Tu Thiền không Tu Tịnh...

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

* thanhtinhtam đọc bài của bác battinh gộp bao gồm chung luôn của đh TT đăng, mà sao không thấy có câu nào HT Hư Vân nói về ý là, "Tứ Liệu Giản là người đời sau không biết chép thêm vô."
----------
Có Thiền không Tịnh độ
Mười người chín chần chờ
Cảnh Trung ấm hiện ra
Liền theo nó mà đi.

Câu trên này ý nói tu Thiền, tuy ngộ bằng chư Phật, nhưng Kiến Tư Hoặc không dễ đoạn, bất luận tu pháp môn nào, đều lấy việc đoạn Kiến Tư Phiền Não làm chuẩn để thoát luân hồi, còn đang tham thiền chưa đoạn sạch hết Phiền Hoặc mà đã tuổi cao, mạng hết... Chưa về nhà mà mạng chung rồi, lúc lâm chung những cảnh tượng thiện ác trong đời này và bao kiếp đều hiện ra, nó hiện ra rồi tùy theo nghiệp lực của chính mình ưa thích theo cảnh nào thì đi theo cảnh ấy mà thọ sanh, lục đạo luân hồi mỗi đạo cảnh giới không giống nhau. Như chẳng hạn ví dụ:
http://niemphat.net/Luan/phathoctinhyeu/thien2_2.htm
Thân Trung-ấm nào sắp sanh về cõi A-tu-la, thì sẽ thấy có những vườn cây khả ái và những vầng lửa lẫn lộn chuyển xoay. Nếu thấy cảnh tượng ấy sanh lòng vui vẻ đi đến đó, tức là thác sanh vào nẻo nầy.
Trung-ấm nào sắp đọa vào loài chó lợn, thường thấy nhiều cô gái đẹp, mình ưa thích chạy theo; do nhân duyên đó mà bị thác thai. Trung-ấm nào sắp đọa vào các loài Bàng-sanh khác, cảm thấy có luồng gió mãnh liệt cuốn lôi không tự cưỡng lại được, hoặc thấy vô số Quỷ-thần cầm binh trượng đuổi theo hoặc thấy lửa cháy lan tới rần rần, sấm sét phủ đầu dữ dội, sương mù phủ giăng mịt mịt, núi lở biển dậy ầm ầm, tự mình sợ hãi chạy vào rừng bụi, hang đá mà lẩn trốn; hoặc đang khi ấy thấy ba cái hố trắng, đỏ, đen, liền nhào xuống mà ẩn thân. Do nhân duyên đó bị thọ sanh vào dị loại như hùm, beo, nai, chồn, rắn, rít...
Những trung-ấm nào sắp đọa vào đường Ngạ-quỷ, thì tự thấy, có một bãi sa mạc rộng lớn mênh mông không cây cối, hoặc chỉ có những hang hố cỏ cây khô héo. Lúc ấy tự mình bị sức gió nghiệp đưa đến đó, liền thác sanh vào Ngạ-quỷ đạo, chịu nhiều sự nóng bức, đói khát khổ sở vô cùng!
Trung-ấm nào sắp sanh vào Địa-ngục bỗng nghe những khúc ca hết sức bi ai buồn thảm, thấy cảnh giới mù mịt tối tăm, nhà cửa sắc đen hay trắng, hoặc thấy hang hố sâu thẳm, đường sá lờ mờ. Lúc ấy chính mình bị quỷ xua đuổi vào trong đó, khi vào rồi thì thân không được tự do, liền bị thác sanh.
Trung-ấm nào sắp đọa vào ngục hàn-băng, do sức nghiệp, bỗng nhiên thân thể nóng bức không kham, gặp hơi lạnh ở hàn ngục xông lên, tự cảm thấy mát mẻ dễ chịu, khởi lòng ưa thích vội vã bay xuống nơi đó, lúc ấy liền bị thác sanh. Trung-ấm nào sắp đọa vào ngục viêm-nhiệt, do sức nghiệp, bỗng nhiên thân thể giá rét không kham, gặp hơi nóng ở hỏa ngục xông lên, tự cảm thấy ấm áp dễ chịu, khởi lòng ưa thích vội vã bay xuống nơi đó, lúc ấy liền bị thọ sanh. Trung-ấm nào sắp đọa vào ngục phẩn-uế, do sức nghiệp, bỗng cảm thấy một mùi thơm ngạt ngào chịu không kham, bấy giờ trong tâm ước ao muốn tìm nơi có mùi hôi thúi để đánh át bớt mùi thơm đó; bởi nhân duyên ấy mà bị thọ sanh.
Lại trung-ấm nào thấy ánh sáng màu lục lờ mờ, ưa thích đi vào đó, liền thác sanh về cõi A-tu-la. Trung-ấm nào thấy ánh sáng màu hơi xanh, ưa thích đi vào đó, liền bị thọ thân Bàng-sanh. Trung-ấm nào thấy ánh sáng màu hơi đỏ, ưa thích đi đến đó, liền thác sanh vào loài Ngạ-quỷ. Trung-ấm nào thấy ánh sáng mờ đục như khói đen, ưa thích đi đến đó, liền thác sanh vào nẻo Địa-ngục. (Tạp-Sự-Lục)
Mà thôi, sau này đh cũng sẽ tự trải nghiệm thôi, lúc trải nghiệm rồi thì mới biết câu này là thật hay giả, là chân hay là do người đời sau chế thêm vào!

Luôn mong đh tu Thiền thành tựu thấy chân tánh, mà sợ đh không phải là người nhảy 1 bước nhảy tới trời thẳm, e đời sau còn luân hồi lại khổ nữa, cho nên mới vào đây nhiều chuyện thôi mà baibaibai :) .


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Thánh_Tri đã viết: HT Hư Vân và HT Duy Lực nói Tứ Liệu Giản là người đời sau không biết chép thêm vô.

Người không hiểu thì lấy đó mà chê bai thiền tông bị đọa lạc, bởi chê bai phương pháp Phật truyền, Tổ Truyền.

Vả lại nghe nói chữ "thiền" trong bài đó liền cho đó là ám chỉ "tổ sư thiền giáo ngoại biệt truyền". Đó là suy diễn sai lầm. Bởi nếu người tu đúng tổ sư thiền hay thiền tông thì không có bị ngũ ấm ma gì cả.

Chỉ có thiền ngoại đạo, hay các thiền quán tưởng trong giáo môn thì mới dễ bị ấm ma mà chạy theo cảnh thôi.

Còn tham tổ sư thiền, đề khởi nghi tình thì đã tự sạch các vọng tâm vọng niệm, nên nói ma đến giết ma, phật đến giết phật, nghĩa là vọng tâm khởi lên về ma thì bị nghi tình xóa, vọng tâm khởi lên về phật cũng bị nghi tình xóa, nói chung tất cả vọng niệm khởi lên đều bị xóa sạch, thì ma phật nào mà hiện cảnh đối với người tu đúng tổ sư thiền!?

Chỉ có thiền nào quán tưởng ham thấy phật, thấy nầy kia, nên cảnh hiện mà chạy theo thì đọa lạc mà thôi.
Hề hề, lâu giữ mới thấy Bác T.T nhà ta comment với ý niệm khách quan. Nhưng vẫn còn một tí nữa là có thể trở thành ''Đệ nhất biện tài của diễn đàn''. Hy vọng Bác T.T thấy được chổ sơ tâm của mình.

Thiền quán tưởng trong giáo môn thì bao quát hết tất cả chánh thiền và tà thiền, nhưng phải nói là thiền ngoại đạo.
Nếu không có chữ ngoại đạo viết thêm vào thì dễ đụng chạm với chánh thiền. (p/s. vì cái chổ không rõ ý, mà trở thành chấp trước, do đó rất nhiều thành viên tu thiền hay tu tịnh điều không đồng ý lối lý luận này. @TT thử ngẩm nghĩ những điều đã qua, rồi sẽ tự biết. :) )

Hể, ai đọc hiểu giáo lý Tam tạng kinh điển của Đạo Phật và xuất phát từ các tông môn Thiền, Tịnh, Mật, Giáo, Giới.v..v. điều giống nhau, điều có phương tiện để giải ngộ và tự giác ngộ như nhau. Nếu không phải vậy thì không gọi là Chánh Giáo. Vì thế @T.T không thể nói giáo môn, hay chỉ quán Thiền thì dễ bị ngũ ấm ma nó dẫn, là sai, còn thiên kiến một chút.
Với lại, nhiều khi chính mình bị ngũ ấm ma nó dẫn từ lúc nào cũng không biết. Giống như người điên, làm chuyện điên, họ không bao giờ nói là ''tôi bị điên''. Nếu biết mình điên thì đâu phải là người điên.

Có ai biết rằng, Tổ sư thiền, Tham thiền, Tham thoại đầu , hay công án . Trước kia cũng xuất phát từ giáo môn (Từ kinh Phật hết) đúng hay không đúng ?

- Nếu đúng thì tại sao, @TT lại so sánh cao thấp, bị ngũ ấm ma, hay không bị...
- Còn nói Chú Hỉ này nói sai, thế tại sao! Xin thỉnh giáo? tangbong cafene :)

Thật lòng và thẳng thắn hồi âm, để mọi người cùng chia sẻ, đừng có mặc tẩn thì không ai biết, có thể trích dẫn trong kinh ra thì càng tốt hơn.

Riêng về sự so sánh tu thiền / tu tịnh thì chưa tới phần này, xin đừng hiểu lầm đi lạc đề. kinhle

Thân.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Thánh_Tri đã viết:HT Duy Lực:

Hỏi:
Tu Tịnh Độ khó như thế nào? Tu Thiền khó như thế nào?

Đáp:
“Thâu nhiếp lục căn tịnh niệm tương tục” của Đại Thế Chí. Nhiếp nhãn căn thì không thấy tốt xấu, nhiếp nhĩ căn thì không biết khen chê, khen không mừng chê cũng không giận, nhiếp tỷ căn là không phân biệt thơm thúi, các căn kia cũng giống như vậy. Nhưng tôi chưa thấy những người tu Tịnh Độ nhiếp được một căn, có một số người chỉ biết chê Thiền.
=D> =D> Ai có bị nhột thì hãy tự biết, khi lặt ngửa bài tẩy ra thì giận người, điều này sẽ tự mình mất đi điều lợi ích, vì lần sao thì không ai dám chỉ thẳng. Hề hề.
Hỉ rất thích tu tịnh và tương lai về già cũng tu tịnh, nhưng chưa nhiếp phục được tịnh tâm, nên không dám nói Pháp nào hay, Pháp nào dở, chỉ chọc chơi những con bệnh còn lận đận. Đời đạo chưa biết phân biệt, nói trúng ai thì ráng chịu, Hỉ không cố ý.

Như Tứ Liệu Giản cho là của ngài Vĩnh Minh, sự thật không phải là do người ta đặt ra có mâu thuẩn mà không biết, nói có Thiền mà không có Tịnh Độ thì mười người chín người sai. Có Tịnh Độ mà không có Thiền thì một trăm người, một trăm người thành tựu tức là 100%, như vậy là tốt rồi. Tại sao tiếp theo nói là “có Tịnh Độ và có thiền còn tốt hơn, như cọp có sừng”? Đó là mâu thuẩn bậy bạ. Tại sao?

Vì có Tịnh mà không có Thiền được 100%. Tại sao đem Thiền vô để bớt 90 chỉ còn có 10? Vậy lại nói hơn như cọp thêm sừng! Thêm cái gì? Vì 10 người hết 9 người sai thì 100 người phải mất hết 90 người. Đáng lẽ là 100% mà thêm Thiền vô làm hết 90 còn có 10, nói là tốt hơn có phải mâu thuẫn không?
Cố HT. Duy Lực dạy sao thì nghe vậy, đừng nên cải, nếu không rõ được ý của Cố HT.

Những người cho mình là tu Tịnh Độ đem Tứ Liệu Giản đi khoe, nói là của ngài Vĩnh Minh! Ngài Vĩnh Minh là người kiến tánh của tông Pháp Nhãn. Tông Pháp Nhãn ở Trung Quốc tuyệt truyền, nhưng ở Đại Hàn vẫn còn. Nhưng tác phẩm của ngài Vĩnh Minh không có cái đó. Ngài Vĩnh Minh kiến tánh làm sao đặt ra 4 bài kệ mâu thuẩn như vậy?

Kỳ thật, Tịnh Độ không phải là không tốt! Nhưng phải tu đúng. Vì tôi chuyên hoằng Thiền, tôi muốn viết ra đường lối thực hành của Tịnh Độ, vì mắc hoằng Thiền nên không có thì giờ viết ra cuốn đó. Nếu tôi viết ra cuốn đó thì cũng có người hiểu lầm tôi như có người nói Ngài Vĩnh Minh bỏ Thiền rồi tu Tịnh Độ thành Tổ Tịnh Độ.

Ở Tổ Tịnh Độ có 6, 7 Tổ Thiền tông kiến tánh rồi kiêm hoằng Tịnh Độ. Nhưng có người nói bỏ Thiền tu Tịnh Độ được vãng sanh. Nếu tôi viết đường lối thực hành tu Tịnh Độ, người ta nói tôi bỏ Thiền tu Tịnh Độ, thì tôi làm sao tiếp tục hoằng Tổ Sư thiền được? Chính như vậy nên tôi không viết ra. Mặc dầu tu Tịnh Độ khó, nhưng có đường lối để cho mình tập dần dần.

http://tuvien.com/to_su_thien/show.php? ... vietnam-04
[/quote]

Lời của cố HT. Thích Duy Lực; và cuốn Ngữ lục Thiền sư Hư Vân và lời bình của dịch giả Thích Hằng Đạt, điều cùng ý như nhau, Hỉ rất vui và rất tán thành.

Chỉ có những người đọc 1, 2 tác phẩm thiền thì tưởng là Hành giả thiền rồi bát bỏ Tịnh Độ, ngược lại có những kẻ chỉ nghe một sư phụ nào đó giảng, rồi tưởng đâu là mình niệm Phật giỏi, trì danh hay, chể luôn các bậc thầy, bậc tiến sĩ cũng không bằng mình, còn đòi mở tiệm dạy niệm Phật cho người khác. Thật là bát đảo điên loạn. Hề hê, oải thật.

Do đó, mà có câu tự chế của Hỉ đây ''Tu thiền mà không tu Tịnh, là thiền ngông, Tu Tịnh mà không tu Thiền là tịnh si''.
Ai nhột thì ráng sửa, Hỉ chỉ nói khách quan chơi thôi, không có phê bình ai hết, xin đừng hiểu lầm đánh đồng với người thuần đạo chuyên về Tu Thiền hay chuyên về Tu Tịnh, Những Phật tử này thì thật đáng tôn kính và ngưởng mộ, Hỉ chỉ nói người ngông cuồng và người si mê thôi, Kính kinhle .

(P/s. Ngông là ngông cuồng chấp cái gì cũng không thật; Tịnh si là cuồng tín, si mê không phân biệt được thế nào đâu là lời thật, lời giả, chỉ thích chạy theo ý tưởng cá nhân chớ không chịu tu học kinh Phật.v.v.)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Tịnh, Mật, Thiền chỉ là phương tiện để hành giả qua bờ bên kia.
Qua bờ bên kia thì phương tiện để lại không dùng đến nữa.
Thuyền ai cũng có hãy cố gắng mà chèo để qua sông sinh tử.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Đào giếng thì đào cho thấy nước, thấy nước thì sẽ thấy được trăng.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,

TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di Đà Phật.
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 15/10/14 05:21 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Chú Hỉ"]Hề hề, lâu giữ mới thấy Bác T.T nhà ta comment với ý niệm khách quan. Nhưng vẫn còn một tí nữa là có thể trở thành ''Đệ nhất biện tài của diễn đàn''. Hy vọng Bác T.T thấy được chổ sơ tâm của mình.
Tôi chỉ nói lên sự thật thôi, mong rằng mọi người hiểu được. Còn danh lợi tôi chẳng màng tới. Bởi tôi không muốn thấy mấy huynh đệ đi lầm đường uổng cả một đời tu, nên mới thẳng thắng tận tình mà bày tỏ. Còn tùy duyên vào mỗi người mà nghe hay không nghe mà thôi. Đạo Phật là con đường Giác Tỉnh, vậy phải thẳng thắng mà suy xét phân định chánh tà hư ngụy, chứ đừng dựa trên niềm tin mà xóa mờ chân lý, chỉ càng làm mình khổ đau thêm mà thôi. Thuốc đắng dã tật, không uống vì thuốc đắng thì sao mà hết bệnh được.
Thiền quán tưởng trong giáo môn thì bao quát hết tất cả chánh thiền và tà thiền, nhưng phải nói là thiền ngoại đạo
Không biết thì đừng phán bậy bạ! Nếu đã do Phật thuyết thì là chánh. Làm sao Phật là bậc ngộ lại chánh tà bất phân cho được!

Nếu không có chữ ngoại đạo viết thêm vào thì dễ đụng chạm với chánh thiền. (p/s. vì cái chổ không rõ ý, mà trở thành chấp trước, do đó rất nhiều thành viên tu thiền hay tu tịnh điều không đồng ý lối lý luận này. @TT thử ngẩm nghĩ những điều đã qua, rồi sẽ tự biết. :) )
Lại nói bậy bạ đâu đâu!
Có ai biết rằng, Tổ sư thiền, Tham thiền, Tham thoại đầu , hay công án . Trước kia cũng xuất phát từ giáo môn (Từ kinh Phật hết) đúng hay không đúng ?
Không đúng! Chú Hỉ không biết nguồn góc Thiền Tông là thế nào thì đừng phán bậy bạ!

Phật đưa cành hoa, đại chúng ngơ ngát, Ca Diếp mĩm cười, Phật dạy: "Ta có chánh pháp nhãn tạng niết bàn diệu tâm thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, nay trao cho Ma Ha Ca Diếp".

Từ đó truyền đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma là thứ 28, ngài sang Trung Hoa dạy rằng: "Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật."


- Nếu đúng thì tại sao, @TT lại so sánh cao thấp, bị ngũ ấm ma, hay không bị...
- Còn nói Chú Hỉ này nói sai, thế tại sao! Xin thỉnh giáo? tangbong cafene :)
Chỉ có người tham thiền đúng tôn chỉ và cách tu tập và có kinh nghiệm một thời gian thì mới hiểu rằng là có bị ngũ ấm ma hay không thôi. Còn không có tu chỉ đoán mò thì đâu thể nào biết được, bởi nóng lạnh tự biết.

Thật lòng và thẳng thắn hồi âm, để mọi người cùng chia sẻ, đừng có mặc tẩn thì không ai biết, có thể trích dẫn trong kinh ra thì càng tốt hơn.
Tôi rất thẳng thắn trả lời rồi, có nghe hay không thì tùy vào các vị.

Do đó, mà có câu tự chế của Hỉ đây ''Tu thiền mà không tu Tịnh, là thiền ngông, Tu Tịnh mà không tu Thiền là tịnh si''.
[/quote]

Lại nói bậy.

Khi tham thiền tức là đã tu tịnh độ mà Phật Thích Ca dạy rồi, chứ đâu phải là cần phải tu thêm cái gì khác, chỉ có người không hiểu nên mới bài vẽ ra thêm mà thôi. Bởi kinh Duy Ma nói "tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh, nhược đắc Tịnh Độ đương tịnh kỳ tâm".

Mà muốn tâm tịnh thì như Kinh Kim Cang nói "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", nên không có chỗ trụ mà sanh tâm. Nếu có chỗ trụ mà sanh tâm thì tức là tâm hư vọng. Tâm hư vọng thì đâu còn tịnh được nữa vì có tham, sân, si bao nhiêu thứ tâm cuồn loạn che mờ tự tánh.

Thiền chỉ là một danh từ tạm dùng để chỉ cho một tâm thái thường trực, bất biến, phi thời, tịch nhiên vắng lặng, an tĩnh và tự do tuyệt đối. Tâm thái nầy nó không tên gọi, không hình thù, bản chất của nó xa lìa tướng danh tự, tướng nói năng, tướng tâm duyên, nó bình đẳng và tuyệt đối với mọi pháp. Do đây cũng gọi là Tâm Chơn Tịnh. Cho nên Thiền hay Tịnh đều là danh từ giả lập để tạm diễn tả trạng thái tâm nầy.

Chúng ta chỉ có thể đạt được trạng thái nầy bàn thể nghiệm tâm linh với bản chứng tự tâm chứ không qua suy luận của bộ óc.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thánh Tri đã viết
Chỉ có người tham thiền đúng tôn chỉ và cách tu tập và có kinh nghiệm một thời gian thì mới hiểu rằng là có bị ngũ ấm ma hay không thôi.


Tu Thiền còn thấp nên ma nó chưa khảo.
Đến các Tổ còn nói rằng
"Đạo cao một thước, ma cao một trượng".
Như vậy đủ biết các vị tổ đã từng bị ma khảo rồi.

Ma là ai ? Ma chính là các vị Đại Bồ Tát hiện thân làm ma vuơng để thử thách, tạo chướng duyên để nhũng người tu hành chân chính ngày càng vũng vàng hơn, càng kiên cố hơn. Còn những ai tu hành chưa đạt thì lập tức rơi xuống địa vị dưới, tu hành lại.

Chính đức Phật nói rằng Ma Vương phần lớn là các đại Bồ Tát hiện thân, chứ chúng sinh mà làm những việc đại ác như vậy, tạo nghiệp vô cùng, chịu sao cho nổi.
Xét các chuyện Tiền thân Phật Thích Ca, những việc như thí thân cho quỉ đói ăn để cầu pháp, hay bố thí quốc thành, thê tử v.v...
đều là do hiện thân các vị bồ tát thử thách , (dưới hình tướng trời Đế Thích, Phạm vuơng hay Ngài Đề Bà v.v...)
Kiếp cuối cùng ngài Đề Bà Đạt Đa còn thử thách Phật bằng cách lập giáo phái chống đối, xô đá núi đè dập chân Phật.
Tất nhiên ngài đọa địa ngục. Nhưng khi Phật dẫn chúng đệ tử xuống thăm, thì ngài bảo "Ta ở đây như ở Thiên cung vậy" (Tất nhiên là làm ác thì phải chịu quả báo địa ngục, nhưng quả báo với các Bồ tát hành nghịch hạnh khác với quả báo của các chúng sanh tạo ác nghiệp)
Cuối cùng trong kinh Pháp Hoa, Phật thụ ký cho ngài Đề Bà Đạt Đa sau này sẽ thành Phật hiệu là Thiên Vuơng Như Lai. Phật thọ mệnh hai muơi trung kiếp. Sau khi Phật Thiên Vuơng vào Niết Bàn, chánh pháp trụ hai muơi trung kiếp.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nguyên bài là:

"Đạo cao nhất xích,
Ma cao nhất trượng
Đạo cao nhất trượng
Ma tại đầu thượng
Đạo quá đầu thượng
Ma nhượng đầu sư"

Lược dịch:
Đạo cao một thước
Ma cao một trượng,
Đạo cao một trượng
Ma cao hơn trượng,
Đạo cao hơn trượng
Ma đành chịu thua Nhà sư!

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... php?t=5230

Bài đó không biết do ai viết, nhưng cốt chỉ nói lên rằng nếu mình gắng dụng công tu hành thì cũng có ngày vượt thoát phiền não khổ đau.

Đạo là đạo lực mình tu. Nếu mạnh thì thắng được nghiệp lực (ma).

Ma chính là tình thức hư vọng, lăng xăng suốt ngày, từ vô thủy tới nay tạo thành một nghiệp lực mãnh mẽ, thế nên vọng niệm lăng xăng không gián đoạn, tuôn trào như dòng thác, muốn vượt qua thật không dễ gì. Song, nếu tu đúng pháp, đạo lực càng ngày càng lớn mạnh, mượn sức hải triều mà tiếng vào cội nguồn của nước nghiệp, mà phá tan hang ổ của nghiệp thức, thì sẽ giác ngộ giải thoát.

Cho nên Thiền Tông là thẳng tắc như vậy, lấy binh khí của giặc (Lục Căn), mượn tay giặc (tâm vọng) mà đánh thẳng vào hang ổ của giặc (hầm sâu vô minh) để bắc lấy ông vua giả mạo và khôi phục lại ông vua chân thật. Khi vua chân thật lên ngôi trở lại thì giặc sẽ tự phục tùng (Chuyển thức thành trí).


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Hồi còn nhỏ độ mười mấy tuổi, tôi tự đặt cho mình câu hỏi?
thế giới do đâu mà có? cái gì sinh ra thế giới này?
Tôi tư duy suy nghĩ khởi nguồn cho tất cả là gì?
thì tình cờ biết được là do vụ nổ BIGBANG tạo ra vô số bụi bặm, nguyên tử, phân tử..sau đó chúng liên kết lại tạo thành hành tinh.
Nhưng tôi lại tự đặt ra câu hỏi là cái gì sinh ra hư không? hư không sinh ra do đâu? hay tự nhiên có hư không?
Ý nghĩ dồn đến cùng cực. Nhưng cuối cùng là chẳng biết tại sao?
Đành trả lời theo quan điểm là:
Hư không sinh ra hư không, rồi hư không lại sinh ra thế giới vật chất này. Thế giới này lại trở về hư không.

* Cảm giác bị dồn đến cùng cực đó mới lóe lên Ta chẳng là gì cả.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết: Nhưng tôi lại tự đặt ra câu hỏi là cái gì sinh ra hư không? hư không sinh ra do đâu? hay tự nhiên có hư không?
Trong phần mở đầu cuốn kinh Bách Dụ, có đoạn nói về "hư không", như sau:

Ngoại đạo hỏi:

- Hư không từ đâu sanh ra?

Phật đáp:

- Từ tự nhiên sanh ra.

- Tự nhiên từ đâu sanh ra?

- Tự nhiên từ Niết Bàn sanh ra.

- Niết Bàn từ đâu sanh ra?

Phật quở:

- Ngươi hỏi làm chi những việc xa xôi như vậy? Niết Bàn là pháp không sanh không diệt.

Đoạn sau là hỏi về Niết Bàn và Phật đã khai thị cho ngoại đạo. Ngoại đạo tỏ ngộ và chứng quả Tu đà hoàn...

Đoạn này chính là Phật bị ma khảo đấy, nhưng ma không thắng được Phật.:D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Thánh_Tri đã viết:
"Chú Hỉ"]Hề hề, lâu giữ mới thấy Bác T.T nhà ta comment với ý niệm khách quan. Nhưng vẫn còn một tí nữa là có thể trở thành ''Đệ nhất biện tài của diễn đàn''. Hy vọng Bác T.T thấy được chổ sơ tâm của mình.
Tôi chỉ nói lên sự thật thôi, mong rằng mọi người hiểu được. Còn danh lợi tôi chẳng màng tới. Bởi tôi không muốn thấy mấy huynh đệ đi lầm đường uổng cả một đời tu, nên mới thẳng thắng tận tình mà bày tỏ. Còn tùy duyên vào mỗi người mà nghe hay không nghe mà thôi. Đạo Phật là con đường Giác Tỉnh, vậy phải thẳng thắng mà suy xét phân định chánh tà hư ngụy, chứ đừng dựa trên niềm tin mà xóa mờ chân lý, chỉ càng làm mình khổ đau thêm mà thôi. Thuốc đắng dã tật, không uống vì thuốc đắng thì sao mà hết bệnh được.
"Cũng chỉ một lời kinh
Tùy căn cơ sai khác
Kiến giải bất đồng tình
Nam mô Thường bất khinh"
(Theo sách Vi Tiếu)
Căn tánh, khế lý, khế cơ và phúc đức của mỗi người thì không ai giống nhau. Tuy học cùng một kinh giống nhau, nhưng sự hiểu biết thì có khác nhau. Nhưng dầu sao cũng còn tốt hơn người chưa từng đọc kinh và hiểu kinh thế nào.

...Cây lớn thì hấp thụ nhiều nước, cây nhỏ thì hấp thụ ít hơn, mà lợi ích thì tất cả điều đâm trồi nẩy nở, thì mới gọi là thiên nhiên. Như vậy, Bác T.T muốn giúp người thì đi ngược lại với thiên nhiên, bắc mọi người phải hiểu giống như tui thì mới đi đúng Phật dạy! , còn không đi đúng thì cho là tu sai, tu thấp chớ gì, ai ai ở đây cũng điều biết, đâu có gì mới đâu. ~x(
Thiền quán tưởng trong giáo môn thì bao quát hết tất cả chánh thiền và tà thiền, nhưng phải nói là thiền ngoại đạo
Không biết thì đừng phán bậy bạ! Nếu đã do Phật thuyết thì là chánh. Làm sao Phật là bậc ngộ lại chánh tà bất phân cho được!

Câu này ám chỉ là Tà thiền cũng có quán tưởng, mà thiền giáo môn của Phật giáo cũng có quán tưởng. Nếu đừng đụng chạm với thiền Phật giáo thì phải nói rõ ràng, đằng này.
Bác TT nhà ta đi comment lạc đề ''Làm sao Phật là bậc ngộ lại chánh tà bất phân cho được!''

Hề hề, người viết bậy, kẻ nghĩ bạ mới sanh ra cải. Cải rồi mặt đỏ, mặt đen. Phải không? Hỉ sẻ trích lại câu này, xem nhé.
Thánh_Tri đã viết: Chỉ có thiền ngoại đạo, hay các thiền quán tưởng trong giáo môn thì mới dễ bị ấm ma mà chạy theo cảnh thôi.
Câu này có phải là Bac TT nhà ta chê luôn cả thiền quán tưởng trong giáo môn của Phật giáo.
Nếu chỉ cho rằng Thiền Tổ Sư là tối cao, tối thượng không ai hơn thì đó là vi phạm lục hòa hay tông môn chánh phái. (Đằng này không nhận thức mình nghĩ sai mà còn đi lạc đề, nói ngược lại. Thật là bó tay. :) )
Có ai biết rằng, Tổ sư thiền, Tham thiền, Tham thoại đầu , hay công án . Trước kia cũng xuất phát từ giáo môn (Từ kinh Phật hết) đúng hay không đúng ?
Không đúng! Chú Hỉ không biết nguồn góc Thiền Tông là thế nào thì đừng phán bậy bạ!

Phật đưa cành hoa, đại chúng ngơ ngát, Ca Diếp mĩm cười, Phật dạy: "Ta có chánh pháp nhãn tạng niết bàn diệu tâm thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, nay trao cho Ma Ha Ca Diếp".

Từ đó truyền đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma là thứ 28, ngài sang Trung Hoa dạy rằng: "Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật."
Khà khà, Hỉ chỉ comment 3 câu thôi, cũng quá xá rồi. Bởi vì sao Bác TT biết không. Không một ai ở diễn đàn này Bác cho là nói đúng hết, chỉ có Bác TT và Tổ sư thiền, Kinh Phật chưa chắc gì tin, nghi lắm :) . (Không cần Bác phải comment, câu này đâu, hãy để tự nhiên cho mọi người nhận xét thôi.)

"Ta có chánh pháp nhãn tạng niết bàn diệu tâm thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, nay trao cho Ma Ha Ca Diếp".
Có thật, chắc là Ngài Ma Ha CA Diếp, tự nhiên mà thành không cần học hỏi ''Giáo Môn'' của Đức Bổn Sư sao? :)

Nói ngang, nói ngược thì dễ, mà nói có đầu, có đuôi, có cội có nguồn thì ở trên đời này ''không thầy đố mày làm nên'', chỉ có đời nay người học đạo không cần có Thầy, có kinh thôi.

Chẳng những quên ơn quên đức ai là người khai ngộ cho chúng sanh biết đến, thì thử hỏi học đạo để làm gì?

Chú Hỉ này mới thật bái phục Bác TT nhà ta, cho rằng Tổ sư thiền có từ Hoa Vi Tiếu (Phật đưa cành hoa) nên ngày nay mới có Tổ sư thiền. :)
Nhưng trước khi có Chánh Pháp nhãn tạng để có sơ tổ thiền tông thì Ngài Ma Ha Ca Diếp tự nhiên giải ngộ, kiến tánh phải vậy không? Vỉ nhiên là phải có thầy, có Đức Bổn Sư chỉ dạy, Vậy cái dạy của Đức Bổn Sư là Giáo Môn hay là Tổ sư thiền ? Ai mới đúng thì biết rõ thôi, không cần phải comment nhiều đâu, tốn thời gian cho việc hành thiền :)

Có cần lập lại Thập Đại Để Tử Phật ra đây làm bằng chứng không, nhưng mà có đem ra thì cũng vô ích, Bởi Tổ sư Thiền là Phật đưa cành hoa mà có. (hết) Hi hi.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]23 khách