Từ bi yêu thương - Tâm giác ngộ - Tuệ trí

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Từ bi yêu thương - Tâm giác ngộ - Tuệ trí

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

TÁM ĐỀ MỤC CHUYỂN HOÁ TÂM
The Eight Verses of Thought Transformation
By His Holiness the Dalai Lama -
Tuệ Uyển chuyển ngữ


Tám đề mục chuyển hoá tâm, một văn bản của Kadampa hành giả Langri Tangpa giải thích tuệ trí và phương pháp thực hành của Ba la mật thừa (Paramitayana ), bảy đề mục đầu nói về phương pháp - từ bi yêu thương, tâm giác ngộ hay tâm bồ đề - đề mục thứ tám nói về tuệ trí.

1- Quyết định đạt đến lợi ích to lớn nhất có thể cho tất cả chúng sinh, những người quý báu hơn những viên ngọc ước, tôi sẽ luôn luôn ôm ấp họ như những người thân thương nhất.

Phần một: Tự chính chúng ta và tất cả những chúng sinh khác muốn hạnh phúc và hoàn toàn thoát khỏi khổ đau. Trong điều này chúng ta thật sự bình đẳng. Tuy vậy, mỗi chúng ta chỉ là một cá thể, trong khi những chúng sinh khác là vô lượng.

Giờ đây, có hai thái độ để quan tâm: đó là vị kỷ yêu mến chính chúng ta và đó là yêu mến những những người khác. Thái độ tự yêu mến một cách vị kỷ làm cho chúng ta cứng nhắc, chúng ta nghĩ là chúng ta cực kỳ quan trọng và khao khát căn bản của chúng ta là cho chính chúng ta được hạnh phúc và cho mọi thứ diễn tiến tốt đẹp cho chúng ta. Tuy vậy, chúng ta không biết làm thế nào để đem đến điều này. Trên thực tế là hành động yêu mến vị kỷ không bao giờ làm cho chúng ta hạnh phúc.

Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đở người khác trên tát cả những thứ khác. Và, hành động trong cách này, ngẩu nhiên tự họ trở nên rất hạnh phúc. Thí dụ, những chính trị gia chân thành quan tâm giúp đở hay phục vụ người khác thu hoạch những thành tích với sự tôn trọng, trong khi những ai đó luôn luôn lợi dụng và làm những việc xấu cho những người khác bị hạ bệ như những thí dụ của những kẻ xấu.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Từ bi yêu thương - Tâm giác ngộ - Tuệ trí

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

1- Quyết định đạt đến lợi ích to lớn nhất có thể cho tất cả chúng sinh, những người quý báu hơn những viên ngọc ước, tôi sẽ luôn luôn ôm ấp họ như những người thân thương nhất.

Phần hai: Tạm thời bỏ qua một bên tôn giáo, đời sống tái sinh và niết bàn, ngay cả trong đời sống hiện tại những người vị kỷ đem đến những phản ứng tiêu cực ngược lại cho chính họ bởi những hành động của vị kỷ của họ. Về phương diện khác, những người như mẹ Teresa, người chân thành cống hiến cả cuộc đời và năng lực vô vị lợi phục vụ cho những người nghèo túng, khốn cùng, và neo đơn, luôn luôn được ghi nhớ bởi những hành động cao quý của họ, với sự kính trọng; những người khác không có bất cứ điều gì tiêu cực để nói về họ. Thế thì, điều này là kết quả của sự yêu mến những kẻ khác: cho dù chúng ta có muốn hay không, ngay những kẻ không phải là người thân của chúng ta luôn luôn yêu thích chúng ta, cảm thấy vui vẻ với chúng ta và có một cảm giác ấm áp đối với chúng ta. Nếu chúng ta là loại người luôn luôn nói năng lịch sự trước mặt những người khác những lại nói xấu sau lưng họ, dĩ nhiên, không ai thích chúng ta.

Vì vậy, trong đời sống này, nếu chúng ta cố gắng giúp đở kẻ khác bằng nổ lực tối đa mà chúng ta có thể làm và có những tư tưởng ích kỷ ít nhất, chúng ta sẽ có nhiều kinh nghiệm của hạnh phúc. Đời sống chúng ta không quá dài; một trăm năm là tối đa. Nếu trãi qua đời sống này chúng ta cố gắng ân cần, với một trái tim ấm áp, lưu tâm cho lợi ích của những người khác và ít vị kỷ cùng giận tức, điều ấy sẽ thật tuyệt vời, xuất sắc, điều ấy thật sự là nguyên nhân của hạnh phúc. Nếu chúng ta ích kỷ, luôn luôn đặt chính mình trước nhất và những kẻ khác là thứ yếu, kết quả chắc chắn là chúng ta sẽ hoàn tất cuối cùng. Trong ý nghĩ đặt chúng ta sau cùng và những người khác trước nhất là con đường để chúng ta tiến ra phía trước


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: Từ bi yêu thương - Tâm giác ngộ - Tuệ trí

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

1- Quyết định đạt đến lợi ích to lớn nhất có thể cho tất cả chúng sinh, những người quý báu hơn những viên ngọc ước, tôi sẽ luôn luôn ôm ấp họ như những người thân thương nhất.

Phần ba: Vì vậy đừng lo lắng về kiếp sống tới hay niết bàn; những việc này sẽ tiến đến dần dần. Nếu trong kiếp sống này chúng ta duy trì là một người tốt, ấm áp, không ích kỷ, chúng ta sẽ là một công dân tốt của thế giới. Cho dù chúng ta là một Phật tử, một Ki tô hữu hay là một người cộng sản không quan hệ; điều quan trọng là khi nào chúng ta vẫn là một con người chúng ta nên là một con người tốt. Đấy là giáo nghĩa của Đạo Phật; đấy là thông điệp của tất cả mọi tôn giáo trên thế giới.

Tuy nhiên, giáo nghĩa của Đạo Phật chứa đựng mọi kỷ năng để loại trừ và nhổ gốc rể vị kỷ và biến thành hiện thực thái độ yêu mến người khác. Thí dụ, văn bản tuyệt diệu của Tôn giả Bình Thiên (Shantideva), "Hướng dẫn về đời sống của con đường Bồ tát", rất hữu ích cho điều này. Tự chính chúng tôi thực hành theo quyển sách ấy; nó hữu dụng một cách tuyệt vời. Tâm tư chúng ta cực kỳ giảo quyệt và rất khó kiểm soát, nhưng nếu chúng ta tiến hành những tác động ảnh hưởng liên tục và kiên định, hành động không mệt mõi với suy luận hợp lý và phân tích cẩn thận, chúng ta sẽ có thể kiểm soát và chuyển hoá nó tốt hơn.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Từ bi yêu thương - Tâm giác ngộ - Tuệ trí

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

1- Quyết định đạt đến lợi ích to lớn nhất có thể cho tất cả chúng sinh, những người quý báu hơn những viên ngọc ước, tôi sẽ luôn luôn ôm ấp họ như những người thân thương nhất.

Phần bốn:
Một số triết gia Tây phương nói rằng chúng ta không nên đàn áp sự giận tức của chúng ta mà bày tỏ nó - rằng chúng ta nên thực tập giận tức! Tuy nhiên, chúng ta nên có một sự phân biệt rõ ràng quan trọng ở đây giữa những vấn đề tinh thần nên bày tỏ, biểu lộ và những vấn đề không nên làm như vậy. Thỉnh thoảng chúng ta có thể có những sai lầm thật sự và thật đúng đắn để chúng ta bày tỏ để gở mối day dứt,tự thán thay vì để nó trở thành một nội kết phiền muộn trong tâm ta. Nhưng chúng ta không nên biểu lộ nó bằng sự giận dữ. Nếu chúng ta nuôi dưỡng, ấp ủ những tâm tư phiền não tiêu cực như giận tức chúng sẽ trở thành một thành phần của cá nhân chúng ta; mỗi lần chúng ta biểu lộ giận dữ nó trở nên dễ dàng để biểu lộ như thế một lần nữa. Chúng ta cứ làm như thế lần này rồi lần khác cho đến khi chúng ta đơn giản chỉ là một người cuồng dại hoàn toàn không thể kiểm soát. Vì vậy, trong phạm trù của những vấn đề tinh thần, có những vấn đề nào đấy thích đáng để bày tỏ còn những vấn đề khác thì không nên.

Trước tiên chúng ta cảm thấy khó khăn trong việc cố gắng để kiểm soát những tâm tư phiền não tiêu cực. Ngày đầu tiên, tuần đầu tiên, tháng đầu tiên chúng ta không thể kiêm soát chúng tốt đẹp được. Nhưng với sự liên tục tác động những tiêu cực của chúng ta sẽ dần dần giảm xuống. Tiến trình trong sự tu dưỡng phát triển tâm không phải đến từ việc dùng thuốc uống hay những thứ hóa chất khác; nó tùy thuộc vào việc kiểm soát tâm.

Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng nếu chúng ta muốn hoàn thành những nguyện ước của chúng ta, là tạm bợ tức thời hay căn bản rốt ráo, chúng ta nên hướng thệ nguyện đến những chúng sinh khác nhiều hơn cả là những viên ngọc ước và luôn luôn yêu mến họ trên tất cả những thứ khác.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Từ bi yêu thương - Tâm giác ngộ - Tuệ trí

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Câu hỏi: Có phải tất cả những mục tiêu của việc thực tập này để tu dưỡng phát triển tâm chúng ta hay thực sự là làm những việc để giúp đở những người khác? Điều nào là quan trọng hơn?

Trả lời: Cả hai đều quan trọng. Trước tiên, nếu chúng ta không có động cơ trong sạch, bất cứ những gì chúng ta làm có thể không hoàn thiện, không toàn hảo, không thỏa mãn. Vì vậy, việc trước nhất chúng ta nên làm là phát triển động cơ trong sạch. Nhưng chúng ta không phải chờ cho đến khi động cơ ấy hoàn toàn phát triển trước khi thật sự hành động giúp đở những kẻ khác. Dĩ nhiên, để giúp đở những kẻ khác trong những phương thức hữu hiệu nhất có thể chúng ta phải hoàn toàn giác ngộ như những Đức Phật. Ngay cả giúp đở những người khác trong những phương thức rộng lớn bao quát cùng khắp, chúng ta cần đạt đến những tầng bậc của một vị Bồ tát, đấy là, phải có kinh nghiệm trực tiếp, nhận thức vô phân biệt thực tại của tính không và phải đạt đến những năng lực ngoài những giác quan cảm giác thông thường, tức là thần thông. Tuy vậy, có nhiều trình độ khác nhau để giúp đở những người khác. Ngay cả trước khi chúng ta đạt đến những phẩm chất này chúng ta có thể hành động như những vị Bồ tát, nhưng thông thường những hành động của chúng ta kém hiệu quả hơn những vị ấy. Vì vậy, không phải đợi cho đến khi chúng ta đấy đủ hoàn toàn những phẩm chất, chúng ta có thể phát sinh những động cơ tốt đẹp, hảo tâm thiện ý và với sự cố gắng đấy để giúp đở những kẻ khác trong những phương thức tốt nhất mà chúng ta có thể hành động. Điều này là một sự tiếp cận cân bằng hơn và tốt hơn là chỉ đơn giản ẩn trú một nơi cô lập nào đấy để thiền định và tụng niệm. Dĩ nhiên, điều này tủy thuộc rất nhiều trên từng cá nhân. Nếu chúng ta tin tưởng rằng an trú tại một nơi biệt lập chúng ta có thể đạt được những sự thực chứng rõ rệt trong một thời điểm nào đấy, đó lại là chuyện khác. Có lẻ tốt nhất nên dành phân nửa thời gian của chúng ta để hoạt động và phân nửa kia để thực tập thiền định.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: Từ bi yêu thương - Tâm giác ngộ - Tuệ trí

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Câu hỏi: Tây Tạng là một xứ sở Phật giáo. Nếu những giá trị mà Ngài đã diễn tả là của Đạo Phật, tại sao có rất nhiều thứ không cân bằng trong xã hội Tây Tạng.

Trả lời: Con người yếu đuối. Mặc dù Tây Tạng đúng thực là một xứ sở Phật giáo, nó cũng có những người xấu hay hư đốn. Ngay cả trong những cơ sở chùa chiền, tu viện, cũng có thể trở thành thối nát hay biến thành nơi bị lợi dụng. Nhưng tất cả đều giống nhau, so sánh với nhiều xã hội khác, Tây Tạng thanh bình hơn, hòa hiệp hơn và ít có những vấn nạn hơn.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Từ bi yêu thương - Tâm giác ngộ - Tuệ trí

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

2- Khi kết thân với những người khác, tôi sẽ xem như tự mình là thấp nhất trong tất cả, và từ chiều sâu của con tim ôm ấp những người khác thân thương và quan trọng nhất.

Không kể chúng ta là ai với chúng ta, chúng ta thường nghĩ những việc như, “Tôi mạnh hơn người kia, “ tôi đẹp hơn người kia”, tôi thông minh hơn người kia,” tôi giàu có hơn”, tôi xứng đáng hơn người kia rất nhiều”, v.v và v.v…- chúng ta phát sinh rất nhiều tự hào. Điều này không tốt. Thay vì vậy, chúng ta nên luôn luôn duy trì khiêm tốn. Ngay cả khi chúng ta giúp đở những kẻ khác và tham gia vào hoạt động từ thiện, chúng ta không nên xem chính mình trong cách kiêu căng như những người hộ vệ vĩ đại lợi ích những kẻ yếu. Điều này cũng là kiêu ngạo. Tốt hơn, chúng ta nên liên hệ trong những hành động như thế một cách thật khiêm tốn và nghĩ rằng chúng ta dâng hiến sự phụng sự của chúng ta đến mọi người.

Khi chúng ta so sánh chúng ta với những con thú, thí dụ, chúng ta có thể nghĩ, “ta có thân thể một con người” hay “ta là người thọ giới” và cảm thấy cao hơn những người khác. Cũng từ quan kiến ấy, chúng ta có thể nói rằng chúng ta có thân thể con người và đang thực hành lời Phật dạy và vì vậy chúng ta thật rất là hơn hẳn những côn trùng. Nhưng bằng cách khác, chúng ta có thể nói rằng những côn trùng thì thật vô tội và chẳng bao giờ lừa đảo, nhưng trái lại chúng ta thường dối trá , xuyên tạc, bóp méo chính mình trong trong những cách không thành thật để đạt đến mục tiêu cuối cùng hay tự làm mình hơn những người khác. Từ quan kiến này chúng ta phải nói là chúng ta thật tệ hơn những côn trùng, đấy là chúng chỉ tiến đến những hành động của chúng mà không giả vờ bất cứ điều gì. Đây là một phương pháp để rèn luyện tính khiêm tốn.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Từ bi yêu thương - Tâm giác ngộ - Tuệ trí

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

3- Thận trọng, tỉnh giác, thời khắc một vọng tưởng xuất hiện trong tâm tôi, nguy hại cho chính mình và những người khác, tôi sẽ đối diện và ngăn ngừa nó không chút chậm trễ.

Nếu khảo sát tâm chúng ta tại những thời điểm mà chúng ta thật ích kỷ và bận rộn với chính mình để loại trừ những người khác, chúng ta sẽ thấy rằng tâm thức phiền não tiêu cực là gốc rể của thái độ này. Vì lẻ chúng quấy rầy tâm chúng ta cực độ, thời điểm chúng ta để ý rằng chúng ta đang tiến đến gần sự ảnh hưởng của chúng, chúng ta nên áp dụng một số biện pháp hóa giải chúng. Đối thủ phổ thông với tất cả những tâm thức phiền não là thiền định trên tính không, nhưng cũng có thuốc giải đến từng loại đặc hữu mà chúng ta những người mới bắt đầu có thể áp dụng. Vì vậy, đối với chấp ngã, thủ trước, dính mắc, chúng ta thiền định trên tính xấu xí; với giận tức , trên yêu thương; với mù quáng si mê, trên duyên khởi; cho nhiều tư tưởng phiền não, trên hơi thở và năng lựơng của gió.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Từ bi yêu thương - Tâm giác ngộ - Tuệ trí

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Hỏi: Điều gì là tùy thuộc hưng khởi hay duyên khởi?

Trả lời: Mười hai khoen nhân duyên, hay nguyên khởi tùy thuộc tương liên. Chúng bắt đầu bằng vô minh và đi qua đến già và chết. Trên những trình độ vi tế hơn chúng ta có thể dùng duyên khởi như một nhân để chứng minh rằng mọi sự, mọi vật thì trống rỗng trong sự hiện hữu thật sự


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Từ bi yêu thương - Tâm giác ngộ - Tuệ trí

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Hỏi: Tại sao chúng ta nên thiền định trên tính xấu xí để vượt thắng chấp ngã, thủ trước, hay dính mắc?

Trả lời:
Phần một: Chúng ta phát triển sự chấp trước đến những sự kiện, sự vật bởi vì chúng ta thấy chúng như là rất hấp dẫn. Cố gắng để nhìn chúng như là không hấp dẫn, hay xấu xí, làm nó mất tác dụng hay hóa giải nó. Thí dụ, chúng ta có thể phát triển chấp trước đến thân thể một ai đấy, thấy hình dáng người ấy rất hấp dẫn. Khi chúng ta bắt đầu phân tích sự dính mắc này chúng ta thấy rằng nó chỉ căn cứ trên hình ảnh đơn thuần của làn da. Tuy nhiên, tính tự nhiên của thân thể này xuất hiện đến chúng ta như đẹp đẻ là thịt, máu, xương, da v.v…của điều nó tập hợp. Giờ đây hãy phân tích làn da con người: thí dụ, lấy của chính chúng ta. Nếu một mãnh da rơi ra và chúng ta để nó trong một ngăn khoảng vài ngày nó trở nên ghê gớm thật sự. Đây là tính tự nhiên của da. Tất cả những phần khác của thân thể cũng như vậy. Không có sự xinh đẹp trong từng mãnh thịt, của con người; khi chúng ta thấy máu chúng ta có thể cảm thấy sợ, không vướng bận. Ngay cả một khuôn mặt mỹ miều xinh đẹp: nếu nó bị trầy xước không có gì đẹp đẻ về nó; rửa sạch phấn son – không còn gì cả! Xấu xí là tính tự nhiên của thân thể vật lý. Xương người, cả bộ xương người, cũng là ghê sợ; hình ảnh sọ người cùng xương chéo X có một ý nghĩa thật tiêu cực và dữ dội.

Vâng đấy là phương pháp để phân tích đối với những gì mà chúng ta dính mắc, ái luyến, hay yêu mến - sử dụng ngôn ngữ này trong ý nghĩa tiêu cực của sự dính mắc khao khát ước vọng. Hãy suy nghĩ thêm những đối tượng về phương diện xấu xí; phân tích tính tự nhiên của con người hay sự vật từ quan điểm này. Ngay cả nếu điều này không kiểm soát sự vướng mắc, chấp trước của chúng ta hoàn toàn, tối thiểu nó cũng giúp chúng ta giảm bớt sự dính mắc một ít. Đây là mục tiêu của thiền định hay thiết lập nên thói quen quán sát khía cạnh xấu xí của những sự vật


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Từ bi yêu thương - Tâm giác ngộ - Tuệ trí

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Hỏi: Tại sao chúng ta nên thiền định trên tính xấu xí để vượt thắng chấp ngã, thủ trước, hay dính mắc?

Trả lời:
Phần hai:
Một loại yêu thương khác, sự ân cần tử tế, nó không căn cứ trên lý do rằng “những người như vậy và như thế là xinh đẹp, vì vậy, tôi phải tôn trọng và tử tế.” Căn bản thiết yếu của lòng yêu thương tinh khiết là, “Đây là một chúng sinh muốn vui tươi hạnh phúc, không muốn phiền muộn khổ đau và có quyền để hạnh phúc. Vì vậy, tôi nên cảm nhận yêu thương và từ bi.” Loại yêu thương này hoàn toàn khác biệt với loại yêu thương đầu tiên, điều căn cứ trên sự si mê vô minh và vì vậy hoàn toàn không lành mạnh, không chính đáng. Đấy là những lý do của lòng yêu thương rộng lớn hay từ bi là lành mạnh, chính đáng, đúng đắn. Với tình yêu căn cứ trên sự chấp trước , hay dính mắc, nếu có một sự thay đổi nhỏ trên đối tượng, như một tí thay đổi của thái độ, lập tức là nguyên nhân để chúng ta đổi thay. Đấy là bởi vì cảm xúc của chúng ta chỉ căn cứ những gì trên bề mặt rất cạn cợt. Lấy một thí dụ, một cuộc hôn nhân mới mẻ. Thường thì sau vài tuần, vài tháng, hay vài năm cặp hôn nhân trở thành những kẻ thù và cuối cùng đi đến ly dị. Họ đã kết hôn trong sự yêu thương sâu lắng – không ai chọn thành thân với sự thù ghét – nhưng sau một thời gian ngắn mọi thứ thay đổi. Tại sao? Do bởi căn cứ cạn cợt trên bề mặt của mối quan hệ; một sự thay đổi nhỏ của một người là nguyên nhân cho một sự thay đổi hoàn toàn thái độ của người kia.

Chúng ta nên nghĩ, “người kia là một con người như tôi. Chắc chắn là tôi muốn hạnh phúc; vì vậy, cô ta /cậu ta cũng phải muốn hạnh phúc. Như một chúng sinh tôi có quyền để hạnh phúc; cùng lý do ấy, người kia cũng thế, có quyền để hạnh phúc an lạc. “Lý do chính đáng này cho khởi lên một lòng yêu thương và từ bi. Thế thì không cần biết quan niệm của chúng ta với sự thay đổi của người kia là thế nào – từ tốt đến xấu đến vô cùng tệ hại - người kia luôn luôn căn bản là một chúng sinh. Vì vậy, lý do chính để hiển lộ lòng từ bi yêu thương là luôn luôn ở đấy, cảm nhận của chúng ta đối với người kia là kiên định một cách toàn hảo.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Từ bi yêu thương - Tâm giác ngộ - Tuệ trí

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Hỏi: Tại sao chúng ta nên thiền định trên tính xấu xí để vượt thắng chấp ngã, thủ trước, hay dính mắc?

Trả lời:
Phần ba:

Thuốc giải độc cho sân hận-giận tức là thiền quán về yêu thương, bởi vì sân hận-giận tức là một tâm thức rất thô lổ, sống sượng, cộc cằn vì thế cần được làm dịu dàng, mềm mỏng với tình yêu thương.

Khi chúng ta vui thích với những đối tượng mà chúng ta nối kết, gắn bó, hay dính mắc, chúng ta chắc chắn trải qua kinh nghiệm hân hoan, khoái lạc hay thú vị; nhưng như Tổ Long Thọ đã từng nói, điều ấy như có một mụn ngứa và gảy ngứa; nó cho chúng ta sự thích ý nhưng chúng ta sẽ khá hơn nếu trước tiên chúng ta đừng có cái mụn ngứa ấy. Cũng giống như thế, khi chúng ta nhận được những thứ mà với chúng ta bị ám ảnh, mê thích chúng ta cảm thấy vui sướng, nhưng chúng ta sẽ khá hơn nếu chúng được tự do với điều mà chúng ta bị dính mắc,vướng bận, mong mỏi và là nguyên nhân để chúng ta trở nên bị ám ảnh với những thứ ấy.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách