Tâm vô ngã

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Tâm vô ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tâm vô ngã

Tại sao nói "ta không có thật" ?
Tại vì ta không thường hằng, bất biến. Mà nếu biến đổi thì ta không còn là ta nữa. Vì vậy ta không có thật.


Thực chất là : Thể chất của ta do các thứ ngoại lai hợp thành. bốn thứ : Đất , nước, gió, lửa đều không phải ta.
Về tinh thần gồm các suy tư, tình cảm, cảm xúc , đều biến đổi và biến đổi rất nhanh. Chúng không thường hằng.
Cho nên dù về thể chất hay tinh thần đều không phải ta. Do đó "TA" không thật có.


Cũng thế. Nếu ta đã như vậy thì người khác cũng như vậy. mọi sinh vật khác cũng đều như vậy. Vì vậy chúng sinh không thật có.
Nếu chúng sinh không thực có thì cảnh giới cũng không, vì chẳng còn ai (người hay vật) để nhận ra chúng.
Nếu có thấy, chỉ là do các giác quan đánh lừa chúng ta mà thôi.


Pháp giới là ảo, nhưng mọi cái ảo đều phải nhờ cái có thực mà hiển hiện. Cũng như con rối phải có tay người tác động mới hoạt động được.
Xem phim phải có màn ảnh, có máy chiếu v.v…mới hiện hình lên đươc.

Cái có thực đó là cái nhận biết của ta, là tánh biết của ta, là tâm của ta.
Tâm ta vốn trống không, nhưng nó có tánh nhận biết cho nên Pháp giới mới hiện lên được.

Vì vậy ta không có ngã, không có một cái tâm riêng cho mỗi người, mà chỉ có một cái tâm chung cho toàn thể chúng sinh. Một cái tâm bao hàm pháp giới mà thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tâm vô ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thành Phật có nghĩa là trở về cái tâm bất động ấy. Cho nên tu là để trở về.
Vì Tâm ấy là Phật, Tâm ấy là chúng sinh, nên kinh nói " Tâm, Phật, chúng sinh là một".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tâm vô ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vì pháp giới do tâm tạo , tất nhiên sắc thanh hương vị xúc pháp cũng đều do tâm tạo.
Vì sắc vốn không nên thọ tưởng, hành thức cũng không. Tức là ngũ uẩn giai không.

Kinh Đại Bảo Tích nói rằng “Nếu quán được ngũ uẩn không thật thì sẽ không bị sinh tử ràng buộc” , tức là đã thoát ra khỏi lục đạo luân hồi.

Tâm kinh Bát Nhã nói rằng : Bồ Tát Quán Âm xem thấy ngũ uẩn giai không nên vượt qua hết mọi khổ ách.

Vì sao ? Vì sắc tức là tâm hiện, mà tâm vốn không nên sắc tức là không , và ngược lại không tức là tâm, mà tâm hiện sắc nên không tức là sắc.
Sắc uẩn đã như thế , thì thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.

Tất cả các pháp đều không có tướng riêng. Tướng của nó là do tâm hiện. Vì nó không có tướng, không có thể nên nó không có thật . Nó không thật sự được sanh ra, nên không thật bị mất đi. Vì nó không có thật nên nó không nhơ không sạch, không tăng không giảm . Vì sao ? Vì nhơ sạch, tăng giảm là nhờ vào hình tướng mà phân biệt. Các pháp không có tướng nên không sa vào đó.

Trong cái tâm không ấy không có sắc thụ tưởng hành thức, không có mắt tai mũi lưỡi thân ý, không có cái vô minh, nên cũng không có cái hết vô minh,. Không có khổ tập diệt đạo để tu, cũng không có trí tuệ, không có chứng đắc.

Các Bồ tát căn cứ vào cái tâm Bát nhã đó, hiểu rằng tất cả mọi pháp không có thật, Thiên đàng, địa ngục không có thật, thiện ác không có thật, khổ nạn, sung sướng đều không có thật, nên tâm không vướng mắc vào đâu, không sợ hãi, mà vượt qua tất cả. Vĩnh viễn rời khỏi điên đảo, mộng tưởng mà đạt tới Niết Bàn cuối cùng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tâm vô ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Sự sai lầm căn bản.

Ngài Cưu Ma La Thập nói rằng :
Chúng sinh chấp mình làm vật nên mê mờ
Vì sao ?
Vì vạn pháp do tâm tạo. Cái pháp giới trùng trùng cõi Phật đây , tất cả đều hiện ra trong tâm ta. Nhưng ta lại cho rằng nó là vật ở ngoài. Cho ên mới nói ràng chúng sinh chấp mình làm vật nên mới lầm lạc, mê mờ.

Chúng sinh chấp vật làm mình nên mới sinh tử.
Tại sao ?
Vì cái thân này là do tứ đại, do đất nước gió lửa, do ngũ ấm tạo thành. Nó chẳng phải ta, nó biến đổi nhanh chóng. Thế nhưng ta lại chấp nó là ta. Do sự điên đảo đó ta mới bị sinh tử.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tâm vô ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tâm và pháp giới

Khi chúng ta nhắm mắt lại, quán sát tự tâm, ta không thể phân biệt chỗ nào là trong thân, chỗ nào ngoài thân, chỗ nào là khoảng giữa . Vì sao ?
Vì Tâm ở một không gian khác, một thế giới khác, trong cái thế giới ấy, không có không gian và thời gian, nó luôn luôn như thế, bất động.
Nhưng Tâm liên hệ với ta qua lục căn (sáu cửa). Qua 6 cửa này nó phóng chiếu vào thế giới của ta những nhận biết (Thấy, nghe, hay, biết, ngửi, nếm, cảm nhận ...) và làm cho ta tưởng rằng ta đang ở trong một thế giới bên ngoài.
Kỳ thực, thế giới ấy là do tự tâm ta chiếu ra. Nó biến hiện theo ý thức của ta. Nếu ta có ý thức tốt đẹp, thì thế giới bên ngoài sẽ tốt đẹp. Nếu ta có ý thức xấu ác thì thế giới bên ngoài sẽ xấu ác .
Ý thức thì xoay chuyển, biến đổi, cho nên thế giới bên ngoài cũng luôn luôn biến đổi, vô thường.
Nhưng ta lại chấp cái thế giới vô thường đó là thật có (Hữu), và chấp cái ý thức biến đổi kia là chính ta (Ngã). cho nên ta mãi mãi xoay vần trong luân hồi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tâm vô ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Dùng niệm Phật gõ cửa Chân Như

Sao gọi là dùng niệm Phật gõ cửa Chân Như ?
Câu này có hai nghĩa :

Gián tiếp : Là ta niệm Phật, được vãng sanh về Tây Phương. Ở đó ta gặp chư Phật và chư Bồ Tát. Các ngài sẽ hóa độ cho chúng ta được giác ngộ, tức là chứng nhập Chân Như.

Trực tiếp Là :Chân Như tức là chơn tâm của ta. Nó biểu hiện ra ở ta tại Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý . Vậy là sao tiếp xúc được với Chơn Như ?
Theo pháp Quán viên thông vủa Bồ Tát Quán Thế Âm, Vì nghe phát khởi từ Chơn Như, nên ta quán sát tánh nghe , thay vì nghe bên ngoài, ta xoay tánh nghe về bên trong để tìm về nguồn gốc của tánh nghe, tức tìm về Chơn Như.
Nhưng muốn là rõ cái tánh nghe, phải nghe âm thanh. Nhưng nghe âm thanh bên ngoài sẽ khiến ta loạn tưởng. Vì vây ta dùng danh hiệu Phật để quán tánh nghe.
“Nam mô A Di Đà Phật” sáu chữ khi niệm diệt tan bao nhiêu tội lỗi. Dùng sáu tiếng đó để quán tánh nghe, thể nhập Chơn Như , gọi là Dùng niệm Phật để gõ cửa Chơn Như .


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách