Thiện Tri Thức dạy bảo tôi

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Thiện Tri Thức dạy bảo tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

14) Thiện Tri Thức dạy bảo tôi

Thích Hằng Thật (Quả Chân)


Có rất nhiều đệ tử của Sư Phụ đã từng được thọ nhận sự dạy dỗ của Ngài, nên họ biết rõ về các kinh nghiệm sống động, khi được thân cận vị Thiện Tri Thức. Nhưng cũng có nhiều đệ tử không có cơ hội này, họ chỉ biết Sư Phụ qua sách vở hoặc nghe được danh tiếng của Ngài thôi. Trách mắng có lẽ là trạng huống làm cho người ta dễ sanh hiểu lầm nhất về lối dạy của Sư Phụ. Những người hiểu lầm này đã không biết rõ rằng: đó là sự vận dụng những phương tiện thiện xảo của một vị Đại Trí chân chánh.

Lúc đó Thiện Tài Đồng Tử đến đảnh lễ Thắng Nhiệt Bà La Môn, rồi đứng lên chắp tay mà thưa rằng:

Bạch Thánh Đức! Tôi đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề mà chưa biết Bồ Tát. Thế nào học Bồ Tát hạnh. Thế nào tu Bồ Tát đạo? Tôi nghe Đức Thánh khéo dạy bảo, xin vì tôi mà giảng giải.

Bà La Môn nói: Này Thiện Nam Tử! Nếu như ngươi có thể leo lên núi đao, nhảy vào đống lửa này, thời những hạnh Bồ Tát sẽ được thanh tịnh.

Kinh Hoa Nghiêm— Phẩm Nhập Pháp Giới.

Sư Phụ dùng rất nhiều phương thức khác nhau để giáo hóa đệ tử, mà một trong những màn gay cấn nhất là sự “trách mắng” của Ngài. Tôi là một trong số những đệ tử, thường thọ nhận sự lợi ích về lực chiếu cố quở trách thiện xảo của Sư Phụ.

Theo pháp thế gian, cho ai ai cũng đều sợ bị la mắng. Bởi vì khi dùng cái lưỡi quất đánh, thì đó như là một phương pháp huấn luyện, để sửa đổi hành vi tánh nết rất hiệu quả. Tuy nhiên, điều đó chỉ có hiệu lực là nếu người dùng pháp mắng la tự có tài đức. Còn như dùng những lời lẽ mà có kèm theo lòng nóng giận thật sự phía sau, thì sự quở trách đó sẽ trở lại sanh ra thù ghét và tức giận.

Bọn đệ tử như chúng tôi đều biết rõ, cơn bão sấm nóng giận của Sư Phụ vốn là một kỹ thuật thiện xảo. Bởi Sư Phụ có thể la chưởi để sửa đổi cho một đệ tử, rồi sau đó quay sang một đệ tử khác trong đám đông để khuyến khích với lời lẽ ôn hòa. Trong chớp mắt, Ngài xoay trở lại chỉ ra chỗ sai lầm và gởi thêm những tia sấm sét đến đệ tử trước đó. Có hai giáo pháp mà đức Phật dùng để giáo hóa đã được thể hiện trong kinh điển:

1) Hàng phục: chiết phục những kẻ cống cao, ngoan cố.

2) Bao dung: khuyến dụ những người nhút nhát, e dè.

Đó là hai giáo pháp cứng rắn và mềm dịu, tùy ý đột phát và dứt êm. Người nào quán sát kỹ, sẽ thấy phía sau sự nóng nảy đó, thì lại là vị Thầy hiền lành với lòng từ bi và bình thản.

Thật ra, chỉ có những đệ tử gần gũi nhất mới bị la mắng gắt gao thôi. Và trong những lời quở mắng đó, được xem như là phần thưởng cho sự nỗ lực làm việc. Chúng tôi được lãnh những lời quở trách, nhưng thật không dễ thọ nhận chút nào!

Nhớ có lần tôi bị mắng trong lúc đang được thâu hình trên đài truyền hình số 5, tại phi trường San Francisco và nhiều lần khác, như có lần bị la trong khi tôi thông dịch trên bục giảng trước hàng ngàn người. Trong ký ức, tôi nhớ lúc bị mắng tệ nhất là những khi ra nước ngoài như: Hồng kông, Đài Loan, Calgary (Canada). Không có lần nào ngay trước công chúng, hoặc vì quá xấu hổ mà ngăn cản cơ hội để Hòa Thượng dạy dỗ đứa học trò đáng bị la rầy. Nhiều khi đúng lúc cái lưỡi quất gay gắt ấy lại đánh dấu một bước ngoặt không ngờ, hầu chuyển đổi cuộc đời người đệ tử.

Có lần ở chùa Kim Sơn, tôi vì lầm lỗi nên bị khiển trách, rồi toàn thể đại chúng cùng tôi đều bị đứng bên bục lạy cả 90 phút. Âm thanh trách mắng của Sư Phụ đã làm động chạm đến một số người chứng kiến, thấy nghe, khiến họ có ác cảm, nhưng tôi là kẻ bị thọ nhận thì không vậy. Lạ thay! Những lời đó đã có tác dụng, là ngoài sự tủi hổ, ăn năn muốn sửa đổi của tôi đang phát sanh, cùng với cái nhìn đã tỏ rõ và một niềm khinh an, như đang mục kích rõ ràng cảnh bão giông trước mắt. Dĩ nhiên sẽ có ích lợi, nếu biết được câu ngạn ngữ Trung Hoa:Vọng tử thành Long”, người cha quở trách con cái là hy vọng chúng thành rồng, tức thành tài. Bất quá lời la mắng này là làm cho xương cốt được cứng cáp hơn. Hầu hết sự la mắng thường là dịp đáng ghi nhớ, để nhận lãnh những lời dạy dỗ vô giá.

Chẳng hạn như có lần tôi lầm lỡ đuổi đi một vị khách quan trọng. Và tôi bị mắng dữ dội, đến nỗi tôi nghĩ là mình nên cuốn gói bỏ đi, hoặc có lẽ chết đi cho rồi. Nhưng tôi đã không chết và sáng hôm sau Hòa Thượng nhíu mày hỏi tôi:

- Chú cảm thấy thế nào?

- Con cảm thấy như con phải chết. Con không xứng đáng, con là kẻ vô dụng và đáng thương. Có lẽ con thà chết còn hơn!

- Chú sẽ không chết. Đó chỉ là tự dối gạt mình. Chết đi còn dễ hơn là thay đổi các tật xấu của chú. Cuốn “Pháp Diệt Tận Kinh” của chú đâu? Lấy ra đọc cho tôi nghe.

Tôi liền chạy đến bàn học và tìm ra cuốn kinh. Tôi quỳ trong chánh điện ngay trước mặt Sư Phụ, rồi đọc một đoạn về chuyện trong tương lai, khi Phật Pháp hoàn toàn tiêu mất trên địa cầu.

Hòa Thượng ngồi phía xa chăm chú nhìn, để cho nửa tá đệ tử chờ đợi. Mọi người ai nấy đều có việc riêng gấp rút phải lo giải quyết như: địa ốc, nhà băng, điện thoại liên bang và cúng dường... mà trong khi đó Sư Phụ lại đang lắng nghe tôi vụng về đọc kinh văn Tàu.

Tôi vừa đọc vừa cảm thấy toát mồ hôi hột trên mặt và khắp châu thân. Nhiệt độ trong người gia tăng, tôi như muốn ngất xỉu, rồi như có vật gì bị tống xuất ra khỏi tôi. Tôi vẫn tiếp tục đọc và cảm giác này trôi qua, để lại trong tôi sự khinh an, tươi mát và bình tĩnh hơn. Bao dấu vết của sự tủi thân trước đây không còn nữa.

Sư Phụ khuyến khích với giọng điệu nghiêm khắc:

- Chú đã xuất gia theo tôi và nay chú không được giống như ngày trước. Bây giờ chú phải tu hành, chú là đệ tử Phật, thì thuộc về gia tộc Phật. Chẳng lẽ chú chẳng có ý thức về lời nói và hành động của chú quan trọng đến như thế nào sao? Ở quốc gia này, chú là đại diện cho Phật, Pháp, Tăng. Chú hiểu không? Chú không còn là chỉ sống cho riêng bản thân nữa. Sao chú lại có thể lơ đãng và ích kỷ như thế? Chẳng lẽ chú không thấy con đường mà chú đang đi sao?

Đại Sư Vĩnh gia đã thấy được và đã nói:

Tự tòng nhận đắc Tào khê lộ,
Liễu tri sanh tử bất tương quan.

Nghĩa là:

Từ ngày biết được nẻo Tào Khê
Mới hay sanh tử chẳng liên can.


Hòa Thượng lại tiếp:

- Chú phải nỗ lực hơn nữa. Dụng công qua loa như trước thì chú sẽ không vượt qua khỏi cửa Long Môn đâu. Tôi đã đặt nhiều kỳ vọng nơi chú. Sao chú lại có thể hỗn tạp giống như một số người chỉ biết ăn no rồi chờ ngày chết? Như những kẻ sống say, chết mộng thì cho là đã đủ cho họ rồi. Nhưng thân đã là đệ tử Phật thì nên làm gương cho trời người. Chú phải xuất chúng và trội hơn kẻ thường phàm. Chú phải chịu đựng những gì người khác không thể chịu, ăn những gì mà người khác không thể ăn, cam nhận những gì người khác không cam nhận và thực hành những điều mà người khác không thể hành. Chú phải nhẫn những việc mà kẻ khác không thể nhẫn. Chỉ có vậy, chú mới qua được các thử thách khảo nghiệm phía trước. Đem việc hoằng Pháp là trách nhiệm của riêng mình. Nếu không, Phật giáo sẽ không mọc rễ ở quốc gia này được.”

Thiện Tài đồng tử thưa:

Lạ thay! Bạch đức Thánh! Núi đao và đống lửa này, thân tôi vừa chạm đến thời được an ổn khoái lạc.

Kinh Hoa Nghiêm— Phẩm Nhập Pháp Giới.

Tác dụng của lời la mắng có lẽ đã lay động ký ức trong tôi về lời nguyện trong quá khứ một cách rõ ràng. Bởi vì vài ngày sau, tôi đã có cái nhìn chính chắn để đưa đến quyết định bắt đầu thực hiện chuyến “Tam bộ nhất bái”, cầu nguyện thế giới hòa bình. Tối hôm đó sau khi Sư Phụ quan sát buổi giảng kinh xong, Ngài nói:

- Tất cả quý vị trong kiếp trước đã từng theo đức Phật Tỳ Lô Giá Na. Chúng ta cũng đã cùng nhau nghiên cứu Phật Pháp. Và khi đó tôi đã nói là chúng ta nên cùng nhau tới nước Mỹ để hoằng Pháp. Lúc bấy giờ trong số đó, có người phát nguyện làm Tỳ Kheo, có người nguyện làm Tỳ Kheo Ni. Có người nguyện làm Hộ Pháp, có người phát nguyện phiên dịch kinh điển, có người phát nguyện lập đạo tràng và có người phát nguyện dạy học... Cho nên hiện tại, chúng ta ở đây đều là để hoàn thành ước nguyện. Vì từ vô lượng kiếp trước, chúng ta đều có nhân duyên sâu dầy với nhau. Loại nhân duyên này đã tạo thành sức mạnh kết chặt mối quan hệ giữa chúng ta... Và trong chánh điện ở Vạn Phật, chúng ta có thể phát nguyện, để tương lai chúng ta đều có thể thành Vạn vị Phật. Tam Bộ Nhất Bái là thỉnh cầu Vạn vị Phật tới bảo hộ cho vạn người. Trong cơn mộng mị, tất cả chúng ta ở đây đều đang làm Phật sự...

Vừa rồi, những từ ngữ này vang dội sâu sắc nhất trong tâm tôi, so với tất cả các lời giáo huấn khác mà tôi đã nhận được từ Sư Phụ trong 20 năm qua.

- Chúng ta ở đây làm Phật sự trong cơn mộng mị.

Nhớ có một buổi trưa chúa nhật trời nóng bức, tôi quỳ giữa hai hàng ghế trên xe buýt, ngay ngoài cổng chùa ở Đào Viên, Đài Loan. Đoàn xe hoằng Pháp từ Đại Học Pháp Giới Phật Giáo ở Mỹ của chúng tôi tới thăm viếng Đài loan, đã làm tắc nghẽn sự giao thông. Những xe chở người, đều đang trên đường đến nghe Hòa Thượng thuyết Pháp và truyền giới. Người ta xuống xe chỉ biết gãi đầu và bàn tán về cảnh kẹt xe. Lúc đó tôi đang quỳ trên xe buýt, bởi vì Sư phụ lợi dụng thời gian một cách kỹ thuật, Ngài muốn các đoàn viên hoằng Pháp trên xe tùy cơ thuyết Pháp. Một trong các nguyên tắc thích thú của Hòa Thượng khi du hành là: “Dù ở đâu và bất cứ lúc nào đều là chỗ tốt để tu đạo.”

Trước khi lên máy bay ở San Francisco, tôi đã bị mắng một trận dữ dội, nên tôi thường phập phòng lo sợ ngày đêm, sợ làm sai thêm việc, lại lo tránh ánh mắt trừng ngó và tiếng sư tử gầm hống của bậc Thiện Tri Thức. Sư Phụ điểm tên tôi trước nhất và bảo tôi thuyết Pháp. Lúc đó tôi cảm thấy rất mệt mỏi và nặng nề. Vì khí hậu nóng bức, lại bị tiêu chảy, cùng với áp lực tội lỗi đang đay nghiến là tôi đã làm trái ý Sư Phụ, Ngài vốn muốn tôi vì Phật Pháp mà thay đổi để được tốt hơn. Tất cả những điều này như quay cuồng trong đầu, khiến tôi không thốt nên lời. Tôi chỉ biết quỳ đó mà lặng câm và yếu ớt.

“Quả chân!” Sư Phụ kêu tên tôi. Tôi bỗng như đi vào một vùng không gian khác và như có cảm hứng mạnh mẽ, tôi nhớ lại lúc trong chuyến bái hương dọc theo xa lộ ở Malibu, California. Khi đó cảnh sát công lộ ngừng xe lại để nhắc nhở chúng tôi nên cẩn thận, vì đường phía trước nhỏ hẹp mà xe chạy rất nhanh. Viên cảnh sát da sạm nắng với ánh mắt sáng lấp lánh, ông chậm rãi nói:

“Các bạn tốt hơn là đi sát trên lề và bảo ông Tàu ở phía sau hai vị cũng đi như vậy. Ông đó mặc áo đỏ thì có thể giúp được trông thấy rõ hơn một tí, nhưng con đường này xe chạy rất nhanh và tôi không muốn có tại nạn nào xảy ra trong ca trực của tôi. Vị ủy quyền cảnh sát công lộ của chúng tôi, sáng nay trên đường đi làm đã gọi điện thoại tới, ông nói là ông đã nhận ra địa điểm của các vị, ông yêu cầu chúng tôi bảo đảm sự an toàn khi các vị đi qua vùng Malibu này. Vợ tôi cũng đã thấy các vị và bảo tôi nhắc nhở các vị, ba người nên cẩn thận. Các bạn nên bảo trọng.”

Chúng tôi cũng cảm ơn ông về những lời nhắc nhở đó. Khi viên cảnh sát đi rồi, chúng tôi bối rối nhìn lại phía sau để tìm “Ông Tàu”, người thứ ba trong đội. Nhưng chúng tôi chẳng thấy một ai, không có người nào mặc áo đỏ cùng đi theo cả.

“Ông ta nói có ba ông Sư?”

“Kỳ cục. Chẳng hiểu là ổng đã thấy ai rồi?”

Chỉ vài tháng sau ở San Francisco, có một vị nữ cư sĩ kể cho chúng tôi nghe về mặt khác của câu chuyện. Trong khoảng thời gian chúng tôi lễ lạy, thông thường vào buổi sáng hay buổi trưa, lúc Sư Phụ đang nói chuyện với họ thì bỗng nhiên Ngài đứng lên đi vào phòng đóng cửa lại. Họ không bao giờ biết được là Ngài đã làm gì trong phòng. Nhưng thường thì khoảng một tiếng sau đó, Ngài bước ra rồi nói: “Chúng nó không có chuyện gì cả, được rồi!”

Lời yêu cầu của viên ủy quyền cảnh sát công lộ đã chứng minh rằng: Với lời nguyện của Hòa Thượng, đã giúp Ngài trông nom chuyến bái hương của hai người đệ tử trẻ từ 600 dặm cách xa.

Ý tưởng mang tôi trở về thực tại, cùng với sự ngộp thở trên xe buýt ở ĐàoViên. Và tôi tin rằng Hòa Thượng đã thấu rõ sự sáng suốt của tôi, bởi vì lúc này Ngài mỉm cười và giọng nói đã dịu hẳn, không còn nghiêm khắc nữa:

“Giờ đây sẽ nói về kinh nghiệm của Quả Chân. Quý vị nên nghe chú nói, bởi vì chú biết rõ là nếu không có Thiện Tri Thức, thì có lẽ bây giờ chú đã bị trầm luân trong biển khổ ở thế giới Ta Bà rồi. Có phải vậy không Quả Chân? Chú đã có đầy rẫy các tật xấu khi mới bước vào ngưỡng cửa Kim Sơn, chú có nhớ không? Chú có thể bị chìm đắm dưới dòng sanh tử, nếu không có duyên với Thiện Tri Thức phải không? Chú thấy thế nào? Sao không nói cho đại chúng nghe về điều đó đi? “
Tôi gật đầu đồng ý và hướng nhìn Sư Phụ.

Trong tuần đó ở Đài Loan, Hòa Thượng đã không dùng các thức ăn cứng, bởi vì Ngài tuyệt thực để hồi hướng công đức cho chúng sanh ở Đài Loan, với hy vọng sẽ trì hoãn các tai nạn mà các học giả đã dự đoán trước. Ngài lại đang bị bệnh và chỉ có thị giả của Ngài biết mà thôi. Một khi mà xe buýt tới nơi rồi, Ngài sẽ bị vây quanh bởi các đệ tử và những người tìm cầu. Họ thỉnh cầu sự chữa trị đặc biệt của Ngài như: cầu phước, cầu giúp đỡ, họ tìm cầu quyền lực và tài năng của Ngài.

Thông thường khi ở Đài Loan, Hòa Thượng liên tiếp nhiều ngày không ngủ. Bởi vì Ngài muốn thức để nói chuyện với những người đang xếp hàng, bất kể ngày đêm đang chờ gặp Ngài phía ngoài cửa. Họ đến với niềm hy vọng được dịp thân cận Ngài, để thỉnh cầu và được lòng cảm động từ bi của Ngài.

Bọn đệ tử chúng tôi, đã không một ai có thể thay thế cho Ngài được, hoặc phụ giúp chỉ đáng bằng ngón tay để bớt đi gánh nặng của Ngài. Nhưng Ngài đã không sợ nhọc nhằn, lao khổ. Ngài sống ở đời là để ban rãi sự giáo hóa cam lồ. Sự giáo hóa của Hòa Thượng, của bậc Thiện Tri Thức là giải tỏa những nỗi thống khổ của chúng sanh. Tôi khai khẩu đọc ra những lời trong Kinh Hoa Nghiêm, mà tôi đã thuộc lòng từ lâu, trong một buổi trưa chủ nhật nóng bức trên xa lộ ngoài vùng San Luis Obispo.

Bấy giờ Thiện Tài quán sát tư duy lời dạy Thiện Tri Thức, dường như biển cả nhận nước mưa to không nhàm đủ. Tự nghĩ rằng:

Lời dạy Thiện Tri Thức như nắng mùa xuân, sanh trưởng tất cả căn mầm thiện pháp.
Lời dạy Thiện Tri Thức như ánh trăng rằm, phàm chỗ chiếu đến đều được mát mẻ.
Lời dạy Thiện Tri Thức như núi tuyết mùa hạ, làm vơi nóng khát cho muôn thú .
Lời dạy Thiện Tri Thức như nắng chiếu ao nước thơm, làm nở tất cả hoa sen thiện tâm.
Lời dạy Thiện Tri Thức như đại bảo châu, biết baoPháp bảo tròn đầy nơi tâm.
Lời dạy Thiện Tri Thức như cây Diêm Phù, chứa tất cả hoa quả phước trí.
Lời dạy Thiện Tri Thức như đại Long Vương, vui đùa tự tại trên hư không.
Lời dạy Thiện Tri Thức như núi Tu Di, vô lượng thiện pháp trú trong Đao Lợi Thiên.
Lời dạy Thiện Tri Thức như Đế Thích, chúng hội vây quanh, không ai che khuất được, có thể hàng phục chúng dị đạo và quân Tu La.

Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm Nhập Pháp Giới.

Tôi đọc thuộc lòng đoạn kinh văn một cách dễ dàng. Lúc này tôi đã quá mệt mỏi để nghĩ đến những ngờ vực, hoặc những loạn tưởng thất thường của tôi. Hòa Thượng cười có vẻ rất hoan hỷ, Ngài nói:
“Thấy chưa? Những gì tôi dạy chú đều có tác dụng và mục đích của nó hết. Bây giờ chú có hiểu không?”

Khi xe buýt bắt đầu lăn bánh lên đồi, Ngài lại nói: “Còn ai muốn thuyết Pháp nữa không? Đừng có lười biếng. Những người này đã hao phí rất nhiều để rước các vị từ Mỹ tới đây đó. Vậy các vị làm sao mà có thể chỉ lo ăn no rồi chờ chết? Các vị nên giáo hóa họ để báo đáp công ơn thí chủ. Kế đến ai sẽ là Thiện Tri Thức đây? Không nên cả đời ỷ lại chờ tôi đút mớm. Được rồi, tiếp đến là ai đây? Bước ra mau!”


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Thiện Tri Thức dạy bảo tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

15) Giới thiệu Tỳ Kheo Hằng Tá (Quả Hữu)

Nhận chịu áp lực tả hữu mọi bề là nhân xuất thế.
Hòa Thượng giảng tại Đại học Bristish Columbia,
Vancouver, Canada, năm 1986



Đây là Quả Hữu, đệ tử của tôi. Sao gọi là Quả Hữu? Bởi vì tôi bảo chú đi phía hữu thì chú nhất định đi về phía tả. Còn bảo đi về phía tả, thì chú nhất định hướng về phía hữu mà đi. Bởi vì là người khó dạy, không vâng lời, nên tôi mới đặt tên chú như vậy. Tôi biết chú cũng đã hơn 20 năm rồi.
Hai người đến gặp tôi lần đầu là Quả Đức (Steve Mechling) và Quả Hữu (Gary Linebarger). Lúc đó cả hai đều là học sinh nhưng lại muốn xuất gia với tôi. Tôi nói:

- Hai chú hãy suy nghĩ cho kỹ, vì xuất gia không phải là chuyện dễ đâu!


Tôi nghĩ có lẽ họ cũng suy đi nghĩ lại, nên rốt cuộc hai người quyết định vào đại học, thay vì xuất gia làm Thầy tu.

Vài năm sau, Quả Hữu vào bệnh viện để mổ bướu. Trong lúc ở nhà thương, chú quen được một cô y tá. Tôi cũng không biết là chú theo đuổi cô ta hay cô ta theo chú. Nhưng sau đó hai người khắn khít như không thể lìa nhau. Cô y tá này có lẽ biết võ thuật và cũng là một nhân viên hộ vệ xuất sắc. Không biết lý do gì mà Quả Hữu bị cô đánh cho đến phát khóc luôn. Nhưng chú vẫn muốn kết hôn với cô nàng này. Dù có bị đánh, bị chửi gì đi nữa, chú cũng không chịu bỏ ý định kết hôn. Đấy thật là bửu bối hiếm có của cuộc tình duyên đôi lứa. Tôi bảo chú rằng:

- Này chú em! Sau này chú em sẽ gặp nhiều phiền phức lắm đó nhé!

Nhưng cuối cùng chú vẫn một mực kết hôn như thường.

Sau khi kết hôn, Quả Hữu mới biết hôn nhân thật không có gì là vui thú, mà như là nuốt viên thuốc đắng vậy. Cả ngày từ sáng đến tối, y phải chịu đựng sự nóng giận của cô vợ. Cho đến khi không còn đè nén được nữa, y bèn chạy về chùa xin xuất gia. Tôi bảo mọi người trong chùa nên đối xử khó khăn với y. Thế là y cũng chịu hết nổi luôn. Ở chùa đại chúng khó khăn với y ra sao? Tức là ra vẻ coi thường và nói chuyện với y thật không chút khách sáo chút nào. Thậm chí còn không cho y ăn cơm nữa. Và cứ như vậy mà hành hạ chú. Bởi vậy chú cảm thấy bị đối xử so ra còn tệ hơn những lúc cãi vã với bà vợ ở nhà. Thế là lại hoàn tục. Chú cứ đi ra rồi lại trở vào chùa, như thế không biết bao nhiêu lần mà nói.

Sau cùng cô vợ ý thức được sự việc và cũng muốn buông thả cho chú đi. Cô đến chùa rồi quỳ trước mặt tôi nói:

- Bạch Sư Phụ! Xin Ngài mở lòng từ bi. Nay con nhất định muốn bố thí Quả Hữu cho Sư Phụ, để theo Sư Phụ xuất gia. Con thật chịu hết nổi rồi!

A! Ngay cả vợ mình cũng chịu không nổi nữa. Tội nghiệp quá! Vì người nhà mà cũng còn không muốn mình, nên chú lại đến chùa. Lần này không bị ai làm khó dễ gì hết, nên chú liền xuất gia. Chú xuất gia nay đã được 12 năm rồi. Nhân duyên xuất gia của chú cũng là vì ở trong gia đình gây gổ với nhau. Nếu quý vị muốn có một gia đình êm ấm, thì nhớ đừng gây gổ với nhau. Vì nếu vợ chồng cãi vã, có thể cô vợ sẽ muốn đi tu, hoặc người chồng muốn làm tu sĩ. Một khi xuất gia thì lúc đó có hối hận cũng không còn kịp nữa.

Chúng ta phải làm thế nào để có một gia đình hòa hợp? Thì hai bên phải tôn trọng lẫn nhau. Kính trọng đối xử nhau như đối với khách quý vậy. Đừng làm bộ hay giả vờ. Nên dùng lòng chân thành, ngay thật mà ái kính, tôn trọng lẫn nhau. Được như thế gia đình mới được hạnh phúc. Không nên buông lung tham ái dục. Bởi vì sự phóng túng tham ái dục sẽ làm hao mòn khí lực khiến tinh thần trở nên ngu si. Quý vị hãy tự nghiên cứu xem. Có phải lúc chưa kết hôn, hai bên nam nữ rất tôn trọng lẫn nhau phải không? Có ông nói:

- Đàn bà lúc chưa kết hôn thì giống như con thỏ trắng bé bỏng, như con cừu non dịu dàng. Nhưng sau khi kết hôn rồi, thì thỏ trắng bé bỏng hay cừu non dịu dàng kia đã biến thành lão cọp cái. Thật tướng của nó lộ ra là chỉ muốn ăn thịt đàn ông.

Tại sao vậy? Tức vì ngu si. Lúc chưa kết hôn thì có trí huệ, nên không cãi cọ và biết tôn trọng nhau. Một khi đã thành hôn rồi, tha hồ phóng túng theo ái dục nên bị ngu si. Cho nên các qui tắc tôn trọng, tương ái đối với nhau như khách quý nay đã quên mất ráo. Vì vậy mà gây gổ với nhau từ sáng cho đến tối. Có câu: “Gia hòa vạn sự hưng”. Nếu gia đình quý vị có hòa khí thì mọi việc đều cũng thuận lợi cả. Còn trong nhà cứ lục đục, bất hòa thì sự việc gì cũng bị trở ngại hết.



Lời ban biên tập:

Cư sĩ Quả Hữu quy y Hòa Thượng tháng 2 năm 1968. Quả Hữu là học sinh trong khóa giảng Kinh Lăng Nghiêm của Hòa Thượng năm 1968. Tháng 8 năm 1977, cô vợ là Quả Vạn đã “bố thí” Quả Hữu cho Hòa Thượng làm đệ tử xuất gia. Quả Hữu thọ giới Tỳ kheo vào tháng 10, 1979 tại Vạn Phật Thánh Thành với pháp hiệu là Hằng Tá. Thầy Hằng Tá hiện là trụ trì chi nhánh Vạn Phật Thánh Thành, Hoa Nghiêm Tự, Calgary, Canada. Thầy có đức tánh cần lao, tiết kiệm, ảnh hưởng phong cách của Hòa Thượng rất nhiều.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Thiện Tri Thức dạy bảo tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

11) Ứng dụng Phật pháp vào đời sống

Thích nữ Hằng Thị



Sư phụ xem trọng nhất là mỗi chúng ta nên có bổn phận biết tự khắc khổ bản thân, quên mình để làm lợi ích cho người.

Mặc dầu tôi có nhân duyên xuất gia và tu học dưới sự chỉ dạy của Hòa Thượng nhưng chỉ ở chùa trong thời gian ngắn nên tôi không được học hỏi gì nhiều. Hôm nay tôi xin bàn luận về vài việc xảy ra rất tầm thường, nhưng lại biểu hiện sự nhẫn nại của Hòa Thượng trong khi giáo hóa chúng đệ tử.
Nhớ có lần tôi thỉnh hỏi Hòa Thượng:

- Sư Phụ! Con rất muốn sám hối với Sư Phụ, nhưng con biết con không thể làm được. Tại sao? Bởi vì con nghĩ rằng một người có đủ tư cách sám hối, nếu người đó thật thành tâm muốn sửa đổi lỗi lầm và sẽ không tái phạm sau khi đã sám hối. Nếu biết rằng con không thể -không phạm lại lỗi cũ, tức con không đủ tư cách thỉnh cầu sám hối. Cho nên mặc dù con rất muốn sám hối, nhưng con tự cảm thấy con không xứng đáng.

Sư Phụ im lặng lắng nghe rồi nói:

- Đó là lỗi của Sư Phụ đã không dạy dỗ con đàng hoàng.

Nghe những lời này, tôi cảm thấy xấu hổ và hối hận vô cùng. Có thể nói là Hòa Thượng đã dạy bảo các đệ tử với lòng nhẫn nại quá mức. Sư Phụ thường tới lui các chùa chi nhánh, cũng như đối với từng đệ tử, Ngài đều quan tâm lo lắng như nhau. Vào những buổi tối, khi có lớp nghe kinh ở Diệu Ngữ Đường, Sư Phụ lúc nào cũng tới đó trước đại chúng. Thay vì tới nơi để ngồi vào Pháp tòa, nhưng Ngài đã không làm thế. Vậy Ngài làm gì? Ngài đứng ngay cửa lớp học. Dù là mùa đông lạnh giá, hay mùa hè nóng cháy ở Vạn Phật Thánh Thành, Sư Phụ đều đứng trước ngưỡng cửa nhìn chúng tôi từng người một, lần lượt vừa niệm Phật vừa bước vào Diệu Ngữ Đường. Khi tan lớp, Ngài đi ra trước hơn ai, rồi lại đứng trước ngạch cửa nhìn mỗi người bước ra, như tiễn đưa chúng tôi rời lớp vậy. Không ai biết là Sư Phụ tiếp tục đứng đó cho đến bao lâu, vì Ngài là người cuối cùng rời khỏi nơi đó, sau khi hàng ngũ của chúng tôi khuất dạng.

Mỗi lần sắp hàng đi nghe giảng kinh, chúng tôi có cảm giác vừa nôn nao thích thú, lại vừa rất lo sợ khi gặp Sư Phụ. Tại sao chúng tôi lại có những cảm giác mâu thuẫn như thế? Chúng tôi mong gặp Sư Phụ, vì giống như gặp được mặt cha mình. Dù không được thấy Sư Phụ mỗi ngày, nhưng chúng tôi biết là nếu Sư Phụ có mặt ở Vạn Phật Thánh Thành, Ngài nhất định sẽ đến tham gia với đại chúng trong buổi nghe kinh tối.

Mặt khác, chúng tôi lại lo sợ, bởi vì tự biết chúng tôi chưa làm tròn bổn phận tu hành cũng như chưa điều phục được chính mình. Cho nên chúng tôi cảm thấy không có mặt mũi nào để đối diện với Sư Phụ. Đa số các đệ tử Ngài đều có sự mâu thuẫn này trong tâm.

Hơn nữa, khi thật sự khiển trách chúng tôi, Ngài thường khuyến khích chúng tôi nên học theo gương các vị Thánh Hiền. Ngài đặc biệt tán thán Nhan Hồi (đệ tử của Khổng tử):

- Các vị biết không? Trong các bậc Thánh nhân, Nhan hồi quả thật là một vị hiền đức. Tại vì sao? Bởi vì ông không bao giờ tái phạm cái lỗi đã làm đến lần thứ hai. Đại Vũ cũng là một vị Thánh đức độ, vì hễ nghe có người làm chuyện thiện là ông liền cúi đầu bái phục người đó ngay. Tử Lộ cũng là người có đức hạnh, vì ông rất hoan hỷ khi có người chỉ ra lỗi của ông.

Vì vậy Hòa Thượng rất muốn chúng ta học tập sửa đổi lấy mình và phải thành tâm chuyên cần trong mọi việc làm để chuyển ác thành thiện. Nói đến chuyện chuyên cần này, tôi nghĩ đến câu chuyện về Sư Phụ khi Ngài còn làm chú Sa Di. Chắc cũng có nhiều người đã biết chuyện này rồi, nhưng cũng không có hại gì, nếu nghe thêm lần nữa về việc làm gương mẫu của Sư Phụ. Điều quan trọng là khuyến khích chúng ta nên noi gương theo Ngài, mà ứng dụng vào đời sống hằng ngày.

Lúc Sư Phụ còn làm Sa Di ở Đông bắc, Trung Quốc, dù mùa đông rét buốt khi tuyết rơi nhưng Ngài vẫn thức dậy thật sớm hơn mọi người, trước lúc kẻng thức chúng. Ngài dậy sớm để làm gì? Không phải Ngài thức sớm để dụng công tu tập cho riêng Ngài,để mau đi quét tuyết, dọn đường cho đại chúng được an toàn, không bị trượt té khi đi đến chánh điện. Ngài cũng lãnh phần đổ những thùng phân chứa trong các nhà vệ sinh. Một ngày nọ, Sư Phụ nói với các đệ tử rằng:

- Nếu các vị biết tôi đã làm gì với hai bàn tay này thì tôi tin chắc rằng, các vị sẽ không dám ăn bữa cơm do tôi nấu hôm nay. Tôi đã dùng hai tay chùi rửa 30 thùng phân dơ bẩn, hôi thúi đây để nấu bữa cơm này đó, nên tôi tin chắc là chẳng ai dám ăn.


Từ những chuyện nhỏ nhặt như thế, cho thấy Hòa Thượng dạy chúng ta rằng: Nhân cách cao thượng quan trọng hơn là có tài bàn luận về các triết lý tuyệt diệu cao xa. Việc mà Sư Phụ nhấn mạnh nhất là: chúng ta nên biết chịu khổ cực và quên mình để cứu giúp kẻ khác.

Đây cũng chính là tinh thần Phật giáo chân chánh của: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Chúng ta có thể học được những lý thuyết thâm sâu nhất, nhưng tốt hơn là nên hiểu biết thật sự và thi hành từng chút một vào trong đời sống của chính mình. Như thế tức là chúng ta thật biết cố gắng y giáo phụng hành. Đây là chút kinh nghiệm của tôi từ những năm qua, nay xin chia sẻ với mọi người. Hy vọng chúng ta hãy tự thúc liễm thân tâm mình rồi áp dụng ngay trong cuộc sống hằng ngày, dù chỉ thực hành với một lời hay một câu mà Sư Phụ đã dạy dỗ chúng ta.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Thiện Tri Thức dạy bảo tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

12) Mãi Mãi Tri Ân

Hòa Thượng hoằng pháp tại Rochester, New York, ngày 11/93

Vương Tuấn Bang.



Tôi được sanh ra trong một gia đình Phật giáo. Cha tôi là Quả Khánh, đã ăn chay trường mấy chục năm và là một Phật tử thuần thành. Cho nên khi tôi trưởng thành, cũng được hấp thụ ít nhiều về văn hóa Phật giáo. Hơn mười năm trước, tôi tình cờ đọc được cuốn Mây Không (Empty Cloud), nói về tiểu sử lúc sanh thời của Lão Hòa Thượng Hư Vân. Tôi vô cùng cảm phục đức hạnh và sự tu hành của vị cao Tăng này. Phần nội dung cuốn sách có đề cập đến Hòa Thượng Độ Luân, cũng khiến tôi có ấn tượng sâu sắc về Ngài. Đó là sự bắt đầu gieo duyên lành của tôi với Hòa Thượng.

Nhiều năm sau, có một ngày chú tôi, Vương Kim Bình hỏi cha tôi có biết Hòa Thượng Tuyên Hóa ở nước Mỹ không. Mặc dù cha tôi tin Phật đã lâu năm, nhưng đa số ông đều đi chùa ở Đài Loan. Vì thế ông không nghe nói về Hòa Thượng, nên nói là không biết vị Hòa Thượng này. Sau đó chú tôi mới kể cho cha tôi nghe về nhân duyên của ông với Hòa Thượng.

Chú kể lại rằng: Có một người phạm Luật Giao Dịch Chứng Khoán ở Đài Loan bèn đến Mỹ thỉnh hỏi Hòa Thượng cách giải quyết sự khó khăn đó. Hòa Thượng bảo ông về Đài Loan tìm một vị Đại Biểu Lập Pháp tên Vương Kim Bình, thì sẽ được giúp. Tuy nhiên ông này chỉ biết một vị Đại Biểu Hội Đồng Quốc Gia là Vương Trung Bình và không hề biết gì về Vương Kim Bình. Cho nên ông hỏi Hòa Thượng thêm một lần nữa:

- Hòa Thượng, ý Ngài nói là Vương Kim Bình, chớ không phải Vương Trung Bình, phải không?

Nhưng Hòa Thượng nhất định nói là Đại Biểu Lập Pháp Vương Kim Bình.

Sau đó người này cấp tốc trở về Đài Loan để tìm chú tôi. Ông nói cho chú tôi nghe nguyên nhân tự sự, rồi sau đó không lâu, vấn đề được giải quyết êm xuôi. Trước sự việc này, chú tôi và Sư Phụ đã chưa từng gặp nhau. Ai lại đoán được rằng Sư Phụ ở Mỹ xa xôi, mà Ngài lại nói rành cả tên họ của chú tôi ở tận Đài Loan để cho người đi tìm.

Năm 1988 Hòa Thượng đến Đài Loan hoằng Pháp. Cha và chú tôi bàn với nhau tìm cơ hội đến bái kiến Hòa Thượng. Cha tôi nói về việc ông có một tòa biệt thự ở Lục Qui, Cao Hùng và muốn cúng dường Sư Phụ làm đạo tràng. Sư Phụ cười nói: Tốt lắm!

Sau đó Sư Phụ cùng đoàn hoằng Pháp đến Lục Qui và đặt tên tòa biệt thự đó là Phật Học Viện. Cả gia đình chúng tôi gồm bốn người, đều quy y với Sư Phụ và trở thành đệ tử tại gia của Hòa Thượng Độ Luân. Đó là những nhân duyên đã khéo phù hợp xảy ra thật khó ngờ được.

Hai năm sau, tức là 1990, cả gia đình tôi di dân đến Mỹ và định cư tại thành phố Rochester, gần biên giới Canada và New York. Chỉ có số ít người Hoa sống ở vùng này, và hầu hết họ lại là đạo Tin Lành. Cho nên nơi này rất ít có cơ hội được nghe Phật Pháp. Mặc dù tôi đã nhiều lần thăm viếng các chùa vùng lân cận, và cố gắng sắp xếp thỉnh mời Pháp sư tới Rochester, để tổ chức thành một giảng đường Phật học, hầu kết Pháp duyên với dân ở đây, nhưng tôi đành bó tay bỏ cuộc. Mãi đến năm 1993, khi cha tôi du lịch đến Rochester chơi và đề nghị: “Tại sao con không đi tìm Sư Phụ?” Nhưng khi nghĩ đến chuyện đường xá xa xôi, mệt nhọc với lộ trình từ Tây qua Đông, không biết Sư Phụ có tới được không? Rồi tôi lại nghĩ: Tại sao không thử xem? Nhưng tôi thật không hy vọng gì.

Khi tôi liên lạc với Sư Phụ qua điện thoại, thì Ngài ưng thuận đến nơi. Để thỏa lòng mong ước của một số ít đệ tử muốn nghe Phật Pháp, Hòa Thượng đã không quản ngại, tự nguyện đi lộ trình xa từ Tây qua Đông. Tôi cảm động vô cùng với tinh thần xả thân vì Pháp của Ngài. Tôi nghĩ tôi quả thật là có phước, và Đệ tử vùng Rochester cũng có phước biết bao!

Sau đó Pháp hội chánh thức được tổ chức vào tháng 9, và chúng tôi bắt đầu hoạch định cho nhiều chương trình sinh hoạt. Có nhiều bạn hữu và hàng xóm quanh vùng tự nguyện đến làm công quả. Chúng tôi thảo luận từ các phương diện trang trí chánh điện, vấn đề giao thông đưa rước, nơi chốn nghỉ ngơi, đến việc thỉnh Pháp, quy y v.v.... cố gắng làm cho mọi việc được tốt đẹp.

Có điều khiến tôi áy náy là người Hoa ở Rochester này không nhiều, tôi lo là không có người đến nghe Pháp và như thế sẽ phụ lòng Hòa Thượng, nhưng cha tôi nói:

- Tâm thành tất linh, nếu con thành tâm, mọi việc sẽ tốt đẹp. Một khi con thật lòng trong việc tổ chức cho Pháp hội được tươm tất, thì Long Thiên Hộ Pháp nhất định sẽ giúp con kêu gọi người đến.
Thật quả không sai, Pháp hội hôm ấy có khoảng 3 đến 4 trăm người đến tham dự. Đây là chuyện hiếm lạ để có một Pháp hội trang nghiêm như vậy tại Rochester. Oai lực Phật Pháp thật là nhiệm mầu vô lượng, vô biên không thể lường hội được!

Vào ngày 6 tháng 11, Pháp hội được chánh thức cử hành ở câu lạc bộ Wild Wood. Sau khi chín đệ tử theo nghi thức thỉnh Pháp xong, Sư Phụ bắt đầu giảng Pháp với chủ đề “Phật học và giáo dục”. Vì có một số người Mỹ tới nghe, nên chúng tôi cũng sắp đặt cho người thông dịch sang tiếng Anh rất lưu loát và kết quả rất mỹ mãn. Sau khi giảng xong, Sư Phụ dành thời gian cho mọi người trong hội trường được phát biểu nghi vấn. Đến 9 giờ rưỡi tối Pháp hội mới kết thúc. Tuy vậy, Sư Phụ vẫn nhìn quanh đại chúng với cặp mắt sáng ngời, không lộ vẻ mỏi mệt chút nào. Tôi lại càng xúc động hơn, sau khi biết được Sư Phụ đã bất kể về bịnh tình của Ngài để đến đây.

Sáng sớm hôm sau, Sư Phụ lặng lẽ đến nhà thương khám bệnh. Khi trở về từ bệnh viện, Ngài đến hội trường ngay để chủ trì buổi lễ quy y cùng chúc nguyện phước lành. Ngày đó có hơn một trăm người đến quy y. Sư Phụ đã không nghỉ ngơi phút nào. Mặc dù Pháp hội đã kết thúc, nhưng tín chúng vẫn còn thỉnh cầu Sư Phụ chúc phước, hoặc giải đáp những mối nghi ngờ. Hòa Thượng nhất nhất đều mãn nguyện họ. Ngài đã không chút lộ vẻ gì là mệt nhọc hay thiếu nhẫn nại. Mọi người đều thưởng thức những câu giải đáp một cách chí lý với đầy đủ pháp trí và khôi hài thật đáng chú ý của Hòa Thượng.
Pháp hội được kết thúc vào lúc 4 giờ chiều, trong khi mọi người ra về Pháp hỷ sung mãn. Hòa Thượng với tinh thần Bồ tát, vì lợi ích chúng sanh, đã không màng đến bản thân đang mang bệnh, chúng tôi thật là cảm động vô cùng!

Sau ba ngày, Pháp hội được chấm dứt, nên ngày 9 tháng 11, Hòa Thượng đáp máy bay trở về Washington D.C. Vì để tiết kiệm ngân khoản, Ngài chọn cách ngồi xe một tiếng đến Buffalo, để đi chuyến bay địa phương nhỏ hơn, với giá rẻ hơn. Đức tính, ân cần, tiết kiệm và giản dị của Ngài, thật khiến tôi cảm thấy rất hổ thẹn về tự bản thân mình.


Mặc dù Hòa Thượng tới Rochester hoằng Pháp chỉ có ba ngày, nhưng tôi có diễm phúc được kề cận làm thị giả, cũng như được tiếp nhận lời dạy dỗ riêng biệt của Ngài trong khoảng thời gian đó. Cho tới hôm nay, tôi vẫn còn nhớ rõ những lời dạy dỗ của Ngài và không dám lãng quên. Tuy Hòa Thượng đã viên tịch vào năm 1995 tại Los Angeles, nhưng tôi chỉ phụng thừa lời dạy của Ngài và cẩn thận tuân theo Lục Đại Tông Chỉ: không tranh, không tham, không cầu, không ích kỹ, không tự lợi, không nói dối. Tôi dùng những tông chỉ này để tự khuyến khích chính mình dũng mãnh tinh tấn trên đường Bồ Đề. Có như vậy tôi mới có thể báo đáp ân sư trong muôn một.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Thiện Tri Thức dạy bảo tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

13) Hãy cố gắng hết sức mình!

Helen Woo



Được theo học với Sư Phụ, bất luận dù chỉ là những lời nói rất đơn giản của Ngài, nhưng nếu chúng ta có thể ghi nhớ và thực hành, thì sẽ được lợi lạc vô cùng.

Trong những năm trước đây, khi tôi theo Sư Phụ học Phật, có rất nhiều người Mỹ và người không biết tiếng Hoa cũng muốn thân cận Ngài. Cho nên mỗi khi họ có nghi vấn gì, tôi đều giúp họ thông dịch. Mỗi khi chấm dứt cuộc đàm luận, Sư Phụ luôn luôn nói một câu bằng tiếng Anh “Try your best” (Hãy cố gắng hết sức mình). Tôi luôn ghi khắc lời này trong tâm, như con dấu ấn, khắc sâu vào tận tâm não tôi. Mỗi khi làm việc gì, tôi đều nhớ đến câu “Try your best!” này, nên nó có công dụng giúp tôi rất mạnh mẽ. Những lời này như khích lệ tôi mỗi khi tôi gặp nghịch cảnh khó khăn. Đó là những lời vàng ngọc giúp tôi sửa đổi, từ sai quấy biết quay về tốt lành, cũng như khiến tôi có đủ năng lực, để trở thành con người hữu dụng thật sự trong cuộc đời này.

Trước khi gặp Sư Phụ, với lối sống của tôi, đã khiến tôi có cảm tưởng mình là một phần tử vô ích trong xã hội, vì tôi vốn là kẻ nghịch ngợm cứng đầu, chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình. Tôi tới Mỹ lúc15 tuổi, bởi vậy từ lâu rồi tôi đã không được thấm nhuần các tập tục cổ truyền của Trung Hoa. Tôi lập gia đình ngay sau khi tốt nghiệp Đại học. Với đồng lương bác sĩ của chồng, kể cũng đã quá đầy đủ về tài chánh cho sinh hoạt trong gia đình tôi. Bởi vậy nên tôi lạm dụng thời gian vào các cuộc ăn chơi: khiêu vũ, ca hát, đóng nhạc kịch Tàu, đánh bạc, rượu chè. Tôi chìm đắm trong các cuộc vui như thế và sống một cuộc đời hôn trầm điên đảo cả ngày lẫn đêm. Tóm lại, đời tôi lúc bấy giờ hầu như không có ý nghĩa gì. Tôi cũng chẳng làm việc chi, ngoại trừ chuyện nuôi dưỡng hai đứa con.

Sau cái chết của cha tôi năm 1969, tôi bắt đầu suy nghĩ: “Ông không thể mất đi chỉ bởi vì thân xác ông không còn. Vậy thần hồn của ông đã đi về đâu? Tôi cũng muốn biết tại sao tôi đến thế gian này và trong tương lai tôi sẽ đi về đâu? Tôi có rất nhiều nghi vấn về những vấn đề như vậy, nhưng tôi biết giáo lý đạo Tin Lành lại không thể trả lời được. Rồi tôi bắt đầu tìm kiếm sự giải đáp. Tôi chợt có ý nghĩ rằng, Phật giáo có lẽ sẽ giải đáp được những thắc mắc của tôi. Phật giáo nhất định sẽ có những đạo lý thâm diệu. Tuy nhiên, lúc đó (khoảng năm 1970) không có chùa nào ở miền nam Ca-li cả, tôi cũng chẳng quen biết một Phật tử nào. Cho nên Phật giáo xem như không tồn tại trong đời sống sinh hoạt của tôi. Trong tình cảnh đó, tôi bắt đầu cuộc truy tầm về chân lý của Phật giáo. Lúc mới được nghe những điều căn bản của đạo Phật, tôi vui mừng khôn xiết. Phật Pháp cao cả như vậy, thì mỗi người chúng ta đều có thể sẽ thành Phật. Vĩ đại quá! Thì ra tất cả chúng ta đều là một thể và vạn vật vốn đồng một thể như nhau. Nhưng chỉ vì chúng ta vô minh, lại thêm ba độc tham, sân, si nên mới bị luân hồi trong sáu nẻo, chịu biết bao nhiêu là khổ sở.

Thế tôi mới biết là tôi cần phải có một vị thầy chân chánh. Vì không biết Sư Phụ đang ở San Francisco, nên vào năm 1976, tôi cùng mấy người bạn đi Đài Loan để quy y với Hòa Thượng Quảng Khâm. Sau khi trở về Mỹ, tôi mới rõ rằng, “tưởng như xa tít tận chân trời, mà thật ra là ngay trước mắt.” Do bạn bè giới thiệu, tôi được biết Sư Phụ, một vị cao tăng đang ở ngay tại San Francisco. Tôi nghĩ mình thật may mắn, đây nhất định là nhờ kiếp trước tôi đã có trồng chút căn lành rồi.

Tôi vội vàng quyết định đi quy y với Hòa Thượng. Sau khi bàn luận với các bạn, thì số người muốn quy y tăng lên khoảng hơn cả mười người. Chúng tôi dự định sẽ đi máy bay, nhưng thấy số người càng đông hơn, nên chúng tôi quyết định mướn xe buýt. Nhưng cũng vẫn không đủ chỗ, vì số người cứ tiếp tục gia tăng. Vậy phải làm sao đây? Chúng tôi lại không quen biết Sư Phụ qua tính cách cá nhân, nên phải nhờ đến người bạn đã giới thiệu Sư Phụ với chúng tôi. Lẽ ra nếu muốn quy y thì phải tìm đến nơi Ngài, chớ làm sao mà có thể xin thỉnh Ngài đến chỗ của chúng tôi được? Bởi vì hiện có quá nhiều người, nên sau đó chúng tôi buộc phải thỉnh mời Sư Phụ. Nhưng Sư Phụ rất từ bi, liền đáp ứng, nhận lời ngay. Tôi lập tức mướn một hội trường lớn ở South Pasadena Modonic Hall, California và còn làm một tấm biểu ngữ lớn, hoan nghinh tiếp đón Sư Phụ cùng các đệ tử của Ngài ở phi trường. Sư Phụ tỏ vẻ rất trịnh trọng về việc này và Ngài cũng đã dẫn theo một số đệ tử. Hơn nữa, Ngài cũng còn đem theo rất nhiều kinh sách, gồm cả tiếng Hoa và tiếng Anh. Tôi chưa từng gặp Sư Phụ, cũng chưa bao giờ tổ chức các Phật sự như vầy. Tuy là lần đầu tiên, nhưng chúng tôi vẫn phải nỗ lực làm cho chu đáo.
Nghi thức buổi lễ quy y hôm đó rất là trang nghiêm. Trong số người tham dự, già nhất là đã hơn 80 tuổi và trẻ nhất là một em bé. Mọi việc đều hoàn toàn tốt đẹp. Ngày đó vì quá bận nên tôi không có dịp nhìn kỹ Sư phụ. Đến sáng hôm sau, khi tôi thức dậy thì Sư phụ đã ngồi trong phòng khách của tôi. Tôi bước tới gần và quỳ xuống trước Ngài, rồi nhìn Ngài thật kỹ. Bỗng nhiên tôi bật khóc nức nở. Tôi cảm động xót xa tận đáy lòng và bắt đầu khóc lớn, “Hu.. Hu....!” Tâm tôi hòa lẫn cả vạn nỗi đau buồn cùng vui sướng, khó mà diễn tả được các nỗi buồn vui lẫn lộn này.

Tôi khóc thật lâu, Sư phụ rất từ bi và dịu dàng bảo tôi.

- Con nay đã về nhà rồi!

Rồi ngài hỏi:

- Con họ gì?

- Con họ Từ

- Con từ đâu đến?

- Con từ San Francisco đến.

- Cha con tên gì?

Tôi nói tên cha cho Ngài nghe. A! Thì ra Sư phụ và cha tôi đã từng là bạn tốt với nhau! Cha tôi vốn rất chú ý đến nền văn hóa Trung Hoa. Cho nên sau khi Sư phụ đến Mỹ, thì hai người đã trở thành bạn hữu với nhau. Bởi tôi lập gia đình và dời về Los Angeles, nên cơ duyên chưa thành thục cho tôi có dịp gặp Sư Phụ lúc đó.

Thật ra, cha tôi đã quen biết Sư Phụ từ năm 1962. Và tôi phải đợi đến lúc sau khi cha tôi mất (1976), mới biết được Sư phụ và quy y với Ngài.

Sau phần quy y, Sư phụ truyền ngũ giới cho chúng tôi, nhưng lúc đó tôi còn hút thuốc và uống rượu. Sư Phụ nói:

- Qui y rồi, con không nên hút thuốc nữa. Bồ Tát không thích người hút thuốc. Nếu con hút thuốc, thì Bồ Tát bỏ đi xa vì mùi khói thuốc đó.


Vì vậy tôi bỏ hút thuốc. Việc cai thuốc lá thì chẳng có chi là lớn lao đối với tôi, vì tôi đã không hề thích thuốc lá. Tôi chỉ hút theo đám bạn trong lúc đánh bài. Tuy nhiên cai rượu là việc rất khó cho tôi, bởi vì tôi đã thích uống rược từ lúc còn trẻ. Chồng tôi rất lo sợ là sẽ có ngày tôi trở thành kẻ nghiện rượu. Cho nên tôi thường nói với chồng rằng:

- Anh phải nên biết ơn và hiếu kính Sư Phụ, bởi vì Sư Phụ đã cứu mạng cả hai chúng ta đó. Nếu Sư phụ đã không biến đổi em thành người “chánh nghĩa”, thì cả sanh mạng và gia đình chúng ta có lẽ đã không còn rồi.


Cho nên chồng tôi luôn luôn mang ơn Sư phụ. Chồng tôi vốn là đạo công giáo, nhưng bây giờ anh ta cũng là đệ tử của Sư Phụ.

Sau đó tôi tự nghĩ: Nếu như tôi bỏ được rượu thì tôi mới thật sự bắt đầu làm lại cuộc đời mới. Thế là sau khi quy y không lâu, tôi liền cai rượu và thuốc lá. Chồng tôi kinh ngạc vô cùng vì đã không ngờ là như vậy. Từ đó trở đi, tôi bắt đầu sửa đổi mình. Việc sửa đổi những tập khí xấu của tôi thì không dễ chút nào. Nhưng tôi luôn ghi nhớ lời Sư phụ: “Hãy cố gắng hết sức mình!” (Try your best!) Rồi từ đó, tôi không bao giờ đi ca hát, nhảy đầm, uống rượu nữa. Dần dần tôi không còn đi chơi với các bạn cũ. Tôi cũng cố gắng ảnh hưởng họ bằng cách khuyến khích họ tập ăn chay. Nhiều người bạn mà tôi thường giao du lúc trước, nay cũng trở thành Phật tử. Bởi vì họ tới Mỹ từ những hoàn cảnh khác nhau, nên tôi chỉ có thể ảnh hưởng họ bằng cách tự thay đổi tánh nết, phẩm hạnh của chính mình.

Tuy nhiên tôi vẫn chưa hoàn toàn chuyển qua ăn chay trường. Những lúc đến Vạn Phậtï Thánh Thành, sau mỗi buổi trưa tôi vẫn còn lén ra ngoài ăn gà chiên. Vậy làm sao mà tôi lại trở thành người ăn chay trường? Nguyên là, ngay khi Sư Phụ vừa mua một ngôi nhà thờ cũ ở đường số 6, Ngài định bắt đầu sẽ sửa thành ngôi chùa. Cũng đúng là lúc sau “Vụ án tàn sát tại quán Kim Long” của đảng thanh niên người Hoa, tức đảng Hoa Thanh. Ở phố Tàu lúc nào cũng có các băng đảng tranh chấp với nhau. Thế là hai băng đảng lớn là Hoa Thanh và Joe Boys đã khai chiến bắn nhau trong nhà hàng Kim Long, giết chết rất nhiều người. Chuyện này đã tạo thành nguồn tin lớn trên thế giới. Kinh tế ở phố Tàu luôn lệ thuộc vào du khách, nhưng với tin tức này, toàn cả khu phố Tàu ở San Francisco đột nhiên biến thành khu phố ma, vì chẳng ai dám lai vãng đến khu vực này. Mọi người đều biết chắc là Đảng Hoa Thanh sẽ phản kích lại, nhưng đều không biết là sẽ xảy ra lúc nào thôi.

Vị chúa đảng Hoa Thanh lúc đó, nay đã là đệ tử của Sư phụ. Vào một ngày nọ, trong khi họ đi lùng kiếm vũ khí, thì đến khu vực gần Vạn Phật Thánh Thành. Ngày đó Vạn Phật đang tổ chức Pháp hội và có rất nhiều người Hoa tham dự. Lúc đó, tôi có nhiệm vụ trong ban tiếp tân ở trước cổng. Khi thấy một đám thanh niên trẻ tuổi, tôi rất nhiệt tâm chào đón và hướng dẫn họ vào Vạn Phật Thánh Thành để tham gia Pháp hội. Khi đó Sư phụ đang làm lễ quy y. Tôi không biết họ là ai, nhưng khi họ nói là muốn tìm Sư Phụ, tôi rất vui mừng, nghĩ: Họ ở lứa tuổi trẻ như vậy mà đã muốn học Phật Pháp và quy y Sư phụ rồi.

Khi Sư phụ thấy họ, Ngài bèn hỏi tôi:

- Con có biết chúng nó là ai không?

- Dạ không biết.

Đến lúc họ thỉnh cầu quy y với Sư phụ, Sư phụ nghiêm sắc mặt hỏi:

- Tôi sẽ nhận lời thỉnh cầu, nhưng các chú từ nay trở đi có thể không đi giết người, trộm cắp, cướp đoạt được không?

Trong khi đó tôi thắc mắc không biết tại sao Sư phụ lại cứ hỏi đám thanh niên này nhiều lần như vậy. Tất cả đều trả lời là: Được. Và Sư phụ cho phép họ quy y. Sau khi đám thanh niên đã ra về, Sư phụ mới bảo tôi:

- Tụi nó là người thuộc đảng Hoa Thanh đó.


Sư phụ biết hết! Nhưng tôi lại không biết chi và vì vô minh, nên tôi mới dẫn họ đến gặp Ngài.

Thật vậy, nhân vì sự kiện này, Sư phụ không những đã cải biến cuộc đời họ, mà Ngài còn cứu giúp cả cộng đồng Hoa Kiều ở phố Tàu, San Francisco. Sau cuộc “Án tàn sát ở quán Kim Long”, khu phố Tàu lâm vào tình cảnh khó khăn. Vì nếu mọi người vẫn tiếp tục tránh xa, không dám tới gần phố Tàu, thì có lẽ ở đó sẽ không còn buôn bán làm ăn được gì.

Sau khi các hội viên đảng Hoa Thanh quy y với Sư Phụ, họ bèn cải tà qui chánh, nên không còn những trận đổ máu hay đấu súng nhau nữa. Phố Tàu dần dần hưng thịnh trở lại, nhưng rất ít người biết được, chuyện gì đã xảy ra. Sau đó các thành phần trong đảng Hoa Thanh còn tới chùa Kim Sơn giúp đỡ rất nhiều việc. Khi đó nhân lúc Vạn Phật Thánh Thành đang xây cổng Tam Quan, nên họ cũng phụ trách công tác này. Sau đó họ lại đến đường số 6 để phụ giúp tu sửa ngôi nhà thờ cũ. Khi tôi và Quả Cao đem cơm cho họ, tôi mới phát giác là đám thanh niên đảng Hoa Thanh này đều ăn chay cả. Tôi cảm thấy rất là xấu hổ và tâm tư xao động. Bởi vì tôi đã theo Sư phụ nhiều năm, nên đối với họ tôi như là bậc đại sư tỷ, vậy mà tôi vẫn chưa hoàn toàn ăn chay trường. Vào một đêm, tôi bỗng giựt mình thức giấc, nghe tựa hồ như tự mình hoặc là Bồ Tát Quán Thế Âm nói rằng:

- Con ăn chưa đủ sao?


Tôi vội vàng đến phòng thờ Phật và cầu nguyện với Bồ Tát. Rất ít khi nào tôi cầu với Bồ Tát. Ngay cả lúc tôi bị bệnh nặng hay bị đau đớn, tôi vẫn nghĩ đó đều là những nghiệp chướng mà tôi phải nhẫn chịu. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi cầu xin sự cứu độ của Bồ Tát Quán Thế Âm. Tôi cầu Ngài giúp tôi đủ quyết tâm để chuyển qua ăn chay trường. Sáng hôm sau, tôi nói với chồng tôi là kể từ nay tôi sẽ ăn chay. Nhưng ông chồng tôi vẫn không tin mà nói “Ý em nói là bữa nay em sẽ ăn chay thì phải!” Đó cũng chính là ngày 2/1/83, Kim Luân Tự (chi nhánh Vạn Phật Thánh Thành) chánh thức làm lễ khai quang.
Từ đó trở đi, tôi bắt đầu lạy Vạn Phật Sám ở nhà vào mỗi sáng, thành tâm sám hối các nghiệp ác mà tôi đã tạo ra từ kiếp trước. Điều khó sửa đổi nhất là tánh tình nóng nảy của tôi. Mỗi tháng Sư phụ đều đến chùa Kim Luân ở Los Angeles thuyết Pháp, Sư Phụ thường hỏi tôi:

- Con có còn nóng giận không?

Đến nay tôi vẫn cố gắng hết sức để sửa đổi tật xấu này.

Sư Phụ dạy chúng ta nên sửa đổi từ trong tâm, chớ không phải tìm cầu ở bên ngoài. Nếu như ngay cả nhân cách làm người cũng còn không xong, thì làm sao có thể thành Phật được? Cho nên chúng ta phải xem xét tánh nết hành động của mình trong cuộc sống hằng ngày. Phải luôn luôn cảnh giác và tự hỏi: Đây có phải là điều mà người Phật tử nên làm không? Chúng ta có phải là đệ tử của Sư Phụ không? Chúng ta có thật sự tuân theo Lục Đại Tông Chỉ: không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi và không nói dối chưa?

Sư Phụ một đời đã chịu cực khổ nhọc nhằn, đều là vì muốn cảm hóa chúng sanh, khiến cho chúng ta thoát khổ được an lạc. Bởi vậy chúng ta không nên cô phụ nỗi khổ nhọc của Ngài. Chúng ta nên cố gắng tận lực! (Try your best!) Với đức độ cao dày cùng lòng từ bi, Ngài mới có thể cảm hóa được hằng hà vô số chúng sanh như chúng ta. Vì vậy chúng ta nên phát tâm chân thật và tinh tấn tu tập, như thế mới không phụ lòng kỳ vọng của Ngài ở chúng ta. Và chúng ta hãy nên phát huy hoằng dương chánh pháp rộng rãi với tinh thần quảng đại của Ngài mới xứng đáng là người Phật tử.


Lời ban biên tập:

Mỗi lần tới buổi giảng kinh ở Vạn Phật Thánh Thành, thì cổng thành được khóa lại. Lễ đản sanh Bồ Tát Quán Thế Âm vào ngày 19 âm lịch năm 1974, khoảng 1 giờ trưa, Sư Phụ thuyết giảng “Phẩm Phổ Môn” ở chánh điện. Tại chánh điện vì không có cửa sổ, nên không cách nào nhìn xa ra tới cổng Tam quan được. Lúc đó Sư Phụ chưa rời khỏi Pháp tòa, mà đột nhiên Ngài bảo Thầy Hằng Lai ra mở cổng thành và nói:

- Có cả hơn 10 người đang đợi ngoài cổng đã lâu, chú hãy mau ra mở cổng cho họ vào đi.

Thầy Hằng Lai nghe thế, lúc đầu chẳng lấy làm tin, nhưng khi thầy mở cổng, thì quả nhiên thấy có hơn 10 thanh niên đã đợi bên ngoài hơn cả tiếng đồng hồ rồi.

Cư Sĩ Quả Tướng (Helen Woo) hướng dẫn họ vào chánh điện thắp hương và khuyên họ nên quy y Tam Bảo. Mặc dù trước đây Sư Phụ chưa từng gặp những thanh niên này, nhưng chỉ thoáng nhìn qua là Ngài đã biết họ là ai rồi. Cho nên lời đầu tiên Ngài nói với họ là:

“Nếu các chú muốn quy y, thì phải không được giết người, phóng hỏa, trộm cướp, tà dâm hay uống rượu.”


Mọi người trong Pháp hội đều im thin thít, không biết tại sao Sư phụ lại nói như vậy, mà cũng không ai dám hỏi các thanh niên đã từng làm qua những gì? Rồi Sư phụ lập tức gạn hỏi:

- Ai là Đại ca, đưa tay lên!

Chúa Đảng Hoa Thanh liền đưa tay lên.

Sau khi quy y không lâu, một số thành viên trong băng này làm loạn và muốn trở lại hành nghề cũ. Nhưng ngay đêm đó, tám người trong bọn họ đều nằm mơ giống nhau. Trong giấc mơ họ đều thấy Hòa Thượng hiện ra trước mặt và cấm họ không được tiếp tục làm ác. Hôm sau, khi thức dậy, họ kể lại cho nhau nghe về những giấc mơ. Rồi từ đó chẳng người nào dám làm chuyện xấu xa nữa. Mà ngược lại là họ còn biết bù đắp tội xưa, sửa đổi làm người mới và trở thành Phật tử rất nhiệt tâm.

Thật ra, khó mà cảm hóa được người xấu ác. Nếu Sư phụ không phải là một vị chân tu với đức độ cao thâm thì khó có thể độ được những thanh niên này!

http://www.dharmasite.net/PhapNhuThamAn.htm#11


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách