngươi quá thông minh. Lúc ấy ngươi là Tam Tạng Sa môn, có năm trăm đệ tử, nhưng ngươi ở vị trí cao đại trí tự dụng, mà lại không chịu giáo hóa tốt đệ tử mình. Tội nghiệp năm trăm đệ tử ấy lãng phí một đời, uổng phí theo ngươi chịu dày vò. Cho nên sau khi ngươi chuyển thế, ngươi cũng phải nếm mùi bị người khác khinh mạn, kết quả là ngươi đã trở nên thiển cận như thế. Nó cho ngươi biết, năm trăm vị đệ tử của ngươi đều dưới tình trạng không chịu nổi, đồng loạt treo cổ tự vẩn, cho nên chuyển thế họ là bạn bè của ngươi, nhưng họ đều thông minh hơn ngươi, để cho họ trút hết oán hận tiền kiếp. Đối đãi với người trong tiền kiếp vậy, cũng đều khinh mạn ngươi. Vốn để người tự trách thôi, nhưng ngươi lại quá tự tôn, chấp mê cầu đạo, không đạo ắt chết, thế này thật quá đáng. Ngươi không thế có hạ sách này, hiểu chưa?"

Đức Phật từ trong gốc cây hiện ra, toàn thân hào quang sáng lạng, uy nghi muôn vàn.

"Thưa đức Thế Tôn, con đã hiểu, con nhất định hối cải", Ma Ha Lô rốt cuộc đã tỉnh ngộ.

"Tam Tạng Sa môn, kinh quyển thuộc làu của ngươi ở trong tâm, chỉ là chưa khai mở mà thôi, bây giờ ta sẽ thay ngươi khai thông nó", đức Phật thương cái khổ của Ma Ha Lô, bèn nói lời kệ kỳ diệu cho Ma Ha Lô. Kinh Phật điểm hóa, sự ngu dốt của Ma Ha Lô đã không còn nữa, ông lập tức lĩnh ngộ diệu ý của đức Phật.

Ngay lập tức, ông bèn nhớ lại những kinh văn mà trong tiền kiếp mình đã tinh thông, dưới chân đức Phật đắc La hán đạo.

"Tạ đức Thế Tôn cứu khổ khai hóa sự ngu xuẩn!", lão Tỳ kheo liền khấu đầu bái tạ.

"Được rồi, ngươi mau về thay một bộ đồ sạch sẽ, mang bát đến cung đi". Đức Phật nói với Ma Ha Lô, "Nhớ kỹ, con phải ngồi thượng tọa, còn phải thuyết đạo cho họ, để họ thấy con đã đắc đạo, cuối cùng con phải khiến cho quốc vương minh tín lương thiện, giải trừ ác tâm".

"Dạ, dạ", lão Tỳ kheo đứng dậy, vội vã trả lời.

"Còn nữa, con bất tất phải sợ người khác cười nhạo, tất cả những Sa môn ấy tiền kiếp đều là đệ tử của con, con phải để cho họ đắc thành chánh quả".

Thế là Ma Ha Lô bèn thay y phục, tay cầm bát vội vã đến cung. Vừa diện kiến, ông liền đi thẳng đến ngồi ở thượng tọa bên cạnh quốc vương, với dáng vẻ tự đắc.

Bốn trăm chín mươi chín vị Sa môn ngồi ở phía sau vừa ngạc nhiên vừa giận: "Tên ngốc này sao lại thế? Sao đã dến đây lại còn không biết điều"?, nhưng trước mặt quốc vương, các vị Sa môn đành phải nhẫn giận, không đuổi ông xuống.

Quốc vương thấy tình trạng này, không biết nguyên nhân, vội vã nói rằng: "Các vị sư phụ, hôm nay mới được thấy các vị đến đây dùng bữa cơm mọn, đó là vinh dự vô thượng của quả nhân".

"Quốc vương quá khiêm tốn, mời chúng tôi đến thưởng thức cao lương mỹ vị, còn hưởng ơn mưa móc của quốc vương, chúc quốc vương vạn thọ vô cương", Ma Ha Lô đứng dậy đáp tạ cáo từ, âm thanh vang dội, như sấm rót vào tai. Tất cả Sa môn đều ngạc nhiên, ngay lập tức tỉnh ngộ, tất cả đều hối cải.

Thế là Ma Ha Lô vì mọi người nói lời kỳ diệu, cả triều đều giác ngộ, bốn trăm chín mươi chín vị Sa môn ngay lập tức đắc thành La hán. Quốc vương và quần thần cũng lập tức xưng đạo, giác ngộ đều đắc quả Tu đà hoàn.

Yến tiệc lần này không ai không được thọ giáo, trong lịch sử Phật rất khen ngợi ý nghĩa thâm sâu của nó.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

PHƯƠNG PHÁP TỐT CỦA ƯU BA KIẾP ĐA
Trong A Dục Vương Kinh ghi, từ tự miếu Na Đa Bà Đa sau khi nước Ma Thâu La kiến lập, có một người đàn ông xuất thân trong một gia đình giàu có, sau khi chàng nghe đến sự kỳ diệu của Phật pháp, cũng sinh lòng tin phục đối với Phật pháp. Thế là, chàng bèn từ biệt người nhà, bỏ đi tài sản giàu có của mình, đến tự miếu Na Đa Bà Đa, xin Ưu Ba Kiếp Đa xuất gia.

Sau khi Ưu Ba Kiếp Đa hỏi chàng một vài câu chuyện, thì thụ giới cho chàng. Từ đó, chàng ta bắt đầu học Phật pháp ở Ưu Ba Kiếp Đa.

Khi mới bắt đầu học kinh pháp, người này còn rất chăm chỉ, cũng rất hưng phấn, nhưng dần dần tật mê ngủ của chàng bắt đầu bộc lộ. Giấc ngủ bình thường, chàng cảm thấy không đủ, nên lúc nào cũng ngủ nhiều hơn những đệ tử khác. Cả ngày chàng cảm thấy buồn ngủ đến mức không chịu nổi. Khi Ưu Ba Kiếp Đa giảng kinh giải Phật pháp, thì chàng lại ngồi ngủ gật trên đệm, căn bản không nghe được tất cả những lời giảng của Ưu Ba Kiếp Đa. Ưu Ba Kiếp Đa đưa chàng đến gốc cây để ngủ, chàng vừa ngồi xuống là đã ngáy khò, quên sạch sành sanh tất cả những gì khi ngồi niệm Phật.

Những đệ tử khác cùng học Phật pháp với chàng phần lớn đều có tiến bộ, thậm chí có người đã đắc thành La Hán, nhưng chàng không chút tiến bộ, nhưng nhận thức về Phật pháp cũng vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn thấp nhất. Những kinh văn mà biết đọc cũng chỉ được vài quyển, vả lại đọc lên cũng lắp ba lắp bắp.

Sau khi Ưu Ba Kiếp Đa biết được tình trạng này, ông nói với mọi người rằng: "Bây giờ mọi người hãy một mình suy nghĩ đi, tất cả những gì ta giảng, cũng đều rất thâm sâu, bây giờ ta muốn mỗi người hãy đi tìm một gốc cây, ngồi thiền ở dưới gốc cây ấy, suy nghĩ cặn kẽ".

Sau khi đệ tử của Ưu Ba Kiếp Đa nghe lời căn dặn của thầy, đều đứng dậy mà đi, chỉ thừa lại tên đệ tử mê ngủ ấy ngồi trên đệm gục đầu. Thì ra, hắn lại ngủ nữa rồi. Ưu Ba Kiếp Đa trong thấy bộ dạng hắn như thế không khỏi cười, ngài bước xuống bục giảng, lay tỉnh tên đệ tử đang ngủ say như chết, tên đệ tử này giật mình tỉnh giấc, vừa mở mắt là thấy Ưu Ba Kiếp Đa đang đứng bên cạnh, hắn ngại ngùng đứng lên, miệng ấp a ấp úng muốn nói điều gì đó, nhưng đứng mãi mà cũng chẳng nói được gì. Ưu Ba Kiếp Đa nói với tên đệ tử mắt vẫn còn lim dim rằng: "Con nên đi tọa thiền, người khác đã đi hết cả rồi".

Tên Tỳ kheo mê ngủ này vâng dạ, vội vã bước đi. Hắn đi ra và trông thấy dưới nhiều gốc cây gần đó đều có các Tỳ kheo đang ngồi. Không biết làm thế nào, hắn đành phải đi theo hướng khác, mới tìm được một chỗ vừa ý ở một nơi yên tĩnh. Nơi này là một bãi cỏ rất êm ả, giữa bãi có có một gốc cây vừa to vừa cao. Tỳ kheo này đến dưới gốc cây, bắt đầu tọa thiền. Hắn ngồi không được bao lâu, thì cơn buồn ngủ lại đến, thực sự hắn không thể khống chế mình, bèn dựa vào gốc cây ngủ tiếp.

Ưu Ba Kiếp Đa kỳ thực từ sớm đã theo sát hắn, nấp ở một nơi quan sát, vừa trông thấy quả nhiên hắn lại ngủ nữa, trong lòng Ưu Ba Kiếp Đa vừa buồn cười vừa giận. Điều này cũng khiến cho Ưu Ba Kiếp Đa càng kiên quyết giáo dục lại lòng quyết tâm của tên đệ tử mê ngủ này.

Ưu Ba Kiếp Đa lập tức dùng phép thuật, biến ra một cái hào tròn sâu ngàn thước ở chung quanh gốc cây đại thụ và Tỳ kheo. Vây kín gốc cây và tên đệ tử ngủ say như chết ấy lại. Sau khi làm xong chuyện này, Ưu Ba Kiếp Đa nấp lại ở một nơi xa xa và đợi.

Sau khoảng một thời gian dài. Tỳ kheo ấy tỉnh dậy, hắn vươn vai, ngáp một hồi, khi hắn mở mắt ra trông thấy cái hào bao chung quanh, giật mình không biết đã xảy ra chuyện gì. Cái hào rộng khoảng hai ba trượng, không ai có thể nhảy sang bên kia được. Hắn bò cẩn thận đến miệng hào, thò đầu trông xuống cái hào sâu thẳm ấy, trước mắt là một màn tối om, nói chung là không thể nào trông thấy được đáy hào. Hắn dứng dậy hô to: "Ê, ngươi đâu! Có ai không?", nhưng ngoài âm thanh vọng lại ra, hắn không hề nghe thấy tiếng của người nào.

Tỳ kheo có hơi tuyệt vọng, trong lòng rất sợ hãi. Hắn dựa sát vào thân cây, nhìn cái hào sâu cách mình không đến một thước.

Lúc này, Ưu Ba Kiếp Đa lại làm phép, đặt lên trên hào một chiếc cầu chỉ rộng có nửa thước. Sau khi bắc cầu xong, Ưu Ba Kiếp Đa đi về Đa Ba Đa tự.

Tỳ kheo đang trong cơn tuyệt vọng trông thấy chiếc cầu đột nhiên xuất hiện, còn cho rằng là do mắt mình đã hoa, hắn thò cái tay ra mó lấy cây cầu với ý thăm dò. Sau một lần xem xét vẫn chưa yên tâm, hắn lại kiểm tra lần thứ hai. Sau khi xác định chính xác là cây cầu thật, hắn mới thở phào một cái, vì lúc này trời đã tối lại.

Tỳ kheo khập khễnh bước lên cầu đứng lại hít một hơi tập trung tinh thần, cẩn thận vượt qua cái hào sâu một thước, rộng ba trượng này. Khi hắn đã vượt qua cái hào này, trong lòng như vừa trút đi gánh nặng, vội vã chạy về chỗ của Ưu Ba Kiếp Đa. Hắn nói với Ưu Ba Kiếp Đa rằng: "Thưa sư phụ tôn kính, hôm nay khi con ngồi thiền ngủ gật, tỉnh dậy trông thấy chung quanh cách con chừng một thước đột nhiên xuất hiện một cái hào sâu, báo hại con giật mình, may là sau đó trên cái hào lại xuất hiện một cái cầu nhỏ, như thế con mới có thể về đến đây, con thật không biết là đã xảy ra chuyện gì?"

Ưu Ba Kiếp Đa cười nói với hắn: "Bây giờ ngươi nên đi lại chỗ ấy để tọa thiền đi".

Hắn trả lời: "Thưa sư phụ tôn kính, không phải là con không chịu đi, chỉ là chỗ ấy thực sự có một cái hào sâu, rất nguy hiểm".

Ưu Ba Kiếp Đa cười, phát tay, sau đó nói với tên Tỳ kheo mê ngủ: "Nếu như cái hào ấy vừa sâu vừa rộng ấy là nói lên sinh lão bệnh tử, đau buồn, thống khổ, phiền não. Nếu một người không hiểu bản chất của thế tục đều là đau khổ, không hiểu được phương pháp đoạn tuyệt đau khổ thế tục, không hiểu được mục đích mà phương pháp ấy đạt đến sau khi giải trừ đau khổ mà Phật pháp yêu cầu, hắn sẽ bị rơi xuống cái hào sâu ấy".

Tỳ kheo mê ngủ ấy nghe xong lời của Ưu Ba Kiếp Đa, nhận thức dược tầm quan trọng của việc chăm chỉ tu hành. Thế là hắn nghe theo giáo huấn của Ưu Ba Kiếp Đa, nhân lúc trời vẫn chưa hoàn toàn tối hẳn, lại men theo con đường lúc nãy quay lại nơi cũ để ngồi thiền.

Hắn cẩn thận đi qua chiếc cầu nhỏ, dựa vào gốc cây ngồi xếp bằng một cách nghiêm túc. Do hào sâu gần bên cạnh, hắn không dám lơi lỏng, càng không dám ngủ gật, vì chỉ cần một chút không chú ý sẽ rơi xuống và tan xương nát thịt. Cho nên lần này và cũng chỉ có một lần này, hắn ngồi thiền mà không dám ngủ gục, lại chăm chỉ lý giải ý nghĩa quan trọng của Phật pháp, chăm chỉ tu luyện. Từ đó về sau hắn tiêu trừ hết phiền não, tu thành A la hán.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CÂU CHUYỆN NGƯỜI THỢ GIỎI ĐẮC ĐẠO
rong A Dục Vương Kinh ghi: Ngày xưa, ở một tiểu quốc gần biển có một gia đình, ba đời đều là thợ giỏi nổi tiếng ở đây. Họ có một đứa con trai từ nhỏ đã theo cha và ông nội học nghề, trở thành một thợ giỏi từ rất sớm. Chàng giỏi nhất là về xây cất nhà cửa phòng ốc, đặc biệt là công việc thợ mộc, thợ hồ.

Cậu bé này thắm thoát đã trưởng thành. Một ngày nọ, khi chàng trai đang xây nhà cho một người đã có tiền, nghe vài người thợ ngồi đàm luận về Phật pháp, chàng càng nghe càng mê mẫn, nên quên béng đi công việc mình đang làm. Sau đó, khi về nhà, chàng được sự đồng ý của cha và ông nội, bèn thụ giới xuất gia ở một ngôi chùa gần đó.

Sau khi xuất gia, chàng một mặt khổ công tu tập Phật pháp, một mặt vẫn sử dụng nghề nghiệp của mình. Mỗi khi trông thấy trong tự viện có nơi nào bị hư hại, chàng liền sửa chữa rất kỹ càng. Không bao lâu, mọi người trong toàn tự đều biết biệt tài xây dựng nhà cửa của chàng, vì vậy chàng lại càng không được rảnh rỗi.

Không bao lâu, người ta muốn mở rộng tự viện, chàng được phái đến công trường. Chàng làm việc nơi công trường cả ngày, rất nhiều vấn đề xảy ra trong công việc đều đưa chàng vào để giải quyết.

Có một lần, khi đang dựng cột, không biết là chuyện gì, dân chúng đa dùng hết sức lực, dựng trái dựng phải cũng đều dựng không ngay. Mọi người sốt ruột đến toát cả mồ hôi, chàng chạy lại, tính toán trên dưới một hồi, lại xem nền móng, sau đó trên dưới của ốc cột mỗi đầu thêm một vài chêm, làm cho góc cột được vững vàng và ngay ngắn ở đó.

Và như thế, chàng chạy đôn chạy đáo, cả ngày không ngừng nghỉ. Khi công trình hoàn thành, thì chàng hầu như đã sức cùng lực kiệt, không còn hứng thú đối với chuyện gì cả. Chàng cảm thấy cứ như thế này mãi thì không ổn, nhưng nhất thời khó có thể tìm ra phương pháp tốt, để tháo gỡ sự đau khổ của vạn sự, vạn vật đều không mang lại hứng thú gì cho chàng.

Cuối cùng, trong lòng chàng nghĩ thầm: "Mình nên vào phòng thiền nghĩ lại đã, xem xét lại mình. Khi đức Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế, đã từng nói những người xuất gia nên thiền định tu hành Phật đạo, không thể buông thả mình, muốn tu hành thì tu hành, không muốn tu hành thì không tu hành. Hiện giờ ta không có hứng thú gì đối với tu hành, không phải là một chuyện tốt, ta nên đi bái lạy một vị nghiêm sư, để yêu cầu người nghiêm khắc với mình, thì mới có kết quả tốt".

Sau khi nghĩ thông suốt chàng chuẩn bị hành lý, đi đến nước Ma Thâu La để bái kiến Ưu Ba Kiếp Đa, vì chàng nghe nói Ưu Ba Kiếp Đa là một người thầy tốt nhất hiện giờ.

Con đường từ một nước nhỏ bên bờ biển hẻo lánh này đến nước Ma Thâu La rất xa. Chàng đi cả ngày lẫn đêm, đội trăng cõng sao lên đường. Sự mệt nhọc trên đường đi khiến cho chàng gầy đi rất nhiều, nhưng chàng vẫn không ngừng nghỉ. Cuối cùng, người xuất gia đã mệt đến mức cực điểm này cũng đến được Na Đa Bà Đa của nước Ma Thâu La.

Người này trông thấy Ưu Ba Kiếp Đa, bèn chấp tay hành lễ, sau đó nói rằng: "Phật Tổ đã về chốn Niết Nàn rồi và ngài tôn kính kế thừa sự nghiệp mà Phật Tổ lưu lại, chủ trì Phật sự. Tôi từ xa đến chỉ thỉnh cầu ngài vì tôi nói về Phật pháp, vì tôi mà chỉ giáo bến mê".

Ưu Ba Kiếp Đa ngắm chàng một hồi, chàng xem ra đã quá mệt, sau đó bắt đầu dùng pháp nhãn để thẩm thị chàng. Ưu Ba Kiếp Đa nhìn thấy người đứng trước mặt có một chút sợ chết, tất cả phúc đức mà hắn tích lũy được không đủ để đắc đạo. Tuy chàng có trí óc nhạy bén và đôi bàn tay khéo léo, nhưng lại rất chán chường đối với nghề nghiệp của mình, xem ra, chàng giống như không muốn chịu thêm khổ nữa.

Thế là Ưu Ba Kiếp Đa nói với chàng rằng: "Người xuất gia từ xa đến, giả như ngươi chịu nghe lời dặn dò của ta, thì ta sẽ thuyết pháp cho ngươi, cũng có thể giúp cho ngươi đắc đạo".

Người này trả lời rằng: "Chỉ cần ngài tôn kính thuyết pháp cho tôi, giúp tôi có thêm tiến bộ, tôi sẽ tuân theo tất cả những gì người căn dặn, tuyệt đối không có chút qua loa".

Ưu Ba Kiếp Đa mỉm cười, rất hài lòng với câu trả lời của chàng, ông nói: "Ngươi có một nghề rất tuyệt, cho nên ngươi không thể vì chút mệt mỏi, chán chường của bản thân mà không chịu đi làm. Nếu như trong nước này có nơi muốn xây mới chùa chiền, ngươi nên đem bản lĩnh của mình ra để giúp họ, ta tin rằng ngươi có thể xây cất chùa chiền được tốt".

Người ấy đáp: "Tôi sẽ nghe theo lời dặn của ngài, chỉ là tôi vốn không biết ở nước Ma Thâu La có ai muốn xây cất chùa mới, nếu có, tôi nhất định sẽ giúp cho".

Ưu Ba Kiếp Đa lại cười, ông nói: "Ngươi đã đi một quãng đường rất xa, cũng đã mệt mỏi rồi. Ta muốn hỏi, sáng sớm ngày mai ngươi có thể dậy sớm xuống núi vào thành không?"

Người này tuy là rất mệt, nhưng trả lời một cách kiên định rằng: "Dạ được! Ngày mai nhất định tôi có thể dậy sớm, ngài bất tất phải lo cho tôi".

Nước Ma Thâu La trời sáng rất sớm, vả lại chùa Na Đà Ba La lại ở trên núi, cho nên dậy vào buổi sáng sớm, thân thể không khỏi cảm thấy lạnh buốt. Người này từ sáng sớm đã dậy rồi, kỳ thực đêm qua vốn không dám ngủ, chàng biết rằng nếu như mình ngủ, thì buổi sáng nhất định không dậy nổi, vả lại lúc nào tỉnh dậy thì từ chàng cũng không biết được.

Chàng dậy từ sáng sớm, do chỉ mặc một chiếc cà sa, cho nên cảm thấy rất lạnh. Chàng men theo con đường nhỏ xuống núi trong sương mù lạnh giá. Sau khi đi được một đoạn đường, thì chàng cảm thấy cơ thể ấm lên.

Không bao lâu, chàng đã đến trước cửa thành Ma Thâu La, đúng lúc đang muốn vào thành, thì chàng gặp một vị trưởng giả. Do vị trưởng giả này quen thuộc với tất cả Tỳ kheo trong thành, nên vừa trông thấy người xuất gia lạ mặt này, bèn hỏi: "Người xuất gia có phúc đức lớn tôn kính, ngài từ đâu đến?" vừa hỏi vừa thi lễ với chàng.

Chàng vội vàng đáp lễ, trả lời: "Tôi đến từ một tiểu quốc bên bờ biển xa xôi ở phương Đông, vừa đến đây hôm qua".

Trưởng giả cười, gật đầu: "Chả trách, tôi không biết người, người đến đây có chuyện gì?"

Chàng trả lời một cách thành thật rằng: "Vì tôi đối với tất cả mọi chuyện đều sinh lòng chán chường, cho nên đặc biệt đến đây bái Ưu Ba Kiếp Đa đại sư, thỉnh cầu sự chỉ giáo của ngài ấy". Chàng bèn đem tất cả chuyện của mình và lời của Ưu Ba Kiếp Đa truyền dạy nói hết cho vị trưởng giả nghe.

Vị trưởng giả nghe nói chàng là một người tinh thông nghề mộc và nghề hồ nên rất mừng vội vã nắm chặt tay chàng, nói: "Tôi thật sự là may mắn, mới sáng sớm đã gặp được người xuất gia này, ngài đã là người xuất gia, lại là một người thợ giỏi thì quá tốt rồi".

Tiếp theo, vị trưởng giả nói với chàng: "Ngài không cần phải tìm Đông tìm Tây một người định xây chùa. Ta là người mà ngài muốn tìm đây. Từ rất lâu ta đã chán cuộc sống thế tục, có ý muốn xuất gia, nhưng ta xuất gia như thế này thì vẫn chưa đủ, vì thế muốn trước tiên xây một ngôi chùa, sau đó hãy xuất gia. Hôm nay ta ra ngoài thành chính là vì muốn tìm một nơi tốt để xây chùa".

Chàng rất vui, theo lời dặn của Ưu Ba Kiếp Đa, không sợ mệt nhọc, cũng với vị trưởng giả đi tìm địa điểm, họ dừng lại ở một dãy đất bằng phẳng cách thành khoảng hai mươi dặm, hai người đều cảm thấy nơi này thật là tốt, thế là họ bắt đầu đo đạc, vẽ đường. Những việc này đối với chàng mà nói thực sự là dễ như trở bàn tay. Khi chàng tính vẽ đường đo đất, đột nhiên nghĩ đến rất nhiều vấn đề về phương diện Phật pháp, nghĩ đến là nên làm nhiều việc thiện, vì vậy chàng quên hết mọi phiền não, đắc thành A la hán quả. Sau đó chàng càng thêm nỗ lực làm việc. Không lâu sau, một ngôi chùa lộng lẫy đã được dựng lên, đứng sừng sững trên mặt đất bằng phẳng chung quanh là cây xanh.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

NGÀY XƯA LÀ CƯỜNG ĐẠO, NGÀY NAY LÀ LA HÁN
Trong Thuyết Khiếu Sa Môn Kinh có ghi: Khi Phật Tổ ở nước Xá Vệ du ngoạn hóa độ tục nhân, Câu Tất La quốc liên tiếp xảy ra rất nhiều vụ cướp bóc giết người.

Câu Tất La quốc vì điều kiện tự nhiên không mấy tốt, lại thêm vào đó các loại thiên tai, lại do dân chúng nơi này phần lớn ù lì, không tin vào Phật pháp, cho nên xã hội mất trật tự, đạo tặc hoành hành, nhân dân gặp tai ương.

Sau khi vua Ba Tư Nặc quốc vương biết chuyện này, bèn hạ lệnh trừng phạt nghiêm minh đại thần nắm quyền tư pháp quốc gia. Đồng thời ông còn phái một đội binh tinh nhuệ đi bắt đạo tặc, phàm những tên đạo tặc bị bẮt, tất cả đều theo quy định hành pháp mang ra giữa chợ chém đầu.

Một thời gian sau, những tên đạo tặc hoành hành trước đây không kiêng nể ai cả, giờ đây như kiến trên chảo nóng, hốt hoảng cả ngày trốn Đông tránh Tây, tìn cách chạy trốn hình phạt. Nhưng lưới trời lộng lộng đâu dễ gì trốn thoát, nhưng tên đạo tặc này đều lần lượt bị bắt về quy án, sau đó bị áp đến chợ chém ngang cổ. Những tên phạm nhân tội lỗi chất chồng cuối cùng cũng đã bị trừng phạt.

Bấy giờ, chỉ có một tên cường đạo tránh khỏi lưới pháp luật. Khi quân đội đang truy quét, hắn lẫn vào đám người hỗn loạn để chạy trốn. Sau đó thấy quân đội vẫn lục soát rất nghiêm, hắn lại trộm lấy một tấm cà sa, nhờ người cạo đầu tóc và râu giúp hắn, thành ra một người xuất gia chánh cống, một lần nữa lại tránh được sự lục soát của quân đội.

Một thời gian sau, phần lớn cường đạo đã bị cực hình y pháp, nhưng rất may là không bị đồng bọn khai ra. Kỳ thực, đấy là vì mỗi khi quân đội bắt được một tên cường đạo là giết ngay tức khắc, nên hắn cũng chẳng có cơ hội gì để khai ra đồng bọn của mình. Đợi đến sau khi xã hội Câu Tất La quốc tạm thời yên ổn, quân đội giải tán, thì lúc này tên đạo tặc giả làm Tỳ kheo cũng không chịu cởi bỏ cà sa. Hắn lẫn Đông trốn Tây, cuối cùng đã lẫn vào Kỳ Hoàn, nơi ngự của Phật Thích Ca Mâu Ni. Cho dù tên cường đạo này có mặc áo cà sa, nhưng hắn không bao giờ chăm chỉ học Phật pháp, hắn nghĩ mình đã thoát khỏi đại nạn này, dù gì thì quân đội cũng đã giải tán, sẽ không phải thường xuyên đề phòng thấp thỏm, cẩn thận canh chừng người khác.

Tên cường đạo này tuy ở một nơi rất yên tĩnh, nhưng hắn chưa từng xem xét lại đạo đức của mình, cũng không chịu học kinh điển Phật pháp, cũng không tuân thủ giới luật Phật pháp. Có nhiều lần hắn tùy ý uống rượu, ăn mặn mà bị hộ pháp đánh, nhưng hắn vẫn chứng nào tật ấy, không chịu sửa lỗi. Những chuyện như hám cầu nơi tinh thâm của Phật pháp và tụng kinh, hắn càng không bao giờ làm. Hắn biết mình không thể đắc đạo, vì thế càng thêm phóng túng, không bao giờ chịu nỗ lực.

Phật Tổ biết lai lịch của hắn từ sớm, nhưng vì dù hắn tốt hay xấu cũng biết trộm lấy cà sa khoác lên người giả dạng một người xuất gia, cho nên cũng không truy cứu những gì hắn đã làm trong quá khứ, mà là lấy một tấm lòng khoan dung đặc biệt thu nạp hắn.

Nhiều lần, khi hắn bị hộ pháp tăng đánh vì phạm giới luật, đều được Phật Tổ đứng đàng sau để che chở cho hắn, nên hắn mới không bị đánh đến nỗi rách da xé thịt. Phật Tổ cũng biết trên người tên cường đạo này cũng còn có những chỗ lương thiện, nếu như chăm chỉ tu tập Phật pháp, không những có thể tiêu trừ tội ác trước đây, mà còn có thể tu thành chánh đạo.

Một ngày nọ, tên cường đạo này vì lén uống rượu, lại bị hộ pháp tăng bắt lấy và đánh một trận. Đợi chúng đệ tử trông thấy hắn bị phạt đều giải tán hết, khi hắn dãy dụa đòi đi, Phật Tổ mới gọi hắn lại.

Hứn khập khễnh bước tới trước mặt đức Thích Ca Mâu Ni ngồi trên bảo tòa, lạy một lạy. Phật Tổ nói với hắn: "Gần đây ngươi toàn vì phạm giới mà bị phạt, tại sao ngươi không thể trì giới tu hành nhự mọi người vậy? Ngươi đã phạm trọng tội, nhưng đã trốn tránh hình phạt, may mắn tránh được cái chết, nhưng đừng vì thế mà cho rằng mọi chuyện đều tốt lành. Kỳ thực, nhưng chuyện còn đáng sợ hơn cả cái chết đang đợi ngươi đấy. Ngươi hiện giờ mang trọng tội nhưng ngươi tránh sự trừng phạt của nhân thế, nhưng sau khi chết không tránh khỏi báo ứng của lục đạo cõi âm, sự báo ứng này không cách nào trốn tránh được cả!"

Chính vì Phật Tổ xét thấy tâm tư của tên cường đạo này, nên đã dùng phép thuật để hắn nhìn thấy những chuyện ác ôn mà trước đây hắn đã làm, nhưng chuyện mà trước đây hắn hại. Cuối cùng để hắn xem trước những báo ứng mà nếu không tu hành, hắn sẽ phải chịu đọa vào ngạ quỷ, súc sanh đạo, chịu cái khổ của báo ứng.

Sau khi tên cường đạo này nhìn thấy tất cả những gì mà Phật Tổ hiển hiện cho hắn, quá đổi ngạc nhiên, hắn thật lòng hành một lễ khấu đầu với Phật Tổ. Lần hành lễ này rất thành tâm, nó được khai thị từ sự giáo hóa của Phật pháp của Phật Tổ, nó khác với hẳn với cái hành lễ lúc trước, khi hắn được Phật Tổ gọi đến.

Phật Tổ cũng nhìn thấy tâm tình của hắn lúc này, cảm giác được mặt lương thiện ẩn sâu trong lòng hắn đang dần dần trỗi dậy, nên nói với hắn rằng: "Ngươi có thể đi được rồi, hãy tìm một nơi yên tĩnh mà suy nghĩ. Đừng vì tránh được trừng phạt rồi thì cứ vui vẻ, đã khoác lên người chiếc áo cà sa rồi thì nên chăm chỉ tu tập Phật pháp đi".

Tên đạo tặc này luôn miệng đáp lạy, cáo từ đức Phật mà đi. Hắn quả thật theo lời căn dặn của Phật Tổ, tìm một nơi rất tĩnh mịch ở ngoài Kỳ Hoàn, một mình ngồi đó chú tâm suy nghĩ.

Đầu tiên, hắn xét lại mình. Đối với những việc đã làm trước đây, hắn suy xét lại rất sâu sắc, sau đó hắn nhận thức được vạn vật trên thế gian đều là vô thường, bất cứ sanh mạng nào cũng đều không thể tồn tại mãi mãi, cuối cùng rồi sinh mạng cũng đều quy về kết thúc. Vạn vật trên thế gian cũng đều có vui, có nhọc, vả lại phần lớn đều là từ hưng đến vong, từ thịnh đến suy, sự biến hóa như thế này đã có từ lâu.

Sau khi hắn nghĩ thông suốt tất cả, bèn quay lại và đến trước mặt Phật Tổ, sám hối tội lỗi trước đây, tự trách mình rất thành thực, sau đó hắn biểu hiện muốn đãi giới tu hành thực sự.

Phật Tổ xá miễn cho hắn.

Sau đó không lâu, vị Tỳ kheo xuất thân từ tên cường đạo nayc uối cùng đã tu đắc thành A la hán quả, thành một vị La hán.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TỲ KHEO THAM ĂN UỐNG ĐẮC ĐẠO
Trong A Dục Vương Kinh ghi, sau khi Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn, rất lâu, Ưu Bà Kiếp Đa kế thừa sự nghiệp Phật giáo, tiếp tục hùng dương Phật pháp ở chùa Na Đa Bà Đa ở nước Ma Thâu La, hóa độ chúng dân.

Lúc ấy, ở nước Ma Thâu La có một người đã chán ghét cuộc sống thế tục, sau khi người ấy nghe nói Phật pháp rất tinh diệu thần kỳ, bèn không chút do dự chọn con đường xuất gia tu hành Phật pháp. Thế là người ấy thu dọn hành lý xong, từ biệt người nhà, đến tự miếu Na Đa Bà Đa.

Sau khi đến tự miếu Na Đa Bà Đa, người ấy tìm đến Ưu Ba Kiếp Đa đang thuyết pháp. Người ấy thể hiện quyết tâm xuất gia của mình với Ưu Ba Kiếp Đa, sau đó thỉnh cầu Ưu Ba Kiếp Đa thu nhận mình làm đồ đệ. Ưu Ba Kiếp Đa nhận người ấy làm đồ đệ và ngay lập tức thuyết giảng kinh pháp cho ông, giúp cho ông có nhận thức sơ bộ về Phật pháp, làm nền tảng căn bản cho ông tu tập vào cõi thâm sâu của Phật pháp sau này.

Nhưng sau khi xuất gia một thời gian rất lâu, mà người ấy vẫn không thể thâm nhập đến giáo ý của Phật pháp một cách tốt hơn. Nhiều người xuất gia trẻ hơn ông cũng là các sư đệ của ông thì ngược lại một ngày đắc chính đạo. Người này kỳ thực cũng không có tật lệ nào khác, chỉ là tham ăn uống. Kỳ thực cái tật tham ăn uống cũng đã có từ trước khi xuất gia. Người khác ăn một bát cơm cũng đã đủ rồi, nhưng ông cảm thấy chưa đủ, vẫn muốn ăn thêm. Đôi khi rõ ràng là ăn không nổi nữa rồi, nhưng ông vẫn cứ muốn người khác bố thí cho ông.

Vị Tỳ kheo tham ăn này do một thời gian dài mà không đắc đạo, bèn đi đến than khổ với Ưu Ba Kiếp Đa: "Sư phụ tôn kính, tại sao con khắc khổ học tập Phật pháp như thế này, nhưng lại chưa thể đắc đạo, mà những sư đệ sau con ngược lại đã đắc đạo hết cả rồi? Con cũng chẳng có sai sót nào cả, chỉ là có chút ít tham ăn thôi".

Ưu Ba Kiếp Đa nói nhẹ nhàng với ông rằng: "Chính tại vì con tham ăn, do đó mới chưa đắc đạo, con đừng nóng vội. Như thế này, ngày mai ta chuẩn bị một bữa ăn cho con, đợi sau khi con ăn xong, ta sẽ thuyết pháp cho con".

Vị Tỳ kheo tham ăn từ biệt Ưu Ba Kiếp Đa, về tăng phòng mình. Vào bữa cơm tối, ông lại ăn rất nhiều thức ăn, vả lại chọn toàn những thức ăn ngon.

Ngày hôm sau khi trời chưa sáng, ông đã dậy mặc cà sa ra ngoài tụng kinh. Vì ông nhớ lời của Ưu Ba Kiếp Đa, cho nên, mặt trời vừa lên hẳn, ông đã về đến tăng phòng, sau đó vội vã đến chỗ Ưu Ba Kiếp Đa.

Khi ông đến chỗ Ưu Ba Kiếp Đa, thì ngài đã chuẩn bị thức ăn cho ông từ rất sớm. Hai thầy trò hàn huyên một lúc, Ưu Ba Kiếp Đa hỏi ông sáng sớm đã đọc kinh gì rồi. Sau đó ông mang ra hai chậu cơm rỗng, đặt trước mặt Tỳ kheo tham ăn, rồi lại bưng lên một chén cháo nhỏ, bỏ vào trong một cái chậu, mùi thơm của cháo bay lên nồng đượm theo làn khói, chỉ nhìn cũng biết đây là cháo vừa mới nấu.

Sau khi tất cả đã chuẩn bị xong, Ưu Ba Kiếp Đa nói với đệ tử: "Chậu này thuộc về phần con, con có thể ăn sạch nó, ăn sạch đến nỗi như cái chậu bên cạnh vậy".

Tiếp theo Ưu Ba Kiếp Đa lại nói: "Nhưng con nên biết, đây là cháo vừa mới nấu, phải đợi cho nó nguội đi một tí thì mới có thể ăn được".

Nhưng vị Tỳ kheo này vừa ngửi thấy mùi thơm quyến rũ của bát cháo, thì càng khống chế không nổi mình, ông rất muốn ăn sạch ngay lập tức, để tránh lát nữa có người lại chia bát. Thế là ông cúi đầu, cúi sức thổi cho bát cháo nóng hổi ấy, mong cho nó nguội đi nhanh hơn.

Vừa thổi được một lúc, ông không nhịn nổi nữa, nói với Ưu Ba Kiếp Đa: "Bát cháo đã nguội rồi, con có thể ăn rồi chứ?"

Ưu Ba Kiếp Đa trừng mắt nhìn ông nói: "Bát cháo xem như được con thổi nguội, nhưng lòng con vẫn cứ nóng bừng bừng, con nên để cho lòng con nguội lại đã, con nên xem bát cháo này là một thứ bẩn thỉu hoặc giả là một chậu nước lạnh, thế này thì mới có thể khiến lòng con nguội lại. Sau đó, khi con nhìn thấy thức ăn, thức uống thì hãy xem nó như là thứ thuốc đắng, như thế này thì mới có thể khiến cho lòng con không nóng lên. Tâm không nóng, tâm mới có thể thanh tịnh, tâm thanh tịnh mới có thể thâm nhập thấu hiểu ý nghĩa quan trọng của Phật pháp, mới có thể tu hành đắc đạo". Tỳ kheo mơ màng nghe thấy lời nói của Ưu Ba Kiếp Đa, hình như nghe hiểu được chút gì đó, nhưng ông vẫn cứ nóng vội bưng lấy bát cháo, bắt đầu húp, vì cháo quá nóng, ông không khỏi phun ra, cháo mà ông phun ra phun ngay vào cái chậu không trước mặt, do ông hầu như một mạch húp sạch chỗ cháo trong chậu, cho nên khi phun ra cũng đầy một chậu.

Lúc này Ưu Ba Kiếp Đa chỉ vào chỗ cháo mà ông phun ra, nói với ông rằng: "Bây giờ con hãy ăn hết chỗ cháo này".

Tỳ kheo ngược lại trả lời rằng: "Đã là thứ không sạch sẽ rồi, sao lại có thể ăn vào nữa chứ?"

Lúc này Ưu Ba Kiếp Đa mới nói với ông ta: "Giả như con xem tất cả thức ăn, thức uống đều là nước mũi của người khác và thứ nôn mửa ra thì tốt rồi, lòng con có thể thanh tịnh lại".

Sau đó, Ưu Ba Kiếp Đa giảng giải ý nghĩa chủ yếu của Phật pháp, vị Tỳ kheo này vốn thông minh, không lâu sau đã đắc thành A la hán.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Tát và La Hán

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

PHẬT TỔ TỰ THÂN LO LẮNG CHO NGƯỜI BỆNH
Theo Phật Khán Tỳ Kheo Bệnh Bất Thụ Trưởng Giả Điều Kinh ghi, Phật Tổ sống ở nước Xá Vệ một thời gian rất dài. Ngài rất bận rộn, hầu như là giảng giải Không pháp cho đệ tử ngày đêm không nghỉ. Ngài cũng giảng giải Phật pháp cho các thí chủ, đôi khi còn thụ giới cho các đệ tử vừa mới quy y.

Người ở nước Xá Vệ là tin tưởng vào Phật giáo nhất, bình thường có nhiều tín đồ mới Phật Tổ và các đệ tử đi dùng trai đàn thuyết pháp. Một ngày nọ, có một người rất giàu có mời Phật Tổ và các đệ tử đi dự trai đàn.

Phật Tổ để các đệ tử đi dự trai đàn, còn mình thì không đi, chỉ nhờ các đệ tử mang về cho mình một phần trai phạn. Có hai nguyên nhân khiến cho Phật Tổ không đi dự trai đàn: Thứ nhất, ngài đã có hẹn với các thiên thần rồi, phải đi giảng kinh pháp cho các thiên thần; thứ hai, ngài phải xem xét có đồ đệ nào mắc bệnh không.

Sau khi Phật Tổ giảng kinh pháp cho các thiên thần từ trên trời về đến Kỳ Hoàn. Ngài xem xét tất cả các tăng phòng, thì thấy tất cả cửa đều được khóa, tất cả đệ tử đều đi dự trai đàn. Đột nhiên, Phật Tổ nghe thấy một gian phòng có tiếng động, hình như có người đang rên rĩ. Phật Tổ lấy chìa khóa mở cửa phòng.

Ngài trông thấy một đệ tử bệnh đang nằm trên giường, do tên đệ tử này bệnh nặng không thể cử động, cho nên tiểu tiện, đại tiện đều ở tại trên giường, làm cho căn phòng rất hôi thúi.

Phật Tổ lại hỏi: "Con mắc bệnh gì thế? Hãy nói cho ta nghe, tại sao không ai lo lắng cho con cả?"

Người đệ tử mắc bệnh trả lời: "Bệnh của con không đến nỗi nghiêm trọng, xin Phật Tổ tôn kính bất tất phải lo lắng cho con. Người con bổn tính ngu ngốc, cũng rất lười nhác, không chịu giúp đỡ người khác, cho nên khi con mắc bệnh như hiện nay, cũng không có ai đến giúp đỡ con. Hiện nay con cảm thấy mình thật cô độc, không có ai để nương nhờ", nói rồi, tên đệ tử bèn khóc lên bi ai.

Phật Tổ rất tội nghiệp cho hắn, sinh lòng trắc ẩn. Ngài không tránh mùi hôi thối ô uế, đầu tiên ôm lấy người bệnh lên, vất bỏ hết tất cả những thứ dơ bẩn trên người. Sau đó Phật Tổ mang tất cả vật dụng trên giường cùng đệm ngồi giặt qua một lần, xong quét dọn sạch sẽ phòng ốc, mở toang cửa nẻo để thoát hết mùi hôi thối trong phòng đi.

Phật Tổ còn tắm cho tên đệ tử dơ bẩn, sau khi tắm xong, lại thay quần áo cho hắn, trải chăn mền mới. Phật Tổ xoa bóp tứ chi cho đệ tử, giúp hắn giảm bớt sự đau đớn.

Phật Tổ thấy tên đệ tử này rất đau khổ vì bệnh tật, cho nên, ngài mới nói với hắn: "Hiện giờ con cảm thấy sự đau khổ của bệnh tật, nhưng nếu con không nỗ lực học tập thêm nữa, khi con chết sẽ gặp nhiều đau khổ đáng sợ hơn bây giờ rất nhiều".

Sau đó, Phật Tổ giảng giải Phật pháp có liên quan đến việc chiến thắng đau khổ, tiêu trừ đau khổ cho tên đệ tử này nghe. Sau khi hắn nghe xong, ngay lập tức cảm thấy dễ chịu, đồng thời trong lòng quyết tâm tiêu trừ đau khổ. Tên đệ tử này đặc biệt cảm động, nhất là Phật Tổ không né tránh sự ô uế hôi thối mà tắm rửa cho mình, dọn dẹp phòng ốc chăn mền làm cho hắn rất cảm kích. Về sau, hắn cảm động đến nỗi không nói được lời nào. Thực sự, một đức Phật chí tôn vô thượng mà lại tự thân mình lo lắng cho một Tỳ kheo bình thường bệnh hoạn, thực đáng khiến cho người ta cảm động.

Đợi sau khi các đệ tử đi dự trai đàn về, Phật Tổ gọi họ đến giảng kinh đường.

Trong giảng kinh đường, đức Phật nói với các đệ tử rằng: "Các con là đệ tử của ta, ta muốn cho mọi người đều biết, kể từ sau khi các con xuất gia làm Tỳ kheo, mỗi người các con đều trở thành một người đơn độc, trên không có cha mẹ, dưới không có anh chị em, nói chung, đã xuất gia cô độc một mình. Do đó, giữa các con nên quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu không có lòng quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, thì rất không hay, cũng là rất không thích hợp với danh nghĩa người xuất gia của các con".

Trên khuôn mặt của Phật Tổ chưa từng có sự nghiêm nghị như thế. Ngài dùng ánh mắt nghiêm khắc nhìn lại tất cả mọi người, khiến cho các đệ tử của ngài từng người, từng người một đều căng thẳng, hối lỗi. Sau đó, Phật Tổ lại nói: "Tất cả những Phật pháp mà chúng ta học và tín ngưỡng, rốt cuộc trên dưới đều như nhau. Cho nên, kể từ hôm nay các con nên hầu hạ sư trưởng như cha mẹ ở nhà và hầu hạ đến suốt đời. Mà sư trưởng của các con, thì phải chăm sóc, lo lắng các con như cho con cái của mình cho đến chết. Giữa sư phụ và đệ tử với nhau phải lấy lòng nhân từ khoan dung để quan tâm lẫn nhau, đến chết không thay đổi. Tất cả mọi thứ đều chia sẻ cho nhau, trai phạn hóa duyên được cũng nên chia đều cho mỗi người".

Phật Tổ giảng đến đây bèn dừng lại, nhìn lại những đệ tử ngồi trên đệm, sau đó dùng một âm thanh trầm mặc, nói với các đệ tử: "Người xuất gia một mặt giải thoát đau khổ và phiền não của mình, nhưng mặc khác cũng nên giúp đỡ người khác giải thoát đau khổ và phiền não. Ta biết được trong các con có người không nghĩ như thế, một người xuất gia đến người bệnh bên cạnh mình cũng không biết chăm sóc, thì người ấy làm sao có thể đi siêu độ chúng sanh chứ? Càng không thể vì người khác không giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, mình không đi giúp đỡ họ. Làm như thế là rất không hay. Kể từ hôm nay trong các con có ai mắc bệnh thì các người khác đếu phải nên chăm sóc họ như thể chăm sóc mình vậy. Ai có thể làm như thế thì người ấy sẽ tích được công đức".

Phật Tổ nói xong, các đệ tử của ngài đều cảm thấy xấu hổ.

Sau đó, tên đệ tử mắc bệnh này được mọi người chăm sóc rất chu đáo. Mọi người cũng mang lời giảng của đức Phật ở giảng đường kinh nói lại với hắn, tên đệ tử này bắt đầu suy ngẫm về lời của Phật Tổ và Phật pháp mà hàng ngày học tập. Không lâu sau, hắn đã rời bỏ xác thịt, nhập cõi Niết Bàn.
Hình ảnh


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách