Tu Thiền không Tu Tịnh...

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tất cả pháp thế gian đều là tương đối. Muốn thoát tương đối phải tu Đại Thừa hay Tối Thượng Thừa Thiền.

Nhưng giữa Đại Thừa Thiền và Tối Thượng Thừa Thiền thì Tối Thượng Thiền là chống nhập thể tánh, thẳng tắc nhứt đến Bồ Đề, nên gọi là Đốn Ngộ Thành Phật.

Tiểu Thừa đóng bít lục căn nên phá ngã chấp mà còn pháp chấp.
Trung Thừa phá pháp chấp mà lọt vào không chấp.

Hai pháp ấy đối với tương đối thế gian thì còn hơn một chút, được một chút tự tại. Nhưng lại so với Bản Thể Chân Như thì chưa tới được.

Đại Thừa Bồ Tát thì phá luôn không chấp của trung thừa mà vào Bản thể tuyệt đối, qua giáo môn, kinh nghiệm tu tập, và lập luận để bát từng kiến chấp cho đến không còn chỗ nào để chấp nữa thì mới vào bản thể tuyệt đối.

Tối Thượng Thừa Thiền hay Tổ Sư Thiền hay Giáo Ngoại Biệt Truyền (Truyền riêng ngoài giáo) thì càng thẳng tắc hơn, không qua giáo môn, không qua biện luận, mà chỉ trực thẳng xuyên suốt một đường tiến thẳng phá tan hang ổ ma vương, nhỗ góc vô minh, đến vô thượng Bồ Đề, chỉ cần một thanh kiếm bát nhã sắc bén một dao liền đức màng vô minh, phá banh hang ổ ma vương, rất thẳng tắc không quanh co.

Cho nên Phật đưa cành hoa, Lâm tế hét, Đức Sơn đánh, v.v... không nói một lời mà bao nhiêu người liễu ngộ, trở về bản thể tuyệt đối tự tâm, được tự do tự tại.

Thế nên muốn được trở về bản thể tuyệt đối chân tâm, khôi phục lại sự tự do tự tại của chính mình, giác ngộ giải thoát, liễu sanh thoát tử một cách rốt ráo thì không còn cách nào khác ngoài Tối Thượng Thừa Thiền.

Như chỉ có một con đường xa lộ lớn thẳng tắc từ Saigon ra Vũng Tàu không còn đường nào khác. Chư Phật Quá Khứ đã từng đi con đường nầy, chư Phật hiện tại đang đi con đường nầy, chư Phật vị lai sẽ đi con đường nầy. Chúng ta là Phật vị lai nên phải đi và sẽ đi con đường nầy.

Còn không thì quanh co nhiều lối rẽ, quanh quẩn mãi trong vòng tương đối không thể ro khỏi được, chỉ nhọc uổng công ngày, tháng, năm, đời, kiếp mà thôi.

Vậy tôi nay tỏ hết lòng thành, tâm tư đã hết, lời cũng đã cạn, xin khuyến cáo cùng toàn thể đại chúng hiện tiền, bình tâm lắng nghe suy xét, nghiên cứu học hỏi, để đi cho đúng đường, không uổng nhọc một đời được làm người, một đời được nghe phật pháp, được hành phật pháp vậy!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

Thánh_Tri đã viết:Chư Phật Quá Khứ đã từng đi con đường nầy, chư Phật hiện tại đang đi con đường nầy, chư Phật vị lai sẽ đi con đường nầy. Chúng ta là Phật vị lai nên phải đi và sẽ đi con đường nầy.
ĐH Thánh_Tri có thể nêu ra cơ sở nào cho nhận định trên được không?

Cụ thể là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã tu pháp môn gì để thành đạo? Xin ĐH trích dẫn trong kinh văn, vì nếu nói mà không có bằng chứng thì ai có cảm tình với pháp môn nào sẽ dễ dàng nhận bừa rằng chính Phật đã thành đạo nhờ tu pháp môn đó. :">


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Nói được làm được, mới gọi là chân tu.
Nếu không thì hãy bảo tồn giá trị của người xưa cho người có duyên.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hanh phuc đã viết:
Thánh_Tri đã viết:Chư Phật Quá Khứ đã từng đi con đường nầy, chư Phật hiện tại đang đi con đường nầy, chư Phật vị lai sẽ đi con đường nầy. Chúng ta là Phật vị lai nên phải đi và sẽ đi con đường nầy.
ĐH Thánh_Tri có thể nêu ra cơ sở nào cho nhận định trên được không?

Cụ thể là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã tu pháp môn gì để thành đạo? Xin ĐH trích dẫn trong kinh văn, vì nếu nói mà không có bằng chứng thì ai có cảm tình với pháp môn nào sẽ dễ dàng nhận bừa rằng chính Phật đã thành đạo nhờ tu pháp môn đó. :">

Đọc tiểu sử của Phật Thích Ca thì ai cũng biết trước khi thành đạo ngài tu theo pháp Thiền Bà La Môn đoạn dứt lục căn, đạt đến phi tưởng phi phi tưởng, trải qua sáu năm vẫn không được giác ngộ, liền biết pháp nầy sai lầm, nên tắm gọi ăn uống và quyết chí ngồi tại góc cây Bồ Đề, dùng Thiền Bát Nhã Tam Muội hay Tối Thượng Thừa Thiền, hồi quang phản chiếu, trải qua 49 ngày thời tiết đã chính muồi, sáng hừng đông khi sao mai mọc, ngài liền phá vở vô minh mà minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, trở về với bản thể tuyệt đối là chân tâm tự tánh của ngài. Liền than rằng: Lạ thay! Lạ Thay! Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng trí huệ của Như Lai nhưng chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà chẳng thể chứng đắc." - Kinh Hoa Nghiêm.

Việc thấy Sao Mai mọc mà kiến tánh thì không khác gì các tổ khi xưa bên Thiền Tông, bị hét, bị đánh, nghe tiếng chuông trống, thấy hoa mai nở, nghe tiếng tù và v.v... mà ngộ đạo

Mới đầu Phật muốn vào Niết Bàn, không muốn hoằng pháp bởi ngài biết pháp ngài chứng là pháp kho tin! Chư thiên khuyên đừng vào niết bàn. Ngài đồng ý, từ đó tùy duyên mà giáo hóa chúng sanh, tùy căn tánh chúng sanh nên phương tiện có 4 thừa: Tiểu, Trung, Đại, Tối thượng. Thế cho nên Kinh Hoa Nghiêm nói:“Nếu có chúng sanh căn cơ thấp kém thì thuyết hạnh Thanh Văn cho họ, nếu căn cơ lanh lợi, ham Độc Giác thì thuyết đạo Duyên Giác cho họ, nếu có người từ bi, ham lợi ích chúng sanh thì thuyết hạnh Bồ Tát cho họ, nếu có người tâm trí huệ thù thắng thì chỉ thị ngay pháp Vô thượng của Như Lai”.

Tuy là có 4 thừa sai biệt tùy căn tánh chúng sanh, song, mục đích chính duy nhứt của 4 thừa là diều dắt chúng sanh trở về chân tâm tự tánh của họ. Hay nói cách khác, khiến họ giác ngộ giải thoát, liễu thoát sinh tử, tuyệt đối hoàn toàn. Cho nên Kinh Pháp Hoa nói:
“Trong mười phương quốc độ, duy có pháp Nhất Thừa, chẳng hai cũng chẳng ba, ngoài Phật thuyết phương tiện, chỉ dùng giả danh văn tự, dẫn dắt cho chúng sanh, nên nói trí huệ Phật, chỉ một sự thật này, ngoài ra đều chẳng chơn”.

Từ thời Phật Thích Ca còn tại thế đã lấy việc tu Thiền làm cơ bản, chứ không có pháp môn nào khác. Chỉ tại Thiền có cao thấp do căn tánh bất đồng, phương tiện lập ra 4 thiền: Tiểu, Trung, Đại, và Tối Thượng.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Bàn về sự khác biệt, có nhiều loại thiền định, như thiền ngoại đạo, thiền phàm phu, thiền Tiểu Thừa, thiền Trung Thừa, thiền Đại Thừa. Thiền tông ở Tàu là tổ sư thiền, hay thiền tối thượng, tức không đồng với các loại thiền khác. Song, người tu thiền trong đời mạt pháp, thật sự có tu lầm lạc, nên không lạ gì bị thiền sư Vĩnh Minh chê trách trong quyển Tứ Liệu Giản.(lời Thích Hằng Đạt) (còn tiếp...)


Theo lời bàn của Tu sĩ Thích Hằng Đạt về quyển Tứ Liệu Giản. Thiền ngoại đạo, thiền phàm phu và thiền tiểu thừa thì có phải là thiền của Đạo Phật hay không? - Hỉ xin thưa rằng, đó không phải là thiền của Đạo Phật.

Riêng về Thiền Tiểu Thừa (ám chỉ cho Thượng tọa bộ hay Trưởng lão Bộ, của Phật giáo Nguyên Thủy) của một số người thiếu năng còn nằm trong (thân kiến và biên kiến) chưa hiểu thế nào về sự đoàn kết sống theo lời Phật dạy: Từ Bi, Bình đẳng và Trí Huệ. Cho rằng thiền Tiểu thừa là thiền nguyên thủy thật là khập khễnh không có chứng cứ, sự thật thì thiền nguyên thủy chính là Như Lai Thiền chánh kiến của Phật giáo ngày nay. Xem đường link http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 41&t=10895

Quí Phật tử cần hiểu khái niệm về thiền tiểu thừa. Trước năm 1950, có một số soạn giả tông phái vì muốn thiên vị và tôn vinh phái mình là lớn nhất (Đại), tốt đẹp nhất.v.v. nên đã tự phong mình là Đại còn cho Tôn khác là nhỏ (Tiểu), đó là một hành động so sánh có tính chất mưu mô ích kỷ cá nhân của một số người ngoại đạo trá hình (ngụy quân tử) và lây lan đến những hành giả thuần tịnh nhẹ dạ.
(p/s. Xin đính chính. Hỉ không có ý nói về kinh Đại Thừa Phật giáo, hay Chánh tông Đại Thừa của Bắc Tông.)

Cho rằng Thiền trong Phật giáo Nguyên Thủy là Thiền của Tiểu Thừa Phật Giáo.


Nhưng sau 1950 kể từ ngày này. Đại hội Phật Giáo Thế Giới đã bát bỏ những danh từ Tiểu / Đại và thay thế các danh từ Phật giáo phát triển/Phật Giáo Nguyên Thủy, hoặc là Bắc Tông/Nam Tông PHật giáo.v.v.

Dù là Tông môn chánh phái nào cũng vậy phải lấy sự hòa nhã, tôn trọng lẫn nhau thì người ngoài mới vị nể, coi con nhà Phật điều có Đức tin và đại đoàn kết một nhà.

Xem Đức Thích Ca Mâu Ni Phật là Đức Từ Phụ cho hàng tứ chúng đệ tử sau này và mãi mãi sau này chỉ có Ngài là Đức Từ Phụ của cộng đồng Phật tử theo Đạo Phật.

Nhưng hà cớ gì có một số người mở miệng là người có học, có tu mà còn phải dùng danh từ ''tiểu/đại'' để chê khen với nhau, như vậy có đúng là đệ tử của Ngài hay không thế thôi !?

Hy vọng ở diễn đàn Đại Tạng Kinh chúng ta cũng không ngoại lệ, là giữ tình lục hòa với nhau, cũng là sự hoằng Pháp Đạo Phật nói chung.
------------------------------------------------------
Rồi lại có người phân biệt ra thiền trung thừa, thiền đại thừa thuộc về thiền giáo môn.

Còn thiền ở nước Trung Hoa (nước Tàu) thì tăng thêm một bực là Tổ sư thiền, Tối thượng thừa thiền. Hay Thiền Nhất thừa, để cố tạo thêm danh tiếng, cho người kính nể và hằng phục các tôn giáo Phật giáo khác. Đó là những người quên cội, nhớ nguồn của Tôn giáo. Sự thật thì Đạo Phật chỉ là một, mà thôi!


Vì vậy Thiền sư Vĩnh Minh chê trách và viết ra bài thi kệ Tứ Liệu Giản.
Nhằm ám chỉ số người căn cơ hạ liệt (tiểu thừa). Mà tự xưng là Đại, là Tổ sư, là tối thượng... Còn sự hành thiền thì rõng toát. =P~ Tham sân si tà kiến còn đầy.

Vì lẽ này mới có thêm cái danh nữa là Tiểu thừa để ám chỉ cho người chỉ biết lý thuyết thiền hay khoe trương mà không chịu thực hành thiền để làm tốt đời, đẹp đạo.
(còn tiếp...)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

Thánh_Tri đã viết:Mới đầu Phật muốn vào Niết Bàn, không muốn hoằng pháp bởi ngài biết pháp ngài chứng là pháp kho tin! Chư thiên khuyên đừng vào niết bàn. Ngài đồng ý, từ đó tùy duyên mà giáo hóa chúng sanh, tùy căn tánh chúng sanh nên phương tiện có 4 thừa: Tiểu, Trung, Đại, Tối thượng. Thế cho nên Kinh Hoa Nghiêm nói:“Nếu có chúng sanh căn cơ thấp kém thì thuyết hạnh Thanh Văn cho họ, nếu căn cơ lanh lợi, ham Độc Giác thì thuyết đạo Duyên Giác cho họ, nếu có người từ bi, ham lợi ích chúng sanh thì thuyết hạnh Bồ Tát cho họ, nếu có người tâm trí huệ thù thắng thì chỉ thị ngay pháp Vô thượng của Như Lai”.
ĐH Thánh_Tri có thể giải thích những khái niệm sau được không:

* Những pháp nào là Tiểu thừa?
* Những pháp nào là Trung thừa?
* Những pháp nào là Đại thừa?
* Những pháp nào là Tối thượng thừa?
* Thế nào là hạnh Thanh văn?
* Thế nào là đạo Duyên giác?
* Thế nào là hạnh Bồ tát?
* Thế nào là pháp vô thượng của Như Lai?

Và vẫn xin ĐH ghi rõ căn cứ từ kinh văn nào. Xin cảm ơn!

PS:
Thánh_Tri đã viết: Thế cho nên Kinh Hoa Nghiêm nói:“Nếu có chúng sanh căn cơ thấp kém thì thuyết hạnh Thanh Văn cho họ, nếu căn cơ lanh lợi, ham Độc Giác thì thuyết đạo Duyên Giác cho họ, nếu có người từ bi, ham lợi ích chúng sanh thì thuyết hạnh Bồ Tát cho họ, nếu có người tâm trí huệ thù thắng thì chỉ thị ngay pháp Vô thượng của Như Lai”.

.
ĐH có thể cho biết những đoạn trích dẫn kinh trong comment trên của ĐH thuộc phẩm nào của kinh Hoa nghiêm, hoặc xin ĐH cho đường link. Cảm ơn ĐH!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

="hanh phuc"]
* Những pháp nào là Tiểu thừa?
* Những pháp nào là Trung thừa?
* Những pháp nào là Đại thừa?
* Những pháp nào là Tối thượng thừa?
* Thế nào là hạnh Thanh văn?
* Thế nào là đạo Duyên giác?
* Thế nào là hạnh Bồ tát?
* Thế nào là pháp vô thượng của Như Lai?
1. Tiểu Thừa tức là Thanh Văn Thừa. Pháp của Thanh Văn Thừa là Tứ Đế Khổ Tập Diệt Đạo, 37 phẩm trợ đạo và 16 pháp thiền quán, ngay cả vipassana đều thuộc Thanh Văn Thừa.

2. Trung Thừa tức là Duyên Giác/Độc Giác Thừa. Pháp của Duyên Giác Thừa tức là Thiền Quán Thập Nhị Nhân Duyên.

3. Đại Thừa tức là Bồ Tát Thừa. Pháp của Bồ Tát Thừa tức là Lục Độ Ba La Mật.

4. Tối Thượng Thừa tức là Phật Thừa. Pháp của Tối Thượng Thừa cũng tức là Thiền trực tiếp từ Phật Thích Ca đến ngài Ca Diếp, Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng, Hoàng Bá, Lâm Tế v.v... Nói tóm lại Thiền nầy cần phải phát khởi nghi tình mới có thể trực nhập bản thể tuyệt đối một cách thẳng tắc.
Và vẫn xin ĐH ghi rõ căn cứ từ kinh văn nào. Xin cảm ơn! ĐH có thể cho biết những đoạn trích dẫn kinh trong comment trên của ĐH thuộc phẩm nào của kinh Hoa nghiêm, hoặc xin ĐH cho đường link. Cảm ơn ĐH!
Tối Thượng Thừa Thiền gọi là Giáo Ngoại Biệt Truyền. Tôi bất đắc dĩ mới mượn giáo môn Bồ Tát Tạng mà phân bài để tạm hiểu. Chứ kỳ thật Thiền Tông cũng không thuộc giáo môn nên không nằm trong Kinh Điển. Kinh Sách chỉ có thể tạm để nói và giải thích bản thể tuyệt đối, chứ không phải là đường lối tu của Thiền Tông. Vì vậy gọi là "Giáo ngoài biệt truyền trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật". Thiền Tông đòi hỏi phải tự tu tự chứng, còn có học rộng bao nhiêu kinh sách mà không có công phu đúng đường thì cũng phí công vô ích. Thế nên kinh nói "Tất cả kinh giáo như ngón tay chỉ trăng", hay kinh kim cang nói "tất cả những pháp môn Như Lai dạy dụ như thuyền bè".

Xưa Tổ Quy Sơn hỏi ngài Hương Nghiêm "bản lai diện mục trước khi cha mẹ sanh ra của ông là ai?". Ngài Hương Nghiêm lục tất cả kinh sách đều không tìm được câu trả lời. Mới đến hỏi tổ Quy Sơn giải đáp giúp. Tổ Quy Sơn nói nếu tôi nói trăng ra thì ông sau nầy ông sẽ trách tôi. Từ đó ngài Hương Nghiêm phát khởi nghi tình "bản lai diện mục của ta là ai?" đến một ngày cuốc đất chạm nhầm cục ngối, miếng ngối dăng đụng thanh tre kêu khẻn, ngài Hương Nghiêm liền giác ngộ. Liền lập bàn hương án hướng về tổ Quy Sơn mà đảnh lễ nói phải xưa thầy nói trắng ra thì con không thể ngộ được như hôm nay.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

Thánh_Tri đã viết:1. Tiểu Thừa tức là Thanh Văn Thừa. Pháp của Thanh Văn Thừa là Tứ Đế Khổ Tập Diệt Đạo, 37 phẩm trợ đạo và 16 pháp thiền quán, ngay cả vipassana đều thuộc Thanh Văn Thừa.

2. Trung Thừa tức là Duyên Giác/Độc Giác Thừa. Pháp của Duyên Giác Thừa tức là Thiền Quán Thập Nhị Nhân Duyên.

3. Đại Thừa tức là Bồ Tát Thừa. Pháp của Bồ Tát Thừa tức là Lục Độ Ba La Mật.

4. Tối Thượng Thừa tức là Phật Thừa. Pháp của Tối Thượng Thừa cũng tức là Thiền trực tiếp từ Phật Thích Ca đến ngài Ca Diếp, Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng, Hoàng Bá, Lâm Tế v.v... Nói tóm lại Thiền nầy cần phải phát khởi nghi tình mới có thể trực nhập bản thể tuyệt đối một cách thẳng tắc.
Thưa ĐH Thánh_Tri, nhận định trên là của riêng ĐH hay ĐH nghe ai nói lại?
Thánh_Tri đã viết:Tối Thượng Thừa Thiền gọi là Giáo Ngoại Biệt Truyền. Tôi bất đắc dĩ mới mượn giáo môn Bồ Tát Tạng mà phân bài để tạm hiểu. Chứ kỳ thật Thiền Tông cũng không thuộc giáo môn nên không nằm trong Kinh Điển. Kinh Sách chỉ có thể tạm để nói và giải thích bản thể tuyệt đối, chứ không phải là đường lối tu của Thiền Tông. Vì vậy gọi là "Giáo ngoài biệt truyền trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật". Thiền Tông đòi hỏi phải tự tu tự chứng, còn có học rộng bao nhiêu kinh sách mà không có công phu đúng đường thì cũng phí công vô ích. Thế nên kinh nói "Tất cả kinh giáo như ngón tay chỉ trăng", hay kinh kim cang nói "tất cả những pháp môn Như Lai dạy dụ như thuyền bè".
Nhận định trên là do ai nói cho ĐH biết? Người đó đã chứng ngộ chưa? Hay những điều đó ĐH biết được cũng là qua sách vở?

Mà tôi thấy chả cứ riêng Thiền tông mà bất cứ pháp môn nào thì cũng phải thực hành mới có thể "thực chứng" được. Nhưng trước khi thực hành thì phải nắm được Lý thuyết, kể cả Thiền tông cũng không ngoại trừ. Bằng không, chúng ta sẽ đi lầm đường hay còn gọi là "tu mù". Do đó, việc học kinh điển là không thể thiếu đối với người học Phật. Đó là lý do vì sao tôi lại hỏi ĐH căn cứ trên kinh văn nào? Bởi trong một rừng sách vở viết về Đạo Phật thì đúng là thượng vàng hạ cám, thật giả lẫn lộn. Kinh được các vị đệ tử A-la-hán kết tập ngay sau khi Phật nhập Niết Bàn cũng có, kinh xuất hiện sau khi Phật nhập Niết bàn hàng trăm năm cũng có, sách của các vị chân sư đã chứng ngộ cũng có, sách của các vị hữu học chưa chứng ngộ cũng có, mà sách của các tà sư mượn danh Đạo Phật trà trộn vào cũng có luôn. Chính vì vậy mà Đức Phật đã nhắc nhở cho hậu thế rằng:

“ Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: "Tại trú xứ kia, có một vị Thượng tọa, vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ Thượng tọa, tự thân lãnh thọ; như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Đạo sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, và nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh"
(Maha parinìbbàna sutta, kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ)

Một điều nữa, sự kiện "Niêm hoa vi tiếu" rất nổi tiếng hầu như ai cũng biết trong các nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung quốc, được kể lại trong rất nhiều sách vở Thiền tông, thậm chí cả người không theo Đạo Phật cũng biết, vậy mà sự kiện này lại không hề được ghi lại trong tạng kinh. Các nước theo Nam tông và ngay cả Phật giáo Bắc tông Tây tạng cũng không xác nhận có sự kiện này. Dù rằng theo Thiền tông thì Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã mang Thiền tông sang Trung quốc nhưng vì đây là một sự kiện tối quan trọng trong Phật giáo nói chung, diễn ra trong một Pháp hội đông đảo, hơn nữa theo Thiền tông TQ thì trước đó Thiền tông đã có 28 vị Tổ Ấn độ. Do đó việc sự kiện "Niêm hoa vi tiếu" không được ghi chép trong tạng kinh cũng như không được Phật giáo Ấn độ, Phật giáo Nam tông và Tây tạng chấp nhận đã gây ra một mối hoài nghi rằng đó chỉ là một sự ngụy tạo của người Trung quốc nhằm đề cao tông phái mình. ĐH Thánh _Tri có ý kiến gì để giải nghi vấn đề này một cách thuyết phục không?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Phật cũng dạy, chớ vọi mà tin, dù người đó là Thầy mình. Nhưng mình phải nghiên cứu và thực nghiệm trước rồi mới tin.

Cũng thế bây giờ nghe nói Thiền Tông thì không ai bắt mình phải tin liền. Mình hãy nghiên cứu kỹ và thử thực hành xem rồi mới quyết định là Tin hay không tin, mới quyết định là đúng hay sai.

Nói cách khác rất dễ hiểu như sau.

Chúng ta có đồng ý là mình có vọng tâm vọng niệm hay hưng khởi trong đầu mình hay không?

Chính những vọng tâm vọng niệm đó làm mình mê muội, lầm chấp đủ thứ, tạo bao ác nghiệp. Thế thì muốn giải thoát giác ngộ thì cần phải sử lý vọng tâm vọng niệm đó.

Thì chính Thiền Tông chỉ cho mình cách mượn vọng tâm để xóa sạch hang ổ của vọng tâm mà giác ngộ giải thoát.

Đó không ngoài việc đức Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện giảng dạy trong 49 năm thuyết pháp.

Cho nên đối với Thiền Tông, lịch sử cũng không quan trọng lắm. Ăn thua là hiện tại mình thực hành tham thiền có thật được kết quả là như chư Phật chư Tổ nói hay không? Có bớ tham sân si, có buông xã được lầm chấp, có thấy an vui giải thoát tự tại không? có tăng trưởng trí huệ, từ bi hay không? Nếu có thì tức là đi đúng đường.

Chỉ tự hỏi lại chính mình thôi, và kinh nghiệm tu tập mình là đúng hay sai thì tự biết. Không cần phải tìm tòi trong lịch sử, bởi sử lý là do người đời sau viết cũng có khi sai.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
huuhoc
Bài viết: 150
Ngày: 05/09/11 11:22
Giới tính: Nam

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi huuhoc »

Đạo hữu Thánh Tri viết đúng đó, ví như mình nghe một vị thầy giảng dạy đúng nhưng chính người nghe hiểu sai lời dạy rồi tu tập sai trái, không chịu hỏi lại vị thầy ấy cho rõ rồi tự suy đoán rằng vị thầy ấy dạy sai, đem lòng nghi kị hiểu lầm không chịu cố gắng tìm hiểu thêm, đây là lỗi của học trò, còn ví như mình nghe một vị thầy giảng dạy sai nhưng chính người nghe pháp thấy hợp ý mình liền đem hết lòng tin cho là dạy đúng và y lời làm theo tuy là nhận thấy lời dạy có điều chi bất ổn, tâm tham sân càng ngày càng nhiều thay vì giảm bớt hề hề ...., nhưng vì nể lời thầy dạy cho là tu lâu năm nên chẳng dám hỏi lại, cứ nhắm mắt tin càn, đây là lỗi của học trò có đức tin sai trái, nhưng nếu gặp học trò là người thẳng thắng thì dù gặp vị thầy giảng đúng hay giảng sai đều đem ra hỏi lại những lời chưa hiểu hay những thắc mắc về lời giảng hay cách tu tập v.v..... còn tin đồn thì...hề hề khỏi nói rồi, chừng nào chính mắt thấy hoặc nhìn tư cách giới hạnh hay tham sân si của vị ấy như thế nào, chớ nghe người khác nói lại hay tự mình suy đoán.hề hề....dù là kinh văn cũng vậy,hề hề ...chớ vội tin hết..hề hề dành thì giờ học hỏi và tu tập mới được, dù vậy chớ nên chấp thủ ý riêng hãy đem hỏi các vị thầy nào khác mà mình nhận thấy có giới hạnh trong sạch và lời giảng đơn giản, dể hiểu, trong sáng rõ ràng những thắc mắc không rõ ràng về pháp học cũng như pháp hành.hề hề...cái việc này phải chính người học Phật pháp phải tự mình quyết định lấy.hề hề...
1. Tiểu Thừa tức là Thanh Văn Thừa. Pháp của Thanh Văn Thừa là Tứ Đế Khổ Tập Diệt Đạo, 37 phẩm trợ đạo và 16 pháp thiền quán, ngay cả vipassana đều thuộc Thanh Văn Thừa.

2. Trung Thừa tức là Duyên Giác/Độc Giác Thừa. Pháp của Duyên Giác Thừa tức là Thiền Quán Thập Nhị Nhân Duyên.

3. Đại Thừa tức là Bồ Tát Thừa. Pháp của Bồ Tát Thừa tức là Lục Độ Ba La Mật.

4. Tối Thượng Thừa tức là Phật Thừa. Pháp của Tối Thượng Thừa cũng tức là Thiền trực tiếp từ Phật Thích Ca đến ngài Ca Diếp, Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng, Hoàng Bá, Lâm Tế v.v... Nói tóm lại Thiền nầy cần phải phát khởi nghi tình mới có thể trực nhập bản thể tuyệt đối một cách thẳng tắc.
Còn phần trên này đạo hữu Thánh Tri chớ vội tin nhé ! Hãy để đó.. hề hề ..chừng nào kiến tánh rồi tự biết thôi.hề hề....
Chúc cả nhà an lạc. tangbong cafene .hề hề...


Duyên khởi tâm sanh
Duyên diệt tâm diệt
Các pháp hành đều vô thường, đều khổ não,đều vô ngã
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Thánh_Tri đã viết: Cho nên đối với Thiền Tông, lịch sử cũng không quan trọng lắm. Ăn thua là hiện tại mình thực hành tham thiền có thật được kết quả là như chư Phật chư Tổ nói hay không? Có bớt tham sân si, có buông xã được lầm chấp, có thấy an vui giải thoát tự tại không? có tăng trưởng trí huệ, từ bi hay không? Nếu có thì tức là đi đúng đường.
Được mấy dấu hiệu đó thì tốt, nhưng mà tốt thì không có nghĩa là đúng đường Thiền Tông.
DH tu Thiền Tông mà vẫn lầm lẫn như thế, hoài công vô ích, xem ra hãy đốt sạch mọi tư tưởng thì mai ra còn được.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tu Thiền không Tu Tịnh...

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

Thưa ĐH Thánh_Tri, ĐH thử dùng tâm buông xả các định kiến được huân tập từ bao lâu nay để có thể khách quan đọc lại các bài viết sau về Tổ Sư Thiền nhé:

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =60#p91393

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =24#p32678

Thánh_Tri đã viết: Tiểu Thừa tức là Thanh Văn Thừa. Pháp của Thanh Văn Thừa là Tứ Đế Khổ Tập Diệt Đạo, 37 phẩm trợ đạo và 16 pháp thiền quán, ngay cả vipassana đều thuộc Thanh Văn Thừa.
ĐH Thánh_Tri hãy đọc lời dạy sau của Thế Tôn trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, để xem Ngài nói thế nào về Tứ Đế, 37 phẩm trợ đạo và về Bồ Tát Đạo nhé:

"Vì không nhận thức được bốn chân lý mà các người và Như Lai đã phiêu dạt trong vòng luân hồi từ vô lượng kiếp đến nay. Này chư Tỳ Khưu, bốn chân lý ấy là gì? Đó chính là Khổ, Nguyên Nhân của sự khổ, Chấm Dứt sự khổ và Con Đường đưa đến chấm dứt sự khổ. Nhưng nay, các người và Như Lai đã thực chứng, giác ngộ được những chân lý ấy, và vì thế chúng ta đã chấm dứt vòng luân hồi"

"Này các Tỷ-kheo, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ngươi, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỷ-kheo, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng của đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.”

(Maha parinìbbàna sutta, kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ)

Thánh_Tri đã viết: Trung Thừa tức là Duyên Giác/Độc Giác Thừa. Pháp của Duyên Giác Thừa tức là Thiền Quán Thập Nhị Nhân Duyên.
ĐH Thánh_Tri có thể tham khảo bài giảng của HT.Thích Chơn Thiện về đề tài Duyên Khởi theo Link http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 617#p91605 . Xin được trích một đoạn sau:

Tại sao giác ngộ Duyên khởi là giác ngộ tối thượng? - Nếu không muốn nói là "Pháp nhĩ như thị" (Pháp vốn như vậy) thì câu trả lời giản dị nhất là Duyên khởi nói lên thực tính của các pháp. Thực tính ấy là Duyên sinh tính hay Vô ngã tính. Trung Bộ Kinh I, số 28; Tương Ưng III, tr. 144 và Tiểu Bộ I, tr. 48 chép lời Thế Tôn: "Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Phật (Ta)". Thấy Phật quả là sự giác ngộ tối thượng.

Ở đây cho thấy thực tại là Duyên khởi, Vô ngã. Ðây chính là thật pháp, như pháp, là thật tánh, bất hư vọng tánh, như chủ trương của Hoa Nghiêm qua giáo lý "Pháp giới trùng trùng Duyên khởi". Không có một sự cao thấp nào giữa Duyên khởi được Thế Tôn chứng ngộ trình bày dưới mười hai chi phần nhân duyên (Tương Ưng Bộ Kinh II) và Duyên khởi của Hoa Nghiêm cả.

Tại đây, chúng ta có thể ổn định kết luận rằng Duyên khởi là giáo lý nền tảng nhất của Phật giáo. Dù Duyên khởi được nhìn dưới quan điểm bộ phái nào, dù được trình bày dưới định thức tổng quát "Cái này có, cái kia có...." hay dưới mười hai chi phần nhân duyên, nó vẫn chuyên chở đầy đủ ý nghĩa thậm thâm nhất. Cho rằng Duyên khởi là giáo lý thuộc Duyên giác thừa hay Tiểu thừa chỉ là một thiên chấp hay là một ngộ nhận đáng tiếc.


Đến đây, ĐH Thánh_Tri chắc đã hiểu ra vì sao khi dịch Kinh nguyên thủy Pali, cố HT.Thích Minh Châu là người thông hiểu cả Nam tông lẫn Bắc tông đã cảm khái viết rằng:

Cho dịch và cho in các bản kinh Pàli, chúng tôi không mong muốn gì hơn là để các Phật tử, các học giả, các sinh viên được đọc thẳng vào kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, và tự mình tìm hiểu những lời dạy thật sự của Đức Phật, khỏi phải qua những lập trường của các bộ phái. Nhất là khỏi phải qua những xuyên tạc của những học giả và những phật tử muốn giải thích đạo Phật theo dục vọng và tà kiến của mình.

Muốn tránh những tai nạn trên, cần nhất là phổ biến những kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để Phật tử được đọc thẳng ngay kinh Phật, khỏi qua một ống kính màu nào. Đạo Phật cần những cá nhân Phật tử biết suy tư, biết phân tích, biết tự tìm hiểu rồi xác nhận sự hiểu biết của mình, ngang qua sự hành trì, kinh nghiệm cá nhân. Đạo Phật không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạt mù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo xuyên tạc đạo Phật theo tà kiến dục vọng của mình.

Chính kinh Đại Bát Niết Bàn, trang 124- 126, tập III có ghi rằng, dù chúng ta có nghe vị Tỳ-kheo nào nói tự thân nghe Đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng tọa, Thủ chúng v.v... nói như vậy là pháp, như vậy là luật, Đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với kinh, đối chiếu với luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu suy tư khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thủy nhất hay gần nguyên thủy nhất của Đức Phật.

Thật sự chúng tôi chỉ mong rằng quý vị đọc thật kỹ và suy tư thật chín chắn những đoạn mà chúng tôi phiên dịch rồi quý vị hãy tự hỏi, những đoạn ấy có phải là những đoạn “Tiểu thừa” dành riêng cho những vị có tiểu tâm, chỉ tư lợi không biết vị tha, chỉ biết tự giác không biết giác tha. Như chúng tôi đã phân tích trong lời giới thiệu bản dịch tập “Đại Thừa Và Sự Liên Hệ Với Tiểu Thừa.” Chúng ta đừng có mắc bẫy các vị Bà La Môn Ấn Độ giáo tìm cách gán cho chữ “Tiểu Thừa” để loại ra ngoài những lời Phật dạy căn bản, như một số phật tử Đại thừa đã bị mê hoặc, không dám đọc những lời Phật vì bị gán nhãn hiệu Tiểu Thừa.

Thật sự Đạo Phật đâu có phân biệt Tiểu Thừa và Đại Thừa, đâu có chia đôi Chân đế, Tục đế, đâu có chia nhánh tông phái nọ tông phái kia. Những sự phân chia này chỉ là hậu tác phẩm, hoặc của giáo sĩ Bà La Môn mang danh phật tử muốn loại bỏ những gì tinh túy nhất của Đạo Phật không cho Phật tử học và tu, hay của một số đệ tử Phật muốn làm Tổ sư một giáo phái nên đề xướng các chủ thuyết lấn át những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật.

Càng dịch, chúng tôi càng thấy rõ ác ý của các nhà Bà La Môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để gán vào những lời dạy thực sự nguyên thủy của Đức Phật và khiến cho các Phật tử không dám đọc, không dám học, không dám tu những pháp môn ấy. Càng dịch, càng thấy rõ dụng tâm hiểm độc của các vị Bà La Môn, đã khôn khéo xuyên tạc Đạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, những tinh hoa cao đẹp nhất của tư tưởng nhân loại, đã bị những tư tưởng tà giáo xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che dấu, không được biết đến, không được học hỏi tu hành. Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Những lời ba hoa của Ma Vương, các cuộc đo tài của những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ của những kẻ mới tập tểnh đi vào con đường triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sáng rực rỡ của chân lý quét sạch.


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách