Tịnh Độ Tập Yếu

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh Độ Tập Yếu
(12/8/2018) (24) T3

Trưởng Lão cư sĩ Hạ Liên Cư
Lão cư sĩ Hạ Kế Tuyền, tự Phổ Trai, hiệu Cừ Viên; khi tỵ nạn tại Nhật Bản, lấy tên là Hạ Tuyền, khi về nước đổi thành Liên Cư, biệt hiệu là Nhất Ông. Hạ lão cư sĩ là người Vận Thành, tỉnh Sơn Ðông, Trung Quốc, là con trưởng của quan đề đốc hai tỉnh Vân Nam –Quý Châu triều Thanh là cụ Hạ Tân Dậu, thụy hiệu Tráng Vũ Công. Hạ lão cư sĩ sanh ngày 20 tháng Ba năm 1884 tại Vu Ðiền, Tân Cương. Về già, ông sống tại Bắc Kinh và đến ngày 14 tháng 12 năm 1965, không bịnh mà mất, trụ thế 82 năm. Sinh bình, Hạ lão cư sĩ từng giữ các chức vụ tri châu tỉnh Trực Lệ, tri huyện Tịnh Hải, tri phủ Giang Tô, đoàn luyện phó đại thần tỉnh Sơn Ðông. Sau cách mạng Tân Hợi (1911), được đề cử giữ chức hội trưởng hội Liên Hiệp Các Giới tỉnh Sơn Ðông để tuyên cáo tỉnh Sơn Ðông độc lập. Khi chế độ Dân Quốc được thành lập, ông được mời giữ chức cố vấn tối cao cho phủ Ðề Ðốc tỉnh Sơn Ðông, kiêm nhiệm các chức bí thư trưởng, tham mưu trưởng v.v… Năm 1916, giữ chức bí thư trưởng phủ Tổng Thống. Năm 1918, được bầu làm nghị viên Quốc Hội, đảm nhiệm chức giám đốc viện bảo tàng Tề Lỗ Kim Thạch Họa Thư Quán, đồng thời làm lâm trưởng của Sơn Ðông Phật Giáo Cư Sĩ Lâm. Năm 1920, giữ chức Giám Vận Sứ tỉnh Sơn Ðông, tận lực bài trừ những tệ đoan lâu đời trong việc đánh thuế muối, được dân chúng khen ngợi khôn cùng. Năm 1921, ông từ chức để trù bị kế hoạch lập đại học Ðiền Phụ và đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng trường Ðông Lỗ. Năm 1925, vì xảy ra vài biến cố chính trị, ông lánh nạn qua Nhật và hai năm sau, Hạ lão cư sĩ trở về nước, dưỡng bệnh ở vùng Thiên Tân - Ðại Cô. Năm 1932, chuyển đến sống ở Bắc Kinh, chuyên tâm nghiên cứu, hoằng dương Phật pháp. Năm 1939, cùng với Hiện Minh trưởng lão, phương trượng chùa Quảng Tế ở Bắc Kinh, cư sĩ Cận Dực Thanh (Vân Bằng) sáng lập Tịnh Tông Học Hội, lấy ngày khánh đản Ðại Thế Chí Bồ Tát làm ngày kỷ niệm sáng lập hội, với tông chỉ: “Nghiên cứu kinh điển Ðại Thừa, phát dương tinh thần Phật giáo - Lấy tín nguyện trì danh để nhập Di Ðà Nguyện Hải”. Tổ chức này không có một cơ cấu quản trị trung ương mà chỉ hoạt động dựa trên tinh thần tự giác cộng tu của các đoàn viên, lấy việc hoằng dương Tịnh Ðộ làm sự nghiệp chính. Thoạt đầu, Tịnh Tông Học Hội chỉ tổ chức các khóa Phật thất mỗi năm vài lượt tại các chùa Quảng Tế, Hiền Lương, Niêm Hoa, Cực Lạc Am và trường tiểu học Từ Ðức cũng như cung thỉnh các vị cao tăng đại đức, cư sĩ hữu danh luân phiên diễn giảng. Năm 1945, Hạ lão cư sĩ cùng các nhân sĩ thuộc Bắc Hải Ðoàn tổ chức pháp hội tiêu tai cầu nguyện hòa bình vào đúng ngày thánh đản Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kéo dài suốt bảy ngày, quy tụ cả vạn người tham dự. Dưới thời Mao Trạch Ðông, các tự miếu bị, kiểm soát chặt chẽ, nhưng Tịnh Tông Học Hội vẫn kiên trì duy trì những pháp hội “bỏ túi” dù không còn có cơ hội tổ chức các Phật thất cộng tu như trước năm 1949 nữa. Chính nhờ sự hoằng pháp liên tục âm thầm của Tịnh Tông Học Hội tại Hoa Lục, Phật giáo Trung Hoa vẫn bảo tồn được nguyên khí và có dịp phục hưng sau khi cơn đại hoạn Cách Mạng Văn Hóa chấm dứt. Hạ lão cư sĩ là người rất ham học, tính tình nghiêm cẩn, thông duệ hơn người, thường hay quên ăn bỏ ngủ để đọc sách. Có những lúc dù chính sự bề bộn, ông vẫn không hề xao nhãng việc học. Lúc trẻ, ông chú trọng từ chương, thông đạt các học thuyết Tống Nho, Lão Trang, nhưng càng lớn tuổi, ông càng chuyên tâm nghiên cứu nội điển nhà Phật. Do vậy, sự hiểu biết của ông về thế học lẫn Phật học rất quảng bác. Trước tác của ông, gồm đủ thể loại thơ văn, được các văn đàn khen ngợi đón chào nồng nhiệt. Hạ lão cư sĩ thông hiểu thông suốt ba tông Thiền, Tịnh, Mật, nhưng vẫn quy hướng Tịnh Ðộ, lấy việc hoằng dương Tịnh Tông làm lẽ sống. Dù từng bao lượt thăng pháp tòa dạy pháp cho cả Tăng lẫn tục, bao Tăng Ni nhờ Hạ lão cư sĩ khai ngộ bỏ tục xuất gia, suốt đời ông luôn khiêm cung, giữ lễ đệ tử tục gia đối với các bậc tôn túc trong Phật Môn. Những người theo học với ông thường suốt đời kính mộ, coi ông như một bậc Ðại Sĩ tại gia Bồ Tát. Ðề tài diễn giảng của ông rất rộng, bao gồm phần lớn những kinh luận chủ yếu của Phật Giáo Ðại Thừa, nhưng mỗi bài diễn giảng đều quy dẫn về Tịnh Nghiệp. Trong suốt mấy mươi năm ở Bắc Kinh, Hạ lão cư sĩ tích cực hoằng dương Tịnh Tông, đào tạo được nhiều học trò lỗi lạc về hoằng pháp lẫn biên thuật. Người nổi tiếng nhất trong số này là cư sĩ Hoàng Niệm Tổ. Các vị tôn túc pháp sư đương đại như Ðế Nhàn, Huệ Minh, Tỉnh Minh cũng đều hâm mộ, tán thán nồng nhiệt công hạnh hoằng dương Tịnh Nghiệp, hoằng pháp độ sanh của Hạ đại sĩ. Ngay đến bậc Thái Sơn Bắc Ðẩu của nhà Thiền là Hư Vân Ðại Lão Hòa thượng cũng ngậm ngùi bảo: “Chẳng biết bao giờ ta mới có dịp gặp được vị đại thiện tri thức ở phương Bắc này!” Tiếc thay vô thường chợt đến, duyên thị hiện hóa độ của bậc Ðại Sĩ đã tận. Một ngày mùa Ðông năm 1965, Hạ lão cư sĩ chợt cảm thấy không khỏe. Ngay trong đêm ấy, ông an tường quy Tây giữa tiếng niệm Phật, trụ thế 82 năm, để lại sự thương tiếc muôn đời cho các môn nhân.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh Độ Tập Yếu
(13/8/2018) (27) Hết T3

Hoàng Niệm Tổ lão cư sĩ
Trong các vị cư sĩ hữu danh, thạc đức cận đại của Trung Hoa, ngoài những vị như Lý Bỉnh Nam, Vương Bác Khiêm, Hạ Liên Cư, Mai Quang Hy… cụ Hoàng Niệm Tổ thường được nhắc đến như là một vị đại đức cư sĩ có công rất lớn trong việc hoằng truyền Tịnh Tông đương đại. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, pháp hiệu Long Tôn, ngoại hiệu Tâm Thị, Lạc Sanh, biệt hiệu Lão Niệm, Bất Thoái Ông. Hoàng lão sanh ngày mồng Sáu tháng Ba năm Quý Sửu (1913). Cha mất sớm. Mẫu thân là Mai thái phu nhân một lòng tin tưởng Phật pháp, lễ kính Tam Bảo, tịnh hạnh tót vời. Ông tánh tình thuần hiếu, ngay từ nhỏ đã khác với những đứa trẻ khác: không thích đùa nghịch, có ý thức trách nhiệm cao. Cung cách cư xử, ứng đáp, tiến thoái không gì là không đắc thể, không ai là không khen ngợi, ưa mến. Ông thường theo mẹ đi tụng kinh, nghe pháp. Ông được cậu ruột là lão cư sĩ Mai Quang Hy, một vị đại đức trong Tịnh tông thời ấy, răn dạy, hun đúc nên chí thú siêu quần, tỏ rõ tính cách của một con người túc căn phước đức thâm hậu. Lần đầu đọc đến kinh Kim Cang, ông đã thâm nhập được diệu lý Vô Trụ Sanh Tâm, tâm hồn chấn động lớn lao. Từ đấy trở đi, ông nhiều lượt cảm thấy như được đề hồ quán đảnh, thân tâm trong ngoài thanh lương, nhuận trạch. Ông cho rằng: “Muốn dùng tâm phàm phu mà thấu đạt niệm được cảnh giới ấy, ngoài niệm Phật hay trì chú không còn cách nào khác nữa!” Từ đấy về sau, đối với Phật pháp, ông phát lòng sùng kính sâu xa. Năm hai mươi hai tuổi (1935), ông làm việc trong ngành khai thác than đá. Có một lần, trong giấc mộng, thấy cả nhà đều rỗng không, tâm chợt trở thành một phiến rỗng rang. Ðó là lần khai ngộ đầu tiên. Trong thời kỳ kháng Nhật, Trung Hoa chìm đắm trong cơn binh hỏa, ông càng thêm tinh thành học Phật, từng quy y với bậc cao tăng đại đức của Thiền Tông đương đại là Hư Vân Thượng Nhân. Ông cũng quy y với đệ tử đích truyền của Tổ Sư Nặc Na phái Cổ Mật Hồng Giáo (Nyingmapa) là thượng sư Liên Hoa Chánh Giác Vương và quy y thượng sư Cống Cát của phái Tây Tạng Bạch Giáo (Kargyupa). Về sau, vào năm 1959, ông được truyền thừa ngôi vị Kim Cang A Xà Lê của Liên Hoa Tinh Xá, kế thừa y bát và di chúc của thượng sư Liên Hoa Chánh Giác Vương. Năm ông 32 tuổi (1944), ông được cụ Mai Quang Hy dẫn đến tham học với bậc Thiền Tịnh đại đức là lão cư sĩ Hạ Liên Cư. Ông thâu hoạch lợi ích lớn lao, được cụ Hạ coi là đệ tử đắc ý. Hạ đại sĩ thâm hiểu Nho, Phật cũng như dung hội, quán thông sâu xa tông chỉ của các tông Thiền, Tịnh, Mật. Cụ Hạ trước tác rất nhiều, hoằng dương yếu chỉ Tịnh Ðộ đến chỗ thâm vi. Tác phẩm tâm huyết được đánh giá cao nhất của Hạ lão sư là công trình hội tập năm bản dịch kinh Vô Lượng Thọ mang tựa đề Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác Kinh (gọi tắt là Ðại Kinh). Cư sĩ Hoàng đích thân nghe Hạ đại sĩ giảng kinh này nhiều lượt, ghi chép tường tận và bản thân mình cũng thâm đắc pháp yếu của cả Thiền lẫn Tịnh. Vào thập kỷ 1960, ông soạn một bản Ðại Kinh Huyền Nghĩa Ðề Cương trình lên tôn sư giám định, được cụ Hạ hoan hỷ hứa khả, giao trọng trách chú giải để hoằng dương yếu chỉ của Ðại Kinh. Cụ Hạ cũng cho phép cư sĩ Hoàng được tùy ý vận dụng kiến giải của mình để phát huy huyền nghĩa của kinh. Năm 40 tuổi (1953), cư sĩ Hoàng làm giáo sư tại đại học Thiên Tân. Trong thời gian này, ông càng ra sức tu hành, tham học kinh điển. Có một ngày nọ, bao nhiêu kiến giải chợt dứt bặt hết. Trình lên Hạ đại sĩ giám định, ông được Hạ công ấn khả là chân khai ngộ, khen ngợi đã đạt Nhất Tâm. Kế đó, thượng sư Liên Hoa Chánh Giác Vương cũng xác nhận ông đã khai ngộ không còn ngờ gì nữa. Trong cơn biến loạn Cách Mạng Văn Hóa ở Hoa Lục, cư sĩ Hoàng gặp phải nhiều cơn gian nan, thử thách, nhưng không hề biếng trễ việc tu tập. Càng gian nan, khốn khổ, ông càng thêm dũng mãnh tinh tấn, đạt được nhiều lợi ích rộng lớn trên đường Ðạo, đúng như cổ đức răn nhắc: “Phải nếm đủ gian nan, khốn khổ mới thành tựu được!” Nhiều phen gặp những hoàn cảnh nguy hiểm tưởng chừng phải mất mạng, ông vẫn an nhiên trì tụng, gác chuyện sống chết sang một bên, hoàn toàn buông bỏ mọi việc, thản nhiên vượt qua hết. Mang nặng chí nguyện truyền đăng, hoằng dương yếu chỉ Tịnh Ðộ nhằm cứu vớt quần sanh để báo ân Phật, ân thầy, cư sĩ Hoàng xem khắp các kinh, luận, khổ tâm tham học, nghiên cứu, trăn trở suy lường nghĩa lý để rồi từ năm 1979 đến năm 1981, ông đóng cửa tạ khách, chuyên tâm chú giải Ðại Kinh. Ðến năm 1981, bản thảo tập 1 tác phẩm Vô Lượng Thọ Kinh Chú Giải được hoàn thành. Năm 1982 hoàn thành bản thảo tập 2. Dù bệnh tình đang hồi nghiêm trọng, bi tâm càng thêm thiết tha, ông vẫn gắng hết sức hoàn thành bản thảo tập 3. Cho đến năm 1984, toàn bộ bản thảo được hoàn tất và được ấn hành lưu thông khắp trong ngoài nước kể từ năm 1987. Bản chú giải này thể hiện minh bạch chí nguyện khai Phật tri kiến, thị Phật tri kiến để dẫn dắt quần sanh của đức Thích Tôn và chư Phật, rất khế lý, khế cơ, lý sự viên dung, thâm nhập yếu chỉ của chư Phật, văn từ lưu loát, bóng bẩy, nghĩa lý minh bạch khiến cho những ai đọc đến đều được thấm gội pháp vũ, đạt được lợi ích, pháp lạc sâu xa. Hòa thượng Tịnh Không cũng đánh giá rất cao tác phẩm này nên đã nhiều lượt đề xướng ấn tống bản Chú Giải ấy để tất cả các Phật tử thuộc các chùa viện ở Trung Hoa, Ðài Loan và hải ngoại có thể tìm đọc. Ngoài việc trước thuật, cư sĩ Hoàng còn tích cực diễn giảng Phật pháp hoặc giảng dạy pháp môn Tịnh Ðộ tại các nơi như Trung Quốc Phật Học Viện, hệ thống các chùa thuộc Cư Sĩ Lâm và đặc biệt là chùa Quảng Hóa. Do biện tài vô ngại, ông từng được đài phát thanh trung ương ở Bắc Kinh cho phép diễn giảng Phật Pháp hằng tuần trên làn sóng điện. Ông cũng từng được mời ra ngoại quốc để giảng pháp tại các Niệm Phật Ðường của Hòa thượng Tịnh Không cũng như các hệ thống Niệm Phật Ðường, tự viện khác. Ðối với cư sĩ Hoàng, Hòa thượng Tịnh Không một mực kính trọng, khâm ngưỡng, xưng tụng là bậc đại sĩ hoằng dương Tịnh Tông đương đại và nhận mình là kẻ hậu học. Ngoài tác phẩm Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ, cư sĩ Hoàng còn soạn thuật những sách Tịnh Ðộ Tư Lương, Cốc Hưởng Tập, Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận Giảng Ký (chú giải cuốn Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội của cư sĩ Bành Thiệu Thăng), Tâm Thanh Lục. Ngoài ra, còn rất nhiều tác phẩm dang dở như Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Ðàm (luận giải tác phẩm Tịnh Tu Tiệp Yếu của lão cư sĩ Hạ Liên Cư), Thiền Tịnh Mật Tam Pháp Nhất Vị Luận và Tùy Bút v.v… Tiếc cho chúng sanh phước bạc chẳng thể đọc được những tác phẩm ấy. Từ năm 1980 trở đi (nghĩa là trước khi bắt tay soạn thảo cuốn Chú Giải nói trên), ông đã vướng nhiều trọng bệnh. Bác sĩ nhiều lượt buộc ông phải ngưng trước tác, giảng dạy để hưu dưỡng cho đến khi hoàn toàn bình phục. Mang nặng chí nguyện độ sanh, ông phớt lờ những lời khuyến cáo ấy, vẫn dốc trọn sức mình trong công cuộc hoằng pháp. Nhận thấy tứ chúng người Hoa, nhất là hàng tại gia cư sĩ ở hải ngoại, nhiều người thiếu căn bản Hán học nên chưa thể lãnh hội trọn vẹn ý chỉ Ðại Kinh, ông bắt đầu trước tác cuốn Ðại Kinh Bạch Thoại Giải nhằm giải thích, diễn giải ý nghĩa từng câu kinh trong Ðại Kinh bằng văn ngôn đương đại. Dù nhiều phen quên ăn, bỏ ngủ để gắng hoàn tất tác phẩm ấy, do lòng từ bi quá mạnh, ông vẫn không ngớt tùy cơ thuyết giáo cho những kẻ hữu duyên. Suốt ngày nhọc nhằn, bận rộn nên đến ngày hai mươi bảy tháng Ba năm 1992, không gượng nổi nữa, cư sĩ Hoàng đã hiện bệnh, vãng sanh. Trước lúc lâm chung, sức tàn không thể nói nổi nữa, ông mỉm cười an nhiên từ biệt đại chúng, quy Tây. Ngày mồng Bảy tháng Tư năm 1992, đại chúng làm lễ trà tỳ. Di cốt của Hoàng đại sĩ trắng nhuận. Lúc bới tro, đại chúng tìm được hơn một trăm viên xá lợi ngũ sắc. Các chùa Quảng Hóa Tự, Quán Âm Ðiện và Vãng Sanh Ðường mỗi nơi xin cung thỉnh một viên xá lợi để tứ chúng chiêm ngưỡng, phụng thờ. Xét về công hạnh, Hoàng đại sĩ xứng đáng được tôn xưng là bậc tôn sư của Tịnh Tông đương đại. Dù thâm hiểu Thiền Tông, Mật Tông, bác lãm các điển tịch Mật tạng thuộc cả Ðông Mật lẫn Tạng Mật, lại còn được kế thừa pháp tọa và y bát của một bậc tôn túc hữu danh, thạc đức trong phái Cổ Mật, ông vẫn dốc chí nơi Tịnh nghiệp, trọn đời hoằng dương Tịnh Ðộ, dùng pháp môn Tịnh Ðộ tiếp dẫn chúng sanh. Qua những tác phẩm và những bài thuyết giảng của ông, bao nhiêu người tỏ ngộ huyền nghĩa viên diệu khế lý, khế cơ của pháp môn Trì Danh Niệm Phật trong thời Mạt Pháp. Nghe Hoàng đại sĩ giảng xong, rất nhiều thính giả đã chuyên tu Tịnh Nghiệp, thề trọn đời lấy hạnh Trì Danh làm Chánh Hạnh, cũng như phát thệ trọn đời trì tụng Ðại Kinh. Rất nhiều băng giảng ghi âm những lời pháp nhũ của Hoàng đại sĩ cũng như những tác phẩm của ông được lưu hành rộng rãi ở Hoa Lục. Tuy chỉ là một cư sĩ, với chí nguyện độ sanh sâu thẳm, thiết tha, Hoàng đại sĩ đã khéo vận dụng những sở trường của mình về thế học và đạo học khiến cho pháp hóa được tuyên lưu cùng khắp, tăng tục đều được ân triêm lợi ích. Công hoằng dương, giáo hóa ấy nào kém các bậc cao tăng hữu đức đương đại


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh Độ Tập Yếu
(14/8/2018) (28) T4

Tổ Liên Tông thứ nhất: Đại Sư Huệ Viễn - đời Tấn
Đại Sư nói: “Thế nào là niệm Phật tam muội? Niệm Phật tam muội là ý chuyên nhất, tưởng vắng lặng. Ý chuyên nhất thì tâm không tán loạn, tưởng vắng lặng thì thần sáng, khí nhẹ. Khí nhẹ thì thân tâm khinh an, thần sáng thì không gì không thấu triệt. Đây chính là diệu dụng tự nhiên của định-tuệ hợp nhất.” Đối với chỗ chính yếu trong sự tu tập, Đại Sư dạy: “Người phụng hành pháp của bậc hiền Thánh, nên tư duy cho hợp với lẽ phải. Luôn nghĩ thời gian qua mau mà lo tích tụ các công đức, thường phải tẩy rửa thân tâm cho được thanh tịnh, ngày đêm chuyên cần, thậm chí quên cả ngủ nghỉ; có vậy công đức mới được viên dung, thông suốt ba thừa, vượt qua tất cả, có khả năng dẫn dắt kẻ yếu đuối tinh tấn tu tập, làm chỗ nương cho người đời sau.” Ngài còn dạy: “Thân người như huyễn, nguyện giữ giới luật hoàn toàn thanh tịnh.”


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh Độ Tập Yếu
(15/8/2018) (29) T4

Tổ Liên Tông thứ hai: Đại Sư Thiện Đạo - đời Đường
Đại sư khai thị:

1. “Pháp môn Tịnh Độ là do Phật A Di Đà kiến lập, Thích Ca Mâu Ni Phật đã tuyên dương, mười phương tất cả chư Phật đều cùng khen ngợi đại pháp vô thượng siêu thắng khác biệt. Do lòng tin sâu này, mà phát ra nguyện vọng chân thật, nhàm chán Ta-bà, không sợ chết, bằng lòng xả bỏ tất cả thế gian vô thường; vui cầu Cực Lạc, thích được chết, bằng lòng chết sớm một chút, sớm một chút được vãng sanh Tây phương, thân cận Phật A Di Đà. Chuẩn bị đầy đủ loại tâm tình Tín nguyện này, bất cứ chúng sanh nào trong mười phương, chỉ cần xưng niệm “A Di Đà Phật”, Phật A Di Đà liền sẽ y theo thệ nguyện đích thân tiếp dẫn, dùng Phật lực tiếp độ chúng sanh niệm Phật, vượt khỏi sanh tử, vĩnh thoát luân hồi.”

2. “Đấng đại Thánh xót thương, khuyên người chuyên xưng danh hiệu, bởi vì phép xưng danh rất dễ, nếu có thể giữ mỗi niệm nối nhau, lấy suốt đời làm hạnh, thì mười người tu, mười người vãng sanh, trăm người tu, trăm người vãng sanh. Tại sao thế? Vì không có duyên tạp nên được chánh niệm, vì cùng với bản nguyện của Phật hợp nhau, vì không trái với kinh giáo, vì thuận theo lời Phật. Nếu bỏ chuyên niệm mà tạp tu trong trăm người may ra được một hai người, trong ngàn người hy vọng được ba bốn người vãng sanh mà thôi”.

3. Có người hỏi: “Vì sao chẳng dạy tu quán mà chỉ dạy thẳng chuyên xưng niệm danh hiệu?” Ðáp: “Chúng sanh chướng nặng, cảnh vi tế mà tâm thì thô phù, thần thức lao chao nên khó thành tựu pháp quán. Vì thế, đức Ðại Thánh bi mẫn khuyên ngay nên chuyên xưng danh hiệu, chính là vì danh hiệu dễ xưng, hễ niệm liên tục liền vãng sanh. Nếu có thể niệm niệm liên tục, lấy lúc hết mạng làm hạn thì mười người tu mười người được vãng sanh, trăm người tu trăm người được sanh. Vì sao vậy? Do vì không có tạp duyên bên ngoài nên được chánh niệm, vì tương ứng với bổn nguyện của Phật, vì chẳng trái giáo pháp, vì thuận theo lời Phật.”

4. “Người niệm Phật khi lâm chung chớ nên sợ chết. Phải thường nghĩ rằng: thân này không sạch, chịu nhiều sự khổ, nếu được bỏ huyễn thân mà sanh về Tịnh độ, chính là điều đáng vui mừng! Lúc đau yếu, chỉ nghĩ đến sự vô thường, một lòng niệm Phật chờ chết. Nhớ dặn người thân cận, khi có ai đến thăm nên khuyên vì mình mà niệm Phật, đừng nói chuyện tạp ở thế gian. Nếu bệnh nặng sắp chết, người xung quanh không được khóc lóc, phải đồng thanh niệm Phật đợi chừng nào bệnh nhơn tắt hơi, trong mình lạnh hết rồi mới nên cử ai. Như được người hiểu rõ lý Tịnh độ thường đến khuyên lơn nhắc nhở cho, đó thật là điều đại hạnh. Dùng theo phương pháp trên đây quyết định sẽ vãng sanh. Việc sống chết luân hồi rất lớn lao, phải tự mình gắng sức mới được, nếu một niệm sai lầm để luống qua, thì nhiều kiếp chịu khổ, có ai thay thế cho mình? Nên suy nghĩ kỹ, nên suy nghĩ kỹ.”

5. “Pháp môn niệm Phật thù thắng đến nước này thì mỗi một đồng tu niệm Phật chúng ta phải nên thống thiết mà phản tỉnh, hổ thẹn mà sám hối. Chúng ta phụ lòng chờ đợi nhớ mong của Phật A Di Đà đã nhiều kiếp! Cũng đã phụ lòng Thích Ca Mâu Ni Phật khẩn thiết dặn dò hết lời khuyên bảo, càng phụ lòng bi tâm kỳ vọng, khuyến tấn tán dương, chứng minh khen ngợi của mười phương tất cả chư Phật! Nghĩ đến chỗ này, mỗi một người niệm Phật phải nên thống thiết mà rơi lệ, không chỗ dung thân! Mỗi một vị dạy bảo người niệm Phật, cũng phải nên phản tỉnh: Tại vì sao đem đại pháp Di Đà nương vào Phật lực, nhất định an tâm, tín nguyện niệm Phật, quyết định vãng sanh thành Phật, thì dạy thành dựa vào tự lực, hoài nghi bất an, không được nhất tâm, không cách gì vãng sanh?”

6. Lại có người hỏi: “Vì sao chúng ta niệm Phật mà không thể vãng sanh?” Đáp: “Dựa trên lý mà nói pháp môn Tịnh Độ là nhờ Phật lực của Phật A Di Đà cứu giúp, thì bảo đảm vãng sanh một trăm phần trăm, nhưng vì sao thấy người niệm Phật hiện nay rất nhiều, nhưng người chân thật có thể vãng sanh thì lại rất là ít vậy? Đây là một vấn đề rất quan trọng, mỗi một người niệm Phật phải nghiêm túc đối với việc này, nhất định không được xem thường! Ngày nay chúng ta niệm Phật không cách gì vãng sanh, then chốt là ở “không có Tín Nguyện, hoài nghi bất an, sợ chết, vốn không cầu vãng sanh”. Người niệm Phật ngày nay niệm Phật, chỉ là cầu bảo hộ, cầu tiền của, cầu công danh, cầu bình an, cầu thuận lợi, cầu tiêu tai, cầu khỏi nạn, cầu trị bệnh, cầu sống lâu, cầu tất cả lợi ích của thế gian, nhưng tuyệt đối lại không cầu vãng sanh Tây phương!”


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tổ Liên Tông thứ ba: Đại Sư Thừa Viễn - đời Ðường
Sư chỉ dùng chuyên nhất pháp môn niệm Phật để khai đạo đồ chúng và chuyên y theo kinh Vô Lượng Thọ mà tu niệm Phật tam-muội để cứu độ quần sanh. Từ đấy, Sư dứt hết các duyên, chuyên tu Tịnh độ. Vào năm đầu niên hiệu Thiên Bảo, Sư trở về núi Hành Sơn, lập tinh xá lấy hiệu là Di Đà Đài, chỉ an trí kinh tượng. Sư ăn mặc thô sơ, tinh cần tu khổ hạnh, thường thấy Thánh cảnh, lấy việc chuyên trì danh hiệu làm hạnh chính yếu, lấy sự bố thí, trì giới làm hạnh phụ trợ. Đại Sư không để lại ngôn giáo nào, chỉ là thân giáo miên mật hành trì pháp Trì Danh niệm Phật, cầu nguyện vãng sanh Tây phương để làm y cứ cho người đời sau noi theo.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách