Tùy thuận báo ân Phật

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Tùy thuận báo ân Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Bàn tay có ngón ngắn ngón dài, người có người đẹp người xấu, trí tuệ có người thông minh người chậm hiểu, chúng sanh rất có nhiều chúng sanh…...nên căn tánh của chúng sanh nó không được đồng đều tùy theo nghiệp lực đã tạo. Nếu một người họ đang ở nhận thức kém mà đòi hỏi họ phải hiểu và buộc họ hành theo những nhận thức cao hơn thì e rằng rất khó mà thuyết phục họ được, cho nên tùy theo điều kiện, nhận thức, trí tuệ mỗi người mà có cách tiếp cận cho phù hợp và đó đúng hợp khế cơ và khế lý.

Nếu một người họ đang tình trạng Sân Si , mình muốn giúp đỡ họ thì mình phải dùng thuốc nhử họ ra bằng những phương pháp cụ thể theo từng cấp bậc nhưng không phải là những chuyện bùa chú, bói toán, tử vi. Sự hiểu biết về bói toán, tử vi…. để chúng ta có cái nhìn đúng đắn về chánh pháp và từ đó có sự phân tích cho họ thấy những cái đó nó không có lợi lạc cho họ, những gì mong cầu đạt được là do phước báo để lại, nó không thể giúp cho chúng ta thoát khổ, những hạnh phúc hiện tại chỉ là giả tưởng, chỉ có tu học Phật Pháp, làm lành, trách dữ, giữ tâm thanh tịnh thì mới có hạnh phúc thật sự.
Quay lại vấn đề tu học Phật Pháp, đạo Phật được lập ra bởi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, sau nhiều năm lao công tìm hiểu, tu học và chứng đạo , Ngài đã tìm ra chân lý của cuộc sống, đó là đưa mọi người rời xa Vô Minh về bến bờ Giác. Nhưng những chân lý đó không phải hành giả nào cũng dễ đạt được nếu như không có một lòng Tin và phương pháp đúng.

Từ vô thỉ đến nay, đã trôi lăn trong vòng sanh tử để hôm nay chúng ta có được thân người là một sự cố gắng tu hành trong nhiều kiếp, thật là hạnh phúc và quý báo thay, nhưng đó cũng chưa phải là điểm cuối của chúng ta, mà điểm cuối chính là sự giải thoát.

Hai từ giải thoát nghe sao mà quen, mà gần đến thế ! Nó gần đối với những ai có lòng tin Phật Pháp, hành trì y Pháp, còn đối với những người chưa có lòng tin, không thực hành giới luật thì đó là chuyện của tương lai, mà tương lai thì không có bờ bến, lênh đênh mãi trên sông sanh tử.

Đức Phật khi đã giác ngộ, vì muốn độ chúng sanh thoát khỏi luân hồi, nên đã chỉ dạy cho chúng ta con đường thoát khổ, nhưng cũng tùy theo căn tánh của mỗi chúng sanh mà Ngài có những bài giảng Pháp khác nhau tùy theo sự hiểu biết của họ.

Nghĩ lại chuyên tu học của những người mới tu học Phật Pháp, họ mới chập chững bước chân vào đạo, chưa biết nhiều về giới luật, nên các thầy đã hướng dẫn các Phật tử thọ tam quy ngũ giới, ăn chay theo kỳ rồi từ từ sẽ đến trường chay, hay là dạy cho học một pháp tu nào thích hợp căn cơ của họ để họ tịnh tâm, chẳng hạn như niệm Phật hay trì chú, hành thiền ( trừ mê tín dị đoan, bùa chú, tử vi….) và sau đó đưa họ thâm nhập giáo Pháp một cách từ từ, theo phương pháp mưa dầm thấm lâu. Với nghiệp lực nặng, phước báo ít, trí tuệ giới hạn, còn tham sân si mạn nghi thì làm sao đưa họ về với Pháp Phật một cách nhanh chóng được, đôi khi phải bị phản tác dụng và gây thêm phiền não.

Cho nên khi một người đã tu học vượt qua giới hạn của một Cư sĩ tại gia, thấu hiểu được sự Vô thường, Khổ, Vô Ngã, Không thì hãy quán lấy chúng sanh vẫn còn mê lầm mà đem lòng thương xót , đừng vì sự thấu triệt Tánh Không của mình mà đem sự áp đặt tư tưởng cho các đạo hữu đang trên con đường chập chững vào đạo, làm như vậy chúng ta vô tình làm cho họ mất phương hướng, lung lay niềm tin, đứng trước ngã ba đường không biết dựa vào đâu thì giữa chúng ta và họ càng thêm xa rời con đường giải thoát tìm đường hạnh phúc. Tùy theo điều kiện nhân duyên, căn cơ trình độ của mỗi người mà chúng ta có thể giúp đỡ để họ chuyển hóa phiền não tham sân si, thành an vui hạnh phúc. Ðiều này không phải dễ, thường thì chúng ta hay áp đặt lên quan điểm và trình độ của người khác, bằng sự hiểu biết của mình, mà quên đi mục đích chính là giúp người qua biển khổ sông mê, chứ không phải phổ biến quan niệm hay truyền đạt lối tu của mình.

Câu sám:
“….Chí phàm phu tự lực khó thành,
Cầu đức Phật từ bi gia hộ,
Dầu phải chịu muôn ngàn gian khổ,
Con dốc lòng vì đạo hy sinh,
Nương từ quang tìm đến bảo thành,
Ðặng tự giác giác tha viên mãn.”


Vậy khi chúng ta đã tự giác rồi thì chúng ta hãy giác tha cho đến khi Tự Giác – Giác Tha viên mãn, và đó cũng chính là cách chúng ta báo ân Phật vậy.

Tùy bút.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách