Tu Thiền không Tu Tịnh...

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

ĐH thử dùng tâm buông xả các định kiến được huân tập từ bao lâu nay để có thể khách quan đọc lại các bài viết sau về Tổ Sư Thiền nhé:

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =60#p91393

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =24#p32678
Tổ Sư Thiền giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự, khó vào khó biết, chớ nên đọc vài ba cuốn sách hoặc nghe người ta nói mà hùa theo.
Chính mình thực hiện theo và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng xem có được như chư Tổ không? Không được thì không đủ tư cách bình luận chê các vị Tổ, hoặc là rêu rao khắp nơi.

PS: tại hạ nói chung nhé, không nói riêng ai.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

Chư Tổ có bằng Chư Phật không? ĐH BATKHONG vẫn mang nặng định kiến rồi, thế những điều ĐH biết về Tổ Sư Thiền có phải cũng là "đọc vài ba cuốn sách hoặc nghe người ta nói mà hùa theo" không?

Mà ở đây tôi có thấy ai "bình luận chê các vị Tổ" đâu nào? ĐH đừng "giãy nảy" lên như thế, cứ bình tĩnh khách quan suy xét. Tôi thấy các bài viết trên khẳng định Tổ Sư Thiền đã được áp dụng cho rất nhiều vị đệ tử được chứng ngộ từ khi Đức Phật còn tại thế. Như thế là góp phần khẳng định và xiển dương Tổ Sư Thiền, sao ĐH lại vội vã chụp mũ cho đó là sự "rêu rao" cơ chứ? :-w


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

BATKHONG1985 đã viết:
ĐH thử dùng tâm buông xả các định kiến được huân tập từ bao lâu nay để có thể khách quan đọc lại các bài viết sau về Tổ Sư Thiền nhé:

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =60#p91393

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =24#p32678
Tổ Sư Thiền giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự, khó vào khó biết, chớ nên đọc vài ba cuốn sách hoặc nghe người ta nói mà hùa theo.
Chính mình thực hiện theo và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng xem có được như chư Tổ không? Không được thì không đủ tư cách bình luận chê các vị Tổ, hoặc là rêu rao khắp nơi.

PS: tại hạ nói chung nhé, không nói riêng ai.
Hề hề, Tôi thấy BK nói rất là khách quan, có lòng thân gửi đến những ai muốn tu thiền, trước hãy ứng dụng vào thân một thời gian đi... rồi hãy xác nhận lại lời mình... đây là lời thật lòng. Cảm ơn còn không hết..!?, Chú Hỉ cảm ơn bài của bạn BK, hi hi :)
hanh phuc đã viết:Chư Tổ có bằng Chư Phật không? ĐH BATKHONG vẫn mang nặng định kiến rồi, thế những điều ĐH biết về Tổ Sư Thiền có phải cũng là "đọc vài ba cuốn sách hoặc nghe người ta nói mà hùa theo" không?

Mà ở đây tôi có thấy ai "bình luận chê các vị Tổ" đâu nào? ĐH đừng "giãy nảy" lên như thế, cứ bình tĩnh khách quan suy xét.

Tôi thấy các bài viết trên khẳng định Tổ Sư Thiền đã được áp dụng cho rất nhiều vị đệ tử được chứng ngộ từ khi Đức Phật còn tại thế. Như thế là góp phần khẳng định và xiển dương Tổ Sư Thiền, sao ĐH lại vội vã chụp mũ cho đó là sự "rêu rao" cơ chứ? :-w
Comment này có thể là hiểu lầm từ ngữ... Bạn Hạnh Phúc cũng hết lòng với Chánh Pháp thôi mà.
Nhưng ''Chư Tổ có bằng Chư Phật không? - Vỉ nhiên không bằng... Vì có gốc mới có ngọn, Có Phật mới có Tổ, có Tổ mới có Tông, có Tông mới có Hòa Thượng, Có Hòa Thượng mới có Thượng Tọa.
(Học thẳng nơi kinh không hiểu thì học nơi Tổ... Như vậy mà đếm xuống. Nên bạn HP trích đoạn Video đó của T.T nào đó, tức là còn thiếu gốc, nên có chút hiểu lầm.)

''Chư Tổ có bằng Chư Phật không?'' - Vỉ nhiên bằng nhau, vì Y Pháp bất Y nhân.
Nhưng không nên so sánh như vậy, rất là khập khễnh. Có vẽ học Phật giống như học lấy bằng cấp! :) cafene


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

BATKHONG1985 đã viết:
Thánh_Tri đã viết: Cho nên đối với Thiền Tông, lịch sử cũng không quan trọng lắm. Ăn thua là hiện tại mình thực hành tham thiền có thật được kết quả là như chư Phật chư Tổ nói hay không? Có bớt tham sân si, có buông xã được lầm chấp, có thấy an vui giải thoát tự tại không? có tăng trưởng trí huệ, từ bi hay không? Nếu có thì tức là đi đúng đường.
Được mấy dấu hiệu đó thì tốt, nhưng mà tốt thì không có nghĩa là đúng đường Thiền Tông.
DH tu Thiền Tông mà vẫn lầm lẫn như thế, hoài công vô ích, xem ra hãy đốt sạch mọi tư tưởng thì mai ra còn được.
Có phải là ý của bạn BK nghĩ ''Gian sơn dễ đổi, bản tính khó dời'' phải không? Hề hề...
Nói huỵch toẹch ra cho rồi, để mọi người hiểu thêm một ít. tangbong cafene :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

Chú Hỉ đã viết:Nên bạn HP trích đoạn Video đó của T.T nào đó, tức là còn thiếu gốc, nên có chút hiểu lầm.)
Làm gì có đoạn Video nào đâu Chú Hỉ ơi. =P~


hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

Chú Hỉ đã viết:
BATKHONG1985 đã viết:
Thánh_Tri đã viết: Cho nên đối với Thiền Tông, lịch sử cũng không quan trọng lắm. Ăn thua là hiện tại mình thực hành tham thiền có thật được kết quả là như chư Phật chư Tổ nói hay không? Có bớt tham sân si, có buông xã được lầm chấp, có thấy an vui giải thoát tự tại không? có tăng trưởng trí huệ, từ bi hay không? Nếu có thì tức là đi đúng đường.
Được mấy dấu hiệu đó thì tốt, nhưng mà tốt thì không có nghĩa là đúng đường Thiền Tông.
DH tu Thiền Tông mà vẫn lầm lẫn như thế, hoài công vô ích, xem ra hãy đốt sạch mọi tư tưởng thì mai ra còn được.
Có phải là ý của bạn BK nghĩ ''Gian sơn dễ đổi, bản tính khó dời'' phải không? Hề hề...
Nói huỵch toẹch ra cho rồi, để mọi người hiểu thêm một ít. tangbong cafene :)
Chú Hỉ chưa hiểu ý của BATKHONG. Ý của ĐH ấy là đã tu Tổ sư Thiền thì đạt được những điều mà Thánh Tri viết cũng chỉ là nhỏ nhít thôi, phải là một phát "kiến tánh thành Phật" mới xứng danh anh hùng chứ!
=D>

Cũng khá giống với câu: "Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng" đó. :D


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

hanh phuc đã viết:Chư Tổ có bằng Chư Phật không? ĐH BATKHONG vẫn mang nặng định kiến rồi, thế những điều ĐH biết về Tổ Sư Thiền có phải cũng là "đọc vài ba cuốn sách hoặc nghe người ta nói mà hùa theo" không?

Mà ở đây tôi có thấy ai "bình luận chê các vị Tổ" đâu nào? ĐH đừng "giãy nảy" lên như thế, cứ bình tĩnh khách quan suy xét. Tôi thấy các bài viết trên khẳng định Tổ Sư Thiền đã được áp dụng cho rất nhiều vị đệ tử được chứng ngộ từ khi Đức Phật còn tại thế. Như thế là góp phần khẳng định và xiển dương Tổ Sư Thiền, sao ĐH lại vội vã chụp mũ cho đó là sự "rêu rao" cơ chứ? :-w
1. Kiến Tánh của Tổ Sư Thiền là sự liễu ngộ Phật Tánh, liễu ngộ tức chẳng còn trên kiến giải văn tự, siêu vượt phương tiện thế gian, vững bước Bồ Đề thẳng thành Phật Quả. Do đó, vị ấy tự tại sanh tử, đã thoát khỏi vòng luân hồi, đối với luân hồi như là một phương tiện cứu độ chúng sanh.

Do đó, Kiến Tánh là một thành tựu nhảy vọt vào vô vi pháp của Tâm Bồ Đề. Do đó, Kiến Tánh đặt trên cơ sở của Phật Tánh.

2. Vì lẽ trên nên không phải bất kì sự đốn ngộ nào cũng là Kiến Tánh.
Những bài viết đó nói về đốn ngộ nhưng nó không phải là đốn ngộ của Tổ Sư Thiền mà là liễu ngộ việc luân hồi, đã cắt đứt cái nhân của luân hồi là tham ái. Đặt trên cơ sở của việc chấm dứt khổ đau thế gian. Còn Bồ Đề Tâm là giai đoạn sau, là một chuyện khác.

Tức là chứng A LA HÁN xong, tùy theo nguyện vọng, vị ấy có thể nhập Niết Bàn an nghỉ, hoặc là cứu độ chúng sanh.

Trong quá trình cứu độ chúng sanh chính là đang huân tập pháp Bồ Đề - Phật Tánh, khi nào liễu ngộ Phật Tánh thì đó là Kiến Tánh như Tổ Sư Thiền.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

BATKHONG1985 đã viết:Kiến Tánh của Tổ Sư Thiền là sự liễu ngộ Phật Tánh, liễu ngộ tức chẳng còn trên kiến giải văn tự, siêu vượt phương tiện thế gian, vững bước Bồ Đề thẳng thành Phật Quả
Kiến Tánh kiểu "thẳng thành Phật Quả" đó thì từ khi Phật thành đạo cho tới nay chỉ có duy nhất Thế Tôn thôi ĐH ạ. Ngay đến Ngài Ca Diếp cũng vẫn chỉ là một vị A La Hán thôi chứ chưa phải là Phật.

BATKHONG cũng như Thánh_Tri bao lâu nay bị các sách vở của Trung quốc tiêm nhiễm trở thành tập khí kiên cố quá rồi. Thực tế là các ĐH cũng ôm khư khư các "kiến giải văn tự" của một số "thiền sư" Trung quốc, rồi quay lưng với Kinh điển của chính Đức Phật. Đó chính là bỏ gốc theo ngọn, bỏ chơn theo ngụy mà không tự hay biết. Những sách vở đó tuyên truyền các điển tích hư cấu ngụy tạo, ba hoa một tấc tới trời với những lời lẽ hoa mỹ làm mê hoặc những người nhẹ dạ thiếu căn bản về Phật pháp. ĐH BATKHONG lâu nay vẫn cho rằng quả vị A La Hán là thấp hơn các vị Tổ của Tổ sư thiền ư? Kinh nào nói vậy ngoài mấy sách của một số "thiền sư" Trung quốc cơ chứ?

Vấn đề này ĐH đã từng trao đổi với ĐH Nói Thẳng, tôi thấy ĐH vẫn nên buông bỏ định kiến xưa nay để khách quan đọc lại các comments của ĐH Nói Thẳng, nhất là các bài sau:
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 768#p91173
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =12#p91187
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =24#p91222
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =36#p91236

Cũng xin được nhắc lại lời của ĐH haizen, mong các ĐH hãy tỉnh táo hơn chứ đừng đi trong mộng tưởng nữa:

Tổ sư thiền nếu đã tự coi là tối thượng thừa, chỉ dành cho những bậc thượng căn, ngay đến các đại đệ tử của Đức Phật cũng không thể lĩnh hội nổi, thì xin hỏi, những kẻ hậu sinh đời sau có ai đủ kiêu mạn và u mê để tự vỗ ngực nhận rằng mình là thượng căn mà theo đuổi pháp môn đó không?


Kính!


hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

Thánh_Tri đã viết:
Đọc tiểu sử của Phật Thích Ca thì ai cũng biết trước khi thành đạo ngài tu theo pháp Thiền Bà La Môn đoạn dứt lục căn, đạt đến phi tưởng phi phi tưởng, trải qua sáu năm vẫn không được giác ngộ, liền biết pháp nầy sai lầm, nên tắm gọi ăn uống và quyết chí ngồi tại góc cây Bồ Đề, dùng Thiền Bát Nhã Tam Muội hay Tối Thượng Thừa Thiền, hồi quang phản chiếu, trải qua 49 ngày thời tiết đã chính muồi, sáng hừng đông khi sao mai mọc, ngài liền phá vở vô minh mà minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, trở về với bản thể tuyệt đối là chân tâm tự tánh của ngài.

Việc thấy Sao Mai mọc mà kiến tánh thì không khác gì các tổ khi xưa bên Thiền Tông, bị hét, bị đánh, nghe tiếng chuông trống, thấy hoa mai nở, nghe tiếng tù và v.v... mà ngộ đạo
Thưa ĐH Thánh_Tri, những lời trên là do ĐH dùng lý luận của Tổ sư thiền để gán ghép cho Đức Phật. Mời ĐH đọc chính lời kể của Đức Phật về diễn biến quá trình hành thiền dẫn tới giác ngộ quả vị Chánh Đẳng Giác của Ngài như sau:

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Thuở xưa có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Về tương lai, có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng không thể có gì hơn nữa. Trong hiện tại, có những Sa-môn hay Bà-la-môn thình lình cảm thọ những cảm giác chói đau, khổ đau, kịch liệt, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa. Nhưng Ta, với sự khổ hạnh khốc liệt như thế này, vẫn không chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Hay là có đạo lộ nào khác đưa đến giác ngộ?"

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc giòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (jambu), Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ". Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Ðạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Ðây là đạo lộ đưa đến giác ngộ".

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta có sợ chăng lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện?" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta không sợ lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện".

Rồi này Aggivessana, Ta suy nghĩ: "Nay thật không dễ gì chứng đạt lạc thọ ấy, với thân thể ốm yếu kinh khủng như thế này. Ta hãy ăn thô thực, ăn cơm chua". Rồi này Aggivessana, Ta ăn thô thực, ăn cơm chua. Này Aggivessana, lúc bấy giờ, năm Tỷ-kheo đang hầu hạ Ta suy nghĩ: "Khi nào Sa-môn Gotama chứng pháp, vị ấy sẽ nói cho chúng ta biết". Này Aggivessana, khi thấy Ta ăn thô thực, ăn cơm chua, các vị ấy chán ghét Ta, bỏ đi và nói: "Sa-môn Gotama nay sống đầy đủ vật chất, từ bỏ tinh tấn, trở lui đời sống sung túc".

Và này Aggivessana, sau khi ăn thô thực và được sức lực trở lại, Ta ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.

(Đại kinh Saccaka, Trung Bộ Kinh)
(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung36.htm)

Như vậy là Thế Tôn đã lần lượt trải qua 4 mức thiền (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền) để lần lượt đạt được Tam Minh,chứ không phải là đốn ngộ, "kiến tánh" kiểu như Tổ sư thiền.

Nhưng Thế Tôn đã hành thiền gì để đạt được 4 mức thiền và Tam Minh-Lục Thông đó?

Tìm trong kinh điển chúng ta có thể tự trả lời được câu hỏi này:

(Chứng các bậc Thiền)

“Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo ly dục,[28] ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh với tầm với tứ. Vị Tỳ Kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không do hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.”

“Lại nữa, này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị Tỳ Kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.

“Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là “xả niệm lạc trú”, chứng và an trú thiền thứ ba. Vị Tỳ Kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân, không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần. Như vậy, vị Tỳ Kheo an trú không phóng dật… như trên….vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm.”

“Lại nữa, này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị Tỳ Kheo ấy ngồi, thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.”

(Kinh Thân Hành Niệm, Trung Bộ Kinh)
(http://bsphamdoan.wordpress.com/2012/04 ... E1%BB%87m/)

Như vậy pháp thiền Thân Hành Niệm (là một trong bốn lĩnh vực quán niệm của thiền Tứ Niệm Xứ) cũng dẫn tới 4 mức thiền và Tam minh-Lục thông giống với những gì mà Thế Tôn đã mô tả trong quá trình dẫn tới giác ngộ giải thoát của Ngài.





Tôi nghe như vậy.

1. Một thời, Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu lâu), tại Kammàssadhamma (Kiềm ma sắt đàm) - đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các vị Tỷ kheo: "Này các Tỷ kheo." Các Tỷ kheo trả lời Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn." Thế Tôn nói như sau:

- Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.

Thế nào là bốn? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.

...Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ... trên các tâm... quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt đạo thánh đế.

(Kinh Đại Niệm Xứ, Trường Bộ Kinh)
(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong22.htm)

Như vậy, đương nhiên là pháp thiền Tứ Niệm Xứ cũng dẫn tới 4 mức thiền và Tam minh-Lục thông giống với những gì mà Thế Tôn đã mô tả trong quá trình dẫn tới giác ngộ giải thoát của Ngài.





Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và xuống một bên. Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, tất cả các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trong quá khứ, tất cả vị Thế Tôn này đã diệt trừ Năm Triền cái, những nhiễm tâm khiến cho trí tuệ yếu ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Bạch Thế Tôn, tất cả các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trong tương lai, tất cả Thế Tôn này đã diệt trừ Năm Triền cái, những nhiễm tâm khiến cho trí tuệ yếu ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hiện tại đã diệt trừ Năm Triền Cái, những nhiễm tâm khiến cho trí tuệ yết ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Ðẳng Giác.

... Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

...Này các Tỷ-kheo, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ngươi, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỷ-kheo, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.


(Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh)
(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm)





Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông Cấp Cô Ðộc. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị Bà-la-môn ấy thưa với Thế Tôn:

--"Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?"

--"Do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài. Thế nào là bốn?

Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, trú, quán thọ trên các thọ ... trú, quán tâm trên tâm ... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Do không tu tập, không làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài. Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài."

Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn: -- "Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Từ nay cho đến mạng chung, xin Ngài cho con được trọn đời quy ngưỡng"

(Kinh Sự Tồn Tại Của Diệu Pháp, Tương Ưng Bộ Kinh)
(http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin068.htm)

Đến đây, vấn đề đã hoàn toàn sáng tỏ: Pháp thiền giúp Chư Phật quá khứ, Phật Thích Ca cũng như Chư Phật tương lai đi tới giác ngộ giải thoát, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Giác chính là Thiền Tứ Niệm Xứ! tangbong

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo! kinhle kinhle kinhle


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

hanh phuc đã viết: Kiến Tánh kiểu "thẳng thành Phật Quả" đó thì từ khi Phật thành đạo cho tới nay chỉ có duy nhất Thế Tôn thôi ĐH ạ. Ngay đến Ngài Ca Diếp cũng vẫn chỉ là một vị A La Hán thôi chứ chưa phải là Phật.
DH nói như vậy thì BK đã biết rõ tư tưởng của DH rồi. DH chưa rõ việc tu tập Bồ Đề Đạo.
Tuy nhiên, BK cũng xin phép nói về chữ "thẳng" này. Bồ Tát có 52 địa vị, khi tu tập có thể bị lui sụt từ cao rớt xuống địa vị thấp, từ Thất địa trong thập địa trở lên thì không còn bị lui sụt nữa, như thế gọi là thẳng thành Phật Quả.
BATKHONG cũng như Thánh_Tri bao lâu nay bị các sách vở của Trung quốc tiêm nhiễm trở thành tập khí kiên cố quá rồi. Thực tế là các ĐH cũng ôm khư khư các "kiến giải văn tự" của một số "thiền sư" Trung quốc, rồi quay lưng với Kinh điển của chính Đức Phật. Đó chính là bỏ gốc theo ngọn, bỏ chơn theo ngụy mà không tự hay biết. Những sách vở đó tuyên truyền các điển tích hư cấu ngụy tạo, ba hoa một tấc tới trời với những lời lẽ hoa mỹ làm mê hoặc những người nhẹ dạ thiếu căn bản về Phật pháp. ĐH BATKHONG lâu nay vẫn cho rằng quả vị A La Hán là thấp hơn các vị Tổ của Tổ sư thiền ư? Kinh nào nói vậy ngoài mấy sách của một số "thiền sư" Trung quốc cơ chứ?

Vấn đề này ĐH đã từng trao đổi với ĐH Nói Thẳng, tôi thấy ĐH vẫn nên buông bỏ định kiến xưa nay để khách quan đọc lại các comments của ĐH Nói Thẳng, nhất là các bài sau:
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 768#p91173
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =12#p91187
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =24#p91222
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =36#p91236
:D Đó đều là những nhận định của những người ngoài Tổ Sư Thiền, chẳng biết chút gì về Kiến Tánh, như vậy càng viết thì càng sai thôi.

Tổ Sư Thiền đâu phải do người Trung Quốc sáng lập. Các bạn lấy cớ người Trung Quốc mà phỉ báng giáo pháp Nhãn Tạng Bồ Đề thì thật là phi lí.

Kiến Tánh đâu phải là chỗ dễ vào, biết bao nhiêu vị A LA HÁN, nhưng chỉ có ngài Ma Ha Ca Diếp lãnh hội được, được Đức Phật trao truyền làm sư Tổ đời thứ nhất.

Tuy Kiến Tánh là việc của người thượng căn, tuy nhiên những kẻ hạ căn có tư cách gì mà phỉ rồi mang tội!

Đến đây, vấn đề đã hoàn toàn sáng tỏ: Pháp thiền giúp Chư Phật quá khứ, Phật Thích Ca cũng như Chư Phật tương lai đi tới giác ngộ giải thoát, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Giác chính là Thiền Tứ Niệm Xứ!
Quá rõ rồi, DH có biết gì Vô Thượng Chánh Giác (Viên Mãn Bồ Đề) đâu! (Hành Tứ Niệm Xứ mà chưa hành BỒ ĐỀ ĐẠO thì làm sao mà chứng Phật Quả)!

BK xin phép chấm dứt thảo luận, vì thảo luận nữa chỉ thêm tranh cãi vô ích!

Chúc DH an lạc! cafene


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Phật đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác là ngài ngồi thiền 49 ngày dưới cội cây Bồ Đề.
Lúc đó ngài dùng Tứ Thiền (sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền) đắc Thủ Lăng Nghiêm Đại Định. Khi sao mai vừa mọc liền thành Phật.
Người nào nói Phật dùng Tổ Sư Thiền thành Phật là sai lầm.
Kiến Tánh Thành Phật trong Thiền Tông là nói về Lý tỏ ngộ nguồn tâm, nhưng chưa chứng Sự.
Bởi vì theo kinh điển phải lên Nhất Sanh Bổ Sứ mới là sắp thành Phật, như Bồ Tát Hộ Minh (tiền thân đức Phật), Bồ Tát Di Lặc. Đều ngự cung trời Đâu Suất mới giáng sanh xuống Nam Diêm Phù Đề (thuộc Nam Thiệm Bộ Châu) nơi đến đất nước Ấn Độ mà thành Phật. Chư Phật trong ba kiếp là Trang Nghiêm Kiếp, Hiền Kiếp, Tinh Tú Kiếp cũng đều thị hiện như vậy.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

BATKHONG1985 đã viết:Đó đều là những nhận định của những người ngoài Tổ Sư Thiền, chẳng biết chút gì về Kiến Tánh, như vậy càng viết thì càng sai thôi.
Tôi xin được nhắc lại rằng: Thực tế là các ĐH cũng ôm khư khư các "kiến giải văn tự" của một số "thiền sư" Trung quốc, rồi quay lưng với Kinh điển của chính Đức Phật. Đó chính là bỏ gốc theo ngọn, bỏ chơn theo ngụy mà không tự hay biết. 8->
BATKHONG1985 đã viết:Tổ Sư Thiền đâu phải do người Trung Quốc sáng lập. Các bạn lấy cớ người Trung Quốc mà phỉ báng giáo pháp Nhãn Tạng Bồ Đề thì thật là phi lí.
ĐH đừng chụp mũ cho chúng tôi là "phỉ báng" Thiền tông. Pháp Đốn ngộ này Đức Phật đã áp dụng cho rất nhiều các vị đệ tử vốn đã có túc duyên nhiều kiếp với Chánh pháp được chứng ngộ trong những nhân duyên hãn hữu. Cái mà chúng tôi phản biện là những thêu dệt ngụy tạo vô căn cứ và vọng ngôn của một số "thiền sư" Trung Quốc chứ hoàn toàn không phải là chúng tôi phủ nhận Thiền tông. Thiền tông không cần phải sống nhờ vào sự thêu dệt và những vọng ngôn đó. Xin ĐH hiểu đúng cho!
BATKHONG1985 đã viết:
Quá rõ rồi, DH có biết gì Vô Thượng Chánh Giác (Viên Mãn Bồ Đề) đâu! (Hành Tứ Niệm Xứ mà chưa hành BỒ ĐỀ ĐẠO thì làm sao mà chứng Phật Quả)!
Ở đây tôi đang bàn về pháp thiền mà Thế Tôn đã áp dụng dưới cội Bồ Đề để chứng Vô thượng Chánh Đẳng Giác. Còn đương nhiên là trước đó Ngài đã trải qua vô số kiếp hành Bồ Tát Đạo giáo hóa làm lợi ích cho chúng sinh rồi. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn mà tôi đã trích dẫn ở comment trên thì Thế Tôn cũng đã phó chúc cho các đệ tử phải hành Bồ Tát Đạo như vậy.
BATKHONG1985 đã viết:Kiến Tánh đâu phải là chỗ dễ vào, biết bao nhiêu vị A LA HÁN, nhưng chỉ có ngài Ma Ha Ca Diếp lãnh hội được, được Đức Phật trao truyền làm sư Tổ đời thứ nhất.

Tuy Kiến Tánh là việc của người thượng căn, tuy nhiên những kẻ hạ căn có tư cách gì mà phỉ rồi mang tội!
Hì hì, nếu thế thì BATKHONG và Thánh_Tri chắc phải là bậc Thượng thượng căn, trên cả các Đại đệ tử của Phật nên mới có thể tu Tổ sư thiền rồi. Thôi, những người hạ căn như chúng tôi xin vái các ĐH cả nón đấy! kinhle


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách