Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Các thế lạy Phật trong Youtube, đúng là thế lạy của một ông cụ 75 tuổi mà tôi có dịp chứng kiến trong buổi tu học tại Trung Tâm Vạn Hạnh năm ngoái (Tôi có thảo luận về việc này với đạo hữu Vân Quang, có bài đăng trong Box Thiền Nguyên Thủy, xem bài Hỷ Lạc Trong Sơ Thiền, trang 1 và trang 2).

Chỉ có khác một điều là trong Youtube, lúc quỳ xuống hay đứng lên đều phải mượn sức của hai bàn tay chống xuống và nâng lên để đứng dậy. Ông cụ chỉ dùng lực chịu đựng của hai bàn chân và bắp vế để nâng minh lên trong khi hai tay chắp lạy trước ngực. Trong Video tôi thấy người lạy khi quỳ xuống, hai bắp về hở ra song song với hai vai, còn cụ này khép hai bắp vế sát vào nhau, cúi đầu xuống hai cùi chỏ đụng hai đầu gối, hai cánh tay nằm song song với mặt sàn khép sát lại, hai bàn tay ngửa ra, đầu đặt vào hai lòng bàn tay.

Động tác lạy của cụ rất nhịp nhàng, rất hay, toàn thân tự động cúi xuống, nâng lên mà không dùng hai bàn tay chống xuống sàn để đở và nâng cái thân lên như trong Video.

Tôi đã bắt chước cụ lạy theo cách cụ đã làm và bây giờ thuần thục rồi, cảm thấy khỏe vô cùng, các chứng nhức mỏi, thấp khớp, cảm củm đều biến mất.

Sáng chiều lạy hồng danh Phật A Di Đà ba mươi phút có trong thời khóa công phu mỗi ngày.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 15:56 với 1 lần sửa.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »



Đây là cách lạy Phật, Phật Giáo Bắc Tông.

Thầy TT. Thích Lệ Trang là Thầy Kinh Sư (?), thường là Tọa Chủ trong những Lễ Cúng Chuẩn Tế Thập Loại Cô Hồn, Thầy làm Lễ cúng thật tuyệt vời. Và Thầy giảng Pháp rất hay, giọng trầm truyền cãm, xin giới thiệu cùng quý vị.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Nhu Thuận đã viết:Kính tất cã các Đạo Hửu Gia Hạnh Phổ Hiền.

Vì sao, chúng ta phải sám hối?

Nói cho đầy đủ là "Sám hối nghiệp chướng", và vì chúng ta còn rất nhiều nghiệp chướng, có rất nhiều nghiệp chướng nên phải sám hối. Nếu chúng ta không còn nghiệp thì chúng ta không phải sám hối, nhưng điều này e rằng rất khó...
Chúng ta, Gia hạnh Phổ Hiền, vì nhiều kiếp quá khứ do tham, sân, si mà gây tạo ra vô số nghiệp ác, những nghiệp ác này đã huân tập, ăn sâu, vào kiếp này, vào đời này, vào thân, khẩu, ý, làm cho thân không thanh tịnh, làm những việc "trời ơi, đất hởi", miệng thốt ra lời cay đắng hằn học, ý lo nghĩ mấy chuyện "không đâu vào đâu", mấy chuyện thị phi (đúng sai), nhân ngã (ta, người), nên cần phải sám hối. Chữ "Sám" có nghĩa là nhìn lại thấy lổi lầm, chữ "Hối" là nhủ lòng không tái phạm.

Nghiệp ác đã tạo ra bao đời thì nay làm "thấy" được, đễ mà "hối"?

Chúng ta không thấy được "nhân" là nghiệp xấu ác trước đã tạo, nhưng chúng ta cũng thấy được "quã" đã trổ là thân xấu nhơ, thân tướng chẳng đẹp đẻ, mập, lùn, cao quá cở, ốm đói,..., thân chẳng chịu làm việc thiện, việc lành , miệng hôi hám, lệch lạc hàm răng, hô móm, ngọng, cà lăm,..., tiếng nói như cú như vọ, chẳng chịu nói lời ái ngữ dể nghe, và ý thì rong ruổi bốn phương trời. Những việc này là "quả" của kiếp hiện tại và cũng là nhân xấu ác cho kiếp vị lai, vì vậy chúng ta nên cần phải luôn sám hối, luôn luôn sám hối.
Sám hối cho đến khi nào, ba nghiệp thân khẩu ý đều thanh tịnh, hiện hảo tướng, thân dù tướng chẳng đẹp nhưng làm những việc lành, việc thiện, không vì mình mà vì người, là hảo tướng thân, miệng dù xấu xí nhưng nói ra đều là lời ái ngữ, khuyến tấn, khuyên nhũ,..., là hão tướng khẩu, ý niệm thì chỉ có niệm Phật, là hảo tướng ý.
Hạnh "Sám hối nghiệp chướng" là công đức vô lương. Vì sám hối là biết tàm quý, biết hổ thẹn, chỉ cần mình có tâm biết xấu hổ với những việc mình làm trước đây thì đó chính là công đức, và mình biết sám hối là công đức vô lượng.

Vì sám hối là quay lại nhìn chính mình bằng con mắt Tuệ Giác, thấu rỏ cái "Ta" không thực có, các Pháp đều như huyển. Chính là nhìn Thật tướng các Pháp, vô nhân vô pháp như Thiền Sư Vỉnh Gia Huyền Giác vậy.
Thân kính, chào đ/h Nhu Thuận.

CP rất tán thán Đạo hữu đã soạn xong bản giải về "Tứ giả sám hối nghiệp chướng" và cũng là sở nguyện đầu tiên cho mình khi thực hiện ước mơ. "học Pháp".

Sám hối còn có nghĩa là đoạn trừ các phiền não! - Vì muốn đoạn trừ các phiền não trong ứng dụng nào cụ thể, thì chúng ta phải chọn cách nào, theo bản giải của... http://www.budsas.org/uni/u-cdtctq/tcq-03.htm dưới đây.
1. Đoạn trừ bằng đè nén hay chế ngự xảy ra khi các triền cái bị trục xuất khỏi tâm do sức mạnh của định, rõ rệt nhất vào những lúc đắc thiền. Nó được minh họa bằng hình ảnh đám rong rêu trong nước bị ép xuống bởi một chiếc bình dễ ngấm.

2. Đoạn trừ bằng thay thế các pháp đối nghịch là sự thay thế các bất thiện pháp bằng thiện pháp, ví dụ thường được dẫn ra là sự đoạn trừ các quan kiến sai lầm bằng những chi đặc biệt của minh sát tuệ (trí) như sự đoạn trừ thân kiến bằng danh – sắc phân tích trí.

3. Đoạn trừ bằng tuyệt diệt hay cắt đứt là sự trừ diệt các kiết sử bằng các siêu thế đạo theo cách chúng không bao giờ khởi lên lại, giống như một cái cây bị sét đánh (không bao giờ mọc lại được).

4. Đoạn trừ bằng tịnh chỉ là sự diệt trừ các phiền não vào các sát na “quả” kế tiếp các thánh đạo.

5. Đoạn trừ bằng xuất ly là Niết bàn, sự giải thoát tối hậu khỏi các pháp hữu vi.
Phương pháp sám hối nào, tôi có thể đè nén nghiệp chướng.
Phương pháp đối nghịch nào chống lại phiền não.
Phương pháp bằng tuyệt diệt hay cắt đứt phiền não.v.v.


Câu nghi vấn thứ hai:

Nếu hàng ngày mình Lễ Phật, sám hối thì cứ nhớ mãi các tội lỗi trong quá khứ... Chính là để ngăn ngừa đừng vi phạm trong hiện tại. Và niềm hy vọng trong tương lai sẽ hóa giải hết tội lỗi và cầu mong giải thoát.v.v. Nếu phải, thì sự sám hối có ảnh hưởng đến tiêu cực hay không ?
(Ví dụ: Người ấy phạm tội tham hay tội sát sanh... Thì dầu có sám hối mãi mãi cũng còn trong tìm thức. Nếu tìm thức đó nó lâu lâu trở lại, hoặc nằm mơ nó trở lại. Thì sự sám hối có ảnh hưởng đến tiêu cực hay không ?)

Còn nữa Phật dạy, người tu hành trong cơ bản cần nhất là diệt năm triền cái (Tham, sân, hôm trầ-thụy miên, trạo cử-hối quá, nghi) thì mọi việc mới dễ tiến bước.
Còn sám hối thì còn mãi nghĩ đến 'Hối quá' v.v. thì phải nghĩ thế nào?

(P/s. Trạo cử – hối quá (uddaccakukucca) cũng được xem như triền cái kép cần định nghĩa bằng cách tách ra trước khi phối hợp. Trạo cử đồng nghĩa với sự kích động, sự tán loạn, sự không vắng lặng và phóng dật của tâm; trong khi hối quá là ý thức tội lỗi được đánh thức dậy bởi sự phạm giới, nó đồng nghĩa với thái độ hối hận, ăn năn của tâm. )

Tóm lại mình thấy hai nghi vấn này nó cứ thỉnh thoảng làm cho dao động tâm, làm cho không còn chánh tinh tấn.

1. Nếu còn sám hối thì còn nhớ chuyện cũ, tức là còn phiền não ?
2. Còn như trừ dứt trạo cử, hối quá, thì không còn nhớ việc đã làm sai, không nhớ thì có thể tái phạm ?

3. Hai giả thuyết 1,2 rất là tiêu cực không thể thành lập đối với người học đạo, như vậy đ/h Nhu Thuận giải thế nào để trở thành tích cực ?

Mong đợi sự hồi âm của Quí Đạo hữu.

Kinh CP

**********
Nhất giả lể kính Chư Phật.
Nhị giả Xưng tán Như Lai.
Tam giả quảng tu cúng dường.

Tứ giả sám hối nghiệp chướng
Ngũ giã tùy hỷ công đức
Lục giả Thỉnh chuyễn pháp luân.

Thất giả Thỉnh Phật trụ thế.
Bát Giả Thường Tùy Phật Học.
Cửu giả hằng thuận chúng sanh
Thập Giả Phổ Giai Hồi Hướng.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Gia hạnh Thập nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Sáng nay đi chùa tụng kinh, lạy Phật cầu an, thật là hân hạnh được gặp lại bác Sơn (75 tuổi), người mà tôi đã nhắc đến trong các bài viết về pháp lạy Phật "ngũ thể dầu địa", bác dùng sức dẻo dai chịu đựng của hai chân mà không dùng hai bàn tay chống đở thân mình khi quỳ xuống và đứng lên. Theo lời yêu cầu của tôi, bác mời tôi về nhà bác để chụp lại các động tác lạy Phật cho mọi người xem. Tiếc là không biết cách quay phim để ghi lại các động tác liên tục trong thế lạy của bác, đành phải xem từng tấm hình tôi ghi những động tác chính trong phép lạy Phật của bác, như sau:
Hình ảnh

Khi niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật, bác chắp tay trên trán, rồi cúi đầu xuống hai bàn tay chỉa thẳng về phía trước bàn thờ Phật.

Hình ảnh

Bác quỳ hai đầu gối xuống tấm thảm, thân mình ngã tới trước, đầu vẫn cúi xuống, hai bàn tay chỉa về phía trước, hai bàn chân phía sau bung ra úp xuống tấm thảm.

Hình ảnh

Bác quỳ xuống, thân mình trụ trên hai bắp chân, hai bắp vế khép sát lại song song, thân, đầu vẫn cúi xuống, hai bàn tay chắp lại chỉa về phía trước.

Hình ảnh

Bác ngã thân mình về phía trước, hai bàn tay xòe ra chưa đụng mặt thảm, hai cánh tay song song, cùi chỏ đụng hai đầu gối..

Hình ảnh

Đầu của bác úp xuống trên hai bàn tay xòe ra đặt trên tấm thảm, toàn thân liền lạc với năm vóc sát đất... trong chánh niệm về thân và tâm.
Xem trong hình ta thấy có năm động tác trong phép lạy Phật của bác, khi ngẩng đầu lên đứng dậy cũng tuần tự thực hiện các động tác ngược lại lúc ban đầu, hai bàn tay vẫn chắp trước ngực mà không dùng sức chống xuống sàn nâng toàn thân lên. Phép thở trong khi lạy Phật, lạy xuống một lạy thở ra, khi đứng dậy thở vào đều đặn dài và sâu.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Tứ giả Sám Hối Nghiệp Chướng.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Kính Đạo Hửu Thiện Nhân.

Hai câu hỏi của TN, thật tình tôi không trả lời nổi vì, như đã nói, tôi chưa phải là "gì cũng biết", tôi xin nói những kinh nghiệm tu tập của mình.

Kính Thiện Nhân, cùng tất cả các bạn.
Thien Nhan đã viết:Sám hối còn có nghĩa là đoạn trừ các phiền não!
Tôi không cho là như vậy, nhưng Sám hối có một trong những công năng là đoạn trừ phiền não, chúng ta lạy Phật lễ Phật để sám hối, quán tưởng "năng lễ sở lễ tánh không tịch" là cái lạy của mình (chúng sanh) và cái mình đang lạy (Phật) cả hai đều tánh "Không" vắng lặng, có như vậy mới tạo được "làn sóng vô vi" (hơn cã sóng vi ba) Chư Phật cãm ứng.

Chư Phật không phải là "Đấng" xóa tội để chúng ta quỳ lạy cầu xin sám hối, cũng không giáng họa hay ban phước cho ai, Chư Phật tánh Không vắng lặng thì chúng ta đến với Phật cũng phải bằng vắng lặng tánh Không, như vậy mới "Cãm ứng đạo giao nan tư nghì".

Ban đầu mình còn tưởng Ông Phật ngồi đó, còn ta thì sì xụp lạy, nhưng cứ lạy, lạy riếc rồi thì Ông ngồi mặc Ông, tôi lạy mặc tôi, vào sâu hơn nửa thì Tánh "Tôi và Ông" không khác, và ở trạng thái "Tỉnh Mặc" tánh không mới tạo ra được cãm ứng giửa Ta cùng Chư Phật mười phương.

Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời

Khi ở trạng thái "Tỉnh mặc Không tánh" thì phiền nảo là bọt nước ngoài biển khơi, có rồi mất, mất lại có, không làm cạn giọt nước nào của biển, cũng không làm thêm giọt nước của biển, vi vậy có thể nói rằng Lạy Phật Sám Hối có công năng đoạn trừ "Phiền não". (nhưng phải công phu dzử dằn lắm, cho đến khi nào "Tỉnh mặc Không Tánh", tự nhiên phiền não của Ta "mất tiêu", cái Ta còn mất tiêu thì có cái gì là "của Ta" đâu, đó là năng trừ phiền não)

Đây là Pháp Tu Gia Hạnh Phổ Hiền _ Đệ tứ giả sám hối nghiệp chướng_ và không dính dáng gì tới "Thiền chỉ và Thiền quán"
Nếu hàng ngày mình Lễ Phật, sám hối thì cứ nhớ mãi các tội lỗi trong quá khứ...
...thì đừng nhớ nửa.

Sám hối mang ý nghĩa thật bao trùm nhiều đời nhiều kiếp, nói ngay hiện kiếp này thôi, lúc 50 tuổi không nhớ được hết những lỗi lúc 20-30 tuổi thì làm sao biết được các lổi quá khứ để nhớ.

Vì không nhớ được nên phải sám hối, sám hối không chỉ là nhìn thấy lổi củ, nhũ lòng không tái phạm mà sám hối là "Nhìn thấu tự tánh, tội phước bổn lai không" đó mới chính thật sám hối. Về sự là: Tất cã điều ác nên tránh, tất cã việc thiện nên làm, giử tâm ý trong sạch, là Sám Hối.
1. Nếu còn sám hối thì còn nhớ chuyện cũ, tức là còn phiền não ?
2. Còn như trừ dứt trạo cử, hối quá, thì không còn nhớ việc đã làm sai, không nhớ thì có thể tái phạm ?
Luôn luôn Sám Hối là luôn luôn "thấy" Tự Tánh Thanh Tịnh, luôn luôn "giử" Tự Tánh Thanh Tịnh, năm triền cái không ăn nhập gì đến Tự Tánh Thanh Tịnh. Không thấy được Tự Tánh thì phải chí thành Sám Hối, liên tục Sám Hối. Vì Vậy, Bồ Tát Phổ Hiền đưa ra Hạnh Nguyện Thứ 4 Sám Hối Nghiệp chướng không phải vô cớ, cho người thấy và cả cho người chưa thấy. ( tôi chưa thấy nhưng rồi sẻ thấy)

"Nhớ nghỉ" chẳng phải Tự Tánh, Tự tánh Thanh Tịnh sẻ biết rỏ tất cã việc gì nên làm việc gì không nên làm, và vì còn nhớ chuyện củ nên cần phải sám hối.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Tứ giả Sám Hối Nghiệp Chướng.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

SÁM HỐI TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG

Trên đời không có ai hoàn toàn thanh tịnh, không mang một tỳ vết nào, trừ phi đã trải qua một phen rèn luyện triệt để.
Ðức Phật dạy: “Chúng sanh chìm đắm trong sáu nẻo luân hồi nên hoàn toàn không thể trong sạch, dứt hết tỳ vết tội ác”. Thế giới Ta-bà là nơi tập hợp ngũ trược (1) nên mới gọi là trần thế, tức là trên cõi đời này dẫy đầy bụi bặm và nhơ nhớp. Người ta thường nói “gần son thì đỏ, gần mực thì đen”. Sống ở trong đời nhất định sẽ bị trần thế làm nhiễm ô, khiến hai mắt của chúng ta bị ngăn che, đánh mất chân tánh quên mất con đường chánh. Do đó, nếu muốn tẩy hết tội ác trần nhiễm, được thanh tịnh tự tại thì nhất định cần phải hiểu rõ phương pháp sám hối.

Chánh Ðề

I. Ðịnh nghĩa
Sám, tiếng Phạn là Ksamayati; dịch ý là hối quá. Sau khi hối lỗi về những sai phạm, từ đó không vi phạm trở lại, cũng chính là không phạm lỗi lần thứ hai. Biết rõ lỗi lầm thì phải thiết bày pháp sám hối, nếu sau khi đã sám hối rồi mà còn tái phạm thì không phù hợp với tôn chỉ sám hối của Phật giáo.

II. Chủng loại
Người đời hoặc ngoại đạo cũng có phương pháp sám hối, nhưng không giống với phương pháp sám hối của Phật giáo. Ngoại đạo cũng có các thứ tế phẩm dâng hiến thần linh để cầu trừ tội lỗi của mình. Họ cũng có nơi tắm rửa, gọi là sông Thánh để tẩy tội cấu, hoặc dùng các lối khổ hạnh như nhịn ăn, nhịn uống, dầm mưa dãi nắng, châm mũi nhọn vào thân thể… để cầu giải trừ tội chướng. Nhưng tội lỗi lại ở trong tâm linh, không hình không tướng, làm sao có thể dùng hình thức bên ngoài để rửa sạch tội lỗi được!? Ðức Phật dạy: “Tội do tâm sanh nên phải do tâm trừ, không ai có quyền thưởng hay phạt”. Nghĩa là “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Do đó, chúng ta muốn trừ bỏ lỗi lầm thì cần phải thực hành phương pháp sám hối của Phật giáo mới có thể đạt được lợi ích.

Phật giáo có bốn loại sám hối :
1. Tác pháp sám hối.
2. Thủ tướng sám hối.
3. Hồng danh sám hối.
4. Vô sanh sám hối..

Ba loại sám hối trước thuộc “sự sám hối”, loại sám hối sau thuộc “lý sám hối”.

1. Tác pháp sám hối: Thiết đàn cung thỉnh chư đại đức tăng thanh tịnh chứng minh. Sau đó vào pháp đàn, phải thành kính tha thiết bày tỏ rõ ràng: “Phát lồ lầm lỗi, nhất tâm sám hối, phát thệ nguyện vĩnh viễn không tái phạm”. Thành khẩn như vậy, giới thể nếu đạt được thanh tịnh thì tội lỗi sẽ được tiêu trừ.

2. Thủ tướng sám hối: Dùng quán tưởng mà sám hối. Phương pháp này nên dùng cho những bậc tu hành đạo hạnh tương đối cao, hoặc ở địa phương không có Tăng-già thanh tịnh chứng minh. Khi thực hành pháp này, hành giả nên đối diện trước tượng Phật, Bồ-tát thành tâm lễ bái, bày tỏ tội lỗi, sám hối lỗi lầm đã vi phạm từ một ngày, ba ngày, bảy ngày, bốn mươi chín ngày…, cho đến vô số ngày, đến khi nào thấy được tướng tốt, như thấy hào quang, hoa sen, hoặc Phật, Bồ-tát hiện thân xoa đầu… mới có thể dừng nghỉ.

3. Hồng danh sám hối: Phương pháp này lấy năm mươi ba Thánh hiệu Phật trong kinh “Quán Dược Vương Dược Thượng Boà-tát” và thêm ba mươi lăm Thánh hiệu vị Phật trong kinh “Ðại Bảo Tích”, cộng lại thành tám mươi tám Thánh hiệu Phật, lại thêm pháp giới tạng thân A Di Ðà Phật với kệ Phổ Hiền đại nguyện mà thành nghi sám hối này. Tổng cộng tất cả thành một trăm lẻ tám lạy, tượng trưng tẩy trừng cho một trăm lẻ tám phiền não.(2)
Nếu dựa theo nghi thức sám hối này mà thành tâm lễ bái thì có thể tiêu trừ được tội chướng. Bất luận những điều đã vi phạm ở nhiều kiếp quá khứ hoặc ở đời hiện tại đều có thể sám hối trừ sạch hết. Do nhiều kiếp trong quá khứ, chúng ta đã tạo rất nhiều ác nghiệp, nên chỉ sám hối bằng miệng không thì không thể dễ dàng có hiệu nghiệm mà phải thành kính lạy Phật, thành tâm sám hối và phát nguyện không tạo ác nghiệp, não hại chúng sanh nữa. Cung thỉnh chư Phật hướng đến chứng minh lòng sửa đổi của chúng ta đối với kẻ oán. Giống như khi học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường, thứ nhất cần phải mời phụ huynh trong nhà hoặc người có đức độ đến để cam đoan, bảo đảm cho học sinh không tái phạm nội quy nhà trường nữa, học sinh đó mới không bị đuổi học.

Trong kinh Ðại Bảo Tích, đức Phật có dạy: “Tất cả chúng sanh phạm tội ngũ nghịch(3), mười điều ác(4), cho đến muôn kiếp không thể sám hối; nhưng nếu xưng niệm thánh hiệu ba mươi lăm vị Phật và thành tâm lễ bái thì tất cả tội chướng thảy đều được tiêu trừ”. Hồng danh của chư Phật như ngọn đèn sáng có thể phá trừ phiền não tối tăm. Công đức thật không thể nghĩ bàn như thế, cho nên hiện nay, đại đa số các tự viện đều áp dụng phương pháp sám hối này.

4. Vô sanh sám hối
Phương pháp sám hối này thuộc về lý sám hối, cao thâm lại rất khó. Chỉ bậc thượng căn mới có thể thực hành phương pháp sám hối này.
Phương pháp này được phân làm hai loại:
– Quán tâm vô sanh: Quán tâm thức của chính mình, ngay khi đó vô sanh.
Trong kinh Kim Cang có nói: “Tâm quá khứ không thể nắm bắt, tâm hiện tại không thể nắm bắt, tâm vị lai không thể nắm bắt”(5). Quán sát tâm ở ba giai đoạn đều bất khả đắc, thì thử hỏi vọng niệm từ đâu mà sanh? Nếu vọng niệm bất khả đắc thì tướng các tội lỗi ấy đều không. Trong kinh lại nói: “Tội từ tâm khởi nên đem tâm mà sám, tâm được tịnh rồi thì tội liền tiêu, tội tiêu tâm diệt, cả hai thảy đều trống rỗng, như thế mới thật là sám hối chân thật”.

– Quán pháp vô sanh: Quán thật tướng của các pháp đều vô sanh. “Thật tướng” chỉ tướng chân thật của vũ trụ, nhân sanh, không vì sự biến đổi của thời gian không gian, mà có sự bất đồng đều là chân như, chân tâm bất sanh, bất diệt. Nếu người tu hành có thể thấu ngộ được thật tướng thì tất cả tội lỗi (giả tướng) tự nhiên tiêu diệt.

Trong kinh Quán Phổ Hiền có nói: “Nếu ai muốn sám hối, hãy ngồi ngay ngắn nhớ nghĩ thật tướng, thì tội chướng như sương mai sẽ tan dưới ánh mặt trời trí tuệ”. Ðó là người tu hành ngộ thật tướng.

III. Phát khởi thiện hạnh mới, tiêu trừ tội lỗi cũ
Sau khi sám hối, tuy có thể tiêu trừ tội lỗi cũ nhưng tập khí ác của sự tạo tội vẫn chưa trừ sạch, nên cần phải nỗ lực làm việc thiện.

-Tiêu trừ tập khí ác: Tội nghiệp của chúng ta đã tạo trong quá khứ có thể nói là nhiều vô số. Vì chúng ta từ vô lượng kiếp quá khứ đến nay sanh sanh tử tử, mỗi đời đều tạo không ít ác nghiệp. Những nghiệp này tích lũy, hình thành một lực lượng lớn mạnh, gọi là nghiệp lực. Nghiệp lực này đưa chúng ta vào nơi hiểm nạn khổ não, mê mờ, do đó mà khiến tiếp tục tạo nghiệp, chiêu cảm quả khổ. Vì vậy, tánh ác xoay vòng không bao giờ dứt, giống như chuỗi móc xích hình tròn, từng cái từng cái nối tiếp nhau mãi mãi không cùng.
Trong kinh Hoa nghiêm, Bồ-tát Phổ Hiền dạy: “Tội chướng chúng sanh tạo vô lượng vô biên, nếu có hình tướng thì khắp cõi hư không, không thể dung chứa hết”. Thật vậy, tội lỗi của chúng sanh từ xa xưa đến nay không ngừng tích lũy như: tham dục, sân nhuế khi sanh ra liền có, không cần phải trải qua sự dạy bảo, gặp việc đáng yêu liền tham cầu, gặp việc không vừa ý tự nhiên sanh phiền não. Những tánh ác này cùng tồn tại với thân thể, tội lỗi tiềm tàng sâu xa trong thân thể, rất khó tiêu trừ. Trong kinh gọi chúng là “Câu sanh khởi phiền não” hoặc “Bản hữu chủng tử”. Còn sau khi lọt lòng, theo thầy tà bạn ác huân tập các thứ tà kiến xấu ác thì trong kinh gọi chúng là “Phân biệt khởi phiền não” hoặc “Tập huân chủng tử” nghĩa là nói, mới vừa bị ảnh hưởng nhiễm ô bởi các phong tục tập quán. “Phân biệt phiền não” tương đối dễ trừ bỏ, nhưng “Câu sanh phiền não” thì rất khó trừ. Cho nên, chúng ta phải dùng tâm thành kính sám hối, phát tâm đại tàm quí lâu dài, thì mới có thể dần dần trừ diệt được “câu sanh phiền não” của chúng ta và đoạn tuyệt các thứ “phân biệt phiền não” thì không còn tái sanh nữa.

Nếu muốn đoạn tuyệt các huân tập ác mà không dùng phương pháp thích hợp thì cũng giống như lấy đá đè cỏ, tuy tạm thời cỏ bị nằm yên, nhưng một khi lật đá bỏ đi thì cỏ sẽ có cơ hội phát triển và sum suê hơn trước. Cho nên, chúng ta muốn trừ các huân tập xấu ác, cách tốt nhất phải nỗ lực sám hối, làm nhiều việc thiện, rộng tu các công đức.

2. Phát triển thiện hạnh
Song, tập tánh của chúng ta không hoàn toàn đều là ác mà thiện ác đều có. Các huân tập xấu ác của chúng ta từ vô thỉ đến nay cũng đã có và huân tập tánh thiện cũng như vậy. Thiện tánh này là “Phật tánh”, có thể trưởng dưỡng muôn điều thiện, chỉ vì bị ngăn che bởi vọng tưởng, dục vọng, mê hoặc nên không thể hiển lộ. Nếu chúng ta có thể trừ bỏ vọng tưởng thì Phật tánh này sẽ sanh ra các chồi non thiện hạnh, dần dần kết thành đạo quả Bồ-đề. Nhưng muốn trừ đi sự ngăn che này thì phải có điều kiện. Ðiều kiện này là nên nỗ lực thực hành các thiện hạnh: từ, bi, hỷ, xả, bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ… Nếu có thể khai mở thiện tánh này thì tập khí xấu ác của chúng ta đều tiêu diệt hết.

Ở phần trước đã trình bày rõ về phương pháp sám hối của thế tục và các tôn giáo khác, đều không thể tiêu trừ tội chướng; mà chỉ có phương pháp “phát huy sự thanh tịnh của Phật tánh, bỏ ác hành thiện” của Phật giáo mới là phương pháp sám hối cơ bản, có thể diệt trừ được tận gốc tội lỗi của chúng ta. Trong bốn pháp sám hối của Phật giáo, có pháp sâu xa thâm áo, có pháp đơn giản rõ ràng, có pháp đặt nặng về lý tánh, có pháp đặt nặng về sự tướng. Hàng đệ tử Phật có thể tùy theo căn cơ và hoàn cảnh của bản thân mà chọn cho mình phương pháp thích hợp để thực hành. Nếu có đàn tràng lại có tăng chúng thanh tịnh ở gần thì có thể áp dụng phương pháp “Tác pháp sám hối”. Người thượng căn thì có thể sử dụng phương pháp “Vô sanh sám hối”. Nếu không có đàn tràng lân cận hoặc cao Tăng thanh tịnh thì có thể sử dụng phương pháp “Thủ tướng sám hối”. Nếu nghiệp chướng sâu dày không thể áp dụng theo các phương pháp trên thì hằng ngày hoặc vào những ngày trai giới có thể đến chùa viện hay ở tại nhà thực hành phương pháp “Hồng danh sám hối”, thành tâm lễ bái.

Các phương pháp sám hối của Phật giáo, mặc dù cũng có những hình thức như: đảnh lễ, quỳ, lạy Phật… song, hoàn toàn không chỉ là cầu xin hoặc khẩn vái đức Phật để tiêu trừ tội nghiệp của chúng ta mà còn mang một ý nghĩa sự sâu xa khác.

Sở dĩ, chúng ta thực hành hình thức lễ bái, niệm Phật trong thời gian dài như thế là có những mục đích sau:
a. Dùng các nghi thức lễ bái, niệm Phật… để thống nhất tinh thần và nhiếp từng ý niệm của chúng ta, loại trừ tạp niệm để tâm tánh của chúng ta được thanh tịnh mà tiêu trừ tội chướng ở quá khứ và hiện tại.
b. Từ trong pháp sám hối thể ngộ chân tướng như thật, hoặc chuyên trú vào đức tánh quanh minh của hiền thánh tăng, của chư Phật và Bồ-tát, rồi quyết tâm truy tìm học hỏi và thực hành theo, tích cực khai triển các thiện hạnh.

Tóm lại, nếu có thể như pháp thực hành theo nghi thức sám hối thì sẽ đạt được những lợi ích đáng quí như sau:
-Khai thác tâm tánh trong sáng thanh tịnh.
-Rèn luyện đức tính kiên định dũng mãnh.
-Diệt trừ phiền não tội chướng để sanh phước huệ.
-Mau chóng đạt đến cảnh giới giải thoát an lạc.

Kết Luận

Thực hành theo phương pháp sám hối của Phật giáo mới có thể tịnh hóa được tâm linh của chúng ta, khiến cho nhân cách của chúng ta phát triển đến cảnh giới chân-thiện-mỹ, trưởng dưỡng hạnh phúc gia đình, an lạc xã hội. Do đó, muốn diệt trừ tội chướng oan khiên, chấm dứt mãi mãi vòng luân hồi sanh tử thì cần phải nỗ lực tìm cầu chân lý; đồng thời, phải thực hiện theo phương pháp sám hối của Phật giáo để sửa đổi nghiệp báo của mỗi cá nhân, giải thoát sanh tử phiền não, và tiến đến quét sạch tất cả đau khổ của chúng sanh, đem an lạc ban khắp cho mọi loài.


Tác giả: (không biết)
________________________________________
1 Ngũ trược:
Ở phẩm Phương tiện trong kinh Pháp Hoa có dạy: “Chư Phật xuất hiện ở đời ác thế ngũ trược: kiếp trược, , phiền não trược, chúng sanh trược, kiến trược, mạng trược”. Kiếp trược, nhân vì bốn sự ô trược ở sau mà có tên gọi như vậy. Kiến trược là những kiến hoặc như thân kiến (chấp thân năm uẩn giả hợp là thật có), biên kiến (kiến giải chấp đoạn hoặc chấp thường …). Phiền não trược là tất cả tư hoặc phiền não như tham, sân, si … Chúng sanh trược nghĩa là chúng sanh nhân vì kiến trược, phiền não trược … mà tạo nhiều ác nghiệp. Mạng trược nghĩa là chúng sanh nhân vì tà kiến (phỉ báng cho rằng không có nhân quả) nảy sinh mà tạo ra các ác nghiệp, rồi bị nghiệp lực mê mờ khiến thân thể suy nhược, phước ít khổ nhiều.

2 Một trăm lẻ tám phiền não: Kiến hoặc của ba cõi ( kiến giải sai lầm của lý trí) có ba mươi tám sử – Tư hoặc: ( Kiến giải sai lầm của tình cảm) Có mười sử hợp chung lại thành chín mươi tám thùy miên, cộng thêm mười phược: vô tàm, vô quý, hôn trầm, ác tác, não, tật, trạo cử, thùy miên, phẫn, phú… mười triền làm thành 108 phiền não. Nên đệ tử Phật thường dùng 108 biến niệm Phật hay lạy Phật 108 lạy để đối trị 108 phiền não này.

3 Ngũ nghịch là năm loại tội ác cực nặng: Giết cha, giết mẹ, giết La Hán, làm thân Phật ra máu, phá hòa hợp Tăng.

4 Mười điều ác hay còn gọi là mười bất thiện: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, nói thêu dệt, nói lời thô ác, nói hai lưỡi, tham dục, sân nhuế, si mê.

5 Nguyên văn: Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc

6 Câu sanh khởi phiền não : Câu sanh khởi, tiếng Phạn: Sahaja, nói lược là Câu sanh, có nghĩa là cùng sanh ra với thân ta. Câu sanh khởi phiền não là phiền não cùng sanh ra với thân ta. Không cần phải dựa theo tà giáo, tà sư, tà tư duy, ngược lại cứ tự nhiên đối cảnh mà khởi dậy, thì gọi là “Câu sanh khởi phiền não”.

7 Bản hữu chủng tử (hạt giống vốn có): Là một trong hai loại chủng tử, bản hữu chủng tử và tập huân chủng tử.
__Hết__


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Hành Thiện Pháp là Gia Hạnh Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

  • Chư Ác mạc tác.
    Chúng Thiện phụng hành.
    Tự tịnh kỳ ý.
    Thị chư "Sám Hối".
Bốn câu này người Phật Tử nào cũng đều đã một lần nghe qua, có hai chử cuối là hơi khác, đúng nguyên văn là "Phật Giáo", nghĩa là lời Phật dạy như vậy. Lời Phật dạy trong Kinh, Luật, Luận trong tám vạn bốn ngàn Pháp Môn gom lại chỉ từng ấy trong Bốn câu. Nay, đỗi thành "Sám Hối", vì "Phật dạy" những ý trên, còn chúng ta "Sám hối" làm theo lời Phật dạy.

Hành Thiện là hành như thế nào? Thế nào là "Thiện"? Ranh giới giữa "Thiện" và "Bất Thiện"?
Rất mơ hồ.!?!
Chúng ta cùng đọc đoạn trích dẫn dưới đây hy vọng là sẻ giải đáp những thắc mắc trên.
Nếu xét một cách tinh tường mà nói, thì "Thiện" có chân có giả, có ngay thẳng có khuất khúc, có âm có dương, có phải hay chẳng phải, có lệch hay chính đáng, có đầy có vơi (bán, mãn), có tiểu có đại, có dễ có khó, đều cần bàn luận rõ ràng.
Làm việc thiện mà không hiểu rõ đạo lý, cứ tự cho việc mình làm là hành thiện, ắt không khỏi tạo nghiệp, uổng phí mất tâm tư một cách vô ích.


Thế nào là chân thiện và giả thiện?
Xưa có một số nho sinh yết kiến Trung Phong Hòa Thượng (một vị cao tăng triều đại nhà Nguyên) hỏi:
-Nhà Phật bàn thiện ác báo ứng như bóng theo hình, tức làm lành gặp lành, làm ác gặp ác; nay có người nọ thiện mà con cháu lại không được thịnh vượng, mà kẻ kia ác thì gia đình lại phát đạt, như vậy là Phật nói về việc báo ứng thực vô căn cứ sao?
Hòa Thượng nói:
-Người phàm tâm tình chưa được tẩy sạch, chưa được thanh tịnh, tuệ nhãn chưa khai, thường nhận thiện làm ác, cho ác là thiện; người như vậy không phải là hiếm có, đã tự mình lẫn lộn phải trái, cho ác là thiện, cho thiện là ác, điên đảo đảo điên mà không hay lại còn trách oán trời cho báo ứng là sai, là không công bằng ư.
Bọn nho sinh lại hỏi:
-Mọi người thấy thiện thì cho là thiện, thấy ác thì cho là ác, sao lại bảo là lẫn lộn, trái ngược, điên đảo?
Hòa thượng bảo họ thử ví dụ xem sự tình như thế nào là thiện và thế nào là ác. Một người trong bọn họ nói:
-Mắng chửi đánh đập người là ác, tôn kính, lễ phép với người là thiện.
Hòa Thượng nói không nhất định là như vậy.
Một người khác cho là tham lam, lấy của người là ác, gìn giữ sự thanh bạch liêm khiết là thiện.
Hòa thượng cũng bảo không nhất định như vậy.
Mọi người đều lần lượt đưa ra thí dụ về thiện và ác, nhưng Trung Phong Hòa Thượng đều bảo không nhất định như vậy. Nhân thế bọn họ đều thỉnh Hòa Thượng giảng giải cho.
Hòa thượng Trung Phong chỉ dạy rằng: Làm việc có ích cho người là thiện, còn chỉ có lợi cho riêng mình là ác. Có ích cho người thì dù đánh hay mắng chửi họ cũng gọi là thiện, chỉ có ích cho riêng mình dù tôn kính, lễ phép đối với người cũng kể là ác. Bởi vậy, người làm việc thiện mà có lợi ích cho người là công, chỉ lợi cho mình là tư, công là chân, còn tư là giả.

Lại nữa, làm việc thiện mà phát xuất từ tấm lòng thành là chân thiện, còn hời hợt, chiếu lệ mà làm là giả thiện. Hơn nữa, hành thiện mà không nghĩ tới một sự báo đáp nào cả là chân thiện, trái lại còn hy vọng có sự đền đáp là giả thiện, đó là những điều tự mình cần khảo sát kĩ lưỡng.

Thế nào là ngay thẳng, khuất khúc? Nay thấy một người cẩn thận dễ bảo mà vội phân loại ra cho là thiện nhân có thể dung nạp. Các vị thánh nhân dùng người thì lại khác, thà dùng một cuồng sỹ cao ngạo, quật cường có tài cán biết mạnh dạn tiến thủ còn hơn. Người cẩn thận dễ bảo, tuy ở đời ai cũng ưu thích cho là tốt, nhưng thánh nhân cho là không có chí khí hướng thượng, chỉ biết vâng dạ không hiểu rõ đạo lý nên có phần không lợi cho nền phong tục đạo đức.
Bởi thế cho nên quan niệm của người phàm về thiện ác, tốt xấu thực rõ ràng khác biệt, tương phản với thánh nhân vậy.
Suy rộng ra thì mọi sự lựa chọn thiện ác, gìn giữ hay buông xả của người đời đều không giống với thánh nhân, còn chỗ thiên địa, quỷ thần coi là phúc, thiện họa, dâm tà, phải trái đều đồng tiêu chuẩn với thánh nhân mà khác biệt hẳn với người phàm tục.

Phàm muốn tích lũy thiện tất phải phát xuất từ chỗ tiềm ẩn của chân tâm đã được thanh lọc hết ý ác, quyết không để nhĩ mục sai khiến hành thiện vì tự tư tự lợi. Một lòng một dạ cứu giúp đời là ngay thẳng, còn nếu có chút lòng mị thế, lấy lòng người để được danh vọng, tiền tài thì là hành động khuất khúc, chỉ một lòng một dạ tôn kính người là ngay thẳng, còn có chút lòng bỡn cợt, coi khinh người là khuất khúc; đều nên bàn luận tường tận.

Thế nào là âm thiện, dương thiện? Phàm làm việc thiện mà mọi người đều hay biết được thì gọi là dương thiện, hành thiện mà không một ai biết là âm đức, thực ra đã có thiên địa quỷ thần biết rõ, nên có âm đức thì tự nhiên sẽ được cảm ứng quả báo; dương thiện được hưởng danh tiếng ở đời, đã có danh tiếng tức là đã được phúc báo rồi. Xưa nay những người có danh, có tiếng thường bị tạo hóa ganh ghét đố kỵ; vì thế những người có danh tiếng lừng lẫy mà thực sự không có nhiều công đức xứng đáng với danh tiếng đó, thường gặp phải nhiều tai họa bất kì xảy ra. Người không có tội lỗi gì mà bỗng phải chịu mang tiếng xấu một cách oan uổng thì con cháu họ sẽ được đáp đền, mau chóng phát đạt. Chỗ sai biệt của dương thiện và âm thiện cần phải cẩn thận suy xét cho kỹ.

Thế nào là phải và chẳng phải? Nước Lỗ xưa có luật người Lỗ nào chuộc được người bị bắt làm kẻ hầu hạ ở các nước chư hầu về đều được phủ quan thưởng tiền. Tử Cống (học trò đức Khổng tên là Tứ) chuộc người về mà không nhận tiền thưởng. Đức Khổng nghe biết lấy làm buồn phiền mà bảo rằng: Tứ làm việc thất sách rồi. Ôi, thánh nhân xử sự nhất cử nhất động có thể cải sửa phong tục, thay đổi tập quán, làm gương mẫu cho bách tính noi theo, chẳng phải cứ nhiệm ý làm những việc thích hợp với riêng mình. Nay nước Lỗ, người giàu ít, người nghèo thì nhiều, nếu nhận thưởng cho là tham tiền, là không liêm khiết, còn không lãnh thưởng thì người nghèo sao có tiền tiếp tục chuộc người? Từ nay về sau chắc không ai chuộc người ở các nước chư hầu về nữa.
Tử Lộ (tên Do, học trò đức Khổng) cứu người khỏi chết đuối, được tạ ân một con trâu. Tử Lộ nhận lãnh, đức Khổng hay chuyện hoan hỷ bảo rằng: Từ nay về sau nước Lỗ sẽ có nhiều người lo cấp cứu kẻ chết đuối. Cứ lấy con mắt phàm tục mà xét thì Tử Cống không lãnh tiền thưởng là hay, còn Tử Lộ nhận tặng trâu là kém. Nhưng kiến giải của thánh nhân khác với người phàm nên trái lại đức Khổng lại chọn Do mà truất Tứ.
Vậy nên biết người hành thiện không nên chỉ nghĩ tới lợi ích nhãn tiền mà cần xét xem hành động đó có ảnh hưởng tệ hại gì về sau này hay không, không nên bàn đến lợi ích nhất thời ở đời này mà phải nghĩ tới tương lai xa, mà cũng chẳng nên chỉ nghĩ riêng cho cá nhân mình mà phải nghĩ cho cả thiên hạ đại chúng nữa.

Việc làm hiện nay tuy bề ngoài là thiện nhưng trong tương lai lại để hại cho người, thì thiện mà thực chẳng phải thiện, còn việc làm hiện thời tuy chẳng phải thiện nhưng về sau này lại có lợi ích cứu giúp người thì tuy ngày nay chẳng phải thiện mà chính thực là thiện vậy. Chẳng qua ở đây chỉ lấy một vài sự việc mà bàn thế nào là thiện và không phải thiện mà thôi. Tuy nhiên, ở đời có nhiều sự tình tương tự, chẳng hạn như tưởng là hợp lễ nghĩa, là có trung tín, từ tâm mà thực ra lại trái lễ nghĩa, không phải trung tín hay từ tâm; đều phải quyết đoán chọn lựa kỹ càng.

Thế nào là thiên lệch và chính đáng? Xưa, ông Lã Văn Ý, lúc mới từ chức tể tướng, cáo lỗi hồi hương, dân chúng bốn phương nghênh đón như Thái sơn, Bắc đẩu. Nhưng có một người say rượu mạ lỵ ông. Lã công điềm nhiên bất động bảo gia nhân: Kẻ say chẳng chấp làm gì, đóng cửa lại mặc kệ hắn. Qua một năm sau, người đó phạm tội tử hình bị giam vào ngục. Lã công hay biết sự tình mới hối hận rằng: giá mà ngày ấy ta bắt hắn đưa quan nha xử phạt thì hắn có thể chỉ bị trừng giới với một tội phạm nhẹ mà tránh khỏi phạm trọng tội về sau. Ta lúc đó chỉ muốn giữ lòng nhân hậu tha thứ cho hắn, không ngờ lại hóa ra nuôi dưỡng tính ngông cuồng của hắn để phạm phải tội tử hình như ngày nay vậy. Đó là một sự việc do lòng thiện mà hóa ra làm ác.

Lại nữa, có khi làm việc thiện với tâm ác, như một nhà đại phú nọ gặp năm mất mùa, dân nghèo hóa cướp, giữa ban ngày cướp bóc thóc gạo ở ngay nơi thị tứ, báo cáo lên huyện thì huyện không xử lý, dân nghèo được thể càng lộng hành. Gia đình nọ bèn tự xử sự cho bắt những kẻ cướp bóc giam giữ trị tội nên ổn định được tình hình, nếu không hành động như vậy cướp sẽ làm loạn.

Sở dĩ ai cũng đều biết làm thiện là chính đáng và làm ác là thiên lệch nhưng tâm tuy thiện là chính, mà việc làm hóa ra ác là thiên lệch nên gọi đó là thiên ở trong chính; còn tâm tuy ác mà việc làm hóa ra thiện, đó là chính ở trong thiên vậy. Sự lý này không thể không hiểu cho thật rõ ràng.

Thế nào là đầy và vơi ( bán và mãn)? Việc tích thiện cũng như lưu trữ vật dụng, nếu chăm chỉ cất giữ ắt sẽ đầy kho, còn biếng nhác không chịu tích lại thì vơi chứ không đầy. Chuyện làm thiện được đầy hay vơi, bán hay mãn là như vậy.

Xưa có một nữ thí chủ vào chùa lễ Phật, muốn cúng dường nhưng lại không có tiền, trong túi chỉ còn hai đồng bèn đem cả ra để cúng. Vị trụ trì đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho. Sau nữ nhân đó được tuyển vào cung, tiền tài, phú quý có thừa, đến chùa lễ Phật đem cả ngàn lượng bạc cúng dường. Hòa thượng trụ trì sai đồ đệ thay mình làm lễ hồi hướng mà thôi. Nữ thí chủ nọ thấy vậy liền hỏi: Trước đây tôi chỉ cúng dường có hai đồng mà phương trượng đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho, nay cúng dường cả ngàn lượng bạc mà sư lại không tự mình làm lễ là vì sao vậy? Vị hòa thượng đáp: Trước kia tiền bố thí quả là ít ỏi, nhưng phát xuất từ tấm lòng thật chân thành, nếu bần tăng không đích thân bái sám hồi hướng thì không đủ báo đáp được ân đức ấy. Nay tiền cúng dường tuy thật quá hậu, nhưng tâm bố thí không được chân thành như trước, nên bảo đồ đệ thay bần tăng làm lễ cũng đủ. Với lòng chí thành bố thí cúng dường chỉ hai đồng mà việc thiện được viên mãn, còn bố thí cả ngàn lượng bạc mà lòng không được chí thiết thì công đức đó chỉ được bán phần mà thôi.
Trên đây là một thuyết nói về làm thiện được bán và mãn hay vơi và đầy vậy.

Chung Ly Quyền chỉ dạy cho Lã Đồng Tân cách luyện đan điểm sắt thành vàng có thể đem dùng để cứu giúp người đời. Lã Đồng Tân hỏi rằng vàng đó sau có thể biến chất hay không? Chung Ly Quyền bảo năm trăm năm sau vàng ấy sẽ trở lại nguyên bản chất cũ là sắt, thì họ Lã nói: Như vậy là sẽ gia hại cho người đời 500 năm về sau, ta chẳng muốn học phép ấy làm gì. Chung Ly Quyền bảo: Muốn tu tiên cần phải tích công lũy đức 3000 điều, nhưng chỉ một lời của nhà ngươi nói đó cũng đủ mãn 3000 công đức rồi. Đây lại thêm một thuyết nữa về đầy vơi hay bán mãn vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tứ giả Sám Hối Nghiệp Chướng.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kính chào đạo hữu Nhu Thuận,

Chúng ta rất có duyên ở chủ đề này, hy vọng mỗi lối giải thích của đ/h sẽ là bước đường thăng tiến của tn này trong chuổi ngày còn lại.

Sự thật thì Pháp sám hối này, tn đã học từ năm 2002, và cho mãi năm 2006-2007-2008-2009 thì mới hoàn tất được phương pháp Lễ Phật, niệm Phật (Xem phần sưu tập...) cho tới ngày hôm nay, tn dẫn còn duy trì trong thời gian không làm việc, không mệt về thân tâm. (Mà hình như sau khi đọc được bài văn của Thầy Thích Trí Hoằng xong rồi thì từ đó mới có ý nghĩa pháp tâm nguyện trong đời này chỉ lạy Phật thôi, đối với mình cũng quá đủ rồi. Nhưng bài văn của người Huynh đệ trích dẫn ra thì đầy đủ hơn lúc xưa nhiều lắm.)

Do đó, các kinh nghiệm của người Huynh đệ nào nói về đề tài này, tn không bao giờ bỏ qua và theo sát để năng tầm hiểu biết của mình. Rất mong những câu văn viết không đúng trình độ hay phản luận ý kiến khác của tn, xin các quí Đạo hữu và đ/h Nhu Thuận thấy mà sửa lỗi dùm thật cảm ơn.

Để vào chánh đề cùng đ/h Nhu Thuận, mình xin nói ra các hạng người có thể sám hối và không thể sám hối. Hiện ở rải rác các bài giảng có nhiều lắm, xin lỗi mình tìm chưa ra. Đại ý như vầy:

1. Có một hạng người không bao giờ biết lỗi và thấy lỗi mình! Vì sao? - Vì người đó có nhiều... Ví dụ như Quyền lực, tiền bạc. Và họ nghĩ cái 'ta' quá to lớn. Nên không thấy lỗi. Họ sẽ không bao giờ biết sám hối, dù có lỗi thật sự đi nữa. Thì chỉ nói cho qua lề 'Xin Lỗi' rồi lần sau, lần sau cũng tái diễn.

2. Hạng người thứ hai, khi bị hoạn nạn trong 8 khổ thì mới biết sám hối. Nhưng chưa mấy dũng mãnh. Khi hết khổ thì lại tiếp tục hưởng thụ dục lạc (Hiện tôi là loại này đây.)

3. Hạng người thứ ba, khi học đúng Pháp, hành đúng Pháp, Phát bồ đề tâm hay Phát Thập đại hạnh Phổ Hiền thì họ coi việc sám hối là món tư lương chánh trên bước đường mong cầu giải thoát.
(Nhưng rất tiếc, có thể chưa diệt tận gốc của Ngã Mạn "Hoặc trong Thập kiết sử phiền não chướng. Hay chưa hiểu sâu Gốc của nó hoàn toàn lệ thuộc vào Giới Định Huệ. (Nếu chưa tham khảo về Vi Diệu Pháp, Thanh Tịnh Đạo Phật Giáo Nguyên Thủy, đoạn này không thể thảo luận sâu được. Xin bỏ qua.)

Và " Cũng dể hiểu thôi, từ sự chi li của Nhân không hiểu sâu, chỉ hiểu Quả thù thắng thì có thể sanh chút ít ngã mạn. Vì chưa có thử qua sự kham khổ, (kinh nghiệm kham khổ có thể kéo dài trong một đời người, trong một kiếp người. Tùy thuộc vào huệ căn của hành giả, có cao thấp.)

4. Hạng người thứ tư là Bậc Thượng Căn, có duyên lành... Là những Danh sư mà chúng ta thường nghe nói trong Kinh sử như Bồ Tát Thường Bất Khinh, Thiện Tài Đồng Từ.v.v. Những Danh Sư Trung Hoa, Ngài Hư Vân..., Việt Nam có Đức Vua Trần Thái Tôn.
Nhu Thuận đã viết:Kính Đạo Hửu Thiện Nhân.

Hai câu hỏi của TN, thật tình tôi không trả lời nổi vì, như đã nói, tôi chưa phải là "gì cũng biết", tôi xin nói những kinh nghiệm tu tập của mình.

Kính Thiện Nhân, cùng tất cả các bạn.
Thien Nhan đã viết:Sám hối còn có nghĩa là đoạn trừ các phiền não!
Tôi không cho là như vậy, nhưng Sám hối có một trong những công năng là đoạn trừ phiền não, chúng ta lạy Phật lễ Phật để sám hối, quán tưởng "năng lễ sở lễ tánh không tịch" là cái lạy của mình (chúng sanh) và cái mình đang lạy (Phật) cả hai đều tánh "Không" vắng lặng, có như vậy mới tạo được "làn sóng vô vi" (hơn cã sóng vi ba) Chư Phật cãm ứng.

Chư Phật không phải là "Đấng" xóa tội để chúng ta quỳ lạy cầu xin sám hối, cũng không giáng họa hay ban phước cho ai, Chư Phật tánh Không vắng lặng thì chúng ta đến với Phật cũng phải bằng vắng lặng tánh Không, như vậy mới "Cãm ứng đạo giao nan tư nghì".

Ban đầu mình còn tưởng Ông Phật ngồi đó, còn ta thì sì xụp lạy, nhưng cứ lạy, lạy riếc rồi thì Ông ngồi mặc Ông, tôi lạy mặc tôi, vào sâu hơn nửa thì Tánh "Tôi và Ông" không khác, và ở trạng thái "Tỉnh Mặc" tánh không mới tạo ra được cãm ứng giửa Ta cùng Chư Phật mười phương.
Trong 4 hạng người kể trên, theo tôi chỉ có hạng người thứ 3 và 4 có thể bám trụ theo cách giải này của đ/h Nhu Thuận, còn riêng tôi chỉ là hạng người thứ 2, thì không dám và nghĩ tới sâu như vậy đâu. Vì tính chung lại từ ngày biết sám hối tới nay cũng hơn 12 năm rồi... Không thấy khấm khá nhiều như đ/h viết vậy.
Có thể nào cho biết kinh nghiệm sám hối đã trải qua và cảm giác như thế nào không? Và đ/h đã thực hành Pháp sám này bao lâu ?

Riêng phần còn lại, đ/h Nhu Thuận cảm thấy không làm cảng trở việc hàng Pháp thì cho tn tiếp tục số còn lại. tangbong cafene

Mong sự hồi âm của Quí Đạo hữu Đồng Đạo.

Thân kính, TN

****
Sưu tập và tham khảo:

BỒ TÁT PHỔ HIỀN http://diendan.tuvien.com/viewtopic.php ... 43ef25e6ac
Thiện Tài Đồng Tử http://diendan.tuvien.com/viewtopic.php?f=42&t=3557
http://diendan.tuvien.com/viewtopic.php?f=2&t=1381


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Hành Thiện Pháp là Gia Hạnh Phổ Hiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

...(tiếp theo)
Hơn nữa, làm việc thiện mà tâm không hề chấp trước là mình làm thiện, cứ tùy theo công việc nào mình làm mà được thành tựu thì hành động đó gọi là mãn. Nếu tâm còn chấp việc mình làm là thiện thì dẫu cả đời chăm chỉ hành động cũng chỉ là bán thiện mà thôi. Giả như mang tiền tài cứu giúp người, nội tâm không nghĩ tới mình là người bố thí, ngoài mặt không cần biết người nhận tiền là ai, ở khoảng trung gian cũng không nghĩ tới số tài vật bố thí là bao nhiêu, đó gọi là tam luân thể không, bố thí với tấm lòng thanh tịnh như vậy thì một đấu thóc cũng có thể trồng thành vô lượng vô biên phúc đức, dù một xu cũng có thể tiêu diệt được tội nghiệp của ngàn kiếp trước. Nếu như còn tồn tâm nghĩ tới mình là người làm thiện, số tài vật đem bố thí và người nhận vật là ai, thì dù có vạn lượng bạc đem cho, phúc cũng không được viên mãn.

Thế nào là đại và tiểu? Nếu có chí nguyện làm việc lợi ích cho quốc gia thiên hạ, cho đại chúng thì tuy việc làm đó có nhỏ mà công đức lại lớn, còn nếu chỉ nghĩ làm lợi riêng cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho tôn tộc họ hàng, thì tuy có làm nhiều mà công đức lại nhỏ vậy.

Thế nào là khó và dễ? Các vị xưa có nói muốn khắc phục mình, muốn thắng được tâm mình thì nên bắt đầu từ chỗ khó khắc phục mà khởi công trước. Bàn về nhân ái cũng nói bắt đầu từ chỗ khó mà thi hành trước, tức là từ chỗ phải thắng được lòng mình vậy, bởi lẽ khó mà làm được thì dễ ắt cũng làm xong.
Phàm những người có tiền tài, có quyền thế mà họ muốn làm phúc thì thực là dễ, dễ mà chẳng làm là tự hủy hoại mình, người nghèo hèn khốn cùng muốn làm phúc thì thật là khó, khó nhưng mà làm được, đó mới thực là đáng quý vậy.

Tùy duyên hết sức tu thập thiện

Tùy lúc gặp duyên lành cứu giúp người, hay tùy hỷ công đức mà hành thiện, nếu phân biệt ra từng loại thì thật rất nhiều, nhưng đại khái có 10 loại như sau:
  • 1/ Trợ giúp người cùng làm thiện;
    2/ Giữ lòng kính mến người;
    3/ Chu toàn việc thiện của người;
    4/ Khuyến khích người làm thiện;
    5/ Cứu người gặp nguy khốn;
    6/ Kiến thiết, tu bổ có lợi ích lớn;
    7/ Xả tài làm phúc;
    8/ Giữ gìn bảo hộ Chánh Pháp;
    9/ Kính trọng tôn trưởng;
    10/ Thương tiếc mạng sống loài vật.
Thế nào là trợ giúp người cùng làm thiện?Chúng ta chẳng nên thấy mình có chỗ sở trường mà khinh khi chèn ép người; chẳng nên lấy chỗ hay giỏi của mình mà đem so sánh xét người; chẳng nên thấy mình có quyền năng thế lực mà làm khốn khó người; nếu mình có tài có trí cũng chẳng nên khoe khoang biểu lộ ra ngoài mà nên ẩn giấu ở bên trong coi như tài mình còn non, trí còn kém như không thực có gì hết, và thấy người có lỗi lầm thì bao dung ẩn nhẹm cho, tức ẩn ác dương thiện vậy.
Một là để cho người tự hối mà sửa lỗi, hai là để họ tự biết lỗi mà e dè úy kỵ không dám phóng túng làm càn. Nếu thấy người có chỗ hay tốt có thể chấp nhận học hỏi được thì dù là việc thiện nhỏ cũng nên ghi nhớ ngay, không những để tự mình học lấy chỗ hay của người, mà còn tán dương thuật lại cho mọi người cùng hay biết.

Phàm những việc làm thường ngày, một lời nói, một hành động hoàn toàn đều không nên vì lợi cho mình mà làm, nên đặt ra nguyên tắc nghĩ và làm lợi cho thiên hạ, đại chúng. Đây là chỗ độ lượng của người chính nhân quân tử coi thiên hạ là công mà mình là tư.

Thế nào là giữ lòng kính mến người? Người tốt và người chưa tốt, nếu chỉ xét hình dáng bề ngoài thường có sự lẫn lộn khó phân biệt, duy có một điểm thiện ác khác nhau xa là ở chỗ biết giữ được lòng mình, và do đó mà phán xét thì trắng đen rõ ràng trái hẳn nhau; cho nên nói người tốt sở dĩ khác người là ở chỗ giữ được lòng mình vậy.
Chỗ giữ tâm của người tốt là lòng tôn kính, yêu mến người. Con người ta ở đời có người thân sơ hay sang hèn, có người thông minh trí tuệ hay đần độn ngu si, có người hiền lương đạo đức hay phàm phu tục tử, hàng vạn vạn người chẳng ai giống ai, nhưng đều đồng thể tính như ta, sao lại chẳng yêu kính ?
Thánh nhân, hiền nhân thường luôn kính trọng, thương yêu đại chúng làm lợi cho họ, nếu ta cũng kính yêu mọi người là khế hợp với lòng của các vị thánh hiền, như vậy cũng như ta có lòng kính ái các vị ấy. Nếu như ta thông hiểu được chí nguyện của đại chúng tức là hiểu rõ được tâm ý của thánh hiền. Bởi vì chí nguyện của người đời là mong được lợi lạc an bình, mà tâm ý của thánh hiền vốn dĩ vẫn vì đại chúng mà làm cho họ được như ý muốn, đắc kỳ sở nguyện; lòng chúng ta nếu trùng hợp với lòng kính ái của thánh hiền mà làm cho đại chúng được an lạc tức là chúng ta đã vì thánh nhân và hiền nhân mà làm lợi lạc cho mọi người vậy.

Thế nào là chu toàn việc thiện của người? Một hòn đá trong có ngọc nếu bị ném bỏ ắt sẽ vỡ tan như hòn ngói, nhưng nếu đem mài dũa, chạm trổ ắt sẽ thành khuê chương, hốt ngọc của vua quan. Cho nên phàm thấy người làm việc thiện, hoặc thấy ý chí và tư chất của họ có thể tiến thủ thành công thì đều nên khuyến dụ, trợ giúp họ; hoặc khen ngợi khích lệ, hoặc gìn giữ bao bọc họ; hoặc biện bạch hộ cho họ hay chia xẻ cùng họ nỗi oan ức bị người ghen tị mà vu họa phỉ báng họ, cốt sao giúp cho họ được thành công mà thôi.
Con người thường không ưa thích những người không giống như mình, chẳng hạn như ác không ưa thiện, tiểu nhân không thích quân tử. Người trong một xóm làng, thiện thì ít mà xấu ác thì nhiều, vì thế người thiện ở đời bị kém thế khó có thể tự lập được vững vàng. Hơn nữa người hào kiệt, thông minh tài cán, tính tình cương trực không trọng bề ngoài, không ưa tiểu tiết nên hay bị người ta hiểu lầm mà chỉ trích phê bình; vì thế cho nên việc thiện thường dễ bị hư hỏng mà người thiện thường bị nhạo báng, cười chê, chỉ duy có người trưởng giả nhân hậu mới hiểu rõ được sự tình mà phù trợ giúp cho họ được thành công. Chu toàn việc thiện của người thì công đức thực là lớn lao vô cùng.

Thế nào là khuyến khích người làm thiện? Con người ta đã sinh ra làm người, ai mà không có lương tâm. Đường đời mênh mông mù mịt rất dễ bị sa đọa chìm đắm vì lợi danh. Đối với những người còn mải mê tham danh, tham lợi, tạo thành nghiệp ác, ta nên tìm cách để cảnh tỉnh họ cho thoát khỏi sự mê hoặc, cũng giống như họ đang trải qua một giấc mộng lớn trong đêm dài mà làm cho họ được thức tỉnh, hay giống như họ bị hãm vào vòng phiền não tích tụ từ lâu đời mà ta giúp họ trong trắng đoạn trừ, bại trừ hết thì ân huệ đó thật vô biên vô lượng.

Uốn ba tấc lưỡi dùng lời nói mà khuyên người làm việc thiện chỉ là phương pháp nhất thời bởi có thể nghe tai này lọt qua tai khác rồi quên đi, còn muốn có hiệu quả dài lâu đến tận trăm năm về sau thì dùng văn thư sách vở để lại mà khuyên người đời làm lành tránh ác.
Tuy nhiên, dùng lời nói hay sách vở khuyên người cũng giống như gặp bệnh nào thì phát thuốc trị bệnh ấy cho bệnh nhân kể cũng có hiệu lực nhưng còn lưu lại dấu vết, còn như dùng chính bản thân mình hành động làm mẫu mực, làm gương cho người trông thấy để họ tự nhiên tỉnh ngộ biết được lỗi lầm mà sửa đổi thì hiệu quả cũng chẳng kém mà không để lại hình tích gì; cả hai phương tiện này đều chẳng thể bỏ qua.

Muốn giúp người, khuyên người cần phải thông minh sáng suốt, biết tùy thời, tùy người không để mất lời tức phí lời nói của mình mà người không nghe, cũng không để mất người, tức là gặp người có thể khuyên cải được mà mình không hành động để lỡ mất dịp làm lành, như thế là kém hiểu biết, không có trí tuệ vậy.

Thế nào là cứu người lúc nguy cấp? Người ta ai cũng có lúc gặp phải sự tai ương hoạn nạn xảy ra. Ngẫu nhiên mà ta gặp trường hợp người bị nạn thì coi sự đau khổ của người cũng như là mình đau mà mau mau cứu giúp; hoặc dùng lời nói làm nhẹ nỗi oan uổng uất ức cho họ, hoặc tìm mọi cách giúp họ khỏi sự thống khổ triền miên. "Làm ân không cần để ý tới là nhỏ hay lớn, chỉ cần lúc người gặp nguy khốn mà tới giải cứu, giúp đỡ ngay là được." Đó thực là lời nói của người có lòng nhân hậu, đạo đức vậy.

Thế nào là kiến thiết, tu bổ lợi ích lớn? Nhỏ như một thôn xóm, lớn như trong một huyện, phàm những công đức kiến thiết có lợi ích công cộng cần phải nên góp công, góp của, như khai cừ dẫn thủy, như tu bổ đê điều phòng lụt lội, như sửa chữa cầu cống tiện việc giao thông đi lại hay bố thí cơm nước để cứu đói cứu khát; tùy duyên và tùy cơ hội khuyến khích người cùng hợp lực xây dựng, chẳng nề gian khổ, chẳng quản bị ganh tị, hiềm nghi, oán trách, cứ tận tâm, tận lực mà hành động.

Thế nào là xả tài làm phúc? Theo nhà Phật thì việc hành thiện có hàng vạn điều để làm nhưng tựu trung bố thí là điều cần trước mắt, muốn bố thí chỉ cần có một chữ xả mà thôi. Người am hiểu rõ ràng lý lẽ này thì trong xả lục căn (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý), ngoài xả lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), nhất thiết những gì mình sở hữu không có gì là không xả được. Nếu không đạt tới trình độ có thể xả bỏ hết, thì trước tiên hãy bắt đầu dùng tiền mà bố thí.
Người đời lấy cơm ăn áo mặc làm mạng sống, cho nên rất quý trọng đồng tiền , nay chúng ta có thể xả bỏ được tức là trong lòng bỏ được tính keo kiệt, ngoài mặt thì cứu giúp được người lúc cần gấp; lúc mới bắt đầu thì có vẻ miễn cưỡng mà làm, nhưng rốt cuộc xả bỏ quen rồi thì an nhiên tự tại hành động, có thể rửa sạch được lòng riêng tư, vị kỷ, trừ bỏ được tính biển lận.

Thế nào là giữ gìn bảo hộ chánh pháp? Pháp là tai mắt có linh tính và sinh động từ ngàn xưa hàng vạn đời truyền lại. Nếu không có chánh pháp thì làm sao có thể tham gia, trợ giúp sự hóa đức của thiên địa, làm sao có thể tài bồi vạn vật, làm sao có thể thoát ly khỏi sự thúc giục của lục trần, làm sao có những kinh điển siêu việt thời gian và không gian để lại chỉ cho ta con đường xuất thế thoát khỏi luân hồi.

Cho nên nếu thấy các đền miếu thờ các vị thánh hiền hay thấy các kinh điển, ta đều nên kính trọng giữ gìn, chỉnh trang, còn nói tới việc suy cử, hoằng dương chánh pháp để đền đáp ân đức của Phật Đà thì ta cần phải khuyến khích và phổ biến.

Thế nào là kính trọng tôn trưởng? Đối với các vị tôn trưởng, như ở nhà thì có phụ huynh, trong nước thì có vua chúa, ngoài xã hội thì phàm những người tuổi cao, đức cao hay chức vị cao đều nên đặc biệt để ý tôn kính phụng sự. Ở nhà thờ phụng cha mẹ phải cực kỳ hết lòng kính mến thương yêu, thái độ đối xử phải dịu dàng hòa nhã, lời ăn tiếng nói phải nhã nhặn, ôn hòa, tập quen cho thành tính nết tốt, tạo được hòa khí mới là phương pháp căn bản cảm ứng với lòng trời.

Thế nào là tiếc mạng sống loài vật? Phàm con người sinh ra, được gọi là người duy chỉ ở chỗ có lòng từ tâm bi mà thôi. Muốn cầu có lòng nhân hậu, muốn tích đức, đều phải do ở chỗ có lòng từ tâm bi trước hết.
Không những giữ được giới không sát sinh mà còn coi những vật nhỏ bé động đậy ngu xuẩn hay có linh tính đều là có mạng sống cả mà không giết hại, như việc kéo kén lấy tơ làm lụa, cày bừa đất đai chết trùng bọ, nguyên do cũng vì cơm ăn áo mặc mà hại chúng để nuôi dưỡng mình, há chẳng đáng thương hại hay sao, cho nên hủy hoại những vật tiêu dùng cũng tội như sát sinh vậy; đến như vì vô tình không để ý mà tay đập chân giẫm hại không biết bao sinh vật li ti nhỏ nhoi, tưởng cũng nên tìm cách để phòng tránh khỏi việc ấy.
Thơ cổ có nói mến chuột thường dành cơm cho ăn, thương con thiêu thân thì chẳng đốt đèn, để chúng khỏi chết. Thật là từ bi nhân hậu biết bao!
Hành việc thiện thì thật vô cùng, không sao thuật hết được. Theo mười điều trên mà suy rộng ra ắt có thể hoàn bị được vô lượng công đức.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách