Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Kính mời các bạn góp sức bảo tồn tất cả các tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam và thế giới, tiểu sử tăng ni, và Phật tử có công trong việc hoằng truyền Phật pháp.
Nội qui chuyên mục
- Trong quá chứ ban quản trị diễn đàn đã chịu rất nhiều phiền toái, do những kẻ giả mạo chùa và đoàn thể từ thiện để kêu gọi giúp đỡ. Một lần nữa chúng tôi yêu cầu tất cả các thành viên không được gởi thư kêu gọi từ thiện lên diễn đàn và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung đăng tải bởi thành viên.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Đức Phật khởi đầu sứ mạng của mình với năm vị đệ tử Kiều Trần Như v.v...

Với ý chí cương quyết, trí tuệ viên thông, đức Từ Bi vô lượng, lòng Bác Ái vô biên, tinh thần duy tha phục vụ với tư cách thoát tục hy hữu, khi ngài vứt bỏ cuộc đời vương giả để bước chân trên đường đạo hạnh, với đức độ trọn lành, tâm lực thanh tịnh, với những phương pháp gương mẫu áp dụng trong sự hoằng dương giáo lý, và sự thành công của ngài với bao nhiêu đức tính tốt đẹp ấy, đức Phật đã được một phần năm (1/5) nhân loại ngày nay tôn trọng như một đấng Giáo chủ Tối thượng.

Mặc dù đã hơn hai ngàn năm trôi qua, từ khi đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp cao siêu của ngài vẫn hoàn toàn bảo tồn nguyên vẹn trong các quốc gia Phật giáo. Năm 1983 dương lịch, nhiều vị A la hán đã kết tập và bắt đầu ghi chép thành ba Tạng Kinh (Tipitaka) những kim ngôn của ngài đã truyền dạy khi còn tại thế. Ba Tạng Kinh ấy được toàn vẹn lưu truyền đến nay và nếu kể về lượng thì độ bằng mười một lần Thánh Kinh Cựu Ước.

Chính giáo pháp cao siêu ấy của đức Phật phối họp với Nho giáo, đã góp phần cương lĩnh lớn lao trong sự phát triển nền văn hóa Việt Nam.

Thật vậy, cũng như bao nhiêu quốc gia Phật giáo khác trong cõi Á Đông, dân tộc Việt Nam đã trưởng thành dưới bóng Từ Bi của đức Phật.

Phật giáo thích hợp với mọi người, là một di sản tinh thần của Tổ tiên lưu truyền cho đoàn hậu tấn Hồng Lạc.

Phật giáo là một hệ thống triết học, đạo đức... chủ trương hòa bình, khoan dung, đại độ và xây dựng nền tảng trên lý trí. Phật giáo không dòi hỏi một đức tin mù quáng, không đặt ra những tín điều để bắt buộc người khác phải nhắm mắt tin theo.

Phật giáo không dạy những tín ngưỡng dị đoan, không khuyến khích những việc cúng tế cầu khẩn, không nhìn nhận tha lực nào, dầu là người hay thần thánh có quyền xá tội ban phước cho ai. Trái lại, Phật giáo chỉ dẫn cho những ai vui lòng nghe theo một phương pháp quí báu để tự tạo những tư tưởng trong sạch, hầu tiến tới chỗ hoàn toàn trong sạch cho phát sinh trí tuệ siêu việt và sau cùng tự giải thoát khỏi vòng luân hồi khổ não.

Phật giáo không phải là một hệ thống chủ trương tôn sùng một đấng thiêng liêng nào. Trong Phật giáo, đức tin mù mờ được thay thế bằng một niềm tin tưởng căn cứ trên suy luận xác lý. Niềm tin tưởng mà người Phật tử thành kính đặt nơi đức Phật chẳng khác nào niền tin tưởng của một bệnh nhân đối với vị bác sĩ, của trò đối với Thầy.

Đã nương tựa dưới bóng của đức Phật và sùng kính ngài như đức Tôn sư Vô thượng, hướng dẫn mình trên con đường duy nhất đến nơi hoàn toàn sáng suốt, người Phật tử chẳng hề bó tay qui hàng, chịu làm nô lệ cho một lý thuyết nào mà luôn luôn dùng lý trí suy xét để phân biệt chánh tà.

Một Phật tử chân chánh không bao giờ nghĩ rằng cần phải đặt đức tin nơi đức Phật mà được trở nên trong sạch, sáng suốt.
  • Trong sạch sáng suốt hay không là tùy nơi ta, do ta mà thôi.
Người Phật tử không bao giờ làm nô lệ cho một cuốn sách nào, một nhân vật nào. Và khi bước theo dấu chân của Phật, họ vẫn giữ trọn quyền tự do tư tưởng cho đến khi chính họ trở thành một vị Phật, bởi mỗi người đều sẵn có trong tâm một khả năng chứng đạt quả vị Phật.

Người Phật tử hoàn toàn tự do rèn đúc ý chí và phát triển tri tuệ mình.

Đối với ai muốn tìm chân lý, đức Phật thường khuyên chẳng nên chấp nhận một điều nào, chỉ vì điều ấy do một nhân vật quan trọng hoặc có uy quyền đề xướng... mà phải luôn luôn dùng lý trí xét đoán để phân biệt chân giả, tà chánh... rồi sẽ quyết định phải tin hay không...

Điều quan trọng đệ nhất của Phật giáo là đặt tất cả sự hiểu biết trên lý trí và khi nhận thức được lẽ phải..., thì mau mau đem ra thực hành.

Mặc dù người Phật tử luôn luôn nghiêm trì đạo hạnh đúng theo tinh thần đạo giáo của mình, và xem đó là hoàn toàn hợp lý, và cao đẹp hơn các đường lối khác, nhưng vẫn trung thành với tôn chỉ Phật giáo, họ chẳng hề bài xích việc thờ phượng, lễ bái, khẩn cầu...

Đối với hạng ngời kém học thức, lòng tin tưởng nương tựa nơi vật hữu hình, và nghi lễ bề ngoài sẽ làm dịu bớt phần nào sư khô khan của lý trí.

Trong Phật giáo có phần dạy về tâm lý đơn giản, dễ hiểu cho quảng đại quần chúng mà cũng có phần cao siêu cho hàng trí thức bồi đắp nền văn hóa cho thêm phong phú.

Du khách phương xa đến viếng một cảnh chùa ở Á Châu, nếu không kịp quan sát kỹ có thể có những cảm tưởng sai lạc cho rằng Phật giáo chỉ gồm có những nghi thức lễ bái, hoặc một lối sống dị đoan theo tập tục thờ phượng sùng kính những tượng đó, hình nộm, cây cối...

Thật ra, đã chủ trương khoan hồng quảng đại, Phật giáo không hoàn hoàn bác bỏ những hình thức bên ngoài, vì nó cần thiết cho đại chúng.

Không cần phải tìm kiếm đâu xa, trong những buổi lễ thường ở các chùa, chỉ nhìn dáng điệu của tín đồ thành tâm tôn kính đức Phật với niềm tin tưởng bộc lộ trên gương mặt họ... ta cũng có thể đoán được là họ sẽ thất vọng, nếu họ không được trải lòng ra trong những nghi thức cụ thể ấy.

Cũng nhờ lễ bái cúng dường mà đức tin của họ vững bền hơn.

Khi khấu đầu chiêm bái một tượng Phật, người Phật tử chân chánh thành kính ngưỡng vọng tinh thần siêu việt của đức Phật, mà vốn biết tượng ấy chỉ là một tượng trưng thôi và chẳng hề khấn vái cầu xin một ân huệ tinh thần hay vật chất nào.

Trước pho tượng, người Phật tử cảm tượng mình đang quì trước mặt đức Phật, đương chiêm ngưỡng ân đức của ngài và lấy đó làm mục tiêu cứu cánh mà mình phải quyết tâm tiến đạt cho kỳ được.

Đức Phật không mong được lễ bái cúng dường. Trái lại, ngài tha thiết ước ao các tín đồ đem giáo lý của ngài ra thực hành. Đã có lần ngài nói: Người đệ tử tốt nhất không phải là người tôn sùng bản thân ngài, mà là người thực hành đúng theo lời mà người chỉ dạy.

Ta rất có thể thực hành giáo lý của Phật mà khỏi phải khép mình trong hình thức bề ngoài. Trong Tam Tạng Kinh, không thấy có chỗ nào dạy pải khẩn cầu, van vái dể xin một điều gì.

Đức Phật thường khuyên ta nên tinh tấn chuyên trì Thiền định, vì nhờ Thiền định mà ta có thể tự chinh phục được bản thân để khép mình vào nếp sống có kỷ cương, tự kiểm soát lấy thân tâm để dọn mình cho trong sạch.

Cũng nhờ Thiền định mà ta được giác ngộ hoàn toàn. Thiền định không phải là đặt mình vào một trạng thái mơ màng yên lặng, hoặc một tâm trạng rỗng không, mà là một cố gắng linh động tích cực. Thiền định là một lương dược tẩm bổ cho tâm lẫn trí, là phần tinh túy của Phật giáo.

Nhiều người không thấu được phần quan trọng của pháp Thiền định, quá vội vả cho rằng Phật giáo là một tôn giáo tiêu cực và thụ động. Những lời phê bình và căn cứ ấy trái hẳn với sự thật.

Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên trên thế gian có những hành động cực kỳ tích cực và đệ tử của ngài cũng đã noi gương ngài: không một đồng tiền dính túi, chư vị A la hán xưa kia, cũng như các đệ tử trung thành hiện nay của đức Phật, đã nhẫn nại đi đây đó, cùng khắp phương trời xa lạ để hoằng dương chánh pháp, không hề mong được đền ơn đáp nghĩa gì.

"Hãy cố gắng, cố gắng lên, tích cực hoạt động!" Đó là lời di chúc của đức Phật.

Ngài khuyên chúng ta ba điều:
  1. "Không làm ác", có nghĩa là làm thế nào cho ta khỏi phải là một gánh tội khổ cho ta và cho kẻ khác.
  2. "Hãy làm lành", có nghĩa là làm thế nào cho ta trở thành một nguồn phước báu cho ta và cho kẻ khác.
  3. Và sau cùng "Hãy giữ tâm luôn trong sạch" là một lời khuyên vô cùng khẩn yếu.
    • "Chư ác mạc tác
      Chúng thiện phụng hành
      Tự tịnh kỳ ý!"
Một giáo lý như thế, có thể nào gọi là thụ động, tiêu cực chăng?

Các vị xuất gia bị ràng buộc trong Luật Tăng già, những chỉ phải tích cực tuân hành trong phạm vi đạo hạnh mà thôi. Bên ngoài, hàng tại gia cư sĩ có thể phục vụ tôn giáo và quốc gia cùng toàn thể chúng sanh theo tôn chỉ hòa bình bác ái của Phật giáo.

Giới luật trong Phật giáo có qui định một lối sống cho các bậc xuất gia và một lối khác cho hàng tại gia.

Nhưng theo một nhận thức khác, toàn thể Phật tử phải là những chiến sĩ can đảm. Người Phật tử cũng chiến đấu, nhưng không phải bằng súng đạn. Họ cũng chém gết sát hại, nhưng họ không chém giết sát hại nhưng sinh linh vô tội, những đứa trẻ ngây thơ. Người Phật tử chiến đấu với bản thân mình, vì chính con người của mình là kẻ thù nguy hiểm nhất. Tâm người là kẻ thù lợi hại nhất mà cũng là người bạn tốt nhất!

Không dung túng, cũng không mảy may mến tiếc, người Phật tử tiêu diệt, bứng xới tận gốc tất cả dục vọng đang chế ngự cõi lòng mình. Và phương pháp hữu hiệu nhất là vun trồng bồi đắp đức hạnh. Trong hàng Phật tử, ai thích tranh đấu lẻ loi, được hoàn toàn tự do chọn lấy đời sống độc thân yên tĩnh, để lặng lẽ diệt lần dục vọng của mình.

Các bậc xuất gia xa lánh phồ hoa đô thị là một thí dụ. Đối với hạng người biết tri túc, đời sống cô độc quạnh hiu là một diễm phúc.

Kẻ nào tìm thú vui trong sự chiến đấu của đời sống thế tục, cũng có thể lãnh lấy trách nhiệm gánh vác quyền lợi nước nhà. Mục đích của họ là tạo một xã hội tốt đẹp, để mọi người chung sống trong hòa bình, trong tình huynh đệ, sống một cuộc đời của người công dân lý tưởng.

Phật giáo không dạy ta phục tùng sợ sệt một vị thần linh nào, Phật giáo không xác nhận thần quyền. Phật giáo không bao giờ hô hào rằng chỉ có mình là nắm được chân lý. Phật giáo cũng không bao giờ chống đối tôn giáo khác.

Đức Phật đã nâng cao phẩm giá con người, thay vì đặt lên đầu con người một vị thần linh tối thượng.

Không chủ trương sợ sệt một thần lực huyền bí, Phật giáo đặt nền tảng trên những sự kiện thực tế hàng ngày mà mọi người có thể chứng nghiệm và kiểm soát: Sanh, Lão, Bệnh, Tử. Và con đường điệt khổ.
    • Tứ Diệu Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
Đạo Phật không lý trí hóa cái khổ, không đem cái khổ phân tách, suy luận, giải thích. Ngài nhận cái khổ như một sự kiện sẵn có trong đời sống, rồi vạch ra một con đường thoát khỏi đời sống khổ, vượt ra ngoài vòng khổ! Sống song song và trên cõi khổ để tìm cách cứu vớt người còn lặn hụp trong đó.

Như vậy, ta thấy riêng Phật giáo không bi quan, cũng không lạc quan..., mà để "phục vụ con người".

Bốn chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo của Tứ Diệu Đế, thì Khổ, Tập, Diệt là phần triết lý.

Phần thứ tư là Đạo, đó là phần thực hành, phần phương châm thực nghiệm triết lý ấy trong đời sống hàng ngày.

Ngoài đó ra, còn một học lý căn bản nữa là: Nghiệp báo và Tái sanh - tức là luật Nhân Quả.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BUDDHA - BOUDDHA - PHẬT - PHẬT ĐÀ
Có nghĩa: Người Giác ngộ, Tỉnh thức hay người đã biết, đã hiểu rõ hết...

"Phật hay Phật Đà" là một tôn hiệu để xưng tán đấng Thánh nhân Ấn Độ, vào dịp ngài hoát nhiên khai ngộ dưỡi cội cây Bồ đề ở Bodhi - Gaya tại nước Ấn. Sau sáu năm bỏ ngai vàng, ngài tu khổ hạnh trong núi rừng và đạt được chí nguyện là tự giải thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Chính ngài đã diễn tả giai đoạn tâm tu, học đạo và giải thoát ấy như sau:
  • Này các Tỳ khưu, trước khi đạt đến sự giác ngộ đầy đủ, chúng ta cũng còn kẹt trong vòng "sanh, lão, bệnh, tử" phiền não và bất tịnh. Vì thế, sau một thời gian, trong lúc tráng niên, lực cường, tóc xanh, da hồng..., ta đã tự cắt tóc, cắt râu, khoác chiếc áo vàng, bỏ nhà, bỏ vợ con, cha già...., ra đi sống đời vô định ở giữa núi rừng, với một đời trôi dạt của một tu sĩ. Và ta đã hết sức cố gắng tìm được cái của báu cao cả nhất là Đạo dẫn đến nơi an lạc vô thượng.
Rồi ngài lần lần lần dạy bảo:
  • - Suy luận về Tứ Diệu Đế cho thật sâu xa.
    - Thực hiện và theo cho sát đúng Bát chánh đạo.
    - Hãy trở nên một hòn đảo an lành cho ngươi, một nơi trú ẩn cho tự ngươi và đừng tìm kiếm những nơi trú ẩn nào khác.
    - Chân lý phải là hòn đảo an lành của ngươi. Chân lý phải là nơi trú ẩn, nương tựa của ngươi, đừng tìm nơi trú ẩn nào khác.
Nếu thật tình, hành giả muốn tu hành có kết quả, muốn có tiến bộ chắc chắn về nội tâm, cần phải đặt tất cả mọi cố gắng trên chánh kiến và nội kiến.

Không có như thế thì nhất định không có cứu cánh viên mãn và cũng không được cái Thường Lạc của Niết Bàn.

... Tin tưởng vào hiệu lực của sự thờ cúng, lễ bái bên ngoài là một trở ngại lớn cho việc tu tâm. Người nào cố tình lấy sự tu tập bề ngoài làm nơi nương tựa là đi lạc hướng. Tại sao?

Vì sự tiến bộ đạo đức tùy thuộc nơi thanh tịnh nội tâm và sức tiến về ánh sáng chân lý. Tin tưởng mù quáng ở những lễ nghi bề ngoài đã gieo rồi bao khốn đốn cho nhưng người tu tin tưởng một cách dễ dãi và mù quáng, mà duy cái lợi vật chất tai hại cho hạng người lấy đạo lập đời, dùng chùa làm nơi buôn bán, gieo rắc tiếng tăm cho Thiền môn và người tu chân chánh.

Chính lối tu như vậy chỉ có đưa con người đến chỗ ngu độn, cố chấp, cuồng tín, bất hòa, tự đề cao mình, khinh mình, chia rẽ, chiến tranh, tàn ác, như lịch sử đã chứng minh
.

Tin tưởng mù quáng như thế ấy làm nhục nhuệ khí của tư tưởng, bóp nghẹt mọi cảm xúc thanh cao nơi con người: tâm con người trở thành nô lệ, một nô lệ đầy tự hào và tự kiêu, với mọi thứ giả dối nhân đó mà trưởng thành.

Về điểm này, Phật tuyên bố quả quyết:
  • - Con người mà bị vào cái lưới mù quáng này rồi, thì đừng mong lấy lại sự đọc học bề ngoài (tức lấy kinh kệ, mõ chuông bên ngoài), cúng tế thần linh, trai tăng cúng dường, lập đàn, thí pháp..., cũng đừng mong lấy sự nhịn đói, ăn chay, nằm đất, thức khuya mệt nhọc hay đọc đi đọc lại những lời cầu nguyện mà trở thành trong sạch được.

    - Không phải cúng dường cư sĩ, hành phạt thể xác, lễ bái, tụng niệm, trai đàn bề ngoài làm cho con người trở nên thanh tịnh, nếu trong tâm kẻ ấy còn đầy tham muốn ích kỷ... mà chính vì say đắm, ngoan cố, gian xảo, tin nhảm, thèm muốn, tự hào, khinh khi, kiêu mạn, ý muốn bất chánh, ác độc mà con người trở thành không trong sạch
    .
Có hai điều thái quá:
  • - Một là sự đắm mình trong dục lạc.
    - Một đàng khác là mình đắm mình trong lối tu ép xác.
Đó là con đường Bát Chánh dẫn đến sự Diệt Khổ.

Mọi tiến bộ trên đường đạo đức đều tùy ta quyết định. Vấn đề tín điều không có trong giáo pháp của người! Sự bắt buộc phải nhắm mắt tin càn, tin bướng... Ngài đã bác hẳn vì nó đi ngược với tin thần Phật giáo.

Kinh Kalama dạy:
  • - Đừng tin ở lời người nghe rồi nói lại, hay ở sự truyền tự.

    - Đừng tin ở những gì xưa lưu lại, ở tiếng tăm, ở những nghị luận hợp lý, ở tự dáng bề ngoài, ở những quan niệm được người ái mộ, ở những đức đạo thuần lý, và cũng đừng tin Ta là thầy của các người.

    - Nhưng, nếu nhờ kinh nghiệm riêng mà các người nhận một việc nào đó là xấu ác dẫn đến đau khổ và tan rã... thì tức khắc phải bác bỏ đi. Nếu các người xét kỹ thấy việc đó là tốt đẹp lành hiền không thể trách cứ được thì tức khắc nên thực hành.

    - Người nào tin tưởng hay chỉ biết nói lập lại nhưng gì mà người khác đã khám phá ra, kẻ ấy bị Phật xem như một kẻ mù.

    - Vậy ai là người muốn tiến bước trên đường giải thoát, phải tự chứng rõ và thông hiểu chân lý.

    - Không có Chánh kiến, không có tiến bộ chân thật.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

PHẬT GIÁO, ÁNH SÁNG CHUNG CỦA NHÂN LOẠI
(Xin lược thuật lại ý của Đại Đức Narada Ma Ha Thera - Từ Quang số 115)
Phật giáo không phải là tôn giáo riêng của một quốc gia dân tộc nào, hay của một đại học nào.

Phát sanh từ Trung bộ Ấn Độ (Inde), Phật giáo được truyền sang Tích Lan (Ceylan), Népal, Miến Điện (Birmanie), Ai Cập (Egyote) và Hy Lạp (Grèce). Rồi lần truyền sáng Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Việt Nam, Trung Hoa, Tây Tạng, Mã Lai, Sumatra, Java..., Bali, A Phú Hãn, Balou Chistan, Ba Tư v.v... Rồi từ Trung Quốc sang Cao Ly và Nhật...

Với sự tiến triển của thời gian, hầu hết các quốc gia ở Á Châu đã trở thành Phật giáo. Và trên thực tế, các quốc gia này đã trưởng thành dưới bóng mát của đức Phật... Lành thay! Phần đông người Việt Nam ta là Phật giáo!

Và chúng ta hôm nay, nhất là đang trong cảnh điêu linh của chiến tranh khắp hoàn cầu này mà vẫn tồn tại, dù phải lây lất, đói khổ nhưng lòng lúc nào cũng thanh thản, vui vẻ, nhẫn nại chịu đựng... Một phần lớn là nhờ ảnh hưởng lành mạnh tốt đẹp của giáo lý khoan hồng căn bản trên lý trí mà đức Phật đã đem lại cho chúng ta.

Vì sự chống đối, xâm lăng chiếm quyền và bao sự quấy nhiễu từ bên ngoài... kết hợp với sự chia rẽ dành ảnh hưởng bên trong, Phật giáo tạm thời nhẹ nhàng rời bỏ nơi xuất xứ của mình, âm thầm đặt chân đến những vùng đất xa lạ, đem món ăn tinh thần cho những ai vui lòng nhận lãnh, bất luận gái trai, già trẻ.

Không hề làm nhỏ một giọt máu, không hề áp dụng một phương pháp đàn áp, cũng không nhờ sự giúp đỡ của bất cứ một quyền lực vật chất nào, Phật giáo đã sớm trở thành "Ánh sáng ngời của Á Châu".

Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng, theo dòng lịch sử, giáo lý nguyên thỉ của đức Phật đã có lần phải thay đổi, vì nhiều phen đã phải phối hợp với các tín ngưỡng địa phương, lắm lúc cũng không được trong sạch vì sự gần gũi, nhưng không bị hoen ố về căn bản của Tứ Diệu Đế, ba đức tính vô thường, khổ não, vô ngã, ba mươi bảy Bồ đề phần, Nghiệp lý và Tái sanh v.v... Vì chân lý vẫn là chân lý làm đối tượng và xây dựng cơ sở trên chân lý, mà chân lý chỉ có một, không thể thay đổi với thời gian.

Người ta có thể trình bày chân lý dưới hình thức này, hoặc hình thức khác để được thích hợp với hoàn cảnh và tâm tánh của từng người (nhưng chân lý của Phật giáo chưa hề thay đổi và sẽ không thay đổi) để biện minh rằng mình hợp với những lý thuyết hiện tại của khoa học hoặc để tăng thêm tín đồ.

Một học giả viết: Một sự thay đổi lý thuyết trong nền khoa học, là một sự thành công; trái lại, đối với một tôn giáo, mỗi sự thay đổi giáo lý là một lần thất bại.

Khoa học ngày nay bắt đầu khám phá những gì đức Phật đã dạy trên hai ngàn năm trăm năm về trước, khi ngài còn sống tá túc trong khu vực sông Hằng (Gange).

1. Như: Đức Phật phủ nhận thuyết chủ trương có một "thần linh" tối thượng sanh ra nhân loại theo hình ảnh của mình.

2. Phật giáo là một giáo lý nhân sinh, đặt trọng tâm trên con người, ngược lại các tôn giáo duy thần, thì ngày nay các khoa học gia cũng phủ nhận sự tin tưởng có một vị thần tạo ra muôn vật. Và nhiều nhà bác học cho rằng: Không phải Thượng đế tạo ra con người theo hình ảnh của Thượng đế, mà chính con người tạo ra Thượng đế theo hình ảnh của loài người.

Bởi vậy, khi có người hỏi ông C.V. Raman về quan niệm của ông đối với vấn đề Thượng đế thì ông mỉm cười và đáp: "Nếu có một vị Thượng đế, thì vị này phải sống trong vũ trụ. Nếu không có Thượng đế trong vũ trụ thì ta không cần phải hoài công đi tìm".

Ta phải nhìn nhận rằng không có một vị giáo chủ nào không nhìn nhận tâm linh, và cũng không có vị nào có nhiều đức tánh tâm linh bằng đức Phật.
  • (Tham khảo thêm "Cốt Tủy Đạo Phật Về Tâm Linh Và Tri Giác, trang 18).
Ngoài Phật giáo, các tôn giáo lớn khác đều là duy thần, nghĩa là đặt căn bản giáo lý trên một vị thần. Trong khi phần đông tin tưởng một thần linh như vậy, Phật giáo có thể nào là tôn giáo chung của thế gian không? Được lắm chứ! Vì sao? Bởi vì, theo đức Phật, con người sanh ra không phải để phục vụ Phật giáo, mà trái lại Phật giáo đặt mục dích là phụng sự con người!

Vả lại, quan niệm về thần linh đang lần lần thay đổi. Trước hết, đối với phần đông, vị thần linh tối thượng thuộc về nam phái (đàn ông), một vài tín ngưỡng khác hình dung vị này thuộc về phái nữ (đàn bà). Cũng có thuyết chủ trương "không nam, không nữ... mà là một vật hay một nguyên lý".

Một căn bản của giáo lý duy thần là thuyết chủ trương có linh hồn.

Đức Phật thì mạnh dạn phủ nhận một linh hồn trường tồn bất diệt do một thần linh tạo ra.

Thay vì một bản thể bất di bất dịch (chỉ cái linh hồn), Phật giáo chủ trương có một luồng động lực (tên tạm gọi: onde de force d'énergie).

Con người chỉ sống từng "chập tư tưởng", mỗi chập nhất định phải trôi vào quá khứ, và khi trôi qua thì để lại cho chập tư tưởng kế tiếp tất cả năng lực cùng với các cảm kích đã thâu thập.

Chập tư tưởng kế không phải hoàn toàn là chập tư tưởng trước, bởi vì nó đã thay đổi, nhưng cũng không phải hoàn toàn khác vì nó vẫn ở cùng trong một luồng động lực của dòng nghiệp. Cách thức thay đổi hoàn toàn y hệt nhưng hai chập tư tưởng không hoàn toàn giống nhau
.

Những nhà tâm lý học Tây phương như Hume, Bergson, James, Watson hình như đã đồng ý về điểm này.

Giải thích về linh hồn, giáo sư James viết: "Đặt ra thuyết có linh hồn thật là vô ích... Càng nghiên cứu các hiện tượng của tâm mà khoa học ngày nay có thể kiểm soát được, càng có nhiều lý lẽ quyết định để không tin lý thuyết ấy". Rồi James kết luận: Giải pháp tạm thời, tóm tắt trong mấy chữ: "Chính tư tưởng là người tư tưởng". Câu này có thể so sánh với các câu kệ: "Kara kona Kiriya Vijjati", nghĩa là "không có người làm, chỉ có việc làm".

Ông Watson viết: "Chưa có từng sờ đụng được, hoặc trông thấy được linh hồn bằng bất luận một phương pháp nào như ta có thể liên lạc được với một sự vật quanh ta". Mặc dầu vậy, người ta còn hoài nghi hơn sự hiện hữu của linh hồn sẽ bị coi là thuộc về tà giáo, là dị đoan, cũng có thể bị coi là kẻ mất trí. Cho đến ngày nay, người có địa vị thật cao trong xã hội, cũng không dám động đến vấn đề này.

Các nhà tâm lý học Tây phương (như họ đã nhìn nhận) đang mò đường đi trong tối..., không phải trong đêm hôm qua, mà cho đến sáng ngày hôm nay họ mới bắt đầu quan sát phần hồn huyền bí của con người. Không bị ảnh hưởng sẵn có của giáo lý thần quyền, các nhà tâm lý học Tây phương ngày nay bắt đầu nhận thức chơn tướng bộ máy phức tạp ấy.

Trong khi phần đông nhân loại đang chìm đắm trong ý thức linh hồn và đang ôm ấp cái thuyết chủ trương có linh hồn như những vật quý, Phật giáo có thể nào là tôn giáo của thế gian không?

Có thể người ta đã từ bỏ cái linh hồn yêu quý của mình để theo một giáo lý chủ trương không có hồn không? Phật giáo không bắt buộc ai, dầu Phật tử hay không, phải tin một điều nào, cũng không hề có mục đích tóm thâu tất cả nhân loại vào một tôn giáo.

Như đức Phật đã dạy: "Có những người bị một ít cát bụi vào mắt". Chỉ những người muốn vượt ra khỏi chỗ tăm tối mới thấy được ánh sáng. Khi chủ trương không có linh hồn, Phật giáo hoàn toàn dựa trên lý trí. Vì lẽ đó, chỉ những người chịu suy luận mới lãnh hội được thuyết này.

Phủ nhận một linh hồn thường trực, bất di bất dịch, đức Phật đã góp một phần lớn vào sự phát triển đạo đức của nhân loại. Vì cho rằng có cái "Ta" nên mới có ý thức vị kỷ, chia rẽ. Nếu mỗi người nhận định rằng không có một linh hồn thường trực của ta, không ôm ấp cái "Ta" như một của báu, tất không có ý thức chia rẽ, vị kỷ.

Vậy, trong một thế gian lấy con người làm trọng tâm (Nhân bản), giáo lý chủ trương không có linh hồn rất có lợi về mặt lý lẫn mặt triết học.

Đức Phật dã gởi lời kêu gọi đến những người chất phác, mộc mạc, cũng như những bực trí thức uyên thâm, khuyên tất cả nên sống òa bình trong tình huynh đệ. Phật giáo có sữa cho trẻ em mà cũng có món ăn đầy đủ cho người lớn. Người kém học hưởng những lời dạy đạo đức, giản dị. Bực trí tuệ lãnh hội những giáo lý cao siêu. Tất cả đều thỏa mãn.

Đã là "ánh sáng" của Á Châu. Phật giáo có thể nào trở thành ánh sáng của thế gian không?

Ta không thể quả quyết rằng tất cả nhân loại đều cấp bách cần đến Phật giáo. Nhưng chắc chắn rằng đã có một số nhiều học giả Tây phương, già lẫn trẻ rất lấy làm thích thú học giáo lý của đức Phật. Có một vài vị thành thật tin và không dấu mình là "Con nhà Phật" và sống đời lý tưởng của một Phật tử chân chánh.

Vài người khác, tuy không tỏ ra, nhưng vẫn tự coi mình là Phật tử và âm thầm sống như vậy. Cũng có một số người không phải là Phật tử, nhưng có nhiều thiện cảm đối với Phật giáo. Dầu sao, số người theo Phật hiện thời đang tăng dần trong các xứ Âu châu, Úc Đại Lợi và Mỹ.

Phần đông người Tây phương theo Phật giáo vì giáo lý này hoàn toàn căn cứ trên lý trí, chủ trương hòa bình, khoan hồng và có tính cách đại đồng. Các học giả Tây phương còn tìm thấy trong Thiền định của Phật giáo sự yên vui mát mẻ mà nền khoa học của thế giới vật chất không mang lại được cho họ.

Các nhà tư tưởng trứ danh như Russel, Huxley, Jung, Hall và bao nhiêu vị khác có nhiều thiện cảm đối với Phật giáo.

Ông Russel viết: "Trong tất cả các tôn giáo, tôi thích nhứt đạo Phật".

Mỹ quốc là miếng đất tốt nhất để gieo Phật pháp. Nếu được hòa bình thật sự và hạnh phúc chân chánh, người Mỹ có thể cứu vãn thế giới và phục vụ nhân loại một cách vị tha và hữu hiệu. Mặc dù phần đông người Mỹ theo Thiên Chúa giáo, có nhiều nhà truyền giáo Théosophist Rosicrusian, Quarker và Unitarians rất quan tâm đến Phật giáo. Ở Mỹ có một số người sống theo tín ngưỡng của ông bà, cha mẹ và trung thành với nhà thờ. Một số khác không thỏa mãn với tôn giáo mình nhưng cũng không theo tôn giáo nào khác. Trong những người sau này có một số học giả và sinh viên đại học tìm thấy trong đạo Phật nhiều yếu tố thích ứng cho nhu cầu của mình.

Bản tánh người Mỹ là dại độ, khoan hồng, hiếu học và thích sưu tầm. Một hôm, tại Đại Học đường Yale là một Đại Học đường Thiên Chúa giáo, sau một buổi diễn thuyết về Phật giáo, có nhiều thính giả rỏ ý muốn rõ sự khác biệt giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

Diễn giả nói:

- Thật sự quý vị có cố tâm muốn nghe trả lời câu hỏi vừa nêu ra không?

Đáp:

- Nếu diễn giả không muốn, chúng tôi không cố nài.

- Tôi sẵn sàng và rất vui lòng trình bày những điểm khác biệt giữa hai tôn giáo chúng ta, nhưng e nỗi chạm lòng người nghe.

Lúc ấy, tất cả đồng thanh nói:

- Không! Xin diễn giả đừng ngại, và xin ngài cứ nói thẳng cảm tưởng của ngài đối với giáo lý của chúng tôi.

Thế là diễn giả lần lượt trình bày và không có ai tỏ vẻ không phật lòng.

Hơn nữa, sau buổi tham thiền theo sự hướng dẫn của diễn giả, một bà tu sĩ dâng tặng vị này một quyển sách với dòng chữ sau đây: "Thân tặng, người bạn quý mến người Anh... ". Được hầu chuyện với những người có đức độ khoan hồng như vậy là một niềm vui.

Trong một Đại Học đường khác, sau khi diễn thuyết, một giáo sư đến nói với diễn giả như thế này: "Nếu buổi nói chuyện hôm nay có mục đích thâu phục tín đồ, thì ngay đây, có ít nữa hai mươi người sẵn sàng quy y..."

Từ ngày xảy ra câu chuyện ông Edgar Cayce nhớ và thuật lại những mẫu chuyện trong các kiếp trước của ông, và sau khi quyển sách của ông về vấn đề đầu thai được ấn hành, người Mỹ bắt đầu tin giáo lý tái sanh.

Chính người Nhật đã góp một phần quan trọng trong công cuộc truyền bá Phật giáo trên đất Mỹ. Phần đông người Mỹ gốc Nhật và gốc Trung Hoa là Phật tử.

Chỉ có một ít người gốc Caucases theo đạo Phật.

Trong khắp nước, nhứt là ở các trường Đại Học, sách vở Phật giáo rất đáng chú ý. Cũng có nhiều người Mỹ thích Tham thiền, vì Thiền định đem lại sự yên vui cho cả già lẫn trẻ.

Úc Đại Lợi (Australie) là một xứ Thiên Chúa giáo khác mà cách đây sáu năm (1961 trở về trước), không có đến sáu người theo đạo Phật. Ngày nay (1961), nhiều hội Phật Học đã mọc lên trong các thành phố và số Phật tử tăng không ngớt.

Các nước Âu Châu thì biết đạo Phật tứ sáu mươi năm nay. Nhờ sự cố gắng liên tục của nhiều học giả, một số lớn kinh sách Phật đã được ấn hành, phần nhiều bằng Anh ngữ. Pháp, Đức, Anh là ba quốc gia có nhiều Phật tử nhất! Ngoài ra, hầu hết các quốc gia khác ở Âu Châu đều có hội Phật học.

Đối với hạng trí thức người Âu ngày nay, Phật giáo không còn là một môn học xa lạ dành cho những người hiếu kỳ mà là một giáo lý khoan hồng xây dựng cơ sở trên lý trí và đề cập đến những việc xảy ra hằng ngày, mỗi người đều có thể kinh nghiệm kiểm soát, khác với một tôn giáo căn cứ trên sự sợ sệt một thần lực huyền bí.

Bàn về luân lý trong đạo Phật, giáo sư trứ danh, bà Rhys Davids của nước Anh đã nói: "Là Phật tử hay không Phật tử, tôi đã nghiên cứu kỹ càng các tôn giáo lớn trên thế gian và nhìn nhận không có hệ thống tín ngưỡng nào tốt đẹp và bao la bằng "Bát Chánh Đạo" của nhà Phật, và từ nay tôi không làm cách nào khác hơn là thu xếp nếp sống của tôi vào con đường này.

Khi cho rằng Phật giáo là một tôn giáo thế giới, ông Pestrich Lawrence nêu ra ba đặc điểm:

1. Phật giáo không xác nhận thần quyền. Các nhà bác học ngày nay cũng đi trên đường này.

2. Phật giáo rải lòng từ bi cho tất cả chúng sanh, xuống đến loài cầm thú và thảo mộc. Một vị Tỳ kheo không vô lý chặt bẻ cây lá hay tiêu diệt một đóa hoa.

3. Phật giáo khuyến khích dùng lý tri xét đoán sự vật.

... Hãy hướng thế gian về đức Phật.

(Phạm Kim Khánh dịch: "Phật giáo có thể là một ánh sáng cho thế gian không? Từ Quang số 115, tháng 8 năm 1961).

Trong cuốn "Evangile de Jésus Christ" có dạy:

- Hãy giữ mình, đừng làm việc thiện trước trước muôn người, để cho người thấy. Bằng không, các người không được Cha các người ở trên Trời ban thưởng.

Và khi các người cho tiền giúp của, đừng đánh trống thổi kèn như bọn đạo đức giả dối trong các giáo đường và ngoài lộ, để được người xưng tụng.

Ta nói thật với ngươi đấy: những kẻ ấy đã được ban thưởng rồi.

Còn ngươi, khi ngươi làm việc bố thí, thì tay trái của người phải không biết gì hết về công việc của tay phải làm, hầu giữ kín việc lành của ngươi.

Và Cha ngươi là đấng sáng suốt trong chỗ thầm kín, sẽ thấy mà ban trả lại cho ngươi.

Bình:

Tuy chưa đặt đến mức "Bố thì vô tướng" (theo kinh Kim Cang), là lý tưởng của Phật giáo, lối cho (bố thí) theo giáo pháp của đức Phật đủ tiêu biểu cho một tinh thần khá cao thượng, và trên thực tế, có phần dễ đạt đến hơn. Bước được bước "tay mặt cho mà tay trái không hay" là tiến theo hướng về lý tưởng Phật giáo rồi đó vậy.

(Xem tiếp nhiều đoạn khác ở Từ Quang số 115 này, trang 36, 37, 38, 39 trong bài "Cơ Đốc Giáo" của Thiện Hữu)
PHỔ NGUYỆN

Âm siêu dương thới
Hải yến hà thanh
Pháp giới chúng sanh
Đồng viên chủng trí.

- HẾT -


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách