Vượt trên cả chư thiên

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

VƯỢT TRÊN CẢ CHƯ THIÊN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Không có đấng sáng thế trong Phật giáo

Các trường phái Phật học khác nhau có quan điểm dị biệt về Đức Phật. Một số nói rằng Ngài là một con người bình thường và đã khám phá ra con đường giác ngộ; số khác lại cho rằng Ngài vốn dĩ đã là một bậc Giác ngộ nhưng thực hành con đường tu tập để chỉ dẫn cho con người cách thành tựu sự tu tập đó.

Nhưng có một điều chắc chắn: Đức Phật không phải là đấng sáng thế, không phải thần thánh. Cấu trúc sinh học của Ngài thuần nhất là một con người, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể đi theo con đường của Ngài và sự giác ngộ của chúng ta cũng sẽ giống hệt như của Ngài.

Vũ trụ dưới nhãn quan Phật giáo vô cùng to lớn với hằng hà chúng sanh với tâm, thân, kết cấu và các cảnh giới khác nhau. Một số rất thông tuệ và giác ngộ, số khác thì thô thiển và mờ mịt hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là những sự đa dạng vô tận trên thực tế mà chúng ta đang trải nghiệm được. Nó có thể rộng lớn và cao sâu hơn, đằng sau những khái niệm, có thể khác với cách nghĩ của chúng ta nhưng dù thực tế thế nào thì nó cũng như thế. Không có bất cứ gì và bất kỳ ai nằm bên ngoài đó cả.
http://giacngo.vn/vanhoa/phatgiao/2017/09/11/5F42CB/


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: VƯỢT TRÊN CẢ CHƯ THIÊN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Tất cả các vị thầy vĩ đại ngày xưa như Phật Thích Ca, Mahavira, Jesus Christ, và Mohamed, đã không thể làm cho toàn thể loài người hướng tâm đến tôn giáo. Sự thật là không ai có thể làm được điều này.Những người “không tin” đó có được gọi là vô thần hay không thì không phải là điều quan trọng. Thật vậy, theo một số học giả Tây Phương thì những tín đồ Phật Giáo cũng là vô thần, vì họ không tin có một đấng sáng tạo. Vì vậy, có những khi tôi dùng thêm một từ ngữ nữa để mô tả những người không tin này, đó là “cực đoan”. Tôi gọi họ là những người không tin cực đoan. Họ không chỉ không tin mà còn có quan điểm cực đoan cho rằng tôn giáo không có giá trị gì cả. Tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng những người này cũng là một phần của nhân loại, và giống như tất cả mọi người, họ cũng muốn có hạnh phúc và có đời sống an lạc. Đây mới là điểm quan trọng.
https://thuvienhoasen.org/a28215/nhung- ... a-tam-linh


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

VƯỢT TRÊN CẢ CHƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Kiến thức về nhân quả là một loại trí tuệ. Có kiến thức về nhân quả, chúng ta không còn mê tín dị đoan, không còn tin rằng vũ trụ do một Thượng đế sắp đặt, sáng tạo, mọi vận hành diễn ra theo hướng tích cực, tiêu cực, thế này hay thế kia, mà tất cả là quy luật tự nhiên của nhân quả. Do vậy, chúng ta không còn tin vào nguyên nhân đầu tiên; không còn tin vào những yếu tố may rủi, hên xui; không tin vào những hiện tượng ngẫu nhiên. Tất cả là quy luật trong tự thân, có điều, nhờ kiến thức khoa học, kiến thức phương pháp, kiến thức phân tích của chúng ta còn giới hạn nên chưa thấy được mối quan hệ biện chứng giữa nhân và quả ở hiện tại, quá khứ trong mối tổng hòa giữa chúng với nhau. Sự ngộ nhận đó dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.


Link đọc sách miễn phí: http://www.daophatngaynay.com/vn/tu-sac ... m-tay.html
Link mua sách qua Amazon:


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

VƯỢT TRÊN CẢ CHƯ THIÊN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Đức Phật không bao giờ tự gán cho mình quy chế Thượng đế, con Thượng đế, hay là phái viên của Thượng đế. Phật tự xem mình là “vị thầy chỉ bày con đường” (Margadata), tức là con đường Bát chánh đạo đã dẫn tới giác ngộ và giải thoát, con đường đoạn trừ mọi khổ đau. Đạo Phật xa lạ với mọi ý niệm vê một Thượng Đế cá nhân đẩy quyền năng vô hạn. Đức Phật đến với loài người như một con Người giản dị nhưng hoàn thiện, một con người đã được giác ngộ và giải thoát, và chỉ bày cho con người con đường giác ngộ và giải thoát.
https://thuvienhoasen.org/a16961/dao-ph ... t-ton-giao


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

VƯỢT TRÊN CẢ CHƯ THIÊN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Trước khi phân tích và đi sâu vào chủ đề "Lý tưởng của người bồ-tát", thiết nghĩ chúng ta cũng nên tìm hiểu xem Phật giáo là gì, có phải là một tôn giáo hay không? Chữ "tôn giáo" (religion) là một thuật ngữ của người Tây phương, xoay quanh ý niệm về một Vị Trời Sáng Tạo ra thế giới và cả con người. Do đó con người phải chấp thủ quy luật do vị Sáng Tạo an bài, và điều đó cũng có nghĩa là nếu muốn được "cứu rỗi" thì phải chấp hành các phán lệnh của Vị ấy. Dhamma - tiếng Phạn là Dharma - hay Đạo Pháp do Đức Phật đưa ra hoàn toàn ngược hẳn với ý niệm đó. Dhamma là cách hướng vào bên trong con người của mình để tìm hiểu các nguyên nhân quá khứ và cả trong hiện tại đưa đến sự hiện hữu của chúng ta ngay trong lúc này, và chính sự hiện hữu đó cũng luôn ở trong tình trạng chuyển động và đổi thay, bằng cách liên kết và tương tác với vô số các điều kiện khác trong thiên nhiên và vũ trụ. Tu tập Phật giáo là tìm hiểu các nguyên nhân nào đã tạo ra sự hiện hữu trói buộc đó của mình để hóa giải chúng, giúp mình thoát ra khỏi sự chuyển động mang tính cách tương tác và lệ thuộc đó của chính mình.
https://thuvienhoasen.org/a33626/ly-tuo ... uoi-bo-tat


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

VƯỢT TRÊN CẢ CHƯ THIÊN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Không chỉ bác bỏ khái niệm Thượng Đế Sáng Tạo, trong Kinh Phật còn có một số nơi chế giễu các vị Vua Cõi Trời. Nghĩa là, không hề có một Đấng Thượng Đế Toàn Năng nào, mà thực ra chỉ có một số chúng sinh trên nhiều cõi trời khác nhau, và họ cũng theo nghiệp thọ sinh mà thôi.

Và chúng ta hãy tin rằng, khi đã chế giễu khái niệm Thượng Đế Toàn Năng, có nghĩa là không tin rằng có cái gọi là Thượng Đế Toàn Năng đó. Cũng tương tự như dân tộc Việt Nam thời xưa khi kể chuyện “Con cóc là cậu ông Trời” để chế giễu khái niệm Thượng Đế Toàn Năng đó.
https://thuvienhoasen.org/a13277/ong-tr ... -thuc-viet


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: VƯỢT TRÊN CẢ CHƯ THIÊN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Sự khác biệt giữa "Trời" và "Thượng đế" dường như là một điều thắc mắc trong tâm trí của nhiều người. Sự khác biệt ấy nếu có thì phải chăng cũng chỉ là tên gọi mà thôi? Thế nhưng nếu là tên gọi thì lại liên hệ đến ngôn ngữ, truyền thống, văn hóa, v.v. Hơn nữa, từ cổ chí kim chưa có ai từng trông thấy Trời hay Thượng đế cả, chẳng qua cũng vì đấy chỉ là một ý niệm trừu tượng, hiện ra trong tâm trí con người. Nếu là ý niệm thì tất nhiên nó là kết quả phát sinh qua ảnh hưởng của gia đình, giáo dục, tập quán, tín ngưỡng, v.v. Nếu tìm hiểu sự khác biệt về "Trời" và "Thượng đế" xuyên qua tất cả các yếu tố đó thì vấn đề sẽ trở nên vô cùng rắc rối. Trong bài viết này chúng ta sẽ giới hạn việc tìm hiểu về các Đấng thiêng liêng đó theo hai xu hướng và quan điểm chủ yếu nhất: một thuộc sự tin tưởng trong thế giới Tây phương và một theo các truyền thống trong các xã hội Đông phương.
Điều thắc mắc thứ hai là Phật giáo có phải là một tín ngưỡng vô thần hay không? Dường như Phật giáo đứng ra ngoài ý niệm về Trời và cả Thượng đế, nhất thiết chỉ hướng vào việc tìm hiểu bản chất của sự sống và nhìn vào sự vận hành của thế giới để vạch ra một hướng đi cho con người. Vì lý do đó người ta thường cho rằng Phật giáo là "vô thần".
https://thuvienhoasen.org/a34564/troi-v ... 0.facebook


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

VƯỢT TRÊN CẢ CHƯ THIÊN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Theo thuật ngữ kỷ thuật thì Tôn giáo có nghĩa là bất cứ đức tin hay phương pháp thờ phượng của niềm tin trong một thượng đế (nhất thần giáo) hay nhiều thượng đế (đa thần giáo) những đấng đã tạo ra thế giới và những đấng có thể kiểm soát mọi thứ xảy ra trong thế giới. Phật giáo không là một tôn giáo trong phương diện này nhưng chúng ta có thể thừa nhận với khái niệm của một tôn giáo tương tự như những tôn giáo khác. Phật giáo cũng đặt sự nhấn mạnh vào căn bản của Niềm Tin. Tuy thế, nên thấu hiểu rằng Phật giáo không dừng lại ở niềm tin. Niềm Tin và tuệ trí là căn bản của Phật giáo. Niềm Tin, Saddha, thông thường liên hệ đến sự Giác Ngộ của Đức Phật hay luật nghiệp báo chứ không phải vào một Đấng Tối cao. Trên căn bản này, một cách chắc chắn, hầu hết sự trình bày của Đạo Phật có thể được xem như một tôn giáo.
https://thuvienhoasen.org/a34964/co-pha ... -thuong-de


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách