LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

LUẬN VỀ NIỆM PHẬT
trích từ Khóa Hư Lục do Hòa Thượng Trúc Lâm dịch giảng

Dịch

Phàm niệm Phật là do tâm khởi. Tâm khởi thiện thì niệm thiện, khởi niệm thiện thì nghiệp báo thiện. Tâm khởi ác là niệm ác, sanh nghiệp ác thì ứng nghiệp ác. Như gương hiện ảnh, tợ bóng theo hình. Cho nên Thiền sư Vĩnh Gia nói: “ai vô niệm, ai vô sanh” là nghĩa này vậy.

Nay học giả muốn khởi chánh niệm để dứt ba nghiệp, cũng nhờ công niệm Phật. Thế nào là niệm Phật được dứt ba nghiệp? Vì khi niệm Phật thân ngồi ngay thẳng, không làm hạnh tà là dứt thân nghiệp. Miệng tụng chân ngôn, chẳng nói lời tà là dứt khẩu nghiệp. Ý gắng tinh tấn, chẳng khởøi niệm tà là dứt ý nghiệp. Song người trí có ba bậc:

Bậc thượng trí thì tâm tức là Phật, chẳng nhờ tu thêm. Niệm tức là trần, chẳng cho một điểm. Niệm trần vốn tịnh, nên gọi như như bất động, tức là thân Phật. Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng. Tướng tướng không hai, lặng lẽ thường còn, còn mà chẳng biết, đó là Phật sống.

Bậc trung trí ắt nương niệm Phật. Chú ý chuyên cần, niệm niệm chẳng quên, tự tâm thuần thiện. Niệm thiện đã hiện, niệm ác liền tiêu. Niệm ác đã tiêu, chỉ còn niệm thiện. Do niệm là ý niệm, nên niệm niệm diệt đó. Khi niệm diệt ắt về chánh đạo. Lúc mạng chung được vui Niết-bàn - thường lạc ngã tịnh - là Phật đạo vậy.

Bậc hạ trí thì miệng siêng niệm lời Phật, tâm muốn thấy tướng Phật, thân nguyện sanh về nước Phật. Ngày đêm siêng năng tu hành, không có thối chuyển. Sau khi mạng chung, tùy niệm thiện đó được sanh về nước Phật. Sau được chư Phật dạy bảo chánh pháp, chứng được Bồ-đề, cũng vào quả Phật.

Ba bậc trên sâu cạn chẳng đồng, chỗ được là một vậy. Song bậc thượng trí nói thì dễ mà hành thì khó. Người thời nay muốn theo gương học, toàn không có chỗ gá nương, trọn trông bờ rồi lui, rất khó đặt chân. Bậc trung trí nếu hay siêng tu như lời nói ở trên thì tức khắc thành Phật. Nếu như lậu chưa hết mà lâm chung, tùy quả báo kia trở lại thọ sanh ở đời, nhận quả báo thiện. Quả báo thiện đã hết, không có người đánh thức, trở lại rơi vào đường ác. Như thế đó cũng là khó vậy. Bậc hạ trí lấy niệm Phật làm nấc thang, lấy tinh tấn làm cây thang, chú ý duyên lành, nguyện sanh về nước Phật. Siêng năng không lười biếng, tâm tánh thuần thục, sau khi mạng chung, tùy theo sở nguyện, được sanh về nước Phật. Đã sanh về nước Phật thân đó không bao giờ mất.

Người học thời nay, đã được thân người, ba nghiệp đồng có, mà chẳng dùng niệm Phật, cầu sanh về cõi Phật, đâu chẳng khó sao? Như muốn niệm Phật, tức lấy bậc hạ trí làm trước. Tại sao? - Vì có chú ý vậy. Ví như xây đài ba tầng, mà chẳng dùng tầng dưới làm trước thì không thể có vậy.

Giảng

“Phàm niệm Phật là do tâm khởi. Tâm khởi thiện thì niệm thiện, khởi niệm thiện thì nghiệp báo thiện. Tâm khởi ác là niệm ác, sanh nghiệp ác thì ứng nghiệp ác. Như gương hiện ảnh, tợ bóng theo hình. Cho nên Thiền sư Vĩnh Gia nói: ‘ai vô niệm, ai vô sanh’ là nghĩa này vậy.”

Đây là mở đầu nói về niệm Phật, Ngài nêu chủ yếu của niệm cho chúng ta thấy, niệm là tâm dấy khởi, tâm vừa dấy khởi nghĩ một cái gì đó là niệm. Dấy khởi nhớ danh hiệu Phật thì gọi là niệm Phật, dấy khởi nhớ chúng sanh thì gọi là niệm chúng sanh v.v... Dấy khởi nghĩ ác là niệm ác, dấy khởi nghĩ thiện là niệm thiện. Như vậy tất cả dấy khởi đều từ tâm mà ra, đó là chủ của nghiệp, cho nên trong kinh Phật thường nói tam nghiệp: thân, khẩu, ý. Cái dấy khởi ở nội tâm mình là dấy khởi của ý nghiệp. Như vậy, khởi niệm là gốc của mọi thiện ác.

Niệm có thể chia làm ba thứ: niệm ác, niệm thiện và niệm tịnh. Niệm ác bị dẫn đi đường ác, niệm thiện được dẫn đến nơi lành, niệm tịnh được dẫn sanh cõi tịnh. Ba niệm đó đều là niệm hết. Như vậy chúng ta biết rõ do đâu chúng ta sanh đến đây. Tôi nói xa hơn, trong kinh thường dạy mười hai nhân duyên, đầu tiên là vô minh, vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc v.v... Vô minh là mờ tối, do vô minh nên khởi nghiệp là hành. Từ có nghiệp nên dẫn thức đi thọ sanh. Từ thức mới có danh sắc, lục nhập v.v... Nếu tâm thể chúng ta yên lặng trong sáng bình tỉnh thì không có vô minh, nhưng khi vừa khởi nghĩ là đã quên mất cái tâm sáng rồi, mà quên tâm sáng là vô minh. Bởi vô minh nên mới khởi nghĩ ác, khởi nghĩ thiện, khởi nghĩ tịnh v.v... Những khởi nghĩ đó là động cơ dẫn mình đi. Vì vậy nên khi chúng ta sắp chết mà lúc còn tỉnh thì không có nghiệp ác nghiệp thiện hiện ra, nhưng khi vừa quên cái tỉnh là vô minh, tức lúc hôn mê nếu khởi nghĩ lành thì ngay đó có chư thiên hoặc thân nhân quyến thuộc dẫn đi chỗ an vui, đó là đường lành; nếu khởi nghĩ ác thì thấy ngưu đầu ngục tốt lấy roi gậy rượt đánh dẫn vào đường ác. Còn khởi nghĩ tịnh thì nhớ Phật, niệm Phật liền thấy Phật hay Bồ-tát hiện ra rước về Cực Lạc. Như vậy niệm có trong khi hôn mê là chủ yếu dẫn mình đi tùy theo niệm ác, niệm thiện hay niệm tịnh. Cho nên trong nhà Phật dạy chúng ta khi gần nhắm mắt nên thỉnh quí thầy quí cô cùng thân quyến đến hộ niệm, hoặc niệm Phật hoặc tụng kinh cho nghe để khi vừa quên cái tỉnh thì bắt đầu có niệm thiện dẫn đi. Điều này hết sức quan trọng, vì vậy nên hộ niệm là ngay lúc đó, còn khi đã đi rồi thì thôi, bốn mươi chín ngày cũng là phụ. Chỉ ngay lúc lâm chung đang tranh tối tranh sáng, khi cái tối vừa che mất cái sáng thì tùy khởi niệm nào liền đi theo niệm đó. Vì niệm khởi là nghiệp, lúc đó thân không tạo, khẩu không tạo, chỉ có ý nên khi ý khởi niệm lành nhớ những người hiền hay nhớ cảnh tốt thì có người hiền cảnh tốt hiện ra, nhớ những người thù kẻ oán thì người thù kẻ oán hiện ra, nhớ Phật thì có Phật đến. Niệm đó gọi là hành, vì khi quên mất thân này, quên mất sự sống này, rồi khởi niệm thiện ác và theo đó mà đi thọ sanh. Như vậy chúng ta mới thấy cái khởi niệm trong lúc này hết sức hệ trọng. Vì vậy có người đặt câu hỏi: “Tôi niệm Phật, khi chết Phật rước về Cực Lạc, còn quí thầy tu thiền chỉ buông niệm, không có niệm, khi chết ai rước và đi đâu?” Như vậy quí vị phải trả lời thế nào? Người niệm Phật được Phật rước vui quá, còn chúng ta tu thiền nhất là đến chỗ vô niệm thì ai rước, chẳng lẽ đi lang thang hay sao? Đây là chỗ chúng ta phải hiểu cho thật rõ: Còn niệm là còn sanh, hết niệm là vô sanh. Còn rước là còn sanh, không ai rước là vô sanh. Vô sanh là gì? - Là Niết-bàn. Mục đích chúng ta tu là đạt đến vô sanh, là Niết-bàn, nên tu đến vô niệm là được vô sanh. Ngay đời này nhập Niết-bàn còn hơn là về Cực Lạc phải mất thời giờ tu đến thời gian sau mới được vô sanh, được Niết-bàn. Như vậy là chúng ta tu tắt. Song có nhiều người không hiểu cứ nghĩ muốn tu để về sau hưởng, mà hưởng là phải có sanh mới hưởng, không sanh làm sao hưởng, nên tưởng không ai rước rồi sẽ lang thang. Đó là hiểu lầm rồi đâm ra hoảng hốt! Vì vậy chúng ta nên biết khi niệm dứt sạch yên tĩnh đó là Niết-bàn, là vô sanh, tự tại tự do không cần ai đón rước. Còn đón còn rước là còn lệ thuộc, còn bị sanh. Thế nên ngài Vĩnh Gia nói: “Thùy vô niệm, thùy vô sanh?” Thùy là ai, “Ai vô niệm, ai vô sanh?” Người tu khi đã đạt đến chỗ vô niệm vô sanh rồi, lúc đó còn gì phải nói đi đâu, còn gì phải nói sanh tử, cho nên nói: “Ai vô niệm, ai vô sanh?” Còn niệm tự nhiên còn sanh nơi này nơi kia, khi niệm dứt rồi thì sanh tử không còn. Nhưng với các vị Bồ-tát, các ngài không như chúng ta ưng nhập Niết-bàn sớm. Tại sao vậy? Bởi vì nếu trong đời này từ một phàm phu tăng chúng ta tu được vô niệm rồi nhập Niết-bàn, như vậy chúng ta đã an trụ trong Niết-bàn của Thanh văn. Vì vậy nên cần phải độ sanh đến khi nào tất cả chúng sanh đều được Niết-bàn rồi chúng ta mới nhập, đó mới gọi là Bồ-tát hạnh. Thế nên tuy các ngài đạt đến chỗ vô sanh, nhưng khi gần nhắm mắt các ngài khởi đại nguyện, nguyện đời sau làm những gì cho chúng sanh. Do khởi đại nguyện tức khởi niệm nên các ngài theo nguyện tiếp tục sanh để làm tròn bản nguyện, chớ không chịu ngang đó dừng nghỉ. Nếu dừng nghỉ thì không đầy đủ tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Vì vậy giả sử chúng ta tu đến hết đời này được yên, rồi muốn nhập Niết-bàn thì không độ được bao nhiêu người. Thế nên phải nguyện trở lại để độ chúng sanh, mà nguyện tức là khởi niệm, vì có niệm nên chỗ nào có duyên thì sanh ra để hóa độ đến khi nào đầy đủ mới thành Phật, chớ không phải hết niệm liền thành Phật. Hiểu như vậy mới thấy rõ ý nghĩa của người tu, nếu không nhiều khi chúng ta tu rồi cứ hoang mang không biết sao cho trúng.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật...

Bài Luận về Niệm Phật rất hay...như câu
...Người học thời nay, đã được thân người, ba nghiệp đồng có, mà chẳng dùng niệm Phật, cầu sanh về cõi Phật, đâu chẳng khó sao?...



Bài giảng phần dưới của Hòa Thượng ... ... hoàn toàn chống trái ...như những câu:
...Ngay đời này nhập Niết-bàn còn hơn là về Cực Lạc phải mất thời giờ tu đến thời gian sau mới được vô sanh, được Niết-bàn...
...Vì vậy chúng ta nên biết khi niệm dứt sạch yên tĩnh đó là Niết-bàn, là vô sanh, tự tại tự do không cần ai đón rước. Còn đón còn rước là còn lệ thuộc, còn bị sanh...
Còn nhiều chỗ mâu thuẫn nữa... Như vậy thì làm sao được xếp vào Tông Tịnh Độ mà post lên đây ???

Đừng nói là Hòa Thượng ... ... hoặc v.v...và v.v...., Hàng Nhị Thừa và Quyền Giáo Bồ Tát còn không tin cho nên có ý khinh chê pháp này thì không thể nào không bị đọa vì tội phỉ báng...!

Bác phuoctuong là người tu lâu năm chắc cũng biết pháp môn Tịnh Độ lấy niệm Phật nguyện vãng sanh làm chính vậy sao bác cố tình post bài này ??? :)

(phải chăng bác phuoctuong có dụng ý riêng, "mượn đao giết người" sao ???)

Chư Phật đồng nhau tán thán
Chúng sanh đồng nhau phỉ báng
Công đức chư Phật 10 phương giảng Tịnh Độ bao nhiêu = Tội phỉ báng chúng sanh nhận được cũng bấy nhiêu.


Hình ảnh
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

A Di Đà Phật.
Vì nhận xét topic này liên quan đến các vấn đề cả Thiền và Tịnh, lại nói đến Tịnh qua cái nhìn của 2 người tu Thiền, trong thời pháp về Thiền, mà xoáy nhiều về "niệm Phật" hơn là "Tịnh độ", nên xét thấy để chuyển qua mục "Phật giáo Bắc tông" sẽ phù hợp hơn.
Kính mong các Đạo hữu hoan hỷ và tiếp tục thảo luận nếu cần thiết.
A Di Đà Phật.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

TRÍCH TIẾP PHẦN GIẢNG:

“Nay học giả muốn khởi chánh niệm để dứt ba nghiệp, cũng nhờ công niệm Phật. Thế nào là niệm Phật được dứt ba nghiệp? Vì khi niệm Phật thân ngồi ngay thẳng, không làm hạnh tà là dứt thân nghiệp. Miệng tụng chân ngôn, chẳng nói lời tà là dứt khẩu nghiệp. Ý gắng tinh tấn, chẳng khởi niệm tà là dứt ý nghiệp.”

Ở đây Ngài nói: “miệng tụng chân ngôn” nghĩa là niệm Phật cũng như chân ngôn, mà chân ngôn đây không phải là thần chú, vì chân là chân thật, ngôn là lời nói, lời nói chân thật là lời niệm Phật. Như vậy Ngài giải thích niệm Phật là để dứt ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Làm sao niệm Phật dứt được nghiệp thân? Bởi vì khi niệm Phật thân ngay thẳng, yên tỉnh đó là dứt nghiệp ác của thân, miệng niệm danh hiệu Phật, chẳng nói lời tà là dứt nghiệp ác của khẩu. Ý gắng tinh tấn không cho nghĩ ác nghĩ bậy là dứt tà niệm. Tà niệm dứt là dứt được ý nghiệp. Như vậy niệm Phật có công năng dứt được ba nghiệp, nhưng ở đây chúng ta phải hiểu cho rõ: Không có nghiệp tạo ác nhưng còn có nghiệp tịnh, nên nói cõi Phật là Tịnh độ. Người muốn được sanh cõi tịnh thì phải có nghiệp tịnh, tức ý nghiệp thanh tịnh mới được sanh về cõi Phật. Vì vậy mới có câu: “Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương.”


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

dct87 đã viết:Chư Phật đồng nhau tán thán
Chúng sanh đồng nhau phỉ báng
Công đức chư Phật 10 phương giảng Tịnh Độ bao nhiêu = Tội phỉ báng chúng sanh nhận được cũng bấy nhiêu.
Thảm cảnh Ta Bà!
Pháp môn Tịnh độ Thù thắng Thâm diệu đúng là "kẻ thiếu thiện căn phước đức nhân duyên" tin nhận không nổi!
Không chỉ là:
"Chư Phật đồng nhau tán thán
Chúng sanh đồng nhau phỉ báng"
Mà còn là:
"Tổ Thiền đồng nhau xiển dương
Thiền sinh đồng nhau chống báng
Thiền sư dốc lòng niệm Phật
Hậu học ra sức phá trừ
Thánh nhân vãng sanh vô số
Phàm phu hùa nhau chối bỏ!!!"

Thiên Như Duy Tắc Thiền sư đã từng viết trong Tịnh Độ Hoặc Vấn:
"Tịnh Độ là pháp dễ tu dễ chứng, song cũng là môn khó nói khó tin. Cho nên khi còn tại thế, Đức Thích Ca Từ Phụ vì hàng đệ tử nói Kinh A Di Đà đã dự biết chúng sanh đời mạt pháp khó sanh lòng tin tưởng, mới dẫn lời thành thật của sáu phương chư Phật để phá mối nghi và phát khởi tín tâm cho người sau. Lúc thuyết kinh gần xong, nhân nói đến chư Phật khen ngợi mình, Đức Bổn Sư lại bảo: 'Nên biết ta ở nơi đời ác năm trược làm việc khó nầy đắc quả Vô Thượng Bồ Đề vì tất cả thế gian nói pháp khó tin đây, thật là một điều rất khó!' Ấy đều là những lời tha thiết cặn kẽ, dặn dò để khuyên người tin tưởng vậy. Vã Đấng Thế Tôn đã rủ lòng đại bi, cứu đời trong kiếp mạt, khi kim khẩu nói ra một câu một kệ, hàng nhơn phi nhơn đều tín thọ phụng hành, nhưng riêng về thuyết Tịnh Độ, thế gian có xen lẫn lòng nghi, là tại sao? Bởi giáo môn Tịnh Độ cực rộng lớn, mà pháp tu Tịnh Độ lại quá giản dị, hai điểm ấy dường như cách biệt, khiến cho người nghe khó nén lòng nghi. Nói rộng lớn, là môn nầy thâu nhiếp tất cả căn cơ: trên từ bậc Đẳng Giác Bồ Tát, vị Nhứt Sanh Bổ Xứ đều cầu về Tịnh Độ, dưới cho đến hàng ngu phu ngu phụ, kẻ tạo ngũ nghịch, thập ác, nếu quyết tâm tín hướng đều được vãng sanh. Nói giản dị, là người tu không phải quá gian nan lao khổ, không trải qua cảnh giới sai biệt mê lầm, chỉ trì niệm sáu chữ hồng danh, mà được thoát Ta Bà, được sanh Cực Lạc, được bất thối chuyển, cho đến khi thành Phật mới thôi. Bởi có sự rộng lớn mà lại giản dị như thế nên dù cho người trí cũng sanh mối nghi ngờ.
.............
Tôi thấy hàng thiền giả đời nay phần nhiều không xét liễu nghĩa của Như Lai, chẳng rõ huyền cơ của Đạt Ma, bụng rỗng lòng cao, tập quen thành bệnh cuồng vọng. Khi thấy người tu Tịnh Độ, họ khinh thường và cười bảo: 'Đó là việc làm thấp kém của hàng ngu phu ngu phụ!' Tôi thường cho đó không phải khinh hạng ngu phụ ngu phu, mà chính là khinh các Ngài Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ; đó chẳng những tự mê chánh đạo, tự làm mất căn lành mà còn tự bỏ quên huệ thân và tự để tiêu Phật chủng. Đó cũng là tự gây ra tội báng Chánh Pháp, tự kết thành nghiệp khinh Thánh Tăng. Chư Phật, Tổ xem những kẻ ấy là hạng người đáng thương xót! ...."
http://www.chualinhson.com/phathoc/tinh ... n-tr3.html


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật....

Như (con) dct đã nói ở bài trên cái mâu thuẫn của bài viết... cho nên dct mạo muội phân tích, nếu có sai mong các vị tha lỗi cho và chỉ dạy cho dct. Mục đích dct viết cũng chỉ để nêu lên cái hiểu của mình thôi vì thấy có chỗ không đúng lắm...

A Di Đà Phật....
...Tôi nói xa hơn, trong kinh thường dạy mười hai nhân duyên, đầu tiên là vô minh, vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc v.v... Vô minh là mờ tối, do vô minh nên khởi nghiệp là hành. Từ có nghiệp nên dẫn thức đi thọ sanh. Từ thức mới có danh sắc, lục nhập v.v... Nếu tâm thể chúng ta yên lặng trong sáng bình tỉnh thì không có vô minh, nhưng khi vừa khởi nghĩ là đã quên mất cái tâm sáng rồi, mà quên tâm sáng là vô minh....
Vô Minh của 12 nhân duyên trên chính là nói cái Vô Minh của hàng Nhị Thừa, hoàn toàn không liên quan đến cái Vô Minh của pháp Đại Thừa sao tác giả lại nói "cái tâm sáng" ở đây. Người tu pháp Đại Thừa luôn biết rõ câu " vô vô minh, diệc vô vô minh...." Nếu nói cái tâm sáng ấy là cái ngoài vòng Vô Minh thì chẳng khác gì nói Vô Minh của Nhị Thừa, nếu gọi là Vô Minh của Nhị Thừa thì làm sao gọi là Tâm Sáng. Bỏ cái có, cầu cái không thì sao gọi là Tâm Sáng đây ??? Có phải lấy "râu ông này cắm cằm bà" kia chăng ???

Nếu nói đến Vô Minh của hàng Đại Thừa thì chính Đẳng Giác còn Sanh Tướng Vô Minh chứ nào phải cái Vô Minh của 12 nhân duyên. Vô Minh của 12 nhân duyên là cái Vô Minh không thấy rõ được "Vô Thường, khổ, vô ngã"... Thấy được rồi, phá được 1 trong 12 nhân duyên ấy thì các "mắc xích" còn lại tự đứt rời thì người ấy liền được chứng hàng Duyên Giác... nào có nói cái Vô Minh Đại Thừa sao gọi là Tâm Sáng ???
...“Tôi niệm Phật, khi chết Phật rước về Cực Lạc, còn quí thầy tu thiền chỉ buông niệm, không có niệm, khi chết ai rước và đi đâu?” Như vậy quí vị phải trả lời thế nào? Người niệm Phật được Phật rước vui quá, còn chúng ta tu thiền nhất là đến chỗ vô niệm thì ai rước, chẳng lẽ đi lang thang hay sao? Đây là chỗ chúng ta phải hiểu cho thật rõ: Còn niệm là còn sanh, hết niệm là vô sanh. Còn rước là còn sanh, không ai rước là vô sanh...
"Còn niệm là còn sanh"...

Cái này không sai.... chúng sanh còn có niệm thì có sanh diệt. Còn Bồ Tát có niệm cứu chúng sanh cho nên thị hiện "ứng sanh". Đây là cảnh giới vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm, cảm thì liền ứng. Tuyệt đối không khởi tâm động niệm dính mắc như phàm phu

"Hết niệm là vô sanh"...

Nếu nói hết niệm là Vô Sanh đồng như gỗ đá không khác thì đó là Vô Sanh rồi ???
Nếu nói hết niệm (vô niệm) thì chỉ có Phật mới Vô Niệm, vì Đẳng Giác còn NIỆM VÔ MINH VI TẾ cho nên vẫn là NIỆM.
Nếu nói Hàng Nhị Thừa Vô Niệm vậy thì cảnh giới Niết Bàn Hóa Thành của họ do đâu mà khởi ??? Bồ Tát còn niệm chẳng lẽ hàng Nhị Thừa hơn Bồ Tát sao ???

"Còn rước là còn sanh, không ai rước là vô sanh "
Đây là pháp của hàng Nhị Thừa, không liên quan đến Đại Thừa Bồ Tát đạo.
Bồ Tát chứng được lỳ vô sanh cho nên hiện sanh cùng khắp mới thực là chứng lý vô sanh, nếu nói vô sanh mà không sanh nữa thì người ấy dính ngay chỗ biên kiến có sanhkhông có sanh.
Vô sanh là gì? - Là Niết-bàn. Mục đích chúng ta tu là đạt đến vô sanh, là Niết-bàn, nên tu đến vô niệm là được vô sanh.
Câu trên cần phải nói rõ ràng ...
Vô niệm mà niệm thì mới là vô sanh mà sanh...
Nếu chỉ nói Vô Niệm mà được Vô Sanh thì cục đá, cục gạch chứng vô sanh từ lâu rồi... Nếu vậy thì sao gọi Vô Sanh là Niết Bàn???
Không động niệm nhưng mỗi niệm đều sáng tỏ cùng khắp (không động tâm mà trong tâm thường sáng tỏ cùng khắp) mới chính là Niết Bàn của Phật. Nào chỉ nói "vô niệm là được vô sanh"???.
Ngay đời này nhập Niết-bàn còn hơn là về Cực Lạc phải mất thời giờ tu đến thời gian sau mới được vô sanh, được Niết-bàn.
Câu này quan trọng cần phải sáng rõ...
Theo dct biết thì tác giả là người tu Đại Thừa vì tác giả đang giảng cuốn Khóa Hư Lục...

Chúng ta phải biết Niết Bàn này là Niết Bàn gì?
Niết Bàn Nhị Thừa hay Niết Bàn Đại Thừa ???

Nếu là Niết Bàn của Nhị thừa thì không thể so sánh với cái Niết Bàn của người tu ở Cực Lạc
Nếu là Niết Bàn của Đại Thừa thì Bồ Tát ngay cõi Tà Ba đã là ở Niết Bàn, ngay chính đang hoằng pháp độ sanh chính là ở Niết Bàn, ngay chính mang thân tứ đại đã là ở Niết Bàn, thì làm gì Bồ Tát có nhập và không nhập Niết Bàn ở cõi Ta Bà ??? Vì Bồ Tát hằng ở Niết Bàn mà thân tướng giáo hóa 10 phương cho nên 10 phương là Niết Bàn và Niết Bàn ất chẳng ngoài Cực Lạc.
Như vậy là chúng ta tu tắt.
Đó không phải là tu tắt, Nếu nói chứng Niết Bàn hiện tại thì chỉ có Niết Bàn Nhị Thừa.

Còn nếu đời này có thể chứng được Niết Bàn Viên Mãn Phật thì tác giả phải là hơn hẳn các chư Đại Tổ sư và chư Đại Bồ Tát... Vì Bồ Tát còn phải tu lục độ vạn hạnh trong vô lượng kiếp mới có tư cách chứng Niết Bàn Viên Mãn, là của cái Niết Bàn của Pháp Môn Tịnh Độ.
...Song có nhiều người không hiểu cứ nghĩ muốn tu để về sau hưởng, mà hưởng là phải có sanh mới hưởng, không sanh làm sao hưởng, nên tưởng không ai rước rồi sẽ lang thang. Đó là hiểu lầm rồi đâm ra hoảng hốt! ...
Bất cứ ai tu trên con đường của Phật cũng phải tu đưởng hưởng. Nhưng ta phải biết hưởng ở đây là hưởng cái gì ???
Chính là hưởng qua báo chân thật, hưởng những cái có sẵn đủ trong tự tâm chúng sanh. Chứ con đường tu chân chánh không hưởng phước cõi nhân thiên.

Người tu Nhị Thừa thì hưởng Niết Bàn Hoá Thành
Người tu Đại Thừa thì hưởng Niết Bàn Viên Mãn

Ngoài Phật ra 9 pháp giới còn lại đều có sanh. Vì chính đẳng giác còn SANH TƯỚNG VÔ MINH, các bậc Nhị Thừa tuy đoạn được Phần Đoạn Sanh Tử, nhưng Biến Dịch Sanh Tử còn ra đó, Bồ Tát cũng chẳng ngoại lệ, cho nên gọi là CÓ SANH, chẳng thể thật gọi là Vô Sanh của Phật. Cho nên Đẳng Giác còn phải Sanh Trí Huệ, Diệt Vô Minh để bước lên quả vị Phật. Thì chúng ta không thể có tư cách để nói Vô Sanh thì bằng ngang hàng chư Phật được.

Bồ Tát phá Vô Minh chứng Pháp Thân hiển bày được cái dụng của Pháp Tánh, đó chính là hưởng quả báo chân thật.
Vì vậy chúng ta nên biết khi niệm dứt sạch yên tĩnh đó là Niết-bàn, là vô sanh, tự tại tự do không cần ai đón rước. Còn đón còn rước là còn lệ thuộc, còn bị sanh.
Niệm dứt sạch không phải là Niết Bàn, cũng không phải là Vô Sanh, đó chỉ như là gỗ đá...không tri giác
Niệm biết rõ ràng minh bạch nhưng niệm không bị cảnh duyên động chính là vô sanh, là Niết Bàn.

Lại nữa...
Nếu tự tại trong vô sanh thì thì hiện sanh chẳng có chướng ngại mới thật là Tự Tại Vô Sanh, nếu vẫn thấy có cái vô sanh ngoài cái sanh thì cái đó là cái vô sanh trên đồi môi chứ chẳng phải thực có vô sanh. Nào có cái Vô Sanh nào ngoài Sanh. Hay nói cách khác, nào có cái Niết Bàn nằm ngoài Sanh Tử.

Cho nên, chứng được lý Vô Sanh, thì sự hiện sanh mới được tự tại. Nếu cho vô sanh là không có sanh thì cái vô sanh ấy chính là cái Vô Sanh của Sanh (Sanh ra cái Vô Sanh).

Ví như hàng Nhị Thừa dùng pháp Không để "trốn" cái sanh tử phần đoạn mà vào Niết Bàn Hóa Thành. Đã gọi là Hóa thì nó phải do cái Sanh ra mới gọi là HÓA, nhưng cái Sanh này nằm ngoài Tam Giới cho nên nó "bền lâu" vô lượng kiếp.
Vì thế cái Vô Sanh của hàng Nhị Thừa cũng có thể gọi là "có sanh", chứ chẳng phải Vô Sanh thực sự. Nói Vô Sanh là để cho chúng sanh thấy nó nằm ngoài 6 đạo sanh tử luân hồi cho nên tạm gọi là Vô Sanh, chứ nó không phải là Vô Sanh của Phật.
Thế nên ngài Vĩnh Gia nói: “Thùy vô niệm, thùy vô sanh?” Thùy là ai, “Ai vô niệm, ai vô sanh?” Người tu khi đã đạt đến chỗ vô niệm vô sanh rồi, lúc đó còn gì phải nói đi đâu, còn gì phải nói sanh tử, cho nên nói: “Ai vô niệm, ai vô sanh?” Còn niệm tự nhiên còn sanh nơi này nơi kia, khi niệm dứt rồi thì sanh tử không còn.
Post cho nó đầy đủ không bị khiếm khuyến là:

Thùy vô niệm? Thùy vô sanh?
Nhược thực vô sanh vô bất sanh.


Ai không niệm? Ai không sanh?
Ví thực không sanh không chẳng sanh.


Quan trọng là câu cuối... "Ví thực không sanh", "không chẳng sanh"
Vì chỉ lấy câu đầu cho nên làm tối nghĩa của bài thơ....

Vì nếu đã là thực sự Vô Sanh, thì Sanh cũng chính là Vô Sanh, nào có ngại gì sanh...
Cho nên nếu nói như trên thì không đúng.
Ví như Quán Thế Âm Bồ Tát nhận được lý Vô Sanh, cho nên Ngài hiện thân khắp 10 phương thế giới

"Thập phương chư quốc độ
Vô sát bất hiện thân"
(Phổ Môn).

Nào Ngài chứng được lý Vô Sanh rồi thì Ngài ở trong cái Lý Vô Sanh ấy mãi đâu???
Vì thế Lý Vô Sanh thì chính là nơi Sanh Tử đó nhận ra lý Vô Sanh mà đối với Lý Vô Sanh không lìa Sanh Tử mà có...
Nhưng với các vị Bồ-tát, các ngài không như chúng ta ưng nhập Niết-bàn sớm. Tại sao vậy? Bởi vì nếu trong đời này từ một phàm phu tăng chúng ta tu được vô niệm rồi nhập Niết-bàn, như vậy chúng ta đã an trụ trong Niết-bàn của Thanh văn. Vì vậy nên cần phải độ sanh đến khi nào tất cả chúng sanh đều được Niết-bàn rồi chúng ta mới nhập, đó mới gọi là Bồ-tát hạnh.


Câu trên rất không như pháp.

Nếu đối với các vị Bồ Tát thì chính nơi sanh tử trần lao này đã là Niết Bàn, thì làm gì có cái Niết Bàn nằm ngoài sanh tử mà nhập Niết Bàn???
Cho nên từ ngay câu đầu tiên đã rất không đúng.
Bồ Tát lấy 10 phương là Niết Bàn, tuy nói Niết Bàn nhưng cũng chỉ là giả danh gọi vì Niết Bàn có ngoài Sanh Tử đâu ???
Vì thì chúng ta được biết là Bồ Tát vẫn thường trụ Niết Bàn nhưng thân vẫn giáo hóa cùng khắp chúng sanh.

Còn phàm phu thì chưa được cảnh giới Niết Bàn (Vô Sanh Nhẫn) mà muốn giáo hóa chúng sanh thì chính là tự mình ném mình vào lửa ba đào (tam giới). Đó chẳng khác gì người tuy có tâm mà không đủ sức, có lòng muốn giúp người nhưng bị người khác lôi kéo... Một phẩm Kiến Hoặc, Tư Hoặc đoạn không xong thì làm gì nói đến phá Trần Sa, phá Vô Minh chứng Pháp Thân ra khỏi tam giới mà có thể tự Tại Nơi Vô Sanh mà muốn thị hiện nơi đời đi giáo hóa chúng sanh???
Thế nên tuy các ngài đạt đến chỗ vô sanh, nhưng khi gần nhắm mắt các ngài khởi đại nguyện, nguyện đời sau làm những gì cho chúng sanh. Do khởi đại nguyện tức khởi niệm nên các ngài theo nguyện tiếp tục sanh để làm tròn bản nguyện, chớ không chịu ngang đó dừng nghỉ.


Như phần trên tác giả có nói người không khởi niệm thì không có sanh, người ấy chứng quả vô sanh, nếu là như thế sao lúc nhắm mắt lại khởi niệm ??? Vậy có phải từ Vô Sanh mà trở lại Có Sanh không? có phải đã mâu thuẫn không ??? Nếu đã khởi niệm thì làm sao gọi chứng quả Vô Sanh ???

Nếu nói nguyện sanh Cực Lạc là còn có sanh há chẳng phải nguyện sanh Ta Bà cũng là có sanh sao ???
Hạng nào nhập thai, trụ thai, xuất thai mới không bị mê ???
Chính là Bồ Tát (hạng Bồ Tát nào trở lên thì dct không biết rõ, nhưng biết đó là hạng Bồ Tát vượt hẳng hàng Nhị Thừa và phải quyền giáo Bồ Tát).

Vì có câu

"Bồ Tát còn mê khi cách ấm, Thanh Văn còn muội lúc ra thai."
Thử hỏi nếu ta nguyện kiếp sau muốn độ chúng sanh, mà lúc đó chúng ta có nắm chắc phần tỉnh giác độ cứu độ họ không? hay là chúng ta sẽ bị 5 dục lôi kéo ???...
Phật thường nói " tam giới như nhà lửa "... Phật dùng 3 cỗ xe trước tiên là để giúp chúng ta ra nhà lửa trước, sau đó mà trở lại cứu độ chúng sanh. Khi ấy mới được thong dong tự tại trong nhà lửa. Nào có dạy chúng sanh phải tiếp tục trong nhà lửa "nô đùa" nữa đâu.

...

A Di Đà Phật.
Sửa lần cuối bởi dct87 vào ngày 30/03/09 05:53 với 2 lần sửa.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Vẫn một pháp trì danh niệm Phật
Tha thiết nguyện cầu về Tây Phương
Một đời không thay đổi, hồ nghi
Hiện đời an lạc nơi Phật hiệu
Lâm chung Phật hiện đến ta về...

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

sự phản đối của dct87 cũng có thể là do tự tạo thôi vì vô niệm của thiền tông trong Đàn Kinh không được hiểu là "không có niệm" mà là "niệm mà không chấp niệm"?

:)


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

...Người muốn được sanh cõi tịnh thì phải có nghiệp tịnh, tức ý nghiệp thanh tịnh mới được sanh về cõi Phật. Vì vậy mới có câu: “Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương...”
Tiếp theo ....

Người tu Thiền nếu rõ Lý Thiền thì sẽ không thấy chướng Tịnh, nếu chẳng thấu rõ lý Thiền thì Tịnh và Thiền xa nhau một trời một vực. Cho nên Thiền tức là Tịnh, Tịnh cũng tức là Thiền, vì dung thông nhau cho nên không chướng ngại gì nhau. Vì chưa thấu lý Tánh cho nên càng tu càng xa lý Tánh.

Người muốn được sanh cõi tịnh thì phải có nghiệp tịnh, tức ý nghiệp thanh tịnh mới được sanh về cõi Phật
: Câu này không sai. Nếu họ là người tu tự lực. Sự thanh tịnh của hành giả phải ngang hàng với sự thanh tịnh của cõi Phật và Bồ Tát nước ấy và có nhân duyên mới có thể tự thọ sanh vào cõi ấy của Phật.
Ví như cõi Phật chỉ có thuần đại Bồ Tát và Phật, thì hành giả phải có cái tâm thanh tịnh tương ưng với cảnh giới đó mới có thể sanh vào.
Ví như cõi trời Đâu Suất Nội Viện của Di Lặc Bồ Tát, không phải ai có tâm thanh tịnh cũng sanh vào được.

- Sư Tử Giác Bồ Tát cũng tu định nhưng định lực không nổi nên sanh vào ngoại viện bị ngũ dục lôi kéo tiếp
- Thế Thân Bồ Tát tu định, định lực vượt hẳn Sư Tữ Giác cho nên được sanh vào cõi Đất Suất Nội Viện
- Vô Trước Bồ Tát tự thấy mình khó có thể vào Đâu Suất Nội Viên như em của mình, nên quay đầu lại niệm Phật vãng sanh Cực Lạc.

Trở lại vấn đề trên, như kinh Quán Phật Tam Muội, Ngài Văn Thù niệm Phật chứng được Niệm Phật Tam Muội nên thường sanh cõi Tịnh của chư Phật. Vậy thì cái gì là niệm Phật tam muội tương đương với Thanh Tịnh Tâm bên Thiền Tông mà tác giả nói trên để có thể sanh vào Tịnh Độ của chư Phật? Hay nói cách khác, tâm ta thanh tịnh đến mức nào mới có tư cách sanh vào Tịnh Độ của chư Phật???

Niệm Phật Tam Muội được gọi là Bảo Vương Tam Muội, Thiên Thai Trí Giả Đại Sư cũng có nói " Niệm Phật Tam Muội là vua trong các Tam Muội"

Ngài Văn thù chứng Tam Muội này mới có tư cách vãng sanh ở chư Phật quốc độ.
A Lá Hán tâm họ rất thanh tịnh, nhưng chỉ ở đại để trong 1 tam thiên đại thiên thế giới. Ngài Mục Kiền Liên nhập định dùng thần thông đến nước Cực Lạc cũng không thể đến được. Vậy thì chúng ta cũng biết sức định tâm của ta cho dù ngang hàng với A La Hán cũng khó có thể sanh cõi Phật.

Lại nói đến Bồ Tát Đẳng Giác nếu không nguyện vãng sanh thì họ chỉ có tư cách tham quan Cực Lạc chứ cũng chẳng thọ cái dụng của người Cực Lạc. Ví như người hàng xóm sang nhà chơi, họ chỉ có thể nhìn ngó xung quanh chứ không được xài đồ dùng của chủ nhà như những người con cháu của của nhà. Thiện Tài, Văn Thù nguyện vãng sanh cũng đại để là ý nghĩa này.

Vậy thì người không nguyện vãng sanh Cực Lạc mà muốn tự mình muốn sanh vào cảnh giới Cực Lạc thì người đó trước tiên phải ngồi chung tòa sư tử với Phật A Di Đà thì mới có tư cách tự ý sanh thân vào cảnh Cực Lạc. Vì Phổ Hiền mà còn phải dùng NGUYỆN để vãng sanh, thì chúng ta phải hơn Phổ Hiền mới có thể tự ý sanh vào Cực Lạc được.

Nếu thế ta phải tự hỏi, tâm ta thanh tịnh đến thế này thì có năng lực vãng sanh Cực Lạc chưa nếu ta không có nguyện vãng sanh??? không muốn Phật tiếp dẫn??? Thì chúng ta phải tự trả lời rằng, năng lực của Phổ Hiền có thanh tịnh bằng ta chăng sao Ngài lại phải dùng nguyện mà mong Phật tiếp dẫn vãng sanh ???

“Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương"

Câu chuyện là vị Thiền Sư (nghĩa là người tu Thiền, hoằng hóa Thiền) ghé thăm ngôi chùa có 1 vị trụ trì đã chết thành quỉ chỉ vì đệ tử "thương" cho ăn súp gà lúc bệnh nên tức quá rồi lăn ra chết luôn.

Mỗi đêm con quỉ kia đều than là tại sao ông ta cố gắng giữ giới như vậy mà cuối cùng bị người ta hại phá giới. Vị Thiền Sư kia nghe xong liền nói:

"Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương"
Từ ấy quỉ biến mất tiu luôn.

- Vì con quỉ kia chấp chặt vào giới luật nên lúc lâm chung biết được người ta cho ăn súp gà tức lên mà chết nên thành quỉ.
- Vị Thiền Sư kia biết bệnh của con quỉ đó là "chấp chặt giới luật" cho nên khai thị cho con quỉ nếu "3 nghiệp ông thanh tịnh, thì ông cũng có thể về cõi Tây Phương của Phật".

Có 2 cách nói:

1.
Lại nói 3 NGHIỆP HẰNG THANH TỊNH. Hằng Thanh Tịnh chính là cái thanh tịnh tuyệt đối hằng hữu chúng ta có sẵn. Là cái Thanh Tịnh
của chư Phật
, chứ chẳng phải cái thanh tịnh của phàm phu chúng sanh hay của hàng Nhị Thừa.

2.
...Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi: " Nay Thái phu nhơn có biết chăng? Phật A Di Ðà cách đây chẳng xa, bà nên nhiếp niệm quán kỹ cõi nước ấy thì tịnh nghiệp được thành.

Nay ta sẽ vì bà mà nói rộng các pháp quán, cùng khiến đời vị lai tất cả hàng phàm phu, những người muốn tu tịnh nghiệp được thọ sanh Tây Phương Cực Lạc quốc độ .

Nầy Vi Ðề Hi! Người muốn sang nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước.

Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.

Hai là thọ trì Tam Quy y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.

Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng Kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành.
Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp.
Nầy Vi Ðề Hi! Nay bà có biết chăng? Ba tịnh nghiệp ấy là chánh nhơn tịnh nghiệp của tam thế chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại.

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi rằng: " Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ nhớ kỹ. Nay Như Lai vì tất cả chúng sanh đời vị lai, những kẽ bị giặc phiền não nhiễu hại mà nói nghiệp thanh tịnh. Lành thay cho Vi Ðề Hi khéo hỏi được việc ấy. ...


Vậy thì người tu như thế mới gọi là 3 tịnh nghiệp như trong kinh có nói rất rõ.

Trong 11 điều trên, cái điều khó nhất mà Phật dạy trong kinh A Di Đà là "nan tín chi pháp", chính là chỗ "Sâu Tin Nhân Quả"..

Nguyện vãng sanh là nhân, được sanh nơi áo sen Cực Lạc là quả,
Niệm Phật là nhân thành Phật là quả,

Nhân Quả Tương Đồng rõ ràng minh bạch. Cho nên phần "Sâu Tin Nhân Quả" không liệt vào nhân thiên thừa, thanh văn thừa mà lại liệt vào Phần thứ ba là Bồ Tát Thừa (người tu Đại Thừa). Vì nó là "nan tín chi pháp" cho nên phải liệt vào hàng Đại Thừa cho người tu Đại Thừa có thể thấy rõ hơn về Nhân Quả của sự niệm Phật vãng sanh bất khả tư nghì.

Cho nên, vị Thiền Sư kia mục đích là để phá cái chấp của con quỉ đó chứ chẳng phải khuyên con quỉ vãng sanh Cực Lạc, nghĩa là nếu phá được cái chấp trước giới luật đó thì con quỉ sẽ không còn bị trói buộc nơi giới luật mà có thể giải thoát khỏi cái kiến chấp đó, thoát khỏi kiến chấp sai lầm đó thì sẽ được định tâm. Nhưng cái tâm thanh tịnh đó chưa có tư cách vãng sanh Cực Lạc.

Như kinh Pháp Hoa nói:

"Nếu người tâm tán loạn
Bước vào chốn chùa tháp
Xưng niệm Nam Mô Phật
Đều đã thành Phật đạo"


Chính là ý nghĩa trên. Cái thanh tịnh ấy thì quả đúng là cái thanh tịnh của chư Phật hằng có, nhưng nói về độ sâu của cái thanh tịnh đó thì 1 trời 1 vực so với Phật. Cho nên "đồng Phật vấng Tây Phương" chính là nói tới cái chỗ có của ta và Phật đồng nhau không khác. Chứ chẳng nói trên mặt sự. Nếu nói trên mặt sự 3 nghiệp thanh tịnh thì phải căn cứ vào 3 điều trong kinh Quán Vô Lượng Thọ nói.

Người niệm Phật nguyện vãng sanh Tây Phương không cần phải tịnh tâm đến rốt ráo mới có thể vãng sanh, vì chính bổn nguyện của Phật và bổn nguyện của ta tương ưng với Phật nên nguyện hợp với nguyện mà được vãng sanh.

Nên tổ Ngẫu Ích nhấn mạnh:

"Có vãng sanh cùng chăng là có TÍN, NGUYỆN hay không? Phẩm vị cao hay thấp thì xem công phu sâu hay cạn"
"Niệm Phật đến Nhất Tâm Bất Loạn mà lòng tin không vững cũng không thể vãng sanh"


Nhất Tâm Bất Loạn = Minh Tâm Kiến Tánh

Ngài Ngẫu Ích lại nói:

"Nếu không TÍN, NGUYỆN, dù trì niệm câu Hồng Danh cho đến gió thổi không vào, mưa sa chẳng lọt, vững chắc như tường đồng vách sắt cũng không được vãng sanh"

Gió thổi không vào, mưa sa chẳng lọt, vững chắc như tường đồng vách sắt = trụ tâm thanh tịnh 24/24 không ngừng nghỉ.

Trí, lực tự mình trên con đường đạo khó viên thành.
Trí, lực tự ta + thêm Phật lực nên nhanh tiến đến sự giác ngộ giải thoát.
Cho nên chính Ngài Phổ Hiền trong 10 đại nguyện có dạy "Thường theo Phật mà học".

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

TRÍCH TIẾP PHẦN GIẢNG

“Song người trí có ba bậc:

Bậc thượng trí thì tâm tức Phật, chẳng nhờ tu thêm. Niệm tức là trần, chẳng cho một điểm. Niệm trần vốn tịnh, nên gọi như như bất động, tức là thân Phật. Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng. Tướng tướng không hai, lặng lẽ thường còn, còn mà chẳng biết, đó là Phật sống.”

Ngài chia niệm Phật làm ba bậc: Thượng trí, trung trí và hạ trí.

Bậc thượng trí thì tâm tức Phật, chẳng nhờ tu thêm, niệm tức là trần, chẳng cho một điểm.” Nghĩa là sao? Tâm an tịnh trong sáng của chúng ta đó là Phật. An tịnh trong sáng tức là “tịch tịch tỉnh tỉnh”. Tâm ấy là Phật nhưng vừa dấy một niệm là đã có bụi, nên nói “niệm tức là trần”. “Chẳng cho một điểm”. Nghĩa là nó đang thanh tịnh trong sáng mà dấy niệm tức là có bụi, có bụi là đã mất cái thanh tịnh trong sáng ấy. Quí vị nhớ trong nhà thiền có câu: “Mạt vàng tuy quí, rơi vào mắt cũng bị xốn.” Đó là muốn nói mạt vàng là quí nhưng để rơi vào con mắt một tí cũng cảm thấy khó chịu, huống nữa là bụi bặm. Bụi bặm là dụ cho niệm thiện, niệm ác, còn mạt vàng dụ cho niệm tịnh, tức là niệm Phật. Đối với tâm thể thanh tịnh trong sáng là đủ, còn thêm một niệm tức là bụi. Thế nên người tu thiền phải buông hết tất cả niệm, vì còn có một niệm tức còn một điểm bụi, mà có bụi là chưa hoàn toàn trong sáng. Chỗ trong sáng đó gọi là tâm tức Phật, là tánh giác của chính mình.

“Niệm trần vốn tịnh, nên gọi như như bất động, tức là thân Phật.” Niệm trần tức là những niệm lăng xăng, nó vốn tịnh tức yên lặng nên gọi như như bất động. Lúc nó đã yên, không dấy niệm thì gọi là như như, là bất động, mà chính chỗ như như bất động là thân Phật.

“Thân Phật tức là thân ta”: Thân Phật là pháp thân của chính mình chớ không phải thân báo hay ứng. Bởi vì cái như như bất động đó đâu có rời mình nên nói thân Phật là thân ta.

“Không có hai tướng”: Vì nó không rời mình nên không có hai tướng.

“Tướng tướng không hai, lặng lẽ thường còn, còn mà chẳng biết, đó là Phật sống.” Tất cả tướng đều không hai, nhưng tại sao “lặng lẽ thường còn, còn mà chẳng biết, đó là Phật sống”? Tôi ví dụ có một phút giây nào trong tâm quí vị không dấy một niệm mà mắt vẫn sáng, tai vẫn nghe, tất cả cảm giác đều nguyên vẹn, không mờ không thiếu, sáng rỡ rõ ràng mà tâm vẫn an tịnh, lặng lẽ như như, đó là Phật sống. Còn khởi niệm biết mình đang tịnh thì nó đã động rồi. Các Ngài sống không dấy niệm là sống thường sáng suốt, hằng giác, hằng tri gọi là Phật sống. Còn chúng ta vừa có niệm dấy lên thì chạy theo nên tạo nghiệp và có luân hồi. Nếu vừa được yên một chút liền khởi niệm mừng là đã mất cái an tịnh. Như vậy ở đây chỉ cho chúng ta thấy được Phật pháp thân của chính mình. Những giờ phút yên tĩnh là giờ phút sống với Phật pháp thân, mà Phật pháp thân luôn hiện hữu chớ không vắng mặt lúc nào, đó gọi là bậc thượng trí. Niệm Phật như thế thì cả thiền và tịnh không hai.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

TRÍCH TIẾP

“Bậc trung trí ắt nương niệm Phật. Chú ý chuyên cần, niệm niệm chẳng quên, tự tâm thuần thiện. Niệm thiện đã hiện niệm ác liền tiêu. Niệm ác đã tiêu, chỉ còn niệm thiện. Do niệm là ý niệm, nên niệm niệm diệt đó. Khi niệm diệt ắt về chánh đạo. Lúc mạng chung được vui Niết-bàn - thường lạc ngã tịnh - là Phật đạo vậy.” Đây là bậc trung trí niệm Phật. Trung trí niệm Phật thì niệm cách nào? Người trung trí niệm Phật thì chú ý chuyên cần, niệm niệm luôn nhớ Phật không bao giờ quên.

“Tự tâm thuần thiện”: Nhờ nhớ Phật mãi mãi nên tâm mình hoàn toàn thiện, không có niệm ác chen vào.

“Niệm thiện đã hiện, niệm ác liền tiêu”: Tức cái niệm Phật luôn luôn hiện tiền thì niệm ác phải tiêu, vì niệm không có hai. Khi chúng ta nghĩ thiện thì không có cái ác, khi nghĩ ác thì không có cái thiện. Nếu đi đứng nằm ngồi lúc nào cũng niệm thiện thì niệm ác theo đó tiêu hết.

“Niệm ác đã tiêu, chỉ còn niệm thiện. Do niệm là ý niệm nên niệm niệm diệt đó. Khi niệm diệt ắt về chánh đạo.” Nghĩa là có ý niệm thiện thì ý niệm ác không còn. Đã là ý niệm thì niệm niệm liên tục, niệm này dấy lên, niệm kia lặng xuống, nhưng chỉ có niệm thiện. Người được như vậy “khi niệm diệt ắt về chánh đạo”. Những niệm đó được yên thì ắt về chánh đạo. Vì vậy trong kinh thường hay nói niệm đến vô niệm. Niệm này dấy, niệm kia diệt cho đến bao giờ không còn dấy niệm nữa, tức niệm đến vô niệm thì lúc đó là chánh đạo.

“Lúc mạng chung được vui Niết-bàn - thường lạc ngã tịnh - là Phật đạo vậy.” Về chánh đạo rồi thì lúc mạng chung được vui Niết-bàn, nghĩa là niệm đến vô niệm là được Niết-bàn. Niết-bàn thì có đủ bốn đức: thường lạc ngã tịnh. Đầy đủ bốn đức đó là Phật đạo vậy.

Tóm lại, ở đây dạy dùng niệm Phật để diệt niệm ác, niệm ác diệt hết chỉ còn câu niệm Phật, niệm Phật mãi mãi đến bao giờ câu niệm Phật cũng lặng luôn đến vô niệm, là Niết-bàn thường lạc ngã tịnh. Như vậy cũng đi đến chỗ đạt đạo. Đây là bậc trung trí.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: LUẬN VỀ NIỆM PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Nguồn:
Người trung trí niệm Phật thì chú ý chuyên cần, niệm niệm luôn nhớ Phật không bao giờ quên.
Người giảng:
niệm Phật mãi mãi đến bao giờ câu niệm Phật cũng lặng luôn đến vô niệm, là Niết-bàn thường lạc ngã tịnh. Như vậy cũng đi đến chỗ đạt đạo. Đây là bậc trung trí.
Niệm Phật mà để câu Phật hiệu lặng luôn thì chẳng khác nào pháp niệm Phật Tiểu Thừa, mục đích để "an" tâm xong rồi thì cố trừ loại bỏ câu Phật hiệu, chính vì loại bỏ nên mới "tịch tịch" mà "u u". Vì không loại bỏ nên mới niệm mà vô niệm. :D

Kinh Hoa Nghiêm dạy Bồ Tát chứng Sơ Địa cho đến Thập địa thuỷ chung không rời niệm Phật..

Tu hành nếu tịch lặng mà để nó "u u" thì Phật quở trách. Tịch mà chiếu mới tròn đầy... Nếu được thiền định mà để tâm "im ru" đó thì chẳng qua là "chỉ", tạm thời lấy đá đè cỏ. Nên trong cái định đó ta đề khởi một câu niệm Phật thì câu Phật hiệu đó nó tuôn chảy như suối không ngừng, nhờ đó mà ta không dính vào cái định của Nhị Thừa. Vì có thể ta tu Đại Thừa mà tự "lọt" vào Nhị Thừa mà ta không hề hay biết.

Cho nên càng cố bỏ cái Niệm chừng nào thì càng xa với pháp Đại Thừa chừng nấy...
Phải trong Niệm mà thấy được Vô Niệm, chẳng phải lìa cái niệm để được Vô Niệm....

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách