Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

trung_thuc đã viết:Xuất gia là xuống tóc đi tu em hiểu chứ bác. Có điều trong khi lập ngân khoản để trở thành thành viên, luật diễn đàn bắt em lựa chọn một trong hai, hoặc là tu tại gia, hoặc là xuất gia; nếu em không chọn một trong hai thì nhân khoản sẽ không được thiết lập thì bắt buộc em phải hiểu xuất gia theo nghĩa trần tục, xuất gia là ra khỏi nhà cho nó nhẹ gánh đặng lựa chọn cho nó dễ vậy ấy mà.
Như vậy rõ ràng bạn là người tại gia.

Tôi xin nhắc lại là mọi người chỉ muốn biết bạn là "người xuất gia" hay là "người tại gia" (cũng là để mọi người xưng hô với bạn cho chính xác), chứ không cần biết bạn ở nhà nhiều hay ít.
Bạn vẫn không hề biết lắng nghe người khác nói, không muốn hiểu ý người khác, bảo thủ theo cái sai của mình, thiếu khả năng phục thiện trong thảo luận. Đề nghị bạn hãy tôn trọng mọi người trong diễn đàn mà sửa lại phần thông tin cá nhân của mình! timeeeout

trung_thuc đã viết: Theo em thấy thì ngay cái định nghĩa của Khế Kinh "Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển" là em thấy nó sai toét tòe loe rồi. Nước mắt chúng sinh cả đời của mỗi người may ra được vài bát, người hay nhè thì được vài gallons nước mắt, còn người không khóc bao giờ thì làm gì có nước mắt. Nếu cái định nghĩa của Khổ Kinh "Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển" là trung thực thì cái đại dương mực nước đã lên gấp đôi thì trái đất đã bị ngập lụt bởi nước biển mất rồi, con người đâu còn đất để sống. Ngay từ đầu cái định nghĩa của Khổ Kinh đã sai thì cái nhìn của một người bi quan thấy đời là bể khổ làm sao đúng được bác?
Tôi đã nói trước rằng bạn nên kiên nhẫn bình tâm hơn khi đọc bài giảng của HT cũng như ý kiến của mọi người. Nếu trong comment của bạn ý nào sai tôi sẽ phản biện, ý nào đúng tôi sẽ công nhận, chứ không phải vì bất đồng ý kiến với bạn mà tôi nhắm mắt tung hê xổ toẹt tất cả. Nhưng bạn lại không hề công bằng như vậy trong khi đọc và thảo luận.

Còn trong đoạn này, bạn lại suy nghĩ quá hấp tấp rồi. Để tôi phân tích cho bạn thấy câu "Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển" là đúng hay sai nhé:

"Nước mắt" là tượng trưng cho nỗi đau khổ của chúng sinh. Khi nghe thấy câu nói này, lúc đầu chúng ta tưởng đó chỉ là lối nói ẩn dụ tượng trưng theo nghĩa bóng. Thế nhưng, theo cả nghĩa đen thì câu nói này vẫn là một SỰ THẬT.

Nước trên địa cầu (bao gồm trong biển cả, sông hồ, mây, đất, không khí) được tuần hoàn từ thể này sang thể khác, chỗ này sang chỗ khác, nhưng tổng lượng thì không thay đổi

Theo Đạo Phật thì sự sống trên trái đất đã có từ vô thủy, phát triển đến trình độ rất cao rồi lại bị hủy diệt, rồi sự sống lại xuất hiện trở lại. Chu kỳ này đã lặp đi lặp lại vô số lần. Hơn nữa, ngoài Trái đất thì trong vũ trụ vô tận còn có vô số các hành tinh khác có sự sống (khoa học hiện nay cũng tin như vậy và đang nỗ lực tìm kiếm người ngoài trái đất nhưng có lẽ trình độ văn minh của loài người chưa đủ tầm). Như vậy chúng sinh là vô hạn không đếm được, nên nước mắt chúng sinh cũng là vô hạn

Nước trong đại dương dù rất nhiều nhưng tổng lượng không thay đổi.
Nước mắt của chúng sinh dù rất ít nhưng vô hạn, từ quá khứ vô tận cho đến tương lai vô tận, thì chắc chắn sẽ có ngày cái ít mà vô hạn đó sẽ nhiều hơn cái có giới hạn.

Nếu xét về toán học thì câu nói "Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển" là hoàn toàn hợp lý, hoàn toàn logic.

Bạn trung_thuc đã quá vội vàng, cố chấp vào văn tự mà không chịu hiểu "ý" và chưa đủ tầm nhìn vượt không gian, thời gian như các vị thầy minh triết, nên đã có những lời lẽ báng bổ như vậy.

Đoạn còn lại của bạn tôi sẽ phân tích sau vì công việc thế gian bận rộn quá. Sorry!


trung_thuc
Bài viết: 22
Ngày: 01/04/14 07:25
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: VietNam

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi trung_thuc »

Chánh Tín đã viết:
Nước trong đại dương dù rất nhiều nhưng tổng lượng không thay đổi.
Nước mắt của chúng sinh dù rất ít nhưng vô hạn, từ quá khứ vô tận cho đến tương lai vô tận, thì chắc chắn sẽ có ngày cái ít mà vô hạn đó sẽ nhiều hơn cái có giới hạn.

Nếu xét về toán học thì câu nói "Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển" là hoàn toàn hợp lý, hoàn toàn logic.

Bạn trung_thuc đã quá vội vàng, cố chấp vào văn tự mà không chịu hiểu "ý" và chưa đủ tầm nhìn vượt không gian, thời gian như các vị thầy minh triết, nên đã có những lời lẽ báng bổ như vậy.

Đoạn còn lại của bạn tôi sẽ phân tích sau vì công việc thế gian bận rộn quá. Sorry!
Bác Chánh Tín

1) Nước biển trên quả địa cầu có dung lượng là 1.5 x 10^21 lít.
2) Nước mắt chúng sinh cho giỏi lắm trung bình khoảng 1 lít nước mắt cho một đời người (có một ít người khóc nhưng đa số là không khóc). Con số nhân chủng hiện nay là 7 tỷ người sống trên quả địa cầu. Sỉ số con người tăng theo cấp lũy thừa nên càng về những năm sau này nhân số càng tăng lẹ. Bởi vậy ta có thể tính tổng cộng con số người sống trên địa cầu bằng cách lấy nhân số hiện nay nhân đôi là khoảng 14 tỷ người kể từ khi con người xuất hiện trên mặt đất. 1 người nhỏ ra 1 lít nước mắt. 1 ngàn người thì nhỏ ra 1m khối nước. 1 tỷ người thì nhỏ ra 1 km khối nước bằng 1x10^9 lít. 15 tỷ người thì nhỏ ra khoảng 15 lần km khối nước.

Từ 1) và 2) bên trên cho ra tỷ lệ nước biển và nước mắt = "(1.5x10^21)/(15x10^9) = 10 tỷ lần. Như vậy nước biển lớn gấp 10 tỷ lần nước mắt của nhân loại trước và sau. Nước biển lớn gấp 10 tỷ lần nước mắt của chúng sinh. Vậy mà Khổ Kinh nói rằng "nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn nước đại dương". Một điều bất tín, vạn sự bất tin. Khổ Kinh ước tính như vậy là đại ngôn sai tét bét thì những gì Khổ Kinh cho rằng con người sống khổ có đúng không vậy?

Còn nếu tính các sinh vật khác ở các hành tinh khác thì sự sống trước tiên cần phải có môi trường là không khí và nước. Ở các hành tinh khác cũng sẽ có đại dương giống trái đất thôi bác ạ.


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Vũ trụ quan của Phật giáo bao quát từ quá khứ vô tận đến tương lai vô tận, nên cho dù dân số của vũ trụ giả sử chỉ có 10 người thôi, nhưng với thời gian vô tận đó thì tổng dân số và nước mắt của chúng sinh tích lũy qua các thế hệ cũng đã là vô hạn rồi bạn ạ.

Khả năng đọc hiểu của bạn có vấn đề đó!

Lưu ý với bạn là bạn đã liên tục viết nhầm Khế kinh thành Khổ kinh. Như Ý Cát Tường viết nhầm nick của bạn mà bạn đã quy chụp đủ thứ điều tệ hại, rồi lại vô lễ quy chụp cả thầy của đạo hữu ấy. Người chín chắn có đạo đức và cao thượng không bao giờ hành xử như bạn cả. Dù thế, chúng tôi cũng không thể hồ đồ quy chụp cha mẹ và các vị thầy của bạn đều là người xấu bụng như bạn đâu.

Bạn là người tại gia mà vẫn cố tình sử dụng bừa bãi danh từ "xuất gia" và bao biện một cách khá lố bịch. Đó mới là " Một sự bất tín vạn sự bất tin" bạn ạ.

Xin lỗi vì đã phải nói thẳng!


trung_thuc
Bài viết: 22
Ngày: 01/04/14 07:25
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: VietNam

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi trung_thuc »

Chánh Tín đã viết: 2)Vũ trụ quan của Phật giáo bao quát từ quá khứ vô tận đến tương lai vô tận, nên cho dù dân số của vũ trụ giả sử chỉ có 10 người thôi, nhưng với thời gian vô tận đó thì tổng dân số và nước mắt của chúng sinh tích lũy qua các thế hệ cũng đã là vô hạn rồi bạn ạ.

Khả năng đọc hiểu của bạn có vấn đề đó!

1) Lưu ý với bạn là bạn đã liên tục viết nhầm Khế kinh thành Khổ kinh. Như Ý Cát Tường viết nhầm nick của bạn mà bạn đã quy chụp đủ thứ điều tệ hại, rồi lại vô lễ quy chụp cả thầy của đạo hữu ấy. Người chín chắn có đạo đức và cao thượng không bao giờ hành xử như bạn cả. Dù thế, chúng tôi cũng không thể hồ đồ quy chụp cha mẹ và các vị thầy của bạn đều là người xấu bụng như bạn đâu.

Bạn là người tại gia mà vẫn cố tình sử dụng bừa bãi danh từ "xuất gia" và bao biện một cách khá lố bịch. Đó mới là " Một sự bất tín vạn sự bất tin" bạn ạ.

Xin lỗi vì đã phải nói thẳng!
1) Chuyện cá nhân giữa em và bác Như Ý Cát Tường là chuyện riêng. Em với bác đang tranh luận đúng sai, bác tát nước theo mưa chửi cá nhân em làm gì vậy!

2) Sự sống trên trái đất biến đổi theo chu kỳ của nó. Chu kỳ này sự sống xuất hiện có con người. Chu kỳ tới chắc gì con người lại xuất hiện mà bác dám nói là con người sẽ bất tận. Sự suy nghĩ con người bất tận chẳng có khoa học tí nào. Coi ngày nay nhân loại mới có 7 tỷ người thôi mà tài nguyên thế giới đã cạn kiệt. Cỡ 1 thế kỷ nữa khi dân số địa cầu tăng lên 20 tỷ thì con người lấy gì để sống nếu không gây chiến tranh để tiêu diệt lẫn nhau thì còn đâu con người nữa mà bác kêu là bất tận.

Nếu quả thực vũ trụ quan của Phật giáo là khoa học là văn minh thì từ ngày Phật giáo ra đời cho đến giờ thì những đệ tử của Phật đã làm cho nhân loại văn minh ra chứ có đâu những quốc gia phát xuất Phật giáo như Ấn Độ và những nước ảnh hưởng Phật giáo như Trung Hoa, Việt Nam,.. Tây Tạng lại nghèo và sống bán khai? Coi nước Do Thái họ chả cần tự hào là đạo giáo của họ khoa học mà tư tưởng của họ đi đến đâu thì nhân loại văn minh đến đó. Ngay đất nước Việt Nam mình nói ra thật thấy xấu hổ. Từ ngày Phật giáo nhập cảng từ Ấn Độ vào VN thì đất nước ta có khai hóa được tí nào không hay phải đợi cho đến khi thực dân Pháp đến đô hộ nước ta, bắt dân ta làm nô lệ thì chúng mới đem ánh sáng văn minh vào truyền bá, người dân Việt mới biết thế nào là tự do dân chủ. Thực dân là bọn tàn ác mà chúng còn xây hệ thống hạ tầng cơ sở cho VN từ bưu điện, nhà thương, trường học, cầu cống, các cơ quan hành chánh,... cho đến hệ thống đường xe lửa xuyên Việt,... và bọn Tả Đạo Thiên Chúa Giáo mới đến VN giảng đạo thôi mà chúng đã lập ra ngay chữ quốc ngữ cho dân Việt Nam ta có chữ riêng để xài, để tự hào,... chứ từ ngày Phật giáo nhập cảng từ Ấn Độ thì dân VN sống sơ khai, chữ nghĩa cũng phải mượn tiếng Tàu để dùng, còn dân trí thì cứ u mê tin theo mê tín dị đoan...

Em nói ít chắc bác hiểu nhiều!

t.b. Em còn nhận thấy một điều như thế này. Trước khi có văn minh Tây Phương du nhập, những nước ảnh hưởng Phật giáo dân chúng sống nghèo nàn, rách rưới nhưng các tượng Phật thì lại được xây đúc to lớn, ngồi chùa thì đồ sộ và rất hoành tráng...


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Cát Tường cố ý viết tên trung_thuc là Trúng Thực nên Cát Tường xin lỗi và chỉ khuyên trung_thuc ngừng nói về Phật, Bồ Tát, các Vị Tăng thanh tịnh để ngừa khẩu nghiệp thôi không có ý gì như trung_thuc đã nghĩ. Cát Tường cũng không có chuyện gì riêng tư với trung_thuc cả vì đang nói chuyện rõ ràng trên diễn đàn mà. Cũng lạ quá Cát Tường nếu tên thật là Cao Ngọc Hoàng chẳng lẽ sẽ làm vua, hoang đường, xét kỹ là mê tín dị đoan. Cát Tường không tham gia tranh luận nên đi ra.


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

trung_thuc đã viết:t.b. Em còn nhận thấy một điều như thế này. Trước khi có văn minh Tây Phương du nhập, những nước ảnh hưởng Phật giáo dân chúng sống nghèo nàn, rách rưới nhưng các tượng Phật thì lại được xây đúc to lớn, ngồi chùa thì đồ sộ và rất hoành tráng...
Nghèo tiền nghèo bạc, nhưng tâm không nghèo. Nên mới có câu:

  • Mái chùa che chở hồn dân tộc.
    Nếp sống muôn đời của tổ tông.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
trung_thuc
Bài viết: 22
Ngày: 01/04/14 07:25
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: VietNam

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi trung_thuc »

battinh đã viết:
trung_thuc đã viết:t.b. Em còn nhận thấy một điều như thế này. Trước khi có văn minh Tây Phương du nhập, những nước ảnh hưởng Phật giáo dân chúng sống nghèo nàn, rách rưới nhưng các tượng Phật thì lại được xây đúc to lớn, ngồi chùa thì đồ sộ và rất hoành tráng...
Em là em mến Phật vì Phật giống như ông thầy dậy cho ta đường ngay nẻo chính, cách ăn ở với tha nhân qua Phật pháp. Nhưng việc xây chùa, đúc tượng Phật để thờ cúng, bái lạy Phật thì em lại thấy nó lại nghiêng về mê tín dị đoan vì Phật không tin là có thượng đế, và bản thân Phật không phải là thần thánh hay thượng đế. Đã không phải là thần thánh hay thượng đế thì Phật không có bất cứ một quyền năng nào để phù hộ chúng sinh. Phật đã không có quyền năng thì ta đặt Phật lên bàn thờ để cúng vái, bái lạy thì cũng như ta đang vái lạy một tượng bằng gỗ đá vô tri vô giác. Như vậy có phải là chúng ta làm những việc có tính cách mê tín dị đoan không? Đã vậy cái triết lý diệt dục của Phật để giải thoát mong tìm kiếm hạnh phúc từ cái tư tưởng "đời là bể khổ" đa phần là sai. Ai cũng ham sống thì sao lại gọi đời là bể khổ. Đời chỉ là bể khổ khi ta có cái nhìn bi quan yếm thế. Đời người thăng trầm có lúc vui, lúc buồn, buồn mà ta tìm cách năng nổ hoạt động thì đời chính là bể vui, buồn mà ta lại tìm quên trong kinh kệ suốt ngày hãm mình diệt dục thì quả thật lúc đó đời mới là bể khổ vì chán nản.
Nghèo tiền nghèo bạc, nhưng tâm không nghèo. Nên mới có câu:

  • Mái chùa che chở hồn dân tộc.
    Nếp sống muôn đời của tổ tông.
Đạo Phật từ Ấn độ du nhập vào VN. Kinh Phật đa phần là tiếng Phạn. Mái chùa che chở hồn dân tộc là che như thế nào hở bác? Em không hiểu. Nhờ bác giải thích giùm!


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

- Bạn cho "đời là vui", vậy thử hỏi tại sao con người khi mới sinh là đã khóc!? Ôn Như Hầu đã phải than rằng:
  • Trót sinh ra thì đã khóc chóe,
    Trần có vui sao chẳng cười khì?
Vậy tại sao khi bạn sinh ra đã khóc, thử trả lời câu này xem!?

Chính Phật đã dạy về chữ "Khổ" trong Tứ Diệu Đế và xác thật trăm phần trăm là "Khổ có thật" nơi thân, tâm của con người chứ không phải do Thượng Đế, thần linh nào gây khổ cho chúng sanh cả!

Ngay chính đức Phật cũng không gây khổ cho ai, ngài chỉ rõ cho chúng ta thấy khổ và cũng chỉ con đường thoát khổ, nghĩa là tìm cái vui trong cái khổ, để mà sống cho đáng sống.

- Chữ "che chở" (trong câu trời che, đất chở) này nghĩa rộng lớn bao la như hư không, bao bọc tất cả mọi sinh vật sống trên quả địa cầu này và hạn hẹp lại trong mái chùa là nơi dung chứa những phonng tục tập quán truyền thống cao đẹp (mà bạn cho là mê tín dị đoan), những sự nghiệp của tổ tiên ông bà đã gầy dựng và giữ gìn, là tổ ấm, linh hồn của dân tộc, là nơi nuôi dưỡng tâm linh, đạo đức.

Vì vậy trên có mái chùa, ta bước vào phải cúi đầu để tạ ơn mái chùa đã che khỏi phong ba, bão táp của của cuộc đời, và dưới chân ta là đất, ta phải quỳ xuống lạy để tạ ơn đất đã nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn và giữ gìn những nếp sống văn hóa tốt đẹp đến ngày nay cho chúng ta noi theo.

Ta lạy Phật, dù đó là tượng gỗ, hay tượng đá vô tri, là lạy tạ ơn đức Phật đã ban chánh pháp cho chúng ta nhận thấy rõ về sự thật của cuộc đời, chứ không phải lạy Phật để cầu xin ban ơn phước...

- Còn nói về chữ viết của nước ta, không phải do "thực dân" sáng tạo ra đâu. Chữ của họ lúc đầu mang vào đất nước ta chỉ là những chữ cái "la tinh" như bây giờ, và sau đó do công của những nhà bác học, văn học đã dựa theo giọng nói, âm thanh của ba miền mà tạo ra các dấu và những phụ âm ghép vào mà thành hình chữ viết tiếng Việt như ngày nay (Việc này tôi không nhớ rõ ai là tác giả đầu tiên, chỉ biết có một ông cố đạo người Pháp là ông Bá Đa Lộc hình như tên tiếng Pháp là Alexand de Rhode gì đó, vào thời triều Nguyễn vua Gia Long).

  • Huyền ngang, sắc dọc, nặng tròn
    Hỏi khom lưng đứng, ngã buồng nằm ngang!
Viết đến đây, tôi nhớ lại một câu chuyện thời xưa do ba tôi tham gia. Đó là thời kỳ Pháp rút khỏi Đông Dương sau khi thất trận Điện Biên Phủ và ký hiệp định Genève chia đôi đất nước.

Người dân miền Nam sống dưới chế độ Cộng Hòa, tất cả mọi việc đều đổi mới, xây dựng lại đất nước, trong đó có phong trào "Bình Dân Học Vụ" dành cho những người thất học già, trẻ, lớn, bé vì hoàn cảnh chiến tranh không được đến trường.

Địa điểm tổ chức lớp Bình Dân Học Vụ là ngôi trường làng dựng trên miếng đất xéo bên phải ngôi chùa Phước Thạnh, mà thầy trụ trì lúc đó là cố Hòa Thượng Thích Từ Nhơn. Ngôi trường chỉ có ba lớp, ban ngày dạy các em học sinh trong làng. Ban đêm đốt đèn măng xông dạy cho các người lớn tuổi.

Ba tôi phụ trách một lớp dạy cho các cụ ông, cụ bà lớn tuổi về vở lòng tiếng Việt với những câu văn vần mô tả các dấu của chữ Việt như trên và các nguyên âm và phụ âm như sau:
  • "I, Tờ" giống cái móc câu
    I ngắn có chấm, Tờ dài gạch ngang
    O tròn như quả trứng gà
    Ô thì đội nón, Ơ thì thêm râu
    Thế là có khó gì đâu
    Đọc xong viết được ba tháng chứ lâu lắc gì.
Còn các học sinh thời đó, ngày thường học tại lớp, ngày nghĩ cũng tham gia các cuộc vận động Bình Dân Học Vụ với những biểu ngữ, bích chương, loa phóng thanh đi khắp hang cùng ngỏ hẹp trong làng, hô hào vận động bà con tham gia lớp Bình Dân Học Vụ ban đêm:
  • Rủ nhau ta đi học Bình Dân
    Bà con ơi mau đi học Bình Dân
    Mau cùng nhau chúng ta một lòng
    Chữ nước mình, mình học cho thông
    Mau đi lên, cửa trường đang đón đợi ta
    Mau đi lên gắng công ta lo học hành.
    "I, Tờ".... (đọc lại các câu ở trên)
Ba tôi nói thời đó sao mà vui đáo để... :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

trung_thuc đã viết: Em là em mến Phật vì Phật giống như ông thầy dậy cho ta đường ngay nẻo chính
Một đoạn ngắn như thế này đã đủ kết luận bạn chẳng có chút hiểu biết gì về con đường của Phật Pháp, bạn không biết mục đích của việc tu hành Phật Pháp. Đạo nào cũng nói dạy 'đường ngay nẻo chính", sự khác biệt chính là ở trong đường ngay nẻo chính này chứ không nêu chung chung như vậy.
Phật đã không có quyền năng thì ta đặt Phật lên bàn thờ để cúng vái, bái lạy thì cũng như ta đang vái lạy một tượng bằng gỗ đá vô tri vô giác. Như vậy có phải là chúng ta làm những việc có tính cách mê tín dị đoan không?
Như vậy, bạn chưa từng lạy Phật (mà nếu có thì bạn lạy khúc gỗ hay tượng đá mà thôi), là vì trong lòng bạn không có sự hiện diện của Phật. Đức Phật đã vĩnh viễn không còn tái sanh, Tâm Ngài chiếu dụng khắp nơi. Nếu bạn là Phật Tử thì bạn phải biết Phật luôn hằng tồn tại bằng hình thức Niết Bàn Tịnh Tĩnh Chiếu Dụng Mười Phương, không ở trong cảnh giới nào mà thị hiện trong mọi cảnh giới.

Lạy Phật không phải lạy cái gọi là quyền năng, mà chính là lạy Đức Tánh nơi Ngài, mượn hình tượng 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp để liên tưởng đến.
Đã vậy cái triết lý diệt dục của Phật để giải thoát mong tìm kiếm hạnh phúc từ cái tư tưởng "đời là bể khổ" đa phần là sai. Ai cũng ham sống thì sao lại gọi đời là bể khổ. Đời chỉ là bể khổ khi ta có cái nhìn bi quan yếm thế. Đời người thăng trầm có lúc vui, lúc buồn, buồn mà ta tìm cách năng nổ hoạt động thì đời chính là bể vui, buồn mà ta lại tìm quên trong kinh kệ suốt ngày hãm mình diệt dục thì quả thật lúc đó đời mới là bể khổ vì chán nản.
Điều lại chứng tỏ bạn không phải là Phật Tử, bạn không hiểu được hai chữ Giải Thoát, cái Vui thật sự mà bạn chưa biết. Do đó, chưa nhìn thấy được lý tưởng. Bạn chẳng qua là một người đọc nhiều triết lý, rất tiếc chưa thâm nhập được Phật Pháp.

LỜI KHUYÊN: Bạn đã phỉ báng, bôi bác giao lý Nhà Phật, Chùa, Tăng Ni. Bạn nên tìm hiểu lại cho thật rõ giáo lý rồi hãy tham gia, trước mắt bạn vẫn là một người ngoại đạo. Nếu bạn cứ bôi bác hoài thì chúng tôi chỉ còn cách khóa nick.

Diễn đàn rất kị bàn về các tôn giáo khác, xin phép khóa chủ đề này.


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách