Bị xuất huyết não, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện

Kính mời các bạn góp sức bảo tồn tất cả các tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam và thế giới, tiểu sử tăng ni, và Phật tử có công trong việc hoằng truyền Phật pháp.
Nội qui chuyên mục
- Trong quá chứ ban quản trị diễn đàn đã chịu rất nhiều phiền toái, do những kẻ giả mạo chùa và đoàn thể từ thiện để kêu gọi giúp đỡ. Một lần nữa chúng tôi yêu cầu tất cả các thành viên không được gởi thư kêu gọi từ thiện lên diễn đàn và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung đăng tải bởi thành viên.
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Bị xuất huyết não, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang trong chế độ chăm sóc đặc biệt tại Bordeaux, Pháp trong 24 giờ sau khi bị xuất huyết não vào hôm 11.11.

Hình ảnh

Người thân của thiền sư ở Pháp cho biết hiện thiền sư vẫn nhận biết được người xung quanh, và có thể cử động tay, chân và mắt. Có các dấu hiệu cho thấy thiền sư có thể phục hồi.

Thông báo về tình trạng nguy kịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trên trang mạng xã hội Facebook đang thu hút gần 2.600 bình luận cầu chúc sức khỏe, và hơn 12.000 lượt chia sẻ, theo ghi nhận của Thanh Niên Online.

Trong 2 tháng qua, tình trạng sức khỏe của thiền sư đã trở nên rất xấu do tuổi cao, và ông đã nhập viện ở thành phố Bordeaux vào ngày 1.11.

Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926, trở thành nhà sư ở tuổi 23, và hiện được xem là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây.

Ông còn là một giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. Thiền sư đã xuất bản hơn 100 đầu sách, trong đó có nhiều sách tiếng Anh, về triết lý sống và triết lý Phật giáo, nổi tiếng với các bài giảng về việc sống trong giây phút hiện tại, kiểm soát hơi thở và bước đi


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Bị xuất huyết não, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Con xin cầu nguyện cho Thầy được bình an ,mau chóng khỏi bệnh


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bị xuất huyết não, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

ĐẠO TRÀNG MAI THÔN
THÔNG BẠCH
Về tình trạng sức khỏe và sự thực tập hộ niệm
cầu nguyện cho sức khoẻ của Sư Ông Làng Mai


Làng Mai, ngày 12 tháng 11 năm 2014.

Kính gửi các trung tâm tu học thuộc Đạo Tràng Mai Thôn trên thế giới.
Kính gửi các tăng thân tu học theo pháp môn Làng Mai trên thế giới.
Kính gửi toàn thể nam nữ cư sĩ phật tử và thân hữu của Đạo Tràng Mai Thôn trên thế giới.



Kính thưa quý vị.

Sức khỏe của Sư Ông đã có dấu hiệu suy yếu từ khoảng hai tháng trước. Vào ngày 01 tháng 11 năm 2014 Sư Ông đã vào bệnh viện đa khoa Bordeaux để điều trị và đang phục hồi từng ngày. 04 giờ sáng ngày 11 tháng 11, Sư Ông bất ngờ bị xuất huyết não và đang được các bác sĩ chuyên ngành hết lòng điều trị cũng như sự săn sóc tận tình của các y tá và các vị thị giả. Hiện tại Sư Ông vẫn tỉnh táo và vẫn có thể ý thức được môi trường chung quanh. Theo chẩn đoán của bác sĩ thì Sư Ông hoàn toàn có khả năng phục hồi.

Chúng tôi xin thông báo đến quý vị để ý thức về tình trạng này và cùng thực tập để hộ niệm cho Sư Ông.

Xin các trung tâm, các tăng thân và các vị thân hữu của Đạo Tràng Mai Thôn trên thế giới tiếp tục chương trình tu học của mình, tiếp tục chế tác năng lượng chánh niệm và sự vững chãi để hộ niệm cho Sư Ông. Chúng ta hãy cùng thực tập như một cơ thể để có thể chế tác năng lượng chánh niệm tập thể, bởi vì sự vững chãi và bình an của chúng ta trong thời điểm này sẽ là sự hộ niệm tốt nhất cho sự phục hồi của Sư Ông.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật về tình trạng sức khỏe của Sư Ông đến quý vị trên trang nhà Làng Mai tiếng Việt (langmai.org), trang nhà Làng Mai tiếng Anh (plumvillage.org) và trang nhà Làng Mai tiếng Pháp (villagedespruniers.net).



Thay mặt Hội đồng Giáo thọ Đạo Tràng Mai Thôn.

Thích Chân Pháp Đăng.
Thích Nữ Chân Không Nghiêm.


Đây là bản tin mới nhất từ trang web (langmai.org), Phật tử Làng Mai.

Quí Phật tử có lòng...

Với người năng kính lễ
Bậc cao niên trưởng thượng
Được bốn pháp tăng trưởng:
Sắc, lạc, lực, thọ mạng.109

(p/s. thực tập hộ niệm...?! không biết, timeeeout
Hay tùy duyên niệm, nghĩ, tưởng đến Thiền sư cũng là một tâm lực hộ niệm. :) )


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bị xuất huyết não, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chúng ta hãy cùng thực tập như một cơ thể để có thể chế tác năng lượng chánh niệm tập thể, bởi vì sự vững chãi và bình an của chúng ta trong thời điểm này sẽ là sự hộ niệm tốt nhất cho sự phục hồi của Sư Ông.
HẢI ĐẢO TỰ THÂN
  • Quay về nương tựa, hải đảo tự thân
    Chánh niệm là Bụt, soi sáng xa gần
    Hơi thở là Pháp, bảo hộ thân tâm
    Năm uẩn là Tăng, phối hợp tinh cần.
ĐÂY LÀ TỊNH ĐỘ
  • Đây là Tịnh Độ
    Tịnh Độ là đây
    Mỉm cười chánh niệm
    An trú hôm nay
    Bụt là lá chín
    Pháp là mây bay
    Tăng thân khắp chốn
    Quê hương nơi này
    Thở vào hoa nở
    Thở ra trúc lay
    Tâm không ràng buộc
    Tiêu dao tháng ngày.
tangbong tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bị xuất huyết não, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CÔNG PHU CẦU AN
Hồi hướng năng lực đến Sư Ông Nhất Hạnh

(Tĩnh tọa: 20 tới 30 phút)
(Kinh hành trong im lặng: một vòng)
(Trì tụng)


Hướng về Bụt và Thánh chúng trên hội Kỳ Viên (ba lần) (C)

KỆ MỞ KINH
  • Pháp Bụt cao siêu mầu nhiệm
    Cơ duyên may được thọ trì
    Xin nguyện đi vào biển tuệ
    Tinh thông giáo nghĩa huyền vi (Chuông).
Nam Mô đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (ba lần) (Chuông)

KINH SỨC MẠNH QUAN ÂM (Chuông)
  • Thế Tôn muôn vẻ đẹp
    Con xin hỏi lại người
    Bồ Tát kia vì sao
    Tên là Quan Thế Âm?

    Bậc diệu tướng từ tôn
    Trả lời Vô Tận Ý:
    Vì hạnh nguyện Quan Âm
    Đáp ứng được muôn nơi.

    Lời thề rộng như biển
    Vô lượng kiếp qua rồi
    Đã theo ngàn muôn Bụt
    Phát nguyện lớn thanh tịnh.

    Ai nghe danh, thấy hình
    Mà tâm sanh chánh niệm
    Thì thoát khổ mọi cõi
    Đây nói sơ lược thôi.

    Nếu có ai ác ý
    Xô vào hầm lửa lớn
    Niệm sức mạnh Quan Âm
    Hầm lửa biến hồ sen.

    Đang trôi giạt đại dương
    Gặp nạn Rồng, Quỷ, Cá
    Niệm sức mạnh Quan Âm
    Sóng gió không nhận chìm.

    Đứng chóp núi Tu Di
    Bị người ta xô ngã
    Niệm sức mạnh Quan Âm
    Như mặt trời trên không.

    Bị người dữ đuổi chạy
    Rơi xuống núi Kim Cương
    Niệm sức mạnh Quan Âm
    Không hao một mảy lông.

    Bị oán tặc vây hãm
    Cầm đao thương sát hại
    Niệm sức mạnh Quan Âm
    Oán tặc thấy thương tình.

    Bị khổ nạn vua quan
    Sắp sửa bị gia hình
    Niệm sức mạnh Quan Âm
    Đao kiếm gãy từng khúc.

    Nơi tù ngục xiềng xích
    Chân tay bị gông cùm
    Niệm sức mạnh Quan Âm
    Được tháo gỡ tự do.

    Gặp thuốc độc, trù, ếm
    Nguy hại đến thân mình
    Niệm sức mạnh Quan Âm
    Người gây lại gánh chịu.

    Gặp La Sát hung dữ
    Rồng độc và quỷ ác
    Niệm sức mạnh Quan Âm
    Hết dám làm hại ta.

    Gặp ác thú vây quanh
    Nanh vuốt thật hãi hùng
    Niệm sức mạnh Quan Âm
    Đều vội vàng bỏ chạy.

    Rắn độc và bò cạp
    Lửa khói un hơi độc
    Niệm sức mạnh Quan Âm
    Theo tiếng tự lui về.

    Sấm sét, mây, điện, chớp
    Mưa đá tuôn xối xả
    Niệm sức mạnh Quan Âm
    Đều kịp thời tiêu tán.

    Chúng sanh bị khốn ách
    Vô lượng khổ bức thân
    Trí lực mầu Quan Âm
    Cứu đời muôn vạn cách.

    Trí phương tiện quảng đại
    Đầy đủ sức thần thông
    Mười phương trong các cõi
    Không đâu không hiện thân.

    Những nẻo về xấu ác
    Địa ngục, quỷ, súc sinh
    Khổ sinh, lão, bệnh, tử
    Cũng từ từ dứt sạch.

    Quán Chân, quán Thanh Tịnh
    Quán Trí Tuệ rộng lớn
    Quán Bi và quán Từ
    Thường nguyện, thường chiêm ngưỡng.
    Quán Vô Cấu, Thanh Tịnh
    Mặt trời Tuệ phá ám
    Điều phục nạn, gió, lửa
    Chiếu sáng khắp thế gian.

    Tâm Bi như sấm động
    Lòng Từ như mây hiền
    Pháp cam lộ mưa xuống
    Dập trừ lửa phiền não.

    Nơi án tòa kiện tụng
    Chốn quân sự hãi hùng
    Niệm sức mạnh Quan Âm
    Oán thù đều tiêu tán.

    Tiếng Nhiệm, tiếng Quan Âm
    Tiếng Phạm, tiếng Hải Triều
    Tiếng Vượt Thoát Tiếng Đời
    Hãy thường nên quán niệm.

    Từng niệm không nghi ngờ
    Trong ách nạn khổ chết.
    Quan Âm là tịnh thánh
    Là nơi cần nương tựa.

    Đầy đủ mọi công đức
    Mắt thương nhìn thế gian
    Biển Phước chứa vô cùng
    Nên ta cần đảnh lễ.
Nam mô Bồ Tát Quan Thế Âm (ba lần) (CC)

NGÀY ĐÊM AN LÀNH
  • Nguyện ngày an lành đêm an lành
    Ngày đêm sáu thời đều an lành
    An lành trong mỗi giây mỗi phút
    Cầu ơn Tam Bảo luôn che chở
    Bốn loài sinh lên đất Tịnh.

    Ba cõi thác hóa tòa Sen
    Hằng sa ngạ quỷ chứng Tam Hiền
    Vạn loại hữu tình lên Thập Địa.
    Thế Tôn dung mạo như vầng nguyệt
    Lại như mặt nhật phóng quang minh
    Hào quang trí tuệ chiếu muôn phương
    Hỷ Xả Từ Bi đều thấm nhuận.
Nam mô Bụt Thích Ca Mâu Ni. (CC)

(Đứng dậy, vừa niệm Bụt vừa đi nhiễu)

ĐẢNH LỄ

Nhất tâm kính lễ đức Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bụt Di Lặc (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Thường Bất Khinh (C)
Nhất tâm kính lễ liệt vị Tổ Sư qua các thời đại từ Tây Trúc cho đến Việt Nam (CC)

BÀI TỤNG HẠNH PHÚC
  • Chúng con được ngồi đây
    Trong phút giây hiện tại
    Bao bọc bởi tăng thân
    Thấy mình thật may mắn:
    Sinh ra được làm người
    Con sớm gặp chánh pháp
    Hạt Bồ Đề tưới tẩm
    Lại có duyên được sống
    Hòa hợp trong tăng thân. (C)

    Năng lượng của tăng đoàn
    Giới luật và uy nghi
    Đang bảo hộ cho con
    Không để gây lầm lỗi
    Không bị nghiệp xấu đẩy
    Đi về nẻo tối tăm
    Lại được cùng bạn hiền
    Đi trên đường chân thiện
    Có ánh sáng chiếu soi
    Của Bụt và Bồ Tát. (C)

    Tuy có mặt trong con
    Những hạt giống khổ đau
    Phiền não và tập khí
    Nhưng chánh niệm hiện tiền
    Vẫn thường luôn biểu hiện
    Giúp cho con tiếp xúc
    Với những gì mầu nhiệm
    Có mặt trong tự thân
    Và có mặt quanh con. (C)

    Sáu căn còn đầy đủ
    Mắt thấy được trời xanh
    Tai nghe tiếng chim hót
    Mũi ngửi thấy hương trầm
    Lưỡi nếm được pháp vị
    Thế ngồi con vững chãi
    Ý hợp nhất với thân
    Nếu không có Thế Tôn
    Nếu không có Diệu Pháp
    Nếu không có Tăng Đoàn
    Làm sao con may mắn
    Được pháp lạc hôm nay? (C)

    Công phu tu tập này
    Con cũng xin hành trì
    Cho gia đình, dòng họ
    Cho thế hệ tương lai
    Và cả cho xã hội.
    Niềm an lạc của con
    Là vốn liếng tu tập
    Con xin nguyền vun bón
    Tưới tẩm và nuôi dưỡng
    Bằng chánh niệm hàng ngày. (C)

    Trong xã hội của con
    Bao nhiêu người đau khổ
    Chìm đắm trong năm dục
    Ganh ghét và hận thù.
    Thấy được những cảnh ấy
    Con quyết tâm hành trì
    Điều phục những tâm hành
    Tham đắm và giận ghét
    Tập khả năng lắng nghe
    Và sử dụng ái ngữ
    Để thiết lập truyền thông
    Tạo nên sự hiểu biết,
    Chấp nhận và thương yêu. (C)

    Như đức Bồ Tát kia
    Con nguyện xin tập nhìn
    Mọi người chung quanh con
    Bằng con mắt từ bi
    Bằng tâm tình hiểu biết
    Con xin tập lắng nghe
    Bằng lỗ tai xót thương
    Bằng tấm lòng lân mẫn
    Nhìn và nghe như thế
    Là hạnh của Bồ Tát
    Có thể làm vơi nhẹ
    Khổ đau trong lòng người
    Đem lại niềm an lạc
    Về cho cả hai phía.
    Chúng con ý thức rằng
    Chính phiền não si mê
    Làm cho thế giới này
    Trở thành nơi hỏa ngục.
    Nếu tu tập chuyển hóa
    Chế tác được hiểu biết
    Cảm thông và thương yêu
    Chúng con sẽ tạo được
    Tịnh Độ ngay nơi này. (C)
    Dù cuộc đời vô thường
    Dù sinh lão bệnh tử
    Đã có đường đi rồi
    Con không còn lo sợ. (C)

    Hạnh phúc thay được sống
    Trong tăng đoàn Thế Tôn
    Được hành trì giới định
    Sống vững chãi thảnh thơi
    Trong từng giây từng phút
    Của cuộc sống hàng ngày,
    Và trực tiếp tham gia
    Vào sự nghiệp độ sinh
    Của Bụt và Bồ Tát. (C)

    Giờ phút này quý báu
    Niềm biết ơn tràn dâng
    Xin lạy đức Thế Tôn
    Chứng minh và nhiếp thọ. (CCC)
KỆ VÔ THƯỜNG
  • Ngày nay đã qua
    Đời sống ngắn lại
    Hãy nhìn cho kỹ
    Ta đã làm gì?
    Đại chúng hãy cùng tinh tấn
    Thực tập hết lòng
    Sống cho sâu sắc và thảnh thơi
    Hãy nhớ vô thường
    Đừng để ngày tháng trôi đi oan uổng. (CC)
QUAY VỀ NƯƠNG TỰA
  • Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
    Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
    Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. (C)

    Đã về nương tựa Bụt, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.
    Đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hóa.
    Đã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân soi sáng, dìu dắt và nâng đỡ trên con đường thực tập. (C)

    Về nương Bụt trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được giác tính, sớm mở lòng Bồ Đề.
    Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hóa.
    Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài. (CCC)
HỒI HƯỚNG
  • Tụng kinh pháp thâm diệu
    Tạo công đức vô biên
    Đệ tử xin hồi hướng
    Cho chúng sanh mọi miền. (C)

    Pháp môn xin nguyện học
    Ân nghĩa xin nguyện đền
    Phiền não xin nguyện đoạn
    Quả Bụt xin chứng nên. (CCC)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bị xuất huyết não, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Chú Hỉ đã viết: Quí Phật tử có lòng...

Với người năng kính lễ
Bậc cao niên trưởng thượng
Được bốn pháp tăng trưởng:
Sắc, lạc, lực, thọ mạng.109

Hay tùy duyên niệm, nghĩ, tưởng đến Thiền sư cũng là một tâm lực hộ niệm. :) )
Ngày hôm nay, Hỉ đọc báo Giác Ngộ Online được biết...
Sức khoẻ Thiền sư Thích Nhất Hạnh tiến triển tốt

Đạo tràng Mai Thôn đối thú an cư 2014

Chùa Vĩnh Nghiêm cầu an cho Thiền sư Nhất Hạnh
Là một niềm an lạc Đại chúng đồng tâm hộ niệm.

Nhưng ở cộng đồng thi không phải ai cũng một lòng, một tâm hết, người tốt cở nào thì cũng có người chê và người xấu tính cho mấy cũng có người theo.
Hỉ không phải là đệ tử của Thiền Sư và cũng rất ít tham khảo sách giảng của Ngài. Bởi vì Thiền Sư dùng danh từ Bụt thay thế cho Phật, bởi vì lý luận có Thiền Sư có quá nhiều thực tế hòa đồng với thế hệ trẻ. Và cũng có ít nhiều sự thật mà những tu sĩ khác không dám nói thẳng...?!

Chú Hỉ, con đây đã có đọc qua một bài giảng rất mới của Thiền Sư Nhất Hạnh, nay xin trích dẫn ra.
Và xin hỏi quí vị đồng tu chia sẻ ở diễn đàn.

Quí vị có biết là Thiền viện Làng Mai, cái pháp môn lập tông nào chánh ?

Trích dẫn đoạn 1 (Theo bài giảng ''Thư tâm tình gửi các con xuất sĩ của Thầy. Nội viện Phương Khê, ngày 27/09/2014)
Đức Bụt mà Thầy gặp năm 16 tuổi là đức Bụt của Mật tông. Hồi đó tại các chùa ở Việt Nam có hai thời công phu.

Thời công phu sáng hoàn toàn là Mật tông, trì tụng những chú như Lăng nghiêm, Đại bi và mười bài chú khác.

Còn buổi chiều thì đó là đạo Bụt A Di Đà. Trong đạo Bụt A Di Đà thì hình ảnh của Bụt Thích Ca bị lu mờ.

Đứng trước hình ảnh của Bụt Di Đà, Thầy không có cơ hội gặp được Thầy của mình trong giáo lý tịnh độ.
Nhưng vì hồi đó mình ham tu quá, có một tấm lòng rất háo hức, sôi nổi, muốn tu tập để chuyển hóa.
Thành thử tuy đó là một vị Bụt xa cách như vậy nhưng mà Thầy vẫn chấp nhận được. Hơn nữa bài kinh mở đầu thần chú Thủ Lăng nghiêm tụng mỗi buổi sáng mà chư Tổ đã chọn là một bài rất là cảm động.

Sư chú nào, sư cô nào mà đọc lên bài ấy đều rất cảm động. Đó là những lời phát nguyện của Thầy A Nan muốn thành Phật để độ chúng sanh.

Những cảm động đó lôi cuốn Thầy đi, cho nên Thầy không thấy được những mâu thuẫn, những phương pháp giáo dục nhồi sọ nằm trong cách giáo dục của các Thầy ngày xưa.

Có những câu kinh rất cảm động như :

Nguyện kim đắc quả thành Bảo Vương
Hoàn độ như thị hằng sa chúng
Tương thử thâm tâm phụng trần sát
Thị tắc danh vi báo Phật ân.

Những câu này có nghĩa: Bây giờ đây con mong mau chóng chứng quả để trở thành một vị Bụt, để có thể đi vào ngay trong cuộc đời, hóa độ chúng sanh nhiều như hằng sa. Con mong đem hết tất cả tấm lòng sâu xa của con để phụng sự tất cả các cõi. Tại vì con nghĩ như vậy mới tạm xứng đáng để báo đáp được công ơn của Bụt.

Đọc những câu đó, người tu trẻ thấy rất cảm động. Thầy A Nan hồi đó cũng là một người trẻ. Có những câu hồi đó Thầy chỉ biết tụng và nghe theo thôi, Thầy không thấy được những mâu thuẫn ở trong đó. Như trong bốn câu:

1.Phục thỉnh Thế Tôn vị chứng minh,
2.Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập.
3.Như nhất chúng sanh vị thành Phật,
4.Chung bất ư thử thủ nê hoàn.

Có nghĩa: 1.Xin đức Thế Tôn chứng minh cho chúng con. 2.Trong cuộc đời đầy khổ đau, ngũ dục, độc ác và bạo động này, con sẽ là một trong những người đầu tiên tình nguyện đi vào để cứu độ.

3.Chừng nào còn có một chúng sanh chưa thành Phật 4.thì chừng đó con chưa chịu chứng Niết Bàn.

Câu chót này mãi đến mấy chục năm sau Thầy mới thấy sai.

Câu này có nghĩa là: chứng Niết Bàn chắc là khỏi phải làm gì nữa hết; vì vậy cho nên khoan chứng Niết Bàn, để làm việc cứu độ chúng sanh đã.

Chứng Niết Bàn rồi thì rong chơi thôi. Đó là một quan niệm rất sai lầm về Niết Bàn. Theo nguyên tắc, khi đạt được tuệ giác sâu sắc thì mình tiếp xúc được với bản tính vô sinh - bất diệt, phi khứ - phi lai, phi hữu - phi vô và đó là thế giới của lắng dịu, an lạc và hạnh phúc. Đó là Niết Bàn.

Nếu mình không hưởng được những cái ấy thì sức mấy mà mình đủ sức mạnh để tiếp tục cứu độ chúng sanh.
Cho nên nói rằng con chưa chịu chứng Niết Bàn đâu, con phải làm việc cho cực nhọc để độ sinh đã. Đó là một điều sai lầm mà Thầy không thấy được tại vì Thầy đang còn trẻ.
3.Như nhất chúng sanh vị thành Phật,
4.Chung bất ư thử thủ nê hoàn.

Câu 3 và 4 thì Quí vị nghĩ sao?

Trích dẫn đoạn 1 (Theo bài giảng ''Thư tâm tình gửi các con xuất sĩ của Thầy. Nội viện Phương Khê, ngày 27/09/2014)
Điều này cũng do sự hiểu lầm phổ biến về Niết Bàn. Có quan niệm về hữu dư y Niết Bàn và vô dư y Niết Bàn.
Vô dư y Niết Bàn là Niết Bàn trong đó không còn có những tàn dư như Năm uẩn. Nhưng nếu trong Niết Bàn mà không có Năm uẩn thì làm sao ta hưởng được cái vui, an lạc và lắng dịu của Niết Bàn?

Hữu dư y Niết Bàn là đã chứng đạo, đã chứng Niết Bàn nhưng vẫn còn mang hình hài Năm uẩn. Còn mang hình hài Năm uẩn thì có khi còn nhức đầu, đau bụng, mỏi chân, mỏi tay, vì vậy đó chưa phải là vô dư y Niết Bàn. Đó là một quan niệm rất sai lầm. Quan niệm cho rằng hạnh phúc và khổ đau là hai cái hoàn toàn không cần tới nhau, có thể chỉ có hạnh phúc mà không cần khổ đau, và chỉ có thể có khổ đau mà không cần hạnh phúc. Đó là quan niệm lưỡng nguyên không đúng với tinh thần tương tức của đạo Bụt.

Trong đạo Bụt có sự phân biệt Năm uẩn và Năm thủ uẩn. Thực ra thì Năm uẩn là những gì rất mầu nhiệm, nhưng nếu mình đem tâm để nắm bắt Năm uẩn, cho Năm uẩn là một cái ta, hay là một vật sở hữu của ta thì Năm uẩn trở thành Năm thủ uẩn.

"Thủ" tức là nắm bắt và đối tượng của nắm bắt. Niết Bàn không phải là nơi không có Năm uẩn mà là nơi không có Năm thủ uẩn. Năm uẩn hết sức mầu nhiệm, ví dụ như Năm uẩn của Bụt.
Quí vị nghĩ sao về cảnh giới Niết Bàn ? (còn tiếp..)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bị xuất huyết não, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Sau đây là hình ảnh đức Sakyamuni của Mật tông mà người trẻ mới xuất gia được tiếp cận trong bài tụng mở đầu cho chú Lăng Nghiêm:

"Nhĩ thời Thế Tôn, tùng nhục kế trung, dõng bách bảo quang, quang trung dõng xuất thiên diệp bảo liên, hữu hóa Như Lai, tọa bảo hoa trung. Ðỉnh phóng thập đạo, bách bảo quang minh, nhất nhất quang minh, giai biến thị hiện thập Hằng Hà sa Kim cang mật tích, kình sơn trì xử, biến hư không giới. Ðại chúng ngưỡng quan, úy ái kiêm bão, cầu Phật ai hựu, nhất tâm thính Phật vô kiến đảnh tướng, phóng quang Như Lai tuyên thuyết thần chú."


"Lúc bấy giờ từ nhục kế trên đỉnh đầu, đức Như Lai phóng ra một luồng ánh sáng. Trong luồng ánh sáng đó có trăm châu báu.
Trong luồng ánh sáng ấy của đức Như Lai phóng ra xuất hiện một hoa sen ngàn cánh và ngồi trên hoa sen ngàn cánh là hóa thân của một vị Bụt, và trên đỉnh đầu của vị Bụt hóa thân này cũng phóng ra mười đạo hào quang và đạo hào quang nào cũng có đầy trăm thức quý báu.

Trong các đạo hào quang này hiện ra biết bao nhiêu là vị Kim Cương mật tích, số lượng nhiều như số cát sông Hằng.

Vị nào cũng một tay nâng ngọn núi, một tay cầm một cái chày bằng kim cương và họ đang có mặt tràn đầy trong không gian. Đại chúng nhìn thấy như vậy, một mặt thì vừa sợ một mặt vừa thương, ai cũng nhìn đức Thế Tôn, khẩn cầu đức Thế Tôn xót thương, che chở và mọi người đợi lắng nghe đức Thế Tôn.

Lúc đó đức Thế Tôn phóng ra một hào quang từ nơi đỉnh đầu và bắt đầu tuyên thuyết thần chú Thủ Lăng Nghiêm."

***
Trong đạo Bụt nguyên thủy và cả trong đạo Bụt tiểu thừa làm gì mà có cảnh tượng như vậy, Bụt đâu phải là một vị thần linh đầy dẫy phép lạ, đầy dẫy hào quang, xa cách con người như vậy.

Kim cương mật tích tức là những vị thần Dạ Xoa đi theo tu học với Phật và nguyện đem hết sức mình để bảo hộ Phật Pháp. Hình ảnh của một vị kim cương mật tích là hình ảnh của một người đang cầm một cái chày bằng kim cương gọi là kim cương xử và nếu ai động tới Phật Pháp thì chỉ cần một cái chày đó thôi cũng đủ tan thân nát thịt rồi.

Khi Bụt phóng hào quang thì đại chúng nhìn lên thấy các vị kim cương mật tích cầm chày kim cương có mặt đầy tràn trong không gian. Một mặt đại chúng rất khiếp sợ, một mặt rất thương kính và do đó tất cả đều lắng nghe Bụt để Bụt bắt đầu tuyên thuyết thần chú Thủ Lăng Nghiêm.


Đây là Phật giáo của Mật tông. Tuy là ở Việt Nam các chùa được gọi là cửa Thiền nhưng thực ra phần lớn chỉ tu Mật tông và tịnh độ mà thôi. Buổi sáng tụng chú, buổi tối niệm A Di Đà.

Hình ảnh một vị Bụt ngồi phóng hào quang và làm xuất hiện vô số các vị kim cương mật tích đầy dẫy khắp hư không, tuyên thuyết một bài linh chú dài tới hai mươi phút, hình ảnh đó không thể nào là đối tượng của niềm tin cho giới trẻ và trí thức ngày nay.

Cũng như hình ảnh của một vị thượng đế, một ông già râu dài đang ngồi trên trời và quyết định những gì xảy ra trên trần thế, hình ảnh ấy không còn là đối tượng của niềm tin cho giới trẻ thời nay. Ấy vậy mà buổi khuya nào mình cũng vẫn tụng đi tụng lại cái hình ảnh của một vị thần linh như thế. Thử hỏi một đạo Bụt như thế có còn thích hợp với thời đại của chúng ta nữa hay không?

(Trích dẫn: Thư tâm tình gửi các con xuất sĩ của Thầy. Nội viện Phương Khê, ngày 27/09/2014)

~x( Tám timeeeout
Chủ đề này, TS Nhất Hạnh nói về Chú Lăng Nghiêm mà các Tu sĩ ở chùa thường tụng lúc hừng sáng (Công phu khuya). Phật giáo Mật Tông... Điều thực tế nhìn theo thời đại bây giờ, khó mà chứng minh lòng tin ở Chú Lăng Nghiêm được bao nhiêu phần trăm? Chỉ có Tu sĩ duyên về Chú Lăng Nghiêm thuộc ngoại lệ.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bị xuất huyết não, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Chú Hỉ đã viết:Sau đây là hình ảnh đức Sakyamuni của Mật tông mà người trẻ mới xuất gia được tiếp cận trong bài tụng mở đầu cho chú Lăng Nghiêm:

"Nhĩ thời Thế Tôn, tùng nhục kế trung, dõng bách bảo quang, quang trung dõng xuất thiên diệp bảo liên, hữu hóa Như Lai, tọa bảo hoa trung. Ðỉnh phóng thập đạo, bách bảo quang minh, nhất nhất quang minh, giai biến thị hiện thập Hằng Hà sa Kim cang mật tích, kình sơn trì xử, biến hư không giới. Ðại chúng ngưỡng quan, úy ái kiêm bão, cầu Phật ai hựu, nhất tâm thính Phật vô kiến đảnh tướng, phóng quang Như Lai tuyên thuyết thần chú."


"Lúc bấy giờ từ nhục kế trên đỉnh đầu, đức Như Lai phóng ra một luồng ánh sáng. Trong luồng ánh sáng đó có trăm châu báu.
Trong luồng ánh sáng ấy của đức Như Lai phóng ra xuất hiện một hoa sen ngàn cánh và ngồi trên hoa sen ngàn cánh là hóa thân của một vị Bụt, và trên đỉnh đầu của vị Bụt hóa thân này cũng phóng ra mười đạo hào quang và đạo hào quang nào cũng có đầy trăm thức quý báu.

Trong các đạo hào quang này hiện ra biết bao nhiêu là vị Kim Cương mật tích, số lượng nhiều như số cát sông Hằng.

Vị nào cũng một tay nâng ngọn núi, một tay cầm một cái chày bằng kim cương và họ đang có mặt tràn đầy trong không gian. Đại chúng nhìn thấy như vậy, một mặt thì vừa sợ một mặt vừa thương, ai cũng nhìn đức Thế Tôn, khẩn cầu đức Thế Tôn xót thương, che chở và mọi người đợi lắng nghe đức Thế Tôn.

Lúc đó đức Thế Tôn phóng ra một hào quang từ nơi đỉnh đầu và bắt đầu tuyên thuyết thần chú Thủ Lăng Nghiêm."

***
Trong đạo Bụt nguyên thủy và cả trong đạo Bụt tiểu thừa làm gì mà có cảnh tượng như vậy, Bụt đâu phải là một vị thần linh đầy dẫy phép lạ, đầy dẫy hào quang, xa cách con người như vậy.

Kim cương mật tích tức là những vị thần Dạ Xoa đi theo tu học với Phật và nguyện đem hết sức mình để bảo hộ Phật Pháp. Hình ảnh của một vị kim cương mật tích là hình ảnh của một người đang cầm một cái chày bằng kim cương gọi là kim cương xử và nếu ai động tới Phật Pháp thì chỉ cần một cái chày đó thôi cũng đủ tan thân nát thịt rồi.

Khi Bụt phóng hào quang thì đại chúng nhìn lên thấy các vị kim cương mật tích cầm chày kim cương có mặt đầy tràn trong không gian. Một mặt đại chúng rất khiếp sợ, một mặt rất thương kính và do đó tất cả đều lắng nghe Bụt để Bụt bắt đầu tuyên thuyết thần chú Thủ Lăng Nghiêm.


Đây là Phật giáo của Mật tông. Tuy là ở Việt Nam các chùa được gọi là cửa Thiền nhưng thực ra phần lớn chỉ tu Mật tông và tịnh độ mà thôi. Buổi sáng tụng chú, buổi tối niệm A Di Đà.

Hình ảnh một vị Bụt ngồi phóng hào quang và làm xuất hiện vô số các vị kim cương mật tích đầy dẫy khắp hư không, tuyên thuyết một bài linh chú dài tới hai mươi phút, hình ảnh đó không thể nào là đối tượng của niềm tin cho giới trẻ và trí thức ngày nay.

Cũng như hình ảnh của một vị thượng đế, một ông già râu dài đang ngồi trên trời và quyết định những gì xảy ra trên trần thế, hình ảnh ấy không còn là đối tượng của niềm tin cho giới trẻ thời nay. Ấy vậy mà buổi khuya nào mình cũng vẫn tụng đi tụng lại cái hình ảnh của một vị thần linh như thế. Thử hỏi một đạo Bụt như thế có còn thích hợp với thời đại của chúng ta nữa hay không?

(Trích dẫn: Thư tâm tình gửi các con xuất sĩ của Thầy. Nội viện Phương Khê, ngày 27/09/2014)

~x( Tám timeeeout
Chủ đề này, TS Nhất Hạnh nói về Chú Lăng Nghiêm mà các Tu sĩ ở chùa thường tụng lúc hừng sáng (Công phu khuya). Phật giáo Mật Tông... Điều thực tế nhìn theo thời đại bây giờ, khó mà chứng minh lòng tin ở Chú Lăng Nghiêm được bao nhiêu phần trăm? Chỉ có Tu sĩ duyên về Chú Lăng Nghiêm thuộc ngoại lệ.
Kính đh Chú Hỉ ! Thầy Nhất Hạnh chủ trương lấy tự lực là chính! Nhưng nói:
"Trong đạo Bụt nguyên thủy và cả trong đạo Bụt tiểu thừa làm gì mà có cảnh tượng như vậy, Bụt đâu phải là một vị thần linh đầy dẫy phép lạ, đầy dẫy hào quang, xa cách con người như vậy."
Nói như vậy có chủ quan lắm không!?
Đây: một câu chuyện trong Kinh Nam Truyền, hay trong hệ A hàm cũng có:
Trung Bộ Kinh

Tiểu kinh Saccaka




Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Vesali, rừng Ðại Lâm, tại giảng đường Trùng Các.

Lúc bấy giờ Niganthaputta Saccaka ở tại Vesali tánh ưa luận chiến, biện luận thiện xảo, được số đông tôn kính. Vị này thường tuyên bố cho hội chúng ở Vesali: "Ta không thấy một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu tự cho là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, khi đối thoại với ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp sợ, không ai là không toát mồ hôi nách. Dầu ta có đối thoại với một cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với ta cũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường".

Rồi Tôn giả Assaji vào buổi sáng đắp y, cầm bát vào Vesali để khất thực. Niganthaputta Saccaka, thường hay ngao du thiên hạ, thấy Tôn giả Assaji từ xa đi lại. Sau khi thấy, Niganthaputta Saccaka liền đến gần Tôn giả Assaji, nói lên những lời hỏi thăm, chào đón, xã giao rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Niganthaputta Saccaka nói với Tôn giả Assaji:

-- Này Tôn giả Assaji, Sa-môn Gotama huấn luyện đệ tử như thế nào? Và có những bộ môn nào mà phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử?

-- Này Aggivessana, như thế này, Thế Tôn huấn luyện đệ tử. Với những bộ môn như thế này, phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử: "Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả hành là vô thường, tất cả pháp là vô ngã". Như vậy này Aggivessana, Thế Tôn huấn luyện các đệ tử. Như vậy là các bộ môn mà phần lớn Thế Tôn giảng dạy được dành cho đệ tử.

-- Này Tôn giả Assaji, thật sự chúng tôi đã thất vọng khi nghe Sa-môn Gotama thuyết giảng như vậy. Rất có thể chúng tôi sẽ gặp Tôn giả Gotama một thời nào đó và tại một chỗ nào đó. Rất có thể sẽ có một cuộc thảo luận. Rất có thể chúng tôi sẽ đoạn trừ ác tà kiến ấy.

Lúc bấy giờ, có khoảng độ năm trăm vị Licchavi tập hợp tai giảng đường vì một vài công vụ. Rồi Niganthaputta Saccaka đến chỗ các Licchavi ấy, sau khi đến, liền nói các vị ấy như sau:

-- Hãy đến, các Tôn giả Licchavi; hãy đến các Tôn giả Licchavi. Hôm nay sẽ có cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama với ta. Nếu Sa-môn Gotama đứng đối thoại với ta như Tỷ-kheo Assaji, một vị đệ tử danh tiếng của ông ta đã làm, thì như một lực sĩ tay nắm chặt lông một con cừu có lông dài, có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy, ta dùng lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Cũng như một người lực sĩ nấu rượu, sau khi nhận chìm một thùng rượu lớn xuống hồ nước sâu, nắm một góc thùng có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy, ta dùng lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như một lực sĩ nghiện rượu, sống phóng đãng, sau khi nắm góc một cái sàng, lắc qua lắc lại, lắc xoay quanh. Cũng vậy, ta sẽ dùng lời nói, lắc qua lắc lại, lắc xoay quanh Sa-môn Gotama. Và cũng như một con voi lớn sáu mươi tuổi, sau khi lặn xuống một hồ nước sâu, lại chơi trò phun nước; cũng vậy, ta nghĩ ta sẽ chơi trò chơi phun nước với Sa-môn Gotama. Hãy đến, các Tôn giả Licchavi. Hãy đến các Tôn giả Licchavi. Hôm nay sẽ có cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama với ta.

Một số Licchavi nói như sau:

-- Làm sao Sa-môn Gotama có thể luận thắng Niganthaputta Saccaka? Niganthaputta Saccaka sẽ luận thắng Sa-môn Gotama.

Một số Licchavi lại nói như sau:

-- Làm sao chỉ là Niganthaputta Saccaka lại có thể luận thắng Thế Tôn? Thế Tôn sẽ luận thắng Niganthaputta Saccaka.

Rồi Niganthaputta Saccaka với khoảng năm trăm Licchavi vây quanh, cùng đi đến Ðại Lâm, giảng đường Trùng Các.

Lúc bấy giờ một số đông các Tỷ-kheo đang đi qua lại giữa trời. Niganthaputta Saccaka đến các Tỷ-kheo, sau khi đến, liền nói với các vị ấy:

-- Chư Tôn giả, nay Tôn giả Gotama ở đâu? Chúng tôi muốn yết kiến Tôn giả Gotama.

-- Này Aggivessana, Thế Tôn sau khi đi sâu vào rừng Ðại Lâm, đang ngồi dưới một gốc cây để nghỉ trưa.

Rồi Niganthaputta Saccaka cùng với đại chúng Licchavi, sau khi đi sâu vào rừng Ðại Lâm, đến tại chỗ Thế Tôn. Sau khi đến Niganthaputta Saccaka nói lên với Thế Tôn những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên. Một số Licchavi đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi nói lên với Thế Tôn những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi chấp tay vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi xưng tên họ của mình rồi ngồi xuống một bên; một số Licchavi im lặng ngồi xuống một bên.

Niganthaputta Saccaka sau khi ngồi xuống một bên nói với Thế Tôn:

-- Tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama một vấn đề, nếu Tôn giả Gotama cho phép tôi được hỏi.

-- Này Aggivessana, hãy hỏi như Ông muốn.

-- Tôn giả Gotama huấn luyện đệ tử như thế nào? Những bộ môn nào mà phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử?

-- Này Aggivessana, như thế này Ta huấn luyện đệ tử. Với những bộ môn này, phần lớn Ta giảng dạy được dành cho đệ tử: "Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả hành là vô thường, tất cả pháp là vô ngã". Như vậy, này Aggivessana, Ta huấn luyện các đệ tử. Các bộ môn như vậy, phần lớn ta giảng dạy được dành cho đệ tử.

-- Này Tôn giả Gotama, tôi có một ví dụ.

Thế Tôn nói:

-- Này Aggivessana, hãy nói lên ví dụ ấy.

-- Như các hột giống, các cây cỏ này được lớn lên, được trưởng thành, được hưng thịnh là vì tất cả chúng đều y cứ vào đất, nương tựa vào đất. Nhờ vậy các hột giống, các cây cỏ này được lớn lên, được trưởng thành, được hưng thịnh. Tôn giả Gotama, như các công nghiệp nặng nhọc này được tạo tác, tất cả chúng đều y cứ vào đất, nương tựa vào đất. Nhờ vậy, các công nghiệp nặng nhọc này được tạo tác. Cũng vậy, này Tôn giả Gotama, như người này mà tự ngã là sắc, nhờ nương tựa sắc làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là thọ, nhờ nương tựa thọ làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là tưởng, nhờ nương tựa tưởng làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là các hành, nhờ nương tựa các hành làm thiện sự hay ác sự; như người này mà tự ngã là thức, nhờ nương tựa thức làm thiện sự hay ác sự.

-- Này Aggivessana, như vậy có phải ông nói: "Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta"?

-- Tôn giả Gotama, như vậy tôi nói: "Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta". Và như đại chúng này cũng vậy.

-- Này Aggivessana, đại chúng này có quan hệ gì với Ông? Này Aggivessana, hãy giải thích lời nói của Ông.

-- Tôn giả Gotama, như vậy tôi nói: "Sắc là tự ngã của ta, thọ là tự ngã của ta, tưởng là tự ngã của ta, hành là tự ngã của ta, thức là tự ngã của ta".

-- Này Aggivessana, Ta sẽ hỏi Ông trở lại về vấn đề này. Ông có thể trả lời nếu Ông muốn. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Một vị vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà Vedehi nước Magadha, vua này có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất không?

-- Tôn giả Gotama, một vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà Vedehi nước Magadha, vua này có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất. Này Tôn giả Gotama, cho đến các giáo đoàn, các đoàn thể, như các Vajji, các Malla, vẫn có quyền hành trong quốc gia của mình, muốn giết những ai đáng bị giết, muốn tước đoạt những ai đáng bị tước đoạt, muốn tẩn xuất những ai đáng bị tẩn xuất, còn nói gì một vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, như vua Pasenadi nước Kosala, vua Ajatasattu, con bà Vedehi nước Magadha. Này Tôn giả Gotama, vị ấy có quyền hành ấy và xứng đáng có quyền hành ấy.

-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Sắc là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: "Sắc của tôi như thế này, sắc của tôi không phải như thế này" không?

Ðược nói vậy Niganthaputta Saccaka giữ im lặng. Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Niganthaputta Saccaka:

-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Sắc là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: "Sắc của tôi phải như thế này, sắc của tôi không phải như thế này" không?

Lần thứ hai, Niganthaputta Saccaka vẫn giữ im lặng.

Rồi Thế Tôn nói với Niganthaputta Saccaka:

-- Này Aggivessana, nay Ông phải trả lời. Nay không phải lúc Ông giữ im lặng nữa. Này Aggivessana, ai được Như Lai hỏi đến lần thứ ba một câu hỏi hợp lý mà không trả lời, thời đầu của người ấy sẽ bị bể ra làm bảy mảnh tại chỗ.

Lúc bấy giờ thần Dạ xoa Vajirapani (Kim Cang Thủ) đang cầm một chùy sắt to lớn, cháy đỏ, sáng chói, đứng trên không trên đầu Niganthaputta Saccaka với ý định: "Nếu Thế Tôn hỏi đến câu hỏi thứ ba, một câu hỏi hợp lý mà Niganthaputta Saccaka không trả lời, thì ta sẽ đánh bể đầu nó ra làm bảy mảnh". Chỉ có Thế Tôn và Niganthaputta Saccaka mới thấy thần Dạ xoa Vajirapani. Niganthaputta Saccaka sợ hãi, hoảng hốt, lông tóc dựng, ngược, chỉ tìm thấy sự che chở nơi Thế Tôn, chỉ tìm thấy sự an ổn nơi Thế Tôn, chỉ tìm thấy sự nương tựa nơi Thế Tôn, liền bạch Thế Tôn:

-- Tôn giả Gotama hãy hỏi tôi, tôi sẽ trả lời.

-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Sắc là tự ngã của ta", thì Ông có quyền hành gì đối với sắc ấy và có nói được rằng: "Sắc của tôi phải như thế này, sắc của tôi không phải như thế này" không?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Thọ là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối với thọ ấy và có nói được, rằng: "Thọ của tôi phải như thế này, thọ của tôi không phải như thế này" không?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Tưởng là tự ngã của ta", Ông có quyền hành gì đối với tưởng ấy và có nói được rằng: "Tưởng của tôi phải như thế này, tưởng của tôi không phải như thế này" không?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Các hành là tự ngã của ta", Ông quyền hành gì đối với tự ngã ấy và có nói được rằng: "Các hành của tôi phải như thế này, các hành của tôi không phải như thế này" không?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Như Ông nói: "Thức là tự ngã của ta", Ông quyền hành gì đối với tự ngã ấy và có nói được rằng: "Thức của tôi phải như thế này, thức của tôi không phải như thế này" không?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Hãy suy nghiệm kỹ, này Aggivessana. Sau khi suy nghiệm kỹ, này Aggivessana, Ông hãy trả lời. Lời nói cuối của Ông không phù hợp lời nói đầu của Ông, lời nói đầu của Ông không phù hợp lời nói cuối của Ông. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

-- Vô thường, Tôn giả Gotama.

-- Cái gì vô thường thì cái ấy là khổ hay lạc?

-- Là khổ, Tôn giả Gotama.

-- Cái gì vô thường, khổ, biến hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Thọ... (như trên)... tưởng... (như trên)... các hành... (như trên)... Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Thức là thường hay vô thường?

-- Vô thường, Tôn giả Gotama.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, Tôn giả Gotama.

-- Cái gì vô thường, khổ, biến hoại; có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Thưa không, Tôn giả Gotama.

-- Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Ai ái luyến khổ, chấp trước khổ, tham đắm khổ, quán khổ và nói: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi". Người ấy có thể liễu tri cái khổ của tự mình hay có thể sống trừ diệt khổ không?

-- Làm sao có thể được, Tôn giả Gotama? Không thể như vậy, Tôn giả Gotama.

-- Này Aggivessana, như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây, đi chỗ này chỗ kia tìm kiếm lõi cây. Người ấy cầm một cái búa sắc bén, đi vào rừng. Người ấy có thể thấy ở đây thân một cây chuối lớn thẳng đứng, còn trẻ, không có khúc đốt. Người ấy có thể chặt gốc cây ấy. Sau khi chặt gốc cây, người ấy chặt ngọn cây. Sau khi chặt ngọn cây, người ấy có thể lột ra các lá cuộn tròn. Nhưng khi lột ra các lá cuộn tròn, người ấy không tìm được giác cây, còn nói gì đến lõi cây. Cũng vậy này Aggivessana, khi được Ta hỏi, Ta cật vấn, Ta chất vấn về những lời của Ông, Ông đã tự tỏ ra trống rỗng, trống không, thất bại. Nhưng này Aggivessana, những lời nói mà Ông tuyên bố cho hội chúng ở Vesali: "Ta không thấy một Sa-môn hay Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu có tự cho là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, khi đối thoại với Ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp sợ, không ai là không bị toát mồ hôi nách. Dầu Ta có đối thoại với một cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với ta cũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường". Nhưng chính từ nơi trán của Ông, này một người thường. Nhưng chính từ nơi trán của ông, này Aggivessana, những giọt mồ hôi đang chảy xuống, sau khi thấm qua thượng y, đang rơi xuống đất. Còn Ta, này Aggivessana, nay không có mồ hôi nào trên thân Ta.

Rồi Thế Tôn để lộ kim thân cho Hội chúng ấy thấy. Khi nghe nói vậy, Niganthaputta Saccaka im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, ngồi bàng hoàng, không nói một lời.

Rồi Dummukha, một người con Licchavi, biết được Niganthaputta Saccaka im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, ngồi bàng hoàng, không nói một lời, liền bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con có một ví dụ.

Thế Tôn nói:

-- Này Dummukha, hãy nói lên ví dụ ấy.

-- Bạch Thế Tôn, như một hồ sen không xa làng hay thị trấn bao nhiêu, ở đây có con cua. Bạch Thế Tôn, rồi một số đông con trai hay con gái đi ra khỏi làng hay thị trấn ấy, đến tại hồ sen kia, sau khi đến, lặn xuống hồ nước ấy bắt con cua lên và đặt nó trên đất khô. Bạch Thế Tôn, khi con cua này thò ra cái càng nào, thì các đứa con trai hay con gái ấy, với cái gậy hay miếng sành, chặt, bẻ gãy và đập nát cái càng ấy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con cua ấy bị chặt, bị bẻ gãy, bị đập nát tất cả càng, không thể lội xuống hồ sen ấy như trước. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, mọi khúc thuyết, gian kế, tranh luận của Niganthaputta Saccaka đã bị Thế Tôn chặt đứt, bẻ gãy, đập tan. Và nay, bạch Thế Tôn, Niganthaputta Saccaka, không thể đến gặp Thế Tôn, chớ đừng nói là có ý định đàm luận.

Khi được nghe nói vậy, Niganthaputta Saccaka nói với Licchavi Dummukha:

-- Ông hãy ngừng nói, Dummukha! Ông hãy ngừng nói, Dummukha! Chúng tôi không đàm luận với Ông. Chúng tôi đang đàm luận với Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama, hãy để yên những lời nói của chúng tôi và lời nói của các Sa-môn, Bà-la-môn khác. Tôi nghĩ cuộc đàm luận vô bổ này thật đáng hối tiếc! Cho đến mức độ nào, một đệ tử Thanh văn của Tôn giả Gotama trở thành tuân phụng giáo điển, chấp nhận giảng huấn, nghi ngờ được đoạn trừ, do dự được diệt tận, thành tựu vô úy, sống trong giáo hội Bổn Sư, khỏi phải nương tựa vào ai?

-- Ở đây, này Aggivessana, đệ tử Thanh văn của Ta, đối với mọi sắc pháp, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Ðối với mọi cảm thọ... đối với mọi tưởng... đối với mọi hành... đối với mọi thức, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, một đệ tử Thanh văn của Ta trở thành tuân phụng giáo điển, chấp nhận giảng huấn, nghi ngờ được đoạn trừ, do dự được diệt tân, thành tựu vô úy, sống trong giáo hội Bổn sư, khỏi phải nương tựa một ai.

-- Cho đến mức độ nào, này Tôn giả Gotama, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát?

-- Ở đây, này Aggivessana, Tỷ-kheo đối với bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các sắc pháp, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", chứng được vô chấp thủ giải thoát. Ðối với bất cứ thọ nào... bất cứ tưởng nào... bất cứ hành nào... đối với bất cứ thức nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các thức, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", chứng được vô chấp thủ giải thoát. Cho đến mức độ này, này Aggivessana, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát.

Với tâm giải thoát như vậy, này Aggivessana, Tỷ-kheo thành tựu ba pháp vô thượng: Kiến vô thượng, Ðạo vô thượng, Giải thoát vô thượng. Ðược giải thoát như vậy, này Aggivessana, vị ấy chỉ kính lễ, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai: "Thế Tôn đã giác ngộ, Ngài thuyết pháp để giác ngộ. Thế Tôn đã điều phục, Ngài thuyết pháp để điều phục. Thế Tôn đã tịch tĩnh, Ngài thuyết pháp để tịch tĩnh. Thế Tôn đã vượt qua, Ngài thuyết pháp để vượt qua. Thế Tôn đã chứng Niết-bàn, Ngài thuyết pháp để chứng Niết-bàn".

Ðược nghe nói vậy, Niganthaputta bạch với Thế Tôn:

-- Tôn giả Gotama, chúng tôi thật là lỗ mãng, chúng tôi thật là khinh suất. Chúng tôi đã dám nghĩ dùng lời nói để luận chiến với Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu với con voi điên, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu chống Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu chống đám lửa hừng, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu chống Tôn giả Gotama! Này Tôn giả Gotama, rất có thể còn có sự an toàn cho một người chiến đấu với con rắn độc dữ tợn, nhưng không thể có sự an toàn cho một người chiến đấu với Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, chúng tôi thật lỗ mãng, chúng tôi thật là khinh xuất. Chúng tôi đã dám nghĩ, dùng lời nói để luận chiến với Tôn giả Gotama! Mong Tôn giả Gotama nhận lời, ngày mai dùng bữa ăn của tôi cùng với chúng Tỷ-kheo!

Thế Tôn im lặng nhận lời.

Rồi Niganthaputta Saccaka, sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, liền nói với các Licchavi:

-- Các Tôn giả Licchavi hãy nghe tôi. Sa-môn Gotama ngày mai được mời ăn với chúng Tỷ-kheo. Hãy đem đến cho tôi những gì quý vị nghĩ là hợp thời.

Rồi những Licchavi ấy, sau khi đêm ấy đã mãn cho đem đến Niganthaputta Saccaka khoảng năm trăm phần cơm cúng dường nấu với sữa. Rồi Niganthaputta Saccaka, tại vườn của mình, cho soạn các món ăn thịnh soạn, loại cứng và loại mềm, rồi cho báo tin giờ cho Thế Tôn:

-- Tôn giả Gotama, nay đã đến giờ. Cơm đã sửa soạn xong.

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến khu vườn của Niganthaputta Saccaka, sau khi đến, Ngài ngồi trên chỗ đã soạn sẵn cùng với chúng Tỷ-kheo. Rồi Niganthaputta Saccaka, tự tay hầu hạ các món ăn thịnh soạn loại cứng và loại mềm cho chúng Tỷ-kheo, cầm đầu là đức Phật. Rồi Niganthaputta sau khi biết Thế Tôn dùng bữa ăn đã xong, tay đã rời khỏi bát, liền lấy một chiếc ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Niganthaputta Saccaka bạch Thế Tôn:

-- Này Tôn giả Gotama, trong cuộc bố thí này, nếu có công đức và công đức địa, mong rằng những vị bố thí sẽ được hưởng hạnh phúc.

-- Này Aggivessana, sẽ có (công đức) cho những người bố thí, đối với người đáng được cúng dường như Ông, dầu Ông không phải là không có tham, không phải là không có sân, không phải là không có si; sẽ có (công đức) cho Ông, này Aggivessana, đối với người đáng được cúng dường như Ta, và Ta là người không có tham, không có sân, không có si.
...
Kính đh, Thầy Nhất hạnh thì tôi rất quí! Nhưng có những bài giảng của Thầy như trên thì bị lọt vào một lỗi rất cơ bản: chỉ trích Kinh Phật để xiển dương một Pháp nào đó thì thật là bất cập!.
ít lời thô thiển!
Kính chúc cả nhà Thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
t/b: hy vọng bài giảng trên của thấy Nhất Hạnh là lúc thầy còn "Trẻ"_ Nhưng hôm nay thì có lẽ Thầy đã KHÔNG còn những bài giảng như vậy!.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bị xuất huyết não, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

sotam26 đã viết: Kính đh Chú Hỉ ! Thầy Nhất Hạnh chủ trương lấy tự lực là chính! Nhưng nói:
"Trong đạo Bụt nguyên thủy và cả trong đạo Bụt tiểu thừa làm gì mà có cảnh tượng như vậy, Bụt đâu phải là một vị thần linh đầy dẫy phép lạ, đầy dẫy hào quang, xa cách con người như vậy."
Nói như vậy có chủ quan lắm không!?
Đây: một câu chuyện trong Kinh Nam Truyền, hay trong hệ A hàm cũng có:
Trung Bộ Kinh
Tiểu kinh Saccaka...
Hề hề, Đúng vậy chủ trương của Làng Mai, hầu như là tự lực. Lấy thức trí và Tỉnh giác làm tôn yếu. Nếu ai đã từng tham khảo sách của Thầy Nhất Hạnh.

Nếu nói chủ quan thì Tiểu Kinh Saccaka... có thật là kinh Phật thuyết hay không ?!
Kính đh, Thầy Nhất hạnh thì tôi rất quí!

Nhưng có những bài giảng của Thầy như trên thì bị lọt vào một lỗi rất cơ bản: chỉ trích Kinh Phật để xiển dương một Pháp nào đó thì thật là bất cập!.
ít lời thô thiển!
Kính chúc cả nhà Thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
t/b: hy vọng bài giảng trên của thấy Nhất Hạnh là lúc thầy còn "Trẻ"_ Nhưng hôm nay thì có lẽ Thầy đã KHÔNG còn những bài giảng như vậy!.
Theo tôi nghĩ thì Thiền sư viết bài này ra là chỉ dành riêng nhóm Tu Sĩ Làng Mai thôi. Mà TS giảng cho một đạo tràng lớn như vậy, thì làm sao có hai chữ ''chỉ trích kinh Phật'' trong đó. Một Đại danh sư Đương Thời đủ cả hai mặt Y báo và Chánh báo thì Đại trí phải khác hơn người thường.

Điều thứ hai, trong nội dung lời văn không nói rõ đến kinh sách (thật giả) mà TS chỉ giải thích ''Sự thực tế trong tu hành... sao cho tiến bộ''. Mà có rất nhiều vị Tu sĩ khác không dám nói, sợ chạm tới lời phỉ báng Thánh hiền tăng. Sợ đọa, sợ mất phước.v.v. Những cái sợ đó trong vấn đề tu tập không tiến mà còn đi sai giáo lý lời Phật dạy.

Tóm lại điều vì thấy tích cực đem đến lợi lạc thì học.

Và khi trích dẫn một bài văn của Tác giả/soạn giả vào đây để bình luận, chê khen đối với giới luật thuộc về vọng (xấu tánh).
Mục đích tôi trích dẫn bài của Thiền sư ra là để tìm nghĩa sâu trong nội dung để tự rèn luyện lại tâm. Hoặc mở rộng tầm thức. Cũng như đ/h trích dẫn những bài kinh khác đem vào diễn đàn học hỏi mà có thành viên khác chỉ trích thì cũng thuộc về vi phạm luật chơi ở sân diễn đàn rồi. Hi hi. :)
t/b: hy vọng bài giảng trên của thấy Nhất Hạnh là lúc thầy còn "Trẻ"_ Nhưng hôm nay thì có lẽ Thầy đã KHÔNG còn những bài giảng như vậy!.
Xin trả lời là tôi đã trích dẫn http://langmai.org/da-ve-da-toi/cong-ta ... at-gia-tre: Thư tâm tình gửi các con xuất sĩ của Thầy. Nội viện Phương Khê, ngày 27/09/2014. đ/h chỉ cần vào google hay trang Làng Mai là thấy ngay.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bị xuất huyết não, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú Hỉ đã viết:Nhưng ở cộng đồng thi không phải ai cũng một lòng, một tâm hết, người tốt cở nào thì cũng có người chê và người xấu tính cho mấy cũng có người theo.
Hỉ không phải là đệ tử của Thiền Sư và cũng rất ít tham khảo sách giảng của Ngài. Bởi vì Thiền Sư dùng danh từ Bụt thay thế cho Phật, bởi vì lý luận có Thiền Sư có quá nhiều thực tế hòa đồng với thế hệ trẻ. Và cũng có ít nhiều sự thật mà những tu sĩ khác không dám nói thẳng...?!
Chữ Bụt mà thiền sư Nhất Hạnh hay dùng là do nơi chữ Buddha. Gọi như thế thì đâu có lỗi gì! Trong văn chương, cổ tích hồi xưa vẫn gọi Phật là Bụt. Như câu: "Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt". Trong bài thơ: "Động Hương Tích" cũng có câu:

  • Bầu trời cảnh Bụt
    Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bị xuất huyết não, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

battinh đã viết:
Chú Hỉ đã viết:Nhưng ở cộng đồng thi không phải ai cũng một lòng, một tâm hết, người tốt cở nào thì cũng có người chê và người xấu tính cho mấy cũng có người theo.
Hỉ không phải là đệ tử của Thiền Sư và cũng rất ít tham khảo sách giảng của Ngài. Bởi vì Thiền Sư dùng danh từ Bụt thay thế cho Phật, bởi vì lý luận có Thiền Sư có quá nhiều thực tế hòa đồng với thế hệ trẻ. Và cũng có ít nhiều sự thật mà những tu sĩ khác không dám nói thẳng...?!
Chữ Bụt mà thiền sư Nhất Hạnh hay dùng là do nơi chữ Buddha. Gọi như thế thì đâu có lỗi gì! Trong văn chương, cổ tích hồi xưa vẫn gọi Phật là Bụt. Như câu: "Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt". Trong bài thơ: "Động Hương Tích" cũng có câu:

  • Bầu trời cảnh Bụt
    Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Như chúng ta đã biết đạo Phật là đạo giác ngộ. Đức Phật ngồi thiền định dưới cội bồ-đề mà được giác ngộ. Ngài đi giáo hóa khắp nơi để truyền đạo giác ngộ này. Nhưng sao chúng ta không gọi là đạo giác ngộ mà gọi là đạo Phật. Phật nguyên tiếng Phạn là Buddha, Bud là giác, dha là người.

Người giác ngộ đi truyền bá đạo giác ngộ. Nhưng nếu giải nghĩa chữ Phật là giác ngộ thì sợ người ta hiểu lầm. Bởi có những người làm ăn bất chánh không lương thiện, khi có ai nhắc nhở dạy bảo, họ bỏ điều bất chánh trở thành người lương thiện thì người ta sẽ nói anh ấy đã giác ngộ rồi. Giác ngộ đó chỉ có nghĩa là bỏ cái xấu, cái dở để trở thành người tốt thôi. Nếu hiểu đạo Phật theo nghĩa giác ngộ như vậy thì đánh giá quá thấp đạo Phật, làm mất giá trị siêu thoát của đạo Phật. Bởi vậy trong nhà Phật để nguyên từ "Phật".


Nói Phật chắc quí vị sẽ có nghi. Tại sao bây giờ chúng ta nói đức Phật mà hồi xưa ông bà tổ tiên chúng ta lại nói là Bụt. Như vậy nói Bụt trúng hay nói Phật trúng? Từ Bụt cho chúng ta thấy đạo Phật được trực tiếp truyền vào Việt Nam từ những vị Sư Ấn Độ. Ngày xưa ở miền Bắc vùng Luy Lâu rất phồn thịnh, các sư người Ấn theo tàu buôn đến đó truyền bá.

Các ngài trực tiếp dạy người dân biết đạo Phật, và đức Phật được gọi là Bụt. Bụt nguyên là Bud, đọc trại đi một tí thành Bụt. Đọc Bụt nghe gần hơn, còn đọc Phật nghe xa quá. Vậy đạo Phật có mặt trên đất nước Việt Nam gốc từ người Ấn truyền sang, chớ không phải từ Trung Hoa truyền sang buổi đầu.


Tại sao bây giờ chúng ta đọc là Phật? Ở Trung Hoa từ đời Tống đến đời Minh có in những Tạng kinh dịch từ chữ Phạn, chữ Pali ra chữ Hán rồi tặng cho Việt Nam. Đời Trần được tặng một Tạng kinh và sau này chúng ta cũng có thỉnh thêm những Tạng kinh từ Trung Hoa. Chữ Buddha người Trung Hoa dịch gồm một bên chữ nhân đứng, một bên chữ phất. Như vậy Phật là phát sanh từ chữ Hán mà ta đọc theo âm Việt Nam là Phật hay Phật-đà.


Nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ viên mãn tuyệt cùng, chớ không phải sự giác ngộ thông thường của thế gian, vì e người ta hiểu lầm nên để nguyên âm là Phật, chớ không nói là giác ngộ. Giờ đây chúng ta học Phật phải dùng những từ gần thời hiện tại (chữ Phật) như giác ngộ, trí tuệ để dễ thâm nhập hơn.


Vì vậy chúng ta phải hiểu tường tận gốc của đạo Phật là giác ngộ viên mãn. Nên người tu Phật lúc nào cũng phải thuộc lòng Phật là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Nói đến Phật là nói đến sự giác ngộ viên mãn, tức giác ngộ tròn đầy không thiếu khuyết một góc cạnh nào.


Còn rất nhiều Phật tử tu sĩ cũng như tại gia, ít tán đồng sài danh từ Bụt để thay thế chữ Phật nhiều lắm.

(p/s. không xin lỗi cũng không vấn đề. hihi :) )


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bị xuất huyết não, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhập viện

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Thông tin cập nhật về tình trạng sức khỏe
và sự thực tập cầu nguyện cho Sư Ông Làng Mai
Làng Mai, ngày 22 tháng 11 năm 2014


Kính gửi:
- Các trung tâm tu học thuộc Đạo Tràng Mai Thôn trên thế giới
- Các tăng thân tu học theo pháp môn Làng Mai trên thế giới
- Toàn thể nam nữ cư sĩ phật tử và thân hữu của Đạo Tràng Mai Thôn trên thế giới


Kính thưa quý vị,

Trong một tuần qua, Sư Ông vẫn tiếp tục được các bác sĩ chuyên ngành hết lòng chữa trị. Huyết áp và mạch của Sư Ông hiện vẫn ổn định. Sư Ông vẫn tự thở (mà không cần bình oxy) và cơ thể ngày càng lắng dịu hơn. Điều này làm cho các bác sĩ hết sức ngạc nhiên. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Sư Ông ngủ sâu hơn và ít trao đổi bằng cách ra dấu với các thị giả hơn.


Các thầy, các sư cô thị giả vẫn luôn túc trực và cùng thở với Sư Ông, cùng cầu nguyện cho hàng triệu tế bào khỏe mạnh trong cơ thể Sư Ông, mỗi tế bào trở thành một vị Bồ tát, chung sức giúp cho các tế bào não của Người sớm được phục hồi.


Vì Sư Ông vẫn chưa qua khỏi giai đoạn nguy hiểm nên chúng con kính mong quý vị tiếp tục cầu nguyện và gửi năng lượng từ bi của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm đến cho Sư Ông.


Đồng thời chúng ta hãy tiếp tục cùng nhau chế tác năng lượng chánh niệm bằng sự thực tập trong đời sống hàng ngày để yểm trợ năng lượng cho Sư Ông và như thế Sư Ông vẫn sẽ luôn có mặt trong mỗi chúng ta và trong tăng thân, dù ở bất cứ nơi đâu.
Nếu chúng ta trở về với hơi thở và bước chân chánh niệm một cách sâu sắc và vững chãi, chúng ta sẽ thấy được sự tiếp nối của Sư Ông nơi chính mình và nơi tăng thân.

Mong cho tất cả chúng ta có khả năng trở về với hơi thở bình an và lắng dịu như Sư Ông thường dạy, để có thể buông bỏ những giận hờn, trách móc và sợ hãi đối với những người đã làm cho chúng ta đau khổ. Đó là sự yểm trợ tốt nhất đối với Sư Ông và cũng là cách chúng ta tiếp nối Sư Ông đẹp đẽ nhất.


Chúng con sẽ tiếp tục cập nhật về tình trạng sức khỏe của Sư Ông đến quý vị trên trang nhà Làng Mai tiếng Việt (langmai.org), trang nhà Làng Mai tiếng Anh (plumvillage.org) và trang nhà Làng Mai tiếng Pháp (villagedespruniers.net).



Đạo Tràng Mai Thôn

======================
Diễn Đàn
======================
Cầu an cho Sư Ông chính là chúng ta phải làm sao có khả năng trở về với hơi thở bình an trong chánh niệm, để buông bỏ những giận hờn, trách mác và sợ hãi...

Đó là sự yểm trợ tốt nhất đối với Sư Ông, đúng theo ý nguyện một nhà lảnh đạo tâm linh Làng Mai.

Thật là cảm động cho chúng đệ tử Đạo Tràng Mai Thôn, gửi đến những đạo từ đầy lâng mẩn. Như một người cha gửi lời giáo huấn các đứa con thân yêu. Thật quí cho một tâm lượng cầu an như thế.
Chúng con cùng nguyện nghe theo và thực hành chánh niệm trong hơi thở, Ý thức bình an sẽ đến với Sư Ông. Chúc mọi điều theo ý nguyện. (hết)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách