TIỂU SỬ NI TRƯỞNG Diệu Viên

Kính mời các bạn góp sức bảo tồn tất cả các tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam và thế giới, tiểu sử tăng ni, và Phật tử có công trong việc hoằng truyền Phật pháp.
Nội qui chuyên mục
- Trong quá chứ ban quản trị diễn đàn đã chịu rất nhiều phiền toái, do những kẻ giả mạo chùa và đoàn thể từ thiện để kêu gọi giúp đỡ. Một lần nữa chúng tôi yêu cầu tất cả các thành viên không được gởi thư kêu gọi từ thiện lên diễn đàn và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung đăng tải bởi thành viên.
mimosa
Bài viết: 103
Ngày: 24/08/07 10:05

TIỂU SỬ NI TRƯỞNG Diệu Viên

Bài viết chưa xem gửi bởi mimosa »

TIỂU SỬ NI TRƯỞNG Diệu Viên
Ni Trưởng Diệu Viên
Ni Trưởng Diệu Viên
Ni Truong_Dieu Vien-5.jpg (14.43 KiB) Đã xem 1150 lần
(1905-1974)

Ni trưởng Thích nữ Hướng Đạo, pháp danh Trừng Thành, hiệu Kim Sa.

Thế danh : Phan Thị Huệ.

Sinh năm Ất Tỵ (1905).

Thân phụ là cụ Phan Đình Ngân.

Thân mẫu là bà Quách Thị Hảo.( Cụ bà sau này cũng xuất gia thọ Tỳ-kheo-ni Bồ-tát giới, pháp danh Tâm Nhàn, tự Diệu Nhẫn, hiệu Liên Khai.)

Ni trưởng có năm anh em, hai người anh xuất gia. Trong quá trình tu học điều có sở đắc:( Ngài Thích Kim Cang và Thầy Thích Như Hải).

Năm (1922) ,nhân đọc truyện Bồ-tát Quán-thế-âm, cảm phục đức từ bi và hạnh nhẫn nhục của Ngài, nên phát tâm xuất gia. Ý nguyện xuất gia của Ngài đều được song thân chấp nhận.

Năm mười tám tuổi (1923) người tìm đến chùa Từ Hiếu Quy y với Ngài Huệ Minh và xin thế phát xuất gia thọ giáo với Ngài Huệ Pháp ở chùa Thiên Hưng.( Bấy giờ ở Thừa Thiên chưa có chùa Sư nữ .Ni trưởng là vị xuất gia đầu tiên bên nữ nên phải tạm tá túc ở chùa Từ Hiếu.)

Khi túc duyên đã đến. Một hôm, Người gặp cụ bà Hồ Thị Thể Anh ( tức là cụ Ưng Dinh) trình bày chí huớng của mình. Sau đó cả hai vị đồng tình đi tìm chổ yên tĩnh hợp với nữ tu để lập chùa, làm chổ tĩnh tu ( thực chất lúc đó chỉ là một am tranh nhỏ Tức là chùa Diệu Viên ngày nay).

Chùa Diệu Viên toạ lạc trên đồi núi thuộc làng Thanh Thủy Thượng, xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.

Năm 1951 cụ Ưng Dinh vận động thêm một số Phật tử hảo tam góp phần công đức xây dựng được một ngôi chùa bằng ngói và một Tăng đường.

Năm (1951) Ni trưởng cho các vị đệ tử lớn: Tức là Ni Sư Thích Nữ Chơn Thông, Nguyên Chơn, Chơn Hiền và Chơn Tịnh lên học trường Trung Đẳng Phật học tại chùa Báo Quốc.

Năm (1953) Ni trưởng trùng tu ngôi chùa lần hai.

Năm (1959) nhân khi thấy dân chúng ở vùng này phần nhiều nghèo khó bệnh tật, nên mở Bệnh Xá để khám bệnh bốc thuốc, do các Ni cô đảm nhiệm.

Năm (1960) Ni trưởng thấy các cụ già yếu đuối cô đơn, bệnh tật nên mở Dưỡng Lão đường để các bà có nơi an dưỡng tu niệm.

Giữa năm (1962) Ni trưởng cho tất cả trường sơ học miễn phí để giáo dục những trẻ em trong thôn xóm, không có điều kiện đến trường.

Cùng năm này, Ni trưởng khởi sự đại trùng tu chùa lần ba, xây cất thêm nhà tây để đủ tiện nghi cho Ni chúng tu học. Số tín nữ xuất gia ngày càng đông.

Năm (1965) mở thêm ba lớp mẫu gióa, lấy hiệu vườn trẻ Lâm-tỳ-ni Diệu Viên, có xe đưa đón hằng ngày.

Năm (1966) xây cổng Thanh Trúc và Đông Quán Thế Âm.

Ngày 01/ 03/ 1974 Sư cụ dư tri thời chí, an người viên tịch, bảo tháp tại chùa Diệu Viên.

Ni trưởng thọ 69 tuổi, suốt đời ngoài việc đào tạo giáo dục Ni chúng, Ngài đã không ngừng làm các công tác từ thiện để phục vụ trong tinh thần tích cự hỷ xả - vị tha, hầu giảm bớt phần nào khổ đau và đem lại nguồn an lạc cho mọi người, theo phương châm “ phục vụ chúng sanh là báo ân chư Phật”.

Đệ tư của Ni trưởng đến nay, rất đông đang hoằng dương Chánh pháp ở nhiều nơi như :

“ Huế, Sài Gòn, Phan Thiết, Đà Lạt……”Trong đó có một đệ tử đã là Ni Trưởng rường cột trong Ni giới.


Hì hì người ta ký mình cũng bắt trước ký cho giống người ta:
Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai, Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai, Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Bản chữ Nôm:
Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười, Trước mặt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi, Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai.
Mãn Giác 1052-1096, Thiền sư Việt Nam thời Lý

http://daitangkinhvietnam.org
http://diendan.daitangkinhvietnam.org
http://tudien.daitangkinhvietnam.org
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách