BỨC ẢNH BÌNH BÁT CỦA ĐỨC PHẬT

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

BỨC ẢNH BÌNH BÁT CỦA ĐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Ấn Độ đang mong chờ chiếc bình bát của Đức Phật hồi hương

Cựu Bộ trưởng của Đảng quốc đại và lãnh đạo Đảng RJD Raghuvansh Prasad Singh đang có kế hoạch cho cuộc vận động yêu cầu trả lại Ấn Độ chiếc bình bát của Đức Phật đã được cất giữ ở Afghanistan hai ngàn năm nay.

Hình ảnh

Đây là bảo vật của người dân Tỳ-xá-ly (Vaishali), thuộc bang Bihar, Ấn Độ. Khi rời khỏi thành Tỳ-xá-ly để đi về Câu-thi-na (Kusinagar) nhập Niết-bàn, Đức Thế Tôn đã tặng lại chiếc bát này cho dân chúng Tỳ-xá-ly. Theo sử liệu Phật giáo, người dân Licchavi, thành Tỳ-xá-ly đã xây dựng một bảo tháp có tên là Kesariya cách thành Tỳ-xá-ly khoảng 75km để tôn trí thờ cúng bát báu này. Trong khoảng thời gian 500 năm sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, dân chúng nơi đây vẫn thường xuyên chiêm bái đảnh lễ cúng dường bát báu.

Vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, vua Ka-nị-sắc-ca (Kanishka) khởi binh xâm lăng Ấn Độ và đã đưa bát bát về thờ tại Purushpur (ngày nay là Peshawar). Trong nhiệm kỳ của Cựu Tổng thống Afghanistan - Mohammed Najibullah (1987-1992), chiếc bát này được chuyển đến tôn trí trong Viện bảo tàng Kabul.

Sáu mươi trường Phật học quốc tế đã hưởng ứng cuộc vận động của ông Raghuvansh Prasad Singh. Hiện nay ông đang ủng hộ cho Khoa Nghiên cứu Khảo cổ học và Bộ Ngoại giao về việc điều động, chỉnh trang, sắp xếp lại toàn bộ các di vật lịch sử trong nước.

Ông Prasad Singh cho biết: “Ông S.M. Krishna, Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã khẳng định với tôi rằng chính phủ Ấn Độ sẽ từng bước tìm lại, khôi phục lại các bảo vật quốc gia. Hiện tại tôi đã gởi văn thư nhắc nhở ông Salman Khurshid, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đương nhiệm về công việc này.” Ông Prasad Singh cũng đang dự định viết thư cho ông Nitish Kumar - Thủ tưởng bang Bihar để kêu gọi cùng cộng tác làm việc.

“Hai nhà chiêm bái lừng danh của Trung Hoa là ngài Pháp Hiển và Huyền Tráng xác thực chiếc bình bát của Đức Phật hiện cất giữ tại Afghanistan. Ông Alexander Cunningham - Tổng Giám đốc đầu tiên của Khoa Nghiên cứu Khảo cổ học Ấn Độ) cũng công nhận điều này. Các sử gia bao gồm Tiến sĩ Shreedhar Vasudev Sohani và Romila Thapar đã ủng hộ việc cho rằng chiếc bình bát của Đức Phật được hoàng đế Ka-nị-sắc-ca mang đi là đúng sự thật”, ông Prasad Singh trình bày hôm thứ hai.

Đăng trên buddhistartnews, ngày 27 tháng 8 - 2013.

Hindustan Times

New Delhi




Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: BỨC ẢNH BÌNH BÁT CỦA ĐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Theo thời gian, Hồi giáo thay thế Phật giáo tại Afghanistan và bằng cách nào đó các câu kinh Koran đã được ghi trên chiếc bát, có lẽ khoảng thời gian của Mahmud Ghazni trong thế kỷ 11.

Những câu thơ vô tình đã giữ gìn kiệt tác này khỏi bất kỳ thiệt hại nào trong tất cả các cuộc chiến tranh tôn giáo trong tương lai. Thông qua sự cai trị của nhà cầm quyền Hồi giáo, các câu kinh Koran đã bảo tồn chiếc bát và bát đã được mọi người đối xử một cách tôn trọng. Mãi cho đến một vài thập kỷ trước, nó đã được lưu giữ tại nhà thờ Hồi giáo Jamia ở Kandahar và sử dụng để chứa nước và wazu (dùng để rửa tay và chân của một người trước khi dâng lễ!).

Vào cuối những năm 1980 trong cuộc nội chiến của Afghanistan, Tổng thống Najibullah đã đưa chiếc bát đến Bảo tàng Quốc gia của Kabul. Khi Taliban lên nắm quyền và bắt đầu phá hủy tất cả các đồ tạo tác không thuộc Hồi giáo, câu kinh Koran một lần nữa đã bảo tồn chiếc bát. Ngày nay, chiếc bát được trưng bày ở lối vào của bảo tàng.

Theo các sử liệu Phật giáo của cả hai truyền thống Nam và Bắc truyền, sau khi thành đạo dưới cội Bồ-đề, đức Phật đã thọ dụng bữa ăn đầu tiên vào tuần thứ tám do hai thương gia Đề Vị (Tapussa) và Ba-lợi (Bhal­lika) dâng cúng. Khi được hai thương gia dâng cúng thực phẩm, đức Phật liền nghĩ rằng chư Phật trong ba đời đều dùng bình bát để thọ dụng vật thực, nay ta cũng nên theo truyền thống này. Lúc bấy giờ có bốn vị Thiên vương biết được tâm niệm đó nên mỗi người mang một bình bát bằng đá đem dâng lên đức Phật. Vì thương tưởng các vị Thiên vương này, đức Phật liền nhận cả bốn bình bát và Ngài dùng thần lực khiến cho bốn bình bát này trở thành một bình bát duy nhất. Bình bát này về sau trở thành vật tùy thân của đức Phật trong suốt những năm du hóa của Ngài.

Cuối TK IV TL, khi ngài Pháp Hiển đến nước Phất-lâu-­sa (thuộc khu vực Càn-đà-la), Ngài đã có duyên được chiêm ngưỡng và lễ bái bình bát khất thực nói trên của đức Phật trong một tu viện tại đó. Theo ngài Pháp Hiển, khi vua Nguyệt Dân chinh phạt nước này, vua muốn mang bình bát về nước mình để thờ phụng nhưng dù bằng mọi cách khác nhau, ngay cả khi dùng sức của tám voi, vua cũng không cách nào đem bình bát đi được. Nghĩ rằng nhân duyên chưa đến, vua bèn xây bảo tháp cùng một ngôi già lam để thờ bát. Hằng ngày, trước giờ ngọ và vào ban đêm, chư Tăng và tín đồ được phép đến lễ bái, cúng dường bát. Điều lạ là khi những người nghèo dâng cúng một vài vòng hoa thì hoa nở rộ đầy bát, còn khi những phú gia đặt hàng trăm vòng hoa vào bát, bát vẫn không khi nào đầy. Hơn hai thế kỷ sau khi ngài Huyền Trang đến nơi này, bình bát nói trên không còn nữa và chỉ còn lại bệ thờ của bình bát mà thôi. Ngài Huyền Trang cũng cho biết rằng bình bát đã di chuyển đến nhiều nước và vào thời điểm đó bình bát hiện đang ở đế quốc Ba Tư.

Khi đến Tích Lan, ngài Pháp Hiển có gặp một nhà sư Ấn Độ và vị này cho biết rằng bình bát khất thực của đức Phật vốn được thờ tại Tỳ-xá-ly. Đến lúc đức Di-lặc sắp thành Phật bình bát sẽ được phân thành bốn bình bát cũ tại núi Át-na. Khi đức Di -lặc thành đạo có bốn vị Thiên vương sẽ mang bốn bình bát này dâng lên đức Di Lặc. Ngài Pháp Hiển cho rằng chư Phật trong hiền kiếp đều có chung một truyền thống nhận bát như thế.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle

Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Đại Từ Di Lặc Tôn Phật! kinhle

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo! kinhle

(Sưu tầm)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BỨC ẢNH BÌNH BÁT CỦA ĐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tầm bậy hết sức.
Bình bát và áo tăng già của Đức Phật được tổ Bồ Đề Đạt Ma mang sang Trung Quốc, truyền được sáu đời, đến đời Lục Tổ Huệ Năng mới không truyền nữa.

Sao lại có cái bình bát nào của Phật mà lại khắc kinh koran lên đó ? để cho người ta rửa chân rửa tay nữa chứ ?
Tin bôi bác này chánh tín lấy ở đâu ra ?

đề nghị cho link kiểm tra.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: BỨC ẢNH BÌNH BÁT CỦA ĐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Thông tin trên tôi sưu tầm được từ các trang web Phật giáo như báo Giác Ngộ... :

http://giacngo.vn/phatgiaonuocngoai/2014/05/22/336258/

http://daophatkhatsi.vn/phat-giao-the-g ... huong.html

http://linhsonphatgiao.com/7/2/2013/y-b ... y-bat.html

http://www.vnbc.org/ttpg/print.aspx?id=1196

http://nghethuatphatgiao.com/index.php/ ... fghanistan

Cơ quan khảo cổ Ấn độ đang nghiên cứu chiếc bát ở Afghanistan xem có đúng là có xuất xứ từ Ấn độ và có niên đại trùng với thời kỳ Đức Phật không? Đây không phải là việc đơn giản và nhất là lo ngại của cộng đồng Phật giáo rằng nếu kết luận khảo cổ xác đinh chiếc bát đó đúng là bình bát của Đức Phật thì liệu những phần tử Hồi giáo cực đoan có manh động tìm cách phá hủy chiếc bát đó hay không? Tất cả chúng ta hẳn không quên Taliban đã nã pháo vào hai bức tượng Phật cổ vô giá được điêu khắc trên một ngọn núi của Afghanistan vào năm 2001. Do đó kết luận khảo cổ về chiếc bát là một vấn đề không đơn giản và cũng rất tế nhị.
Sửa lần cuối bởi Chánh Tín vào ngày 01/08/14 00:36 với 1 lần sửa.


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: BỨC ẢNH BÌNH BÁT CỦA ĐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Hình ảnh
Tháp Keseriya được kiến tạo để tôn trí bình bát của Đức Phật tặng cho dân chúng Licchavi.

(Nguồn: http://nigioikhatsi.net/pg-the-gioi/asi ... _2815.html)


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: BỨC ẢNH BÌNH BÁT CỦA ĐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Trong cuốn sách "Hướng dẫn hành hương về xứ Phật" của tác giả Chan Khoon San (Lê Kim Kha dịch ra Việt ngữ), phần Ký sự Phật quốc của Ngài Pháp Hiển cũng ghi như sau:

" Từ đây, họ hành hương về Peshawar để chiêm bái bảo tháp Kaniska stupa nổi tiếng và di vật bình bát của Phật. Tại đây, họ gặp lại đoàn hành hương của nhà sư Pao-yun và Sung-kinh cũng đến chiêm bái bình bát của Phật"

(Nguồn: http://thuvienhoasen.org/p112a14434/pha ... u-ton-giao)


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: BỨC ẢNH BÌNH BÁT CỦA ĐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

"Sau khi Đức Phật diệt độ, những người Licchavi ở Vesali đã đến vương quốc của dòng tộc Malla để thỉnh một phần xá-lợi của Ngài. Họ cho dựng tháp để tôn thờ xá-lợi, và ngôi tháp này đã được ngài Huyền Trang nhắc đến trong ký sự của mình khi đến chiêm bái nơi đây. Vesali cũng là nơi đã cất giữ y bát của Đức Phật. Khi Đức Phật rời nơi này để đến nhập diệt ở Kusinagar, những người Licchavi và dân chúng sụt sùi rơi lệ đi theo Ngài. Đức Phật vì không muốn họ đi theo nên đã trao bình bát và khuyên họ hãy trở lại Vesali. Thần dân Vesali đã mang lấy bình bát của Thế Tôn và quay trở lại kinh thành. Bình bát này cũng được ngài Pháp Hiển nhắc đến. Trong khi ở Sri Lanka, ngài Pháp Hiển nghe một Tăng sĩ người Ấn nói rằng, bình bát của Đức Phật vốn được cất giữ ở Vesali, nhưng sau đó được đưa đến Magadha (Ma-kiệt-đà). Nhưng nguyên nhân vì sao bình bát được đưa đến đó thì vẫn không được nói. Kunningham thì cho rằng bình bát do vua Kanishka hoặc người nối ngôi Huvishka mang đi."

(Nguồn: http://www.thegioiphatgiao.vn/vanhoa/ph ... an-thu-hai)


Nói Thẳng
Bài viết: 12
Ngày: 19/07/14 23:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: BỨC ẢNH BÌNH BÁT CỦA ĐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng »

binh đã viết:Tầm bậy hết sức.
Bình bát và áo tăng già của Đức Phật được tổ Bồ Đề Đạt Ma mang sang Trung Quốc, truyền được sáu đời, đến đời Lục Tổ Huệ Năng mới không truyền nữa.
Đh binh nên nhớ "lịch sử truyền thừa 33 vị Tổ" của Thiền tông Trung Hoa thì chỉ người Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của Trung Hoa ở Đông Á như Việt Nam, Nhật Bản..được biết đến thôi.

Lịch sử Phật Giáo Ấn Độ, Nam Tông, Tây Tạng không hề đề cập đến dòng truyền thừa của 28 vị Tổ Thiền Tông người Ấn, cũng như không tìm ra được vị trí đặc biệt nào của Tổ Đạt-ma trong Phật Giáo Ấn-độ. Trước thời Ngài Huệ Năng thì câu chuyện "Niêm hoa vi tiếu" cũng không hề được tìm thấy trong các kinh sách cả Nam tông lẫn Bắc tông. Hoặc một ví dụ điển hình khác như Tổ Thế Thân thứ 21, trong toàn bộ tác phẩm của Ngài không có chỗ nào đề cập đến Thiền Tông và trong hành trạng Thiền Tông được cho là của Tổ lại không thấy nói đến Luận Duy Thức.

Ngay như sư Khế Tung, tác giả bộ Truyền pháp chánh tông ký, soạn năm 1064 đã duyệt xét các sử liệu, đều cho rằng sự kiện trên không xác thực.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong tác phẩm "Nẻo vào Thiền học" cũng viết rằng chính Thần Hội-học trò của Ngài Huệ Năng đã ngụy tạo ra dòng truyền thừa Ấn-Hoa này.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: BỨC ẢNH BÌNH BÁT CỦA ĐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Chúng ta đừng tranh cải nữa, ai tin thì học, ai không tin thì xin hãy bỏ qua.
Diễn đàn chúng ta thừa nhận cả Nam lẩn Bắc.

Ai không thừa nhận Bắc Tông, muốn đả phá tới cùng thì xin hãy rời khỏi diễn đàn.

Đây là chuyên mục Bắc Tông, không hiểu sao Chánh Tín lại đưa ảnh bình Bát vào với liên can Hồi Giáo.

Chánh Tín và Nói Thẳng nếu cứ nhàm vào Bắc Tông mà chống phá hoài bất chấp tinh thần chung của diễn đàn thì xin hãy rời khỏi diễn đàn, không nên để chúng tôi nhắc nhở hoài như thế.

Lịch sử Thiền Tông là những chuyện người thật việc thật. Ngày nay vẫn lưu lại giá trị.

Rất là tiếc là những người như Chánh Tín, Nói Thẳng không tin lời các vị Thánh Tăng mà đi tin lời của những vị phàm phu.

Thành viên Nói Thẳng đã phỉ báng Thiền Tông, xin phép khóa nick.


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách