NGỤ NGÔN THIỀN

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NGỤ NGÔN THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tay chỉ mặt trăng
Chú chó của thiền sư rất thích những buổi đi dạo chiều với thiền sư. Chú thường phóng tới trước, lượm cây gậy, ngoắt đuôi chạy trở lại, và chờ trò chơi khác. Chiều nay, thiền sư cho đồ đệ xuất sắc nhất của mình cùng đi. Anh trò thông minh đến nỗi bối rối vì những mâu thuẫn trong kinh Phật. Thiền sư dạy:
- Con nên hiểu lời kinh chỉ là bảng chỉ đường. Đừng để ngôn ngữ hoặc biểu tượng che lấp chân lý. Đây, thầy sẽ cho con thấy.
Thiền sư liền gọi chú chó hớn hở kia lại:
- Đi lấy mặt trăng cho ta.
Ông đưa tay chỉ mặt trăng, bảo chó. Rồi ông hỏi người đồ đệ thông minh:
- Con chó của thầy nhìn đâu?
- Nó nhìn ngón tay thầy ạ.
- Đúng thế. Con đừng làm như nó. Đừng lầm ngón tay chỉ vật với vật được chỉ.

Lời Phật dạy đều là bảng chỉ đường. Qua lời dạy của người khác, mỗi người phải phấn đấu tìm đường đi để đạt đến chân lý riêng mình. ? Chẳng bao giờ nên lấy việc hành thiền làm cứu cánh. Nó chỉ là phương tiện giúp hành giả hiểu sâu hơn mọi vấn đề, giống như tùy theo công việc ta chọn dụng cụ, mỗi người nên hình thành dụng cụ mình sao cho thích hợp với những nhu cầu riêng của mình.
(12)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NGỤ NGÔN THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bài học tập nhảy
Thiền sư đưa nhóm đồ đệ khóa chuyên tu vào núi. Phần lớn các thiền sư trẻ xuất thân từ thành thị hoặc các nông trại, chưa biết gì về rừng núi. Một người hỏi:
- Trong núi có thú vật không?
Người khác kêu:
- Phòng tắm đâu?
Thiền sư bảo:
- Ta vào đây để tiếp cận với thiên nhiên và chính mình.
Thầy dạy trò dựng trại và đốt lửa. Suốt đêm gió gào rú, rồi một trận mưa lạnh ngắt trút xuống đám thiền sinh không lấy chi làm hạnh phúc lắm. Sáng sớm, thiền sư dạy:
- Ngày hôm nay, mình sẽ bắt đầu bằng một buổi bơi lội ngoài trời. Cởi áo ra! Chúng ta sẽ nhảy cho ấm người lên. Nhưng, thay vì ra suối, Thiền sư dẫn đám thiền sinh ngược một con đường mòn dốc, đến chỗ vách đá chìa ra trên cái hồ núi (nhảy từ đây làm ta khiếp vía thật, nhưng không nguy hiểm). Thầy bảo đám đồ đệ đứng run rẩy:
- Có thể các con tưởng chúng ta đang tập thể dục. Không phải. Đây là một bài tập luyện tinh thần. Thầy muốn các con xếp hàng một cạnh nhau trên bờ vách đá và lần lượt nhảy vào hồ, cho chân xuống trước. Chuyên gia bơi lội phụ tá của thầy chực sẵn ở dưới, bảo đảm các con không chết đuối đâu. Nào, sắp hàng theo a b c và nhảy đi!

Sư Ashito khựng lại trên bờ vách đá, rồi khựng thêm lần nữa. Các thiền sinh hét:
- Nhảy đi chớ. Tụi tui lạnh cóng muốn chết đây!
Ashito la từ trên bờ vách cho đến khi rớt tung toé xuống hồ, trồi lên khỏi mặt nước và được đỡ lên bờ. Anh gọi vói lên cho các huynh đệ bên trên.
- Không sao hết!
Sau khi lau khô, sưởi ấm và ăn uống xong, cả nhóm họp mặt trong lều chính. Sư Ashito hỏi:
- Thưa thầy, bài học tinh thần của chúng con sáng nay là gì?
Thiền sư dạy:
- Là con đường đưa đến giác ngộ. Trong lúc hành thiền, các con phải lột bỏ trần trụi hết, và phải can đảm. Hãy tin tưởng thầy mình. Bỏ lối suy nghĩ cũ của mình đi để tìm một tầm mức hiểu biết khác – như đứng tại chỗ khác với bơi vậy. Nên nhớ, các con không nhào đầu vô hồ. Chỉ bước vào trong không và được đưa xuống hồ. ?
(12)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NGỤ NGÔN THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Không còn gì để mất
Một thương gia già giàu có bỗng gặp đủ thứ tai họa liên tiếp, rốt cuộc ông mất bà vợ đẹp (nhưng rất khó chịu), mất tòa biệt thự (vì hỏa hoạn), mất tài sản (vào tay trộm cướp), và mất cả tự do (vì đã nhục mạ vị lãnh chúa trong vùng). Viên cai ngục có mẹ trước đó giúp việc ông thương gia. Hắn để ý thấy thương gia thay đổi thật kỳ lạ. Trước đây, ông nổi tiếng keo kiệt, luôn sợ người ta lừa. Vô ngục rồi, ông tỏ ra rất hạnh phúc. Hắn bèn hỏi:
- Tâm ông vẫn thường chứ? Tại sao ngày nào ông cũng cười vui thoải mái thế?
Thương gia cười thích thú:
- Chẳng còn tí ti nào để mất nữa cả. ?

Thiền dạy một trong những nguyên nhân chính gây khổ đau là sự ràng buộc, đắm trước.
(13)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NGỤ NGÔN THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hai họa sĩ già
Viên chức trông coi trại dưỡng lão xếp hai nhà họa sĩ già ở chung phòng, nghĩ rằng họ sẽ tìm được nhiều điểm tương đồng. Ông có lý. Tuy vậy, té ra cũng khá khó khăn cho nhà họa sĩ đã rẽ đường, ra dạy hội họa ở trường trung học, đến tìm sự cảm thông với ông bạn họa sĩ kia, danh vang khắp nước, có tranh treo tại các viện bảo tàng. Dần dà, họ cũng mau chóng kết bạn với nhau, như hai kẻ sống sót có chung kẻ thù (bệnh tật) sống nương vào nhau (giúp nhau các việc vặt hằng ngày).
Họa sĩ nhà giáo được gia đình gọi điện và thăm viếng thường xuyên. Tường nhà ông đầy ảnh chụp, danh thiếp và tranh vẽ của lũ cháu chắt. Nhà danh họa chỉ lác đác vài người khách, dăm bức thư, còn là thư từ giao dịch công việc. Nhân viên trại dưỡng lão xì xào sau lưng họ: “Ông Vui” và “Ông Rầu”. Đêm nọ, hai ông tắt đèn nằm chia nhau điếu thuốc hút lén, tâm sự đời mình. Họa sĩ nhà giáo nói:
- Suốt đời tôi mơ vẽ một bức kiệt tác. Tôi có sẵn nó trong tâm rồi. Nhưng tôi không làm sao khiến tay khiến màu mang nó ra trình diện được. Tôi bỏ cả đời chạy theo nó, vẫn thất bại. Tôi chẳng làm được gì ra hồn.
- Bác khờ ơi, bác không nhận ra mỗi người chỉ vẽ được một bức kiệt tác ư? Đó là cuộc đời mình với những gì mình đã tạo tác và những gì mình để đời tác động lên mình. Tranh của tôi có đến thăm tôi không? Chúng đem bánh cho tôi không? Giờ này, mấy bức tranh ấy đang nằm cô độc trong bóng tối các nhà bảo tàng – y như tôi nè!

Thường tự biết đủ , vui với những gì mình đã có . Mỗi người một hoàn cảnh, chưa biết ai hơn ai.
(13)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NGỤ NGÔN THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiêu rụi nó!
Viện trưởng các thiền viện đảo Honshu lấy làm lo ngại khi tiếp nhận những báo cáo về tình trạng bê bối nghiêm trọng của tăng chúng tại ngôi thiền viện đẹp nhất nằm ở phố cảng Yokosuka. Trước đây nó là một tòa lâu đài, được cúng dường làm thiền viện. Chúng tăng (còn phàm phu) khó giữ được giới, khó nhớ lời nguyện của mình về “tam thường bất túc” ở một nơi sang trọng như thế. Viện trưởng liền cho thỉnh một vị sư vào hàng trưởng thượng đã về quy ẩn, độc cư trong hang đá.
Ngài bảo sư:
- Ông hãy xem xét giùm vụ việc Tăng chúng tà hạnh, phóng túng buông lung và tất cả các hành vi sai trái khác.
Vị sư già hỏi lại:
- Nhiệm vụ của tôi phải làm gì?
- Chỉnh đốn lại.
- Thẩm quyền của tôi đến đâu?
- Ông có mọi thẩm quyền không giới hạn.
- Trong bao lâu?
- Tùy ông.
Nửa tháng sau, vị sư già trở lại. Ngài Viện trưởng hỏi:
- Giải quyết chóng vậy sao?
- Dạ, xong.
- Cách nào?
- Cho mồi lửa thiêu rụi nó. ?

Thiền giả cũng thấy cần có lúc phải hành động quả quyết, nhanh gọn.
(14)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NGỤ NGÔN THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGỤ NGÔN THIỀN
(20/12/2017)

Điều đó tôi cũng nói được
Anh là một nghệ sĩ tài năng rất bận rộn trong các hoạt động thương mại. Anh nhận ra mình cần dành nhiều thời gian hơn cho riêng mình ngoài công việc. Nhưng mức sinh hoạt đời sống hiện tại bắt buộc anh phải làm một tuần ròng rã sáu mươi tiếng. Anh xin nghỉ việc rồi trở lại làm cũng nơi ấy, theo hợp đồng tính giờ. Anh giảm thiểu bớt các sinh hoạt đời sống, và thì giờ rảnh của anh tăng lên. Anh mua chiếc xe rẻ tiền hơn, và có thể rời sở làm lúc một giờ vào các ngày thứ tư. Anh đổi về một ngôi nhà rẻ hơn. Mỗi tháng anh có hai tuần nghỉ ba ngày. Muốn được nhiều thời gian rảnh nữa, anh đã tổ chức công việc tốt hơn, và có cảm hứng sáng tác nên tác phẩm anh càng giá trị. Rồi anh cũng áp dụng phương cách “giảm thiểu ràng buộc” đó vào đời sống mình. Anh cắt bớt nhu cầu xuống mức vừa phải. Mọi người cảm mến anh hơn. Anh thôi không chạy theo phụ nữ đẹp. Anh bắt đầu có những người bạn chân tình. Một hôm, một cô bạn đưa anh đi dự buổi giảng về thiền. Anh nghe nói về lý đạo Phật: muốn được tự tại cần xa lìa tham ái và cởi bỏ dần những ràng buộc. Anh nói: - Điều đó, tôi cũng nói được. (Vì đã từng làm)

Chân lý quá đơn giản, phải không ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NGỤ NGÔN THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Người hòa giải
Cậu bé mười một tuổi được cho vào chùa tu vì chẳng còn ai thân nhân ngoài ông chú họ xa. Ông chú chưa từng gặp cậu, thầm nghĩ: “Làm sư còn hơn chết đói”. Vào chùa, chú mập ra nhưng khổ sở bởi giới luật khắc nghiệt, khổ đến độ chú bỏ trốn. Nhà chức trách đem giao trả chú cho chùa. Thầy trụ trì dọa:
- Con có muốn ra đời sống và chết cóng không?
Chú đáp:
- Cám ơn thầy. Con thà chết cóng ngoài đường còn hơn ở đây ấm áp mà bị hành hạ.
- Ở đây con được học để giảng kinh.
- Xin Thầy trước hết nói cho con nghe về lòng từ. Chú nói rồi giở áo lên.
Thầy trụ trì đang tính trả lời nhưng thấy những lằn roi phạt trên lưng chú và cặp mắt đầy lệ của chú, thầy nghẹn ngang. Thầy nhẹ nhàng đề nghị:
- Con hãy cho quý sư một cơ hội nữa.
Và thầy biểu đốt cây roi phạt ngay. Chú bé ở lại mười bảy năm cho đến khi chú đủ tư cách ra làm giảng sư (Roshi). Chú được gọi là thầy Kari, mọi người biết tiếng thầy vì thầy thường hòa giải những vụ tranh cãi, dù gay cấn tới đâu. Khi một bên vừa trình bày sự việc của mình, thầy hay cắt ngang với câu nói quen thuộc:
- Vâng, nhưng trước tiên hãy nói tôi nghe về lòng từ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NGỤ NGÔN THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền và hiệp sĩ đạo
Hai lãnh chúa tranh quyền sở hữu một vùng thung lũng phì nhiêu. Họ thỏa thuận không gây chiến, chỉ giải quyết bằng cuộc đấu tay đôi. Mỗi bên chọn một tay kiếm giỏi nhất thi đấu. Người thắng sẽ là chủ đất. Tay kiếm cự phách được lãnh chúa Kosumo chọn sợ mình không kham nổi trận đấu. Anh không sợ chết, chỉ sợ bôi nhọ tên tuổi của lãnh chúa và gia đình anh. Anh đến gặp vị thầy cũ, nài xin:
- Xin Thầy chỉ dạy cho con.
- Những gì ta biết, ta đã dạy anh hết.
- Vậy, khi thi đấu con nên nghĩ gì?
- Anh phải có tâm thiền như con nhái.
- Con không hiểu.
Thầy anh dẫn anh ra vườn, chỉ chú nhái đang ngồi im như tượng bên bờ ao, dạy:
- Anh xem kỹ đây.
Bỗng con ruồi xanh bay vụt ngang. Nẩy bật như cái lò xo, chú nhái phóng lên, chụp ruồi nuốt gọn. Thầy bảo:
- Ngày mai thi đấu, anh làm như con nhái. Đừng nghĩ, làm! Gạt hết sợ sệt ra khỏi tâm. Phải đạt đến độ nhất tâm như con nhái. Khi nào cơ hội đến, anh và kiếm của anh phải là một.
Suốt đoạn đời vinh quang còn lại, người hiệp sĩ mang huy hiệu hình con nhái trên kiếm, trên áo giáp và cả trên huy hiệu gia tộc mình. ?

Thuật trụ tâm một chỗ, yêu cầu về kỷ luật cá nhân tự giác và tâm không sợ hãi cái chết khiến thiền được phổ biến rộng rãi trong hàng hiệp sĩ, một giai cấp rất có ảnh hưởng. Mẩu chuyện nhỏ trên cho thấy triết lý và giáo lý thiền rất hữu ích trong đời sống hàng ngày.
HẾT


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]16 khách