KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Bài khai thị về những điểm thiết yếu
khi niệm Phật

Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh cõi tây phương Cực Lạc, vốn là đại sự cắt đứt dòng sanh tử. Vì vậy bảo rằng niệm Phật liễu được sanh tử. Người đời nay phát tâm niệm Phật vì muốn cắt đứt dòng sanh tử. Chỉ cần xưng danh hiệu Phật là có thể cắt đứt dòng sanh tử.

Song, nếu không biết cội gốc của sanh tử, niệm Phật mãi thì rốt ráo sẽ đi về đâu ? Nếu niệm Phật mà không đoạn được cội gốc của sanh tử thì làm sao cắt đứt dòng sanh tử ? Cội gốc của sanh tử là gì ? Cổ nhân nói:" Nghiệp bất trọng bất sanh Ta Bà. Ái bất đoạn bất sanh Tịnh Ðộ."

Thế nên, biết rõ ái dục là cội gốc của sanh tử. Khiến tất cả chúng sanh thọ khổ sanh tử đều do ái dục. Cội gốc ái dục này không phải chỉ hiện hữu trong một hoặc hai, ba, bốn đời, mà nó đã tự có sẵn từ đời vô thủy cho đến ngày nay. Sanh sanh thế thế, xả thân thọ thân, đều do lưu chuyển theo ái dục. Ngày nay, suy nghĩ nhìn lại, xem coi lúc nào có một niệm tạm đoạn cội gốc ái dục này đâu. Hạt giống ái căn, bao kiếp tích lũy sâu dầy, nên khiến sanh tử không cùng tận. Ngày nay vừa phát tâm niệm Phật, nếu chỉ vọng không cầu sanh Tây Phương mà danh tự ái dục tức cội gốc của sanh tử lại không biết đến, thì khi nào mới có niệm đoạn được nó ? Không biết cội gốc của sanh tử, nên một bên niệm Phật, một bên cội gốc sanh tử lại càng sanh trưởng nhiều hơn. Cả hai việc niệm Phật và cội gốc sanh tử chẳng quan hệ với nhau. Dẫu niệm cách nào đi nữa, đến lúc lâm chung quý vị chỉ thấy sanh tử ái căn hiện tiền. Khi đó lại cho rằng Phật hoàn toàn không đắc lực, nên liền oán trách niệm Phật không linh nghiệm, dẫu sau này có hối hận cũng không kịp.


Vì vậy, khuyên người niệm Phật thời nay, đầu tiên phải biết ái dục là cội gốc của sanh tử. Ngày nay dốc lòng niệm Phật, thì niệm niệm phải đoạn ái căn này. Trong cuộc sống hằng ngày, ở nhà niệm Phật; mắt thấy vợ con cháu chắt, gia duyên tài sản, đều không nên đắm trước ái nhiễm, thì làm việc nào và niệm niệm nào cũng đều vì sanh tử, như toàn thân đang đứng trong hầm lửa. Lúc chưa biết cách chân chánh niệm Phật, thì niệm ái dục trong tâm chưa có thể xả bỏ. Lúc chân chánh niệm Phật, chỉ bảo rằng niệm không thiết tha và chẳng biết ái dục là chủ tể, nên chỉ niệm Phật ngoài da. Nếu như thế thì Phật chỉ nghe niệm, còn ái dục thì lại tăng thêm. Lúc cảnh tình của vợ con hiển hiện, phải xoay nhìn vào tâm. Nếu một danh hiệu Phật có thể đối địch với ái dục, thì sẽ cắt đoạn được ái căn. Nếu không cắt được ái dục thì làm sao đoạn được sanh tử. Do tập khí của duyên ái trong bao đời đã chín mùi mà nay chỉ mới bắt đầu niệm Phật, lại không thiết thật niệm Phật, thì không thể niệm Phật đắc lực được. Nếu trước mắt không thể kềm chế dược ái cảnh thì khi lâm chung quyết không thể tự làm chủ được.

Vì vậy khuyên người niệm Phật, việc thứ nhất là phải biết vì sanh tử mà thiết tha niệm Phật, phải có tâm thiết tha đoạn sanh tử, phải dùng niệm niệm mà đốn đoạn cội gốc sanh tử. Lúc niệm niệm đều liễu được sanh tử thì cần gì đợi đến ngày ba mươi tháng chạp ! Nếu đợi đến lúc đó thì đã trễ lắm rồi !

Do đó bảo rằng trước mắt luôn nghĩ đến sanh tử đại sự. Trước mắt liễu được sanh tử vốn không. Niệm niệm thiết thật, thì đao đao đều chặt đứt. Dụng tâm như thế, nếu không vượt khỏi sanh tử thì chư Phật bị đọa vì tội vọng ngữ !

Do đó người xuất gia kẻ tại gia, biết rõ tâm sanh tử tức là biết rõ thời tiết xuất ly sanh tử, sao còn diệu pháp nào khác nữa !
Việt dịch: Thích Hằng Ðạt


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Kính Thichtambinh

Bài khai thị của Ngài Hám Sơn đó là dành cho người tu thiền đó không phải dành cho người tu Tịnh Độ đâu...
Hình như thầy post lộn chỗ dòi...
...Song, nếu không biết cội gốc của sanh tử, niệm Phật mãi thì rốt ráo sẽ đi về đâu ? Nếu niệm Phật mà không đoạn được cội gốc của sanh tử thì làm sao cắt đứt dòng sanh tử ? Cội gốc của sanh tử là gì ? Cổ nhân nói:" Nghiệp bất trọng bất sanh Ta Bà. Ái bất đoạn bất sanh Tịnh Ðộ."...
Bài khai thị nhận mạnh chỗ tu tự lực của người tu Thiền, hoàn toàn không liên quan đến người tu Tịnh Độ. Cho nên dct thiết nghĩ bài này phải nằm bên box Thiền Tông...
Các Mod nghĩ thế nào xin cho dct ý kiến.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
ohnoo28
Bài viết: 4
Ngày: 02/02/09 16:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi ohnoo28 »

Theo mình thì đúng, nếu niệm phật mà không diệt tham, sân, si, thì không tương ưng với câu niệm Phật rồi. Người niệm Phật mà cứ làm ác thì đâu phải là Phật Tử chân chính. Niệm Phật mà không đoạn trừ tham, sân, si thì có phải là ta đã phụ tình thương vô bờ bến của Đức Phật, Đức Bồ Tát, Đức Hiền Thánh Tăng rồi chăn.


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

ohnoo28 đã viết:Theo mình thì đúng, nếu niệm phật mà không diệt tham, sân, si, thì không tương ưng với câu niệm Phật rồi. Người niệm Phật mà cứ làm ác thì đâu phải là Phật Tử chân chính. Niệm Phật mà không đoạn trừ tham, sân, si thì có phải là ta đã phụ tình thương vô bờ bến của Đức Phật, Đức Bồ Tát, Đức Hiền Thánh Tăng rồi chăn.
.

Niệm Phật là đễ không khởi TSS, không có thì lấy gì diệt. Niệm Phật là đễ Tri Kiến, Tri Kiến cái gì? Tri kiến cái vọng động lăng xăng trong tâm thức. Ai chửi mình thì tức liền (Sân) phàm phu mà ! Nhưng có niệm Phật và không niệm Phật khác nhau, Niệm Phật thì rõ biết đang tức, Tức là tướng ngạ quỹ, vậy thì không nên tức giận, nhiều lần như vậy thì quen không còn khởi tức giận nữa dù trong hoàn cảnh nào, vậy là niệm phật đễ không khởi TSS, không khởi thì không cần diệt


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Theo mình thì đúng, nếu niệm phật mà không diệt tham, sân, si, thì không tương ưng với câu niệm Phật rồi. Người niệm Phật mà cứ làm ác thì đâu phải là Phật Tử chân chính. Niệm Phật mà không đoạn trừ tham, sân, si thì có phải là ta đã phụ tình thương vô bờ bến của Đức Phật, Đức Bồ Tát, Đức Hiền Thánh Tăng rồi chăn.
A Di Đà Phật

dct đâu có nói bài viết đó dạy sai đâu..
dct chỉ nói là... hình như post không đúng chỗ ...

... mà các Mod Tịnh Tông nghĩ sao ????


Hình ảnh
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Bài này bàn về cách hành niệm Phật theo hướng tự lực, KHÔNG THUỘC TỊNH ĐỘ TÔNG, nên mạn phép chuyển sang mục Thiền tông.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đại Từ Đại Bi, Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. kinhle kinhle kinhle


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Có Thiền mà không có Tịnh thì không phải Thiền Tịnh. Có Tịnh mà không có Thiền, cũng không phải là Thiền Tịnh. Thế thì phải có Tịnh mà có cả Thiền mới ra Thiền Tịnh. À ... Thiền Tịnh không hai. Thôi để đâu cũng được. Để luôn cả hai box Thiền và Tịnh càng tốt.

Ủa! hình như chương này là Phật giáo Bắc tông chứ có phải chuyên Tịnh hay chuyên Thiền. Xin đọc kỷ phần ghi chú dưới mấy chữ PHẬT GIÁO BẮC TÔNG mà admin đã ghi chú trước khi vào đây. ... hì.hì... tui mới đọc tức thì đây thôi. Vậy thì ... để yên cũng không lỗi.


thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

Từ xa đón bức văn chương, riêng lòng không khỏi hổ thẹn! Ấn Quang từ nhỏ thiếu học, nên kiến thức mù mờ, bấy lâu nổi trôi đất khách, chỉ ăn gởi ở Phổ Đà. Hôm nay không ngờ được các hạ, một bậc hiểu sâu tâm tông Nho, Phật, từng tham vấn các phương tri thức, học hạnh siêu quần chẳng xem là quê mùa để lời hỏi đến, lại quá vì khen ngợi, khiến cho người bối rối không an. Thầm nghĩ các hạ học vấn rộng rãi, thấy hiểu cao xa, đâu có lẽ còn hoài nghi với mấy điều tầm thường như thế, chắc là không ngoài bản ý muốn làm gương mẫu để dẫn phát cho kẻ đồng tu đó thôi. Tuy nhiên các hạ đã lấy biết làm không biết, tôi cũng chẳng ngại gì lấy không biết làm biết, xin tùy lời giải đáp, đâu dám bắt chước ông quan già phê án, mà chính là học trò dâng nạp vở thi. Vậy những lời bày tỏ sau đây, nếu có sai lầm, xin nhờ phủ chính.

1. Niệm Phật tuy quí tâm niệm, nhưng cũng không nên bỏ sự đọc tụng ra tiếng, vì thân, miệng, ý giúp đỡ lẫn nhau. Dù rằng tâm có thể nhớ nghĩ, song nếu thân không lễ kính, miệng chẳng trì tụng, thì cũng khó được lợi ích. Như người đời khi khiêng đồ vật nặng còn phải dùng tiếng giúp sức, huống là việc muốn nhiếp tâm để chứng Tam Muội hay sao? Cho nên Kinh Đại Tập nói: ỏNiệm lớn thấy Phật lớn, niệm nhỏ thấy Phật nhỏ.õ Cổ đức cũng bảo: ỏNiệm lớn tiếng thì thấy thân Phật cao lớn, niệm nhỏ tiếng thì thấy thân Phật bé nhỏ.õ Với hạng phàm phu, tâm thường hôn trầm, tán loạn, nếu không nhờ sức thân lễ miệng tụng, tất khó được nhứt tâm.

2. Chỗ chân lý thực tế mới không còn sanh diệt, ngoài ra, trong Phật sự có pháp nào chẳng phải là sanh diệt? Bậc Đẳng Giác Bồ Tát phá bốn mươi mốt phẩm vô minh, chứng bốn mươi mốt phần bí tạng cũng không ngoài sự lấy, bỏ, sanh, diệt, huống nữa là việc niệm Phật đối với phàm phu ư? Nhưng sanh diệt tuy là cội sanh tử, mà cũng là gốc Bồ Đề, có sanh diệt hay không, chỉ do nơi người mà thôi. Nhiếp cả sáu căn, nối liền tịnh niệm, chính là đem sự sanh diệt bỏ giác hiệp trần, đổi thành sự sanh diệt bỏ trần hiệp giác, để kỳ chứng được Phật tánh chơn như không sanh diệt vậy.

3. ỏNiệm niệm ở Tịnh Độ mới được vãng sanh là thuộc về thân phận của bậc vãng sanh thượng phẩm. Nếu chấp định nghĩa này tự cầu thượng phẩm thì còn chi hay hơn, bằng chấp định để dạy hạng căn cơ trung, hạ, tất cả sẽ làm trở ngại sự thăng tấn của người chẳng ít. Tại sao thế? Vì lẽ họ cho pháp này quá cao, rồi cam phận thấp kém, không chịu tu trì. Lại, phép niệm Phật tuy thuộc ý thức, nhưng cũng đủ cả các thức, trong kinh văn há chẳng nói: ỏnhiếp cả sáu căn đó ư? Sáu căn đã nhiếp thì sáu thức để làm gì? Tức như chuyển câu niệm Phật vào hàm tàng thức cũng không ngoài công dụng của sáu thức.

4. Đoạn luận vấn về mục Niệm Phật tương tục, dao chém chẳng đứt vẫn không còn ngờ; nhưng vì các hạ chưa phân biệt giới hạn của Thiền Tông, Tịnh Độ, và tự lực, tha lực, nên thành một khối hoài nghi. Pháp môn Niệm Phật là nương nhờ sức Phật ra ba cõi, sanh về Tịnh Độ, nay đã chẳng phát nguyện tất cũng không có lòng tin. Nếu không tín nguyện, chỉ niệm danh hiệu Phật, vẫn thuộc về tự lực, và bởi thiếu tín nguyện nên không thể thông cảm với sức hoằng thệ của đức A Di Đà. Thảng như trừ được phiền não kiến, tư, còn có thể vãng sanh, nếu chưa trừ, hoặc trừ chưa hết, thì gốc nghiệp vẫn còn và phải bị luân hồi. Về điều này ông Ngũ Tổ Giới, Thảo Đường Thanh là những bằng chứng xác thật. Phải biết, nếu bỏ tín nguyện mà niệm Phật, thì có khác nào sự tham cứu của nhà tu thiền. Và nếu được vãng sanh, chẳng hóa ra nhân quả không phù hợp hay sao? Ngài Ngẫu Ích bảo: ỏĐược sanh cùng chăng, toàn do nơi lòng tín nguyện có, không; phẩm vị cao thấp, đều bởi công trì danh sâu, cạnõ là một luận án chắc chắn không thay đổi. Trong Kinh A Di Đà, câu: ỏMột lòng không loạnõ là nương theo đoạn công đức y, chánh, ở văn trước khuyên sanh lòng tin, và nối theo đoạn: ỏNếu có chúng sanh nào nghe kinh này, phải nên phát nguyện cầu sanh về nước kiaõ chính là bảo phải phát nguyện. Hơn nữa, về điểm tín nguyện, trong mấy đoạn văn sau cũng lập lại nhiều lần. Các hạ cắt đứt mấy đoạn văn ấy, chỉ nhìn vào câu một lòng không loạn xem sự nhất tâm có tín nguyện cùng không tín nguyện đồng như nhau, nên mới thắc mắc về chỗ: Niệm Phật đến trình độ dao chém chẳng đứt tức là thuần nhứt rồi, tại sao lại không được vãng sanh?

5. Ngoài câu niệm Phật, nếu có niệm khác tức là xen tạp. Những niệm ấy rất nhiều khó kể hết được, chỉ nêu phần chánh như: niệm cầu đại triệt, đại ngộ, niệm mong được đại tổng trì, v.v... chớ không phải chỉ cho sự phát nguyện là xen tạp. Nên biết pháp môn Tịnh Độ lấy Tín Nguyện, Hạnh làm tông chỉ. Hạnh như cỗ xe, Nguyện như người phu xe, Tín như kẻ dẫn đường, đủ cả ba mới thành tựu sự tấn thú của xe. Vì thế người tu Tịnh Độ hôm sớm phải phát nguyện. Lại chớ nên chấp nê rằng những lúc không niệm Phật, hoặc khi phát nguyện là cắt đứt, xen tạp, tịnh niệm không thành. Thử hỏi: tâm niệm ấy có từng trải qua những cảnh thấy, nghe, mặc áo, ăn cơm, cùng các sự cử động khác hay không? Nếu có, với mấy điều này đã không thấy cắt đứt, xen tạp, sao lại cho những việc kia là tạp loạn? Cho nên, dù niệm Phật đến cảnh cảnh giới ỏmột niệm muôn nămõ cũng không ngại gì tới sự khởi cư hằng ngày. Bằng tuyệt nhiên không cả, hoặc ra chỉ có pháp thân Bồ Tát mới đảm đương nổi. Nhưng các bậc Đại Sĩ tuy ở yên một chỗ mà hiện vô số thân trong cõi vi trần, làm vô lượng Phật sự, nếu quả có xen hở tạp loạn, thì chắc không biết là bao nhiêu? chư Phật, Bồ Tát có thể đồng thời khắp đến mười phương, song đây chỉ là một việc, thật ra tâm ta vẫn đủ các lý, ứng muôn sự, không phải như thế mà thôi đâu!

6. Ước theo nghi thức xưa nay, sự phát nguyện thường ở vào khoảng sớm mai và tối. Nhưng cũng có người khi niệm Phật xong thời nào, liền hồi hướng phát nguyện ngay lúc ấy. Các hạ đã hiểu sâu tánh, tướng mà còn cho rằng: ỏniệm Phật và niệm cầu sanh không thể đi đôiõ, thì dường như đối với viên lý sự vô ngại, chưa được tin chắc. Lại bảo: ỏNếu có thể đi đôi tất tâm niệm sẽ chia làm hai: một nửa về Phật, nửa về nguyện, thế thì một người ưng thành hai vị Phật.õ Xin hỏi, cơn bình thường, có lúc nào các hạ đương lúc mắt thấy sắc mà tai vẫn nghe tiếng cho đến ý vẫn suy nghĩ hay không? Nếu quả có thế, tại sao riêng với việc này các hạ hãy còn ngờ? Vậy nên biết, tâm niệm công dụng không lường; tám thức há chẳng phải là thể dụng của một tâm ư? Kia đã không thành tám vị Phật, tại sao đây lại thành hai vị Phật?

7. Bình sanh tuyệt không tín nguyện, khi lâm chung khó được nhờ sức Phật. Đã nói: ỏLúc nghiệp lành dữ đồng thời đều hiệnõ, thì chẳng những câu niệm Phật không hiện không được vãng sanh, dù có hiện cũng không được vãng sanh. Tại sao thế? Vì không phát nguyện vãng sanh, vì không cần Phật tiếp dẫn. Kinh Hoa Nghiêm nói: ỏGiả sử nghiệp ác có hình tướng, mười phương hư không chẳng thể dung chứa.õ Cổ đức bảo: ỏTâm nghiệp rất nhiều, ngã về mối nặng như người mắc nợ, chủ mạnh kéo đi.õ Nay nghiệp lành dữ đều hiện, bởi không tín nguyện, tất phải bị nghiệp lực lôi cuốn mất sự chủ trương. Thế thì biết, nương cậy sức mình, dù hoặc nghiệp còn một mảy tơ cũng không thoát khỏi sanh tử, lựa là nhiều ư? Niệm Phật đến nhứt tâm mà không tín nguyện, trong vô số người, hoặc may có được một vài kẻ vãng sanh. Rất không nên đem điều ấy giáo hóa làm mất căn lành Tịnh Độ của tất cả chúng sanh đời sau. Vì nếu chỉ nương tự lực niệm cho đến nghiệp dứt tình không, chứng Vô Sanh Nhẫn thì khắp thế gian khó được một đôi người. Thảng như ai nấy đều y theo thuyết này mà tu trì, không chú trọng đến tín nguyện, tất vô lượng chúng sanh sẽ nổi chìm trong biển khổ, bặt nẻo thoát ly, ấy cũng vì một lời nói gây nên tổn hại. Mà người chủ trương thuyết trên kia lại còn nghênh ngang tự đắc cho rằng lời mình rất cao; đâu biết đó là cuồng ngôn làm dứt mất huệ mạng Phật, khiến chúng sanh lầm lạc nghi ngờ! Thương thay!

Pháp môn Tịnh Độ phải xem là đặc biệt, không nên đem sánh với giáo nghĩa thông thường. Ví như đức Phật chẳng mở môn này, chắc trong đời mạt pháp không có ai thoát khỏi đường sanh tử! Bộ Di Đà Yếu Giải của ngài Ngẫu Ích, lý sự đều đến chỗ cực điểm, nếu các hạ y theo đó hành trì, thì ngày kia trên phẩm vị vãng sanh không ai sánh kịp. Người xưa tu hành đều có thể chứng đạo, trái lại người đời nay ít kẻ minh tâm. Ấy bởi căn cơ có thấp kém ư? Hay là do lòng cung kính, khinh mạn khiến nên như thế? Tôi xem nhiều truyện ký, thấy những bậc cao nhân đều trọng kinh tượng như Phật sống, sự kính sợ của các Ngài dù cho tôi trung, con thảo, cũng không thể phưởng phất được một đôi phần. Vì lòng thành kính cùng cực, nên các vị ấy có thể dứt hoặc chứng chơn, vượt thẳng lên cõi thánh. Thử xem một việc Nhị Tổ Thần Quang đứng hầu dưới tuyết, chặt cánh tay cầu pháp ở Thiếu Lâm, cũng đủ thấy lòng thành kính của Ngài dường nào! Người đời nay xem tượng Phật như gỗ đất, kinh Phật như giấy cũ, dù có lòng tin thọ trì, chẳng qua là đọc tụng làu thông nơi đầu mồm mà thôi, có điều thật ích gì đáng bàn luận! Tuy rằng như thế cũng gieo được viễn nhân, nhưng tội khinh lờn thật không thể tưởng nghĩ! Các hạ là bậc luận giỏi học nhiều, khi đề xướng Phật Pháp, xin nhắc nhở điều này, để mọi người cùng được lợi ích. Như thế, pháp môn và chúng sanh sẽ hân hạnh biết bao!



Ấn Quang đại Sư


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

5. [Chánh] pháp còn nên xả, huống hồ là phi pháp

Trong kinh này (Kim Cang) đức Phật đặc biệt dạy chúng ta: ‘Tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp’ (Biết ta thuyết pháp thí dụ như chiếc bè, [chánh] pháp còn phải xả, huống hồ là phi pháp). Ðức Phật vì chúng ta thuyết pháp cũng như ngồi bè qua sông. ‘Bè’ dùng cây trúc kết thành, cũng có khi dùng gỗ làm thành (mục bài, bè gỗ). [Nghe đức] Phật giảng kinh thuyết pháp cũng như ngồi bè qua sông, khi đến bờ bên kia thì không cần bè nữa (phải xả bỏ). Kinh A Hàm nhắc đến thí dụ này rất nhiều lần. Kinh Kim Cang cũng dùng câu này nhưng ý nghĩa tượng trưng không giống nhau. Pháp Tiểu Thừa nói sau khi qua sông không cần bè nữa, không nên chấp trước. Pháp Ðại Thừa nói đang lúc trên bè cũng đừng chấp trước, ý nghĩa còn thâm sâu hơn Tiểu Thừa, tức là hai bên ‘không’ và ‘hữu’ (có) đều không chấp; hai bên ‘có’ và ‘không’ đều đồng thời, thiệt là được đại tự tại.

Kinh Bát Nhã nói ‘tức tướng’ và ‘ly tướng’ là đồng thời. ‘Ưng vô sở trụ’ [là] ‘ly tướng’; ‘nhi hành bố thí’ [là] ‘tức tướng’. Phật học không tách rời khỏi hành vi sinh hoạt hằng ngày, đời sống càng thoải mái dễ chịu, công việc làm càng được tiến triển. Lúc trước chúng ta sinh sống và làm việc chỉ là vì riêng mình, ngày nay chúng ta sinh sống và làm việc đều là vì tất cả chúng sanh, tạo phúc lợi cho xã hội, làm trang nghiêm pháp giới, vì tự tánh lưu xuất, hiện tượng không còn như cũ nữa. Nếu vì mình mà làm việc thì làm sơ sài một chút cũng không sao; nếu vì đại chúng mà làm việc không tốt thì có lỗi đối với họ, cách dụng tâm không giống nhau. Tuy tận tâm tận lực làm việc nhưng không trước tướng (chấp trước). ‘Ưng vô sở trụ’, trong tâm dường như không có việc đó [xảy ra] thế mới là ‘đại từ đại bi’, không có bất cứ một điều kiện nào. Ðời sống và công việc đều vì tất cả chúng sanh, đều là không đặt điều kiện; đây là cương yếu và tinh thần của Ðại Thừa Phật pháp, đích thật khế nhập cảnh giới ‘lý sự vô ngại, sự sự vô ngại.’

‘[Chánh] Pháp còn nên xả, huống hồ là phi pháp’. Chúng ta muốn [học] Phật pháp, nhưng trong lúc tu học không nên chấp trước. Ðừng nên vừa nghe ‘pháp còn nên xả’ liền đem bỏ Phật pháp và thế gian pháp hết, thế thì hiểu lầm ‘Như Lai chân thật nghĩa’, và còn biến thành tiêu cực, vô trách nhiệm. Phật pháp nhất định phải học, phải hành, nhưng không được chấp trước. Phật pháp như vậy, thế gian pháp cũng như vậy. Thân thể chúng ta còn sinh sống trên thế gian này, mỗi ngày cần phải ăn cơm, mặc áo, làm việc, xã giao, thứ nào cũng bỏ không được. Ðặc biệt là Bồ Tát Ðại Thừa nếu xả bỏ hết những công việc này thì làm sao độ chúng sanh được? Bồ Tát độ chúng sanh cần phải tiếp xúc với đại chúng, cùng tất cả chúng sanh ‘hoà quang đồng trần’.

Tu hành phải thật tình ráng sức, hình thức là để nhắc nhở mình, quan trọng nhất là khóa lễ thường lệ sáng và tối; khóa lễ buổi sáng nhắc nhở mình, khoá lễ tối là để phản tỉnh, tụng niệm lễ sáng tối như vậy mới có công đức chân thật. Nhất định không phải buổi sáng niệm kinh chú một lần cho Phật, Bồ Tát nghe, buổi tối lại niệm thêm một lần cho quý ngài nghe, nếu không biết ý nghĩa [và mục đích] của hai buổi lễ này thì hoàn toàn không thể y giáo phụng hành. Cũng giống như con nít trả bài trước mặt cha mẹ vậy, buổi sáng trả bài xong đến tối lại trả thêm một lần nữa. Nếu tụng niệm sáng tối kiểu này thì có vô lượng tội lỗi. Vì bạn thờ phượng tượng Phật, Bồ Tát bằng nhựa hoặc gỗ, buổi sáng gạt họ một lần, buổi tối gạt thêm lần nữa, còn tưởng là mình có công đức!

Lúc chúng ta tụng niệm trong Phật đường (chùa) nhìn thấy tượng Phật cũng giống như nhìn thấy đức Phật vậy. Buổi sáng niệm kinh là để nhắc nhở mình hôm nay phải làm theo [lời dạy trong kinh]. Buổi tối tụng niệm để phản tỉnh, kiểm điểm xem hôm nay có làm theo lời dạy của chư Phật, Bồ Tát không? Nếu làm được rồi, ngày mai phải tiếp tục; nếu chưa làm được, ngày mai phải làm cho bằng được. Như vậy mới gọi là ‘buổi sáng nhắc nhở, buổi tối phản tỉnh’.

‘Pháp’ và ‘phi pháp’ cùng lúc, không có trước sau. ‘Vô trụ’ và ‘sanh tâm’ cùng lúc, ‘sanh tâm’ tức là ‘vô trụ’, ‘vô trụ’ tức là ‘sanh tâm’. Sanh tâm đại bồ đề, tâm làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, tâm ‘hành lục độ vạn hạnh’. ‘Vô trụ’ là không trước tướng, cùng với ‘sanh tâm’ cùng lúc, không có phân ra hai giai đoạn. Nếu xem là hai giai đoạn thì đã sai, đó không phải là lời Phật nói. Ðức Phật nói pháp có khi nói bên này, chúng ta phải hiểu ý nghĩa của phía bên kia.

Câu ‘Pháp còn nên xả, huống hồ là phi pháp’ nói rõ không được chấp trước Phật pháp, huống chi là tất cả pháp trong thế gian. Mười pháp giới được sanh ra từ vọng tưởng, lục đạo luân hồi sanh ra từ chấp trước, [tất cả đều] có nhân có quả. Hễ những pháp sanh ra từ nhân quả đều không có tự tánh, bản thể vốn không, trọn chẳng nắm giữ được! (giai vô tự tánh, đương thể tức không, liễu bất khả đắc!).
Pháp Sư Tịnh Không


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

c. Lìa khỏi bốn tướng, tin nhân quả



1. Rộng kết thiện duyên và pháp duyên

Nghĩa lý trong kinh Kim Cang rất sâu xa, nếu hiểu sai thì không những không đạt được ích lợi, mà có thể còn chịu thiệt hại. Ðây cũng là điểm khó khăn của sự giảng giải kinh Bát Nhã, thế nên từ xưa đến nay rất ít người giảng kinh Bát Nhã, nhưng không thể không giảng. Lúc giảng nhất định phải giảng rõ ràng, thấu suốt, làm cho người nghe không đến nỗi hiểu sai, đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng.

Tứ Nhiếp Pháp là 4 nguyên tắc mà Phật dạy Bồ Tát dùng để nhiếp thọ (giúp đỡ) chúng sanh. Thứ nhất là ‘bố thí’, kết pháp duyên và thiện duyên với tất cả chúng sanh. Ðức Phật không độ người chẳng có duyên; chúng sanh gặp bạn thì vui mừng, chịu nghe lời bạn chỉ bảo, như vậy gọi là ‘có duyên’. Nếu bạn rất sẵn lòng giúp đỡ nhưng họ lại từ chối, như vậy thì gọi là duyên chưa đến.



2. Ðức Phật vạn đức vạn năng

Lúc tôi bắt đầu học Phật, đối với Phật pháp có rất nhiều thắc mắc, [tôi có] một câu hỏi rất quan trọng là: ‘Ðức Phật có trí huệ và năng lực viên mãn (rốt ráo) hay không?’ Chúng ta thường tán thán đức Phật là ‘vạn đức vạn năng’; câu này chỉ là lời tán thán hay là sự thật? Chúng ta có thể đã nghe đến chuyện đức Phật cũng ‘có việc không thể làm được’, ý này nói ‘vạn đức vạn năng’ là lời tán thán, chứ không phải thiệt. Nếu lời tán thán đó không phù hợp với sự thật thì lời này không đáng tin; những lời không đáng tin thì thuộc về phạm vi của vọng ngữ (nói dối). Ðức Phật dạy chúng ta không được vọng ngữ, đặc biệt là trong kinh Kim Cang có nói: ‘Như Lai thị chân ngữ giả, thật ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả’ (Như Lai là người nói lời chân thật, lời đúng như vậy, người không nói lời lừa gạt, không nói lời khác biệt)’ Từ điểm này mà quan sát trong Phật pháp lời tán thán đức Phật nhất định phải [phù hợp với câu] ‘lời nói đi đôi với hành động’, không có khoa trương phóng đại thì mới hợp lý.

Giả sử có một chúng sanh tạo ra tội ngũ nghịch thập ác, lúc lâm chung nhất định đọa địa ngục A Tỳ, đối với người tạo tội này đức Phật có năng lực làm cho người này tức khắc thành Phật hay không? Nếu đức Phật có năng lực thì chúng ta đồng ý và khẳng định rằng Phật có ‘vạn đức vạn năng’. Nếu đức Phật có thể giúp người tạo tội này rời khỏi 3 đường ác và sanh đến 3 cõi thiện, chuyện này không có gì đáng kể. Xin hỏi đức Phật có thể dạy người đó lập tức thành quả vị Phật cứu cánh viên mãn hay không?


Trong các kinh Kim Cang, kinh Vô Lượng Thọ, và kinh A Di Ðà đều có câu trả lời rõ ràng, đích thật đức Phật có năng lực này. Nếu như vậy thì tại sao những chúng sanh tạo tất cả nghiệp tội không thể được độ? Ðiều này không thể trách Phật mà phải trách chúng sanh không nghe lời, không chịu tiếp nhận [sự dạy dỗ]. Kinh Lăng Nghiêm nói rất triệt để (cặn kẽ): ‘Tâm cuồng [loạn] không dứt, dứt tức bồ đề [nghĩa là Nếu dứt được tâm cuồng loạn thì chính là Bồ Đề]. Cuồng tâm là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; buông xả tâm cuồng loạn này tức là cứu cánh viên mãn Phật. Ðức Phật giáo hoá chúng sanh, nhưng chúng sanh không chịu tin, không chịu buông xả, cho nên trách nhiệm không ở tại đức Phật mà ở tại chúng sanh. Ðức Phật đích thật có trí huệ viên mãn và năng lực rốt ráo. Kinh Kim Cang dạy chúng ta tin Phật, đây không phải là niềm tin tầm thường. Nửa phần đầu nói ‘lòng tin thanh tịnh, ắt sanh thật tướng’ là từ ‘lý’ mà nói; nửa phần sau nói: ‘tín tâm bất nghịch’ (lòng tin không chống trái) là từ ‘sự’ mà nói, lý và sự là một không phải hai. ‘Bất nghịch’ nghĩa là không làm theo lời dạy của đức Phật thì không được. Người ‘tín tâm bất nghịch’ nhất định sẽ thành tựu. Nguyện thứ 18 trong 48 lời nguyện [của đức Phật A Di Ðà] trong kinh Vô Lượng Thọ nói: ‘Tất cả chúng sanh trong thập phương lúc lâm chung một niệm hay mười niệm đều có thể vãng sanh’. Người không vãng sanh không thể vượt thoát khỏi lục đạo luân hồi. Lục đạo luân hồi là do một niệm cuối cùng lúc lâm chung quyết định; lúc lâm chung khởi lên một niệm thiện thì sanh đến 3 cõi thiện, khởi lên một niệm ác thì sanh đến 3 cõi ác. Một niệm cuối cùng lúc lâm chung vô cùng quan trọng. Hằng ngày chúng ta dụng công niệm Phật là huấn luyện, thật sự là để dốc sức vào một niệm lúc lâm chung, hy vọng giữ được chánh niệm phân minh, tín nguyện cầu sanh Cực Lạc thế giới, thấy Phật A Di Ðà, thì nhất quyết vãng sanh bất thoái thành Phật.

Phật được xưng là ‘Nhị Túc Tôn’, ‘túc’ nghĩa là viên mãn, ‘tôn’ nghĩa là tôn quý, ‘nhị túc’ là cả hai ‘trí huệ’ và ‘phước đức’ đều viên mãn. Ðức Phật dạy chúng ta cùng tu phước và huệ, không thể không tu phước. Người không có phước báo có rất nhiều chướng ngại trên con đường tu tập; người có phước báo có ít chướng ngại, cho nên phước và huệ đều quan trọng như nhau. ‘Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm’, trong tâm không có lo âu, băn khoăn (vướng mắc, lo lắng không dứt được), tất cả đều buông xả thì tâm [được] thanh tịnh; tâm thanh tịnh sẽ sanh trí huệ, cho nên ‘vô trụ’ là tu huệ, ‘sanh tâm’ là tu phước. ‘Nhi hành bố thí’, bố thí là tu phước. Hưởng phước là việc vô cùng nguy hiểm nên trong kinh này đức Phật dạy Bồ Tát ‘bất thọ phước đức’ (không hưởng phước đức). Quan sát kỹ lưỡng người hành Bồ Tát đạo tu phước và không hưởng phước. Vì hưởng phước rất dễ mê hoặc, khi mê hoặc thì không thể nào không tạo tội nghiệp, thế nên phước báo phải chia xẻ cho chúng sanh hưởng [chung].

Ðức Phật vì tất cả chúng sanh mà thuyết pháp, chẳng thuyết một pháp nhất định, tất cả pháp đều là duyên sanh. Lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế giảng kinh thuyết pháp không chuẩn bị hôm nay phải giảng pháp nào, ngày mai phải giảng đề mục gì. Nếu có chuẩn bị thì mới là định pháp. Thầy trò tụ tập một chỗ, khi không có câu hỏi hoặc vấn đề gì thì mọi người tĩnh tọa; lúc có vấn đề, đức Phật tùy thời giải đáp cho đại chúng, sau này ghi chép lại thành kinh điển.

Lúc đức Thế Tôn còn tại thế có rất nhiều học trò, trong kinh nói 1250 người là thường tuỳ chúng (nhóm học trò luôn luôn đi theo và ở cạnh đức Phật). Nhóm thường tuỳ đệ tử này bao gồm luôn những người hộ pháp tại gia, hết thảy đều là chư Phật, Bồ Tát ‘đáo giá từ hàng’ (thả chiếc bè từ) mà đến. Họ giúp đỡ đức Phật Thích Ca giáo hoá chúng sanh, đúng như câu nói: ‘Nhất Phật xuất thế, thiên Phật ủng hộ’ (Một vị Phật ra đời, ngàn Phật ủng hộ). Phật làm một gương tốt cho chúng ta, đức Phật và chư Phật không có đố kỵ, không có trở ngại lẫn nhau. Ðức Phật Thích Ca thị hiện thành Phật, những vị cổ Phật cũng đến thị hiện làm học trò của Ngài (Phật Thích Ca), giúp đỡ chúng sanh phá mê khai ngộ, mục đích là như vậy.

Cũng giống như tuồng hát [trên sân khấu], người nào đóng vai chánh, những người còn lại đóng vai phụ, cùng nhau hợp tác thành tựu viên mãn. Trước khán đài và sau khán đài khác nhau, trước khán đài có thể đóng vai phụ, thậm chí đóng vai gánh nước, kéo cờ, [nhưng] phía sau khán đài [có thể] là thầy của người đóng vai chánh. Trên khán đài thường thấy người học trò đóng vai chánh, chư Phật, Bồ Tát giáo hoá chúng sanh đúng là ‘du hí’. Thế nên, những người đệ tử nổi tiếng nhất như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên đều là cổ Phật tái lai. Trong số cư sĩ, trưởng giả Duy Ma là Kim Túc Như Lai tái lai thị hiện làm đệ tử tại gia của đức Phật Thích Ca. Chỗ này có thể gợi ý cho chúng ta, phải từ đây học tập rút tỉa kinh nghiệm --Phật pháp không những chỉ bao gồm tứ chúng, tất cả chúng sanh trong tận hư không, khắp pháp giới đều là một nhà cả. Nếu hiểu được đều là một nhà, không những trong tứ chúng không bài xích lẫn nhau, đối với [những người] thuộc tôn giáo khác cũng không bài xích.



Pháp Sư Tịnh Không


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

3. Lìa bốn tướng, hiểu rõ sự lý, tin nhân quả

Tâm lượng của Phật giáo rất rộng lớn, đối với tất cả tôn giáo thậm chí những người có ác ý phỉ báng, phê bình, Phật, Bồ Tát cũng không để ý, cũng đều dùng ái tâm để quan tâm và giúp đỡ họ. Ðối với người ngoại đạo còn như vậy, huống hồ là đồng tham đạo hữu! Phật thị hiện dùng thân mình làm tiêu chuẩn mực thước để chúng ta noi gương theo, không chỉ dùng lời nói để khuyên chúng ta mà thôi. Kinh Kim Cang nói: ‘Không có tướng ta, không có tướng người, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả’, không những Phật pháp Ðại thừa, kể cả Tiểu thừa cũng bao gồm trong đó luôn. Tiểu thừa Tứ Quả Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán đều ly tướng, phá trừ phân biệt, chấp trước. Không kể công phu tu hành tốt đến đâu, nếu chưa buông xả ‘ngã tướng’ thì không thoát ly ra khỏi luân hồi. Ðây là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, tuyệt đối không được xem thường.

Chúng ta đời đời kiếp kiếp xoay vần trong lục đạo, đời sống không dễ dàng. Cho dù tu phước thì đời sống cũng không dễ [hơn được bao nhiêu]. Hãy quan sát kỹ lưỡng người trong thế gian, giàu và nghèo đều khổ. Người nghèo khổ [thì đã đành rồi nhưng] người giàu còn khổ hơn nữa. Làm tổng thống, làm vua chúa có ai không cực nhọc? Trong đời sống có ai được đại tự tại! Chư vị nên lắng lòng quan sát, tâm sẽ bình tĩnh [sáng suốt], sẽ khai trí huệ, mới thật sự xoi thấu được chân tướng sự thật.

Trong thế pháp tất cả chúng sanh đều không thể vượt ra ngoài định luật nhân quả. ‘Một miếng ăn, một miếng uống đều đã định sẵn’. Chữ ‘định’ này là định luật nhân quả, đó là sự thật, nhất định không tí gì hư dối. Người đối với người không nên có oán hận, không nên có xích mích [lẫn nhau]. Một niệm sân hận, tâm niệm trả thù tuy nhỏ bé, phải biết đời đời kiếp kiếp không bao giờ chấm dứt [trả thù, báo phục]. Hơn nữa mỗi lần trả thù sẽ không chỉ trả vừa đủ, cũng sẽ trả hơn một chút. Ðối phương không phục, oán hận trong tâm, đời sau gặp lại cũng sẽ báo thù tiếp tục, cứ như thế không bao giờ dứt. Sau cùng trở thành dữ dội tàn khốc, hai bên đều đọa địa ngục A Tỳ. Các trận chiến tranh trong lịch sử thế giới đều bắt đầu từ oán hận báo thù lẫn nhau. Hiểu được đạo lý và sự thật chúng ta phải nên phát tâm đại từ đại bi để hoá giải hết tất cả những xích mích này. Không những phải sống chung hòa bình với tất cả chúng sanh, mà còn giúp đỡ hợp tác lẫn nhau; thêm một bước giúp họ phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, như vậy mới là Bồ Tát đạo, Bồ Tát hạnh.

Lúc đạo tràng mới thành lập, chúng ta nhất định phải giảng kinh Ðịa Tạng trước nhất. Có đất đai rồi, trên miếng đất này mới xây dựng Phật pháp. Chữ ‘địa’ trong ‘kinh Ðịa Tạng’ là ‘tâm địa’; tạng tức là kho tàng chứa tất cả công đức của Như Lai, cũng tức là tự tánh vốn sẵn có đầy đủ vô lượng trí huệ, đức năng, đó là nghĩa của chữ ‘Ðịa Tạng’. Làm sao khai mở trí huệ đức năng? Kinh Ðịa Tạng dạy chúng ta hai chữ ‘hiếu kính’, -- hiếu thuận cha mẹ, tôn kính sư trưởng. Sự giáo dục từ xưa đến nay ở Trung quốc chú trọng ‘Tôn sư trọng đạo’. Kinh Ðịa Tạng dạy chúng ta ‘hiếu thân tôn sư’, hàm nghĩa [của điều này] vô cùng sâu rộng, bao gồm toàn bộ Phật pháp. Thí dụ bài vở học sinh không giỏi, làm cho cha mẹ, thầy giáo đều bận tâm, đó tức là không hiếu kính cha mẹ, không tôn kính sư trưởng; học sinh siêng năng học hỏi, tiếp nhận sự dạy dỗ của thầy giáo tức là hiếu kính. Trong gia đình anh em không hòa thuận là bất hiếu, chị em dâu bất hoà là bất hiếu. Một nhà hòa thuận thì cha mẹ vui mừng, được mọi người kính trọng, cha mẹ, thầy giáo mới vui vẻ. Vì vậy khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ hành động, nhất định phải nghĩ đến ân đức của cha mẹ và lời dạy dỗ của thầy giáo; học Phật là phải bắt đầu từ chỗ này, rồi sau đó nâng cao cảnh giới từng tầng từng tầng đi lên.

‘Sự’ vô lượng vô biên, ‘lý’ vô lượng vô biên, Phật, Bồ Tát tùy duyên thuyết pháp, cho nên không có một định pháp có thể nói. Ðức Phật lại nói với chúng ta: ‘Nhất thiết hiền thánh, giai dĩ vô vi pháp, nhi hữu sai biệt’ (Tất cả thánh hiền đều do vô vi pháp mà có sự sai khác), đây là nói rõ Tứ quả Tứ hướng Tiểu thừa, 51 vị thứ của Bồ Tát Ðại thừa đều xây dựng từ ‘vô vi pháp’. ‘Vô vi pháp’ là chân tâm bổn tánh, tức là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Lúc trước chúng tôi cứ nghĩ là tâm của Ðại thừa giáo Bồ Tát mới thanh tịnh và bình đẳng. Nhưng trong kinh Kim Cang, đức Thế Tôn nói với chúng ta, người chứng được quả Tiểu thừa Tu Ðà Hoàn đã có tâm thanh tịnh bình đẳng. Tuy tâm địa thanh tịnh bình đẳng nhưng trình độ thanh tịnh bình đẳng của mỗi người không giống nhau. Tiểu thừa Tứ quả Tứ hướng có tám cấp bực; Ðại thừa từ quả Sơ Tín đến Ðẳng Giác gồm có 51 cấp bực đều là mức độ cao thấp của tâm thanh tịnh và tâm bình đẳng.

Tự mình tạo ra nhân thì tự mình phải gánh chịu quả báo; chư Phật, Bồ Tát cũng không thể thay đổi nghiệp nhân quả báo. Khi Ðịa Tạng Bồ Tát đến cõi địa ngục cứu độ chúng sanh thì cũng độ những chúng sanh có duyên đầy đủ, duyên chín muồi. Chúng sanh ở địa ngục tràn đầy tâm sân hận, tâm trả thù rất mạnh, Bồ Tát khuyên họ buông xả, khuyên họ phát tâm từ bi, họ phải chịu tiếp nhận, đồng ý [thì mới được độ], nhưng rất ít chúng sanh [ở địa ngục] có thể tiếp nhận. Trong sáu nẻo luân hồi chỉ có loài người là dễ giác ngộ nhất, dễ chịu nghe lời khuyên dạy của Phật, Bồ Tát nhất. Cõi trời vui nhiều khổ ít, hưởng lạc quen rồi nên rất khó nghe lời khuyên dạy, đây là ‘phú quý học đạo nan’ (giàu sang học đạo khó). Ba cõi ác quá khổ, tâm sân giận, đố kỵ, trả thù quá mạnh nên cũng không chịu tiếp nhận lời khuyên dạy. Tại sao chư Phật phải thị hiện thành Phật ở cõi người? Là vì cõi người khổ đau nhiều, vui sướng ít, dễ giác ngộ hơn, dễ nghe theo lời răn dạy của Phật, Bồ Tát hơn các cõi khác.

Cụ Châu Kính Trụ kể lại nhân duyên học Phật của ông cho tôi nghe. Trong thời kỳ kháng chiến [chống Nhật] ông lo việc kiểm soát thuế vụ của hai tỉnh Tứ Xuyên và Tây Khang. Sau khi kháng chiến thắng lợi ông đã từng đảm nhiệm chức Ty Trưởng Tài chánh tỉnh Triết Giang, lúc bấy giờ thủ đô [được dời về] Trùng Khánh. Ông nói có một đêm nọ ông ở Trùng Khánh đánh bài đến 2, 3 giờ khuya mới về nhà. Lúc bấy giờ những người làm quan không có xe chuyên chở nên phải đi bộ về nhà một mình. Trong thời kỳ kháng chiến đường lộ rất gồ ghề, cách thiệt xa mới có một ngọn đèn đường, ánh đèn rất yếu, chỉ sáng cỡ chừng 20 nến (đơn vị đo lường ánh sáng, candle), chỉ đủ nhìn thấy bóng lờ mờ mà thôi. Trên đường đi ông nhìn thấy bóng của một người đàn bà đi phía trước ông cỡ chừng 50 bước. Lúc ban đầu ông không để ý, cứ tiếp tục đi trên cùng đường. Ði được khoảng nửa giờ đồng hồ ông bỗng nhiên giựt mình suy nghĩ tại sao nửa đêm nửa hôm lại có người đàn bà đi ngoài đường một mình như vậy? Ý nghĩ này vừa khởi lên làm cho ông rởn da gà. Nhìn kỹ lại ông thấy người đi phía trước chỉ có phân nửa thân phía trên, không thấy nửa người phía dưới. Ông sợ quá! Không phải ông bị mờ mắt, quáng gà. Từ đó trở về sau ông mới bắt đầu tin Phật pháp. Ông nói nữ quỷ đó có thể là Quán Thế Âm Bồ Tát hoá thân để độ ông; nếu ông không nhìn thấy tận mắt, chứng minh được Phật pháp một tí gì cũng không phải giả thì ông chẳng đời nào bước chân vào cửa Phật cả.

Cụ Châu thường dùng những chuyện thật về nhân quả báo ứng để khuyên người tin sâu nhân quả, khi khởi tâm động niệm đều phải cẩn thận đừng tạo nhân ác. Nhân cần phải có duyên mới có thể kết thành quả. Cả đời này mình chấm dứt làm việc ác, chuyên làm việc thiện; cắt đứt duyên ác rồi, tuy có nhân ác cũng không thể thành quả ác. Chúng ta hãy tích lũy công đức càng nhiều, bồi đắp thiện duyên cho tử tế. Nhân tốt đời trước cộng với duyên thiện đời này, dĩ nhiên sẽ thành ra quả báo thiện.
Pháp Sư Tịnh Không
( Niệm Phật Tâm Địa Công Phu )


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHAI THỊ CỦA ÐẠI SƯ HÁM SƠN

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

d. Tôn đức Phật A Di Ðà làm thầy



1. Pháp môn bình đẳng:

Những nguyên lý và nguyên tắc mà đức Thế Tôn nói trong các kinh điển Ðại thừa, không có gì khác nhau, những gì khác nhau chỉ là phương pháp mà thôi. Nhà Phật thường nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, do đó có thể thấy chư Phật, Bồ Tát không có pháp nhất định gì để nói, còn phương hướng và mục tiêu đều giống nhau hết. Sự khác nhau giữa Tông Môn, Giáo Hạ, Hiển Giáo, Mật Giáo rất lớn, tuy nhiên phương hướng đều là ‘Giác, Chánh, Tịnh’, mục tiêu đều là ‘Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác’, cho nên nói ‘pháp môn bình đẳng, không có cao thấp’.

Kinh Kim Cang nói: ‘Nhất thiết chư Phật, cập chư Phật A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ Ðề pháp, giai tùng thử kinh xuất’ (Hết thảy chư Phật và các pháp A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ Ðề của chư Phật đều từ kinh này ra). Do đó có thể thấy tất cả chư Phật đều y cứ vào nguyên lý và nguyên tắc trong kinh này mà thành Phật; Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác cũng đạt được từ kinh này. Bộ kinh này cao tột cùng, những kinh khác cũng cao tột cùng, vì mỗi bộ kinh điển đều là chỗ xuất xứ của chư Phật và Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác của chư Phật. Nếu đức Phật chỉ nói về một pháp môn duy nhất thì chẳng phải ‘không có định pháp gì để nói’.

Ðức Phật nói pháp nhất định y theo nguyên tắc Nhị Ðế -- Chân đế và Tục đế -- và nhất định phải khế cơ. Khế cơ và khế lý đều không vượt ra ngoài Nhị đế. ‘Khế cơ’ là không trái ngược với Tục đế. ‘Khế lý’ là không trái ngược với Chân đế. Căn tánh của chúng sanh sai khác quá nhiều, không thể chỉ dùng một phương pháp để phổ độ chúng sanh, cho nên đức Phật nói vô lượng pháp môn, đây là noi theo Tục đế mà nói. Tuy pháp môn vô lượng nhưng mục tiêu, phương hướng đều không trái ngược với Chân đế. Nếu chúng ta có thể nhận biết điều này rõ ràng thì học Phật không khó, vả lại nội trong một thời gian ngắn sẽ đạt được lợi ích. Sau ba tháng, sáu tháng sẽ có hiệu quả rất rõ ràng. Hiệu quả gì? Tiêu trừ nghiệp chướng, tự mình sẽ cảm thấy nghiệp chướng giảm bớt, trí huệ từ từ khai mở.

Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật thí dụ nghiệp chướng như giặc cướp, chúng nó giựt pháp tài công đức của mình. Nếu không nhận ra giặc cướp thì làm thế nào bắt chúng được! Cho nên nhất định phải nhận biết nghiệp chướng thì mới tiêu hết nghiệp chướng được. Nghiệp là sự nghiệp, đang lúc làm ra thì gọi là ‘sự’, kết quả của việc này khi làm xong thì gọi là ‘nghiệp’. Tạo ra nghiệp thì nhất định có chướng ngại. Trên căn bản cứu cánh thì chướng ngại tự tánh của người, chướng ngại pháp thân, bát nhã, giải thoát. Ðối với sanh hoạt của con người thì chướng ngại tâm thanh tịnh, làm thân tâm không an ổn; chướng ngại gia đình, làm gia đình này không hoà hợp; chướng ngại sự nghiệp làm cho công việc làm không thuận lợi, những thứ này đều là chướng ngại. Học Phật, bái sám (lạy sám hối) có thể tiêu trừ nghiệp chướng không? Chỉ cần chúng ta bình tĩnh quan sát, không những không thể tiêu trừ, càng bái sám thì nghiệp chướng càng nhiều, càng học Phật thì phiền não càng nhiều. Tu mù luyện đui thì làm sao được!


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách