Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Kính mời các bạn góp sức bảo tồn tất cả các tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam và thế giới, tiểu sử tăng ni, và Phật tử có công trong việc hoằng truyền Phật pháp.
Nội qui chuyên mục
- Trong quá chứ ban quản trị diễn đàn đã chịu rất nhiều phiền toái, do những kẻ giả mạo chùa và đoàn thể từ thiện để kêu gọi giúp đỡ. Một lần nữa chúng tôi yêu cầu tất cả các thành viên không được gởi thư kêu gọi từ thiện lên diễn đàn và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung đăng tải bởi thành viên.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

tiểusửHT_HưVân.jpg
tiểusửHT_HưVân.jpg (255.44 KiB) Đã xem 5730 lần
Sơ Lược Tiểu Sử
NGÀI HƯ VÂN HÒA THƯỢNG
Soạn giả: Thanh Lan Võ Ngọc Thành
Nhà xuất bản&nhà in Tuệ Quang
Hoa Kỳ - 01-01-2009

LỜI ĐẦU SÁCH

Nhân duyên hình thành quyển sách này
Vào năm 1984, ông Thanh Lan Võ Ngọc Thành có trao cho kẻ hậu học này bản dự thảo Sơ Lược Tiểu Sử Hòa Thượng Hư Vân. Kẻ hậu học này lúc ấy chỉ vì lẹ miệng nên đã hứa là khi sang đến Mỹ, nếu được, kẻ hậu học này xin được phổ biến quyển sách đó và đã được ông Thanh Lan Võ Ngọc Thành hoan hỷ tán đồng. Nếu theo đời thì coi như là rất nhiệt tình, quá sốt sắng, nhưng nói theo nghĩa đạo thì là háo thắng, tự cao (nếu không gặp được người kiến tánh thì khó ai chỉ dẫn cho như vậy được, vì đâu biết tương lai như thế nào mà hứa?

Qua Mỹ từ năm 1993, vì sức khỏe yếu kém do bị cụp xương sống trong trại cải tạo, tinh thần không ổn định và đời sống khó khăn nơi xứ lạ quê người, không có tiền và phương tiện, nên việc thực hiện lời hứa thật là nan giải.

Mãi đến 01-07-2008, có người cho một máy computer cũ, và từ 24-07-2008 mới đánh máy được bài Sơ Lược Tiểu Sử Ngài Hư Vân Hòa Thượng này, đến cuối tháng 12-2008 mới hy vọng có thể in ấn được.

Còn về phần phổ biến cũng thật khó, vì phương tiện và tiền bạc không có. May thay thấy được địa chỉ Email của ông Bình An Sơn, dù chưa bao giờ quen biết, tôi trình bày sự việc và được ông hoan hỷ giúp phổ biến trên Internet.

Tuy nhiên, với trình độ học chỉ ở lớp nhứt, nên tiếng Việt, như là Hán Việt rất dở, không rành dấu hỏi ngã, may được ông Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng Viện Kia Nọ (Việt dịch) nhận thấy quá nhiều lỗi, dù chỉ mới đọc lướt qua bản thảo. Mặc dù rất bận nhiều việc, ông cũng đã dành thì giờ đến "nơi tạm trú" của kẻ hậu học này, tự tay sửa chữa dùm, nên mới có một bản được tạm coi là hoàn chỉnh.

Rồi tiếp theo đó, nhờ Long Thần Hộ Pháp hộ trì, thuận duyên đã đến chăng, kẻ hậu học này nhận được một số tiền từ gia đình người bạn ở Colorado và người anh chú bác ruột ở Pháp nhằm giúp chi dùng vào việc đi tham học ở Đức và Pháp. Noi gương ngài Hư Vân Hòa thượng và sư phụ Thích Duy Lực, kẻ hậu học này dành toàn bộ số tiền vào việc ấn tống quyển sách này; trước là để đền ơn chư Phật và Long Thần Hộ Pháp độ trì và sau là xin hồi hướng công đức đến tất cả các Sư phụ, ông Thanh Lan Võ Ngọc Thành, ông Bình An Sơn, gia đình người bạn theo đạo Tin lành ở Colorado, ông Nguyễn Văn Thắng và ông chủ nhà in, cùng toàn thể gia quyến các vị nêu trên.

Thế là dù không vất vả là bao, tự nhiên như nhiên quyển Sơ Lược Tiểu Sử Ngài Hư Vân Hòa Thượng do ông Thanh Lan Võ Ngọc Thành biên soạn đang được hoàn tất viên mãn; đặc biệt là ông Bình An Sơn hoan hỷ cho phổ biến trên Internet (là đến được khắp nơi, bất kể không gian và thời gian), còn việc in ấn thành sách là còn bị hạn chế bởi không gian và thời gian và phương tiện...).

  • Một sợi tơ xe không nên chỉ
    Một bàn tay vỗ chẳng nên kêu.
Đúng như ngài Văn Thù đã nói:
  • "Nay làm những việc thiện vốn là chưa từng làm, tất cả pháp cũng vậy, đều đồng với trước kia"
Cho nên ngay lúc làm mà chẳng làm vì chẳng có kẻ làm; đang lúc làm mà chẳng làm, vì sự làm chẳng có tự tánh; mặc cho vạn pháp tung hoành, thường đồng với vô sanh... (trích quyển Góp Nhặt Lời Phật Tổ và Thánh Hiền của hòa thượng Thích Duy Lực).

Và như kinh Hoa Nghiêm đã nói:

  • Phật thân sung mãn ư pháp giới
    Phổ hiện nhất thiết quần sanh tiền
    Tùy duyên phó cảm mị bất chu
    Nhi thường xử thử Bồ đề tòa
    .

    Thân Phật đầy khắp nơi pháp giới
    Phổ biến hiện trước mắt chúng sanh
    Tùy duyên cảm ứng chẳng thiếu sót
    Mà thường ngồi tại tòa Bồ đề.
Xin chư vị nào có duyên đọc tài liệu này, đừng nên so sánh bản dịch này với bản dịch của một vị khác mà phê phán, chỉ nên xem "như là" (như thị) và chỉ "như là" (như thị) thôi.

Nguyện cầu Tam Bảo soi sáng quý vị sớm được kiến tánh mà liễu sanh thoát tử.

  • Gió Xuân chẳng thấp cao
    Cành mai có vắn dài
    Nếu rõ việc hôm nay
    Chỉ là gì xa xưa.(1)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Những gì con trình bày trên đây nếu không phù hợp với tâm Phật, con xin sám hối.

Nếu hợp với tâm Phật, con xin nguyện cầu tất cả chúng sanh hữu duyên với pháp môn nào, với giới đạo nào (tôn giáo nào) hay một người nào cũng sớm được Kiến Tánh (hay là tỉnh giác).

  • Nam Mô A Di Đà Phật.
    • Trân trọng.
      Một hành giả tham học Tổ Sư Thiền
CHÚ THÍCH:

(1) Phật pháp là sự sống hàng ngày, là sự biến hiện của nhân quả trùng phùng.
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 14/03/15 04:07 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

HƯ VÂN HÒA THƯỢNG
Sơ lược tiểu sử
1. SINH THỜI:

Hư Vân hòa thượng họ Tiêu, từ đời này sang đời kia bám sống ở tỉnh Hồ Nam, làng Tương. Cha là họ Đường. Mẹ là họ Nhan.

Năm đầu vua Đạo Quang đời nhà Thanh (Trung Hoa), Ngọc Đường làm quan ở đất Mân tỉnh Phước Kiến. Đến bốn mươi tuổi vãn chưa có con nối hậu. Vợ chồng đến cầu tự ở chùa Quan Âm ngoài thành. Thấy cảnh chùa tàn phế, Nhan Thị phát nguyện tu sửa.

Đến đêm, vợ chồng đều nằm mộng thấy một người râu dài áo xanh, đầu đội mão Quán Âm, cỡi cọp nhảy ngang qua giường ngủ của ông bà. Hốt hoảng, thức giấc mới hay là giấc chiêm bao. Kế đó cụ bà thọ thai. Không bao lâu cụ ông được chuyển qua phủ Tuyên Châu, giữ chức Điền Tả.

Đạo Quang năm thứ 20, ngày 30 tháng 10 Canh Tý (1840) giờ Dần, cụ bà lâm bồn. Nhan Thị sanh ra một bọc thịt đỏ lòm. Quá sợ hãi và thất vọng, bà ngất lịm rồi không còn biết gì nữa. May có ông bán thuốc đi ngang, ghé thăm, xé bọc ra..., mới thấy một đứa bé trai, được thứ mẫu là Vương Thị nuôi dưỡng.

2. THIẾU THỜI:

Năm mười hai tuổi, gặp lúc Hồng Tú Toàn khởi nghĩa ở Kim Điền, theo cha sang Đài Loan. Phải đi bằng tàu nhỏ, từ Hạ Môn ra biển mênh mông, gặp một vật to lớn như trái núi, cao lên trên mặt biển mấy trượng. Hết thảy hành khách đều sợ sệt, đồng chấp tay niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát. Tàu cứ chạy, suốt nửa giờ, trông thấy hình đuôi cá. Bấy giờ mới biết đó là môt con cá ông khổng lồ, dài không biết bao nhiêu dặm.

Năm mười ba tuổi, cùng cha, Hòa thượng đưa linh cữu bà Nội và mẹ về quê an táng, theo nghi thức Phật giáo. Có nhiều vị tăng đến tham dự làm Phật sự. Hòa thượng vui sướng lạ thường khi được thấy những pháp vật của nhà chùa: bảo cái, tràng phan, kinh kệ, chuông, mõ, trống, khánh, cà sa, tích trượng v.v...

Sau đám táng, Hòa thượng đem những bộ kinh có sẵn trong nhà ra đọc, rất thích thú. Bắt đầu xem Hương Sơn Truyện Quán Thế Âm Bồ tát thành đạo... và từ đó thâm nhiễm giáo lý Phật.

Kế đó được theo chú là Bồ Đường đi hành hương ở núi Nam Nhạc. Lại có dịp đi viếng khắp các chùa chiền của núi này; lòng mến cảnh u nhàn đến nỗi không muốn trở về nữa. Nhưng còn sợ cha và chú, nên chẳng dám nói năng.

Nhìn biết ý con, cha muốn nhân dịp này dắt dẫn, nên giữ con ở trong nhà, rồi mời một vị tu Tiên Thiên Đại Đạo (Tu Tiên) về dạy cho phương pháp tu hành. Lúc bấy giờ Hòa thượng được mười bốn tuổi. Các sách Đạo giáo đều được đọc qua và sư phụ cũng dạy cho phương pháp tu hành, luyện về khí công nội ngoại. Tuy nhiên, lòng không ưa chuộng mà chẳng dám nói ra.

Sau ba năm tu học theo Đạo giáo, Hòa thượng biết đó không phải là con đường đi đến chỗ cuối cùng.

Sau ba năm tang khó, cha trở lại nhiếp chánh... Hòa thượng được giao cho chú chăm nom. Một hôm, thừa lúc chú đi vắng, Hòa thượng gói quần áo trốn bỏ nhà, vào chùa Nam Nhạc. Nhưng vì đường lối không thông, nên bị bắt lại trở về nhà, rồi bị chú trả cho cha ở Tuyên Châu cùng với người em khác mẹ là Phú Quốc.

Vì là con ruột, lại phải giữ phần hương quả của gia đình, nên cha buộc phải lấy vợ. Lúc bấy giờ Hòa thượng được mười tám tuổi. Ông cụ lại cưới cho một lượt hai nàng dâu (chánh và thứ) cùng ở chung. Hiện trong nhà có em là Phú Quốc.

Tuy mang tiếng là hai vợ và đồng chung một nhà, nhưng Hòa thượng vẫn giữ mình trong sạch, không hề nhiễm ô. Và cũng may, hai người dâu họ Điền và họ Đoàn bận thiết tha về việc tu hành, mà Phú Quốc cũng có chí thoát tục đi tu.

Thế cho nên, bao nhiêu lời lẽ về Phật pháp của Hòa thượng đều được ba người này nghe... Nhờ đó, họ tuy cùng sống chung chạ bên ngoài mà thật ra bên trong họ là bạn đạo tu hành rất tinh sạch của nhau (thiện hữu tri thức).

3. XUẤT GIA:

Đến năm mười chín tuổi, Hòa thượng quyết lìa tục, Phú Quốc cũng hưởng ứng.

Phen này kín đáo thăm dò đường đi nước bước, cả hai trốn xuống Phước Châu lên núi Cổ Sơn, lên chùa Dõng Tuyền, lễ Thường Khảo Lão nhân, xuống tóc quy y, để lại cho hai vợ một bài thi "Bì đại oa" (Cái túi da)...

Năm hai mươi tuổi, Hòa thượng thọ cụ túc giới với Diệu Liên Hòa thượng, được pháp danh là Cổ Nham, hựu danh là Diễn Triệt, tự Đức Thanh.

Cha và chú ở nhà cho người đi tìm khắp bốn phương mà không gặp.

Phú Quốc cũng theo gương anh, nhưng sau đó đi hành cước tha phương, rồi từ đó không biết tung tích chết sống ra sao nữa.

Riêng Đức Thanh thì trốn ở hang động, không hề chường mặt ra ngoài, lắn lúc gặp cọp, sói, rắn to... nhưng chẳng sợ hãi gì.

Năm hai mươi ba tuổi, ở hang núi đủ ba năm. Một hôm, các chức việc ở chùa Cổ Sơn đến bảo cho biết là: "Quan họ Tiêu ở Tuyên Châu đã cáo lão về làng. Vậy huynh không còn phải trốn tránh gì nữa. Lão Hòa thượng lại khen huynh là người có hoằng tâm khổ hạnh. Nhưng đã tu tuệ thì cần phải tu phước. Vậy khuyên huynh hãy trở về chùa nhậm chức việc vì tăng chúng mà làm công quả!"

Thế là Đức Thanh ra khỏi hang về chùa.

Năm Sư hai mươi lăm tuổi, thì cụ ông Ngọc Đường mệnh chung.

Từ đó, Sư đoạn tuyệt với gia đình. Về sau, cách đó hai năm, do lời mách bảo của một người đồng hương, Sư mới hay rằng thứ mẫu và hai tị Diễm - Đàm đều xuất gia, được pháp danh là Diệu Tịnh, Châu Khiết và Thanh Tiết.

4. TU HẠNH ĐẦU ĐÀ:

Đức Thanh nhậm chức ở chùa Cổ Sơn đã đủ bốn năm. Làm đủ công việc nặng nhọc: thủy đầu (gánh nước), viên đầu (làm vườn), hành đường (quét dọn chùa), điển tòa (làm hết công việc ở chùa, chẻ củi, nấu cơm...) đều là những công việc khổ hạnh.

Cũng từng được phái làm những công việc nhẹ nhàng, nhưng Đức Thanh đều khước từ, mà chỉ xin làm những công việc nặng nhọc thôi. Có khi các chức sự trong chùa cho tiền cũng không lấy.

Mỗi ngày Đức Thanh chỉ ăn có một bát cháo mà thân thể vẫn khỏe mạnh.

Lúc bấy giờ trong chùa có một vị thiền sư là Cổ Nguyệt, trong hàng tăng chúng ông là một vị khổ hạnh nhứt. Nhiều lúc Đức Thanh với ông ta chuyện trò rất thân mật.

Đức Thanh suy nghĩ, hồi tưởng sự tích ngài Trần Huyền Trang khổ hạnh đi tìm đạo. Nhìn lại thân phận, thấy ở chùa đã nhiều năm, sự tu hành thấy còn chút ít trở ngại, bèn bỏ chùa, một nạp, một khố, một mền, một áo tơi, một bồ đoàn trở lại động sau núi ẩn tu như trước.

Ba năm ròng rã, Sư không một bước ra khỏi huyệt. Ăn thì trái thông, lá cây, cỏ. Uống thì lấy nước khe. Lâu ngày, khố chăn hư rách, duy còn một nạp che thân. Râu tóc ra dài, phải búi ngắn lại, nhưng mắt thì sáng ngời, ai thấy cũng tưởng là yêu tinh, hoảng sợ chạy trốn. Nên tự mình chẳng muốn trò chuyện với ai. Một lời không thốt, nhất tâm quán chiếu niệm Phật.

Và năm thứ nhất và năm thứ hai, có lúc ngồi thiền thấy cảnh đẹp, nhưng cũng không cho là lạ. Thân tuy ở núi sau khe thẳm, mà hùm sói không xâm phạm, rắn rít cũng không làm hại, côn trùng cũng chẳng quấy phá gì.

Sư không nhận sự thương xót của người đời, không dùng những món nấu nướng của thế gian: lay trời làm màn, lấy đất làm chiếu... Sư vẫn thấy vạn vật ở thế gian đều đầy đủ nơi mình. Do đó, rất hoan hỷ, hằng tự xem như người ở cõi Tứ thiền Thiên vậy.

Sư tự bảo: Cơn người ở đời sở dĩ khổ lo là vì thân, vì miệng... (Thế nhân chi hoạn, vị khẩu thể khổ).

Người xưa có câu: "Dĩ nhất bát khinh vạn chung" (Lấy một chén xem thường muôn chung). Ta nay một bát cũng không có, cho nên tự tại vô ngại... và nhờ đó mà lòng rất thảnh thơi, buông thả, không vướng mắc, bụng hót, thân cường, thân sức càng mạnh khỏe, mắt tai thông sáng, đi lại nhẹ nhàng như bay. Tự mình hỏi mình cũng chẳng biết tại làm sao mà được như vậy".

Sau một năm nữa, tùy theo tâm mình muốn, tùy ý mình thích... đi đâu thì đi, có núi thì ở, có cỏ thì có thể ăn, đi đi rồi lại lại, chẳng hay chẳng biết...
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 13/03/15 10:48 với 2 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

Các bạn có thể xem truyện bằng tranh cuộc đời của Hòa thượng Hư Vân bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hoa ở đây: http://www.dharmasite.net/HuVanHoaThuon ... kcover.htm


法界佛教總會
HƯ VÂN HÒA THƯỢNG HỌA TRUYỆN
HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
VENERABLE MASTER HSUAN HUA

│Mục lục│Tiếng Anh - Tiếng Hoa│

虛雲老和尚畫傳集 A Pictorial Biography of the Venerable Master Hsu Yun

LỜI GIỚI THIỆU

Câu chuyện cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ lâu đã được lưu hành trên khắp thế giới, và được coi là kiệt tác trong các giáo lý, là chiếc bè quý báu có thể giúp độ thoát cõi giới chúng sinh. Ai cũng thích đọc, tất cả đều vui thích với những bức tranh kèm với những lời truyện. Cuốn sách rất dễ hiểu, thật là một công trình vĩ đại đáp ứng mọi căn cơ, là một sự mô tả tuyệt vời phù hợp đạo lý.

Người viết đã hết sức trân quý và kính ngưỡng sâu sắc đức hạnh người thầy của mình, Hòa thượng Hư Vân. Ngưỡng mộ giới hạnh, trí huệ uyên bác, khổ hạnh, nguyện lực và thực hành, lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả, tính trầm tĩnh, bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn, Thiền định cũng như tất cả những pháp môn Ba la mật khác của Ngài. Vô vàn những sự kiện xảy ra trong suốt cuộc đời của Ngài có thể chắc chắn là la bàn định hướng cho chúng ta trong thời kỳ mạt pháp, là nguồn lực cứu giúp cho thế kỷ này.

Vì vậy, tác giả không quản tốn kém thuê mướn một hoạ sĩ tài năng đặc biệt trong lĩnh vực Phật giáo để soạn vẽ hơn hai trăm bức vẽ, sau nhiều năm soạn thảo và cân nhắc kỹ lưỡng, cuốn sách này nay đã được phát hành. Mong muốn của tôi là đức hạnh của Hòa thượng Hư Vân sẽ được cả thế giới biết đến. Nguyện cầu rằng nhiều người đọc qua câu truyện về cuộc đời của Ngài sẽ thấy khích lệ phát tâm Bồ Đề và thành tựu Đạo Vô thượng, và rồi, có thể họ sẽ quay ngược thuyền từ để trở lại và giáo hóa chúng sinh để tất cả cùng nhau đạt được quả vị giác ngộ bất thối chuyển.

Sơn tăng Độ Luân (Tuyên Hóa) kính bút
Hoa Nghiêm Tịnh Thất tại Giảng đường Phật giáo, Hương Cảng,
Vào ngày lễ Đức Di Lặc Bồ Tát.
Ngày Tết Nguyên đán, năm 1960.


Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân này chẳng thẳng đời này độ
Lại đợi đời nào độ thân này ?
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hình ảnh 110qt Hình ảnh


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Sư Tuyên Hóa gặp Ngài Hư Vân lần đầu tiên lúc nào ở nơi đâu ?
Ở Trung Quốc người dân cư sống trên núi thời bấy giờ gọi Hòa Thượng Hư Vân là gì ?
Hi....hi.....những điều này không có viết trong sách.... hi....hi......phải không !?


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Gọi là Đức Thanh pháp danh đầu tiên, Hư Vân là pháp danh thứ hai (chờ xem, tôi sẽ đăng vào từng đoạn sau khi đánh máy xong, sách dầy gần 350 trang. Xin đọc và hiểu "như thị" theo yêu cầu của tác giả! :D

Hòa thượng Tuyên Hóa đảnh lễ hòa thượng Hư Vân và thọ cụ túc giới tại chùa Nam Hoa, Tào Khê, tỉnh Quảng Đông vào năm 1946, sau khi Thế chiến thứ hai chấm dứt. Lúc đó Hòa thượng Hư Vân được 106 tuổi. (Trích đoạn trong cuốn kinh Phật Thuyết A Di Đà, Hòa thượng Tuyên Hóa lược giải, phần Tiểu sử hòa thượng Tuyên Hóa, trang 158).


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

5. NGỘ ĐẠO:

Năm ba mươi mốt tuổi, một hôm Sư đến núi Ôn Châu, tới một ngọn núi kia, đang ngồi trong hang thì có một vị tu thiền tìm đến đảnh lễ và hỏi:

- Đã lâu, nghe hạnh tu cao thượng của ông, nay tôi đặc biệt lại xin ông khai thị.

Bị hỏi như thế, Sư lúng túng, hổ thẹn, sợ hãi và đáp:

- Trí tôi còn ngu muội, tôi tham thiền học đạo còn kém cõi, ít oi, mong ông từ bi dạy bảo cho tôi hơn.

Vị thiền sư liền hỏi:

- Ông tu như thế này được bao lâu rồi?

Sư liền thuật sơ qua những việc tu hành của mình. Thiền sư nói tiếp:

- Tôi cũng tham thiền học đạo còn ít, chưa đến đâu, nên cũng chẳng chỉ bảo cho ông được gì hơn. Ông có thể đến Am Long Tuyền, ở đỉnh núi Hoa, nơi Thiên Đài hỏi Dung Kính Lão Pháp sư. Vị này là người có đạo đức thứ nhất ở núi Thiên Đài, ắt có thể chỉ bảo cho ông nhiều điều lợi ích.

Bèn đi ngay đến núi Hoa, đến trước một am cỏ, gặp một vị Tăng liền hỏi Lão Pháp sư có ở đây chăng?

Đáp:

- Vị đang vá áo kia là Lão Pháp sư đó.

Bước đến đảnh lễ, Pháp sư điềm nhiên cứ chăm chỉ vá áo, không hay biết gì.

Bèn đánh tiếng thưa:

- Kẻ học này mong ngài rủ lòng từ bi, thương mà dạy bảo cho.

Bấy giờ, Pháp sư mới dòm lại một chặp và hỏi:

- Ông là Sư ư? Tu Tiên ư? Hay là người ở thế?

- Bạch Thầy, con là Sư.

Pháp sư lại hỏi:

- Đã thọ giới chưa?

- Đã thọ cụ túc giới rồi.

- Ông tu kiểu này được bao lâu rồi?

Sư bèn thuật lại những điều mình đã làm và trải qua.

Pháp sư hỏi:

- Ai dạy ông làm theo kiểu này?

- Vì thấy cổ nhân hay có nhiều khổ hạnh mà thành được đạo, nên tôi cũng làm và học tự như thế.

Pháp sư bảo:

- Ông chỉ biết pháp giữ thân của cổ nhân. Vậy chứ ông có biết cái pháp giữ tâm của cổ nhân chưa? Ta nay xem hành vi của ông giống như ngoại đạo, đều chẳng phải là con đường chánh. Thật uổng mất mười năm công phu, ở hang núi, uống nước suối, ăn trái thông..., mạng sống có lâu đến muôn năm cũng chẳng qua, như trong kinh Lăng Nghiêm nói, là thuộc một trong mười thứ Tiên, cách với đạo còn xa. Ngay đến tiến lên một bậc nữa, chứng đến sơ quả (Tư đà hàm) thì cũng chẳng qua cái anh chàng tự liễu mà thôi.
  • Còn như Bồ tát phát tâm, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh. Tự độ, lại độ người khác ra khỏi thế gian mà chẳng lìa pháp thế gian.
Nay ông miễn cưỡng nhịn ăn, ngay đến áo quần cũng không mặc, đó chỉ tỏ ra hiển bày lập dị mà thôi. Như vậy ông sao chẳng lấy làm lạ cho công phu của mình chẳng thành tựu được gì?

Bị Dung Kính Lão Pháp sư đập cho một chùy đau điếng, nhức nhối suốt tâm thần. Sư bèn đảnh lễ cầu khai thị.

Pháp sư nói:

- Tôi dạy ông, nếu ông nghe lời tôi thì ở lại đây với tôi. Không ưng thì cứ đi bất cứ đâu tùy ý.

- Bạch Thầy, con quyết được thầy dạy bảo. Sao lại chẳng dám nghe lời.

Pháp sư bèn tặng cho áo, quần, giày, mũ... bảo cạo tóc, cạo râu, tắm gội và sai làm công việc ở chùa. Đồng thời ngài lại dạy cho khán câu thoại đầu: "Đồ tử thi thụy thì" (Cái tử thi đang kéo la lết đi chỗ này chỗ kia à ai?)

Bắt đầu từ đó Sư trở lại ăn cháo, ăm cơm và học lối quán của Thiên Thai Tông, siêng năng làm việc, được Pháp sư khen ngợi và rất bằng lòng.

6. THAM VẤN CÁC NƠI:

Năm ba mươi hai tuổi: Ở Am Long Tuyền hầu Dung Kính Pháp sư, có chỗ mở mang phát ra trí huệ.

Lão Pháp sư lúc ông tuổi đã ngoài tám mươi, tinh nghiêm giới luật, tông giáo đều thông, thường khiến Sư tham dự vào việc giảng kinh của ngài, làm lợi ích không nhỏ cho các vị Tăng đến học hỏi.

Năm ba mươi ba tuổi: Vâng lệnh Pháp sư Dung Kính đến chùa Quốc Thanh tham học thể chế của Thiền tông, rồi sang chùa Phương Quảng học kinh Pháp Hoa.

Năm ba mươi bốn - ba mươi lăm tuổi: Học kinh Pháp Hoa và đi về am Cổ làm bạn với Dung Kính Lão nhân, thầy mình.

Năm ba mươi sáu tuổi: Đến chùa Can Trinh nghe Mẫn Hy Pháp sư giảng kinh Pháp Hoa.

Nghe xong trở về am, suốt mấy đêm đàm đạo cùng ngài Dung Kính, trước khi từ biệt ngài mà lòng không sao khỏi mến tiếc.

Xuống núi Thiên Thai, Sư trải qua chùa Tuyết Đậu, đi tới Nhạc Lâm Tự, nghe giảng kinh A Di Đà.

Nghe xong, liền ngồi thuyền vượt biển hành hương chùa Phổ Đà. Từ đó, đi tham học kinh kệ khắp các chùa ở đó.

Tháng mười năm ấy, ở vùng này, nước thủy triều dâng cao. Một con cá to bị sóng đánh bạt mắc cạn ở bãi bể, mình dài mười trượng, mắt to bằng cái chén. Dân chài mổ thịt, thấy trong bụng có hai chiếc thuyền con, nhiều lọn tóc và đồ nữ trang như thoa, xuyến... Người ta lấy xương nó làm cột nhà, kèo nhà và đòn ngồi.

Cũng vào lúc ấy, ở động Triều Dương, gặp khi nước lớn, có người thấy hiện một con rồng vảy vàng óng ánh toàn thân và bốn chân đều trông thấy rõ, duy có đầu là không thấy, đuôi nó giống như đuôi cá. Con vật này nổi lên mặt nước một chập, rồi lặn mất.

Năm ba mươi bảy tuổi: Sư sang chùa Thiên Đồng nghe giảng kinh Lăng Nghiêm.

Rồi trở về Ninh Ba đến chùa A Dục Vương bái xá lợi cầu nguyện để báo công ơn cha mẹ sanh thành dưỡng dục.

Qua năm sau ba mươi tám tuổi: Sư đến Hàng Châu triều bái chùa Tam Thiên Trúc. Dọc đường, thuyền nhỏ, người đông, Sư không biết làm thế nào, đành phải chịu cảnh chung đụng với thanh niên phụ nữ. Đến khuya, trong lúc ngủ mê, thấy có người đập tay lên mình. Tỉnh giấc, Sư thấy một phụ nữ ngồi sát một bên. Hốt hoảng, nhưng không nói gì, Sư lật đật ngồi dậy, tréo chân ngồi trì chú.

Người nữ ấy, từ đó đến sáng, không còn động đậy nữa. Về sau, mỗi khi nhớ lại ngụy cảnh này, Sư tự nhủ: "Nếu thất giác chiếu thì bại rồi còn gì. Công phu bấy lâu ắt đã thả trôi theo dòng nước".

Năm ba mươi chín tuổi: Sư đến chùa Thiên Ninh, lễ Thanh Quang hòa thượng, và ở đây đến quá mùa đông mới sáng đến Tiên Sơn lễ Đại Thủy hòa thượng. Nơi đây, Sư có dịp luận đàm Phật pháp và đường lối tu hành với Bảo Đốc Thủy Sư Bành Ngọc Lân, làm cho Thủy Sư đem lòng kính tín sâu xa.

Rồi luôn mấy năm kế tiếp, trong tuổi bốn mươi, bốn mốt, bốn hai, hết chùa này sang chùa khác, thân cận nhiều bậc Đại Đức, Hòa thượng... và mỗi Đông là tăng một phần công phu thiền định.
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 20/02/15 17:57 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

battinh đã viết:Gọi là Đức Thanh pháp danh đầu tiên, Hư Vân là pháp danh thứ hai (chờ xem, tôi sẽ đăng vào từng đoạn sau khi đánh máy xong, sách dầy gần 350 trang. Xin đọc và hiểu "như thị" theo yêu cầu của tác giả! :D

Hòa thượng Tuyên Hóa đảnh lễ hòa thượng Hư Vân và thọ cụ túc giới tại chùa Nam Hoa, Tào Khê, tỉnh Quảng Đông vào năm 1946, sau khi Thế chiến thứ hai chấm dứt. Lúc đó Hòa thượng Hư Vân được 106 tuổi. (Trích đoạn trong cuốn kinh Phật Thuyết A Di Đà, Hòa thượng Tuyên Hóa lược giải, phần Tiểu sử hòa thượng Tuyên Hóa, trang 158).
Đúng là Hòa thượng Hư Vân chính thức làm lễ nhận sư Tuyên Hóa làm đệ tử tại đây, nhưng đây là lần thứ hai sư gặp hòa thượng, năm 93 thầy tôi có cho tôi tấm hình copy ngày làm lễ này, lâu quá để đâu thất lạc tôi tìm chưa ra, hi.hi.....còn dân cư sống ở trên núi gọi hòa thượng HV là gì thì sách không có ghi chú lại sao !?.hi..hi......


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

battinh đã viết:
3. XUẤT GIA:

Đến năm mười chín tuổi, Hòa thượng quyết lìa tục, Phú Quốc cũng hưởng ứng.

Phen này kín đáo thăm dò đường đi nước bước, cả hai trốn xuống Phước Châu lên núi Cổ Sơn, lên chùa Dõng Tuyền, lễ Thường Khảo Lão nhân, xuống tóc quy y, để lại cho hai vợ một bài thi "Thời đại ca" (Cái túi da)...

Năm hai mươi tuổi, Hòa thượng thọ cụ túc giới với Diệu Liên Hòa thượng, được pháp danh là Cổ Nham, hựu danh là Diễn Triệt, tự Đức Thanh.

Cha và chú ở nhà cho người đi tìm khắp bốn phương mà không gặp.
Xin lỗi tôi ghi lộn, theo đoạn trích dẫn ở trên thì pháp danh đầu tiên của Hòa thượng Hư Vân là Cổ Nham, tự là Đức Thanh.
Khongduyen123 đã viết: Đúng là Hòa thượng Hư Vân chính thức làm lễ nhận sư Tuyên Hóa làm đệ tử tại đây, nhưng đây là lần thứ hai sư gặp hòa thượng, năm 93 thầy tôi có cho tôi tấm hình copy ngày làm lễ này, lâu quá để đâu thất lạc tôi tìm chưa ra, hi.hi.....còn dân cư sống ở trên núi gọi hòa thượng HV là gì thì sách không có ghi chú lại sao !?.hi..hi......
Tôi không biết thầy và sư phụ của thầy là ai? Những gì thầy nói chắc phải có chứng cớ đưa ra thì mới đáng tin cậy. Còn tôi thì làm theo lời của tác giả "như thị", nên những điều thầy nói cũng chỉ là "như thị" mà thôi.

Kính.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

7. PHÁT TÂM TRIỀU BÁI NGŨ ĐÀI SƠN:

Đến năm bốn mươi ba tuổi, tính ra Sư đã cắt ái từ thân xuất gia đã hai mươi năm. Nhưng tự kiểm, tự xét, Sư thấy đạo nghiệp chưa thành, mãi "tùy phong phiêu lãng" (theo gió mà trôi đi đây dó, bất định hướng = gió thổi đâu là đi theo đó). Rất lấy làm hổ thẹn. Sư bèn định trở lại Ngũ Đài Sơn miền Nam Hải và phát tâm "triều đài" để báo ơn cha mẹ.

Ở Phổ Đà mấy tháng, trong khi tĩnh tọa, Sư có thấy chút ít thắng cảnh. Nay phát tâm triều đài để báo ân phụ mẫu, nên bắt đầu ngày mồng một tháng bảy (tại đây - Phổ Đà Sơn Tự, Pháp Hoa Am), Sư khởi hành ý nguyện bằng cách đi ba bước lạy một lạy, lạy thẳng như vậy đến khi nào tới Ngũ Đài Sơn mới thôi dùng (làm một cuộc hành hương đi bộ về chùa Phổ Đà ở núi Ngũ Đài).

Lúc ấy, cũng có một ít thiền sư là Biến Châm, Thu Nhung, Giác Thưa cùng đồng chí hướng trong việc này để về triều Ngũ Đài Sơn.

Mỗi ngày đi không được bao nhiêu dặm đường, họ phải mất khá nhiều thời giờ và mệt nhọc mới qua khỏi Triều Châu, Tô Châu và Thường Châu. Đến đây, mấy thiền sư kia thối bước. Sư một mình tiếp tục đến Nam Kinh lễ tháp ngài Đầu Dung, tối Sư vào tháp, rồi qua sông, ngưng tại Bổ Khẩu để đến lễ Sư Tử Sơn Tự và qua năm ở đó.

Bốn mươi bốn tuổi: Từ núi Sư Tử, Sư bắt đầu đi vào tỉnh Hà Nam. Trải qua các nơi như Phụng Dương, Hàn Châu, Côn Sơn, Thiếu Lâm Tự... và đến Lạc Dương chùa Bạch Mã.

Từ sáng sơm tinh sương Sư bắt đầu cuộc hành trình cho đến tối mới nghỉ, dù mưa hay nắng, tối hay sáng. Cứ đi, cứ lại, nhất tâm niệm Quán Thế Âm Bồ tát thánh hiệu, bất kể khổ vui, no đói và không lúc nào Sư không vui vẻ.

Đến tháng Chạp, Sư đến bến Thiếu Ngự trên sông Hoàng Hà. Sau khi đi ngang qua lăng vua Quan Vũ, ngày đầu đến đây, Sư ngụ tại lữ quán, đợi hôm sau qua sông.

Khi đi sang đến bờ bên kia sông trời đã tối, Sư đành phải dừng bước. Khổi nỗi, nơi ấy không có nhà cửa dân cư chi hết, bốn phía vắng tanh. Bên vệ đường chỉ có một cái chòi tranh, hoang vắng mà lại xiêu vẹo. Bèn vào đó tá túc qua đêm. Một mình ngồi kiết già. Đêm về khuya, khí trời càng lạnh, tuyết lớn lại xuống đầy khắp nơi, cao gần một thước, ngồi trông ra như một biển rộng mênh mông trắng xóa, không còn thấy đường lối nào cả. Chòi không cửa, mặc tình gió lồng, lại không có một khúc cây, mảnh ván để kê ngồi. Tình cảnh thật là nguy khốn, thêm bụng đói đã mấy hôm, chỉ còn một hơi thở, nhưng chánh niệm thì bất vong. Không một bóng người và cũng không còn phân biệt Đông, Tây, Nam, Bắc gì nữa.

Trước chỗ đất ngồi còn khô để ngồi niệm Phật, lần lần tuyết thấm, lạnh thấu xương. Lều tranh lại xiêu đi, rốt lại, phải chèo queo thu hình vào một góc mà chịu. Tuyết cứ xuống, lạnh càng ghê, bụng lại càng đói... Một ngày, hai ngày, ba ngày, tuyết cứ xuống không ngừng. Đói, lạnh, lần lần Sư vào trạng thái hôn mê. Đến ngày thứ sáu, xế trưa tuyết mới ngừng rơi. Sư hơi nhìn thấy bóng mặt trời, nhưng tay chân đã rũ liệt, không còn trở mình dậy nổi. Sư đã bệnh nặng rồi, cứ nằm mê man. Qua ngày thứ bảy, một người ăn mày đi đến chòi, thấy Sư nằm trên tuyết, người ấy lại gần hỏi thăm, Sư không đáp được.

Biết Sư bị tuyết lạnh thành bệnh, người ăn mày vạch hết tuyết rồi tháo phên chòi đốt lửa nấu cháo màu vàng (gạo lức) cho Sư ăn. Được hơ lửa ấm áp, ăn cháo gạo vàng, Sư tỉnh lại, tỏ lời cám ơn.
  • Người ăn mày hỏi:

    - Từ đâu đến?

    Sư đáp:

    - Từ Nam Hải.

    - Đi đâu?

    - Triều Ngũ Đài Sơn.

    Nói xong, Sư lại hỏi người ăn mày tên họ gì?

    Đáp:

    - Họ Văn tên Cát.

    - Văn Cát đi đâu?

    - Từ Ngũ Đài Sơn lại đây để đi về Tràng An.
Mừng rỡ, Sư hỏi tiếp:

- Đã là người ở Ngũ Đài Sơn, thì có qua lại chùa không?

- Có chứ. Người nào ở Ngũ Đài Sơn cũng đều biết tôi.

- Từ đây đến Ngũ Đài Sơn, đường đi còn phải trải qua những nơi nào? Theo hướng nào?

Văn Cát đáp:

- Phải qua Mạnh Huyện, Hoài Khánh, Huỳnh La, Lãnh Tân, Châu Thái, Cốc Thái, Nguyên Tỉnh, Đại Châu, Nga Khẩu, rồi mới đến Ngũ Đài Sơn.

Trước khi vào Ngũ Đài Sơn, nếu qua Bí Ma Nhạc, tại Nam phương thì gặp ở đây một vị Tăng ẩn danh, pháp danh Thanh Nhất, tu hành rất tốt, đức hạnh thâm hảo.

Sư hỏi tiếp:

- Theo đường ấy đến Ngũ Đài, đường bộ dài bao nhiêu?

- Độ hai ngàn dặm.

Sáng hôm sau, trời tạnh hẳn, Văn Cát lấy tuyết nấu cháp gạo vàng, chỉ tay vào nồi tuyết, Văn Cát hỏi Sư:

- Ở Nam Hải có thứ này không?

- Không?

- Vậy lấy gì uống?

- Lấy nước.

Một chập sau, tuyết tan trong nồi, Văn Cát hỏi:

- Cái này là gì?

Sư làm thinh không đáp
(1)


Người ăn mày hỏi:

- Ông bái danh sơn để làm gì?

- Lúc sanh ra, tôi không được thấy mặt mẹ. Nay tôi triều sơn là để báo ơn sâu dày này.

- Ông mang hành lý như thế, đường xa, trời lạnh, tuyết rơi như thế này, biết bao giờ mới đạt được chí nguyện? Vậy xin khuyên ông không cần bái hương nữa.

- Ân nhân khuyên rất phải. Nhưng thệ nguyện đã quyết, tôi không cần biết gì đến năm tháng xa gần gì cả.

- Thệ nguyện của ông thật là hiếm có và khó thành. Nhưng không sao, nếu ông đã quyết chí thì nên thừa lúc khí trời hơi đổi tốt này mà theo dấu chân đi tới, dù tuyết chưa tan và đường sá chưa thể tìm ra. Cách đây hai mươi dặm có núi Tiểu Kim Sơn, đi thêm hai mươi dặm nữa là tới Mạnh Huyện. Ở đấy có chùa, ông có thể xin vào đó cư trú được.

Nói xong, người ăn mày từ biệt chống gậy ra đi.

Vì tuyết còn nhiều và phủ dày mặt đất, nên Sư không thể lạy được mà cứ vừa đi vừa bái, theo dấu chân của Văn Cát.

Khi đến chùa Kim Sơn nhỏ (Tiểu Kim Sơn), trình giới điệp chứng minh mình là Sư Tăng, Sư xin tạm trú qua đêm. Ngày hôm sau, trời ráo nhiều, Sư lên đường, vừa đi, vừa lạy đến Mạnh Huyện. Rồi từ Mạnh Huyện đến Hoài Khánh. Gần đến chùa Hồng Phước thì gặp một ông lão đi tới. Ông Đức Lâm thấy Sư vừa đi vừa lại, ông đến tiếp đón lấy hành lý và mời Sư vào chùa. Ông lão gọi đồ đệ, đưa hành lý của Sư vào trong, rồi ân cần lo cơm nước đãi Sư.

Ăn xong, ông liền hỏi: "Sư Ông từ đâu bái hương tới đây?"

Sư thuật lại lời nguyện và việc mình đã làm từ chùa Phổ Đà, đến nay đã được hai năm rồi.

Trong khi đàm đạo, biết Sư xuất gia ở chùa Cổ Sơn, ông lão bất giác rơi lệ bảo:

- Tôi có hai người bạn tu Thiền. một người quê ở Hành Dương, một người quê ở Phúc Châu. Ba chúng tôi cùng làm bạn "Triều Ngũ Đài Sơn" và cùng ở trụ trì Ngũ Đài Sơn ngót ba mươi năm. Sau đó cùng chia tay, ai về quê nấy. Đến nay lâu rồi tin tức vắng bặt, không biết sanh tử ra sao? Nay nghe ông nói tiếng Giang Tây, lại là Phật tử ở chùa Cổ Sơn, tôi in như thấy lại những bạn đồng thuyền khi xưa mà lòng nao nao bất giác động niệm. Tôi nay đã tám mươi lăm tuổi rồi. Chùa này nguyên rất là phong phú. Năm gần đây có hơi thất mùa, nhưng lần này tuyết xuống nhiều, sáng năm ắt được mùa to. Nếu có thể, xin ông ở lại trụ trì chùa này.

Cảm lòng thanh thật chí thiết của ông lão, Sư phải miễn cưỡng lưu lại chùa này đến hết năm.

Bốn mươi lăm tuổi: Sáng ngày mồng hai tháng Giêng Giáp Thân, Sư từ giả chùa Hồng Phước, tiếp tục lạy hương đi lần đến Phủ Hoài Khánh. Rồi lại trở về chùa ngủ một đêm. Sáng này mồng ba mới từ biệt ông Đức Lâm để lên đường. Ông lão khóc ròng. Không chịu rời Sư. Phải trân trọng hẹn sau này sẽ tái ngộ và cáo biệt ra đi.

Hôm ấy, đến phủ Hoài Khánh, đến chùa Nam Hải ở trong thành, nhưng chùa không chịu cho trình điệp văn, không nhận cho ngủ nhờ qua đêm, Sư liền ra khỏi thành, tạm ngủ bên lề đường. Đêm ấy, bụng phát đau kịch liệt không sao ngủ được.

Sáng ra, Sư vẫn phải thức sớm và tiếp tục hành trình vừa đi vừa lạy.

Đến chiều, người Sư lạnh run. Đêm đó Sư bị bệnh kiết lỵ. Tuy nhiên, sáng ra Sư vẫn tức sớm, cố bái hành đến ngày thứ mười ba, leo tận ngọn núi Hoàng Sa thì tay chân đã mỏi rời. Trên núi thấy có tòa miếu cổ đổ nát, không có nóc. Mệt quá, không còn cất bước được nữa, Sư bèn lê thân vào miếu cổ tạm nghỉ. Sức kiệt, không ăn uống được, đi không nổi, ngày đêm đi đồng mười bận. Sư cảm thấy tay chân nặng như chì, muốn giở, giở không lên. Núi hẻo lánh, không một ai qua lại. Sư dành nằm chờ tử thần mà không một chút gì phiền muộn.

Sư nằm, thở thoi thóp, đêm ấy đúng là đêm rằm, trăng rất sáng, trời khuya sương lạnh rơi lác đác. Đến nửa đêm, Sư chợt mở mắt ngó về phía Tây, thấy có bóng người đang thổi lửa làm cho ánh sáng bừng lên. Ngờ cho là bọn cướp. Nhưng nhìn kỹ lại hồi lâu, Sư thấy Văn Cát, vị cứu tinh của mình năm ngoái lù lù đi tới. Mừng quá, Sư gọi to: "Văn tiên sinh!"

Nghe kêu Văn Cát cầm lửa lại soi rồi hỏi: "Đại sư phụ, sao hãy còn ở đây?"

Sư bèn đem thuật lại sự việc mình vừa trải qua. Văn Cát ngồi xuống, an ủi mấy lời và cho Sư uống một chén nước ấm. Uống xong Sư tiếp ngủ ngay.

Đêm nay, gặp lại Văn Cát, Sư thấy thanh tịnh.

Sáng hôm sau, Văn Cát đem quần áo của Sư đi giặt và thay cho quần áo sạch, đồng thời cũng mang đến một chén thuốc bảo Sư uống, rồi nấu cháo gạo vàng cho Sư ăn.

Ăn xong cháo, hạn xuất, người thấy nhẹ nhỏm. Sư thấy hết bệnh và ngồi lên được, cầm tay Văn Cát nói:

- Hai phen nguy hiểm, nhờ ông cứu thoát, tôi cảm ân vô cùng!

- Chuyện nhỏ có gì đâu.

Một lần nữa, Văn Cát khuyên Sư bãi việc lạy hương, vì đường còn xa mà thân mới vừa thoát bệnh, không sao đi đến đích được.

Sư quả quyết:

- Dù chết, tôi cũng đành, tôi không muốn sai nguyện báo hiếu.

- Lòng hiếu của ông kiên cố quá!

Sư liền hỏi:

- Tiên sinh từ đâu đến?

- Từ Trường An.

- Rồi còn đi đâu nữa?

- Nay tôi trở về Ngũ Đài Sơn đây!

- Tiếc quá, tôi còn bệnh, lại phải vừa đi vừa lạy, làm sao theo chân ông được?

Văn Cát nói:

- Đấy! Tôi xem ông từ cuối năm ngoái, vừa đi vừa lạy, đến nay đi có được bao nhiêu dặm đường. Thế thì đến bao giờ, năm nào mới đi đến nơi được? Thân ông lại chẳng được khỏe, thì quyết nhiên khó mà tiến hành nổi chuyện này. Vậy một lần nữa, Cát này xin khuyên ông chẳng cần nhất định phải lạy nữa làm chi. Cứ đi lên mà triều lễ Ngũ Đài Sơn là cũng đủ rồi vậy.

Sư nhìn Văn Cát, mắt hiền lành, rồi đáp:

- Thâm cảm lời khuyên chí tình và lòng tốt của ông. Nhưng từ khi lọt lòng mẹ ra đời, tôi chưa thấy mặt người. Sinh tôi ra còn nằm trong bọc, là mẹ tôi đã qua đời rồi. Vì sanh tôi mà mẹ tôi chết! Cha tôi, duy có một tôi là đứa con độc nhất, thế mà rốt cuộc tôi lìa bỏ gia đình, bỏ trốn đi. Cha tôi vì tôi mà từ quan, tuổi thọ giảm mất và chết lần mòn, tôi cũng không thấy mặt lại. Cha mẹ như trời cao biển rộng. Long tôi luôn thắc mắc không yên suốt mấy chục năm trường. Vì đó mà tôi phát nguyện siêng triều Ngũ Đài Sơn để cầu chư Bồ tát, chư Phật gia bị, độ cho vong linh cha mẹ tôi sớm thoát khỏi, sớm sinh về cõi Tịnh Độ hoặc cho thiên tai ngàn sau trước mắt..., nếu tôi chẳng đến được thánh cảnh Ngũ Đài Sơn, tôi cũng chẳng dám thối lui trọng nguyện này. Nếu chẳng may thân này có chết đi, thì hồn này vẫn tiếp tục lạy cho đến Ngũ Đài Sơn mới thôi.

Văn Cát cười hoan hỷ và nói:

- Thật là hiếu tâm kiên cố! Nay tôi về Ngũ Đài Sơn, cũng không có chuyện gì gấp. Tôi xin thay ông mang hành lý, làm bạn đường đưa ông đi. Ông cứ việc vừa đi vừa lạy thì được nhẹ nhàng, có thể đi nhiều và xa hơn, mà tâm ông cũng chẳng phải chia chẻ.

- Nếu được như thế thì công đức của ông vô lượng. Tôi mà đi lạy đến được Ngũ Đài Sơn, tôi nguyện đem công đức này một nửa hồi hướng cho cha mẹ tôi sớm chứng Bồ đề, còn một nửa xin dâng ông để đáp lại lòng tốt của ông, ý ông thế nào?

- Chẳng dám! Ông là người con hiếu thảo, chuyện tôi làm là thuận tiện đường đi, ông chẳng cần nói chuyện ơn nghĩa.

Thế là ông Văn Cát ở giúp đỡ săn sóc Sư trong bốn hôm là lành bệnh.

GHI CHÚ:

(1): Một bài học rất thâm thúy. Nước và tuyết khác tên, khác tướng, nhưng thể đồng, không gì sai khác. Cũng như Phàm - Thánh, Tâm - Thức, Sanh Tử - Niết Bàn. Chúng sanh với Phật tuy hai nhưng vốn là một thôi.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

Chào bạn battinh,
Soạn giả của quyển sách này căn cứ ở tác phẩm Hư Vân Hòa Thượng Tự Thuật Niên Phổ (虚云和尚自述年谱) để soạn dịch thành quyển sách này . Hư Vân Hòa Thượng Tự Thuật Niên Phổ là lời tự thuật của chính Hòa thượng Hư Vân về những biến cố trong suốt cuộc đời dài (119 năm!) của hòa thượng . Nguyên tác Hán văn của tác phẩm này có ở đây: http://www.fosss.org/Book/XuYun/Index.html và ở đây: http://book.bfnn.org/books2/1184.htm#a02

Mặc dầu người in quyển sách này yêu cầu "Xin chư vị nào có duyên đọc tài liệu này, đừng nên so sánh bản dịch này với bản dịch của một vị khác mà phê phán, chỉ nên xem "như là" (như thị) và chỉ "như là" (như thị) thôi" nhưng vì KKT thấy có chỗ cần phải đính chính cũng như cần bổ túc nên mới viết thêm ở đây:
battinh đã viết:
3. XUẤT GIA:

Đến năm mười chín tuổi, Hòa thượng quyết lìa tục, Phú Quốc cũng hưởng ứng.

Phen này kín đáo thăm dò đường đi nước bước, cả hai trốn xuống Phước Châu lên núi Cổ Sơn, lên chùa Dõng Tuyền, lễ Thường Khảo Lão nhân, xuống tóc quy y, để lại cho hai vợ một bài thi "Thời đại ca" (Cái túi da)...
Bài thi này là Bì Đại Ca (皮袋歌) = Bài Ca Cái Túi Da (bì = da; đại = túi).

battinh đã viết:
Qua năm sau ba mươi tám tuổi: Sư đến Hàng Châu triều bái chùa Tam Thiên Trúc. Dọc đường, thuyền nhỏ, người đông, Sư không biết làm thế nào, đành phải chịu cảnh chung đụng với thanh niên phụ nữ. Đến khuya, trong lúc ngủ mê, thấy có người đập tay lên mình. Tỉnh giấc, Sư thấy một phụ nữ ngồi sát một bên. Hốt hoảng, nhưng không nói gì, Sư lật đật ngồi dậy, tréo chân ngồi trì chú.

Người nữ ấy, từ đó đến sáng, không còn động đậy nữa. Về sau, mỗi khi nhớ lại ngụy cảnh này, Sư tự nhủ: "Nếu thất giác chiếu thì bại rồi còn gì. Công phu bấy lâu ắt đã thả trôi theo dòng nước".
Ở nguyên tác thì chính xác là "Tỉnh giấc, Sư thấy một phụ nữ trút bỏ y phục ngồi sát một bên". Nguyên tác Hán văn là "kinh tỉnh, kiến lân nữ tá y tương tựu" (驚醒, 見鄰女卸衣相就). Tá y = trút bỏ y phục (tá 卸 = cởi; y 衣 = áo quần).

KKT bổ túc thêm chi tiết này không phải có ý "bậy bạ" gì ở đây mà chỉ là muốn cho độc giả hiểu chính xác thêm về sự kiện xảy ra lúc đó: nếu chỉ là một người phụ nữ đụng chạm vào thân thể thì cũng khó có thể kết luận ngay rằng người này có ý đồ bất chính gì là vì thuyền đông người mà, lỡ đụng chạm vào thân thể nhau cũng là chuyện không thể tránh được . Thế nhưng ở đây người này đã trút bỏ y phục thì dụng ý tà vạy đã quá rõ ràng rồi ! Kể thêm chi tiết này cũng là để cho độc giả thấy hòa thượng Hư Vân gặp phải một thử thách "nguy hiểm" như thế nào ! :-P

Có một bản Việt dịch khác của tác phẩm này ở đây: Biên Niên Tự Thuật của Thiền Sư Hư Vân http://www.dharmasite.net/tieusuhthv.htm

tangbong cafene


Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân này chẳng thẳng đời này độ
Lại đợi đời nào độ thân này ?
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sơ Lược Tiểu Sử Hư Vân Hòa Thượng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Cám ơn hai vị LaughingHaHa và Khongduyen123.

Tôi cũng chẳng biết chi nhiều về cuộc đời của Hòa Thượng Hư Vân ngoài cuốn sách tôi hiện có, thầy Khongduyen123 căn cứ vào tấm hình cũ nói về Hòa thượng Tuyên Hóa quy y với Hư Vân, và đạo hữu LaughingHaHa dựa vào các tài liệu trên mạng để bổ sung về các thuật ngữ bằng tiếng Hán trong những đoạn mà tác giả cuốn sách dịch ra tiếng Việt v.v...

Dù chúng ta có nói thế nào cũng không quan trọng, và cũng không làm sao hiểu biết hết những mốc thời gian của một đời người, riêng chúng ta và cả mọi người (viết nhật ký hay tùy bút v.v...). Trong sách, trên mạng hay hình ảnh chỉ ghi chép lại những chuyện quan trọng của từng năm tuổi trong cuộc đời Hòa thượng Hư Vân để cho thấy những kinh nghiệm và biện pháp ứng xử của Hòa thượng, và biết đâu chừng những điều Hòa thượng kể cũng có thể xảy ra trong cuộc đời của mình trong hành trình vạn dặm về quê hương.

Kinh chúc hai vị thân thường mạnh khỏe, tâm luôn an lạc. tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách