Tịnh Độ Tập Yếu

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh độ Tập Yếu

Lời ngỏ Có thể nói, năm 2007 là năm đầy ấn tượng và thắng duyên đến với chúng tôi khi bắt đầu đào luyện sâu thiết hơn về pháp môn Tịnh Độ qua những pho sách quý giá của Liên Tông chư Tổ mà đạo hữu Như Hòa chuyển ngữ và dịch như: Pháp Sư Ấn Quang Gia Ngôn Lục, Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao, Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên - Tục Biên, Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải, Di Đà Sớ Sao, Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Ngẫu Ích Đại Sư Pháp Ngữ... hay các tuyệt tác của chư vị tiền bối thiền sư: Tịnh Độ Hoặc Vấn của Đại Sư Thiên Như, Tịnh Độ Thập Nghi Luận của Đại Sư Trí Giả, Hám Sơn Mộng Du Tập của Đại Sư Hám Sơn, Ngữ Lục của Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân, Cẩm Nang Tu Đạo của Đại Lão Hòa Thượng Quảng Khâm, Tuyết Lư Lão Nhân Tuyển Tập của ngài Lý Bỉnh Nam, Đường Về Cực Lạc của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Quê Hương Cực Lạc của Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Tham Thiền Phổ Thuyết của Thiền Sư Lai Quả, Niệm Phật Pháp Yếu của cư sĩ Mao Dịch Viên, v.v. Nhờ vào những lời truyền dạy thống thiết của chư Tổ, quyết tâm chuyên tu Tịnh Độ và niềm tin cầu sinh về Tây phương Cực Lạc của tôi càng lúc càng kiên định hơn. Rồi kể từ những tháng năm sau đó đến nay, tôi thường về chùa Đức Viên (San Jose, California) tham dự các khóa tu định kỳ, nương theo học hỏi Ni chúng và Phật tử ngõ hầu tiến tu tịnh nghiệp của chính mình; tuy nhiên cũng không thể không nhắc đến sự khuyến khích, giảng giải, góp ý, ủng hộ của đạo hữu Như Hòa từ bao năm qua đối với chúng tôi. Và cũng qua sự khích lệ của đạo hữu Như Hòa, tôi đã can đảm (nhắm mắt cố quên đi sự thấp kém thô thiển của mình) quyết định bắt tay vào việc cung soạn tinh hoa mật ý của chư Tổ Tịnh Độ và những lời khai thị vô giá của chư vị Tôn Đức Thiền Sư, các bậc trưởng lão cư sĩ, trước là phụng kính dâng lên Thập Phương Tam Bảo, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đức Từ Phụ A Di Đà Thế Tôn, chư vị Đại Bồ Tát, Tôn Sư tiền bối chứng minh tấc lòng thành khẩn tri ân báo ân của kẻ ngu muội này, sau là tự thúc liễm thân tâm và sách tiến những ai đồng hàng với tôi mau hạ quyết tâm thoát ly Ta-bà, cầu sinh Liên Hoa Thượng Phẩm.
Chắc chắn đã có rất nhiều trước tác, dịch phẩm, biên soạn giá trị, nổi tiếng về pháp môn Tịnh Độ của chư Tôn Đức Tăng Ni cũng như của các bậc văn nhân, thi hào, triết gia trong và ngoài nước... nhưng như nước trăm sông đổ dồn về biển cả, nước biển có mùi vị của biển, nước sông có chất liệu của sông, nước hồ có đặc tính của hồ... thì dòng nước trong cái lạch nhỏ bé vô danh này có lẽ cũng giúp ích phần nào cho vài chú cá lòng tong lạc bầy, ngo ngoe trong lạch suối. Hy vọng quyển Tịnh Độ Tập Yếu nhỏ bé này của chúng tôi sẽ được sự ủng hộ, chào đón của quý độc giả mười phương gọi là bày tỏ chân tình niệm ân tri ngộ và ân của đàn na tín thí. Ngưỡng nguyện Tam Bảo chứng minh và nếu có chút ít công đức nào, xin thành kính hồi hướng trang nghiêm Phật tịnh độ và tất cả pháp giới chúng sinh trong bốn loại sáu đường, oán gia trái chủ, từ vô lượng kiếp cho đến ngày nay, đều được vãng sinh Cực Lạc quốc. Xin nguyện các bậc Tôn Sư, Ân Sư, tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân bằng, quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp quá khứ và đời này của con đồng lên hoa sen chín phẩm. Trân trọng và chân thành tri ân Ni chúng và Phật tử chùa Đức Viên (San Jose, CA) đã ủng hộ và giúp đỡ để tập sách này được ấn tống và phát hành đến quý độc giả gần xa cũng như các vị liên hữu. 10 THÍCH NỮ MINH TÂM Nam mô Tây phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật. Thích nữ Minh Tâm chắp tay cẩn bút
(1) T1


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh Độ Tập Yếu
(20/7/2018) (02) T1

Sơ lược tiểu sử mười ba vị Tổ tông Tịnh độ
Trích soạn theo Ngôn Hạnh Cao Đẹp của 13 vị Tổ Tịnh Độ của Lương Vĩnh Khang và Mấy Ðiệu Sen Thanh của Hòa Thượng Thích Thiền Tâm.

1. Đại sư Huệ Viễn - Tổ Liên Tông thứ nhất - Đời Tấn
Đại Sư họ Giả, người Nhạn Môn, thuở nhỏ đã bát lãm Lục Kinh và học thuyết Lão, Trang. Năm mười một tuổi, nghe pháp sư Đạo An giảng kinh Bát Nhã, Sư liễu ngộ mà xuất gia, lấy việc hoằng pháp lợi sinh làm nghĩa vụ trọng yếu. Sau khi vào Lô Sơn, thấy phong cảnh đẹp đẽ nhàn tịch, Sư bèn kết cỏ tranh làm nhà, giảng kinh Niết Bàn. Kính phục tài đức của Sư, quan Thứ sử Hoàn Y tâu lên vua, xin lập một ngôi Phật tự. Lòng chí thành của ông cảm đến long thiên, giông tố nổi lên, chuyển cây đến dựng chùa Đông Lâm, đào ao trồng sen, nên gọi là Liên xã. Sư tập hợp chúng, sáu thời niệm Phật cầu sanh Tây phương. Đây là sự khởi đầu hình thành Liên tông ở Trung Quốc. Vào cuối đời của Viễn Công, những người nhập Liên xã tu Tịnh nghiệp được vãng sanh rất nhiều. Từ đó, chùa Đông Lâm trở thành trung tâm Phật giáo phương Nam. Năm thứ mười hai niên hiệu Nghĩa Hi, ngài Viễn Công thấy Phật xuất hiện, liền đoan tọa nhập diệt, thọ tám mươi ba tuổi.
Sư nói: “Thế nào là niệm Phật tam-muội? Niệm Phật tam-muội là ý chuyên nhất, tưởng vắng lặng. Ý chuyên nhất thì tâm không tán loạn, tưởng vắng lặng thì thần sáng, khí nhẹ. Khí nhẹ thì thân tâm khinh an, thần sáng thì không gì không thấu triệt. Đây chính là diệu dụng tự nhiên của định-tuệ hợp nhất.”
Trong Cao Tăng truyện nói: “Ngài Viễn Công thần sắc nghiêm dung, tiếng nói êm dịu, khuôn mặt vuông vắn, cương nghị, ai trông thấy cũng kính sợ.” Tuy xiển dương Tịnh Ðộ, Ðại Sư vẫn lưu tâm đến các pháp môn khác, viết nhiều bài tựa về kinh luận, và hoàn thành nhiều tác phẩm như sau: 1. Ðại Trí Luận Yếu Lược (20 quyển). 2. Pháp Tánh Luận. 3. Sa Môn Bất Kính Vương Giả Luận. 4. Ðại Thừa Nghĩa Chương (3 quyển). 5. Thích Tam Bảo Luận. 6. Minh Báo Ứng Luận. 7. Sa Môn Ðản Phục Luận. 8. Biện Tâm Thức Luận. 9. Phật Ảnh Tán. 10. Du Lô Sơn Thi. 11. Lô Sơn Lược Ký. 12. Du Sơn Ký. Một bậc tuyệt luân cái thế như vậy, ai cũng kính phục, chẳng phải là người phàm thường, chắc chắn cuộc đời của Ngài rất đặc biệt, thật xứng đáng để chúng ta noi theo.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh Độ Tập Yếu
(21/7/2018) (03) T1

2. Đại sư Thiện Đạo - Tổ Liên Tông thứ hai – Đời Đường
Đại Sư người Lâm Truy, giữa niên hiệu Trinh Quán đời Đường, Sư đến chùa Huyền Trung ở Tây Hà, yết kiến ngài Đạo Xước. Sau khi đến Đạo tràng Tịnh độ cửu phẩm, nghe giảng kinh Quán Vô Lượng Thọ, Sư tinh cần khổ hạnh, phát tâm niệm Phật. Sau đó đến kinh đô, Sư khuyến khích, sách tiến bốn chúng, thuyết pháp ở chùa Quang Minh, chép hơn mười vạn quyển kinh A Di Đà, họa hơn ba trăm bức tranh Tây phương Thánh cảnh, cảm hóa vô số Tăng tục, người được tam-muội vãng sanh Tịnh độ rất nhiều. Mỗi một tiếng niệm Phật của Sư đều có một luồng hào quang từ miệng phóng ra, nên thế gian tôn xưng ngài là đại sư Quang Minh. Trong Lâm thụy nhập quán lễ tưởng phát nguyện văn có ghi lời phát nguyện của Sư như sau: “Đệ tử chúng con là kẻ phàm phu sanh tử, tội chướng sâu dầy, luân hồi sáu nẻo, khổ không thể nói, nay gặp bậc tri thức, được nghe danh hiệu và bổn nguyện của đức Phật A Di Đà, nhất tâm xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh, nguyện Phật từ bi tiếp độ, thương xót cứu vớt. Đệ tử chúng con chẳng biết tướng hảo quang minh của thân Phật, xin Ngài thị hiện cho chúng con được thấy, và xin được thấy đức Quán Âm, Thế Chí, các chúng Bồ Tát và tướng vi diệu quang minh trang nghiêm thanh tịnh trong thế giới này.”
Theo Long thư tịnh độ nói: “Mỗi khi vào Phật đường, Sư chắp tay quỳ thẳng, nhất tâm niệm Phật, chưa kiệt sức thì không nghỉ, tuy trời rét lạnh nhưng áo Sư vẫn ướt đẫm mồ hôi. Sư luôn hết lòng dạy pháp môn Tịnh độ cho đại chúng, không lúc nào mà không làm lợi ích cho chúng sanh. Hơn ba mươi năm, Sư lưng không dính chiếu, hành đạo Bát-chu, lễ Phật mười phương, cho đây là nhiệm vụ của mình. Sư nghiêm trì tịnh giới, một lỗi nhỏ cũng không để phạm, mắt chưa từng liếc nhìn người nữ, dứt tuyệt danh lợi, tránh xa các nơi đàm luận hý tiếu. Được cúng dường y phục, vật thực hảo hạng, Sư đều đem bố thí, cúng lại cho đại chúng, còn mình thì ăn đồ thô dở, giới hạnh của Sư ai cũng ngưỡng mộ.” Một hôm, Sư lên cây liễu, nhìn về phía Tây, thầm nguyện “Xin đức Phật tiếp dẫn con vãng sanh Tịnh độ”, rồi thả mình mà tịch, thọ sáu mươi chín tuổi. Trước tác của Đại Sư để lại có Quán kinh sớ, Vãng sanh lễ tán, Pháp ngữ, v.v...


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh Độ Tập Yếu
(22/7/2018) (02) T1

3. Đại sư Thừa Viễn - Tổ Liên Tông thứ ba – Đời Đường
Đại Sư người Miên Trúc, tỉnh Tứ Xuyên. Năm hai mươi bốn tuổi, Sư đến núi Ngọc Tuyền ở Kinh Châu, xuống tóc học đạo với ngài Huệ Chơn. Vâng lời thầy dạy, Sư đến Hành Sơn truyền giáo, số người được Sư giáo hóa lên đến cả vạn. Sư chỉ dùng chuyên nhất pháp môn niệm Phật để khai đạo đồ chúng. Hôm ấy, nghe ngài Tuệ Nhựt đến Quảng Châu giáo hóa, Sư liền đến cầu giáo. Ngài Tuệ Nhựt không dạy gì khác, chỉ khuyên Sư nên y theo kinh Vô Lượng Thọ mà tu niệm Phật tammuội để cứu độ chúng sinh. Từ đấy, Sư dứt hết các duyên, chuyên tu Tịnh độ. Vào năm đầu niên hiệu Thiên Bảo, Sư trở về núi Hành sơn, lập tinh xá lấy hiệu là Di Đà Đài, chỉ an trí kinh tượng. Sư ăn mặc thô sơ, tinh cần tu khổ hạnh, thường thấy Thánh cảnh, lấy việc chuyên trì danh hiệu làm hạnh chính yếu; lấy sự bố thí, trì giới làm hạnh phụ trợ. Trong Tịnh Nghiệp Vựng Biên nói: “Sư khắc quyển sách pháp môn chuyên niệm Phật vào vách khe suối, mà chẳng cần một sự giúp đỡ chi viện nào, không cầu mà vẫn đủ, không xin mà vẫn thừa. Tất cả các vật sở hữu của Sư, Sư đều đem bố thí cho những người nghèo thiếu, bệnh tật; còn mình thì ở dưới hang đá, ăn bùn đất cây cỏ, nên thân hình gầy yếu, má hóp xám xanh tợ như người tiều phu nghèo đốn củi. Thanh danh Sư vang lừng khắp nơi, Thiên tử có ý thỉnh cầu Sư, song không thể được. Có thể nói, Sư là một bậc mô phạm nghiêm minh.” Bậc cổ đức hành khổ hạnh, thật xứng đáng làm khuôn mẫu cho đời. Vào năm thứ mười tám niên hiệu Trinh Nguyên, Sư viên tịch, thọ chín mươi mốt tuổi.

4. Đại sư Pháp Chiếu - Tổ Liên Tông thứ tư – Đời Đường
Đại Sư ở chùa Vân Phong huyện Hành Châu, là Quốc sư của triều Đường Đại Tông. Tông chỉ sở hành của Sư là từ bi, nhẫn nhục, trì giới, thiền định. Sư từng thấy Thánh cảnh Ngũ đài hiện trong bát cháo của mình. Sau đó, Sư đến Ngũ Đài Sơn, diện kiến đức Văn Thù. Tại Lô Sơn, trong lúc nhập định, Sư được nghe pháp môn niệm Phật, thần thức dạo nơi cảnh Cực Lạc, thấy ngài Thừa Viễn đứng hầu bên cạnh đức Phật A Di Đà. Giữa năm Vĩnh Thái, Sư đến Hành sơn, hầu ngài Thừa Viễn, thọ giáo pháp môn Tịnh độ. Theo trong sách Tịnh Độ Ngũ Hội Niệm Phật Tụng Kinh Quán Hạnh Nghi do Sư trước tác, nói: “Ngày mười lăm tháng tư năm thứ hai niên hiệu Vĩnh Thái, tại Di Đà Đài huyện Nam Nhạc, Sư phát nguyện rộng lớn, thệ trọn đời này, cứ chín mươi ngày trong mỗi mùa Hạ, là nhập đạo tràng niệm Phật tam-muội. Mùa Hạ năm ấy, đến ngày thứ hai mươi bảy, Sư thấy Phật, được đức Phật A Di Đà chỉ dẫn cho pháp Ngũ hội niệm Phật.” Năm Ðại Lịch thứ tư, Ðại Sư mở đạo tràng niệm Phật tại chùa Hồ Ðông. Ngày khai hội cảm mây lành giăng che chốn đạo tràng. Trong mây hiện ra cung điện lầu các. Phật A Di Ðà cùng hai vị Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí hiện thân vàng sáng chói cả hư không. Khắp thành Hoành Châu, bá tánh trông thấy đều đặt bàn đốt hương đảnh lễ. Cảnh tượng ấy hiện ra giây lâu mới ẩn mất. Do điềm lành này, rất nhiều người phát tâm tinh tấn niệm Phật. Ðạo tràng khai liên tiếp được năm hội. Triều vua Ðức Tông, Pháp Chiếu đại sư mở đạo tràng niệm Phật tại Tinh Châu, cũng liên tiếp được năm hội. Mỗi đêm vua và người trong cung nghe tiếng niệm Phật rất thanh thoát từ xa đưa vẳng lại. Sau khi cho người dò tìm, được biết đó là tiếng niệm Phật ở đạo tràng tại Tinh Châu, nhà vua phái sứ giả mang lễ đến thỉnh ngài vào triều. Ngài mở đạo tràng niệm Phật tại hoàng cung, cũng gồm năm hội. Vì thế, người đương thời gọi ngài là Ngũ Hội Pháp Sư. Từ đó Ðại Sư tinh tấn tu hành, ngày đêm không trễ. Một đêm nọ ngài thấy hóa thân một vị Bồ Tát đến bảo: “Hoa sen công đức của ông nơi ao thất bảo ở cõi Cực Lạc đã thành tựu. Ba năm sau là đúng thời kỳ hoa nở, ông nên chuẩn bị”. Ðến kỳ hạn, Ðại Sư gọi Tăng chúng lại căn dặn rằng: “Ta về Cực Lạc, mọi người phải gắng tinh tu!” Nói xong, ngài ngồi ngay yên lặng mà tịch.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh Độ Tập Yếu
(23/7/2018) (04) T1

5. Đại sư Thiếu Khang - Tổ Liên Tông thứ năm – Đời Đường
Thiếu Khang đại sư họ Châu, người đời nhà Ðường, ở vùng núi Tiên Ðô xứ Tấn Vân. Từ buổi sơ sinh, ngài im lặng không nói. Năm bảy tuổi nhân lễ trai hội, ngài theo mẹ vào chùa lạy Phật. Bà chỉ tượng Phật hỏi đùa rằng: “Con có biết đó là ai chăng?” Ngài bỗng ứng tiếng đáp: “Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn!” Biết con mình có duyên lành với Phật pháp, cha mẹ ngài liền cho đi xuất gia. Căn cơ linh mẫn, đến mười lăm tuổi ngài đã thông suốt được năm bộ kinh. Niên hiệu Trinh Nguyên năm đầu, Ðại Sư đến viếng chùa Bạch Mã ở Lạc Dương. Thấy chỗ để sách trong đại điện phóng quang, ngài lại tìm xem, thì ánh sánh ấy phát xuất từ tập văn Tây phương Hóa Ðạo của Thiện Ðạo Hòa thượng, ngài liền khấn rằng: “Nếu tôi có nhân duyên với Tịnh Ðộ, nguyện tập văn này phóng quang một lần nữa!” Vừa dứt lời, ánh sáng lại càng chiếu ra rực rỡ, trong ấy ẩn hiện hình dạng các hóa Bồ Tát, ngài chắp tay nói: “Kiếp đá có thể mòn, nguyện này thề không dời đổi!” Nhân đó, Ðại Sư đến Trường An chiêm lễ, di tượng của Nhị Tổ bỗng bay lên, bảo ngài rằng: “Ông nên y theo lời dạy của ta mà phổ độ chúng sanh, ngày kia công thành, sẽ sanh về Cực Lạc!” Ði ngang qua Giang Lăng, ngài gặp một sư cụ bảo: “Ông muốn hoằng hóa nên sang xứ Tân Ðịnh, cơ duyên ở nơi đó!” Nói xong bỗng biến mất. Sau thời gian ấy, Ðại Sư đến Tân Ðịnh, thấy người xứ này chưa biết niệm Phật là gì. Dùng phương tiện, ban sơ ngài quyên tiền dẫn dụ trẻ con niệm Phật. Nếu trẻ nào niệm Phật được một câu; ngài liền thưởng cho một đồng tiền. Như thế hơn một năm, rồi không cần thưởng tiền, bọn trẻ cũng niệm. Tập quán lần quen, về sau lúc gặp Ðại Sư khi ở trong nhà hay đi ngoài đường, chúng cũng vẫn niệm. Từ đó, nam nữ, già trẻ hễ thấy ngài, đều niệm: “A Di Ðà Phật!” Nhân sự việc này, dân chúng vùng ấy lần lượt phát tâm thờ cúng niệm Phật rất nhiều. Thấy cơ duyên đã có phần thuần thục, Ðại Sư thành lập Tịnh Ðộ đạo tràng ở Ô Long Sơn, xây đàn tam cấp. Cứ đến ngày trai, thiện nam tín nữ đều họp nơi đó để niệm Phật nghe pháp. Thường thường số người họp có trên ba ngàn. Mỗi khi thăng tòa, ngài chắp tay to tiếng niệm Phật thì đại chúng ở dưới đều xướng niệm hòa theo. Có lúc Ðại Sư xưng một câu Phật hiệu, hội chúng thấy một đức Phật từ miệng ngài bay ra. Niệm đến mười câu, trăm, ngàn câu đều có mười, trăm, ngàn vị Phật bay ra, liên tiếp như xâu chuỗi. Ðại Sư bảo: “Quý vị đã được thấy Phật, chắc chắn đều sẽ vãng sanh.” Mọi người nghe nói đều có cảm niệm vui mừng, an ủi Năm Trinh Nguyên thứ hai mươi mốt, vào tháng 10, Ðại Sư họp hết hàng đạo tục đến dặn bảo rằng: “Các vị nên phát tâm chán lìa cõi Sa Bà ác trược, ưa thích miền Tịnh Ðộ an vui mà cố gắng tu hành tinh tấn. Giờ phút này ai thấy được quang minh của ta, kẻ ấy mới thật là hàng đệ tử”. Nói xong, ngài chắp tay viên tịch, toàn thân phóng quang rực sáng. Ðại chúng xây tháp thờ ngài ở Ðài Nham, tôn hiệu là Ðài Nham Pháp sư.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

6. Đại sư Vĩnh Minh - Tổ Liên Tông thứ sáu – Đời Tống
Đại Sư người Tiền Đường, họ Vương, hiệu Diên Thọ, tự Sung Huyền. Vào thời Ngũ Đại, Sư làm quan giữ kho, lấy tiền của quan quân mua chim cá phóng sanh, nên bị xét xử tử hình. Sắp đến giờ hành hình mà thần sắc của Sư vẫn không biến đổi. Trước tinh thần vô úy của Sư, Ngô Việt Vương rất cảm phục nên phóng thích. Sau đó Sư xuất gia, nương thiền sư Thúy Nham tu học, kế đến tham chiếu với Thiền Quốc sư. Sư từng tinh cần miên mật hành Pháp Hoa sám hai mươi mốt ngày, mộng thấy đức Bồ Tát Quán Thế Âm dùng cam lồ rưới vào miệng, liền được biện tài vô ngại. Sư đã trước tác Tông cảnh lục, Vạn thiện đồng quy tập … đều nói về tông chỉ Tịnh độ. Năm Kiến Long thứ hai, đời nhà Tống, vua Trung Ý thỉnh Sư trụ trì chùa Vĩnh Minh. Sư lập thời khóa công phu thật miên mật, ban ngày làm trăm lẻ tám việc, tối đến lên một ngọn núi gần chùa niệm Phật, tiếng niệm Phật hòa cùng với tiếng nhạc trời trổi trên hư không lúc trầm lúc bổng, mọi người ở đây ai cũng cảm phục. Sư ở chùa Vĩnh Minh mười lăm năm, độ được một ngàn bảy trăm đệ tử xuất gia. Vào Thiên Đài, Sư truyền giới cho hơn vạn người, thường cùng bảy chúng thọ Bồ-tát giới, chiều tối thí thực cho các loài quỷ thần, và thường mua chim, cá … phóng sanh. Sư hành đạo cả sáu thời, trọn đời đã tụng một vạn ba ngàn bộ kinh Pháp Hoa. Ðại Sư lại vì người đương thời còn phân vân giữa Thiền và Tịnh, chưa biết tu môn nào được kết quả chắc chắn, nên làm kệ Tứ Liệu Giản để so sánh sự lợi hại như sau:

Có Thiền, không Tịnh độ
Mười người, chín người lạc,
Khi ấm cảnh hiện ra
Liền phải đi theo nó.

Không Thiền, có Tịnh độ
Vạn người tu đồng thành,
Thấy được đức Di Đà
Lo gì không khai ngộ.

Có Thiền, có Tịnh độ
Giống như hổ thêm sừng,
Hiện tại làm thầy người
Tương lai làm Phật, Tổ.

Không Thiền, không Tịnh độ
Đời đời nằm giường sắt,
Kiếp kiếp ôm trụ đồng
Chẳng có nơi nương tựa

Sư giảng nói lưu loát, kiến giải tinh thâm tột đỉnh, những tác phẩm của Sư có giá trị bất hủ, đúng là một bậc học Phật trí đức viên dung, tài hoa trước thuật. Niên hiệu Khai Bảo thứ tám, ngày 26 tháng 2 vào buổi sáng sớm, Ðại Sư lên chánh điện đốt hương lễ Phật. Lễ xong, ngài họp đại chúng lại dặn dò khuyên bảo, rồi ngồi kiết già trên pháp tòa mà thị tịch, thọ được bảy mươi hai tuổi.
(05) T1


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

7. Đại sư Tỉnh Thường - Tổ Liên Tông thứ bảy – Đời Tống
Vào đời Tống, tín ngưỡng Tịnh Độ đã ăn sâu trong nhân gian, đặc biệt rất thịnh hành ở vùng Chiết Giang phương nam. Người đầu tiên sáng lập hội niệm Phật ở đây là đại sư Tỉnh Thường. Đại Sư Tỉnh Thường, tự Thứu Vi, người đời Tống, con nhà họ Nhan ở Tiền Ðường. Khi lên bảy, ngài gặp duyên lành xuất gia và mới mười bảy tuổi đã thọ giới Cụ túc. Vào giữa niên hiệu Thuần Hóa, Sư trụ trì viện Chiêu Khánh ở Tây hồ, khắc tượng Phật A Di Đà bằng gỗ chiên đàn, chích thân lấy máu chép phẩm Tịnh hạnh trong kinh Hoa Nghiêm. Vì ngưỡng mộ đạo phong của ngài Viễn Công ở Lô sơn, nên Sư kết xã Tịnh Hạnh chuyên tu Tịnh nghiệp. Sư lại điêu khắc tượng Phật Tì Lô Giá Na bằng gỗ chiên đàn hương. Sau khi điêu khắc xong, Sư quỳ trước tượng phát nguyện: “Kể từ ngày nay, con và đại chúng phát Bồ-đề tâm, nguyện đời đời kiếp kiếp hành Bồ-tát đạo, nguyện khi xả báo thân này liền sanh về cõi An dưỡng.” Với đại nguyện kiên định, giới hạnh nghiêm minh, thanh danh của Sư cảm động cả đất trời, từ cung đình cho đến làng mạc, nhiều vị tăng sĩ, quan quân, thân sĩ quý tộc tìm đến kết giao học đạo, người đương thời không ai không biết Sư. Sư trì giới luật tinh nghiêm, chuyên niệm danh hiệu Phật, phát Bồ-đề tâm, kết xã niệm Phật, động viên khích lệ mọi người tu tập, nổi tiếng bốn phương nhưng ít trước thuật. Năm Thiên Hy thứ tư, ngày 12 tháng Giêng, theo thường khóa, Ðại Sư ngồi kiết già niệm Phật. Giây lát, bỗng nói to lên rằng: “Ðức A Di Ðà Thế Tôn đã đến!” Rồi ngồi yên mà hóa, thọ 62 tuổi. Trong giờ ngài thị tịch, đại chúng thấy mặt đất biến thành sắc vàng ròng, rất lâu mới hoàn phục như cũ. Trong sách Phật cư sĩ, Tổ sư Ấn Quang đã giảng giải cho chúng ta hiểu một cách đúng đắn rằng: “Việc trước tác là tùy theo tâm nguyện của mỗi người, chúng ta nhất định không thể đánh giá phẩm chất đạo đức tốt xấu của người ấy qua việc họ trước tác được nhiều hay ít. Xưa nay, các bậc hiển bày Pháp thân ít dùng ngôn từ câu cú, không có trước tác. Lẽ nào chúng ta lại nghi ngờ được sao? Chúng ta biết rằng muốn thoát ly sanh tử, thật ra chẳng phải ở chỗ nói nhiều, mà chỉ cần một mực thâm tín, nguyện tha thiết, chí thành niệm Phật cầu sanh Tây phương là đủ. Song, cho dù đọc hết Đại tạng kinh đi nữa thì chẳng qua cũng chỉ để hoàn thành việc giải thoát mà thôi.”
(06) T1


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh Độ Tập Yếu
(26/7/2018) (07) T1

8. Đại sư Liên Trì - Tổ Liên Tông thứ tám - đời Minh
Sư họ Trầm húy Châu Hoằng, hiệu Liên Trì, người quận Nhân Hòa thuộc tỉnh Hàng Châu. Năm mười bảy tuổi, Sư làm giáo thọ dạy cho các thư sinh trong vùng. Đang độ tuổi thanh xuân, Sư thế phát xuất gia với Hòa thượng Tánh Thiên. Sau khi thọ giới Cụ túc, Sư đi tham kiến thiện tri thức ở khắp nơi. Khi Sư đến Ngũ Đài Sơn lễ bái thì cảm ứng ngài Văn Thù phóng quang. Niên hiệu Long Khánh thứ năm, Sư chọn núi Vân Thê ở Hàng Châu, chuyên tu niệm Phật tam muội, giáo hóa kẻ xa người gần, Tăng tục vân tập tạo thành một Tòng lâm lớn. Quanh vùng núi này hổ lang hung dữ, Sư tụng kinh, thí thực cho muôn loài, trừ được hoạn cầm thú phá hoại cho dân. Vào những năm đại hạn mất mùa, Sư đi dọc bờ ruộng niệm Phật, bước đến đâu mưa rơi đến đó. Ðại Sư tuy đã tỏ thiền cơ, nhưng xét thấy căn lực người thời mạt pháp kém yếu, kẻ nói lý thì nhiều song ngộ lý thật rất ít. Vì muốn lợi mình và người nên ngài chủ trương Tịnh Ðộ, cực lực bác bỏ Cuồng Thiền. Bộ Phật Thuyết A Di Ðà Kinh Sớ Sao do ngài trước tác, dung hòa cả sự lý gồm nhiếp khắp ba căn, lời dẫn giải rất là uyên áo. Năm Vạn Lịch thứ mười hai, Sư biên soạn tập sách Vãng sanh, ghi lại sự tích những người vãng sanh từ xưa đến nay. Hai mươi năm ở chùa Tịnh Từ thuộc tỉnh Hàng Châu, Sư khai pháp, mở giới đàn truyền giới cho Tăng tục, đào ao phóng sanh, chế văn giới sát sanh, đến nay vẫn còn lưu truyền. Sư dùng pháp môn niệm Phật nhiếp hóa tất cả các căn cơ, đề xướng Tịnh độ. Không biết bao nhiêu người đã được thấm nhuần ân đức giáo hóa của Sư. Đại Sư trước tác rất nhiều tác phẩm như: A Di Đà kinh sớ sao (4 quyển), Vãng sanh tập (3 quyển), Tịnh độ nghi biện (1 quyển), Thiền quan sách tấn (2 quyển), Phạm võng kinh giới sớ phát ẩn (5 quyển), Lăng già kinh mô tượng ký (1 quyển), Truy môn sùng hạnh lục (1 quyển), Sơn phùng tạp lục (3 quyển), Trúc song tùy bút (2 quyển)... Toàn tập gọi là “Vân thê pháp vị”, tính tổng cộng là 32 quyển. Dưới đây chỉ ghi lại vài lời pháp ngữ tu trì tịnh nghiệp của Đại Sư:
“Đấng đại Thánh xót thương, khuyên người chuyên xưng danh hiệu, bởi vì phép xưng danh rất dễ, nếu có thể giữ mỗi niệm nối nhau, lấy suốt đời làm hạnh, thì mười người tu, mười người vãng sanh, trăm người tu, trăm người vãng sanh. Tại sao thế? Vì không có duyên tạp nên được chánh niệm, vì cùng với bản nguyện của Phật hợp nhau, vì không trái với kinh giáo, vì thuận theo lời Phật. Nếu bỏ chuyên niệm mà tạp tu trong trăm người may ra được một hai người, trong ngàn người hy vọng được ba bốn người vãng sanh mà thôi”. “Người niệm Phật khi lâm chung chớ nên sợ chết. Phải thường nghĩ rằng: thân này không sạch, chịu nhiều sự khổ, nếu được bỏ huyễn thân mà sanh về Tịnh độ, chính là điều đáng vui mừng!”
Vào độ cuối tháng 6 năm thứ 43 niên hiệu Vạn Lịch, nhân lúc bệnh nặng, Đại Sư liền soạn ra “Ba điều đáng tiếc và mười điều đáng than” để cảnh sách đại chúng và dặn đi dặn lại phải “luôn luôn niệm Phật”. Sau đó Ðại Sư vào thành từ biệt các đệ tử và những người cố cựu, nói: “Tôi sắp đi nơi khác!” Rồi ngài trở về chùa thiết tiệc trà từ giã đại chúng. Mọi người không hiểu là duyên cớ gì. Ðến chiều mùng một tháng Bảy, ngài vào tăng đường bảo: “Mai này tôi sẽ đi”. Trước khi Sư viên tịch, đại chúng thỉnh Sư lưu lại vài lời vàng ngọc cuối cùng, Sư nói: “Phải thật tâm niệm Phật”. Khuyên bảo các đệ tử xong, ngài an nhiên quay về hướng Tây xưng danh hiệu Phật mà thị tịch, thọ 81 tuổi. Hậu thế suy tôn ngài làm Tổ thứ tám của hội Liên xã.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh Độ Tập Yếu
(27/7/2018) (07) T1

9. Đại sư Ngẫu Ích - Tổ Liên Tông thứ chín - đời Minh
Sư họ Chung, người huyện Ngô, hiệu Trí Húc. Thuở nhỏ, Sư chuyên học Nho, thề triệt tiêu Phật, Lão, nên làm mười bộ luận nhằm công kích Phật, Lão. Về sau, nhân đọc tập Trúc song tùy bút và Tự tri lục của ngài Châu Hoằng, Sư liền tỉnh ngộ, đốt hết các bộ luận mà mình trước tác bài xích Phật giáo. Năm hai mươi bốn tuổi, Sư xuất gia, nghe ngài Cổ Đức giảng luận Duy Thức tại chùa Vân Thê, sau đó lên núi tọa thiền. Năm hai mươi sáu tuổi, Sư thọ Bồ Tát giới và biên duyệt Tạng luật. Năm hai mươi tám tuổi, Sư nhiễm bệnh, quyết chí cầu sanh Tịnh độ, lấy Thiên Thai làm tông. Về sau, Ðại Sư trụ trì trải qua các nơi: Ôn Lăng, Chương Châu, Thạch Thành, Thánh Khê, Trường Thủy và Tân An, rộng truyền giáo pháp Thiên Thai và môn Niệm Phật. Thời bấy giờ, những nhà tu Thiền ở các nơi, phần đông cho pháp môn Tịnh Ðộ là quyền giáo; khi gặp người niệm Phật, tất bảo tham cứu chữ Thùy (ai). Riêng Ðại Sư lại nhận định pháp Trì Danh chính là tâm tông viên đốn. Bình sanh, Sư lấy việc xem kinh tạng, trước thuật làm sự nghiệp, đã để lại cho đời những tác phẩm nổi tiếng như: Kinh A Di Đà yếu giải 1 quyển, kinh Phạm võng huyền nghĩa 1 quyển, Bồ Tát giới bổn tiên yếu 1 quyển, kinh Pháp Hoa huyền nghĩa tiết yếu 2 quyển, kinh Pháp Hoa hội nghĩa 16 quyển, kinh Lăng Nghiêm huyền nghĩa 2 quyển, kinh Lăng Nghiêm văn cú 10 quyển, Duyệt tạng tri tân 44 quyển, Pháp hải quán lan 5 quyển, Chu dịch thiền giải 10 quyển… Tổng cộng hơn 40 bộ và trên 230 quyển, trong đó có một bộ “Tập lục” nói về pháp ngữ, vấn đáp, tự thuyết, thi kệ… của Đại Sư mà soạn thành “Linh Phong Ngẫu Ích đại sư tông luận”, tất cả những luận điểm của ngài đều sưu tập từ trong bộ Tông luận này. Ngoài ra, Đại Sư còn phát huy trước tác hơn mười bộ kinh luận, dùng văn tự Bát Nhã làm công cụ độ người, như nước trăm sông đổ về biển cả. Bút pháp của ngài trang nhã sâu sắc, đúng là một bậc tài đức vẹn toàn. Sư lại dạy: Pháp môn Tịnh độ không có gì kì lạ, chủ yếu chỉ là tin sâu, nguyện tha thiết và nỗ lực hành trì. Chỉ e rằng, người mới có được chút ít niềm tin cao quý và sự an ổn, rồi thủ đắc mà buông bỏ niệm. Nếu ngày đêm quyết định lấy mười vạn, hoặc ba vạn hay năm vạn niệm làm tiêu chuẩn, niệm không thiếu, thề nguyện suốt đời không thay đổi, mà khi lâm chung không được vãng sanh, thì ba đời chư Phật thành vọng ngữ. Một khi đã vãng sanh thì vĩnh viễn không thoái chuyển, thấu rõ được tất cả các pháp. Năm Thuận Trị thứ hai, vào cuối Ðông, Ðại Sư cảm bịnh nhẹ, ngài di chúc mọi việc và dặn các đệ tử, sau khi trà tỳ, phải tán nhuyễn xương trộn với bột hòa thành viên, chia thí cho loài cá chim để kết duyên Tịnh Ðộ với chúng. Sang đầu năm, ngày 21 tháng Giêng, Ðại Sư sáng dậy sớm, sắc diện tươi khỏe như người không bịnh. Ðến đúng Ngọ, ngài đoan tọa trên bồ đoàn, quay mặt về Tây, chắp tay niệm Phật mà tịch, thọ được 57 tuổi. Ba năm sau, các môn nhơn hội lại, định y pháp làm lễ trà tỳ. Lúc mở bảo tháp ra, thấy toàn thân Ðại Sư vẫn còn nguyên vẹn, tóc ra dài phủ hai tai, sắc mặt tươi tỉnh như sống. Ðại chúng không nỡ tuân lời di chúc, xây tháp thờ toàn thân ở chùa Linh Phong.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh Độ Tập Yếu
(28/7/2018) (08) T1

10. Đại sư Triệt Lưu - Tổ Liên Tông thứ mười - đời Thanh
Hành Sách Ðại Sư, tự là Triệt Lưu, người đời nhà Thanh, con của Tưởng Toàn Xương, một bậc lão nho uyên bác ở vùng Nghi Hưng. Cha ngài là bạn phương ngoại với Ðức Thanh Hòa thượng, tức Hám Sơn Ðại Sư. Niên hiệu Thiên Khải thứ sáu, sau khi Hám Sơn Ðại Sư thị tịch được ba năm, một đêm Tưởng Toàn Xương nằm mộng thấy ngài Hám Sơn vào nhà mình. Cũng trong đêm ấy, Hành Sách Ðại sư được sanh ra, nên nhân đó ngài lại được cha đặt cho ngoại hiệu là Mộng Hám. Ðến khi khôn lớn, cha mẹ kế tiếp qua đời, ngài cảm sự thế vô thường, có ý niệm thoát tục Năm hai mươi ba tuổi, ngài thế phát xuất gia với Nhược Am Hòa Thượng ở chùa Lý An. Tu hành tinh tấn không đặt lưng xuống chiếu. Trải năm độ nắng mưa, ngài tỏ suốt nguồn chân, ngộ vào pháp tánh. Sau khi Nhược Am Hòa Thượng thị tịch, Ðại Sư trụ trì chùa Báo Ân. Thời gian này, ngài được bạn đồng tham là Tức Am thiền sư khuyên tu Tịnh Ðộ. Niên hiệu Khang Hy thứ hai, ngài cất am ở núi Pháp Hoa, bên bờ sông Tây Khê tại Hàng Châu, chuyên tu Tịnh Ðộ. Nhân đó lại đặt tên chỗ ở của mình là Liên Phụ Am. Ðến năm Khang Hy thứ chín, Ðại Sư trụ trì chùa Phổ Nhân ở Ngư Sơn, đề xướng thành lập Liên xã. Học giả các nơi hưởng ứng tu tập rất đông. Ngài từng làm bài văn khuyên phát lòng tin chân thật rằng: “Thứ nhất phải tin: Tâm, Phật và chúng sanh, cả ba không sai khác. Chúng ta là Phật chưa thành, Di Ðà là Phật đã thành. Giác tánh đồng một vẫn không có hai. Ta tuy điên đảo mê lầm, giác tánh chưa từng mất. Ta tuy nhiều kiếp luân chuyển, giác tánh chưa từng động. Nên nói: Khi một niệm hồi quang đồng về nơi bản đắc là như thế. Thứ hai phải tin: Chúng ta là Phật danh tự, Di Ðà là Phật cứu cánh, tánh tuy không khác, ngôi cách vực trời. Nếu không chuyên niệm đức Phật kia, cầu về cõi Tịnh; tất phải chịu theo nghiệp lưu chuyển, chịu khổ vô cùng! Ðây gọi là pháp thân lưu chuyển sáu nẻo, không được thành Phật, mà vẫn cam phận chúng sanh. Thứ ba phải tin: Chúng ta dù nghiệp sâu chướng nặng, sống lâu nơi cảnh khổ, vẫn là chúng sanh trong tâm của Di Ðà. Di Ðà tuy muôn đức trang nghiêm an vui ở cõi Tịnh, cũng là vị Phật trong tâm của chúng ta. Ðã rõ chân tâm vốn không hai, tất biết cảm ứng tự giao tiếp. Như đá nam châm hút sắt, việc này đâu lựa phải nghi? Ðây gọi: nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền hoặc tương lai, quyết định sẽ thấy Phật, cách Phật chẳng xa vậy.” Ðại Sư trụ trì chùa Phổ Nhân được mười ba năm. Niên hiệu Khang Hy thứ hai mươi mốt, ngày mùng Chín tháng Bảy, ngài thoát hóa, thọ 55 tuổi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh Độ Tập Yếu
(29/7/2018) (09) T1

11. Đại sư Tỉnh Am - Tổ Liên Tông thứ mười một - đời Thanh
Đại Sư họ Thời, tự Tư Tề, hiệu Tỉnh Am, người ở đất Thường Thục. Ngay từ thuở nhỏ, Sư đã không ăn cá thịt. Sau khi xuất gia, Thiền, Giáo, Tánh, Tướng, pháp nào Sư cũng thông suốt. Tại chùa Chơn Tịch, Sư đóng thất ba năm, ban ngày xem kinh tạng, tối đến trì danh hiệu Phật. Sau khi ra thất, Sư đến Tứ Minh đảnh lễ tháp A-dục vương, do lòng thành đốt ngón tay cúng dường nên cảm ứng xá-lợi phóng quang. Nhân đó, Sư soạn Niết-bàn sám và Phát Bồ-đề tâm văn. Ai tụng bài văn này cũng đều rơi lệ. Sư lại đốt ngón tay, phát bốn mươi tám lời nguyện trước tượng Phật. Về cuối đời, Sư ở chùa Phạm Thiên, kêu gọi thành lập Liên xã, chuyên tu tịnh nghiệp. Niên hiệu Ung Chánh thứ hai, ngày mùng tám tháng Chạp, Ðại Sư bảo chúng rằng: “Tháng Tư sang năm ta sẽ đi xa”. Rồi đóng cửa thất, mỗi ngày niệm Phật mười muôn câu. Sang năm, ngày 12 tháng 4, Ðại Sư bảo môn đồ rằng: “Từ đầu tháng đến nay, ta đã hai phen thấy Tây phương Tam Thánh, chắc là đến lúc vãng sanh!” Nói xong, liền làm kệ giã từ đại chúng. Qua hôm sau, Ðại Sư không ăn uống, cứ nhắm mắt ngồi thẳng yên. Ðến canh năm tắm rửa thay y áo. Bữa ấy tức là ngày 14, gần giờ Ngọ, Ðại Sư lại nhắm mắt day về Tây ngồi yên lặng. Hàng đạo tục các nơi nghe tin hội về đông như chợ. Ðại Sư bỗng mở mắt nói: “Tôi về Cực Lạc không bao lâu sẽ trở lại. Thoát ly sống chết là việc lớn, mỗi người nên cố gắng thanh tịnh niệm Phật!” Dặn dò xong, chắp tay xướng hồng danh Phật rồi thị tịch. Thọ được 49 tuổi. Huấn thị chính yếu của Sư là bản Văn Phát Bồ Đề Tâm, với lời dạy rất chí thiết: “Niệm Phật mà không phát đại tâm Bồ đề thì không tương ưng với đại nguyện của đức A Di Đà, do đó rốt cùng không thể vãng sanh. Nhưng nếu phát tâm Bồ đề mà không chuyên tâm niệm Phật thì cũng không thể vãng sanh. Do vậy, lấy việc phát tâm Bồ đề làm chánh nhân, niệm Phật làm trợ duyên thì sau này mới có thể vãng sanh. Người tu Tịnh nghiệp không thể không biết điều này.”


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tịnh Độ Tập Yếu

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tịnh Độ Tập Yếu
(30/7/2018) (10) T1

12. Đại sư Triệt Ngộ - Tổ Liên Tông thứ mười hai - đời Thanh
Tế Tỉnh Ðại Sư, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Ðường, người đời Thanh, con nhà họ Mã ở huyện Phong Nhuận. Thuở bé ngài đã thông thuộc kinh sử. Nhân nhờ bị trọng bệnh, Sư liễu ngộ huyễn chất vô thường, nên phát nguyện xuất gia. Khi bệnh thuyên giảm, Sư đến huyện Phòng Sơn xin thế phát với lão túc Vinh Trì ở am Tam Thánh. Sau khi xuất gia, lại đi tham học các nơi, liễu đạt thông suốt tất cả Thiền, Giáo, hai tông Tánh,Tướng. Chỗ tâm đắc nhất của ngài là chỉ thú Thập Thừa Tam Quán của kinh Pháp Hoa. Sau đó, Sư trụ trì chùa Vạn Thọ ở Bắc Kinh, hướng dẫn chúng tham thiền, khích lệ sách tấn hàng hậu học tu tập một cách nhiệt tình không mệt mỏi suốt mười bốn năm. Thanh danh Sư vang khắp cả từ Bắc chí Nam. Bình nhật, Ðại Sư thường bảo: “Ngài Vĩnh Minh nguyên là bậc tông tượng trong Thiền môn mà còn quy tâm về Tịnh Ðộ. Huống ngay là thời mạt pháp, chúng ta cũng phải tuân theo”. Do đó, ngài chuyên tu Tịnh nghiệp, chủ trương Liên tông. Mỗi ngày giới hạn thời giờ: dạy chúng hoặc tiếp khách nội một cây hương. Ngoài ra chỉ chuyên lễ sám niệm Phật mà thôi. Không bao lâu, Ðại Sư sang trụ trì chùa Giác Sanh. Kế đó lại lui về ngụ chùa Tư Phước ở Hồng Loa Sơn. Tăng chúng các nơi mến đức nương về ngày càng đông, khiến chỗ ấy trở thành đại tòng lâm. Ðại Sư vì pháp lợi sanh, lòng không chán mỏi, tất cả đều dùng Tịnh Ðộ làm chỗ quy thú. Mỗi khi giảng đến ân cứu khổ ban vui của Như Lai, thường lệ rơi theo tiếng. Thính chúng ngồi nghe đều cảm động sa nước mắt. Trong hai quyển Ngữ Lục của ngài, lời khuyến hóa lại càng chí thiết. Ðại lược như sau: “Chúng ta tu Tịnh Ðộ, lòng tin quý ở nơi sâu, chí nguyện quý ở nơi thiết. Do tín nguyện sâu thiết, nên tất cả tà thuyết không thể lay động, tất cả cảnh duyên không thể kéo lôi. Giả sử đang khi ta niệm Phật, bỗng Tổ Ðạt Ma hiện ra bảo phải bỏ Tịnh tu Thiền có thể liền giác ngộ thì cũng từ tạ không dám tuân lời. Hay dù đức Thích Ca hiện thân bảo có pháp môn khác hơn Tịnh Ðộ, dạy ta phải bỏ niệm Phật để tu môn kia, ta cũng đảnh lễ mà từ khước. Giữ vững như vậy, mới gọi là lòng tin sâu chắc. Về phần nguyện, ví như có vòng sắt nóng đỏ xoay vần trên đầu, ta cũng không vì sự khổ ấy mà thoái thất chí vãng sanh. Lại như có cảnh dục lạc mầu nhiệm nhất của Chuyển Luân Vương hiện đến, ta cũng không vì sự vui sướng đó mà quên tâm niệm cầu về Cực Lạc. Gặp những cảnh duyên nghịch thuận cùng cực như thế mà vẫn không đổi lòng, mới gọi là chí nguyện tha thiết. Lòng tin sâu, chí nguyện thiết ấy, gọi là trọng tâm. Dùng tâm này mà niệm Phật thì tịnh nghiệp mạnh và lần lần thành thục, tất duyên nhiễm Sa Bà phải dứt. Như thế, lúc lâm chung dù có muốn cảnh luân hồi hiện ra, cảnh Tịnh Ðộ cùng đức Di Ðà chẳng hiện tiền, cũng không thể được. Nhưng tín nguyện sâu thiết ấy lúc bình thời phải rèn luyện cho thành, khi lâm chung mới khỏi lạc vào nẻo khác. Như cổ đức lúc sắp mạng chung, chư Thiên ở sáu cõi trời trổi nhạc, cầm tràng phan, kế tiếp đến rước, mà vẫn cố từ, một lòng chờ Phật, đợi khi Phật hiện đến mới chịu đi. Nếu bình thời tâm tín nguyện chưa được mười phần vững chắc thì khi lâm chung gặp phải cảnh chư thiên ấy, làm sao tự chủ được!” Niên hiệu Gia Khánh thứ mười lăm, vào tháng Hai, Ðại Sư dự biết ngày lâm chung, chẳng còn bao xa, đi từ giã những người ngoại hộ, dặn rằng: “Duyên hư huyễn chẳng bền lâu, giờ sống thừa nên quý tiếc. Các vị hãy cố gắng niệm Phật, ngày kia sẽ cùng gặp nhau nơi cõi Liên Bang!” Ðến ngày mùng hai tháng Chạp, Ðại Sư cảm bịnh nhẹ, đang chí tâm niệm Phật, bỗng thấy có vô số tràng phan từ phương Tây bay đến, liền nhìn môn đồ nói: “Cảnh Tịnh Ðộ đã hiện, ta sắp về Tây phương!” Rồi bảo đại chúng luân phiên trợ niệm. Sang ngày 17, vào giờ Thân, ngài nói với chúng rằng: “Hôm qua tôi thấy ba vị đại sĩ: Văn Thù, Quán Âm, và Thế Chí. Hiện giờ lại được đức Phật tự thân đến tiếp dẫn. Tôi đi đây!” Ðại chúng nghe nói, niệm Phật càng chí thiết, Ðại Sư ngồi thẳng, chắp tay hướng về Tây, bảo: “Xưng một câu hồng danh, thấy một phần tướng hảo!” Dứt lời, liền kiết ấn mà tịch. Lúc ấy, tất cả chúng đều nghe mùi hương lạ ngào ngạt. Ðể lộ khám bảy ngày, dung sắc Ðại Sư tươi như sống, tóc bạc biến thành đen. Lúc trà tỳ, được hơn một trăm hạt xá lợi lóng lánh. Ðại Sư thọ được bảy mươi, tăng lạp bốn mươi chín. Đại Sư để lại một số tác phẩm quý như: Mộng Đông thiền sư tập, Bổn cảng (Hương Cảng) đông lâm niệm Phật đường hữu san bổn, Một Trăm Bài Kệ Niệm Phật...


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách