Xin phép Admin cho trao đổi nốt với trung_thuc

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Xin phép Admin cho trao đổi nốt với trung_thuc

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Đầu tiên xin phép Admin cho tôi được trao đổi nốt với trung_thuc vì tôi đã hứa sẽ trao đổi thẳng thắn với trung_thuc. Hơn nữa, nếu không giải nghi vấn đề này thì sẽ ảnh hưởng xấu đến niềm tin của Phật tử, nhất là những người mới bắt đầu tìm hiểu Đạo Phật. Tôi không hi vọng sẽ làm thay đổi suy nghĩ của trung_thuc vì qua những gì trung_thuc viết thì đây là con người bảo thủ ngoan cố, không biết lắng nghe người khác và không hề biết phục thiện. Tôi viết tiếp không phải vì tranh hơn thua với trung_thuc mà viết vì niềm tin của những người mới học Phật. Cách đây vài ngày tôi đang viết thì bận công việc nên phải lưu vào bản nháp, sau đó lại đi tham quan cao nguyên đá thuộc tỉnh miền núi Hà Giang nên không vào được mạng. May là khi đến thị trấn Đồng Văn mới tìm được một quán net để viết tiếp.

Tranh thủ chút ít thời gian để trao đổi với bạn trung_thuc một cách ngắn gọn thế này, khi nào có thời gian tôi sẽ trao đổi đầy đủ hơn.
trung_thuc đã viết:1) Chuyện cá nhân giữa em và bác Như Ý Cát Tường là chuyện riêng. Em với bác đang tranh luận đúng sai, bác tát nước theo mưa chửi cá nhân em làm gì vậy!
Tôi không "chửi" bạn, chỉ phê bình bạn thôi. Đây không phải là chuyện riêng vì nếu là chuyện riêng thì các thành viên trao đổi với nhau qua tin nhắn. Còn đã đưa lên diễn đàn thì không còn là chuyện riêng nữa rồi. Bạn chỉ trích Phật giáo theo kiểu "vơ đũa cả nắm" và hồ đồ xúc phạm bậc trưởng thượng là thầy của ĐH Cát Tường, người mà bạn chưa một lần tiếp xúc. Nếu bạn không có lời xin lỗi thì chúng tôi rất coi thường bạn đấy. 8->
trung_thuc đã viết:Sự sống trên trái đất biến đổi theo chu kỳ của nó. Chu kỳ này sự sống xuất hiện có con người. Chu kỳ tới chắc gì con người lại xuất hiện mà bác dám nói là con người sẽ bất tận. Sự suy nghĩ con người bất tận chẳng có khoa học tí nào. Coi ngày nay nhân loại mới có 7 tỷ người thôi mà tài nguyên thế giới đã cạn kiệt. Cỡ 1 thế kỷ nữa khi dân số địa cầu tăng lên 20 tỷ thì con người lấy gì để sống nếu không gây chiến tranh để tiêu diệt lẫn nhau thì còn đâu con người nữa mà bác kêu là bất tận.
Thế suy đoán của bạn là khoa học chắc? Về vấn đề này, nói một cách ngắn gọn: chỉ riêng yếu tố "thời gian vô tận" đã đủ đảm bảo câu nói "Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển" là chính xác về nghĩa đen. Còn nghĩa bóng thì chỉ những kẻ thiển cận mới không biết một sự thật rằng nỗi khổ của chúng sinh là vô cùng vô tận.

Nếu chỉ nhìn trong tầm nhìn hạn hẹp thì thấy cuộc đời có khổ có vui. Nhưng nếu nhìn với tầm nhìn vượt không gian, thời gian thì mới thấy cuộc đời đau khổ là một sự thật. Đạo Phật không hề bi quan, Đạo Phật can đảm nhìn thẳng vào một sự thật không thể che đậy bằng các thú vui tạm bợ. Đạo Phật cũng không hề ngồi than vãn như trung_thuc tưởng mà chính vì dám nhìn thẳng vào sự thật mà Đạo Phật đã đưa ra phương pháp diệt khổ một cách rốt ráo, tận gốc tận rễ của nguyên nhân nỗi khổ, giúp con người đạt được an lạc hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt đối.

Nhưng tại sao Đức Phật lại đưa ra vấn đề "khổ-vui" như là một cốt lõi cần phải nhìn nhận và giải quyết. Bởi vì với trí tuệ bao quát toàn pháp giới, Ngài nhận ra toàn bộ kiếp sống của chúng sinh đều xoay quanh cái trục "khổ - vui" này. Bất cứ những gì chúng sinh làm đều nhằm để tránh khổ-tìm vui. Các tôn giáo khác dù không nhận ra bản chất của cuộc đời là khổ nhưng thực chất cũng không ra ngoài cái trục tránh khổ - tìm vui khi hứa hẹn tín đồ sẽ được thần thánh đưa lên Thiên đàng mà hưởng lạc. Ngay cả các ứng dụng của khoa học công nghệ cũng vậy. Ngành Y tìm cách giúp con người giảm bớt nỗi khổ bệnh tật. Ngành Nông nghiệp tìm cách giúp con người giảm bớt nỗi khổ thiếu ăn. Nghành Cơ khí tìm cách giúp con người bớt nỗi khổ về lao động chân tay...Do đó, đặt ra vấn đề "khổ-vui" để giải quyết cũng chính là giải quyết cái cốt lõi nhất của chúng sinh. Đó là cái nhìn rất minh triết của Đức Phật mà rất nhiều người không hiểu đã quy chụp cho Ngài là bi quan, yếm thế.

Những nỗi khổ mà chúng ta đọc trong bài giảng của HT. Thích Thiện Hoa là không thể chối cãi, từ quá khứ vô tận cho đến nay vẫn vậy. Thế gian này và thân thể con người vốn vô thường bất an, chẳng có gì tồn tại mãi, đây cũng là một nỗi khổ nếu đứng trên góc độ tuyệt đối mà nói. Nhưng nếu với những tầm nhìn hạn hẹp thì chúng sinh thậm chí không nhận biết rằng cuộc sống của mình là đau khổ. Những con dòi lúc nhúc trong đống phân chắc hẳn không biết cuộc sống của chúng là quá khổ. Một con bò đang say sưa gặm cỏ. Một con hổ đang hăm hở ăn tươi nuốt sống con mồi. Tất cả chúng đang thấy khoái cảm mà không nhận ra dù no hay đói, toàn bộ cuộc sống của chúng cũng không ra khỏi kiêp cầm thú. Nếu chúng ta đến thăm một bộ lạc bán khai ăn lông ở lỗ vùng Phi châu, bữa đói bữa no,100% dân bị bệnh ký sinh trùng và nhiều thứ bệnh quái dị khác do mất vệ sinh và kết hôn cận huyết...Nhưng mỗi tối họ vẫn nhảy múa và nếu được hỏi họ có thấy khổ không? Họ sẽ trả lời giống như bạn trung_thực vậy. Cũng thế, Chư Thiên nhìn xuống thế giới loài người thì thấy dù lúc khổ lúc vui, nhưng đối với họ thì kiếp sống con người tóm lại là khổ, giống như con người nhìn kiếp sống của một con dòi vậy. Chư Thiên cõi Sắc nhìn xuống thì lại nhận thấy kiếp sống chư Thiên dưới cõi Dục lại quá ràng buộc đau khổ bởi lòng dục. Chư Thiên cõi Vô Sắc nhìn xuống lại thấy chư Thiên cõi Sắc là quá khổ bởi sự ràng buộc nặng nề của thân thể sắc uẩn. Điều đó cho thấy chỉ với tầm nhìn và trải nghiệm cao xa thì ta mới có thể nhận ra sự khổ mà người thiển cận không thể nhận ra được. Cũng thật khó để giúp người đó nhận thức được mình đang khổ. Chúng ta không thể thuyết phục cho một con dòi biết rằng ngoài đống phân của nó thì vẫn có những chúng sinh với cuộc sống sung sướng hơn nó nhiều lần. Con dòi sẽ mãi mãi thỏa mãn với đống phân của nó chứ không thể biết tu tập để tái sinh sang loài khác cao cấp hơn.

Đứng trên tất cả, Đức Phật nhận thấy ngay cả chư Thiên cõi Vô Sắc cũng vẫn còn nỗi khổ rất vi tế vì tâm thức chưa hoàn toàn thanh tịnh, vẫn còn bản ngã và bị các kiết sử sai khiến, vẫn tạo nghiệp xấu để rồi khi hết phước thì lại bị thoái đọa trong luân hồi sinh tử. Chư Thiên Vô Sắc giới mà còn thế thì đừng nói đến kiếp sống của loài người, vì thiển cận nên đau khổ mà không hề biết, cái tạm bợ vô thường thì tưởng là thường, cái bất tịnh thì si mê cho là tịnh, cái đau khổ căng thẳng loạn động thì tưởng là thú vui vĩnh cửu! 8->
trung_thuc đã viết:Nếu quả thực vũ trụ quan của Phật giáo là khoa học là văn minh thì từ ngày Phật giáo ra đời cho đến giờ thì những đệ tử của Phật đã làm cho nhân loại văn minh ra chứ có đâu những quốc gia phát xuất Phật giáo như Ấn Độ và những nước ảnh hưởng Phật giáo như Trung Hoa, Việt Nam,.. Tây Tạng lại nghèo và sống bán khai?
Không phải quốc gia nào theo Đạo Phật cũng nghèo (như Nhật Bản chẳng hạn) và không phải quốc gia nào theo Thiên chúa hay Hồi giáo cũng giàu (như Philipin, các nước châu Phi). Còn ở Ấn độ thì từ thế kỷ 13, Đạo Phật đã bị đoàn quân Hồi giáo tàn sát dã man nên gần như đã bị biến mất. Đường đi của nhân quả nghệp báo là rất phức tạp, nhiều khi phải trải qua hàng ngàn năm mới đánh giá hết được. Nếu nghiên cứu sử thế giới thì sẽ thấy rất nhiều Đại Đế quốc phồn thịnh rồi suy tàn. Ngược lại, cách đây khoảng một ngàn năm thì Tây Âu không phải là khu vưc giàu có và phát triển của thế giới.

Bạn chỉ hiểu văn minh theo nghĩa vật chất mà không xét đến sự văn minh ở khía cạnh tinh thần-tâm linh. Nền "văn minh" vật chất của loài người hiện nay có vô số mặt trái như đạo đức xã hội xuống cấp, môi trường bị tàn phá-tận thu không thương tiếc, chạy đua vũ trang và xung đột chiến tranh liên miên, tệ nạn xã hội và tội phạm xuyên quốc gia, chênh lệch giàu nghèo trầm trọng, tình trạng người bóc lột người ngày càng tinh vi hơn, con người càng ngày càng bị căng thẳng khổ sở (stress) trong cái guồng quay do chính mình tạo ra. Thể lực và sức đề kháng của con người trong xã hội ngày nay suy giảm rõ rệt vì nền văn minh công nghiệp khiến con người bị lệ thuộc rất lớn vào các phương tiện hiện đại. Văn minh vật chất mà không có văn minh về tinh thần-tâm linh thì không bao giờ con người hết khổ, thậm chí trong nó luôn tiềm tàng thảm họa diệt vong từ kho vũ khí hạt nhân và môi trường bị tàn phá.

Đức Phật dù không phản đối nhưng cũng không cho rằng sự tiến bộ về khoa học công nghệ theo cách như hiện nay nhân loại đang đi theo có thể giúp con người thoát khổ một cách rốt ráo. Vì dù khoa học có phát triển đến đâu thì con người vẫn cứ tham lam ích kỷ, sân hận, si mê. Các nỗi khổ mà Đức Phật nêu ra cách đây hơn 2500 năm vẫn chưa bao giờ được khoa học giải quyết hiệu quả. Đơn giản như cái khổ vì bệnh tật thì hiện nay nền y học luôn ở thế bị động chạy theo, các căn bệnh nan y thậm chí không giảm mà còn tăng lên theo nghiệp xấu ác của con người như ung thư, lao kháng thuốc, AIDS, SARS, cúm gia cầm, tiểu đường, bệnh tim mạch...

Thật ra, theo chính các nhà khoa học đã xác nhận, thì "khoa học không có mục đích đi tìm nguyên nhân tới cùng của hiện tượng, tức đạt tới chân lý tuyệt đối. Nó chỉ tự hạn chế trong việc quan sát các hiện tượng, biện luận về hiện tượng và tìm mối liên hệ không đổi giữa các hiện tượng."

Biện pháp cứu khổ mà Đức Phật đưa ra đã đầy đủ cả trước mắt và lâu dài, bao gồm cả việc tu dưỡng đạo đức giới hạnh, tích cực làm các việc thiện lành để có được đầy đủ phước báo kiếp này kiếp sau, và quan trọng nhất là biết tu tập thiền đinh- thiền quán để thanh tịnh tâm, diệt trừ bản ngã ích kỷ nhỏ bé, đoạn trừ các kiết sử, hòa nhập vào Bản thể tuyệt đối, thực chứng được Níp bàn tịch tịnh an lac tuyệt đối. Phương pháp cứu khổ của Phật rất thiêt thực, minh bạch rõ ràng, có lộ trình tu tập theo Giới-Định-Tuệ, có tiêu chuẩn đánh giá mức độ tu chứng từ Chánh niệm Tỉnh giác, Sơ thiền đến Tứ thiền, Sơ quả nhập lưu Tu đà hoàn, Nhị quả Tư đà hàm, Tam quả A na hàm, Tứ quả A la hán, cho đến Phật quả toàn giác. Ngay thời Đức Phật còn tại thế đã có hàng ngàn vị đệ tử tu chứng được quả vị A la hán thoát được vô minh và trầm luân sinh tử (Xem trong Trưởng lão tăng kệ, Trưởng lão ni kệ). Cũng cần nói thêm là Đạo Phật xuất hiện đã đánh đổ quan niệm thâm căn cố đế về phân biệt giai cấp khi nói rằng "không có giai cấp khi máu cùng đỏ; không có giai cấp khi nước mắt cùng mặn". Chỉ trong Đạo Phật người đệ tử mới có thể tu hành đạt tới quả vị tối cao như vị Giáo chủ sáng lập.

Nếu tất cả loài người đều tu tập theo đúng lời dạy nguyên thủy của Đức Phật thì thế giới này đã trở thành cõi Địa đàng đích thực từ lâu rồi. Bạn trung_thuc đã rất nông cạn khi cho rằng Đạo Phật là nguyên nhân của lạc hậu đói nghèo mà không biết lạc hậu đói nghèo là hậu quả của việc làm trái ngược lại lời dạy của Phật trong xã hội phong kiến hủ lậu ngày xưa. (Ngoài ra còn do nguyên nhân có rất nhiều tu sĩ giả tu trà trộn vào Đạo Phật đã xuyên tạc lời dạy nguyên thủy của Đức Phật)

Cách đây hơn 2500 năm, bằng Phật nhãn của mình, Đức Phật đã tiết lộ rằng trong một giọt nước có vô số chúng sinh, rẳng Địa cầu này không phải là cái rốn của vũ trụ, có vô số vũ trụ như vậy, có vô số chúng sinh đang tồn tại và có vô số các vị Phật đang giáo hóa cho chúng sinh thoát khỏi trầm luân sinh tử. Trong hoàn cảnh trình độ khoa học thời đó thì những tuyên bố của Đức Phật là vượt ngoài trí tưởng tượng của loài người. Nhưng đó chỉ là những cành là nhỏ nhoi so với cái thân gốc vĩ đại của khái niệm về Níp bàn vô cùng trìu tượng khó hiểu, vượt ngoài khả năng diễn tả của ngôn ngữ và lối tư duy thông thường (Bất khả tư nghì, bất khả thuyết), chỉ có thể trực nhận bằng thực chứng tu tập của hành giả.

Không chỉ trong Đạo học tâm linh mới có sự thể này. Khi nhà bác học Einstein trình bày thuyết tương đối lần đầu tiên thì trên thế giới chỉ có chừng 10 nhà bác học hiểu được nó. Có hẳn một phong trào phản đối thuyết tương đối nhưng thời gian đã chứng tỏ thuyết tương đối là đúng, được ứng dụng hiệu quả trong khoa học không gian vũ trụ. Hoặc như trước khi các nhà thám hiểm đi vòng quanh thế giới và trước khi con người bay được vào vũ trụ, có một số nhà khoa học đã phát hiện Trái đất hình tròn nhưng chưa thể chứng minh bằng thực nghiệm được. Không lẽ chỉ vì trình độ của mình chưa thực nghiệm được, trí tuệ thấp kém của mình không hiểu được mà quy chụp họ "chế" ra lý thuyết này, rằng đó không phải là sự thực, không phải là quy luật tự nhiên?

Về vấn đề thực dân Pháp dùng vũ lực để xâm chiếm, giết hại, bóc lột nô dịch dân Việt, tất cả chỉ nhằm phục vụ cho mục đích vơ vét tài nguyên với sự tiếp sức không nhỏ của Thiên chúa giáo thì tôi sẽ nói sau, khuya quá rồi. Sorry!
Sửa lần cuối bởi Chánh Tín vào ngày 22/04/14 01:42 với 4 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Xin phép Admin cho trao đổi nốt với trung_thuc

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

trung_thuc nếu mà là người Phật tử thì đã không có những phát ngôn phỉ báng Phật-Pháp-Tăng như vừa qua.
Nếu mà trung_thuc có lòng học Đạo thì hãy tìm hiểu thật rõ Phật Pháp, chứ không nên phát ngôn bừa bãi không có sự tôn trọng Phật-Pháp-Tăng. Phật tử thì dĩ nhiên phải tôn trọng Phật-Pháp-Tăng.

VHBK sẽ cho phép tiếp tục thảo luận, nhưng không được vi phạm nội qui như: phỉ báng, bàn chính trị, tông phái,...VHBK là Admin nên phải xử lý những bài vi phạm, xin bạn thông cảm, riêng bản thân VHBK cũng muốn khuyên giải những người như trung_thuc, nhưng mà đây là diễn đàn có luật lệ của nó, không thể dung túng các thành viên phỉ báng Phật-Pháp-Tăng.

Nếu thật sự các bạn có nhã ý trao đổi nhiều và tự do thì nên trao đổi qua tin nhắn riêng, hoặc qua chát sẽ tiện hơn.


khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin phép Admin cho trao đổi nốt với trung_thuc

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

Chánh Tín đã viết:Đức Phật dù không phản đối nhưng cũng không cho rằng sự tiến bộ về khoa học công nghệ theo cách như hiện nay nhân loại đang đi theo có thể giúp con người thoát khổ một cách rốt ráo. Vì dù khoa học có phát triển đến đâu thì con người vẫn cứ tham lam ích kỷ, sân hận, si mê. Các nỗi khổ mà Đức Phật nêu ra cách đây hơn 2500 năm vẫn chưa bao giờ được khoa học giải quyết hiệu quả. Đơn giản như cái khổ vì bệnh tật thì hiện nay nền y học luôn ở thế bị động chạy theo, các căn bệnh nan y thậm chí không giảm mà còn tăng lên theo nghiệp xấu ác của con người như ung thư, lao kháng thuốc, AIDS, SARS, cúm gia cầm, tiểu đường, bệnh tim mạch...
Mấy tỷ con người thông minh là thế, trang thiết bị tối tân là thế mà vẫn phải khiếp sợ, bất lực trước những con virus EBOLA bé tí xíu không một tấc sắt trong tay. Nói sâu xa hơn thì loài người vẫn bất lực trước ác nghiệp mà mình đã gây ra! ~x(
Chánh Tín đã viết:Đứng trên tất cả, Đức Phật nhận thấy ngay cả chư Thiên cõi Vô Sắc cũng vẫn còn nỗi khổ rất vi tế vì tâm thức chưa hoàn toàn thanh tịnh, vẫn còn bản ngã và bị các kiết sử sai khiến, vẫn tạo nghiệp xấu để rồi khi hết phước thì lại bị thoái đọa trong luân hồi sinh tử. Chư Thiên Vô Sắc giới mà còn thế thì đừng nói đến kiếp sống của loài người, vì thiển cận nên đau khổ mà không hề biết, cái tạm bợ vô thường thì tưởng là thường, cái bất tịnh thì si mê cho là tịnh, cái đau khổ căng thẳng loạn động thì tưởng là thú vui vĩnh cửu!
Tôn giáo nào cũng tìm cách tránh khổ - tìm vui, nhưng chỉ có Đạo Phật mới giúp chúng sinh hiểu rõ về "Thế nào là khổ ", " Nguồn cội của khổ ", "Thế nào là hạnh phúc, an lạc đích thực " và " Con đường chân chánh giúp chúng sinh thoát khổ một cách rốt ráo, đạt đến hạnh phúc an lạc tuyệt đối " tangbong tangbong tangbong


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách