Báo ứng hiện đời - Tập 5

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
lamdathoa
Bài viết: 6
Ngày: 17/06/19 17:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Báo ứng hiện đời - Tập 5

Bài viết chưa xem gửi bởi lamdathoa »

Mục lục

TÂY DU KÝ VÀ PHONG THẦN
CƯ SĨ CHÂN MINH
ĐỪNG TRUYỀN LUẬN THUYẾT HỒ ĐỒ
CÔ TÔI
CÁCH LÌA DỤC NIỆM
VÌ SAO HÀI NHI KHÓC
NGUYÊN NHÂN BẤT HẠNH
KIM DOANH
TỤNG KINH NIỆM PHẬT CÒN BỊ TAI NẠN Ư?
BỒ TÁT MẬT HẠNH
CẨN THẬN KHI PHÁT NGÔN
NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
KINH NGHIỆM CẦU CON
NGHỊCH DUYÊN GIỮA CHA MẸ VÀ CON
GIẾT CÁO BỊ BÁO ỨNG
NÀNG DÂU BẤT HẠNH
CÂU CHUYỆN KHIẾN TÔI RƠI LỆ
CHÚ ÚT CỦA BẠN TÔI
ÔNG HÀNG XÓM HUNG DỮ
NHÂN DUYÊN GIỮA TÔI VÀ BỒ TÁT
SÁU CHUYỆN NHÂN QUẢ
CHUYÊN KỂ CỦA CẢNH SÁT PHÁP Y
ÁC BÁO CỦA VU KHỐNG THÊU DỆT
XIN ĐỪNG LÀM VIỆC TỔN ĐỨC.
TÌNH CHẤP UYÊN ƯƠNG
TIẾNG GỌI ĐÊM KHUYA
THẦN PHÚC LỘC
THÁI MINH THÔNG
THÁNG SÁU TUYẾT RƠI
TÂM SỰ MỘT NỮ KỸ SƯ
VỊ KHÁCH ĐẾN SỚM
TỰ TỬ ĐI VỀ ĐẦU
QUÁN NHẬU LONG HỔ
CHUYỆN CÁC KHOA HỌC GIA
LÁ THƯ ĐỘC GIẢ

Nguồn: https://cutt.ly/baounghiendoi


lamdathoa
Bài viết: 6
Ngày: 17/06/19 17:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Báo ứng hiện đời - Tập 5

Bài viết chưa xem gửi bởi lamdathoa »

TÂY DU KÝ VÀ PHONG THẦN

Sư phụ, nghe ngài phân tích nhận định truyện Bạch Xà, con cảm thấy rất có lý. Hiện tại con còn vài vấn đề muốn thỉnh giáo sư phụ: Tây Du Ký là bộ truyện trứ danh rất được quần chúng ưa thích, đã dựng thành phim và được bao người hoan nghinh…

Nhưng hồi nhỏ xem phim, con cảm thấy Đường Tăng quá khiếp nhược, yếu đuối… vì sao Bồ tát Quan Âm lại bảo Tôn Ngộ Không bái ông làm thầy? Hơn nữa, ngài còn truyền chú cần Cô cho Đường Tảng để trị kẻ chuyên “phạt ác dương thiện” như Tôn Đại Thánh? Đường Tăng không tài giỏi hơn, sao có thể giáo hóa đồ đệ chứ? Câu chuyện này theo quan điểm Phật giáo phải giải thích như thế nào đây?

Hòa thượng Diệu Pháp đáp:

– Tôi cho rằng nếu hiểu Phật pháp, thì nên giải thích Tây Du Ký như thế này:

Như trong sách đã nêu, bản thân Đường Tăng theo pháp Tiểu thừa, cho nên Bồ tát Quan Âm mới hóa hiện thành một lão Hòa thượng, chỉ điểm, mách cho Đường Tăng nên đi Tây phương bái kiến Phật tổ, xin thỉnh kinh Đại thừa.

Đường đi Tây Thiên thỉnh kinh thực tế là con đường mà ngài Huyền Trang tu hành, tự độ và độ người. Nhưng đường tu không bao giờ bằng phẳng, luôn có đầy gian nan hiểm trở.

Ba đồ đệ đi theo Đường Tăng, là đại diện cho ba loại ác tập: tham, sân, si, của mỗi chúng sinh.Trư Bát Giới đại diện cho người tham dục trầm trọng: tham tài, tham sắc, tham danh, tham lợi, tham ăn, tham ngủ… vì vậy mới bắt ông giữ tám giới, hàm ý rằng chỉ có giữ giới mới dập tắt tham dục; chỉ có giữ giới mới hoạch đắc trí huệ, cho nên gọi là Ngộ Năng.

Tôn Ngộ Không là đại diện cho những kẻ hành sự có trách nhiệm bổn phận, có tài, nhưng khí sân rất lớn! Ban tên Ngộ Không, chính là báo cho những dạng người này phải hiểu rõ đạo lý: “Tất cả vô thường, vạn pháp giai không”.

Còn Sa Ngộ Tịnh là chỉ những người thực thà phúc hậu nhưng ngu si, vì không hiểu rõ Phật pháp, nên tạo nhiều tội nghiệp (ăn thịt sát sinh), ông từng ở sông Lưu Sa chuyên ăn thịt người mà sống. Đặt tên Ngộ Tịnh là muốn ông tu tịnh hạnh (hạnh thanh tịnh) nếu muốn thoát ly tam giới thì cần phải từ bi, bất sát.

Đường Tăng thân là sư phụ, xem tứ đại giai không, chẳng bị tài sắc danh lợi quyến dụ, tuy không giỏi tài phép như các đệ tử, nhưng những phút giây ở sát bên bờ vực sinh tử, đối diện với chuyện sống chết, ông vẫn xem nhẹ và tuyên bố:

“Thà tiến lên một bước hướng Tây phương mà chết, chứ quyết chẳng lui về để được sống” – gặp lúc Ngộ Không phá giớt sát, chẳng vâng lời thầy nên ông buộc phải niệm chú cẩn Cô… điều này hàm ý rằng: dùng giới luật để câu thúc, khiến y cải tà quy chính.

Đường Tăng không thề đằng vân giá võ, không thể biến hóa, chỉ biết nhất tâm niệm Phật, hàm ý rằng: “Mục đích tu hành không phải để cầu thần thông”.

Còn xem Ngộ Không dù thần thông quảng đại, gặp lúc yêu quái có tài phép quá giỏi, chẳng phải y cũng thúc thủ hết cách sao? Nhưng cuối cùng thì tà không thể thắng chánh!…

Gặp lúc sinh mệnh nguy hiểm Đường Tăng nhất tâm niệm Phật, Bồ tát Quan Thế Âm chắc chắn sẽ yểm trợ cho phùng hung hóa cát, giúp Đường Tăng biến nguy thành an. Vả lại một số yôu quái Ngộ Không đối phó không nổi, đa số đều là thị giả các thánh nhân hoặc là các súc vật thuộc hạ của họ tác quái…

Đây phải giải thế này: Chư Bồ tát, tiên nhân vì muốn giúp đỡ Đường Tăng sớm chứng thánh quả nên cố tình chế ra chướng ngại…

Tất cả đều là thử thách khảo nghiệm, xem ổng ứng phó làm sao? Đường Tăng ngay nơi cửa ải sinh tử, cũng chưa bao giờ trách Bồ tát Quan Thế Âm đã xúi ông đi lấy kinh!

Tôn Hành Giả có thể cỡi mây đi mười vạn tám ngàn dặm, thế mà chẳng ra khỏi bàn tay Phâật tổ NhưLai. Nếu nhà Phât muốn đem Kinh Điển Đại Thừa giao cho Đường Tăng, thì điềnày quá dễ dàng, chẳng phải Ngài chỉ cần nhấc tay một cái là xong ngay hay sao? Hoặc giả, cứ cho Tôn Ngộ Không đi lấy Kinh thì cũng giảm bớt rắc rối vậy?…

Thế nên, bộ Tây Du Ký này cảnh báo cho chúng ta biết là: Tu hành rất gian nan, trong một đoàn thể học Phật, luôn có đủ hạng người như thề cầu đạo. Đoàn thể Phậ giáo chính là một lò trui luyện vĩ đại “kiêm thu tinh súc” tiếp thu thâu tóm tấ cả…..

Phật pháp là chí cương, không gì có thể phá vỡ, Phật pháp cũng chí nhu, không gì có thể chia cắt…. Chỉ cần mọi ngườluôn bảo trì cháh niệm tu hành, thì có thể cùng dựng đạ nghiệp. Cho nên, trải qua muôn ngàn năm gian nan nguy hiểm rồi, cuối cùng bốthâyầ trò cũng gặp Phật tổ. Nhưng đế lúc vào “Tàng Kinh Các” lấy sách lại gặp chướng ngại, đây ngụ ý nói rằng: ” Chỉ cầ chưa thành Phật thì vẫn còn vô minh”, cũng giải thích rằng: “Chịu buông xả, thì mới có thể được”.

Trên đường về, tất cả kinh Phật đều bị rơi xuống nước, cuối cùng chỉ còn lại sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật! Trong “Kinh Kim Cang” Phật cũng từng nói qua: “Nếu nói Như Lai có thuyết pháp tức là báng Phật”đồng thì cũng ám chỉ: vào thời mạt pháp sau này, tất cả văn tự Kinh thư từng có sẽ dần tiêu mất, đầu tiên là “Kinh Lăng Nghiêm…đến cuối cùng chỉ còn sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật!” mà thôi.

Thực ra kiểu giải thích này của ta chỉ là cố gắng “sửa cong thành thẳng”, bất đắc dĩ phải làm như vậy.

Chứ thực tế thì “Tây Du Ký” và “Phong Thần” là hai tác phẩm được thành hình bắt nguồn từ sự tương tranh giữa Phật giáo và Đạo giáo, do đôi bên công kích nhau mà có.

Gần đây, Ngài Hư Vân – ngôi sao Bắc Đẩu Thiền tông – đã từng giải thích về lai lịch hai bộ truyện này như sau:

“Năm đó ở Bắc Kinh Hòa thượng Bạch Vân giảng “Đạo Đức Kinh” nơi Bạch Vân Tự, rất nhiều đạo sĩ chạy đến nghe rồi xin gia nhập Phật môn đổi làm Hòa thượng, khiến các đạo sĩ tại Trường Xuân Quán bất bình, nên thưa kiện lên quan…

Triều đình muốn hóa giải mâu thuẫn giữa hai bên nên ra lệnh cho Trường Xuân Quán (của Đạo sĩ) đổi thành Chùa Trường Xuân, còn Chùa Bạch Vân (của các Sư) phải đổi thành Bạch Vân Quán.

Các đạo sĩ không phục, bèn viết ra bộ tiểu thuyết Tây Du Ký, mục đích là để mạ lỵ Phật giáo, vì vậy người xem Tây Du phải có trí tuệ và mắt sáng, nếu hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử lúc đó thì sẽ nhìn ra chân tướng ngay.

Điều lợi hại nhất là, trong tiểu thuyết miêu tả Đường Tăng thỉnh kinh xong, khi về đến Thông Thiên Hà, thì toàn bộ kinh Phật đều rơi xuống sông bị mất chữ hết, cuối cùng chỉ còn lưu lại sáu từ “Nam mô A Di Đà Phật!” Đây chính là bọn họ muốn nói: toàn bộ công trình phiên dịch kinh Phật của ngài Huyền Trang là giả hết.

Đáng tiếc là thế nhân sau này lại ngộ nhận và cuồng nhiệt lầm tin vào Tây Du Ký, khiến cho chuyện Tây Du Ký thực sự của ngài Huyền Trang bị chôn vùi, bị xuyên tạc, mai một…

Để đối phó với tiểu thuyết Tây Du Ký, bên Hòa thượng cũng “đáp lễ” lại, họ viết ra “Phong Thần Bảng” để mạ đạo sĩ. Nhìn theo quan điềm này thì sẽ nhận ra trong truyện chỗ chỗ đều là… mạ đạo sĩ!

Chẳng hạn như nói đạo sĩ tu tiên tất nhiên có công phu, nhưng thảy đều lần lượt bị đao tru tiên hành hình.

Người xem hai bộ tiểu thuyết này, nếu không hiểu rõ bối cảnh lịch sử Phật giáo và Đạo giáo tương tranh ngày ấy, thì sẽ ngộ nhận, lầm cho giả là thiệt!

Vì vậy, đọc sách cần phải sáng trí, khéo nhìn rõ đúng sai, giỏi phân biệt tà – chính…

Chú thích: Xin hãy đọc lời giảng giải, khai thị của ngài Hư Vân. Còn trong đây chỉ là lời giải của Hòa thượng Diệu Pháp. Ngài còn đề nghị chúng ta nên đọc kỹ “Kinh Lăng Nghiêm, để có đủ trí tuệ và con mắt sáng giỏi phân biệt chánh, tà; phải, quấy… chúng ta nên đọc nhiều tác phẩm do chính chư đại đức cao tăng sáng tác, mới có thể khai mở trí tuệ cho mình.


lamdathoa
Bài viết: 6
Ngày: 17/06/19 17:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Báo ứng hiện đời - Tập 5

Bài viết chưa xem gửi bởi lamdathoa »

CƯ SĨ CHÂN MINH


Ngôi nhà nhỏ hai tầng lầu của cư sĩ Chân Mình vừa khánh thành trong tiếng pháo nổ giòn tan, vợ chồng Chân Minh hân hoan dìu cha mẹ già 80 tuổi vào nhà mới. Chiều hôm đó, họ đãi tiệc nhỏ (gồm trà nước hoa quả bánh trái) cho các láng giềng thân thuộc đến chúc mừng tân gia. Tòa kiến trúc hai tầng của họ là ngôi nhà lầu đầu tiên trong thôn nên được mọi người đặc biệt chú ý, nhất lả cách đây ba năm, gia đình họ còn thuộc hạng nghèo nhất trong làng, nghèo đến cái nhà bếp cũng không có. Bếp của họ được vừng bằng hai manh chiếu rách với bốn cọc cây chống đỡ. Mưa xuống là cái hỏa lò (được tạo hình bằng ba viên gạch mẻ) bị ướt nhẹp…

Cả nhà họ, trên có phụ mẫu, dưới có bốn con, gánh nặng gia đình trút cả vào vai nàng dâu (vợ của Chân Minh). Vậy thì Chân Minh ở đâu? Đi đâu mà trốn trách nhiệm vậy?…

Chuyện này phải kể từ lúc chính phủ bắt đầu cải cách, lúc đó Chân Minh đem ruộng đất giao cho người nhà quản, còn bản thân thì làm Giám đốc Công ty Bao bì. Mới đầu tuy làm quần quật nhưng anh cũng gánh vác được. Sau đó vì muốn kiếm thêm tiền, làm ăn lớn, nên anh hướng ngân hàng vay hai mươi vạn. Thấy cơ sở anh có thể ăn nên làm ra, ngân hàng bèn chấp nhận cho vay.

Có tiền, Chân Minh bèn tìm bạn hợp tác, không lâu thì bị những người gọi là “bạn chí thân” này phản, họ “cuỗm” trọn gói tiền trốn mất. Lúc này Chân Minh khó bề trụ vững, bị ngân hàng đòi nợ, tòa án gửi trát đến tận nhà… Chân Minh cùng đường vô kế khả thi, chỉ còn nước đánh bài “chuồn”, vội chạy đến nương tựa người bạn thân là Đan Lương ở huyện H.

Lúc này Đan Lương đang định đến thành phố T. để tìm tôi, vì biết tôi đang bái một vị cao táng ở đó làm thầy, tất nhiên Đan Lương không bỏ qua duyên lành này, bèn dẫn theo anh bạn giám đốc sa cơ (đang chao dao hồn phách là Chân Minh) theo cùng, nhờ tôi đưa họ đến bái kiến Hòa thượng Diệu Pháp luôn.

Duyên số đúng là không thề nghĩ, Chân Minh do bị bạn phản ôm hết tiền trốn mất, nhờ vậy mà trở thành đệ tử Hòa thượng Diệu Pháp.

Khi về đến nhà Đan Lương, Chân Minh không dám trú lại đây, vì nghe tin Viện Kiểm sát đang phái người tìm đến dò la hành tung mình. Thế là anh đành náu thân tại một vùng đất hẻo lánh, ngụ trong chòi hoang, trông coi địa khu này. Đan Lương mỗi ngày thăm nuôi một lần. Do ở đây không có người vãng lai, nên đặc biệt thanh tịnh yên tĩnh. Chân Minh ở đây suốt tám tháng ròng, tám tháng này trừ ngủ nghĩ và ngồi thiền ra, anh lo học thuộc và chuyên tụng chú Lăng Nghiêm, sống giống hệt như cảnh người xuất gia bế quan nhập thất: lo ăn chay, niệm Phật, tụng chủ Lăng Nghiêm (dưới sự hướng dẫn theo dõi của Hòa thượng Diệu Pháp). Tối đến không có đèn điện, kể cả đèn dầu cũng không thắp.

Lúc anh tập ngòi xếp bằng, do đã hơn 40 tuổi, lại thêm chân to, bụng bự, nên tập khoanh đùi rất khó khăn, do chẳng làm được, nên rất phiòn não.

Một đêm nọ, anh đang vất vả tập ngồi xếp hằng, bỗng thấy một Hòa thượng mập mạp ngồi đối diện với anh, dạy anh cách tĩnh tọa làm sao… và bảo:

– Ngươi quá béo, có thể tập ngồi giống như ta nè!

Thế là anh bắt chước làm y theo Hòa thượng mập, đem đùi phải đặt ở trên và đùi trái khoanh lại ở dưới. Hai tay úp xuống, buông thả tự nhiên trên hai đùi, hai mắt khép nhẹ…

“Ồ! Bóng đêm đã biến thành bầu trời xanh lam, chung quanh mênh mông, im vắng, không một âm thanh… mình đang ở đâu nhỉ? Sao không nhìn thấy thân thể mình nữa cà? Nhưng mình vẫn còn tư tưởng, hỏng lẽ… mình chết rồi ư?”

Trong lòng có chút căng thẳng Chân Minh vội mở mắt ra, trời đã mờ mờ sáng, anh thấy rõ ràng mình vẫn đang còn ngồi, nhưng Hòa thượng mập thì chẳng thấy đâu cả… “Minh chẳng phải đang mơ ư?”… Chân Minh ngó xuống, kiểm lại, thấy chân mình vẫn xếp bằng hệt như tư thế Hòa thượng mập đã chỉ dạy.

“Mình không mơ mà, thế sao trời đã sáng?… Đúng là trời tối không lâu thì mình bắt đầu ngồi tĩnh tọa, sau đó có ông Hòa thượng mập đến dạy mình ngồi, chỉ mới một chút thôi mà?… Nhưng giờ trời đã sáng? Hỏng lẽ… mình… ngồi suốt cả đêm ư? Nhưng tinh thần mình rất tỉnh táo, rất tốt mà?”…

Sáng hôm đó Chân Minh suy nghĩ miên man, thắc mắc mãi, cho tới khi Đan Lương đem cơm đến, anh hấp tấp kể lại câu chuyện đêm qua. Đan Lương nói:

– Vùng này không có Hòa thượng nào giống như anh tả cả!

Trưa hôm sau Đan Lương đem cơm đến, còn mang theo các hỉnh Phật cho Chân Minh xem. Chân Minh vừa nhìn, liền nhận ra ảnh vị Phật ngồi nơi hàng đầu, reo lên:

– Đúng rồi, tướng mạo giống y như Hòa thượng này nè, đêm qua “ổng” đã dạy tôi ngồi hệt như vậy đó.

Đan Lương bảo Chân Minh:

– Vị này là Bồ tát Di Lặc, sẽ là Phật trong tương lai nên còn gọi là Phật Di Lặc. Anh tu công phu không nhỏ, mới có thể cảm được Phật Di Lặc đến dạy như thế… Trong tương lai nhất định anh sẽ thành tựu đó.

Chân Minh sực nhớ đêm qua Phật Di Lặc kêu mình là Hằng Vân, còn nói đó là pháp danh… Anh hỏi bạn:

– Vậy pháp danh là sao?

Đan Lương giải thích:

– Pháp danh là tên đặt cho đệ tử quy y Phật, cũng có lẽ đời trước anh từng là người xuất gia, vi anh tĩnh tọa rất giỏi mà. Sớm muộn gỉ rồi sẽ có ngày anh hiểu rõ hết thôi!

Mấy tháng sau đó, Chân Minh mỗi khi tĩnh tọa thấy xuất hiện đủ cảnh giới, trong đây không thề ghi kỹ (nhưng anh không hề chấp trước, tự cao, luôn nhớ rõ “Kinh Lăng Nghiêm” đã dạy: “Nếu cho mình chứng thánh ắt sẽ lạc tà”…

Mãn tám tháng, Đan Lương báo tin: Hiện có một giám đốc công ty vận tải, cần tuyển một người có thể trường kỳ trú ở Sơn Tây đảm nhận công tác phân phối than. Lương mỗi tháng một ngàn, thế là Chân Minh tức tốc đi nhận việc.

Một ngàn này đối với anh mà nói, đủng là “buồn ngủ gặp chiếu manh”, là dịp may cho người gặp nạn, vì anh có thể dùng để phụ giúp gia đinh.

Chân Minh vốn là người con đại hiếu, tám tháng nay anh chưa hiếu kính song thân được một xu nào, nếu như chẳng phải Hòa thượng Diệu Pháp khuyên anh “vạn duyên buông hết”, dốc tâm học thuộc chú Lăng Nghiêm, thì trong lòng anh vẫn còn đầy ưu tư phiền muộn.

Chớp mắt đã ba năm trôi qua, suốt ba năm này Chân Minh công tác đều đặn, cứ cách ba, bốn ngày anh lo điều xe, kiểm tra máy móc, tải hàng đến chủ nhận phí vận chuyền, chỉ cần than có chất lượng tốt là đủ rồi.

Ngoài ăn ngày ba bữa ra, thời gian rảnh còn lại anh toàn ngồi “kiều Di Lặc”, và luôn tụng nhuần nhuyễn chú Lăng Nghiêm. Hòa thượng Diệu Pháp buộc anh bình thường mỗi ngày phải tụng bốn, năm mươi biến. Tối đến anh tĩnh tọa, một lần ngồi mấy tiếng…

Ngày nọ, người chủ báo tin cho Chân Minh hay là giữa ông và hãng xưởng phát sinh mâu thuẫn, nên bên họ chẳng kêu ông chở hàng nữa và bảo Chân Minh hãy đi đến xưởng tính sổ, sau đó hợp đồng làm ăn giữa họ kết thúc.

Nào ngờ khi chủ xưởng gặp Chân Minh, ông ta ngỏ ý muốn làm việc cùng anh và mời anh tiếp tục cung ứng hàng cho xưởng. Chân Minh vội kể bản thân mình không có vốn… nhưng chủ xưởng nói chỉ cần anh bảo đảm chất lượng than, thì mỗi tháng họ sẽ trả lương cho anh. Thực lòng Chân Minh rất muốn hợp tác, bởi xưởng cần người tin cậy để làm ăn, họ lại tín nhiệm anh. Chân Minh dù không có chút vốn, song lại có thể bắt tay làm việc rất suôn sẻ với người (không phải ai hành nghề này cũng gặp may như anh) do Chân Minh tốt tính, thật thà, anh siêng năng làm việc nhưng phó thác tất cả cho công phu tu trì và sự gia hộ của chư Phật.

Trong kinh Lăng Nghiêm từng thuyết: “Mười phương Như Lai tùy theo tâm chú này, khéo ở mười phương, cứu độ các khổ, nên các khổ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, mù điếc, câm, oán tắng hội khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ ấm xí thịnh khổ, các nạn tai lớn nhỏ, đói khát bần cùng, nhờ niệm kỉnh này mà tiêu tan… Mười phương Như Lai luôn hộ vệ người tu trì khiến họ trong tứ uy nghi, được mọi sự cung ứng như ý”…

Thời gian trôi qua, khi Chân Minh có được chi phiếu 20 vạn, thì anh liền đến ngân hàng ngỏ ý xin trả nợ, nhân viên ngân hàng cảm kích, mời anh dùng nước, xúc động nói:

– Số tiền lớn anh vay, chúng tôi cứ ngỡ đã mất trắng, nào ngờ anh còn tim tới giao trả, thật cảm ơn quá!

Chân Minh thưa: Hiện giờ tôi chỉ có thể hoàn vốn, còn phần lãi tức thì sẽ trả sau. Tôi không thể để quốc gia bị thiệt thòi, xin ngân hàng hãy gia hạn thư thả, cho tôi một thời gian nữa…

Nhân viên ngân hàng vội nói:

– Ồ! Được! Được mà!

Chân Minh từ lúc qui y Hòa thượng Diệu Pháp rồi, thì vợ, con và cha mẹ anh cũng đều ăn chay niệm Phật theo. Xưa nay giữa mẹ chồng nàng dâu quan hệ không tốt, nhờ đây mà được cải thiện rất nhiều.

Vợ Chân Minh tâm sự với tôi:

– Từ khi hiểu Phật pháp rồi, những lúc mẹ chồng làm tôi nổi giận, thì tôi không còn cự cãi với bà nữa, mà âm thầm đạp xe ra đồng, lặng ngắm gió vờn sóng lúa… những bực bội trong lòng cũng theo đó tiêu tan… Mỗi lần Chân Minh từ Sơn Tây gọi điện về, anh luôn nhắc tôi phải nhớ niệm Phật siêng năng, còn kể là anh dụng công tu trì rất miên mật…

Vợ Chân Minh nói tiếp:

– Tự hồi biết tu niệm, dù đạp xe hay công tác cấy cày… có làm gì thì trong tâm tôi lúc nào cũng niệm: “Nam mô A Di Đà Phật!” Hễ tan việc, về nhà, đi trên đường tôi vẫn: “Nam mô A Di Đà Phật!” Lúc chung quanh không có ai, thì tôi còn niệm lớn lên, trong lòng thiệt là an tĩnh sướng khoái… về nhà ăn cơm, cũng không còn bưng chén ra ngoài tán gẫu với hàng xóm nữa, bởi vì ăn xong tôi vẫn phải niệm Phật, luôn cảm thấy không đủ thời gian tu niệm, nên chẳng còn nói chuyện tào lao…

Nhiều người thấy nhà tôi ngày một phát, xúm nhau hỏi chúng tôi làm gì mà từ nghèo biến thành giàu vậy?…Tôi nghĩ không ra bèn nói:

– “Nhờ Phật pháp” đó!

Vợ Chân Minh kể:

– Hiện nay người bắt chước tu niệm theo chúng tôi ngày càng nhiều, bởi vì nửa năm trước trong thôn có một người bị chứng si ngốc (vong dựa xác), tối ngày cứ lầm bầm nói bậy, quậy phá… Tôi bèn dẫn con trai đến xem thử, lúc vừa bước vào sân thì nghe y ở trong phòng đang hét to. Hai mẹ con vừa vào cửa thì thái độ bệnh nhân lập tức thay đổi, y trở nên rất hiền lành, thật thà, cứ ngó chăm chăm vào hai mẹ con tôi.

Có người hỏi y:

– Sao không gây gổ làm ầm ĩ huyên náo nữa vậy?…

Y bảo: Hai người này vừa bước vào toàn thân phủ đầy ánh kim quang gia trì của chư Bồ tát, nên tôi không dám quậy phá.

Con trai Chân Minh bảo:

– Vậy vong hây rời khỏi đây đi nha?!

Vong nhân nói:

– Chưa được các vị dạy, chúng tôi đâu dám đi!

Thế là con Chân Minh liền bảo:

– Vậy bạn hãy niệm “Nam mô A Di Đà Phật!”… nha!

Vong nhân học thuộc một câu này xong liền nói:

– Thế thì tôi có thề đi đầu thai được rồi!

Vừa dứt câu thì người bệnh ngã xuống bất tỉnh giống như ngủ, người nhà khiêng lên giường. Ngủ xong một giấc thì hôm sau bệnh nhân tỉnh dậy, việc trước đó họ không nhớ chút gì, tinh thần trở lại bình thường.

Việc này đồn lan khắp toàn thôn, người ta bảo nhau: “Ma quỷ sợ người ăn chay niệm Phật”, thế là họ rần rần kéo đến tìm vợ Chân Minh, xúm nhau học cách niệm Phật ăn chay.

Những lúc vụ mùa rảnh, từ nhà Chân Minh thường xuyên vang lên âm thanh tụng kinh và chú Lăng Nghiêm chí thành của bao người.


lamdathoa
Bài viết: 6
Ngày: 17/06/19 17:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Báo ứng hiện đời - Tập 5

Bài viết chưa xem gửi bởi lamdathoa »

ĐỪNG TRUYỀN LUẬN THUYẾT HỒ ĐỒ
Hỏi: Nửa tháng trước tôi có thỉnh một tượng Quan Âm, đã bỏ ra 20 đồng đề khai quang, sau đó vui mừng đem về nhà. Nào ngờ khi bạn bè hỏi thăm, biết tồi đem tượng Phật vào nhà sau 11 giờ trưa thì họ thất sắc la tôi:

– Thỉnh tượng Phật phải lo mà đem vào nhà trước 11 giờ chứ! Nếu không, cho dù có khai quang rồi thì chẳng những không linh, mà còn bị gặp tai họa nữa!…

Kết quả là chưa đầy mấy ngày thì xe đạp tôi bị mất trộm. Đến giờ tối vẫn còn lo sợ, vì chẳng biết từ rày về sau còn xảy ra tai họa gì nữa không? Do vậy mà tôi đến thỉnh giáo ngải, phải làm sao để thoát khỏi tai nạn?

Đáp: Nếu nói “đem tượng Phật vào nhà không đúng giờ sẽ chiêu họa tai đến cho gia đình”, thì liệu còn ai dám thờ Phật nữa? Xin các vị cư sĩ đừng có tuyên truyền cái luận thuyết hồ đồ làm lầm lạc người như thế! Truyền điều mê lầm thiếu trí tuệ, thiếu hiểu biết thì sẽ thành là ác tri thức! Nếu bạn cứ dùng thuyết sai lầm này đề hướng dẫn người tức là làm trái nhân quả đấy!

Có người còn nói không được tụng “Kinh Địa Tạng” ở nhà, vì vừa tụng kinh tiều quỷ liền đến… Rồi còn nói chỉ có ở trên lầu cao nhất mới có thể thờ Phật, nếu cúng dưới nhà người là không cung kính… (Vậy những ai ở chung cư thì không được thờ hay sao?) rồi nào là chú Lăng Nghiêm phải tụng lúc 3-5 giờ sáng, phải thế này, phải thế kia V.V….

Đây toàn là tà thuyết gây chướng ngại cho người tụng kinh, trì chú, thờ Phật… Có lẽ người nói có lòng tốt, nhưng tuyên truyền như vậy lại thành trự giúp ma vương mà không hay.

Bạn nên hiểu, giờ nào cũng đều có thể thỉnh Phật vào nhà, còn chuyện khai quang? Đấy chỉ là hình thức mà thôi. Nên biết, Phật không cần chúng ta khai quang! Ý nghĩa khai quang là biểu minh rằng: kể từ hôm nay ta bắt đầu lễ Phật, học Phật. Nếu cứ nói “không khai quang Phật chẳng hiện hữu” là quá sai lầm!

Thờ Phật tại nhà, sẽ giúp chúng ta lúc nào cũng được nhìn thấy tượng Phật, nhắc nhở rằng trong lòng mình lúc nào cũng có ánh sáng trí tuệ chân chính của Phật, nên làm gì cũng phải có chánh tri chánh kiến. Điều cần làm nhất, thờ phụng tốt nhất chính là: bản thân phải ngưng dứt tham sân si, siêng tu giới định huệ.

Cho nên thỉnh tượng Phật về nhà, có thể cúng thờ ở chỗ nào mà ta cảm thấy thích nhất, hợp nhất là được. Sau khi bày hương hoa cúng phẩm, dâng hương đảnh lễ Phật xong – là xem như khai quang ròi! – Người có thiên nhãn sẽ nhìn thấy tượng Phật phóng kim quang. Còn không thiên nhãn vẫn có thể dùng tay cảm nhận khí này (chẳng hạn như ở cách mấy mét nhẹ nhàng thử đầy Phật tượng, cảm thấy có một lực cản vô hình). Chỉ là tôi muốn nói với các vị: Tượng Phật thỉnh về được ta dùng tâm cung kính đảnh lễ rồi sẽ khác đi, chính xác là Phật Bồ tát sẽ phân thân hiện hữu tại đó (cũng không nên chấp trước vào việc thử xem có cảm nhận được khí lành hay có thể nhìn thấy kim quang không?)… Nếu thỉnh Phật về rồi, trong lúc lễ, bạn có thề tụng 3, 7, 21, 49 biến “Chú Đại Bi” hay Bát Nhã Tâm Kinh, hoặc Kinh Kim Cang, Kinh A Di Đà (hay những kinh nào mà bạn muốn tụng) đều tốt cả (như cúng tượng Địa Tạng Vương thì có thể tụng 1-3 bộ)… Tóm lại, bạn cho rằng làm sao trang trọng cung kính nhất thỉ cứ an vị như thế! Phật nói “tất cả do tâm tạo”, nên chỉ cần sau khi thỉnh tượng Phật về rồi, bạn cần nghiêm trì ngũ giới, hành thập thiện, thi sẽ trở thành đệ tử chân chính của Phật ngay! Ngược lại, nếu bạn cứ chấp chặt vào hình thức, đi nhiều chùa khai quang cho lắm, nhưng không lưu tâm lo tri ngũ giới hành thập thiện, thì Phật cũng chẳng giáng lâm nơi nhà bạn!

– Còn chuyện mất xe đạp, xin hỏi: Ngày xưa khi bạn công tác, có lấy của cơ quan sáu cây gỗ dài độ mét rưỡi và một cây dài mười mấy mét chăng?Dạ có, đó là cây cũ do đơn vị không dùng, nên tôi lấy đem về xây nhà bếp.

– Nhưng bạn không được cơ quan cho phép, đã tự tiện lấy đem về nhà! Làm như vậy là lấy trộm! Đó là xưa gieo nhân xấu, hiện tại bị mất xe đạp – là do quả trổ! – Đây chính nhờ công đức bạn thỉnh Phật lễ Phật, nên bắt đầu trả nghiệp, giải nghiệp. Bạn còn tham chiếm của đơn vị nhiều vật khác nữa, phải mau lo sám hối thì may ra có thể tiêu tội, hoặc được quả báo nặng chuyển thành nhẹ… Còn cái chuyện mất xe đạp cùng giờ giấc thỉnh Phật vào nhà không ăn nhập gì tới nhau đâu! Mong tất cả đệ tử Phật đừng có mê tín như thế.


lamdathoa
Bài viết: 6
Ngày: 17/06/19 17:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Báo ứng hiện đời - Tập 5

Bài viết chưa xem gửi bởi lamdathoa »

CÔ TÔI
Nghĩ đến việc cứu hộ động vật và làm hại động vật đều có báo ứng, nên tôi quyết định viết chuyện này ra, cho người sơ học hiểu thêm.

Từ lúc tôi bái sư đến thời điểm đó tính ra đã là mùa đông thứ hai. Lúc này Hòa thượng Diệu Pháp đang ngụ tại nhà tôi. Ngày nọ cô tôi từ Tây An gọi điện tới, kể rằng: nửa tháng trước do trên đường bị tuyết đóng băng, cô đi đến xưởng làm, sơ ý bị té gãy chân phải, được bạn bè đưa vào bệnh viện. Lúc nằm trên giường mổ mới phát hiện các đồng nghiệp trong xưởng (tính luôn cô) tổng cộng là 7 người (thảy đều bị thương) phải nhập viện. Trừ một người nứt xương hông ra, những người khác đều bị gãy xương bánh chè.

Thời đó thuốc men khan hiếm, sau khi mổ xong, bác sĩ nói chân cô khó mà hồi phục hoàn toàn, tương lai sẽ bị tật. Vì vậy cô rất khổ tâm.

Ba ngày sau cô xuất viện về nhà dưỡng thương. Lúc đó cô mới hơn 40 tuổi, thầm nghĩ “Nếu như thành người tàn phế, thì thực khó kham!”… Cô tuyệt chẳng biết việc học Phật của tôi, càng không quen Hòa thượng Diệu Pháp. Chẳng qua vì khổ quá, nên mới gọi điện kể lề với tôi. Bởi lúc tôi trò chuyện thì sư phụ cũng đang có mặt, vì vậy tôi cố ý nói to, lặp lại tình huống của cô, mục đích là để cho sư phụ nghe. Sau đó tôi kể cho cô nghe nhân duyên giữa tôi và sư phụ. Tôi vừa nói thì cô tin ngay, liền thỉnh cầu xin sư phụ khai thị cho. Thế là tôi chuyển điện thoại cho sư phụ.

Sư phụ hỏi cô:

– Bốn năm trước con đã từng cứu và băng bó cho một con bồ câu trắng bị gãy xương chân phải không?

Cô nghe vậy thì rất hưng phấn, tôi đứng kế bên nghe được như sau:

– Dạ có, thưa sư phụ! Bốn năm trước con đến nhà chị đồng nghiệp, vừa vào sân thì thấy có mười mấy con bồ câu đang vây quanh một con bồ câu đi khập khiễng, con hiếu kỳ tiến lại gần xem, thấy con bồ câu nọ bị gãy chân, con bèn kêu chị bạn tới và vội bế con chim lên, chúng con cùng quan sát, hiểu ra con chim bị trúng đạn (do ná bắn), bèn rạch chân nó cho chảy mủ, tiêu độc… rồi dùng rượu và cao dán băng bó cái chân giúp nó, sau đó còn chuốc cây làm nạng tháp vào cho chim đi đỡ. Cuối cùng thì chân con chim này cũng được lành. Sư phụ! Ngài thật tài, có thể biết việc mấy năm trước của con… Việc này có liên quan đến cái chân gãy của con ư?

Sư phụ lại hỏi:

– Có phải con ưa ăn gà nướng, hơn nữa rất ưa dùng đùi gà và khoái gặm chân, móng nó?

– Dạ phải, con rất ưa!

– Con ra chợ mua gà về, dù nó đã bị giết, nhưng cũng chính bản thân con tại nhà bếp khai đao mổ bụng… chặt chân gà ra, hầm, nấu, chưng rim… Vỉ nguyên nhân này nên con bị gãy xương đùi, đây gọi là ác hữu ác báo. Nhưng nhờ con đã từng cứu chữa cho con bồ câu gãy chân, giúp nó lành bệnh, cho nên vết thương con sẽ không lưu di chứng, cứ chịu khó tập chống nạng đi, dần dần sẽ hồi phục…

Cô tôi vui mừng hỏi:

– Do con ưa ăn, chặt… chân gà nên lãnh quả báo bị gãy chân, thế con mổ bụng nó, tương lai chẳng phải cũng bị y viện mổ bụng sao?

Sư phụ cười bảo:

– Con tỉnh giác rất mau, bảo Quả Khanh gởi cho con mấy cuốn sách Phật giáo mà đọc…

Đó là câu chuyện có thực của cô tôi, chân cô sau đó cũng hồi phục mạnh khỏe.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]14 khách