Tu Thiền không Tu Tịnh...

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

... mười người rớt hết mười. Lời Vĩnh Minh Đại Sư.

Nghe qua hình như có sự đối nghịch với nhau.

Thiền tư tưởng về pháp không, như lý Bát Nhã. Tất cả những vật có hình tướng, điều là Pháp Không quán.
Tịnh Độ tư tưởng về pháp có, có cõi Tây Phương, có Phật A Di Đà, có tự lực tự tha, có cữu phẩm liên hoa cho hành giả đới nghiệp vãnh sanh...

Vậy, Chú Hỉ con đây xin hỏi: thế nào là hợp. Nếu tu thiền mà không tu tịnh thì mười người rớt hết mười ?

Còn, người tu tịnh mà không tu thiền thì mười người đậu hết mười người hay không? #-o tangbong cafene


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Bác Hỉ kính mến, đây chỉ là lời từ bi của Chư Tổ khuyên người không đủ khả năng tu Thiền thì nên quay về Tịnh độ mà tu cho có kết quả vậy thôi.
TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di Đà Phật.


Phật, Chúng Sanh Tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví Đạo tràng
Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời
Trước Phật Đài Thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

... mười người rớt hết mười. Lời Vĩnh Minh Đại Sư.
Mười người tu Thiền, nhưng không vị nào chứng đắc, cho nên rớt cả mười. Xem trong diễn đàn thì biết, hết thảy những người tu Thiều đều nói thánh, nói tướng, nói lời của Thánh hiền, lời của Phật, Bồ tát. Nhưng có ai chứng đắc đâu.
Thời còn tại thế, Phật đã huyền ký rằng
"Thời mạt pháp, không có người nào tu đạt xuất thế, chỉ nhờ pháp niệm Phật mà thoát khỏi luân hồi".

Thời Trung cổ các Tổ đã biết điều này, nên ngoài thì tu Thiền, nhưng trong thì ngầm tu Tịnh.
Tổ Vinh Minh cũng nói rằng

Có Thiền tông, có Tịnh độ
Mười người tu, mười người đỗ
Sống làm thầy trời người
Thác làm Phật, Tổ.

Ai chuyên tu Tịnh độ, được như lời chư Tổ dậy, thì mười người đậu hết cả mười.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Tứ Liệu Giản

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TỨ LIỆU GIẢN
Đại sư Ấn Quang khai thị
Đại cương Phật giáo chẳng ngoài năm tông. Năm tông là: Luật, Giáo, Thiền, Mật và Tịnh. Luật là căn bản Phật pháp, nghiêm giữ tịnh giới để mong Tam nghiệp thanh tịnh, nhất tánh viên minh. Ngũ uẩn đều không, các khổ đều độ. Giáo là y theo giáo tu quán, lìa ngón tay thấy mặt trăng, triệt ngộ Phật tánh vốn đầy đủ. Nhưng người này chỉ thấy Phật của tự tánh thiên chân mà gọi là thành Phật, chẳng phải liền thành ông Phật chứng đạo Bồ đề. Mật thì lấy tam mật gia trì, chuyển thức thành trí, gọi là tức thân thành Phật. Đây cũng chỉ là lấy ngay thân này liễu sanh tử làm thành Phật, mà chẳng phải thành ông Phật phước tuệ viên mãn. Ba tông này đều có thể thu nhiếp vào Thiền tông, vì khí phận giống nhau. Cho nên, chỗ cần yếu tu trì Phật pháp thật chỉ có hai môn: Thiền và Tịnh.

Thiền thì chuyên nhờ tự lực, nếu chẳng phải kẻ túc căn thành thục thì không được lợi ích thật sự. Tịnh thì gồm nhờ cả Phật lực. Phàm kẻ nào đầy đủ tín, nguyện, hạnh đều có thể mang nghiệp vãng sinh, chỗ khó dễ của hai tông xa cách nhau một trời, một vực. Nên ngài Vĩnh Minh thiền sư đời đầu nhà Tống, là bậc cỡ Phật thị hiện sinh ở thế gian, triệt ngộ nhất tâm, trọn tu vạn hạnh, mỗi ngày làm 108 Phật sự. Đến đêm, qua núi bên cạnh hành đạo niệm Phật. Ngài sợ rằng kẻ học đời sau chẳng hiểu rõ tông yếu nên làm bài kệ Tứ liệu giản, để kẻ học biết chỗ xu hướng.

Kệ rằng:
  • Có Thiền, có Tịnh độ
    Như hổ mọc thêm sừng
    Đời nay làm thầy người,
    Đời sau là Phật tổ.

    Không Thiền có Tịnh độ
    Muôn tu muôn vãng sinh
    Nếu được thấy Di Đà
    Lo gì chẳng khai ngộ.

    Có Thiền không Tịnh độ
    Mười người chín chần chờ
    Cảnh Trung ấm hiện ra
    Liền theo nó mà đi.

    Không Thiền không Tịnh độ
    Giường sắt và cột đồng
    Muôn kiếp cùng ngàn đời
    Không một ai nương tựa.
Tám chục chữ này là cương yếu một đời giáo hóa của đức Như Lai, là khuôn vàng cho kẻ học liễu sinh thoát tử ngay trong hiện kiếp. Kẻ học trước phải biết rành rẽ thế nào là Thiền, thế nào là Tịnh độ; thế nào là Có Thiền, thế nào là có Tịnh độ. Thiền và Tịnh là theo Lý, theo Giáo mà nói; có Thiền, có Tịnh là theo cơ, theo tu mà bàn. Lý, Giáo hai pháp không khác, còn cơ, tu thì hai pháp khác nhau. Lời nói tuy giống nhau mà ý thì khác xa, cần phải chú ý mới chẳng phụ tấm lòng nhân từ của ngài Vĩnh Minh.

Sao gọi là Thiền? Tức là chân như Phật tánh của chúng ta vốn đầy đủ. Tông môn chỗ bảo là: bổn lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sinh ra. Lời của Tông môn chẳng nói thẳng ra, chỉ khiến người tham thiền tự mình được ngộ, nên mới nói như thế. Thật ra, không có năng sở, ly niệm linh tri (ly niệm linh tri không có chút suy nghĩ phân biệt mà vẫn thấu rõ cảnh giới trước mắt).

Sao gọi là Tịnh độ? Tịnh độ tức là tín, nguyện, chấp trì danh hiệu, cầu sinh Tây Phương, chẳng phải nghiêng lệch duy tâm Tịnh độ, tự tánh Di Đà mà nói.

Có thiền tức là cực lực tham cứu, niệm tịch tình vong, thấy suốt bổn lai diện mục khi cha mẹ chưa sinh ra, minh tâm kiến tánh. Có Tịnh độ tức là thực hành việc phát tâm Bồ đề, sinh tín, phát nguyện, trì danh hiệu Phật A Di Đà, cầu sinh Tây Phương.

Nếu như tham thiền chưa ngộ, hoặc tuy ngộ mà chưa triệt ngộ, đều chẳng được gọi là có Thiền. Nếu như niệm Phật chỉ thiên chấp duy tâm, mà không có tín nguyện, hoặc có tín nguyện mà chẳng tha thiết, đều chẳng được gọi là có Tịnh độ. Đến như tuy tu Tịnh độ mà tâm còn nghĩ tưởng trần lao, hoặc cầu phước báo nơi cõi Trời, cõi Người, hoặc cầu kiếp sau xuất gia làm vị Tăng, nghe ít giác ngộ nhiều, đắc đại Tổng trì, hoằng dương Phật pháp, giáo hóa chúng sinh, đều chẳng được gọi là người tu Tịnh độ. Vì họ chẳng chịu y theo Phật pháp các kinh Tịnh độ dạy, bậy bạ lấy thông khắp giáo nghĩa làm tiêu chuẩn, thế thì kiếp sau có thể chẳng mê mà liễu thoát, muôn người khó có một. Hạng người bị phước làm mê, từ chỗ mê lại vào chỗ mê thật là rất nhiều. Quả nhiên có thể hiểu sâu nghĩa này, mới là người tu Tịnh độ.

Kẻ chẳng biết nghĩa chân thật, cứ bảo hễ tọa thiền, tham thiền tức là có thiền; hễ niệm Phật tức là có Tịnh độ, tự làm lầm mình, lại làm lầm người khác, di hại vô cùng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:A Di Đà Phật,
Bác Hỉ kính mến, đây chỉ là lời từ bi của Chư Tổ khuyên người không đủ khả năng tu Thiền thì nên quay về Tịnh độ mà tu cho có kết quả vậy thôi.
TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di Đà Phật.
Hề hề, nếu nói ngược lại, thì người tu tịnh độ mà không tu thiền thì mười người cũng rớt hết mười, thì giải đáp thế nào?

Bác TPTS, cứ gọi theo danh @ là Chú Hỉ được rồi cho nó thân mật hơn. Bác comment vì sao trước đi, rồi Hỉ cũng sẻ comment vì sao, người tu Tịnh độ mà không tu thiền có được không. :) cafene


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

binh đã viết:
... mười người rớt hết mười. Lời Vĩnh Minh Đại Sư.
Mười người tu Thiền, nhưng không vị nào chứng đắc, cho nên rớt cả mười. Xem trong diễn đàn thì biết, hết thảy những người tu Thiều đều nói thánh, nói tướng, nói lời của Thánh hiền, lời của Phật, Bồ tát. Nhưng có ai chứng đắc đâu.
Thời còn tại thế, Phật đã huyền ký rằng
"Thời mạt pháp, không có người nào tu đạt xuất thế, chỉ nhờ pháp niệm Phật mà thoát khỏi luân hồi".

Thời Trung cổ các Tổ đã biết điều này, nên ngoài thì tu Thiền, nhưng trong thì ngầm tu Tịnh.
Tổ Vinh Minh cũng nói rằng

Có Thiền tông, có Tịnh độ
Mười người tu, mười người đỗ
Sống làm thầy trời người
Thác làm Phật, Tổ.

Ai chuyên tu Tịnh độ, được như lời chư Tổ dậy, thì mười người đậu hết cả mười.
Sư phụ Bình kính,

Nói thì phải nói vậy thôi, chớ không phải hành giả nào cũng tu theo cách Tịnh Độ, tuy rằng Hỉ đọc rất nhiều kinh sách, cũng điều nói vậy. Cá nhân mà nói Hỉ cố tình dùng phương tiện ''Niệm Phật trì danh'' nhưng không thể nào thành công (nhiếp tâm) trong 1 tới 5 phút, có thể sau này không còn đi làm và con cái lớn khôn hết, thì xin vào đạo tràng hay làm một cái phòng thanh tịnh trang nghiêm thì họa may.

Đã nhiều năm nay rồi (kể từ 2009) nhưng không có cách trì danh niệm Phật hữu hiệu cho người tu sĩ tại gia trong cuộc sống hết. Nếu ai có thể có phương pháp nào giống như vừa trì danh vừa làm việc để nhiếp tâm thì xin chia sẻ, Hỉ cảm ơn nhiều.

Nhưng cũng phải nói lại với hành giả tu thiền một chút, Pháp môn nào của chư tổ tông phái trong Phật giáo thành lập ra, điều có chỗ diệu dụng cái hay riêng hết. Và đọc lại Phật sử trong thời thị hiện ở cõi Ta-bà Ngài cùng Tăng đoàn tứ chúng thì những vị Thánh hiền nhân đó, tuân theo giáo pháp hành thiền, sống cuộc đời thiểu dục, tri túc.


Chớ đâu có tông môn giáo phái... Do đó, nhiều người phiến diện chấp trước thành ra tự mình chia rẽ chính mình. Theo như lời Lục Tổ.

Cái gì Không nghĩ thiện, nghĩ ác... bản lai diện mục Thượng tọa Minh!? ...Thì ai vào diễn đàn này, tu pháp gì thì tu, miển sao đem đến lợi người, lợi mình, là tốt rồi, Vì trong mắt của Lục Tổ, hi hi...ai cũng là bạn đạo hết, phải hông nè. tangbong :) cafene


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

battinh đã viết:
TỨ LIỆU GIẢN
Nếu như niệm Phật chỉ thiên chấp duy tâm, mà không có tín nguyện, hoặc có tín nguyện mà chẳng tha thiết, đều chẳng được gọi là có Tịnh độ. Đến như tuy tu Tịnh độ mà tâm còn nghĩ tưởng trần lao, hoặc cầu phước báo nơi cõi Trời, cõi Người, hoặc cầu kiếp sau xuất gia làm vị Tăng, nghe ít giác ngộ nhiều, đắc đại Tổng trì, hoằng dương Phật pháp, giáo hóa chúng sinh, đều chẳng được gọi là người tu Tịnh độ. Vì họ chẳng chịu y theo Phật pháp các kinh Tịnh độ dạy, bậy bạ lấy thông khắp giáo nghĩa làm tiêu chuẩn, thế thì kiếp sau có thể chẳng mê mà liễu thoát, muôn người khó có một. Hạng người bị phước làm mê, từ chỗ mê lại vào chỗ mê thật là rất nhiều. Quả nhiên có thể hiểu sâu nghĩa này, mới là người tu Tịnh độ.
Chú Hỉ đã viết:Nói thì phải nói vậy thôi, chớ không phải hành giả nào cũng tu theo cách Tịnh Độ, tuy rằng Hỉ đọc rất nhiều kinh sách, cũng điều nói vậy. Cá nhân mà nói Hỉ cố tình dùng phương tiện ''Niệm Phật trì danh'' nhưng không thể nào thành công (nhiếp tâm) trong 1 tới 5 phút, có thể sau này không còn đi làm và con cái lớn khôn hết, thì xin vào đạo tràng hay làm một cái phòng thanh tịnh trang nghiêm thì họa may.

Đã nhiều năm nay rồi (kể từ 2009) nhưng không có cách trì danh niệm Phật hữu hiệu cho người tu sĩ tại gia trong cuộc sống hết. Nếu ai có thể có phương pháp nào giống như vừa trì danh vừa làm việc để nhiếp tâm thì xin chia sẻ, Hỉ cảm ơn nhiều.
Trường hợp của Chú Hỉ thuộc về loại người mà đại sư Ấn Quang đã nêu trong đoạn trích dẫn ở trên.

Mười người rớt hết mười, chú Hỉ là người đầu tiên đó!? :D

Nếu có thể buông bỏ mọi duyên, quay về nhất tâm niệm Phật thì mới có phần! tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

battinh đã viết:
TỨ LIỆU GIẢN
Đại sư Ấn Quang khai thị
Đại cương Phật giáo chẳng ngoài năm tông. Năm tông là: Luật, Giáo, Thiền, Mật và Tịnh.

-Luật là căn bản Phật pháp, nghiêm giữ tịnh giới để mong Tam nghiệp thanh tịnh, nhất tánh viên minh. Ngũ uẩn đều không, các khổ đều độ.

- Giáo là y theo giáo tu quán, lìa ngón tay thấy mặt trăng, triệt ngộ Phật tánh vốn đầy đủ. Nhưng người này chỉ thấy Phật của tự tánh thiên chân mà gọi là thành Phật, chẳng phải liền thành ông Phật chứng đạo Bồ đề.

- Mật thì lấy tam mật gia trì, chuyển thức thành trí, gọi là tức thân thành Phật. Đây cũng chỉ là lấy ngay thân này liễu sanh tử làm thành Phật, mà chẳng phải thành ông Phật phước tuệ viên mãn.

Ba tông này đều có thể thu nhiếp vào Thiền tông, vì khí phận giống nhau. Cho nên, chỗ cần yếu tu trì Phật pháp thật chỉ có hai môn: Thiền và Tịnh.
Bác Batting kính,

Đầu tiên Hỉ rất cảm ơn bài khai thị của Ấn Quang Đại Sư do bác sao ra đây. Nên có ý, đặt ra hai câu hỏi dưới đây. Người nào đã từng hiểu qua thì xin mời cafene
- Hành giả tu Tịnh mà không Tu thiền, có thể đới nghiệp vãnh sanh. Nhưng tu hành rất là chậm tiến, tại vì sao?
(P/s. Ngoại trừ người có căn cơ với Tịnh Độ. Ngoài ra ai ai đi vào Đạo Phật theo các lối đi của Chư tổ Liên tông Tịnh độ thế thôi.)

Câu hỏi 2:
- Cho thí dụ trì danh niệm Phật sao mới gọi là giống ''Luật; Giáo; Mật; hay Thiền.'' ?

Thiền thì chuyên nhờ tự lực, nếu chẳng phải kẻ túc căn thành thục thì không được lợi ích thật sự.
Tịnh thì gồm nhờ cả Phật lực. Phàm kẻ nào đầy đủ tín, nguyện, hạnh đều có thể mang nghiệp vãng sinh, chỗ khó dễ của hai tông xa cách nhau một trời, một vực.

Nên ngài Vĩnh Minh thiền sư đời đầu nhà Tống, là bậc cỡ Phật thị hiện sinh ở thế gian, triệt ngộ nhất tâm, trọn tu vạn hạnh, mỗi ngày làm 108 Phật sự. Đến đêm, qua núi bên cạnh hành đạo niệm Phật. Ngài sợ rằng kẻ học đời sau chẳng hiểu rõ tông yếu nên làm bài kệ Tứ liệu giản, để kẻ học biết chỗ xu hướng.
Lời Tổ dạy thì rất đơn giản, nhưng nếu ai không có căn bản, thì cũng chưa hiểu sâu thế nào là Tín, thế nào là nguyện và thế nào là hạnh. (Nếu không học thêm kinh điển Luật, Giáo, Mật, Thiền, Tịnh)

Nếu chỉ trong cậy vào Phật lực thì sẽ sanh giải đải, biếng nhác. Còn chỉ chuyên về tự lực thì sanh ra ngã mạn ỷ lại vào tài trí cũng không hay.

Vậy, Bác nào giải thích, thế nào gọi là tự lực, Phật lực trong Tín Nguyện Hạnh chu toàn ?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Trong Tứ Liệu Giản, đại sư Ấn Quang nói năm tông tóm gọn lại đều qui về: GIỚI, ĐỊNH,TUỆ.

Còn tự lực và tha lực, xem đoạn dưới đây:

Đức Phật Thích Ca biết rằng nếu chúng sanh chỉ dùng tự lực để liễu thoát sanh tử, siêu phàm nhập thánh thời rất khó đặng, nên ngoài vô lượng pháp môn chỉ thuộc về tự lực, ngài dạy một pháp môn tự lực nương tha lực rât viên đốn, rất huyền diệu, dễ thực hành mà thành công cao, dùng sức ít mà mau có hiệu quả, tất cả căn cơ đều hạp, tất cả thánh phàm đồng tu. Chính là Pháp Môn Tịnh Độ, Niệm Phật Cầu Vãng Sanh vậy.

Do vì đức A Di Đà có bổn thệ nguyện lực nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật. Nên người dùng Tín, Nguyệnniệm Phật (tự lực) thời cảm thông với nguyện lực của Phật, nương nguyện lực của Phật nhiếp thủ (tha lực), liền đặng siêu thoát sanh tử luân hồi mà sanh về Cực Lạc Tịnh Độ. Đã được vãng sanh tức là cao thăng vào bậc thánh lưu bất thối, nên gọi là rất viên đốn, rất huyền diệu và thành công cao. (Trích Đường Về Cực Lạc).


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,

TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di Đà Phật.
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 15/10/14 05:13 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tôi đọc trong cuốn Tịnh Độ Trích Yếu, có lời của đại sư Ấn Quang như sau:
  • "Đứng về mặt giải (học hiểu) nên học tất cả từ phàm phu đến Phật địa. Đứng về mặt tu trì (thực hành) nên chọn một".
Cố Hòa thượng Thích Trí Tịnh lại nói:
  • "Người tu Tịnh nghiệp, rất kỵ nay vầy mai khác. Gặp ngượi luận nghị thì muốn học văn, học luận. Gặp nhà tu thiền thì mong tham, mong cứu. Gặp người trì luật thì hâm mộ khất sĩ, trì bát... Như vậy thì ắt không rồi việc gì, trong tâm lăng xăng đủ thứ.

    Chẳng ngờ niệm Phật A Mi Đà thành thục thì tam tạng giáo lý gồm trong đó, một nghìn bảy trăm công án, cơ quan hướng thượng cũng ở trong đó, ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh cũng không ra ngoài câu Phật.

    Kinh A Mi Đà có bốn chữ Chấp trì danh hiệu, tức là cầm nắm một danh hiệu Phật, không cần nắm môn nào khác".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
tung
Bài viết: 25
Ngày: 08/09/14 02:05
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi tung »

Vấn đề này đã được thảo luận rõ ràng ở topic http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 39&t=10703 rồi mà. .,.,


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách