Hội thảo ngành Hoằng Pháp năm 2011

Kính mời các bạn góp sức bảo tồn tất cả các tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam và thế giới, tiểu sử tăng ni, và Phật tử có công trong việc hoằng truyền Phật pháp.
Nội qui chuyên mục
- Trong quá chứ ban quản trị diễn đàn đã chịu rất nhiều phiền toái, do những kẻ giả mạo chùa và đoàn thể từ thiện để kêu gọi giúp đỡ. Một lần nữa chúng tôi yêu cầu tất cả các thành viên không được gởi thư kêu gọi từ thiện lên diễn đàn và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung đăng tải bởi thành viên.
tanphuqm
Điều Hành Viên
Bài viết: 55
Ngày: 13/03/08 00:19
Giới tính: Nữ
Đến từ: http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/forum.php

Hội thảo ngành Hoằng Pháp năm 2011

Bài viết chưa xem gửi bởi tanphuqm »

THÔNG BÁO
V/v Tổ chức Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc
và Tập huấn Hoằng pháp viên năm 2011, tại Bình Dương



Kính gửi: - Ban Trị sự các Tỉnh Thành hội Phật giáo

- Ban Hoằng pháp các Tỉnh, Thành hội Phật giáo

- Căn cứ chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VI (2007 - 2012) và năm 2010 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Hoằng pháp Trung ương;

- Căn cứ Công văn số: 192/CV/HĐTS, ngày 05.6.2010 của HĐTS GHPGVN V/v Thống nhất cho Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương tổ chức Hội thảo bồi dưỡng, tập huấn Hoằng pháp toàn quốc năm 2011 tại Bình Dương

- Căn cứ Công văn số: 434 ngày 09.6. 2010 của Ban Tôn giáo Chính phủ V/v cho phép tổ chức Hội thảo Hoằng pháp năm 2011 tại Bình Dương.

- Căn cứ công văn số: 349/UBND-VH, ngày 05tháng 02 năm 2010 của UBND tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận cho phép Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương đăng cai tổ chức Hội thảo Hoằng pháp tại Bình Dương.

Để hoạt động Hoằng pháp được triển khai, thực hiện đồng bộ, hiệu quả và vạch ra phương hướng Hoằng pháp ngày càng phát triển và ứng dụng giáo lý của Đạo Phật vào cuộc sống trong thời hội nhập; xứng tầm với một tôn giáo của Dân tộc, đồng hành suốt quá trình lịch sử cùng dân tộc Việt Nam, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương tổ chức Khóa Hội thảo và Tập huấn Hoằng pháp viên cho chư Tăng, Ni, Giảng sư và Phật tử Ban Hoằng pháp các Tỉnh, Thành hội Phật giáo toàn quốc, theo chương trình, nội dung như sau:

1. Thời gian: Từ ngày: 10.03.2011 đến ngày 13.03.2011 (06-09.2.Tân Mão)

2. Địa điểm:

a- Khai mạc: Sân vận động, tỉnh Bình Dương (khoảng 30 đến 40 ngàn Tăng, Ni và Phật tử tham dự)

b- Hội thảo: Công viên Văn hóa Thanh Lễ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (dự kiến khoảng 1300 vị).

c- Tập huấn Hoằng pháp viên: Chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương (khoảng 3000 Hoằng pháp viên).

3. Thành phần tham dự:

- Chư Tôn giáo phẩm Lãnh đạo Trung ương GH, Thành viên Ban Hoằng pháp Trung ương, các Ban, Viện Trung ương GH, Ban Trị sự các Tỉnh Thành, Ban Hoằng pháp các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, khách mời (chính Quyền, Ban Trị sự các tỉnh thành).

- Mỗi đơn vị Ban Hoằng pháp Tỉnh, Thành cử từ 15 đến 20 đại biểu.

4. Nội dung sinh hoạt:



a. Triển khai về định hướng hoạt động và phát triển sự nghiệp Truyền bá Chánh pháp.

b. Tìm hiểu chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.

c. Tổ chức tập huấn Hoằng pháp viên.

d. Tổ chức Hội trại Gia đình Phật tử của tỉnh Bình Dương

h. Tổ chức Hội thảo Hoằng pháp với chủ đề chính: “PHẬT GIÁO VỚI DÂN TỘC”, và các chủ đề thảo luận khác:

1. Hoằng pháp với phương châm: “ Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa Xã hội”.

2. Hoằng Pháp với đồng bào Dân tộc.

3. Hoằng Pháp với thanh thiếu niên.

4. Hoằng Pháp với công tác Từ thiện Xã hội.

5. Hoằng Pháp với thời hội nhập.

6. Hoằng Pháp với Phật giáo Hải ngoại.

7. Hoằng Pháp với môi trường và thay đổi khí hậu.

8. Hoằng Pháp với việc xây dựng ngôi chùa văn hóa, du lịch tâm linh.

9. Hoằng Pháp với Nghi lễ Phật giáo.

- Đề nghị Ban Hoằng pháp các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, mỗi đơn vị viết ít nhất từ 02 đến 03 bài tham luận theo các chủ đề trên.

e. Tổ chức các chương trình khác như: Lễ Cầu An, Cầu Siêu, Văn nghệ, Triển lãm, Ẩm thực...

5. Cư trú và ẩm thực:

- Cư trú: Thành viên tham dự khóa Hội thảo cư trú tại các khách sạn do Ban Tổ chức bố trí. Đại biểu Phật tử tham dự khóa Tập huấn Hoằng pháp viên tự túc kinh phí đi lại và cư trú, Ban tổ chức sẽ hướng dẫn bố trí tại các cơ sở Tự, viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường …

- Ẩm thực: Ban Tổ chức cúng dường.

6. Tài chánh:

- Cung thỉnh chư Tôn đức, Tăng Ni, kêu gọi các doanh nhân, doanh nghiệp, mạnh thường quân, quí vị hộ pháp và quí Phật tử phát tâm cúng dường.

7. Phương thức thực hiện:

Quý Ban lập danh sách các thành viên tham dự khóa Hội thảo và Tập huấn Hoằng Pháp viên cho Phật tử theo mẫu như sau:

Số TT


Pháp danh


Thế danh và 3 tấm ảnh 3.4 (ghi rõ họ tên sau ảnh)


Năm và nơi sinh


Chức vụ


Thường trú


Đề tài đăng ký thảo luận nhóm theo chủ đề nêu trên

01



















02



















- Danh sách đoàn nên ghi rõ chức vụ, số điện thoại di động của Trưởng đoàn, Thư ký và chức vụ các thành viên để Ban tổ chức tiện việc sắp xếp và liên lạc.



- Đại biểu chọn đề tài thảo luận nhóm chỉ cần đánh số thứ tự đề tài đã ghi trên vào cột: “Đề tài đăng ký thảo luận nhóm” trong bảng danh sách đại biểu.



- Thời gian gửi danh sách đại biểu và tham luận:

Để việc in ấn tài liệu và chuẩn bị chu đáo về cư trú và ẩm thực cho các đại biểu, Ban Tổ chức rất mong Ban Trị sự, Ban Đại diện, Ban Hoằng pháp các Tỉnh Thành hoan hỷ gửi danh sách về địa chỉ Email: [email protected] Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. hoặc tại Văn phòng Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, chậm nhất vào ngày 20.02.2011.

Vì sự nghiệp Hoằng pháp, kính mong Quý Ban hoan hỷ triển khai, lập danh sách, gửi bài tham luận theo nội dung Thông báo để công tác tổ chức khóa Hội thảo và Tập huấn Hoằng pháp viên được kịp thời, chu đáo và thành tựu viên mãn.

Trân trọng! TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 01 năm 2011


Nơi nhận:

- Như trên
- BTT HĐTS GHPGVN

- Bộ nội vụ,

- Ban Tôn giáo của Chính phủ,
- Sở Nội vụ- Ban Tôn giáo các Tỉnh, Thành (để biết và giúp đở)

- Lưu









TM. BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự
Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương





Trưởng Ban Tổ chức



Đã ký và đóng dấu

Thượng tọa THÍCH BẢO NGHIÊM


Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo
ducnghi
Điều Hành Viên
Bài viết: 42
Ngày: 16/04/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Hội thảo ngành Hoằng Pháp năm 2011

Bài viết chưa xem gửi bởi ducnghi »

tanphuqm đã viết:THÔNG BÁO
V/v Tổ chức Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc
và Tập huấn Hoằng pháp viên năm 2011, tại Bình Dương







4. Nội dung sinh hoạt:



a. Triển khai về định hướng hoạt động và phát triển sự nghiệp Truyền bá Chánh pháp.

b. Tìm hiểu chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.

c. Tổ chức tập huấn Hoằng pháp viên.

d. Tổ chức Hội trại Gia đình Phật tử của tỉnh Bình Dương

h. Tổ chức Hội thảo Hoằng pháp với chủ đề chính: “PHẬT GIÁO VỚI DÂN TỘC”, và các chủ đề thảo luận khác:

1. Hoằng pháp với phương châm: “ Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa Xã hội”.

2. Hoằng Pháp với đồng bào Dân tộc.

3. Hoằng Pháp với thanh thiếu niên.

4. Hoằng Pháp với công tác Từ thiện Xã hội.

5. Hoằng Pháp với thời hội nhập.

6. Hoằng Pháp với Phật giáo Hải ngoại.

7. Hoằng Pháp với môi trường và thay đổi khí hậu.

8. Hoằng Pháp với việc xây dựng ngôi chùa văn hóa, du lịch tâm linh.

9. Hoằng Pháp với Nghi lễ Phật giáo.

- Đề nghị Ban Hoằng pháp các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, mỗi đơn vị viết ít nhất từ 02 đến 03 bài tham luận theo các chủ đề trên.
Hoằng Pháp ! nhưng xem ra .....mục đích nào cũng có liên quan đến tuyên truyền chính trị hơn là Phật Pháp

:-SS :-SS


[b][color=#0040FF]Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…[/color]
[color=#0040FF]Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…[/color]
[color=#0000FF]Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …[/color]
[color=#8040FF]Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau. [/color]
[color=#FF0000]Đức Nghi[/color][/b]
[img]http://i295.photobucket.com/albums/mm135/thichnhuantruong/thichducnghi.gif[/img]
tanphuqm
Điều Hành Viên
Bài viết: 55
Ngày: 13/03/08 00:19
Giới tính: Nữ
Đến từ: http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/forum.php

Re: Hội thảo ngành Hoằng Pháp năm 2011

Bài viết chưa xem gửi bởi tanphuqm »

TỔNG HỢP THAM LUẬN TẠI HỘI THẢO HOẰNG PHÁP TOÀN QUỐC 2011
22/03/2011 13:14 (GMT+7)
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Bình Dương vừa qua đã thành tựu viên mãn, hội thảo được tổ chức từ ngày 9 đến 13/3/2011, ngay từ ngày 9/3 các hoạt động ngoại vi trong chương trình hội thảo đã được khai mạc, lễ khai mạc chính thức hội thảo diễn ra vào tối ngày 10/3 và bế mạc vào ngày 13/3.

Một số bài tham luận trong hội thảo: (Quý vị có thể xem toàn bộ tham luận bằng cách click vào tên bài viết)


1. Hoằng pháp và sự phát triển của Phật giáo tại Hải ngoại: Thích Nữ Liên Châu - Ban HP Thừa Thiên – Huế

2. Giúp giới trẻ hôm nay tìm được nguồn vui sống: Thích Nữ Hương Nhũ - Giảng viên HVPGVN tại Tp. HCM

3. Hoằng pháp vùng dân tộc tiểu số, nội dung và một số giải pháp: PGS.TS Trần Hồng Liên

4. Vài ý kiến về công tác hoằng pháp trong thời kỳ hội nhập và phát triển: Thích Thông Huệ - Phó ban HPTW, Trưởng ban HP Bình Dương

5. Vai trò của nghi lễ trong việc tải đạo vào đời: Thích Quảng Huy - đơn vị Phú Yên

6. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa Phật giáo trách nhiệm của người hoằng pháp: Thích Minh Lượng - Giảng sư đoàn Hoằng pháp Thừa Thiên Huế

7. Hoằng pháp trong hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo: Ths. Dương Hoàng Lộc - Đại học KHXH & NV ĐH Quốc Gia Tp. HCM

8. Mối tương tác bất ly giữa dân tộc và đạo pháp: Thích Viên Trí - HVPGVN tại Tp. HCM

9. Hoằng pháp với vấn đề du lịch tâm linh: Thích Chúc Tiếp - Ban HP Thái Nguyên

10. Doanh nhân và bảy thứ tài sản: Thích Thanh Thắng - Ủy viên Ban văn hóa TW

11. Văn hóa lễ hội dân tộc là cơ duyên hoằng pháp: Thích Chiếu Ý - Trưởng ban HP tỉnh Đăk Nông

12. Hoằng pháp với vấn đề hòa bình – an lạc cho nhân loại: Ban HP tỉnh Trà Vinh

13. Phật giáo trước sự suy thoái về đạo đức và tâm linh: HT. Thích Giác Toàn - Phó CT HĐTS, Thành viên chứng minh Ban HPTW

14. Đức độ và tài năng trong hạnh nguyện hoằng pháp: Dương Kinh Thành - Ban Phật giáo VN, Viện nghiên cứu Phật học

15. Hoạt động hoằng pháp của Thiền phái Trúc Lâm trong tiến trình hình thành và phát triển Phật giáo Đại Việt: TS. Thích Phước Đạt - Phó ban Văn hóa TW

16. Hoằng pháp với nghi lễ trong đời sống văn hóa tâm linh: Thích Huệ Thông

17. Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn: Cư sĩ Hồng Quang

Đức Hiếu tổng hợp


Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo
tanphuqm
Điều Hành Viên
Bài viết: 55
Ngày: 13/03/08 00:19
Giới tính: Nữ
Đến từ: http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/forum.php

Re: Hội thảo ngành Hoằng Pháp năm 2011

Bài viết chưa xem gửi bởi tanphuqm »

HOẰNG PHÁP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO
TẠI HẢI NGOẠI

Thích Nữ Liên Châu

Ban Hp Thừa Thiên Huế

Đạo Phật được ra đời và phát triển tại Ấn Độ, sau khi đức Phật Niết bàn, khoảng 200 năm, Phật giáo trãi qua những thời kỳ phân hóa và chuyển hóa đã phát triển không những về mặt tư tưởng mà còn về mặt địa dư. Với tinh thần nhập thế mang tính từ bi, trí tuệ, bình đẳng, vô ngã, vị tha, từ Ấn Độ, Phật giáo đã được truyền bá rộng rãi, có mặt khắp các quốc gia trên thế giới và trở thành một trong những tôn giáo lớn của nhân loại.

Do sự lớn mạnh về tư tưởng, cùng với bước chân hoằng truyền chánh pháp của những nhà truyền giáo nên trước khi Phật giáo bị suy tàn ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ XI, thì Phật giáo với những phát triển đa dạng của nó cũng đã lan truyền xa sang các nước khác. Tiểu thừa Phật giáo (Hinayāna), chú trọng giải thoát cá nhân, tiếp tục phát triển tại Tích lan, Miến điện, Thái lan, Lào, Campuchia. Phật giáo Mật tông hay Phật giáo bí truyền phát triển tại Tây tạng. Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna) chú trọng giải thoát toàn thể hưng phát tại Trung hoa, Nhật bản, Triều tiên và Việt nam. Hiện nay, Phật Giáo đã được truyền bá rộng rãi và có mặt ở một số nước Phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Mỹ kể cả Âu Châu và Úc Châu. Nhiều thập niên gần đây, Phật giáo Tây Tạng lan truyền rộng rãi và phổ biến khắp thế giới, nhất là được đại đa số người Tây phương tiếp nhận và họ đã trở thành tín đồ Phật tử chính là nhờ qua những chuyến hành hóa và những nổ lực truyền giáo của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và những đại Lạt ma khác.

Một thực tế không thể phủ nhận là Phật giáo Việt Nam tại Hải ngoại cũng đang thực sự lớn mạnh và đóng góp công sức không ít cho nhu cầu phục vụ tâm linh và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo cho đại đa số tín đồ Phật tử người Việt ở hải ngoại. Để đóng góp vào dòng sinh mệnh của Phật Giáo Việt Nam, mở rộng tầm hoạt động trong vai trò truyền bá chánh pháp không những ở trong nước mà còn ở nước ngoài, đáp ứng được nhu cầu tu học cho quần chúng, đem lại niềm khát vọng tâm linh cho nhiều người đang mong đợi, xây dựng đời sống tinh thần cho đồng bào phật tử các giới ở khắp mọi nơi, thiết nghĩ hàng Tăng Ni, Phật tử chúng ta, những người mang sứ mệnh hoằng pháp với trọng trách”Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” cần phải bắt kịp xu hướng của thời đại và đáp ứng nhu cầu của đa số tín đồ quần chúng, tạo nhân duyên tốt và mở rộng thêm phạm vi cho sự hoằng pháp. Đây có lẽ là một trong những nhu cầu tất yếu cần được sự quan tâm đối với những người có trách nhiệm với sứ mệnh truyền bá chánh pháp, ưu tư tới sự tồn vong và sự thích nghi của Đạo Phật theo đà tiến triển của xã hội và thời đại mới.

1. Xu hướng hội nhập và công tác hoằng pháp trong thời đại mới

Trong thời đại công nghệ phát triển, văn minh khoa học vượt tốc với nhiều kỹ thuật tối tân của nghành truyền thông, điện tử, điện toán, cơ giới, y học …thời kỳ hội nhập cộng đồng quốc tế, sự sinh hoạt của con người thời đại hiện nay, so với vài thập niên trước, đã và đang thay đổi với một tốc độ chóng mặt. Khoa học càng phát triển, nhu cầu quyền lợi vật chất càng tăng, kinh tế một số các quốc gia đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, kéo theo một chuỗi của những nạn thất nghiệp, nạn khủng hoảng môi trường sinh thái. Trên thế giới, những tệ nạn xã hội và những tội ác lại gia tăng như trộm cắp, lạm dụng tình dục, lừa đảo và nhất là những hành động khủng bố đang là mối đe dọa lớn lao nhất cho nhân loại trên hầu hết các quốc gia, đặc biệt là tại các nước tiên tiến Âu Mỹ. Nguyên nhân gây nên những tội ác này chính là do con người đương thời bị khủng hoảng về niềm tin, về con tim, đời sống hạnh phúc hôn nhân gia đình không ổn định, khủng hoảng tinh thần do nghiện ngập rượu và ma túy gây ra nên sa vào vòng trụy lạc để tìm sự lãng quên, gây ra nhiều khó khăn cho nhân quần và xã hội.

Trong thời đại hiện nay, con người thường có khuynh hướng chạy theo những thỏa mãn của dục vọng cá nhân, và mỗi khi lòng ham muốn không được thỏa mãn, con người thường bị rơi vào sự bi quan, chính nỗi “bi quan” này đẩy con người thời đại vào trạng thái cô đơn đầy bất an, lo sợ, đời sống tinh thần bị thiếu hụt dù đang sống trong các điều kiện vật chất đầy đủ với trình độ khoa học kỹ thuật cao. Đức Phật dạy: “Do ái dục phát sanh lo âu, do ái dục phát sanh sợ sệt. Người đã trọn vẹn thoát khỏi ái dục không còn lo âu, càng ít sợ sệt” (1).

Với sự thay đổi trên mọi bình diện cuộc sống của con người theo xu thế của thời đại mới, để giải quyết những vấn đề phức tạp đó, con người phải thực thi tinh thần nhân đạo, nêu cao đời sống luân lý, đạo đức vì lợi ích cho toàn cầu và vì hạnh phúc của con người. Vấn đề đặt ra trước mắt là trách nhiệm và định hướng cho sự hoằng pháp trong thời đại mới để có một tầm vóc tương xứng, liên hệ đến các lãnh vực có tính nền tảng: truyền thống đạo đức tâm linh, môi sinh, các giá trị nhân bản, tôn giáo và văn hóa. Nhằm xây dựng lại các kiến thức và khái niệm cơ bản về tính nhân bản của con người và vũ trụ, tức là ở bình diện siêu hình học, những quy tắc làm nền tảng cho thái độ sống, với chính mình và với tha nhân.

Trong chiều hướng đó, vài thập niên này, Phật giáo không chỉ góp phần cải tạo về mặt xã hội mà nó còn đóng góp về mặt đời sống tinh thần rất quan trọng và có ý nghĩa cho thế giới. Nhiều hội thảo Phật giáo mang tính quốc tế được mở ra ở trình độ cao, các lãnh vực nghiên cứu đã có nhiều thành quả đáng trân trọng. Việc tiếp nối truyền thống của lịch đại Tổ sư, xiển dương lời Phật dạy, ngày nay đang mở rộng đến các quốc gia trên toàn cầu, tạo nên một sự khả quang, một niềm khích lệ lớn, một diện mạo mới của Phật giáo cùng với một hướng nhìn tích cực, thích nghi với mọi hoàn cảnh hơn. Tuy nhiên, sự phát triển của Phật giáo cũng tạo ra nhiều thách thức cho thế giới hiện đại. Qua đó, trách nhiệm hoằng pháp ở trong nước cũng như ở một số quốc gia khác hết sức cần thiết, đáp ứng được xu hướng của thời đại mới, giúp con người củng cố tinh thần để đối phó với những thật tế và những khó khăn của cuộc sống, tránh những tham vọng điên cuồng không thực tế hoặc không thể thực hiện được, phát triển lòng tự tin để vượt qua những khó khăn của đời sống hiện tại.

2. Sự tiếp cận của người phương Tây đối với Phật giáo

Ngày nay, xã hội phương Tây đang hướng về Phật giáo để tìm sự an lạc cho tâm hồn, nhưng họ có thành công hay không là còn tùy vào sự tu học, tư cách và sự nổ lực của những người hướng dẫn và có trách nhiệm trong việc diễn thuyết lời Phật dạy.Một số lớn trí thức Tây phương đã tiếp cận với Phật giáo; đã chiêm nghiệm về cuộc đời Đức Phật, cùng khả năng và trí tuệ siêu việt của Ngài, tư duy những lời dạy về sự thật của con người và cuộc đời của Ngài sau khi đã chứng đạt quả vị Giác ngộ và thành Phật.

Suốt thế kỷ 20, Phật giáo đã dễ dàng du nhập vào các nước phương Tây từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác, bởi vì trọng tâm của Phật giáo là nhấn mạnh trong sự tu tập nội tâm hơn là các hình thức lễ nghi tôn giáo bên ngoài. Cũng giống như các truyền thống Phật giáo của các nước như Thái Lan, Tích Lan, Miến Điện, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Việt Nam, trong suốt các thế kỷ vừa qua, Phật giáo cũng đã có mặt và đang phát triển ở một số nước như Anh, Pháp, Ý, Mỹ. Nhìn chung, Phật giáo đã trở nên phổ biến ở phương Tây vì các yếu tố như tính thiết thực, cách ứng xử đối với các vấn đề thực tiển và không quan tâm đến các vấn đề học thuật cũng như lý thuyết siêu hình.

Đức Phật chủ trương: “Gíao lý của Ta không phải đến để mà tin theo mà là đến để thực hành”. Và Ngài còn nhấn mạnh nếu những người chỉ lễ bái và cầu nguyện thì không thể đạt được giải thoát. Phật giáo luôn khuyến khích mọi người trước hết phải nghiên cứu tường tận giáo lý của Ngài để hiểu và tự suy xét nên hay không nên chấp nhận và tin theo. Điều này rất phù hợp với tư tưởng của người Phương tây.

Nhà sử học văn minh Arnold Toynbee đã nói rằng: "Sự kiện có ý nghĩa nhất của thế kỷ 20 này là sự gặp gỡ giữa đạo Phật và phương Tây."

Qua nhiều thế kỷ, Phật giáo truyền sang nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia nặng về vật chất, lấy lợi nhuận làm cứu cánh, lấy hưởng thụ làm hạnh phúc, dùng tiện nghi làm thước đo sung túc, xem danh lợi địa vị khoa bảng làm thước đo thành đạt.Tiếp tục đẩy xa giá trị cơ bản của con người ra khỏi ý thức thăng hoa.Với kinh nghiệm thực dụng đó, các tôn giáo phương Tây, từ tổ chức nội bộ đến sinh hoạt cộng đồng tín hữu, đều liên kết vật chất song hành với đời sống tín ngưỡng, dùng đủ mọi giáo điều và đức tin để có được tín đồ.

Trong khi đó, Phật giáo luôn khuyến khích họ tự do lựa chọn một đường lối hữu lý và có ý nghĩa cho cuộc sống theo tầm hiểu biết của mình. Có thể nói rằng có ba yếu tố khiến cho người phương Tây hướng về đạo Phật mà các nhà nghiên cứu đã ghi nhận: Thứ nhất, theo người phương Tây, Phật giáo được xem như là một trường phái quy nạp. Tuy có nhiều tông phái khác nhau nhưng vẫn có một điểm chung nhất, đó là mục tiêu giải thoát và giác ngộ. Mục tiêu ấy không phải là siêu hình, mà mỗi người tu học theo lời dạy của đức Phật đều có thể cảm nhận và đạt được nếu họ chịu đi vào con đường thực nghiệm. Điều này đã được minh chứng rõ ràng qua lời dạy của Ngài: “Này các Tỳ kheo, nước trong biển chỉ có một vị đó là vị mặn, cũng vậy, giáo pháp của ta chỉ có một vị đó là vị giải thoát.” Thứ hai, đức Phật luôn nêu cao tinh thần từ bi, những lời dạy của Ngài khiến cho con người có một tâm hồn bao dung và nhân hậu vị tha. Chưa bao giờ trong lịch sử của Phật giáo, người ta thấy có ai đó bị đàn áp hoặc bức tử vì những giáo điều hay đức tin của họ; và Phật giáo cũng không dùng bất cứ một sức mạnh, quyền uy hay sự mua chuộc nào vì sự tồn tại của nó. Mỗi người và mọi người đều được khuyến khích đi tìm chân lý bên trong họ bởi vì Phật giáo vốn không phải là một đạo cứu rỗi và ngay cả Phật cũng từng khẳng định trong Kinh Pháp Hoa, Niết bàn: “Mỗi chúng sanh đều có Phật tánh bên trong”, "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”, “Và này các Tỳ kheo, Như Lai chỉ là người dẫn đường". Chân lý ấy rất xa lạ với những suy nghĩ theo kiểu phương Tây và chính điều ấy đã gây một ấn tượng lớn cho tất cả những ai được tiếp xúc với đạo Phật. Đức Phật từng nhắc nhở các hàng đệ tử của mình: “Đừng tin tưởng điều gì vì tập quán lưu truyền,…vì được nhiều người nhắc đi nhắc lại, …dù đó là bút tích của Thánh nhân,…dù thói quen từ lâu khiến ta cho là điều ấy là đúng. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy quyền của các Thầy dạy ngươi. Nhưng chỉ tin tưởng điều gì mà chính các ngươi đã từng trãi, kinh nghiệm và công nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời”. (Kinh Tăng Chi Bộ)

Thứ đến, đạo Phật đặt nặng vấn đề giải thoát tự thân, tin tưởng vào sự nỗ lực cá nhân và sự hữu hiệu của thiền định để tự chiến thắng, tự kiểm soát, tự thanh tịnh hóa, và giác ngộ nên có ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả những ai biết tìm về với nó. Đạo Phật cũng rộng mở cho những ai phạm phải sai lầm mà biết quay đầu hối cải. Trong Kinh Thủy sám có nhấn mạnh: “ở đời có hai hạng người có sức mạnh nhất; một là người không bao giờ tạo tội; hai là người tạo tội rồi mà biết ăn năng sám hối”. Vì thế, Phật giáo quan niệm một cách chính xác rằng tất cả mọi sự ở đời đều từ con người, do con người, vì con người và cho con người chứ không bao giờ ỷ lại, nô lệ hoặc thừa nhận bất cứ một thế lực ngoại lai, một đấng siêu nhân hay Thượng đế nào có khả năng ban phước hay giáng họa cho con người. Chính con người chịu trách nhiệm về những hành động tốt xấu của chính mình.

Ngày nay, sự giao lưu văn hóa giữa Đông và Tây đã trở thành mỗi ngày một thêm phong phú và phát triển đa dạng. Đó là hiện tượng toàn cầu hóa của thế giới về các mặt văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội. Từ đầu thế kỷ 20, Phật giáo đã đánh thức sự quan tâm đáng kể ở phương Tây với những nền tảng như đạo đức, văn hóa… và có nhiều người đã tiếp thu những quan điểm của các hiệp hội phương Tây hoặc của Phật giáo hoặc của những người có tình cảm với Phật giáo. Điều này có lẽ được minh họa qua lời phát biểu của nhà đại khoa học Albert Einstein ở thế kỷ 20 rằng mặc dù Ông không phải là một người theo tôn giáo, nhưng nếu là người có tín ngưỡng thì ông sẽ chọn là một Phật tử.

Có thể nói, Đạo Phật đã đóng góp một vai trò quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại và trong tư tưởng phương Tây hiện tại cũng như ở tương lai.

3. Sự Hoằng pháp ở các nước Phật giáo Châu Á

Đạo Phật tại các nước Á châu được thực hiện dưới nhiều hình thức, ngày nay chúng ta thấy những người Phật tử theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda), Đại thừa (Mahāyāna) và Mật tông (Vajrayā na), họ thực hành lời Phật dạy theo văn hóa truyền thống Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng và Ân Độ.

Sau khi Phật nhập Niết bàn, Phật giáo đã trực tiếp truyền sang các nước lân cận, các đệ tử của Ngài trên nhiều quốc gia khác nhau, ở vào mỗi thời điểm khác nhau đã sát nhập truyền thống và văn hóa địa phương vào tôn giáo khi Phật giáo trở nên phổ thông và phát triển tại các nước đó. Vì thế, Phật giáo được truyền bá và hội nhập một cách mau chóng nhất là ở các nước Châu Á. Từ thời Đức Phật đến thế kỷ 15 sau Tây lịch, Ấn độ nói riêng và thế giới nói chung. Con người gắn liền với thiên nhiên và muôn thú, đời sống giản dị, các giá trị đạo đức nhân cách rất được coi trọng.

Người dân các nước châu Á có khuynh hướng tin tưởng thần linh, sùng bái ngẫu tượng. Các tôn giáo cổ nặng về lễ nghi, cúng tế, nhất là tại Ấn độ là nơi tôn thờ của các Thần linh một cách triệt để, tạo cho quần chúng an phận, an phận kiếp người cũng như an phận giai cấp, đào sâu tính bất bình đẳng trong xã hội mà ngày nay vẫn còn một số quốc gia chưa xóa bỏ.

Thực ra, đức Phật không dạy các tập tục và lễ nghi mà như một số nước Phật giáo ở Châu Ấ đang áp dụng hiện nay và Ngài cũng không khuyến khích tín đồ của Ngài theo nghi lễ cỗ truyền đang thịnh hành thời Ngài còn tại thế ở Ân Độ. Ngài chỉ chú trọng về việc thuyết giảng giáo pháp của Ngài; lối sống hướng thiện, chân chánh và nhận chân được sự thật của cuộc đời. Ngày nay, một số nước có đại đa số tín đồ là Phật giáo lại nảy sinh ra nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống và được chấp nhận như là của Phật giáo. Sự hoằng pháp vào thời đức Phật đem lại lợi ích cho nhân sinh bằng cách khôi phục giá trị tuyệt đối đời người mà không còn tùy thuộc sâu nặng bởi thần linh. Ấn Độ không có khuynh hướng hưởng thụ, xem cuộc sống là cỏi tạm, họ chú hướng về tâm linh, nhưng một loại tâm linh nô lệ hóa bởi tha lực. Đây là sự khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo tại Ấn.

Tất nhiên chúng ta không nên chấp nhận những hình thức truyền thống Phật giáo riêng của mỗi nước cho là giáo pháp chân truyền mà Đức Phật đã dạy, mà phải bằng sự nghiên cứu, thực hành và nỗ lực truyền bá những gì Ngài đã dạy, để góp phần xóa bỏ, hay ít nhất cũng giảm thiểu mọi nghi thức lầm lạc mà nhiều tín đồ quần chúng đang thực hành dưới danh nghĩa Phật giáo.

Càng ngày, người phương Tây càng nhận ra rằng Phật giáo hiện đại ở Châu Á không chỉ là một phương tiện để giải phóng tâm hồn con người mà còn là một phương tiện gây ra được nhiều biến chuyển về xã hội và chính trị. Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Phật giáo Châu Á đương đại đã có sự ảnh hưởng lớn và đóng vai trò rất quan trọng đối với thế giới trong việc truyền bá chánh pháp, và hướng dẫn đời sống tinh thần, như Thiền sư Nhất Hạnh, Đúc Đạt Lai Lạt Ma, Ngài Tịnh Không, Hư Vân …

Trong thế kỷ 20, về mặt hình thức, chùa tháp, tự viện cũng được tu sửa và xây cất rất nhiều, về nội dung thì phương pháp thiền Phật giáo trở nên phổ biến và số người tu tập ngày càng gia tăng. Có thể nói thiền như là một tinh hoa của Phật giáo phương Đông. Đây là một phương pháp rất bổ ích và phổ biến cả trong đạo lẫn ngoài đời, đã mang đến một tinh thần trong sáng, định tĩnh cho những người thực tập thiền. Phải nói đây là một phương pháp sống hữu hiệu cho tất cả, bất luận là người phương Đông hay Tây, là tôn giáo hay không tôn giáo.

Ở các nước châu Á, trong suốt thế kỷ qua, giới trí thức cũng đã được gia tăng và có nhiều sự đóng góp trong việc truyền bá Phật giáo và phát triển cộng đồng Phật giáo. Một sự phát triển khác là các học giả và các nhà nghiên cứu Phật giáo phương Tây đã đến các quốc gia châu Á để nghiên cứu Đạo Phật. Họ cùng với những nhà trí thức Phật giáo ở các nước châu Á đã viết, biên sọan, dịch thuật tam tạng và cho xuất bản nhiều kinh điển Phật giáo đóng góp không ít trong việc truyền bá chánh pháp.

4. Một số vấn đề cần lưu ý khi ra hoằng pháp tại hải ngoại

Một vấn đề hết sức thiết yếu trong khi ra hoằng pháp tại hải ngoại là làm thế nào để Phật giáo hòa nhập và thích ứng trong mọi lãnh vực sinh hoạt ở mỗi quốc gia nhất là ở xã hội phương tây, trong khi đó vẫn giữ được tính xác thực và sự trong sáng của lời Phật dạy.

Mỗi quốc gia có lịch sử và văn hóa riêng, và vì thế sự giảng dạy phải tùy thuộc với mỗi trường hợp.

Phật giáo với tinh thần “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”, sử dụng phương tiện thiện xảo trong lúc hoằng pháp nhưng cần phải dựa vào giáo lý và những kiến thức căn bản của đạo Phật. Vì vậy, vấn đề đi quá xa trong khi truyền giáo cũng cần được lưu ý. Nên tránh tình trạng lạm dụng chân lý để mưu cầu lợi dưỡng cho cá nhân hoặc đưa những phương pháp, phong tục tập quán, những văn hóa mê tín mang tính phi Phật giáo vào trong Chánh pháp. Do chiều hướng suy thoái của các tôn giáo cổ truyền ở một số nước Tây phương, để lấy lại đức tin và thu hút tín đồ, và do vấn đề cạnh tranh về tôn giáo mà hiện nay một số tôn giáo đang có những kế hoạch và âm mưu cải đạo tín đồ Phật Giáo Á Châu. Vì thế, chúng ta nên có một đường hướng rõ ràng và phương pháp giáo dục Phật giáo cụ thể để áp dụng ở xã hội phương tây.

Khi giảng dạy ở ngoại quốc, điều quan trọng nên dạy về những định nghĩa đến hầu hết những thuật ngữ thiết yếu của Phật giáo nhờ vậy người ta mới hiểu biết những gì Phật giáo đang nói đến. Muốn vậy, mỗi vị thầy hướng dẫn Phật pháp phải nắm rõ thật vững về giáo nghĩa Tam tạng và phải luôn nâng cao kiến thức trình độ, ngôn ngữ, có tầm nhận thức sâu sắc, có tinh thần trạch pháp, quyết định và tư duy chín chắn trước khi trình bày một vấn đề. Chính những yếu tố này sẽ giúp cho vị giảng sư vượt qua những sự khó khăn khi diễn bày giáo pháp.

Tránh tình trạng như một số vị giảng sư khi thuyết pháp thì cho rằng chỉ có mình giảng là đúng lời Phật dạy, còn những người khác giảng là không đúng, nhạo báng, bài xích, hậu quả là làm cho một số Phật tử tín đồ có tâm đạo mới bước đầu tu học Phật pháp rơi vào tình huống bối rối hoang mang, không biết pháp nào chánh đáng để theo mà thực hành.

Việc Hoằng pháp đến cộng đồng dân cư, đến những quốc gia còn nghèo nàn, lạc hậu, không thể không chú ý đến những nhu cầu cần thiết của người dân.Chính vì thế, người hoằng pháp ngoài trang bị kiến thức giáo lý, trình độ và nghệ thuật diễn giảng trên pháp tòa, mà còn có nghệ thuật hòa nhập quần chúng, thích nghi với đối tượng, có nội dung thích ứng với đối tượng và lắng nghe nhu cầu cũng như tâm tư của đối tượng, điều nầy đòi hỏi người hoằng pháp phải có lý tưởng xã hội, và khi nhập cuộc hành sự, phải có sự đánh giá kết quả hầu rút kinh nghiệm trong tương lai.

Nghĩa là lý tưởng xã hội phải có trong lý tưởng hoằng pháp, bởi vì, “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”; Tinh thần Phật giáo là tinh thần năng động chứ không thụ động. Tinh thần hoằng pháp của Phật giáo không chỉ biết đem lý thuyết đến cho thinh chúng mà còn phải biết hòa nhập vào xã hội qua nhiều lĩnh vực cụ thể; vệ sinh thường thức, kỷ thuật gieo trồng, kiến thức môi sinh, hạnh phúc hôn nhân, giáo dục trẻ em, kinh tế tài chánh, quản trị, tổ chức, huấn nghệ…

Chúng ta phải luôn học hỏi và đón nhận sự phê bình với tính cách khách quan không nên nản lòng thối chí. Nếu những lời phê bình mang tính cách góp ý xây dựng thì không nên cố chấp mà phải công nhận, sửa đổi, thăng tiến để điều hợp trong mọi tình huống, trong mọi quốc gia, và xã hội.

Một điều quan trọng nữa là làm thế nào để đối xử với những kẻ làm rối loạn và chống đối? Nên thể hiện thiện chí của mình, cố gắng trình bày, khéo léo thuyết phục để người khác hiểu vấn đề. Tìm cách chuyển hóa, phát triển mối thân hữu với họ, thiết lập sự truyền thông với những người đó, luôn giữ thái độ nhu hòa, tạo sự ảnh hưởng lớn đối với họ và những người xung quanh để họ tự cải tiến và dần hướng dẫn họ trở nên lương thiện. Phát huy đức tính kiên định vững vàng, hy sinh như tinh thần thuyết pháp của Phú Lâu Na, một vị Thánh đệ tử được mệnh danh là thuyết pháp đệ nhất trong hàng Thanh văn thời Phật còn tại thế, có như thế, Phật giáo mới mong tồn tại vĩnh viễn với thời gian và siêu việt cả không gian.

Suốt 49 năm hoằng hóa độ sanh, mục đích của Thế Tôn khai thị cho mọi người thấy được khả năng trí tuệ của mình hầu chủ động trong cuộc sống. Ngài đã từng khuyến khích các hàng đệ tử của mình: “Hãy ra đi, Này các Tỳ kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người; đem hạnh phúc lại cho nhiều người, vì lòng từ bi, vì hạnh phúc của chư Thiên và nhân loại. Mỗi người hãy đi một ngã. Này hỡi các Tỳ kheo, hãy hoằng dương Giáo pháp, toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa và toàn hảo ở đoạn cuối, toàn hảo trong cả hai, tinh thần lẫn văn tự.

Có những chúng sanh vướng ít nhiều cát bụi trong mắt và nếu không nghe được giáo pháp sẽ sa đọa. Cũng sẽ có những người am hiểu được Giáo pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc Thiện trí. Hãy truyền dạy Giáo pháp cao siêu. Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác. Được vậy, là các con đã hoàn tất nhiệm vụ” (2).

Tóm lại,“Hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp”, đó là tiêu điểm cho sự truyền bá chánh pháp của đức Thế Tôn ở khắp mọi nơi trên thế giới./.

Chú thích:

(1) Kinh Pháp Cú. 216

(2) Kinh Tăng Nhất A Hàm


Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách