Cầu an đúng Pháp

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Cầu an đúng Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Nhân dịp đầu năm, dạo quanh thành phố , hầu như chùa nào cũng tổ chức lễ cầu an cho các Phật tử và những người có nhu cầu cầu an cho gia đình và bản thân.

Đạo Phật là đạo chủ trương tự chủ, tự giác, không có ai có thể cứu giúp cho mình nếu mình tạo ác, chỉ có thể chuyển hóa tự thân bằng những lời sám hối, những hành động thiện, từ sự giác ngộ chính mình và từ đó thân tâm mình mới an lạc được.

Ngay cả đức Phật cũng tuyên bố rằng: Ta chẳng ban phước hay giáng họa cho một ai hết ngoại trừ chính họ tạo ra. Nói như vậy không có nghĩa là không nói đến sự gia hộ của chư Phật, Bồ tát, mà chư Phật và Bồ tát sẽ luôn luôn bên chúng ta, sẵn sàng giúp đỡ chúng ta nếu chúng ta từ bỏ tham sân si, một lòng quy kính Tam bảo, thề trọn đời bất thối tâm vì sự giác ngộ bản thân và tất cả chúng sanh.

Lễ cầu an là một phương pháp đưa người vô minh về với giác ngộ, về mặc Đạo lý: cầu an là hình thức để người Phật tử đọc tụng Kinh điển, học thuộc lời Kinh, những lời giáo huấn của chư Phật, Bồ tát để thực hành chuyển đổi bản tánh tham sân si của mình, thay vào đó là những đức tính đầy tinh thần từ bi, trí tuệ.

Về mặc đời sống: Cầu an là hình thức thể hiện tình cảm của người con đối với cha mẹ, của người chồng đối với vợ, của người cha đối với con, của người anh đối với người em, của con người đối với con người.

Cầu an là hướng cái tốt đẹp, cái an vui đến với người thân, bạn bè, đồng bào.....mong rằng trong một năm sẽ có nhiều điều vui đến với họ, nhưng đau khổ sẽ tiêu tan và đó chính là tấm lòng của Bồ tát đạo được thể hiện qua Tứ hoằng thệ nguyện độ:

1. Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ—Tức là Nguyện giải thoát vô số chúng sinh.
2. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn —Tức là Nguyện đoạn tuyệt với vô vàn phiền não
3. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học —Tức là Nguyện tu học Phật pháp nhiều vô lượng
4. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành —Tức là Nguyện đạt thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác

Thật là cao quý và nhân văn nếu tinh thần cầu an đúng với tôn chỉ như vậy. Nhưng tiếc thay hiện nay tinh thần cầu an đã bị lu mờ, bị cuốn theo những tham vọng đời thường đầy vô minh và vô vọng. Có nhiều người cầu an một lúc đến 3 chùa, tìm đến chùa nào linh ứng thì cầu an, chùa nào không linh thì không cầu an, làm như vậy vô tình làm lãng phí tiền tài,vật chất, thời gian, làm cho đường xá bị nghẽn, các Thầy tuyên sớ thậm chí khan cả tiếng, khi tuyên sớ xong mệt cả người .

Hiện nay, vì sự tham lam quá đáng của thí chủ, vì chưa học Phật Pháp đúng cách của nhiều người đã làm cho Lễ Cầu An đầu năm trở thành nghi lễ không được trang nghiêm và thành kính. Thiết nghĩ rằng, chúng ta là những người con Phật, khi chưa đủ sự tin tưởng của bản thân để tự tin một tương lai phía trước cần một tâm lý vững trãi, an tâm trên cuộc sống tìm về với chính mình thì hãy thực hành nghi lễ Cầu An đúng với tinh thần Phật Giáo.

Tùy bút.


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Cầu an đúng Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Nguyên Chiếu đã viết:Nhân dịp đầu năm, dạo quanh thành phố , hầu như chùa nào cũng tổ chức lễ cầu an cho các Phật tử và những người có nhu cầu cầu an cho gia đình và bản thân.

Đạo Phật là đạo chủ trương tự chủ, tự giác, không có ai có thể cứu giúp cho mình nếu mình tạo ác, chỉ có thể chuyển hóa tự thân bằng những lời sám hối, những hành động thiện, từ sự giác ngộ chính mình và từ đó thân tâm mình mới an lạc được.

Ngay cả đức Phật cũng tuyên bố rằng: Ta chẳng ban phước hay giáng họa cho một ai hết ngoại trừ chính họ tạo ra. Nói như vậy không có nghĩa là không nói đến sự gia hộ của chư Phật, Bồ tát, mà chư Phật và Bồ tát sẽ luôn luôn bên chúng ta, sẵn sàng giúp đỡ chúng ta nếu chúng ta từ bỏ tham sân si, một lòng quy kính Tam bảo, thề trọn đời bất thối tâm vì sự giác ngộ bản thân và tất cả chúng sanh.

Lễ cầu an là một phương pháp đưa người vô minh về với giác ngộ, về mặc Đạo lý: cầu an là hình thức để người Phật tử đọc tụng Kinh điển, học thuộc lời Kinh, những lời giáo huấn của chư Phật, Bồ tát để thực hành chuyển đổi bản tánh tham sân si của mình, thay vào đó là những đức tính đầy tinh thần từ bi, trí tuệ.

Về mặc đời sống: Cầu an là hình thức thể hiện tình cảm của người con đối với cha mẹ, của người chồng đối với vợ, của người cha đối với con, của người anh đối với người em, của con người đối với con người.

Cầu an là hướng cái tốt đẹp, cái an vui đến với người thân, bạn bè, đồng bào.....mong rằng trong một năm sẽ có nhiều điều vui đến với họ, nhưng đau khổ sẽ tiêu tan và đó chính là tấm lòng của Bồ tát đạo được thể hiện qua Tứ hoằng thệ nguyện độ:

1. Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ—Tức là Nguyện giải thoát vô số chúng sinh.
2. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn —Tức là Nguyện đoạn tuyệt với vô vàn phiền não
3. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học —Tức là Nguyện tu học Phật pháp nhiều vô lượng
4. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành —Tức là Nguyện đạt thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác

Thật là cao quý và nhân văn nếu tinh thần cầu an đúng với tôn chỉ như vậy. Nhưng tiếc thay hiện nay tinh thần cầu an đã bị lu mờ, bị cuốn theo những tham vọng đời thường đầy vô minh và vô vọng. Có nhiều người cầu an một lúc đến 3 chùa, tìm đến chùa nào linh ứng thì cầu an, chùa nào không linh thì không cầu an, làm như vậy vô tình làm lãng phí tiền tài,vật chất, thời gian, làm cho đường xá bị nghẽn, các Thầy tuyên sớ thậm chí khan cả tiếng, khi tuyên sớ xong mệt cả người .

Hiện nay, vì sự tham lam quá đáng của thí chủ, vì chưa học Phật Pháp đúng cách của nhiều người đã làm cho Lễ Cầu An đầu năm trở thành nghi lễ không được trang nghiêm và thành kính. Thiết nghĩ rằng, chúng ta là những người con Phật, khi chưa đủ sự tin tưởng của bản thân để tự tin một tương lai phía trước cần một tâm lý vững trãi, an tâm trên cuộc sống tìm về với chính mình thì hãy thực hành nghi lễ Cầu An đúng với tinh thần Phật Giáo.

Tùy bút.

Cát Tường tham gia đàn tràng cầu an Dược Sư Phật và Sám Pháp Dược Sư từ mùng 1 đến 14 âm lịch cũng không mong cầu gì, chỉ nghĩ tham gia tụng Kinh, lạy Phật để chúng sinh được bình an và hạnh phúc (Không tin bói toán, cúng sao giải hạn). Lúc Thầy dựng 2 tháp nước và đèn lưu ly, rất nhiều Phật tử tranh nhau thắp đèn, từ lúc đầu đã có đèn bị bể những hôm sau cũng bể rất nhiều chỉ còn vài đèn thôi, hôm cuối Thầy lại làm loạt đèn khác, mấy hôm đầu Thầy có bảo Phật tử nào thắp đèn thì tụng Kinh xong tắt đèn và cách tắt Thầy cũng dạy luôn nếu không thôi đèn sẽ bị bể, Phật tử nào thắp một lần thì tự ý thức để người sau chưa được thắp đèn thì được thắp (Cát Tường hỏi cô bé làm công quả đã làm 2 tháp đó, cô bé nói "Cô, con nghe nói thắp đèn lưu ly phước lắm, tốt lắm vì nghe ... đồn vậy", cô bé còn nói đùa vì trông thấy mọi người giành thắp đèn đến làm bể nên nói biết vậy lúc làm con thắp đèn hết hihi... nhưng cô bé ngày nào làm xong thì cũng để Phật tử thắp đèn. Cát Tường thì không có phước thắp đèn lưu ly hay nhận nước ở tháp, đi tụng Kinh còn không có chỗ nữa nhưng vẫn phải đi tham gia đàn tràng Phật Dược Sư cho đến hết, gần mấy hôm cuối Cát Tường có cúng cặp đèn hoa sen (Thắp ngay bàn thờ Bồ Tát Địa Tạng), quả xanh, nước trà (Có việc cần cầu an cho 2 người bệnh, chắc Thầy biết nên lúc niệm Phật Dược Sư, Bồ Tát Quán Thế Âm và chú giải oan kết giọng tụng của Thầy nghe buồn não như cầu xin, Cô tụng Sám Pháp Dược Sư ngồi cạnh Cát Tường Cô ấy rơi nước mắt nhiều, Cát Tường thì không giúp được gì chỉ còn chút hi vọng nào mình có thể làm được thì cứ làm (Không thể để người đầu bạc tiễn Người đầu xanh được, mấy hôm nay trông thấy Người trẻ tuổi ấy vui khỏe rồi), chỉ vài người cảm được rơi nước mắt thì đèn lưu ly bể chỉ còn vài cái đèn. Hôm cuối, khi kết thúc đàn tràng Thầy cùng Phật tử tụng "Tứ Hoằng Thệ Nguyện" ba lần, đông Phật tử lắm nên trước khi về Cát Tường đứng chờ dưới sân chùa một chút vô tình nhìn lên bầu trời thấy ánh trăng vàng tròn đêm mười bốn sáng lung linh (Đèn lưu ly này không ai tắt được).


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Cầu an đúng Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Nguyên Chiếu đã viết:
Cầu an là hướng cái tốt đẹp, cái an vui đến với người thân, bạn bè, đồng bào.....mong rằng trong một năm sẽ có nhiều điều vui đến với họ, nhưng đau khổ sẽ tiêu tan và đó chính là tấm lòng của Bồ tát đạo được thể hiện qua Tứ hoằng thệ nguyện độ:

1. Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ—Tức là Nguyện giải thoát vô số chúng sinh.
2. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn —Tức là Nguyện đoạn tuyệt với vô vàn phiền não
3. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học —Tức là Nguyện tu học Phật pháp nhiều vô lượng
4. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành —Tức là Nguyện đạt thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác


Thật là cao quý và nhân văn nếu tinh thần cầu an đúng với tôn chỉ như vậy.
...

Tùy bút.


CẦU AN "Đúng Pháp" là KHÔNG CẦU MỘT ĐIỀU GÌ CẢ.

Là do: Tâm chưa an, nên mới có khởi CẦU AN.

Mà khi Tâm đã an,.. thì chẳng còn lý do để Cầu an.

Dù sao thì việc "Cầu" có khuynh hướng tới chỗ "An" chỉ nên tạm thời.

Lạm dụng "Cầu An" mãi thì việc tu tập sẽ không thể Tiến.


tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách