Mười Nguyên Lý Căn Bản Ðể Cải Thiện Cuộc Sống

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Mười Nguyên Lý Căn Bản Ðể Cải Thiện Cuộc Sống

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Mười Nguyên Lý Căn Bản Ðể Cải Thiện Cuộc Sống

Mandy P. Hall



Từ khi văn minh nhân loại bước vào giai đoạn kỹ nghệ hóa, tâm lý con người đã chịu đủ thứ ảnh hưởng và tác động hoàn toàn mới mẻ mà chính tổ tiên chúng ta xưa kia cũng chưa từng trải qua hay biết tới. Bởi thế, người đời nay cần có những đạo lý, những nguyên tắc căn bản để thích ứng với tình trạng biến đổi không ngừng của thời đại.

Với quan điểm ấy, chúng tôi xin giới thiệu với bạn mười nguyên lý căn bản để cải thiện cuộc sống. Nếu bạn ghi nhớ, suy gẫm rồi đem áp dụng, đời bạn sẽ thoải mái và đầy ý nghĩa hơn. Mười điều ấy là:

1.Dứt ưu lo. Thông thường, người ta có quan niệm rằng: "Kẻ ưu tư, lo lắng là kẻ có suy nghĩ, có đầu óc, biết thận trọng"; quan niệm này hoàn toàn sai lầm! Người Ai-cập thấu suốt được điểm này nên họ đã đặt tánh âu lo, ưu tư vào hạng tội lỗi nghiêm trọng

Bạn chớ hiểu lầm giữa tư duy (suy nghĩ đúng đắn) và ưu tư (lo lắng). Kẻ có tư duy thì suy nghĩ và tính toán đáp án, trong khi kẻ đầy ưu tư thì đắm chìm trong nghi vấn do mình tự tạo.

Khi bạn suy nghĩ thẳng thắn, không dối trá, cong vạy, thì bạn sẽ không có gì âu lo. Ðối với kẻ đầy ưu tư, lo lắng thì không những y sẽ chịu đi chịu lại nhiều lần một thứ khổ đau tai hại, mà y còn đánh mất sức khỏe khang kiện của mình và làm phiền nhiễu không biết bao nhiêu người mà y tiếp xúc.

Trên đời này có rất nhiều điều cần đến sự suy nghĩ chín chắn, già dặn của ta, song ta chẳng có điều gì khiến ta phải lo âu, sợ hãi; ngoại trừ chính sự sợ hãi là đáng sợ mà thôi!

 

2.Từ bỏ tánh muốn áp đảo, muốn làm "xếp" bạn bè, bà con.

Ai ai cũng thích mình được làm chủ, làm "xếp" đời mình. Nhưng bạn chỉ biết giữ gìn năng lực của mình khi nào bạn chợt nhớ ra cái quyền hạn sở hữu của mỗi người: rằng ai cũng có quyền tìm sự sống, tìm tự do hạnh phúc đúng với hy vọng, lý tưởng hay sở thích cá nhân.

Chắc bạn cũng biết, khi lời khuyên giải của bạn bị ai đó chối từ, gạt bỏ, bạn sẽ vô cùng khó chịu, tức tối, Cũng vậy, bạn sẽ rất thất vọng, khó chịu khi bạn cứ muốn làm "xếp," muốn "ngồi trên," muốn "đè đầu" kẻ khác, bởi vì những kẻ ấy sẽ lập tức chống đối, phản ứng lại thái độ độc tài, độc đoán của bạn, Bạn sẽ có cảm giác bị tổn thương khi nhận thấy kẻ khác không có cùng cái nhìn hay quan điểm giống như bạn. Nếu bạn để dành những lời khuyên giải kia cho chính bản thân bạn hoặc cho những kẻ tới tìm lời khuyên, thì cả bạn lẫn những người ấy sẽ cảm thấy ích lợi và tốt đẹp hơn.



3.Bớt tham vọng. Thông thường, con người ai cũng có khuynh hướng bỏ bê cái bình thường, giản dị, để truy đuổi cái cao xa vời vợi. Song mỗi cá nhân ta, năng lực chỉ có hạn. Do đó, hễ người nào biết được khả năng của chính mình và biết làm những việc trong tầm khả năng của mình thì người ấy luôn luôn có cảm giác an toàn, thư thái. Những kẻ luôn luôn tìm cầu, đeo đuổi những thứ vượt ngoài tầm tay hoặc những thứ vô lý thì sẽ chẳng bao giờ được sung sướng, hạnh phúc.

Người có trí huệ quán sát được hệ quả tai hại của tham vọng không bị kềm chế, do đó chọn con đường tiết dục.

Chúng ta không nhất thiết cần phải nổi danh thì mới được sung sướng, hạnh phúc, và chúng ta cũng không cần phải làm kẻ lãnh đạo tài giỏi mới thỏa mãn được bản tánh xã hội của cá nhân. Những người nhiều tham vọng thường phải trả một giá rất đắt cho những gì họ muốn đạt được, và thường vô cùng khốn đốn sau khi đã đạt được những điều họ mong cầu!



(còn tiếp)





Ðôi khi các bạn nghĩ rằng mình làm chuyện tốt, kỳ thật, đó không nhất định là tốt. Vì sao? Vì nhân trồng không thanh tịnh! Hễ bạn dùng lòng tham lam mà làm việc, thì đó gọi là trồng nhân bất tịnh; bạn dùng tâm háo thắng mà làm việc, thì đó cũng là trồng nhân bất tịnh.



Vậy thì phải làm sao? Phải làm chuyện vô sự! Làm gì cũng phải coi việc đó là bổn phận của mình; chẳng nên hướng tâm ra ngoài mà truy cầu, chẳng nên cầu cạnh, mong mỏi gì cả!



Hòa Thượng Tuyên Hóa

http://www.dharmasite.net/bdh19/MuoiNguyenLyCanBan.html


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách