Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Hỏi Hay, Đáp Đúng
Nguyên tác: Ven. Shravasti Dhammika
Việt dịch: Thích Nguyên Tạng


Hỏi: Người Phật tử có tin ở Thượng Đế không?

Đáp: Không, chúng tôi không tin. Có nhiều lý do để giải thích điều này. Đức Phật, như các nhà tâm lý học và xã hội học hiện đại, tin rằng ý niệm đạo lý và nhất là quan điểm về Thượng Đế có cùng một nguồn gốc là sự sợ hãi. Đức Phật từng nói:

"Vì sự sợ hãi bất an mà con người thần thánh hóa núi non, cây rừng, lăng miếu." --(Pháp cú 188)

Con người vào thời sơ khai tự thấy mình sống trong một thế giới nguy hiểm và thù địch, sợ hãi loài dã thú, không có khả năng kiếm đủ thực phẩm, lo sợ mình bị thương hay bệnh hoạn và hãi hùng khi những hiện tượng thiên nhiên như sấm chớp, núi lửa luôn đe dọa họ. Họ nhận ra sự bất an và chính họ tự tạo ra những tư tưởng thần thánh để tự an ủi mình trong một hoàn cảnh, và khơi dậy lòng can đảm khi họ lâm nguy và để an ủi họ khi hoàn cảnh trở nên xấu đi. Đối với thời điểm khủng hoảng hiện nay, bạn sẽ thấy người ta trở về với tín ngưỡng nhiều hơn, bạn sẽ nghe họ nói rằng tin tưởng vào một vị thần, một vị thánh nào đó thì họ sẽ có được sức mạnh để có thể đương đầu với cuộc sống. Bạn sẽ nghe họ giải thích rằng họ tin vào một đấng thiêng liêng đặc biệt, và lời cầu nguyện của họ được Đáp ứng. Tất cả những điều này đã được Đức Phật dạy rằng ý niệm về Đấng thiêng liêng là do sự sợ hãi và thất vọng của con người mà có. Đức Phật dạy chúng ta nên cố gắng tìm hiểu những nỗi sợ hãi của chúng ta, hãy loại bỏ đi những tham muốn và hãy tiếp nhận những gì không thể đổi thay được trong bình tỉnh và can đảm. Đức Phật đã thay thế nỗi sợ hãi ấy không phải bằng một niềm tin phi lý mà bởi chánh kiến hợp lý

Lý do thứ hai, Đức Phật không tin vào thần linh vì ở đó dường như không có một bằng chứng nào để xác tín cho ý tưởng ấy. Có nhiều tôn giáo tuyên bố rằng chỉ có lời dạy của Đấng giáo chủ của họ là được duy trì, rằng họ hiểu là chỉ có một vị Chúa độc nhất, rằng Đấng thiêng liêng của họ đang hiện hữu còn những giáo chủ của những tôn giáo khác thì không có. Một số tôn giáo thì tuyên bố Thượng Đế là nam, nhưng một số khác thì cho rằng Thượng Đế là nữ, số còn lại thì cho là trung tính. Tất cả họ đều thỏa mãn rằng có nhiều bằng cớ để chứng minh Thượng đế của họĩ hiện hữu nhưng họ lại cười mỉa mai và không tin vào những chứng cứ cho sự có mặt Thượng Đế của những tôn giáo khác. Thật không có gì ngạc nhiên, vì có quá nhiều tôn giáo đã bỏ ra nhiều thế kỷ để cố gắng chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế mà vẫn không có thật hoặc không có chứng cớ cụ thể nào được tìm thấy. Đối với người Phật tử ngưng hết mọi phán quyết ấy cho đến khi những chứng cứ đó được phơi bày.

Lý do thứ ba, Đức Phật không tin vào Thượng Đế, vì tin tưởng như thế không cần thiết. Một số người tuyên bố rằng tin tưởng ở Thượng Đế là cần thiết để lý giải về nguồn gốc của vũ trụ. Nhưng điều này không đúng. Khoa học có một lối giải thích rất thuyết phục về quá trình hình thành của vũ trụ mà không liên hệ gì đến ý niệm của Thượng Đế. Có một số cho rằng tin tưởng vào Thượng Đế là cần thiệt để có một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc. Một lần nữa chúng ta thấy điều đó cũng không đúng. Không kể đến tín đồ Đạo Phật, có hàng triệu người không theo tôn giáo nào và có tư tưởng tự do, không đặt niềm tin nơi Thượng Đế mà vẫn có một cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa và hữu ích. Một số cho rằng tin vào sức mạnh của Thượng Đế là cần thiết vì con người là những sinh vật yếu đuối không đủ sức để tự cứu lấy mình. Một lần nữa, chứng cớ ấy vẫn đưa đến sự mâu thuẫn. Người ta thường nghe rằng có từng vượt qua bao chướng ngại, bao tai họa, bao xung đột và bao khó khăn bằng nỗ lực nội tâm của họĩ mà không tùy thuộc vào niềm tin nơi Thượng Đế. Một vài người tuyên bố rằng tin tưởng Thượng Đế là cần thiết để con người được cứu rỗi. Lý lẽ này chỉ đúng nếu trường hợp bạn là người chấp nhận lý thuyết của cứu rỗi và với người Phật tử không chấp nhận một quan niệm như thế. Dựa vào kinh nghiệm bản thân, Đức Phật nhìn thấy rằng mỗi chúng sanh đều có khả năng tịnh hóa tâm hồn , phát triển lòng từ bi và hoàn thiện sự hiểu biết. Ngài đã gạt bỏ sự chú ý về thiên đàng và nhắc nhở chúng ta nên tìm kiếm những giải pháp cho những vấn đề của chúng ta qua sự hiểu biết của chính mình.

Hỏi: Nhưng nếu không có Thượng Đế thì làm sao có được vũ trụ?

Đáp: Mọi tôn giáo đều có những chuyện huyền bí để giải Đáp cho câu hỏi này. Ngày xưa, con người ngây ngô chưa biết gì, những chuyện huyền bí như vậy rất phù hợp. Nhưng vào thế kỷ hai mươi này, trong thời đại vật lý, thiên văn học và địa chất học, những điều huyền bí như thế sẽ bị những cơ sở khoa học đẩy lui. Khoa học đã giải thích nguồn gốc của vũ trụ mà không theo ý niệm của Thượng Đế.

Hỏi: Như vậy thì Đức Phật đã nói gì về nguồn gốc của vũ trụ?

Đáp: Thật là thú vị là lời giải thích của Đức Phật về nguồn gốc của vũ trụ rất phù hợp và gần gũi với quan điểm khoa học. Trong Kinh Trường A-Hàm, Đức Phật mô tả vũ trụ bị hoại diệt và rồi tái tiến hóa thành hình dạng hiện nay vô số triệu năm. Cuộc sống sơ khai hình thành từ những sinh vật có dạng đơn giảng đến dạng phức hợp trên mặt nước trải qua vô số triệu năm. Tất cả những tiến trình đó không có khởi đầu và kết thúc, và được vận hành theo những nguyên lý tự nhiên.

Hỏi: Bạn nói không có chứng cớ về sự hiện hữu của Thượng đế. Vậy những phép lạ là cái gì?

Đáp: Nhiều người tin rằng những phép lạ là bằng chứng về sự hiện hữu của Thượng Đế. Chúng ta từng nghe những lời tuyên bố bừa bãi về cách dùng phép lạ để chữa khỏi bệnh, tuy nhiên chúng ta chưa bao giờ có được một chứng cứ nào từ văn phòng y khoa hay của một bác sĩ xác nhận về việc đó. Chúng ta đã nghe những tin đồn rằng có một số người được cứu sống khỏi những thiên tai một cách kỳ lạ nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy có được một lần chứng kiến giải thích về việc ấy. Chúng ta đã nghe đồn đoán rằng lời cầu nguyện có thể đi thẳng vào thân thể hay đến với tứ chi què quặc của bệnh nhân, nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy chụp quang tuyến hay có một lời nhận xét đúng đắn của những bác sĩ và y sĩ. Thật hiếm khi những phép lạ có bằng chứng rõ ràng và những bằng chứng này lại không thay thế được những lời tuyên bố bừa bãi, những bản báo cáo và tin đồn nhãm. Tuy nhiên, đôi khi những trường hợp không thể giải thích cũng có xảy ra, những sự kiện không chờ đợi đã xảy đến. Chúng ta phải thừa nhận sự bất lực của con người không thể giải thích được những bằng chứng về sự hiện hữu của Thượng Đế. Điều đó chứng minh rằng kiến thức của chúng ta còn giới hạn. Trước thời kỳ nền y học hiện đại phát triển, người ta không biết đâu là nguyên nhân gây ra bệnh và tin rằng Thần linh hay Thượng đế tạo ra bệnh tật để trừng phạt con người. Ngày nay chúng ta đã biết được lý do nào gây ra bệnh và khi đau bệnh chúng ta uống thuốc. Đã đến lúc kiến thức của chúng ta về thế giới ngày càng hoàn thiện hơn, chúng ta có thể hiểu cái gì tạo ra những hiện tượng không giải thích được, cũng như những nguyên do gây ra bệnh.

Hỏi: Nhưng có quá nhiều người tin vào một vài hình thức của Thượng Đế, điều đó chắc là đúng?

Đáp: Không hẳn. Đã có lúc người ta tin rằng trái đất này là bằng phẳng. Nhưng họ đã sai. Số người đã tin vào tư tưởng mà họ không dựa trên sự thật thường hay sai lầm. Chúng ta có thể nói việc ấy đúng hay sai chỉ bằng cách quan sát các sự kiện và kiểm tra lại chứng cớ.

Hỏi: Như thế, nếu như người Phật tử không tin vào Thượng Đế thì họ tin vào cái gì?

Đáp: Chúng tôi không tin vào Thượng Đế vì chúng tôi tin ở con người. Chúng tôi tin rằng mỗi con người là cao quý và quan trọng, rằng tất cả đều có một tiềm lực để thành một vị Phật - một con người toàn hảo. Chúng tôi tin rằng con người có thể vượt thoát được vô minh, những điều phi lý và thấy được mọi sự vật đúng như thật. Chúng tôi tin rằng ghen ghét, giận dữ, ganh tkhinh khi có thể thay thế bằng lòng yêu thương, nhẫn nhục, rộng lượng và tử tế. Chúng tôi tin rằng tất cả những điều này đang có sẳn ở trong mọi người, nếu họ nỗ lực và được hướng dẫn , được những Phật tử thuần thành hỗ trợ và được hấp thụ giáo lý của Đức Phật.

Như lời Phật dạy:

"Không ai có thể cứu giúp được ta ngoại trừ chính ta.

Không ai có thể và không ai có thể làm được.

Chính ta phải bước vào con đường này.

Chư Phật chỉ là người dẫn đường."
-- Kinh Pháp Cú, 165

http://4phuong.net/ebook/32021747/11860 ... ng-de.html


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
trung_thuc
Bài viết: 22
Ngày: 01/04/14 07:25
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: VietNam

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi trung_thuc »

Em thấy càng nghiên cứu về Phật em lại thấy càng ngày nó lại càng rối và càng vô lý vì đã tin rằng không có thượng đế thì tại sao nhà chùa lại đúc tượng cho nhiều, cho to, xây chùa cho hoành tráng để tín hữu thờ phượng Phật? Đã không tin có thượng đế, đã không tin Phật có quyền năng thưởng phạt đời này và đời sau thì ta đến chùa vái lạy Phật, cầu khẩn Phật để mong cái gì, được cái gì vì tất cả việc làm ấy đều vô bổ nếu điều ta mong từ Phật sẽ không bao giờ được, vì Phật không có cái quyền năng phổ độ cho ta. Và một điều nữa là ngay cả Phật đã tin rằng không có thượng đế vậy thì tại sao Phật lại dạy ta phải tin là có kiếp luân hồi. Ai là đấng phụ trách cái "hệ thống" luân hồi để cho sinh vật biến hóa đầu thai sau khi sinh vật đã chết? Phật dạy ta tin không có thượng đế, Phật cũng không phải thượng đế, vậy thì Phật giáo chả có nghĩa lý gì mà chỉ có triết lý Phật. Như vậy Phật chỉ là một triết gia dậy cho chúng sinh cái triết lý sống chứ không phải là thượng đế hay thần thánh mà ta phải thờ lạy, cúng vái. Và như vậy thì những người bỏ công nghiên cứu đường lối của Phật thì đúng nhưng thờ Phật và mong mỏi Phật cứu rỗi đời sau hay mơ cõi vĩnh hằng hay niết bàn đều là mê tín dị đoan theo những gì Phật dậy! Các bác nghĩ em nghĩ có đúng không?


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Luật Nhân quả do ai điều khiển?

GN - Tự thân tiến trình nhân-duyên-quả cũng do duyên sinh, vô ngã tính...
HỎI: Trong đạo Phật có quan niệm về luật Nhân quả, đồng thời lại có quan niệm rằng không có một thượng đế hay một vị thần thánh nào có quyền năng điều khiển vũ trụ. Như vậy, làm sao để luật Nhân quả luôn vận hành đúng? Ví dụ như làm ác gặp quả báo ác; làm thiện gặp phước báo lành..., khi không có một người hay thế lực nào quản lý luật Nhân quả liệu nó vận hành sai thì sao? Như thế thì còn gì là nhân quả phân minh nữa? Rất mong được quý Báo giải đáp.
(LÊ BẰNG, [email protected])
ĐÁP:
Bạn Lê Bằng thân mến!
Có thể bạn đã bị ám ảnh lâu ngày về việc “có một thượng đế hay một vị thần thánh nào có quyền năng điều khiển vũ trụ” nên khi tìm hiểu luật Nhân quả của Phật giáo bạn thấy thiếu “một người hay thế lực nào quản lý luật Nhân quả”.
Thực ra, luật Nhân quả chính là quy luật vận động tương tác đa chiều một cách tự nhiên của mọi sự vật, hiện tượng. Đức Phật là bậc Giác ngộ cũng chỉ phát hiện ra quy luật Nhân quả này mà thôi. Tiến trình từ nhân đến quả của các pháp rất tinh vi và phức tạp nên nếu vô minh và chấp thủ sâu dày thì rất khó nhận ra.
Luật Nhân quả Phật giáo nói đầy đủ là nhân-duyên-quả. Nhân là nguyên nhân chính để tạo thành quả. Duyên là các nhân phụ tham gia tác động vào tiến trình hình thành quả. Quả là kết quả của tiến trình ấy. Điều cần lưu ý nhất trong tiến trình này là duyên, tuy là những nhân phụ nhưng duyên lại có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành quả, có thể khiến cho quả bị lệch hướng (tốt hoặc xấu) so với nhân ban đầu.
Mặt khác, tiến trình nhân quả không hề vận hành đơn tuyến, độc lập mà đa tuyến, nhiều chiều tương tác lẫn nhau. Nhân của tiến trình này đồng thời là duyên của tiến trình kia và cũng là quả của tiến trình nọ. Chúng vừa là nhân, vừa là duyên, vừa là quả cho nhau; tất cả cùng nhau vận hành, tương tác trong mối quan hệ trùng điệp bất khả phân ly, gọi là trùng trùng duyên khởi vô cùng vô tận.
Do đó, tìm hiểu về luật Nhân quả Phật giáo cần quán sát sâu sắc cả tiến trình nhân-duyên-quả trong ba thời (hiện báo - nhân quả hình thành trong hiện đời, sinh báo - nhân quả hình thành sau một đời, hậu báo - nhân quả hình thành sau nhiều đời). Dưới ánh sáng tuệ giác Duyên khởi, tiến trình nhân-duyên-quả vận động không ngừng, chi phối và tương tác với nhau mãnh liệt nhưng vô cùng chính xác, rõ ràng.
Tự thân tiến trình nhân-duyên-quả cũng do duyên sinh, duyên khởi, vô ngã tính nên chẳng bao giờ cần “một người hay thế lực nào quản lý” nhưng luật Nhân quả luôn đúng đắn và phân minh. Tất cả các sự vật hiện tượng trên thế gian sinh, trụ, dị, diệt (thành, trụ, hoại, không) đều tuân theo quy luật Duyên sinh-Nhân quả này.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN
http://giacngo.vn/tuvans...tuvan/2013/12/26/3FC208/


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
trung_thuc
Bài viết: 22
Ngày: 01/04/14 07:25
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: VietNam

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi trung_thuc »

phuoctuong đã viết:Luật Nhân quả do ai điều khiển?
Nhân Quả là luật tự nhiên của thiên nhiên. Đã gọi là "tự nhiên" thì tự nó điều hành, chuyển hóa chính nó. Có quả ắt phải có nhân. Có nhân chưa chắc đã có quả bởi trong chuyển hóa quả đã bị hủy diệt. Nhân Quả xẩy ra mọi nơi mọi lúc. "Luật" Nhân Quả không có ai điều khiển hay áp đặt mà tự nó xảy ra chính nó!


trung_thuc
Bài viết: 22
Ngày: 01/04/14 07:25
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: VietNam

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi trung_thuc »

Nói cho chính xác, Phật Giáo chính là Vô Thần vì không tin có thần thánh, có thượng đế!


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm đã giải thích trong cuốn Phật học quần nghi như sau:

Ý NGHĨA CỦA VIỆC GỌI PHẬT GIÁO LÀ VÔ THẦN LUẬN LÀ THẾ NÀO ?


Vô thần là một danh từ chuyên môn của môn tôn giáo học. Có hai loại vô thần luận, một là duy vật vô thần luận, hai là Phật giáo vô thần luận.

Duy vật vô thần luận phủ nhận mọi sự tồn tại độc lập của tinh thần, cũng không tin có thế giới quỷ thần, còn vô thần luận của Phật giáo thì cho rằng mọi pháp đều do nhân duyên sinh tạo thành. Phật giáo thừa nhận có quỷ thần, có tinh thần, nhưng không công nhận có một vị thần duy nhất, tối sơ mà cũng là tối hậu, toàn trí toàn năng làm chúa tể và sáng tạo ra vũ trụ, như Nhất thần giáo chủ trương.

Môn tôn giáo phân biệt thành những tín ngưỡng đa thần, nhiều thần nhất thần, nhị thần và vô thần.

Tín ngưỡng đa thần là tín ngưỡng dân gian nói chung, không có tổ chức, không có hệ thống, là hình thái tôn giáo của dân tộc nguyên thủy, là hình thái tôn giáo có tính địa phương. Tỉ dụ, ở Trung Quốc các vị thần dân gian chia làm thần địa phương, thần quốc gia. Thần địa phương lại chia làm thần tổ tiên và thần tự nhiên. Danh hiệu và tướng mạo các vị thần này có thể khác biệt tùy theo thời đại và địa phương. Còn các vị thần quốc gia là các vị thần nguyên tố của cả nước, cả dân tộc, hoặc là thần núi, thần sông, thần mặt trăng, thần mặt trời.

Tín ngưỡng nhị thần chia thiện và ác thành hai thế lực. Lúc đầu là hai dân tộc chống đối nhau. Dân tộc này gọi thần của dân tộc chống mình là ác thần, và tôn xưng thần của dân tộc mình là thiện thần. Về sau khi hai dân tộc đó thống nhất lại rồi thì họ gọi ác thần là ma, và suy tôn thiện thần là thượng đế. Trên thế giới chỉ có Ba Tư giáo là vừa sùng bái ma quỷ, vừa sùng bái Thượng đế. Cơ-đốc giáo thì tin rằng cả Thượng đế và ma quỷ đều tồn tại vĩnh cửu, nhưng chỉ sùng bái Thượng đế mà không sùng bái ma quỷ. Nói tóm lại tức là có nội dung nhị thần giáo, nhưng lại theo hình thức Nhất thần giáo.

Nhất thần giáo cho rằng vạn vật là do một vị Thần sáng tạo ra, khống chế, hủy diệt, đó là vị thần có quyền năng lớn, làm chủ tế vạn vật, như ở Trung Quốc gọi là đấng tạo vật. Tuy rằng, Cơ-đốc giáo tin có Thiên sứ, Thiên nữ, Thiền thần, nhưng đều là bộ thuộc của vị Thượng đế duy nhất, chứ không thể là người kế vị Thượng đế hay là bình đẳng với Thượng đế được.

Phiếm thần là một khái niệm triết học. Đó là bản thể của vũ trụ, là phép tự nhiên, không có nhân cách, là nơi sinh ra và quy về của vạn vật. Thần không thể có ý chí để thương người. Người lại có trách nhiệm và nghĩa vụ phục tùng và kính yêu thần.

Về thuyết vô thần thì như đã nói ở trên, có hai thuyết vô thần. Một là thuyết duy vật vô thần, cho rằng mọi hiện tượng nhân sinh vũ trụ đều do vật chất vận hành sinh ra, ngoài hoạt động của vật chất ra không có một linh thể nào có thể tách rời vật chất mà tồn tại được. Con người trước khi sinh ra, không có quá khứ, sau khi chết đi cũng không có vị lai. Mà nếu có chăng nữa thì cũng chỉ là những dạng vật chất di truyền hay là tàn dư mà thôi. Đối với cá nhân người mà nói, người chết cũng như ngọn đèn tắt vậy. Nếu thừa nhận con người đó, trong thế gian có phát huy ảnh hưởng tinh thần nhất định, như trong các lĩnh vực học thuật, chính trị, nghệ thuật v.v… thì ảnh hưởng đó lưu lại hậu thế, cũng là vật chất, chứ không phải tinh thần. Con người có thể nhớ tới cổ nhân, nhưng cổ nhân không biết rằng mình được nhớ tới, vì họ không còn tồn tại nữa. Nhớ cổ nhân không phải là để an ủi linh hồn họ mà là để tự động viên mình, động viên người làm được như cổ nhân.

Vô thần của Phật giáo đặt cơ sở trên thuyết mọi sự vật hiện tượng đều do nhân duyên sinh, chúng sinh tồn tại là do quả báo của nghiệp do chính chúng sinh tạo ra. Chúng sinh tự mình tạo nghiệp, tự mình chịu báo. Số đông chúng sinh trong quá khứ tạo ra vô lượng, vô số kiếp. Vì nghiệp nhân giống nhau nên hoàn cảnh sống hiện nay như là giống nhau.

Thế giới chúng ta đang sống nằm trong phạm vi Thái dương hệ. Thế giới sinh ra là do nghiệp cảm của chúng sinh tạo ra cả, chứ không phải do một Thượng đế nào tạo ra.

Nhận thức về thần linh, nhu cầu về thần linh, thực tế là nhu cầu của người mà sinh ra cả. Phật giáo không công nhận có một vị thần toàn tri, nhưng Phật giáo không giống như Vô thần luận. Đối với người có đức tin thì có thần, có thể có một vị thần có uy lực lớn nữa, có phúc đức lớn nữa. Và có nhiều vị thần chứ không phải có một thần. Có những vị thần là loài trời ở thế giới khác đến. Những người tin theo nhất thần giáo hình dung vị thần của họ dưới những hình dạng khác nhau. Cái gọi là Nhất thần giáo, thực ra là do đa thần giáo "cải tiến thăng hoa" lên mà thôi.

Vô thần luận Phật giáo không phủ định tác dụng của tín ngưỡng đa thần, một vị thần hay hai thần v.v… nhưng cái khác là, đối với Phật giáo, thần cũng chỉ là một loại chúng sinh mà thôi. Vì vậy, trong các kinh "Hoa Nghiêm", "Địa Tạng", thậm chí cả "A Hàm" nữa đều nói tới quỷ thần. Phật giáo không phải chủ trương không có quỷ thần, mà chỉ phủ nhận không có một vị thần duy nhất, chúa tể và sáng tạo ra thế giới, vũ trụ.


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Hòa thượng Thích Thiện Hoa đã giảng trong cuốn Phật học phổ thông như sau:


Ý nghĩa của Thờ Phật, Lạy Phật, Cúng Phật



"...Xưa nay, những bậc có công ơn lớn đối với Quốc gia, xã hội đều được tôn sùng, ngưỡng mộ. Sự tôn sùng ngưỡng mộ này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là lòng tri ân và sự mong muốn được noi theo gương sáng. Tục ngữ có câu: "Ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ người đào giếng". Lòng tri ân là một đức tính quí báu, mà những người có chút công bằng không thể thiếu được. Một xã hội gồm những phần tử phi ân bội nghĩa,ăn cháo đá bát, không có thể tồn tại được lâu dài, vì nó làm chán nản những kẻ có lòng, và làm khô cạn nguồn hy sinh. Vả lại, nếu con người thấy điều tốt, người hiền mà chẳng hâm mộ, thấy điều xấu, người ác mà không tránh xa, thì con người ấy là người thiếu căn bản đạo đức, thiếu mầm thiện, khó có thể tiến bộ. Vì những lý do trên, ta thấy trên thế giới, bất luận ở phương trời nào, dân tộc nào, thời đại nào, hễ kẻ có công với làng xóm, thì được làng xóm tôn thờ, kẻ có công với quốc gia, dân tộc, thì được quốc gia, dân tộc tôn thờ, kẻ có công đức với nhân loại, thì được nhân loại sùng thượng.

Sự thờ cúng trong các tôn giáo cũng không ra ngoài những lý do đã kể trên. Nhưng ở các tôn giáo, sự thờ cúng có tính cách thường trực và thiết tha hơn, vì các vị Giáo chủ là những bậc có công ơn lớn đối với nhân loại và là những gương sáng mà tín đồ cần đặt luôn luôn ở trước mắt để soi sáng đời mình. Trong các vị Giáo chủ, thì Ðức Phật là Vị được nhiều tín đồ sùng mộ nhất. Sự sùng mộ ở đây biểu hiện trong sự thờ, lạy và cúng Phật.

... Phật là bậc đáng tôn thờ. Phật là những bậc đã dày công tu luyện phước đức và trí tuệ, cho nên đã được hoàn toàn sáng suốt và có đầy đủ đức hạnh cao quý. Các Ngài đã dùng đức và trí ấy để dẫn dắt chúng sanh ra ngoài biển khổ luân hồi, và đua đến địa vị sáng suốt an vui. Trong công việc độ sanh ấy, các Ngài lại không bao giờ thối chuyển ngã lòng mặc dù gặp trở lực khó khăn. Các Ngái đã nguyện độ cho toàn thể chúng sanh, cho đến khi nào không còn một chúng sanh nào để độ nữa mới thôi. thật là đúng với câu: "Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn". Một bậc có đủ ba đức tính quý báu là Bi, Trí, Dũng, ba đức tính căn bản mà một con người muốn được toàn thiện, toàn mỹ, toàn chân, không thể thiếu được. Một bậc siêu phàm xuất chúng, có những lời dạy quý báu, những cử chỉ cao thượng, những hành động sáng suốt, một đời sống gương mẫu như Phật, mà chúng ta không tôn thờ, thì còn tôn thờ ai nữa?

Nhưng chúng ta phải thờ Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa. Như trên đã nói, chúng ta thờ Phật là để tỏ lòng tri ân của chúng ta đối với một Vị đã có ân đức lớn với nhân loại. Chúng ta thờ Phật là để có luôn luôn ở trước mặt một gương mẫu sáng suốt trọn lành để khuôn rập tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta được chân, thiện, mỹ như Phật vậy. Người ta thường nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chúng ta thờ Phật là muốn luôn luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài, cái hương từ bi của Ngài, để được sáng lây, thơm lây, chứ không phải chúng ta có mục đích cầu cạnh Ngài để Ngài ban phước, trừ họa, để Ngài che chở cho chúng ta mua may bán đắt một cách bất lương, hay để chúng ta dựa vào thế lực của Ngài, tha hồ làm những điều bất chính. Nếu chúng ta thờ Ngài với mục đích sai lạc như vừa nói ở trên, thì không những chúng ta đã phỉ báng Ðức Phật, mà chúng ta còn tự tạo tư tưởng không tốt cho chúng ta nữa...

1.- Lợi ích của sự thơ lạy và cúng Phật. Như các đoạn trên đã nói, chúng ta thờ lạy và cúng Phật là do lòng tri ân sâu xa của chúng ta đối với bậc đã hy sinh tất cả hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng sanh; Lý do thứ hai của sự thờ lạy và cúng, ấy là để cho chúng ta luôn luôn có trước mắt, trên đầu chúng ta, một cái gương mẫu hoàn toàn chân, thiện, mỹ để noi theo. Sự thờ lạy và cúng Phật, nếu thực hành một cách thành tâm, thiện chí và đúng ý nghĩa, thì sẽ đem lại cho người rất nhiều lợi ích trong hiện tại và vị lai:

a) Trong hiện tại: mỗi chúng ta và gia đình chúng ta, bao giờ cũng như sống trong bầu không khí xán lạn, trong ảnh hưởng tốt lành, đạo vị của Chư Phật. Chúng ta luôn luôn sống trong nghiêm chỉnh, trong lễ nghi, trên thuẫn dưới hòa, vì mỗi ý nghĩ, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói của chúng ta đều được đôi mắt sáng suốt của Ðức Phật soi xuống. Chúng ta không dám sống bừa bãi, làm xằng, nghĩ quấy khi Ðức Phật đang ngự trị trong gia đình và trong lòng mỗi chúng ta. Chỉ những tâm hồn trống rổng, không tin tưởng, không tôn thờ một vị thiêng liêng cao cả nào, mới dễ sa ngã, trụy lạc. Cho nên trong gia đình, nếu muốn có hạnh phúc trong hiện tại, muốn sống một đời sống có ý nghĩa, muốn con em đừng bê tha, trụy lạc, thì người gia chủ nên thiết bàn Phật, để ngày ngày lễ bái và cúng dường Ngài và tập cho con em sống một đời sống hiền lương và có đạo vị.

b) Khi lâm chung: Nghiệp lành mà chúng ta đã huân tập trong hằng ngày sẽ cảm ứng đến lòng từ bi vô hạn của Chư Phật và Bồ tát. Do "Luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", Chư Phật và Bồ tát sẽ phóng quang đến tiếp dẫn giác linh chúng ta về cõi an vui, tự tại.

2.- Khuyên phát tâm chánh tín trong sự thờ, lạy và cúng Phật, Pháp, Tăng. Muốn có được kết qủa tốt đẹp như trên, chúng ta phải phát tâm chánh tín. Nếu thờ, lạy và cúng dường Tam bảo một cách sai lạc thì không những không ích lợi gì cho ta mà lại còn mang thêm tội, và trôi lăn mãi trong cảnh sanh tử luân hồi. Chúng ta phải tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng:

a) Ðức Phật là bậc hoàn toàn gíac ngộ, siêu sanh, thoát tử, có năng lực độ thoát chúng sanh khỏi nẻo luân hồi, và xứng đáng làm thầy chúng sanh trong ba cõi. Vì thế nên chúng ta thờ Ngài.

b) Phật pháp là phương thuốc thần diệu, trừ được tất cả nguyên nhân đau khổ của chúng sanh; vì thế cho nên chúng ta thờ Phật pháp.

c) Chư Tăng, nếu có đủ giới hạnh thanh tịnh, là những Thầy sáng, bạn lành của chúng ta. Vì thế, chúng ta kính thờ, thân cận các Ngài để học hỏi đường lối tu hành.

d) Tất cả chúng sanh đều tiềm ẩn Phật tánh sáng suốt, nếu chí tâm tu tập theo Phật pháp, thì chắc chắn sẽ thành Phật.

e) Lý nhân qủa không hề sai chạy, nếu tạo nhân lành thì hưởng qủa tốt. Trong các nhân lành, không có nhân lành nào thù thắng hơn là nhân "Thờ Phật, lạy Phật, và cúng dường Tam Bảo", đủ cả sự và lý. Vẫn biết thờ, lạy và cúng phật đủ cả hai phương diện sự và lý là khó, nhưng chung quanh chúng ta, ở trong thế giới này sẵn có vô lượng vô biên kim cương Bồ tát và Hộ pháp thần vương, đồng phát tâm giúp đỡ, hộ niệm cho tất cả những người phát tâm chánh tín thờ cúng Phật, thì lo gì công của chúng ta không tròn, qủa của chúng ta không mãn?
Sửa lần cuối bởi Chánh Tín vào ngày 10/04/14 00:57 với 2 lần sửa.


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Hòa thượng Thích Thanh Từ đã giảng trong cuốn Bước đầu học Phật như sau:

ĐI LỄ CHÙA


I.- MỞ ÐỀ

Người xưa nói "làm việc có nghĩa do tâm tỉnh ngộ, làm việc vô nghĩa do tâm mê mờ". Chúng ta thao thức ước mơ có thì giờ rảnh đi chùa để được nghe những lời chỉ dạy đạo lý của Tăng, Ni. Quả là do tâm tỉnh ngộ làm động cơ thúc đẩy chúng ta. Nếu chúng ta mong có lúc rảnh để đến hí trường, lại tửu điếm, chính do tâm mê mờ làm động cơ thúc đẩy chúng ta. Chọn lấy một hành động có nghĩa là để làm theo, đích thực là người trí. Chạy theo những hành động vô nghĩa hư hèn, quả là kẻ ngu. Ðã có mặt trên cõi đời, chúng ta phải chọn lấy một lối đi để đưa đời mình đến chỗ rạng ngời tươi đẹp. Vô lý, chúng ta mãi đua đòi theo sự ăn mặc vui đùa, đến một ngày kia thân này sắp hoại, tự ta nghĩ sao về thân phận mình? Vì thế, sự đi chùa lễ Phật là một việc làm do động cơ tỉnh ngộ thúc đẩy, với một tinh thần cố gắng vươn lên, gầy dựng cho mình một ngày mai sáng đẹp.

II.- ÐI CHÙA

Mục đích đi chùa không phải là để cúng lạy, mà vì học hỏi chánh pháp, tập tu đức hạnh. Người Phật tử mới đến với đạo chưa thấm nhuần Phật pháp, nếu không được sự chỉ dạy của Tăng Ni thì làm sao hiểu đạo tu hành. Muốn hiểu đạo lý, Phật tử tới lui Tự viện để thưa hỏi học tập là sự đương nhiên không thể thiếu. Vì sự sống bận rộn ngoài xã hội, Phật tử đâu đủ thì giờ nghiên cứu giáo lý, chỉ gặp Tăng, Ni trong nửa giờ, một giờ, Phật tử có thể học được nhiều điều trước kia chưa biết. Vì thế, đến chùa để gặp Tăng, Ni là điều thiết yếu không thể thiếu, đối với mỗi Phật tử tại gia. Ði chùa có hai trường hợp, đi chùa ngày thường và đi chùa ngày lễ vía.

Ði chùa ngày thường: Bất cứ ngày nào thấy rảnh việc nhà, người Phật tử có thể đi chùa. Khi đi chùa, Phật tử phải nhắm thẳng mục đích thưa hỏi đạo lý. Vì hỏi đạo lý, Phật tử phải ghi lại những điều gì mình chưa hiểu để đem ra hỏi. Mỗi lần đến chùa, Phật tử phải có ít nhất đôi ba vấn đề thưa hỏi Tăng, Ni. Những vấn đề ấy, hoặc do thấy nếp sống sanh hoạt nhà chùa chưa hiểu đem ra hỏi, hoặc đọc trong kinh sách chỗ nào không biết đem ra hỏi. Biết thưa hỏi như vậy, người Phật tử học đạo rất chóng tiến. Ði chùa hỏi đạo là đúng tinh thần học vấn của người Phật tử.

Nhưng cũng có những khi không vì hỏi đạo mà vẫn đi chùa. Ðây là trường hợp vì đua chen trong cuộc sống, người Phật tử thần kinh bị căng thẳng, vội vàng bỏ việc đến chùa. Ðến đây để ngồi yên trên tảng đá dưới bóng mát tàn cây, nghe tiếng gió thì thào trên ngọn cây, giọng chim líu lo trong cành râm, khung cảnh tịch mịch của nhà chùa, khiến tâm hồn lắng xuống thần kinh dịu lại. Không cần gặp ai, chẳng màng thưa hỏi, chỉ cần mắt ngắm mấy cội tùng xanh, mũi ngửi mùi hương nhẹ của hoa lan, hoa nguyệt quới, ngồi đặt lưng tựa bên vách chùa, chúng ta cảm nghe lòng nhẹ nhàng khoan khoái, những giờ phút này gánh nợ đời oằn oại đôi vai bỗng dưng như quẳng mất. Chính cảnh cô liêu tịch mịch của nhà chùa đã giải tỏa xoa dịu phần nào nỗi bực dọc não phiền của Phật tử.

Ðến chùa ngày lễ vía: Cùng Phật tử với nhau như con một cha, những ngày lễ vía là ngày huynh đệ sum họp. Ngày thường mỗi Phật tử có hoàn cảnh riêng gia đình riêng, ít khi gặp được nhau để thăm hỏi sự tu hành, nhắc nhở nhau về đức hạnh. Nhân ngày lễ vía ở chùa, toàn thể Phật tử tụ hội về cùng thăm hỏi nhau trong tình đạo bạn, cùng giãi bày nhau về kinh nghiệm tu hành, thật là một cơ hội quí báu. Chúng ta đâu không nghe ông cha chúng ta đã nói "ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Ðoàn tụ dưới mái chùa, huynh đệ ngồi gần nhau đàm đạo mật thiết thân tình, đây là một niềm vui để dắt dìu nhau trên con đường đạo đức. Mến thương nhau, đoàn kết nhau, khích lệ nhau, cùng nỗ lực leo lên cho đến tận đỉnh ngọn giác ngộ.

Càng cao cả hơn, khi chúng ta nghe Tăng, Ni kể lại hành trang nhuộm mùi từ bi đượm màu giác ngộ của chư Phật, Bồ-tát, hoặc nghe giải thích giáo lý cao siêu thoát tục của Phật dạy, làm sáng tỏ thêm đường lối tu hành. Thật là những cơ hội hiếm có để Phật tử thấm nhuần chánh pháp. Vắng mặt trong những ngày lễ vía, là một thiệt thòi đáng kể của người Phật tử. Có nghe giáo lý, có học công hạnh của Phật, Bồ-tát, Phật tử mới biết phương hướng tu hành, mới thấy những gương sáng ngời để noi theo. Dù đã qui y mấy mươi năm, không chịu học hỏi giáo lý, không siêng nghe giảng dạy, Phật tử này vẫn mờ mịt không hiểu gì về đạo Phật. Là Phật tử phải tỏ ra xứng đáng với danh nghĩa của mình, nghĩa là học và hành đúng với đường lối Phật dạy. Vì thế, đi chùa nghe giảng là điều tối cần thiết của người Phật tử.

III.- LỄ PHẬT

Lạy Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân, chỉ vì quí kính một đấng lòng từ bi tràn trề, trí giác ngộ viên mãn. Vì quí kính công đức trí tuệ của Phật nên chúng ta lạy Ngài. Lạy Phật để thấy mình còn thấp thỏi ti tiện, bỏ hết những thói ngạo mạn cống cao. Quí kính gương cao cả của Phật để mình noi theo. Phước đức lạy Phật là tại chỗ đó.

Lễ Phật vì dẹp ngã mạn - Bản chất con người chúng ta lúc nào cũng tự cao tự đắc, vênh váo nghênh ngang. Ðó là tánh xấu khiến mọi người chán ghét, tiêu mòn công đức. Phật tử biết được cái dở này, kính lạy Phật, Bồ-tát, các bậc tôn túc, để diệt trừ tâm ngã mạn của mình. Kính lạy các ngài là tự mình thấy không bì kịp các ngài, biết mình thấp thì tánh ngạo mạn từ từ biến mất. Khi lạy các ngài không mong một ân sủng nào, chỉ vì một lòng kính trọng đức hạnh của các ngài, tự thấy mình hèn hạ thấp thỏi, thế là mọi công đức từ đó phát sanh. Bởi đứa ăn trộm thì phục kẻ ăn trộm giỏi, chàng võ sĩ thì nể tay vô địch, kính trọng Phật, Bồ-tát, các bậc tôn túc tự nhiên chúng ta có dự phần trong ấy rồi. Quả như câu nói "kính thầy mới được làm thầy". Chúng ta muốn dẹp bỏ những tánh xấu, tập tành đức hạnh, kính lễ những bậc đức hạnh là điều cần thiết vậy.

Lễ Phật vì noi gương - Kính lạy Phật, chính vì chúng ta muốn học đòi noi theo gương của Ngài. Tại sao chúng ta phải học đòi theo gương đức Phật? Bởi vì, Phật đã đầy đủ mọi công đức, trí tuệ từ bi viên mãn, nên chúng ta phải học theo. Ðây chúng tôi đơn cử một công hạnh nhỏ xíu của Ngài, thử xem chúng ta có theo kịp không?

Một hôm, đức Phật một mình mang bình bát vào thôn xóm khất thực, bỗng có một người ngoại đạo biết Ngài và biết rõ Phật đi đến đâu ắt đệ tử của chúng đều bỏ đạo qui kính Phật. Nổi tức, ông đi theo sau lưng Phật mạ lỵ đủ điều, Phật vẫn chậm rãi tiến bước đều đều không một lời đối đáp. Ðến đầu đường, ông ta chạy đón trước mặt Phật, chặn lại hỏi: Cù-đàm thua ta chưa? Phật ung dung trải tọa cụ xuống đất, ngồi kiết già đọc bài kệ:

Kẻ hơn thì thêm oán
Người thua ngủ chẳng yên
Hơn thua hai đều xả
Ấy được an ổn ngủ
. -- (Kinh Trung A-hàm)

Ngoại đạo hối lỗi ăn năn lễ tạ.

Thử hỏi hành động này của đức Phật, chúng ta có ai dám tự hào cho mình làm được. Nếu đem danh vọng giá trị so sánh, đức Phật là một vị giáo chủ trong tôn giáo, một vị Thái tử ở thế gian, chúng ta hiện nay là một tín đồ trong tôn giáo, một kẻ tay trắng ở thế gian, đức Phật bị mạ lỵ mà không tức giận, chúng ta bị mạ lỵ có tức giận chăng? Nếu chúng ta không tức giận cũng chưa dám bì với đức Phật, vì giá trị danh vọng của chúng ta có ra quái gì. Huống là, bị mạ lỵ chúng ta liền nổi giận ầm ầm. Nhìn lại đức Phật thử xem chúng ta cách Ngài bao xa? Thế thì lạy Ngài bao nhiêu mới xứng đáng trong việc noi gương theo Ngài? Ðến như tâm từ bi, trí giác ngộ của Phật, sánh với chúng ta thật là trời cao vực thẳm. Ðời đời kính lễ Ngài, cũng là cái hãnh diện của chúng ta, biết kính người đáng kính. Thế mà, có một ít người thấy chúng ta lạy Phật, họ tỏ vẻ ngạo nghễ. Hãy nghe câu chuyện đối đáp này:

Một em gái đi chùa lễ Phật, lễ xong em vừa ra đến sân chùa, gặp một quân nhân đứng ngắm cảnh. Thấy em, quân nhân liền hỏi: em đi đâu thế? Bé gái đáp: em đi chùa lễ Phật. Quân nhân hỏi: tượng Phật bằng gỗ bằng xi măng, em lễ cái gì? Bé gái hỏi lại: Ở doanh trại anh mỗi sáng có chào cờ không? Quân nhân đáp: sáng nào cũng chào cờ. Bé gái hỏi: cờ bằng vải bằng màu, tại sao phải nghiêm trang chào? Quân nhân đáp: chào tinh thần Tổ quốc được tượng trưng qua lá cờ, chớ không phải chào vải màu. Bé gái nói: Cũng thế, em lạy tinh thần từ bi giác ngộ của Phật được tượng trưng qua hình tượng chớ không phải lạy gỗ lạy xi măng. Quân nhân đành thôi.

VI.- KẾT LUẬN

Chọn một hành động có ý nghĩa là con người tỉnh sáng. Khi đã nhận định kỹ việc làm của mình, dù có bị chê khen, chúng ta vẫn an ổn thực hành. Chỉ có những kẻ xu thời, thấy ai khen cái gì chạy theo cái nấy, mới bàng hoàng khi bị ai phê bình hành động của mình. Ði chùa lạy Phật đã mang sẵn những ý nghĩa của nó, dù có ai chê là mê tín..., ta vẫn an nhiên. Ðạo đức có hay không, do lòng ta biết kính trọng người đạo đức hay không. Do lòng kính trọng mới thúc đẩy chúng ta học đòi và bắt chước theo người đức hạnh. Lạy Phật là động cơ đẩy mạnh chúng ta tiến mãi trên đường giác ngộ.


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

trung_thuc đã viết:Và một điều nữa là ngay cả Phật đã tin rằng không có thượng đế vậy thì tại sao Phật lại dạy ta phải tin là có kiếp luân hồi. Ai là đấng phụ trách cái "hệ thống" luân hồi để cho sinh vật biến hóa đầu thai sau khi sinh vật đã chết?
Vậy theo ĐH thì có Thượng đế thì mới có luân hồi hay sao? Nhân Quả Nghiệp Báo và Luân hồi là quy luật tự nhiên khách quan trong pháp giới mà không cần đến một "đấng phụ trách" nào hết.

Chư Phật dạy rằng không có một thần linh nào tạo ra vũ trụ, mà tất cả đều do Luật Duyên Khởi mà có sanh có diệt, giống như bài kệ của Tôn giả Assaji khai ngộ cho Ngài Xá Lợi Phất:

Các pháp do duyên sanh
Rồi cũng do duyên diệt
Thầy ta Đại Sa môn
Đã tuyên giảng như thế.
trung_thuc đã viết:Phật dạy ta tin không có thượng đế, Phật cũng không phải thượng đế, vậy thì Phật giáo chả có nghĩa lý gì mà chỉ có triết lý Phật. Như vậy Phật chỉ là một triết gia dậy cho chúng sinh cái triết lý sống chứ không phải là thượng đế hay thần thánh mà ta phải thờ lạy, cúng vái. Và như vậy thì những người bỏ công nghiên cứu đường lối của Phật thì đúng nhưng thờ Phật và mong mỏi Phật cứu rỗi đời sau hay mơ cõi vĩnh hằng hay niết bàn đều là mê tín dị đoan theo những gì Phật dậy! Các bác nghĩ em nghĩ có đúng không?
Chư Phật là những bậc thầy chỉ đường và hướng dẫn cho chúng sinh thoát khỏi mê lầm Vô Minh, giải thoát khỏi luân hồi, thực chứng được Níp bàn tịch tịnh vĩnh viễn không còn khổ đau; Chư Phật không phải là Đấng sáng thế, không phải là Đấng cứu rỗi, chúng sinh muốn thoát khổ thì phải tự mình bước đi trên con đường ấy.

Đức Phật cũng không phải là triết gia. Điều này tôi đã trình bày trong topic viewtopic.php?f=41&t=10495

Chư Phật là những bậc thầy, nhưng là những bậc thầy vĩ đại cao tột mà chúng ta có thể tạm thời hình dung qua ý nghĩa 10 danh hiệu của các Ngài:

1. NHƯ LAI:
Bậc thành đạo, Phật tánh chân như, Niết Bàn thường trụ, bất biến. Như lai là thật tướng vi diệu, không có đi cũng không có đến.

2. ỨNG CÚNG:
Bậc phước điền và trí tuệ đầy đủ hoàn toàn xứng đáng được thọ lãnh sự cúng dường của Nhân Thiên

3. CHÁNH BIẾN TRI:
Bậc trí tuệ sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn. Hiểu biết đúng đắn và chân thật, trùm khắp không giới hạn.

4. MINH HẠNH TÚC:
Bậc đức hạnh viên mãn, thiện nghiệp hoàn toàn và đầy đủ. Chứng đạt Tam Minh - Lục Thông, thấu triệt chân lý nguyên nhân các duyên sanh diệt.

5. THIỆN THỆ:
Bậc hoàn thiện tất cả mọi việc lành, hạnh nguyện tế độ đã rốt ráo đến nơi. Chấm dứt những duyên nghiệp, không còn luân hồi nữa.

6. THẾ GIAN GIẢI:

Đấng hiểu biết sự lý viên dung và thấy rõ ràng mọi chuyện ở thế gian. Từ loài hữu tình đến vô tình đều rõ suốt thấu đáo.

7. VÔ THƯỢNG SĨ, ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU:
Bậc cao tột, có thể chế ngự và đối trị mọi nhân duyên trong pháp giới, giáo hóa điều phục đến giác ngộ và giải thoát.

8. THIÊN NHƠN SƯ:
Bậc Thầy của cõi trời và người, chỉ dạy con đường tu phước đức và tu trí tuệ để thoát khỏi đau khổ sanh tử luân hồi.

9. PHẬT:

Phật là thể tánh thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt. Bậc giác ngộ hoàn toàn, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Phúc Tuệ lưỡng toàn.

10. THẾ TÔN:

Bậc đức hạnh và trí tuệ vẹn toàn muôn loài đều tôn kính. Thế tôn còn có tướng lành cao quí, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẽ đẹp, người - trời đều cung kính.
Sửa lần cuối bởi Chánh Tín vào ngày 10/04/14 10:23 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Đến đây, chúng ta cảm kích khoa học đã vất vả kiếm tìm mấy ngàn năm để giải mã giùm giáo pháp của đức Phật khi ngài nói,sắc tợ thủy bào (bọt nước)... Sắc không khác không, không không khác sắc, sắc là không, không là sắc. Chúng sinh diệt tương tục để tạo nên dòng sống. Là một tiến trình vận động như thể tính sóng của các hạt hạ nguyên tử. Khoa học cũng tìm ra sự vận động ấy là nội tại chứ không do tác nhân nào bên ngoài. Đến chỗ này thì Thượng Đế chết mất tiêu rồi, chẳng có chỗ nào mà ban ơn giáng phúc hoặc tác oai tác quái nhân loại nữa! Sự vận động nội tại, có thể là âm điện tử và dương điện tử. Lão tử thì nói, Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Dịch thì nói, thái cực sinh lưỡng nghi (âm dương), lưỡng nghi sinh tứ tượng (thiếu âm, thái âm, thiếu dương, thái dương), bát quái...
Hóa ra, Đông Tây đều giống nhau. Tây phương thì cần dụng cụ khoa học, đo lường, trắc nghiệm, kiểm chứng kỹ càng rồi mới có đáp án. Các ông hiền triết Đông phương thì bởi trực giác, bởi nội quán. Còn đức Phật thì sao? Ngài nói bằng tuệ giác thâm sâu. Ngài nói rằng, sự vận động nội tại ấy là Không Tính (suñnatā), là duyên khởi nên Không! Vì Không Tính nên vạn hữu hoạt động, vận hành, có rồi không, không rồi có, tương tục, miên tục; nhưng sát-na này không giống với sát-na kia; tự thân có sự biến đổi, chuyển hóa, thay đổi chất, thay đổi lực, cường độ... tốc độ... nhanh vô cùng là nhanh, nhanh đến độ sợ hãi, kinh hoàng, nhàm chán...

http://quangduc.com/a31722/thien-su-van ... o.facebook


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
trung_thuc
Bài viết: 22
Ngày: 01/04/14 07:25
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: VietNam

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi trung_thuc »

Chánh Tín đã viết:
1) Vậy theo ĐH thì có Thượng đế thì mới có luân hồi hay sao? Nhân Quả Nghiệp Báo và Luân hồi là quy luật tự nhiên khách quan trong pháp giới mà không cần đến một "đấng phụ trách" nào hết.

2) Chư Phật là những bậc thầy chỉ đường và hướng dẫn cho chúng sinh thoát khỏi mê lầm Vô Minh, giải thoát khỏi luân hồi, thực chứng được Níp bàn tịch tịnh vĩnh viễn không còn khổ đau; Chư Phật không phải là Đấng sáng thế, không phải là Đấng cứu rỗi, chúng sinh muốn thoát khổ thì phải tự mình bước đi trên con đường ấy.

3) Đức Phật cũng không phải là triết gia. Điều này tôi đã trình bày trong topic viewtopic.php?f=41&t=10495

Chư Phật là những bậc thầy, nhưng là những bậc thầy vĩ đại cao tột mà chúng ta có thể tạm thời hình dung qua ý nghĩa 10 danh hiệu của các Ngài:

...
Thưa bác Chánh Tín:

1) Sự sinh tồn của nòi giống khiến tất cả các chủng loại sinh vật trên địa cầu đều có bản năng di truyền giống nòi. Như ... tổ tiên sinh ra ông bà rồi chết đi,..., ông bà sinh ra cha mẹ rồi ông bà chết đi, cha mẹ sinh ra con cái rồi cha mẹ mất đi, con cái sinh ra cháu chắt rồi con cái mất đi,... rồi cây trái sinh ra hạt, hạt sinh cây trái,... thì đây là vạn vật di truyền giống nòi chứ không phải là kiếp luân hồi như Phật dậy. Mà di truyền nòi giống là sự biến hóa tự nhiên của vạn vật. Kiếp luân hồi theo em được hiểu thì một sinh vật sau khi chết đi, sinh vật ấy sẽ biến hóa có thể mang kiếp sinh vật khác nhưng vẫn giữ bản chất của sinh vật ban đầu. Vậy thì "luân hồi" với "di truyền nòi giống" là hai sự luân chuyển khác nhau. Di truyền nòi giống là bản năng tự nhiên của vạn vật không cần có đấng quan phòng điều khiển. Còn luân hồi là ta bị hóa kiếp thì "hóa kiếp" ấy phải có người điều khiển, mà người điều ấy không ai ngoài thượng đế. Phật đã không tin có thượng đế nhưng lại tin có kiếp luân hồi. Như vậy có phải là Phật đã mâu thuẫn với chính Phật không?

2) Phật đã không tin có thượng đế, Phật không phải là đấng cứu rỗi, Phật không có quyền năng để phổ độ, vậy thì tất cả tăng ni, tín hữu xây dựng chùa chiền, đúc tượng để cúng vái, thờ lạy, để xin Phật phù trì có phải là chuyện hoang đường không? Và chúng ta lại còn làm lễ cầu siêu sau khi chết để mong ước kiếp sau được đưa đến cõi Vĩnh Hằng (hoặc Niết Bàn) có phải tất cả đều là những điều làm vì mê tín không, vì cõi Phật chính là ở tâm ta chứ không có những thứ mà các sư ni và tín hữu mê hoặc thờ cúng. Em nói như vậy có đúng không bác?

3) Khi mà bác nói Phật là "tuệ tri" em hơi có nhiều thắc mắc. Một trong những thắc mắc của em là Phật dậy cho ta muốn thành chánh quả là phải "Diệt dục". Dục là "muốn", "lòng muốn", "lòng ham muốn". Dục giống như quả bong bóng hơi, ta nhấn ép chỗ này thì nó phình ra chỗ khác. Lòng muốn của ta không bao giờ có thể diệt được. Như Như Lai khi tìm ra chân lý theo quan điểm của Phật. Đức Như Lai cũng ham muốn (lòng dục) truyền thụ lại cái trí tuệ mà mình đã nghiệm ra để truyền lại cho chúng sinh. Phật có thể diệt được lòng ham muốn tầm thường của thế nhân như không thích ăn uống nhậu nhẹt, không thích xe hơi nhà lầu, hay không mê gái gú,... nhưng Phật lại "lòng dục" mơ ước những thứ khác về tinh thần. Như em là kẻ thất phu mà em còn biết là "dục" không bao giờ diệt được, vậy mà Phật lại nói là "diệt dục" để giải thoát thì chuyện ấy làm sao có thể đạt được vì ngay chính Phật Như Lai cũng không hề diệt được dục. Thành ra khi bác nói Phật có tuệ tri làm em sinh ra khó nghĩ!


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

nghiên cứu chưa tới nơi tới chốn, hỏi lăng nhăng những điều mà ai cũng biết.
Học hỏi về đạo Phật thêm nữa đi rồi hãy hỏi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách