Thuyết “Tam ban” của Ngộ Ấn thiền sư

Kính mời các bạn góp sức bảo tồn tất cả các tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam và thế giới, tiểu sử tăng ni, và Phật tử có công trong việc hoằng truyền Phật pháp.
Nội qui chuyên mục
- Trong quá chứ ban quản trị diễn đàn đã chịu rất nhiều phiền toái, do những kẻ giả mạo chùa và đoàn thể từ thiện để kêu gọi giúp đỡ. Một lần nữa chúng tôi yêu cầu tất cả các thành viên không được gởi thư kêu gọi từ thiện lên diễn đàn và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung đăng tải bởi thành viên.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Thuyết “Tam ban” của Ngộ Ấn thiền sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Sự quân bình giữa tâm và trí trong Thiền học Lý - Trần qua thuyết “Tam ban” của Ngộ Ấn thiền sư

I. Về mặt triết học, thông thường khi nói đến “Tâm” và “Trí” người ta nghĩ rằng đây là hai phạm trù đối lập nhau.

Trí là lý trí, trí tuệ. Nói đến trí là nói đến sự rạch ròi, khúc triết với tư duy logic, là nhận thức lý tính, mang tính chất nghiêm khắc, khô khan.

Tâm là tình cảm, tâm linh. Nói đến tâm là nói đến sự mềm mại, uyển chuyển, là tư duy tình cảm, nhận thức cảm tính. Nói cách khác, đó là sự trực cảm tâm linh.

Thiền chú trọng đến tâm gọi là Tâm tông, cũng còn gọi là , vì chủ trưởng dùng tâm để suy tưởng, để chiêm nghiệm tìm thấy chân lý, theo kiểu trực cảm tâm linh. Đây là một tông phái thuộc Đại thừa Phật giáo với phép tu đốn ngộ, chủ trương tâm truyền: “Trực chỉ chân tâm, kiến tính thành Phật; , bất lập văn tự, ”.

Thiền có gốc gác từ triết học Cổ đại Ấn Độ, trước thời Thích Ca. Gọi cho đủ là Thiền na, phiên âm từ chữ Dhyana của ngôn ngữ Sancrit, hay Jhanà của ngôn ngữ Pali.
Hồi ấy, thiền là một pháp môn tu tập theo khuynh hướng tư duy, suy lý của phái Du-Già (Yoga), một trong sáu phái triết học cổ đại Ấn Độ. Để tụ tập, các vị đạo sĩ Bà la môn (Brahamana) của phái Du-Già ngồi trang nghiêm ngay ngắn dưới gốc cây để minh tưởng, quán tưởng. Phép tu này rất bổ ích cho việc trau dồi tâm tính, hoà hợp giữa cá tính với bản thể.

II.

Phật Thích Ca là người cải biến phép tu của phái Du-già thành Thiền –định, tạo nên sự quân bình hoà hợp giữa trí tuệ và tâm linh bằng cách thể nghiệm và đạt quả Vô thượng Bồ Đề sau 49 ngày đêm ròng rã dưới gốc cây Tất-bát-la (Pippala, giờ gọi là cây Bồ Đề). Thuật ngữ Dhyana lại xuất phát từ Kinh Upanishab (áo Nghĩa Thư) một kinh của Bà la môn giáo thời kỳ thứ 3 với chủ trương “Phạm – ngã đồng nhất”. Theo kinh này, những người có tâm lượng vĩ đại đều được gọi là Dhyana và được người đời kính ngưỡng.

Muốn thiền định, người thực hành phải sống hoà mình trong chân lý, chiêm nghiệm nó thì mới thông tỏ, bừng vỡ chân lý. Trước hết, phải lắng đứng tâm niệm để suy nghĩ, để quán tưởng.

Định là tâm chuyên chú, nhiếp tâm, làm cho tâm không loạn động, không rong ruổi theo ngoại cảnh. Nói cách khác, định là một trạng thái tâm lý chứng ngộ bằng trực cảm tâm linh thể hiện sự quân bình giữa tâm linh và trí tuệ thông qua phép tu thiền.

Tổ Huệ Năng có nói “Thoát ly tất cả hư trần huyễn tướng là thiền; đoạn trừ tất cả tâm niệm loạn động, tà khúc là định” (Pháp Bảo Đàn Kinh); Còn Huệ Hải thiền sư thì cho rằng “Vọng niệm chẳng sinh là thiền, ngồi thấy bản tính là định” (Đốn ngộ nhập đạo yếu môn).

Kinh Lăng già, kinh yếu chỉ của Thiền Tông viết rằng “Tâm sinh thì pháp sinh, tâm diệt thì pháp diệt”, ví “tất cả đều do tâm tạo ra” (Nhất thiết duy tâm tạo). Lời Đức Phật Thích Ca căn dặn đệ tử trước lúc nhập Niết bàn có chép trong kinh Di giáo cũng chú trọng đến tâm: “Kìm tâm một chỗ thì không việc gì chẳng xong”. Tôi nói hơi dông dài về thiền, về tâm với mục đích là nói đến tư duy, phương pháp tu tập của thiền là trực cảm tâm linh, thấy rõ “tất cả ở chỗ không tâm” thì mới đạt đạo.

III.

Có sống hoà đồng với ngoại giới, với chân lý, có chiêm nghiệm nó thì phút chốc sẽ bừng vỡ bằng trực cảm chứ không thể bằng suy lý. Nhưng bước đầu để hiểu được chân lý, trước khi hoà đồng, chiêm nghiệm thì phải dùng tư duy lý tính, dùng trí tuệ, dùng suy lý. Chỉ có trực cảm tâm linh mới thấy “tâm pháp nhất như”, “Vạn vật nhất thể”.

Điều mà tư duy trí tuệ theo lý tính còn phân biệt, còn đối đãi, chứ không thể thông rõ trong sự thống nhất, hài hoà. Đây là kết quả của tinh thần điều hoà, dung hợp, quân bình giữa tâm linh và hiện thực, giữa tâm và trí.

Ngay cả khi đọc tiểu truyện các thiền sư Lý Trần trong Thiền Uyển Tập Anh, hay truyện các đức Lạt-ma của Mật tông (Tây Tạng), chúng ta lại thấy có tính chất thần thuật đi nữa các vị cũng vận dụng năng lực tâm linh để điều khiển sức mạnh thiên nhiên, điều khiển ngoại giới theo ý của mình.
- Bởi giữa tâm linh con người với hiện tượng thiên nhiên bao giờ cũng có mối quan hệ mật thiết.
- Khoa học ngày nay cũng từng nói về dòng điện sinh học, về ngoại cảm, cũng không ngoài mối quan hệ – liên hệ trên.
Tính chất thần bí hoang đường khó tin ở trên lại đi song song với tính chất thực nghiệm tâm linh, làm nên sự quân bình.

Từ Đạo Hạnh dù có đạt phép thần thông nhưng trong lòng vẫn còn mang thù hận, nên khi nghe Kiều Trí Huyền giảng thuyết thì mù tịt, chẳng hiểu.
Đến khi thù cha đã trả, lòng sạch nhẹ không ông mới chứng ngộ. Tuy vậy vẫn còn luân hồi tức thác sinh làm vua Lý Trần Tông và mắc bệnh hoá cọp sau này.
Minh Không phủ nhận thần thông của mình bằng cách phát biểu “thần vốn bị bệnh phong, lúc phát bệnh không con thấy biết gì bệnh phong, lúc phát bệnh không còn thấy biết gì nữa, nên cứ tin thế mà đi, đó không phải là thần thông” (Thiền uyển tập anh).

Cũng nhờ chứng nghiệm bằng trực cảm tâm linh mà có được hình ảnh “đêm qua hoa nở trước sân trong lúc xuân tàn hoa rụng” của Mãn Giác Thiền sư; mà có “tiếng kêu dài trên đỉnh núi trơ trọi làm lạnh cả bầu trời” của Không Lộ thiền sư. Còn Quảng Nghiêm thì khuyên “kẻ nam nhi có chí thì đừng đi theo bước chân của Như Lai”. Tuệ Trung thượng sĩvừa làm quan trị nước, vừa hành đạo và chứng đạo trong vòng tay thê thiếp, giữa cuộc đời lăng xăng; trong khi đó ông vẫn ăn chay lẫn ăn mặn. Nhờ trực cảm tâm linh, tạo được sự quân bình giữa tâm và trí mà Thái Tông bỏ ngôi đi tu, lại trở về ngôi vừa trị nước, vừa đánh giặc, vừa tu thiền (Thiền tông chỉ nam tự); Nhà vua sống trong nhung lụa, ăn cao lương mỹ vị nhưng vẫn ý thức con người chỉ là nô lệ cho thanh sắc (Khoá hư lục) nên đã thiền định, tu tập và chứng ngộ.

IV.

Trong thiền học và văn học Phật giáo thời Lý Trần, tính chất quân bình giữa tâm và trí thể hiện thật hài hoà. Ở đây không có sự đối lập, tranh chấp giữa hai thế lực nội tâm mà bề ngoài vốn xung khắc nhau. Những lời kệ lời thơ mang những tư tưởng trong sáng với những hình ảnh sinh động lung linh, sở dĩ không phải là những mệnh lệnh nghiêm khắc, khô khan, lôgic, chặt chẽ của trí tuệ, của khối óc là vì sự thoả thuận của tâm linh trực cảm, sự rung động mềm mại uyển chuyển của con tim.
Trước khi đạt đến sự quân bình này, con người ta phải trải qua bao nhiêu mê lầm, chấp trước, phân biệt đối đãi. Chỉ sau khi giác ngộ, tâm trí mới thanh thản và thấy rõ; Y như lớp mây mù vô minh đã bị quét sạch khỏi tâm hồn thì trí tuệ bát nhã sẽ sáng tỏ như “con quạ vàng”, như “chú thỏ ngọc” trên nền trời vào lúc thời tiết tốt đẹp (Bảo Giám thiền sư). Cũng như ngày xưa, lúc còn bé, Trần Nhân Tông thấy rộn ràng khi ngày xuân hoa nở và khi đã đạt đạo thì hiểu rõ và lúc này tha hồ “chiếu cọ giường sư ngắm bóng hồng” (Mo), mà lòng vẫn trống không, chân như.

*** Sự quân bình giữa tâm và trí còn đưa đến một kết quả siêu việt hơn đó là sự thống nhất giữa tri thức lý thuyết, hành động thực tế và động cơ tình cảm của thiền sư. Điều này thể hiện rất rõ trong thuyết “Tam ban” của Ngộ ấn thiền sư.

V. Thuyết Tam Ban:

1. Ngộ ấn, theo sách Thiền uyển tập anh, bản Vĩnh Thịnh năm thứ 11 (1715) tờ 22a-b có ghi: Thiền sư họ Đàm tên Khí, người đất Tư Lý, hương Kim Bài, sinh năm 1020 mất năm 1088. Khi bà mẹ họ Cù sinh ra ông, thấy mặt mũi xấu xí nên ghét, bỏ ông trong rừng. Một sư cụ họ Đàm người Chiêm Thành thấy vậy đem về nuôi và đặt tên cho ông. Lên mười, học Nho, giỏi cả Hánlẫn Phạn. Mười chín tuổi xuất gia, tinh thông hai bộ kinh Viên Giác và Pháp Hoa. Sau sư được Quảng Trí thiền sưở chùa Long Ân trên núi Ninh Sơn, phủ Ứng Thiên. Thiền sư thuộc thế hệ thứ tám dòng Vô Ngôn Thông.


2. Để trả lời câu hỏi: Thế nào là Phật? Thế nào là Pháp? Thế nào là Thiền?

Ngộ Ấn đáp rằng:Vô thượng pháp vương tại thân vị Phật, tại khẩu vi Pháp, tại tâm vi Thiền. Tuy thị tam ban, kỳ quy tắc nhất, dụ như tam giang chỉ thuỷ, tuỳ xứ lập danh, danh tuy bất đồng, thuỷ tính vô dị” (Thiền uyển tập anh, tờ 22b).

(Tạm dịch: Đức Vô thượng pháp vương ở thânlà Phật, ở miệnglà Phápvà ở tâmlà Thiền. Tuy là ba ban nhưng đều quy về một mối, cũng ví như nước của ba nhánh sông, tuỳ địa phương gọi khác nhau nhưng tính chất của nước là một”).


Thuyết Tam ban của Ngộ Ấn là chủ trương thống nhất, thực tiễn nhất trong thiền học Lý - Trần. Tuy nhà sư có kế thừa và thấu hiểu uyên nguyên của kinh Pháp Hoa, kinh Viên Giác khi nêu ra thuyết này, nhưng đây vẫn là triết lý độc đáo, đầy sáng tạo khi đã tiếp thu và thấu triệt tinh hoa của tư tưởng nước ngoài.

-Ở thân là Phật: Thân Phật là chân lý nhập thể, tức Phật nhập thế gian để hành đạo bằng những hành động hy sinh của chính bản thân mình. Ở “thân là Phật” tương ứng với hành động thực tế, cần phải có ý chí mạnh mẽ, quả cảm đủ để chấp nhận những thiệt thòi về phần mình. Đây là đức Dũngcủa luân lý Phật giáo.

-Ở miệng là Pháp: Nhưng trước khi làm được những hành động cứu đời, phải có cái biết đầy đủ, trọn vẹn (viên giác) và bậc giác giả lại cứu đời bằng cách giác tha: giảng thuyết cho người đời biết về giả tướng, về thực thể của vạn sự vạn vật (pháp) để họ có thể giác ngộ được chân lý mầu nhiệm. Vậy “ở miệng là pháp” tương ứng với tri thức biện luận, tức dùng đến lý thuyết, ngôn ngữ của thế giới nhị nguyên tương đối. Đây là đức Trí của luân lý Phật giáo.

-Ở tâm là Thiền: Nhưng đặc sắc của triết học Phật giáo là phủ định triệt để, kể cả Niết bàn. Nhất là Thiền tông lại không trọng ngôn ngữ bằng trực giác (tâm), bằng trực cảm tâm linh, vì nó giúp cho người tu tập thấu đạt chân lý một cách trực tiếp qua quá trình chiêm nghiệm (dĩ tâm truyền tâm).
Vả lại, tự giác và giác tha là lý tưởng của bậc giác ngộ bao giờ cũng xuất phát từ nơi tâm, thực hiện do động cơ tâm linh thúc đẩy (Phật tại tâm; Nhất niệm khởi thiện ác dĩ phân). Vậy tâm là động cơ tình cảm thúc đẩy bậc giác ngộ ở lại thế gian để cứu vớt con người trong cảnh trầm luân. Cũng như thái tử Tất Đạt Đa xưa kia quyết lìa bỏ ngai vàng, thoát ly gia đình chỉ vì động lực duy nhất muốn tự mình thoát khỏi và muốn cứu vớt nhân loại vượt khỏi cảnh sinh, lão, bệnh, tử. Đây là đức Bi trong luân lý Phật giáo.

VI. Kết luận:

Vậy Phật, Pháp, Thiền(Thân, Khẩu, Tâm) chung quy là ba phương diện của cùng một chân lý mầu nhiệm, thực hiện bằng cả con người và cuộc đời của đức Phật hay những ngưới theo Phật, lý trí, tình cảm, hành động bao giờ cũng gồm trong một thân xác.


Có thể nói thuyết Tam Ban của sư Ngộ Ấn là một chủ trương kiểu “Tri hành hợp nhất” đầy đủ và thật đặc sắc của thiền học Lý - Trần. Ngày nay, tuy không mới nhưng hồi ấy quả là mới mẻ trong tư tưởng giới vì đã thể hiện một tư tưởng quân bình tuyệt đối và độc đáo của dân tộc đang muốn dung hoà các khuynh hướng mâu thuẫn bấy giờ: Một đằng là khuynh hướng siêu thoát theo sư đòi hỏi tự do cá nhân; một đằng là khuynh hướng nhập thể cuộc đời theo sự đòi hỏi của đời sống tổ chức của một dân tộc vừa phục hưng.

Khả năng đặc biệt của tinh thần Việt Nam, ý thức độc lập tự cường của dân tộc sống giữa địa bàn ngã ba của hai trào lưu tư tưởng mạnh mẽ của thế giới, của phương Đông là Ấn Độ và Trung Quốc đã thể hiện trong triết lý của Ngộ Ấn.
Khả năng dung hoà và Việt hoá tư tưởng này rất cần cho những dân tộc dang phục hưng như dân tộc ta. Chính đức Bi, Trí, Dũngvới sự quân bình giữa tâm và trí đã ảnh hưởng lớn đến văn hoá, đạo đức, chính trị xã hội bấy giờ.

Vua Lý Thái Tông tha tội làm phản cho Nùng Trí Cao;

Lý Thánh Tông tha tội chết cho vua Chiêm Thành là Chế Củ, sai phát chăn chiếu cho tù nhân và cho ăn uống đầy đủ trong mùa đông giá rét, với lòng “thương dân như thương con”, vua Lý Nhân Tông chỉ cách chức và đày Thái sư Lê Văn Thịnh đi xa, dù ông này dùng phép hoá cọp để hại mình hầu cướp ngôi vua;

Trần Thái Tông sai đốt tráp đựng thư hàng giặc Nguyên của một số quan lại mà không đọc, chỉ vì để tránh việc hỏi tội họ; tha tội cho Hoàng Cự Đà vì ông này không được vua cho ăn xoài nên bỏ vua giữa lúc đang tránh loạn.
Trần Nhân Tông sau khi chiến thắng quân xâm lược, đã nhường ngôi cho con rồi đi thuyết pháp trong dân gian, truyền bá đạo từ bi, khuyên nhân dân xoá bỏ các dâm từ cung mê tín dị đoan. Tất cả là nhờ sự quân bình giữa tâm và trí của thiền học Lý Trần.

Nha Trang, trọng xuân Đinh Sửu 1997.
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, H, số 4, 2002


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thuyết “Tam ban” của Ngộ Ấn thiền sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thuyết “Tam ban” của Ngộ Ấn thiền sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Ở thân là Phật: Thân Phật là chân lý nhập thể, tức Phật nhập thế gian để hành đạo bằng những hành động hy sinh của chính bản thân mình. Ở “thân là Phật” tương ứng với hành động thực tế, cần phải có ý chí mạnh mẽ, quả cảm đủ để chấp nhận những thiệt thòi về phần mình. Đây là đức Dũng của luân lý Phật giáo.


-Ở miệng là Pháp: Nhưng trước khi làm được những hành động cứu đời, phải có cái biết đầy đủ, trọn vẹn (viên giác) và bậc giác giả lại cứu đời bằng cách giác tha: giảng thuyết cho người đời biết về giả tướng, về thực thể của vạn sự vạn vật (pháp) để họ có thể giác ngộ được chân lý mầu nhiệm. Vậy “ở miệng là pháp” tương ứng với tri thức biện luận, tức dùng đến lý thuyết, ngôn ngữ của thế giới nhị nguyên tương đối. Đây là đức Trí của luân lý Phật giáo.


-Ở tâm là Thiền: Nhưng đặc sắc của triết học Phật giáo là phủ định triệt để, kể cả Niết bàn. Nhất là Thiền tông lại không trọng ngôn ngữ bằng trực giác (tâm), bằng trực cảm tâm linh, vì nó giúp cho người tu tập thấu đạt chân lý một cách trực tiếp qua quá trình chiêm nghiệm (dĩ tâm truyền tâm).
Vả lại, tự giác và giác tha là lý tưởng của bậc giác ngộ bao giờ cũng xuất phát từ nơi tâm, thực hiện do động cơ tâm linh thúc đẩy (Phật tại tâm; Nhất niệm khởi thiện ác dĩ phân). Vậy tâm là động cơ tình cảm thúc đẩy bậc giác ngộ ở lại thế gian để cứu vớt con người trong cảnh trầm luân. Cũng như thái tử Tất Đạt Đa xưa kia quyết lìa bỏ ngai vàng, thoát ly gia đình chỉ vì động lực duy nhất muốn tự mình thoát khỏi và muốn cứu vớt nhân loại vượt khỏi cảnh sinh, lão, bệnh, tử. Đây là đức Bi trong luân lý Phật giáo.

Thuyết "Tam ban" của Ngộ Ấn thiền sư thật là cao thượng của bậc chân tu cho ngươi đời đáng noi gương.

"Bi Tri Dũng"!

Chỉ có người đủ chánh kiến và hiểu sâu nghĩa "Tam ban" của Ngộ Ấn Thiền Sư... Sống không đói, chết không lo.

Ở đời thì đời hạnh phúc,
Ở đạo thì đạo hạnh tròn.


Tuệ tri sáng suốt, đời người muốn mong.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thuyết “Tam ban” của Ngộ Ấn thiền sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Thien Nhan"][url=http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?optio
2. Để trả lời câu hỏi: Thế nào là Phật? Thế nào là Pháp? Thế nào là Thiền?

Ngộ Ấn đáp rằng:Vô thượng pháp vương tại thân vị Phật, tại khẩu vi Pháp, tại tâm vi Thiền. Tuy thị tam ban, kỳ quy tắc nhất, dụ như tam giang chỉ thuỷ, tuỳ xứ lập danh, danh tuy bất đồng, thuỷ tính vô dị” (Thiền uyển tập anh, tờ 22b).

(Tạm dịch: Đức Vô thượng pháp vương ở thânlà Phật, ở miệnglà Phápvà ở tâmlà Thiền. Tuy là ba ban nhưng đều quy về một mối, cũng ví như nước của ba nhánh sông, tuỳ địa phương gọi khác nhau nhưng tính chất của nước là một”).
Cả bài chỉ có phần nầy là đúng, bởi vì là thuần túy lời nói của ngài Ngộ Ấn.

Còn những phần khác là phần suy diễn sai lầm của học giả, tạp chí, viện nghiên cứu. Người viết bài nầy không hiểu gì về Thiền cả, chỉ có học mà không có hành nên mới viết sai lầm. Lời thiền sư nói không thể suy nghĩ diễn giảng qua ngôn từ chữ viết câu văn, mà chỉ có thể trực nhận bằng con đường đạo học (thực hành thiền) mới cảm nhận được.

Phật học thời nay bị lầm nhiều quá! Càng học càng nói bậy.

Tại ĐH nhờ tôi nhận xét, nên phải nói thẳng đó thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thuyết “Tam ban” của Ngộ Ấn thiền sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Còn những phần khác là phần suy diễn sai lầm của học giả, tạp chí, viện nghiên cứu. Người viết bài nầy không hiểu gì về Thiền cả, chỉ có học mà không có hành nên mới viết sai lầm. Lời thiền sư nói không thể suy nghĩ diễn giảng qua ngôn từ chữ viết câu văn, mà chỉ có thể trực nhận bằng con đường đạo học (thực hành thiền) mới cảm nhận được.

Phật học thời nay bị lầm nhiều quá! Càng học càng nói bậy.

Tại ĐH nhờ tôi nhận xét, nên phải nói thẳng đó thôi.
=D> Lời nói thẳng tốt lắm, không có gì bằng, mới đúng là bơi ngược dòng đời. tangbong tangbong

cafene Sau khi uống cà phê rồi, Vậy, Bác ThánhTri giảng giải về việc sai lầm của tác giả viện nghiên cứu Phật học ở chổ nào đi?

Đừng để bà con chờ lâu quá, ~x( mọc râu hết. #-o


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thuyết “Tam ban” của Ngộ Ấn thiền sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thiền chú trọng đến tâm gọi là Tâm tông, cũng còn gọi là , vì chủ trưởng dùng tâm để suy tưởng, để chiêm nghiệm tìm thấy chân lý, theo kiểu trực cảm tâm linh. Đây là một tông phái thuộc Đại thừa Phật giáo với phép tu đốn ngộ, chủ trương tâm truyền: “Trực chỉ chân tâm, kiến tính thành Phật; , bất lập văn tự, ”.
Thiền tông còn gọi là Tâm tông bởi vì chỉ nói thẳng một vấn đề và trực nhận một việc đó là "Tâm Tính". Do vậy gọi là "Trực chỉ Nhân Tâm" để "Kiến Tánh Thành Phật".

Đã trực chỉ nhân tâm thì không phải chủ trương "dùng tâm để suy tưởng, để chiêm nghiệm tìm thấy chấn lý". Phải biết rằng thiền không có nghĩa là suy tưởng. Ta chỉ có thể đạt được thiền khi ta thấy được Phật Tánh nơi mình. Nếu dùng tâm suy tưởng thì vọng càng thêm vọng, đời nào mới đến được với thiền?! Do vậy Kinh Pháp Hoa nói: "Dù có nhiều Xá Lợi Phất, cũng không lường Phật trí". Bởi Tâm Thiền nầy không thể vói tới bằng ý nghĩ, tâm tưởng, lời nói, chữ viết câu văn vì tâm tính thiền nầy nó ở ngoài khả năng diễn đạt của suy tưởng và ngôn từ. Do vậy mới nói là "bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền".

Dùng tâm suy tưởng, và dùng ngôn ngữ để mong đạt tới Tâm Tính Thiền nầy thì trọn chẳng thế được. Như kinh Lăng Nghiêm nói: "Nấu cát mà muốn thành cơm thì dù trăm ngàn kiếp cũng không thể được."

Thiền có gốc gác từ triết học Cổ đại Ấn Độ, trước thời Thích Ca. Gọi cho đủ là Thiền na, phiên âm từ chữ Dhyana của ngôn ngữ Sancrit, hay Jhanà của ngôn ngữ Pali.
Hồi ấy, thiền là một pháp môn tu tập theo khuynh hướng tư duy, suy lý của phái Du-Già (Yoga), một trong sáu phái triết học cổ đại Ấn Độ. Để tụ tập, các vị đạo sĩ Bà la môn (Brahamana) của phái Du-Già ngồi trang nghiêm ngay ngắn dưới gốc cây để minh tưởng, quán tưởng. Phép tu này rất bổ ích cho việc trau dồi tâm tính, hoà hợp giữa cá tính với bản thể.
Dĩ nhiên Phật mượn danh từ ngôn ngữ thế gian mà người xưa ở xứ Ấn Độ dùng "thiền" để đem vào Phật Pháp, cho tiện dễ nói dễ hiểu dễ truyền bá với người bản xứ. Xong, khi mượn danh từ thiền của ngoại đạo, và khi từ đó được sang Phật Pháp, thì ý nghĩa thiền trong Phật Pháp lại khác với ý nghĩa thiền của ngoại đạo.

Ý nghĩa Thiền trong Phật Pháp có nghĩa là trạng thái của Tâm Tính "Tịch Chiếu", "Bất Biến" và "Phi Thời". Nói cách khác khi nào trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật rồi thì ngay cái tâm vừa thanh tịnh (tịch) vừa sáng suốt (chiếu) thực tại cùng khắp pháp giới ba đời mười phương ấy là Thiền, cũng gọi là Phật, cũng gọi là Phật Tánh, Bồ Đề Niết Bàn, Chân Tâm v.v...

Do vậy, Thiền không phải là một tôn giáo, cũng không phải là một học thuyết nào hay quan niệm gì thuộc tri thức hay suy tưởng của bộ não phát sống ra.

Nói cho cùng, chính ngay danh từ "Thiền" cũng chỉ là một từ ngữ "rỗng tuếch" không có liên cang gì đến trạng thái tâm tịch nhiên vắng lặng sáng suốt cùng khắp không gian thời gian đó. Bởi Tâm thái ấy không hình thù, không tên gọi, từ trong bản chất nó xa lìa mọi tên gọi, nói năng, tam tâm duyên lự (tâm suy tưởng).

Do vậy Đại Thừa Khởi Tín Luận nói: "Nhất thiết chư pháp tùng bổn dĩ lai, ly văn tự tướng, ly ngôn thuyết tướng, ly tâm duyên tướng, tất cánh bình đẳng bất khả phá hoại duy thị nhất tâm, cố danh chân như." (Hết thảy các pháp từ trong bản chất của nó, xa lìa mọi tướng danh tự, xa lìa mọi tướng nói năng, xa lìa mọi tướng tâm duyên lự, rốt ráo bình đẳng, không có biến đổi, không thể pháp hoại, chỉ là nhất tâm, nên gọi chân như)

Do vậy chúng ta phải xoay trở về với Tâm Tính Thiền ấy lúc đó mới thật gọi là thiền, chứ đừng nói xuông diễn tả bằng vọng thức nó là thế nầy thế kia, chỉ càng lộ cái tẩy chưa thật tham thiền, chưa biết gì về thiền, và hoàn toàn đứng ngoài cửa thiền mà tưởng tưởng mình đã vào cửa thiền.

Tôi viết không hết, nói không hết, ngưng ở đây thôi.

An vui.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thuyết “Tam ban” của Ngộ Ấn thiền sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thiền chú trọng đến tâm gọi là Tâm tông, cũng còn gọi là Định niệm tông vì chủ trưởng dùng tâm để suy tưởng, để chiêm nghiệm tìm thấy chân lý, theo kiểu trực cảm tâm linh.
Tôi kiểm soát lại thì lời nói của Bác ThánhTri rất đúng với một Hành giả hành thiền. "Chủ trưởng dùng tâm, tức là lấy vọng, trừ vọng. Giống như kiểu có lúa mới cho mượn gạo. Thì tu không được rồi. Tu mà còn tính toán quá, phải không Bác ThánhTri." tn đưa hay tay hoang nghinh đồng ý.
Viết rất hay, toàn bộ bài viết của Bác ThánhTri có tác ý xác thực một hành giả đã trải qua sự thực hành.

============

II. Nhưng còn một chút lập văn thì hơi lập lờ nghi vấn, sẽ có rất nhiều người hiểu lầm. Như câu
Do vậy, Thiền không phải là một tôn giáo, cũng không phải là một học thuyết nào hay quan niệm gì thuộc tri thức hay suy tưởng của bộ não phát sống ra.
Do vậy, Thiền không phải là "một tôn giáo có chỉ dạy như một toán học phổ thông", cũng không phải là một học thuyết nào hay quan niệm gì thuộc tri thức hay suy tưởng của bộ não phát sống ra.

Nhưng trong Phật giáo có chia ra rất nhiều tông phái là để dùng các phương tiện thiện xảo lập tông. Ví như Tịnh Độ thì Tin Nguyện Hạnh, còn Thiền Tông thì cương yếu Kinh Hành, Tọa Thiền, Và các căn bản phương pháp Hành Thiền, hoặc Tham thoại đầu, Thiền công án.v.v. Chủ trương của Phật gia là cái "Chơn tâm Phật tánh".

=================

Tôi chỉ thêm vô một chút cho thuận với câu văn để người khác đừng hiểu lầm là "Thiền không phải là một tôn giáo" Độc giả xin đừng nghĩ tn vẽ rồng rắn. Và xin miển bàn.

kinhle kinhle kinhle Bác ThánhTri dưỡng sức cafene :D rồi thì có thể viết tiếp...? tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Phật hoàng Trần Nhân Tông

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Viết bởi giaohoiphatgiaovietnam.vn

Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.

Lớn lên, năm 16 tuổi (1274), Ngài được lập làm Đông cung Thái tử và cùng năm Ngài kết duyên cùng công chúa Quyên Thánh, trưởng nữ Hưng Đạo Đại Vương. Vua Trần Thánh Tông đã mời các bậc lão thông Nho giáo, Tứ thư, Ngũ kinh để dạy cho Ngài như Lê Phụ Trần, Nguyễn Thánh Huấn, Nguyễn Sĩ Cố v.v… tất cả đều hết lòng dạy dỗ. Chính Vua cha cũng đã soạn Di hậu lục để dạy dỗ cho Thái tử cách xử thế, chuẩn bị nối nghiệp sau nầy.

Về Phật pháp, Ngài học đạo với Tuệ Trung Thượng Sĩ, được Thượng Sĩ hết lòng hướng dẫn và trao đổi những yếu nghĩa Thiền tông. Ngài tâm đắc nhất là câu: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Quan sát lại chính mình đó là bổn phận, không do người khác làm được) và tôn thờ Tuệ Trung Thượng Sĩ làm Thầy. Ngài thường tới lui chùa Tư Phúc trong kinh thành để tụng kinh, tọa thiền, lễ bái Tam bảo.

Năm 21 tuổi (1279), Ngài được Trần Thánh Tông truyền ngôi, trị vì thiên hạ Đại Việt, lấy đức trị vì, dân chúng an cư lạc nghiệp, lấy niên hiệu là Thiệu Bảo.

Trước thảm họa ngoại xâm, quân Nguyên - Mông chuẩn bị xâm chiếm nước Nam. Năm 1282, Ngài chủ trì Hội nghị Bình Than để lấy ý kiến toàn dân trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Năm 1284, trước khi cuộc chiến tranh diễn ra, Ngài chủ trì Hội nghị Diên Hồng, lấy ý kiến các vị Bô lão, những người đứng đầu các Bộ lạc. Toàn thể hội nghị già trẻ, gái trai đều một lòng tung hô quyết chiến.

Năm 1285, với tinh thần bảo vệ dân tộc, Tổ quốc của toàn dân, Ngãi đã lãnh đạo và chiến thắng cuộc xâm lăng Nguyên – Mông lần thứ nhất.

Với ý đồ bành trướng Phương Nam, tiến chiếm Chiêm Thành, làm bàn đạp thôn tính Đại Việt, Trần Nhân Tông lại một lần nữa lãnh đạo cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, với sự quyết tâm chiến thắng của toàn quân, toàn dân, Ngài đã chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ hai năm 1288. Cảm hứng trước sự chiến thắng của dân tộc, Ngài đã làm hai câu thơ lưu lại:

“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông muôn thuở vững âu vàng”

(Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ điện kim âu)

Sau khi đất nước thanh bình, dân chúng an cư lạc nghiệp, Ngài đã củng cố triều đình, phủ dụ, đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển đất nước trong thời hậu chiến. Với mục đích chủ hòa, Ngài đã bỏ qua những lỗi lầm đã có của quần thần cũng như thân tộc.

Năm 41 tuổi (1293), Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông lên làm Thái Thượng Hoàng.

Năm 1294, Ngài cầm quân sang chinh phạt Ai Lao, giữ yên bờ cõi và làm cho nước Triệu Voi tiếp tục thần phục Đại Việt.

Sau khi chinh phạt Ai Lao, Ngài trở về Hành cung Vũ Lâm – Ninh Bình, cầu Quốc sư Huệ Tuệ làm lễ Xuất gia, tập sự tu hành tại đây một thời gian. Năm 1299. Ngài quyết tâm trở lại thăm Kinh sư lần cuối, rồi đi thẳng lên núi Yên Tử - Quảng Ninnh quyết chí tu hành, tham thiền nhập định, lấy tên là “Hương Vân Đại Đầu Đà” và độ Đồng Kiên Cương làm đệ tử và ban pháp hiệu là Pháp Loa.

Năm 1301, Ngài hạ san, đi thăm hữu nghị đất nước Chiêm Thành và nghiên cứu về tôn giáo, tạo lập mối quan hệ hợp tác, hòa bình, hữu nghị với các nước lân bang. Trở về chùa Phổ Minh phủ Thiên Trường giảng kinh, thuyết pháp, mở Hội đại thí vô lượng cho nhân dân.

Năm 1304, Ngài chống gậy trúc dạo đi khắp nước Đại Việt, khuyến khích muôn dân giữ năm giới, tu hành Thập thiện, dẹp bỏ những nơi thờ cúng không đúng Chính pháp, loại bỏ những điều mê tín dị đoan v.v… Ngài đến Bố Chánh – Quảng Bình lập am Tri Kiến và lưu lại đây một thời gian. Sau đó, được Vua Trần Anh Tông thỉnh vào nội cung để truyền giới Bồ tát cho Bá quan văn võ, quần thần.

Sau chuyến thăm hữu nghị Chiêm Thành năm 1301, Ngài có hứa đính hôn Công chúa Huyền Trân cho Vua Chiêm là Chế Mân. Năm 1305, Vua Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và phái đoàn ngoại giao mang vàng, bạc… sính lễ cầu hôn. Đến năm 1306, Ngài đứng ra chứng minh hôn lễ giữa Công chúa Huyền Trân và Chế Mân – Vua Chiêm Thành.

Trước thành quả ngoại giao hôn phối ấy, Vua Chiêm đã dâng hai quận Châu Ô, Châu Rí cho Đại Việt làm quà sính lễ. Đây chính là điều kiện giúp cho Đại Việt mở rộng bờ cõi về phương Nam là Thuận Hóa (Huế).

Năm 1307, Ngài truyền Y Bát lại cho Tôn giả Pháp Loa, lên làm Sơ Tổ Trúc Lâm và Pháp Loa là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Trong thời gian đó, Ngài thường lui tới chùa Báo Ân Siêu Loại, Sùng Nghiêm Hải Duơng, Vĩnh Nghiêm Lạng Giang, chùa Từ Lâm, chùa Quỳnh Lâm Đông Triều để giảng kinh, thuyết pháp và chứng minh các Lễ hội…

Sau khi truyền Y Bát cho Tôn giả Pháp Loa, Ngài tập trung biên soạn Kinh sách và Ngữ lục. Qua đó, Ngài đã để lại cho đàn hậu học một số tài liệu vô cùng quý báu như: Trần Nhân Tôn thi tập, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Trung hưng Thực Lục, Truyền Đăng Lục v.v….

Trước khi nhập diệt, Ngài đã để lại bài kệ Pháp Thân Thường Trụ qua sự trả lời cho thị giả hầu cận bên Ngài là Bảo Sát: “Tất cả pháp không sanh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vầy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi” (Nhất thiết pháp bất sanh. Nhất thiết pháp bất diệt. Nhược năng như thị giải. Chư Phật thường tại tiền. Hà khứ lai chi hữu).

Theo sử cũ, Ngài xả báo an tường, thâu thần thị tịch ngày 01/11/Mậu Thân (1308). Thọ thế 51 năm tại am Ngọa Vân – Đông Triều – Quảng Ninh. Vua Trần Anh Tông cung thỉnh nhục thân Ngài về kinh đô Thăng Long cử hành Quốc tang trong thời gian hai tuần. Sau đó, Vua quan, quần thần, văn võ bá quan, đệ tử Pháp Loa, Bảo Sát và chúng Tăng trong nước cử hành Lễ Trà tỳ.

Sau khi thu nhặt Xá lợi, Xá lợi được chia làm hai phần, một phần xây tháp thờ ở Lăng Quý Đức phủ Long Hưng – Thái Bình; một phần xây tháp tôn thờ tại chùa Vân Yên – Yên Tử, Quảng Ninh, lấy hiệu là Huệ Quang Kim Tháp, dâng Thánh hiệu: Đại Thánh Trần Triều, Trúc Lâm Đầu Đà, Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ.

Nam Mô Trúc Lâm Sơ Tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Tổ Sư Tác Đại Chứng minh.

(giaohoiphatgiaovietnam.vn)

======== tangbong tangbong tangbong ===========

Văn hóa Phật giáo. Ngàn năm lưu danh chín là Phật hoàng Trân Nhân Tông, Ngài đủ cả Bi Trí Dũng.


Bi: Năm 1304, Ngài chống gậy trúc dạo đi khắp nước Đại Việt, khuyến khích muôn dân giữ năm giới, tu hành Thập thiện, dẹp bỏ những nơi thờ cúng không đúng Chính pháp, loại bỏ những điều mê tín dị đoan v.v… Ngài đến Bố Chánh – Quảng Bình lập am Tri Kiến và lưu lại đây một thời gian. Sau đó, được Vua Trần Anh Tông thỉnh vào nội cung để truyền giới Bồ tát cho Bá quan văn võ, quần thần.

Trí: Về Phật pháp, Ngài học đạo với Tuệ Trung Thượng Sĩ, được Thượng Sĩ hết lòng hướng dẫn và trao đổi những yếu nghĩa Thiền tông. Ngài tâm đắc nhất là câu: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Quan sát lại chính mình đó là bổn phận, không do người khác làm được) và tôn thờ Tuệ Trung Thượng Sĩ làm Thầy. Ngài thường tới lui chùa Tư Phúc trong kinh thành để tụng kinh, tọa thiền, lễ bái Tam bảo.

Dũng: Năm 1285, với tinh thần bảo vệ dân tộc, Tổ quốc của toàn dân, Ngãi đã lãnh đạo và chiến thắng cuộc xâm lăng Nguyên – Mông lần thứ nhất.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thuyết “Tam ban” của Ngộ Ấn thiền sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Học thuyết không hẳng là đúng hết.

Trong quyển Bước Đầu Học Phật, tụi con đọc thấy Thầy có nêu ra những vấn đề đi cúng, nhưng chưa đề cập đến Nhị thời khóa tụng. Vấn đề này Thầy đã viết đăng trong tập Kỷ yếu năm 1986. Bây giờ đến lúc phải nói rõ. Bởi vì, mình không biết thì thôi, ai sao mình vậy, mình biết rồi, thấy cái đó sai mà không nói là có tội. Cho nên Thầy phải nói, thiên hạ có phản đối mình cũng cười thôi. Đây là lẽ thật, không trái đạo lý đâu mà sợ. Thầy nói vì muốn tăng giá trị Tăng Ni, đúng ý nghĩa của người xuất gia. Thầy không muốn Tăng Ni bị coi như đang làm một cái nghề không tốt, mượn cửa Phật để sanh nhai.

Tại sao Thầy lấy đời Trần làm tiêu chuẩn? Thật ra trong nước mình không có ông vua nào đi tu, chỉ có vua Trần Nhân Tông là gan dạ dám bỏ ngai vàng đi tu. Ông vua mà đi tu, tức nhiên sự tu là cao siêu vượt thoát chớ không phải việc tầm thường dưới đất, phải không? Nếu ở dưới đất thì những danh dự thế gian Ngài có hết rồi. Điều đó càng nâng giá trị của người tu lên. Đi tu không phải là đi tìm kế sanh nhai, chính vì sự giải thoát cao siêu. Như vậy là Thầy nâng giá trị của Tăng Ni, đâu có làm tổn thương ai. Thầy không hề chỉ trích cá nhân, chỉ nói chung chung.

Nhị thời khóa tụng bắt nguồn từ nhà Thanh bên Tàu. Ngày xưa ở Trung Hoa, nhà Thanh cai trị, Quốc sư Ngọc Lâm vâng mệnh Vua soạn ra hai thời khóa này và bắt Tăng Ni tụng. Vì thời quân chủ chuyên chế lệnh nhà vua ra không ai dám cãi, còn ở Việt Nam mình đâu bị ai bắt buộc mà cũng làm theo, thật là dở. Như vậy để thấy rằng, việc làm chúng ta sai lầm qua một thời gian quá dài nay sửa lại. Cái sửa này người ta nói mới nhưng thật ra rất cũ. Sửa lại theo khuôn mẫu Phật có cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, còn cái kia mới có khoảng trăm năm. Như vậy cái kia là mới, còn chỗ Thầy muốn sửa lại chính là trở về cội gốc.

Tụi con nên tập có cái nhìn thấu đáo. Làm gì phải biết việc làm của mình phát nguồn từ đâu, nắm vững rồi phăng tìm manh mối rõ ràng. Đừng nhắm mắt làm theo, phải tìm cho tận nguồn gốc những gì đức Phật đã từng chỉ dạy, biết rõ việc Ngài đã làm. Mình tu Phật, phải hướng theo điều Phật làm, Phật dạy, chớ hướng theo cái khác.

Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ 3 đã có chùa, có Tăng, có kinh sách, cho tới thế kỷ 19 có ai tu theo hai thời khóa tụng đâu. Như vậy mà chư Tổ ngộ đạo rất nhiều. Từ cuối thế kỷ 19 tới bây giờ tu hai thời khóa tụng, thật khó kiếm một người ngộ đạo. Ngày xưa mới xuất gia, Thầy cũng phải theo luật đó, vô chùa trước phải học thuộc hai thời khóa tụng. Tối tụng Tịnh độ, khuya Lăng Nghiêm. Khi học xong, Thầy đi dạy ở chùa Phước Hòa, Trà Vinh, nghiên cứu kỹ mới thấy tu như vậy không phải. Thấy vậy mà không biết tu đường nào, không có ai chỉ cho mình một lối đi.

Lúc đó Thầy có làm bài thơ “Kẻ Mù”, giờ Thầy quên mất lời chỉ nhớ ý. Thầy diễn tả mình như một kẻ mù bị nhốt trong bốn vách tường bít kín, không biết đi đâu, lẩn quẩn trong đó ra không được, rất là đau khổ. Mình thấy đó là sai nhưng làm sao sửa? bây giờ hỏi ai? Các vị Tôn túc của mình dạy đâu có gì khác hơn. Bởi vậy Thầy rất buồn. Đến khi ở Phương Bối Am dưỡng bệnh, có thời gian rảnh rỗi nghiên cứu thiền, Thầy ứng dụng tu, thấy có đường lối rõ ràng, nhìn lại Phật không xấu hổ, vì mình làm đúng như Phật dạy. Lâu nay Phật dạy một đường mình làm một ngả.

Bây giờ tụi con đi đám có chư Tăng Ni tụng vang rân, người ta thấy là lễ lớn. Phật nói tiếng động là mũi nhọn, khi ngồi thiền có một tiếng động mạnh tụi con nghe nhói liền. Tiếng động trở ngại cho tâm yên tĩnh, khi tới mấy chỗ ồn ào đó làm sao tâm mình an định được. Tâm không an định làm sao tiến tu? Không lẽ chỉ lo tập cho giọng tốt, tiếng hay để hấp dẫn Phật tử. Vậy thì cuộc đời tu ra cái gì?

Nếu ngay lúc này Thầy biết mà không nói, mai kia làm sao? Sau này chắc không ai để ý và nghiên cứu hai thời khóa tụng phát xuất từ đâu, cứ vô chùa là tụng và cúng, thầy làm sao trò làm vậy. Thầy nghĩ rằng thời gian không lâu nữa Thầy đi, bây giờ còn sống Thầy nói rõ cho mọi người biết. Thiên hạ có rầy thì rầy Thầy, đến thời tụi con mọi người sẽ thông cảm hơn. Bây giờ nếu Thầy không nói, sau tụi con nói, thiên hạ rầy, tụi con đâu dám mở miệng. Vậy nên Thầy phải nói trước cho mọi người nghe quen, sau tụi con phụ họa theo không sợ. Đó là lý do Thầy phải nói rõ.

***Lưu ý ở đoạn này***

Nhị thời khóa tụng bắt nguồn từ nhà Thanh bên Tàu. Ngày xưa ở Trung Hoa, nhà Thanh cai trị, Quốc sư Ngọc Lâm vâng mệnh Vua soạn ra hai thời khóa này và bắt Tăng Ni tụng. Vì thời quân chủ chuyên chế lệnh nhà vua ra không ai dám cãi, còn ở Việt Nam mình đâu bị ai bắt buộc mà cũng làm theo, thật là dở. Như vậy để thấy rằng, việc làm chúng ta sai lầm qua một thời gian quá dài nay sửa lại. Cái sửa này người ta nói mới nhưng thật ra rất cũ. Sửa lại theo khuôn mẫu Phật có cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, còn cái kia mới có khoảng trăm năm. Như vậy cái kia là mới, còn chỗ Thầy muốn sửa lại chính là trở về cội gốc.

Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ 3 đã có chùa, có Tăng, có kinh sách, cho tới thế kỷ 19 có ai tu theo hai thời khóa tụng đâu. Như vậy mà chư Tổ ngộ đạo rất nhiều. Từ cuối thế kỷ 19 tới bây giờ tu hai thời khóa tụng, thật khó kiếm một người ngộ đạo.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách