NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

Trong PHẠM VÕNG 62 tà kiến PHẬT có nói:
Chỗ có thể gọi ngoại đạo là “nói thường, thấy thường, tự vì người thế gian thuyết giảng hữu thường”, đều ở trong bốn kiến giải này không thể vượt lên trên. Như Lai đều biết rõ, biết một cách vi diệu vượt hơn thế nữa, cho nên Ngài không chấp trước, nhờ không chấp trước nên được giải thoát, đức Như Lai biết sự thọ nhận (thống dương) do xúc sanh ra đã diệt tận, biết nó từ đâu sanh khởi, đức Phật thấy vậy nên không chấp nhận, ý hiểu rất rõ
Người có cái TÂM ngoại đạo LÀ CÁI TÂM rất thường sanh ra ,luôn luôn có TÀ kiến ,nên vo-dinh cũng không thèm chấp ,một khi quý hữu trí tuệ chưa mở rộng dẫu cho đọc hàng ngàn quyển kinh PHẬT cũng không sao thấu hiểu ,chẻ đầu ra .nhồi kiến thức trí tuệ PHẬT vô chưa biết HIỂU KO?


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Người có cái TÂM ngoại đạo LÀ CÁI TÂM rất thường sanh ra ,luôn luôn có TÀ kiến ,nên vo-dinh cũng không thèm chấp ,một khi quý hữu trí tuệ chưa mở rộng dẫu cho đọc hàng ngàn quyển kinh PHẬT cũng không sao thấu hiểu ,chẻ đầu ra .nhồi kiến thức trí tuệ PHẬT vô chưa biết HIỂU KO?
DH VD nên tự mình áp dụng câu trên.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

DH VD nên tự mình áp dụng câu trên.[/quote]
-------------------------------------------------------------------
Chính vo-dinh đã áp dụng nên không phỉ báng đạo của quý hữu ,vo-dinh đã làm sai sao?vậy KIM CANG xin cho vo-dinh được thọ giáo , caunguyen


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Đây là diễn đàn Phật Giáo cho nên chỉ thảo thuận Giáo Lý của Đạo Phật Giáo Lý của Ngoại Đạo thì không bàn ở đây.

DH VD Không Phải Phật Tử thì vào trong này thảo luận việc gì?

Ngoại Đạo Thấy Sai Lầm Thì Nói Là Thấy Sai Lầm Không Phải Là Phỉ Báng như thuốc chữa không hết bịnh thì nói là thuốc không công hiệu không phải là nói thuốc xấu.

DH VD nói
một khi quý hữu trí tuệ chưa mở rộng
vậy DH VD trí tuệ rộng mở chưa?

DH VD nương Kinh Phật mà lý luận nhưng DH VD có tu theo Kinh Phật dạy chăng hay là tu theo Ngoại Đạo?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

kimcang đã viết:Đây là diễn đàn Phật Giáo cho nên chỉ thảo thuận Giáo Lý của Đạo Phật Giáo Lý của Ngoại Đạo thì không bàn ở đây.

DH VD Không Phải Phật Tử thì vào trong này thảo luận việc gì?
----------------------------------------------------------------------------------
VO-DINH pháp danh CƯ SĨ DIỆU ĐỊNH ,xin thọ giáo luận kinh PHẬT KIM CANG

Ngoại Đạo Thấy Sai Lầm Thì Nói Là Thấy Sai Lầm Không Phải Là Phỉ Báng như thuốc chữa không hết bịnh thì nói là thuốc không công hiệu không phải là nói thuốc xấu.

Khi nói ra phân biệt đạo giáo của người là sai biệt ,KIM CANG từng nếm bao nhiêu thuốc ,vị thuốc đó có mùi vị gì ?đắng ,cay ,ngọt như thế nào?chưa chắc KIM CANG đủ trí tuệ phân biệt được đâu là thuốc tốt ,hay thuốc xấu ,vo-dinh này chỉ nói luận kinh ,KIM CANG cứ trổ tài.
Vo-Dinh nghỉ KIM CANG là người còn bịnh ,tất cả những gì do vo-dinh nói là học trên giáo lý nhà PHẬT


DH VD nói
một khi quý hữu trí tuệ chưa mở rộng
vậy DH VD trí tuệ rộng mở chưa?

DH VD nương Kinh Phật mà lý luận nhưng DH VD có tu theo Kinh Phật dạy chăng hay là tu theo Ngoại Đạo?
---------------------------------------------------------------------------
TRONG THẾ GIAN NÀY KHÔNG AI LÀ THẦY CỦA AI,VO-DINH này đủ trí để phân biệt ,tu PHẬT là tu trí chứ không phải tu miệng ,người tu nói nhiều thuyết nhiều cũng chỉ là cái biết thuyết mà thôi .
VO-DINH đã mở hay chưa mở rộng không phải chuyện để khoe ,phô trương khoe khoan vốn là tâm phàm phu .
XIN MỜI KIM CANG ,VO-DINH xin thọ giáo NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Sửa lần cuối bởi VO-DINH vào ngày 20/01/12 07:09 với 1 lần sửa.


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

Đây là diễn đàn Phật Giáo cho nên chỉ thảo thuận Giáo Lý của Đạo Phật

------------------------------------------------------------------
Bây giờ KIM CANG cho vo-dinh hỏi ,khi thảo luận kinh PHẬT như thế nào? mới được gọi là đúng giáo lý nhà PHẬT ,và bằng cách nào ?KIM CANG biết đó là giáo lý nhà PHẬT ,ngày xưa ,PHẬT CÓ THUYẾT ,CÓ LUẬN KO?
Có pháp đắc ko?có pháp thành PHẬT ko?,có pháp thuyết ko? pháp từ đâu mà có PHẬT từ đâu mà có ,nếu như không có con người PHẬT ở đâu ?


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

VO-DINH HỨA NÓI PHÁP GIÁO LÝ NHÀ PHẬT ,LẬP LUẬN ĐÚNG THEO CHÁNH PHÁP CỦA NHÀ PHẬT LUÔN ,VỚI ĐỀU KIỆN KIM CANG ,TRẢ LỜI ĐÚNG NHỮNG GÌ VO-DINH HỎI


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Thánh_Tri đã viết:
cđ thấy chúng ta ko nên lạm bàn tiếp khi ko cùng tri kiến, ko cùng kham nhẫn, ko cùng Đạo sư.. như vậy. Nhưng ĐH hãy nên khéo tác ý ! Những lời nào phi Nhân phi Duyên, có thể làm nảy sinh bất Thiện pháp thì ko nên đem nói cho người.
Vậy theo ông:

1. Thế nào là Duyên Sinh? Thập Nhị Nhân Duyên dạy thế nào?
2. Thế nào là Ngủ Uẩn? Làm sao lìa ngũ uẩn?
3. Thế nào là Phật? Định nghĩa Phật là gì? Phật do nhân duyên gì sanh? do nhân duyên gì diệt? Phật mà có sanh diệt thì còn gọi là Phật được không?
Thánh_Tri đã viết:Chư đạo hữu!

Nói làm sao đây! Nói làm sao đây!

Phàm tình chúng ta:

Nói có Tự Tánh để quay về thì liền chấp có Tự Tánh.
Nói không có Tự Tánh để quay về thì liền chấp không Tự Tánh.
Nói Tự Tánh là Phật, Tâm là Phật liền chấp Tự Tánh, Tâm là Phật.
Nói Tự Tánh không phải Phật, Tâm không phải Phật liền chấp không phải.
Nói Phật có Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Thân liền chấp Phật có Ba Thân.
Nói Phật không có Pháp, Báo, Hóa Thân liền chấp không.

Tất cả đều là tình phàm ý thức mà suy luận! Tránh đâu khỏi!

Tổ nói: "Tự Tánh là Tâm, là Phật, là Vật"
Tổ lại nói: "Tự Tánh chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải Vật".

Hãy nói xem vậy là cái gì?

Quý vị! Nếu nói được thì Tổ Đức Sơn đánh 30 hèo. Nếu nính Tổ Đức Sơn cũng đánh 30 hèo. Mỗi người phải làm sao?

Đều nầy không hội chớ bàn tán thêm nhọc sức! Không hội thì tốt rồi. Cũng không cần hội hay chẳng hội, thôi hết đi. Giải Tán!

Tôi cũng giải tán.
Xin chào!
Do vậy, này ĐH ! Những lời phi Nhân phi Duyên, trước là phạm Giới luật sau là ngược giáo Pháp. Do vậy, hãy kham nhẫn này ĐH ! Hãy hành trì những gì mình đã chọn, nhưng chớ có gieo Duyên cho người khác tác ý sai Pháp. cđ nói lời này là chia sẽ cùng ĐH nhưng cũng vì lo cho đại chúng mà nói.

Chúc ĐH cùng đại chúng an lạc và tăng thịnh trong giáo Pháp của Thế Tôn !

:)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hiểu không tới thì đừng chê bai người khác nói sai chánh pháp.
Một người chấp có - chấp không lại đi dạy người đã kiến tánh (một phần), thật nực cười.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

="cục đất"]
Do vậy, này ĐH ! Những lời phi Nhân phi Duyên, trước là phạm Giới luật sau là ngược giáo Pháp. Do vậy, hãy kham nhẫn này ĐH ! Hãy hành trì những gì mình đã chọn, nhưng chớ có gieo Duyên cho người khác tác ý sai Pháp. cđ nói lời này là chia sẽ cùng ĐH nhưng cũng vì lo cho đại chúng mà nói.
Ở mức độ nào đó còn trong đối đãi nhị nguyên thì tạm gọi là có Nhân có Duyên.

Ở mức độ cao hơn thì không còn trong phạm vi tương đối, vượt ngoài suy luận phàm tình, thì không phải Nhân Duyên cũng không phải Tự Nhiên. Ví dụ: Bồ Đề/Niết Bàn/Chân Tâm/Tự Tánh là cái vượt ngoài các nghĩa tương đối, không phải do nhân duyên, không phải tự nhiên.

Ví Dụ:

Tính Thấy của mình, không thể do Nhân Duyên Sinh, cũng không phải do Tự Nhiên Sinh.

1. Nếu do tự nhiên sinh thì phải chỉ được bản thể tự nhiên mà sanh ra cái tính thấy đó.

2. Nếu do nhân duyên sinh thì lấy gì làm nhân? lấy gì làm duyên để sinh ra tinh thấy đó?


Không một cái nào sanh ra tính thấy, cũng không nhiều cái nào hòa hợp mà sinh ra tính thấy.

Do vậy biết rằng, Tâm Tính Bồ Đề không phải nhân duyên sinh, không phải tự nhiên sinh. Do vì nhận thức sai lầm vọng thấy có các pháp sinh diệt nên cho là nhân duyên sinh, còn cái không sinh diệt là tự nhiên sinh. Chứ kỳ thật đối đãi với nhau như thế mới có Nhân Duyên và Tự Nhiên, hoàn toàn là mê muội, đâu phải Tâm Tính Bồ Đề (Giác) nơi mình sẵn có!

Thân nầy đã là vọng giả thì không thể cho nó là gì được, cho nó là nhân duyên sinh, cho nó là tự nhiên sinh, hoặc cho nó là không nhân duyên, hoặc cho nó là không tự nhiên v.v... tất cả cái cho là đều là mê muội phân biệt chấp trước. Đã là giả thì thôi đi, còn phân biệt cho nó là gì để làm gì? cho nó là nhân duyên để làm gì? cho nó là tự nhiên để làm gì?


Phật thuyết Nhân Duyên để bát bỏ lý lẽ Tự Nhiên của ngoại đạo. Nếu mình chấp vào Nhân Duyên, thì vẫn bị hạng buộc ở trong vòng chấp trước. Toàn là hý luận, có được gì đâu!

Chính vì còn Chấp vào Pháp (Nhân Duyên) mà không thể thành Phật, Ngoại đạo tu Thiền tới đây thì lạc vào Vô Sắc Giới Phi Phi Tưởng Xứ Thiên, còn người tu đạo Phật thì thành A La Hán, Nhập vào Niết Bàn Hóa Thành.

Chỉ có những vị Hồi Tâm A La Hán hướng về Đại Thừa, tiến tu thêm nữa mới có thể Thấy Tánh Thành Phật.

Do vậy Pháp Phật là tùy bệnh cho thuốc, hết thuốc rồi thì ngưng, buông thuốc, nếu chấp thuốc ôm mãi thì thành bệnh.

Học và thực hành pháp Quán Duyên Sinh thì cứ thế mà học cứ thế mà hành cho đến khi ngoại cảnh không còn khiến mình sanh tâm yêu ghét nữa, không còn mê hoặc mình nữa, mình có thể buông xuống hết thì được rồi.

Nếu chấp mãi, ôm mãi cho nó là cứu cánh, thì trở thành bệnh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

VO-DINH HỨA NÓI PHÁP GIÁO LÝ NHÀ PHẬT ,LẬP LUẬN ĐÚNG THEO CHÁNH PHÁP CỦA NHÀ PHẬT LUÔN ,VỚI ĐỀU KIỆN KIM CANG ,TRẢ LỜI ĐÚNG NHỮNG GÌ VO-DINH HỎI
Như DH VD đã nói thì KC nhất định y theo.

Vậy KC xin hỏi DH VD lý luận là y theo Chân Đế hay Thế Đế, y theo Mặt Lý Tánh hay là y theo Mặt Sự Tướng, y theo Nghĩa Sanh Diệt hay là y theo Nghĩa Không Sanh Diệt?
PHẬT NÓI= những pháp PHẬT không thể vin vào cho là đắc ,Trong thế gian có nhiều hiền nhân họ tu nhiều pháp môn khác nhau đắc là nhờ vào các pháp vo vi mà đắc theo nhiều bậc khác nhau .
Đoạn này DH VD thấy ở đâu trong Kinh Kim Cang?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

kimcang đã viết:
VO-DINH HỨA NÓI PHÁP GIÁO LÝ NHÀ PHẬT ,LẬP LUẬN ĐÚNG THEO CHÁNH PHÁP CỦA NHÀ PHẬT LUÔN ,VỚI ĐỀU KIỆN KIM CANG ,TRẢ LỜI ĐÚNG NHỮNG GÌ VO-DINH HỎI
Như DH VD đã nói thì KC nhất định y theo.

Vậy KC xin hỏi DH VD lý luận là y theo Chân Đế hay Thế Đế, y theo Mặt Lý Tánh hay là y theo Mặt Sự Tướng, y theo Nghĩa Sanh Diệt hay là y theo Nghĩa Không Sanh Diệt?
PHẬT NÓI= những pháp PHẬT không thể vin vào cho là đắc ,Trong thế gian có nhiều hiền nhân họ tu nhiều pháp môn khác nhau đắc là nhờ vào các pháp vo vi mà đắc theo nhiều bậc khác nhau .
Đoạn này DH VD thấy ở đâu trong Kinh Kim Cang?
------------------------------------------------------------------------------------
XIN MỜI KIM CANG THƯỢNG LÃM

ĐOẠN 7 : VÔ ĐẮC VÔ THUYẾT [Mục lục]

Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề da? Như Lai hữu sở thuyết pháp da? Tu-bồ-đề ngôn: Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, vô hữu định pháp, danh A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, diệc vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết. Hà dĩ cố? Như Lai sở thuyết pháp, giai bất khả thủ, bất khả thuyết, phi pháp, phi phi pháp. Sở dĩ giả hà? Nhất thiết Hiền Thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt.

DỊCH: KHÔNG ĐƯỢC, KHÔNG NÓI

Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? Như Lai có nói pháp chăng? Tu-bồ-đề thưa: Như con hiểu qua nghĩa Phật nói, không có pháp nhất định tên là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có pháp nhất định Như Lai có thể nói. Vì cớ sao? Vì pháp Như Lai nói đều không thể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Vì cớ sao? Vì tất cả bậc Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt.

GIẢNG:

Chắc hẳn quí vị đều thắc mắc tự hỏi tại sao Phật nói kinh mình học mà nói không nói, còn tu là cốt được đắc quả mà ở đây Phật nói không đắc là tu làm sao? Trong đoạn trước, quí vị nhớ đức Phật phá pháp và phi pháp. Phải và quấy đã phá rồi, đến đây cái chúng ta quí kính nhất là pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tức pháp chứng quả thành Phật, pháp đó có thật hay không? Phải và quấy không thật chúng ta đồng ý rồi, còn pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà Phật chứng có thật hay không? Nhiều khi những cái tầm thường thì thấy giả, nhưng đến cái cao quí hơn thì thấy thật. Thí dụ như chì, kẽm… chúng ta nói là giả, đến vàng lại thấy là thật. Nhưng nếu thấy vàng là thật thì cũng còn thấy thật, vì một cái thật thì những cái khác cũng thật luôn, cho nên pháp và phi pháp là giả rồi nhưng đến pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nếu chúng ta thấy thật thì cũng là bệnh. Vì thế đức Phật mới hỏi: Vậy Như Lai có được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hay không? Và Như Lai có nói pháp hay không? Đó là hai câu hỏi Phật đặt ra để ngài Tu-bồ-đề trả lời. Ngài Tu-bồ-đề thưa: "Như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói", đây là ngài Tu-bồ-đề dè dặt, những gì Ngài biết thì nói biết, những gì học được nơi Phật thì nói con học của Phật. Thế nên Ngài thưa: Con biết theo nghĩa của Phật nói, chớ không phải con biết theo ý riêng của con, không có pháp nhất định tên Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có pháp nhất định Như Lai nói. Ngài trả lời dứt khoát như vậy. Tiếp theo Ngài mới giải thích lý do. Vì cớ sao? Như Lai nói pháp đều không thể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Vì cớ sao? Vì tất cả bậc Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt. Câu này thật là khó! Quí vị thấy khi chúng ta chấp pháp thấp thì đức Phật phá pháp thấp không thật, đến khi pháp thấp phá rồi, chúng ta lại chấp pháp cao nên ở đây đức Phật phá luôn cả pháp cao. Thường ai tu cũng mong chứng quả thành Phật. Thành Phật rồi mới nói pháp, cũng như Phật chứng quả rồi Ngài nói pháp vậy. Như thế Ngài có chứng đắc và có nói pháp hay không?

Trong đoạn trước Phật đã dạy: Phàm có tướng đều là hư vọng, và nếu còn thấy có pháp thật là cũng còn chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Vậy pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức là pháp thành Phật có thật không? Nếu thấy pháp đó thật thì cũng còn tướng ngã, tướng nhân… Tại sao? Vì nói thành Phật thì hỏi ai thành? Ta thành phải không? Thấy có pháp thành Phật thật thì phải có người thành Phật, đó là còn ngã, còn ngã thì còn nhân, còn chúng sanh, thọ giả. Nếu thế Phật là phàm phu mất rồi! Cho là Phật có nói pháp thật cũng không được, vì phàm những gì nói ra đều là tướng hư giả.

Như vậy Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hay nói gọn là Phật, là đối với chúng sanh. Chúng sanh là mê nên Phật là giác, giác đối với mê, hết mê rồi còn nói giác làm gì. Giác là đối đãi với mê, mê không thật thì giác cũng không thật; và nếu mê giác đều không thật thì có thành Phật hay không? Nếu không còn thấy có mê thật, giác thật thì tâm không còn chấp hai bên mà tâm không chấp hai bên, đó là như như, đó là Phật pháp thân hiện, không thấy được thành Phật mà đã thành Phật. Hiện giờ chúng ta mơ ước thành Phật mà không thành Phật được, vì mơ ước là vọng tưởng, mà vọng tưởng còn thì Phật pháp thân đâu có hiện, thế nên cầu mà không được. Trái lại, không thấy có pháp để cầu thành Phật, nên tâm thể lặng lẽ không còn hai bên mê giác đối đãi, do đó tâm hoàn toàn thanh tịnh, tâm thể thanh tịnh tức là pháp thân Phật, là Như Lai. Không được mà được, đó là điều không thể nói cho thế gian hiểu, vì thế gian nói hoặc là được, hoặc là không, chớ không bao giờ nói không được mà được. Nhưng ở đây không đắc mà đắc, không chứng mà chứng, đó mới là khó khăn, bởi vì nếu thấy chứng đắc là còn có ngã tức là có pháp. Nếu phá được ngã pháp rồi thì đâu còn nói chứng nói đắc, mà không chứng đắc thì đó là Phật. Nhưng hễ nói Phật tức là có chứng có đắc rồi. Vì vậy Phật pháp vượt ngôn ngữ của thế gian. Ngôn ngữ thế gian luôn rơi vào hai bên hoặc được, hoặc mất, hoặc có, hoặc không. Ở đây phá hết những chấp ngã và pháp, khi ngã và pháp hết rồi thì đó là Phật. Nếu còn thấy có pháp để đắc là còn pháp, còn thấy mình chứng là còn ngã thì đâu phải là Phật, ngã pháp còn làm sao gọi là Phật được. Dẹp hết ngã pháp đó là Phật mà không có chứng, có đắc, đó mới thật là lạ. Cho nên không chứng mà chứng, không đắc mà đắc, chớ không phải một bề nói không đắc là không đắc. Như trong kinh Bát-nhã quí vị đọc "vô đắc v.v…" đừng nói như vậy là không ngơ; có nhiều người nói Bát-nhã nói cái gì cũng không, tất cả đều không. Không phải thế, khi không còn những chấp ngã pháp thì pháp thân mới hiện tiền. Cũng như tôi đã nói không dính vào tất cả thì tâm mới an trụ, an trụ đó mới là an trụ thật. Ở đây cũng vậy, nếu tâm niệm còn dính còn chấp thì tâm niệm đó là tâm niệm cuồng loạn, là tướng sanh diệt. Không còn dính chấp vào cái hư giả đó mới là vô sanh, mới là chân thật, cho nên thật tướng là vô tướng, cái chỗ không tướng là tướng chân thật. Thật rất lạ, vì vậy người học Phật nếu không tu thì không bao giờ hiểu nổi, mình có tu rồi khi hết vọng tưởng thì thấy cái chân thật hiện tiền, còn nếu không tu thì nghe rất lạ, ngôn từ quá khó hiểu. Thế nên ngài Tu-bồ-đề mới nói rằng: Không có pháp cố định tên A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, cũng không có pháp cố định để Phật nói. Vì cớ sao? Vì Như Lai nói pháp đều không nên chấp, cả pháp và phi pháp cũng đều không chấp, vì không chấp nên nói tất cả Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt.

Thế nào là Hiền Thánh? Thí dụ như trong tứ quả Thanh văn: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì ba quả vị đầu còn ở bậc Hiền. Tại sao? Vì ba quả vị này còn ở trong vòng sanh. Tu-đà-hoàn còn bảy phen sanh, Tư-đà-hàm còn một phen sanh, A-na-hàm thì sanh trong cõi trời. Đến A-la-hán mới hoàn toàn vô sanh, mới là vô lậu hoàn toàn nên gọi là Thánh. Đối với hàng Bồ-tát thì từ Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng là bậc Hiền, từ Sơ địa trở lên đến Thập địa mới gọi là Thánh. Như vậy các bậc Hiền Thánh sai biệt nhau tại điểm nào? Chính tại pháp vô vi, tức là do cái pháp thân bất sanh bất diệt đó. Người sống được với nó viên mãn là Thánh, người sống được một phần nhỏ là Hiền bậc thấp, người sống được một phần lớn hơn, là bậc Hiền cao hơn. Như thế chúng ta thấy do pháp vô vi, bất sanh bất diệt mà có chư Hiền Thánh sai biệt, chớ không phải căn cứ trên quyền lực gì ở bên ngoài. Cũng như hiện giờ quí vị tu, có người mới tu ngồi trong một giờ đồng hồ, có thể có một trăm lần vọng tưởng, có người tu khá hơn, ngồi trong một giờ chỉ còn tám mươi lần vọng tưởng, đối với phàm phu người đó khá hơn, nếu người nào ngồi trong một giờ mà chỉ có hai mươi lần vọng tưởng thì đó là khá lắm. Đến khi trong một giờ mà không có một vọng tưởng nào, đó là đã bước vào địa vị Hiền rồi. Song suốt một ngày một đêm đến hai mươi bốn giờ mà chỉ được một giờ không vọng tưởng, đó mới được một phần nhỏ xíu trong thời gian một ngày một đêm; nếu chúng ta thêm hai giờ rồi đến bốn giờ không vọng tưởng… thì chỗ không vọng tưởng đó là pháp vô vi bất sanh bất diệt. Nếu chúng ta được một ngày không vọng tưởng, sánh với người được mười ngày không vọng tưởng thì người được mười ngày đó tiến bộ hơn mình, mình được một năm không vọng tưởng mà người được mười năm không vọng tưởng thì người đó cao hơn mình. Vì vậy khi nói cao thấp là căn cứ trên pháp vô vi mình sống được trọn vẹn hay được từng phần.

Thập tín là mới tin được mình có cái bất sanh bất diệt thôi, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng là mới được lóe thấy, đến Thập địa mới được từng phần rõ ràng. Thế nên nói sai biệt nhau là căn cứ trên pháp vô vi, chớ không phải căn cứ trên cái gì bên ngoài, không phải vị Thầy thọ ký cho người này chứng cái gì, người kia chứng cái gì v.v… Mà chính trên pháp vô vi bất sanh bất diệt, ai sống được với cái đó nhiều là cao, ai sống được với cái đó ít là thấp. Còn chưa sống được với cái đó là phàm phu. Hiểu như vậy, chúng ta thấy người tu sở dĩ khác hơn người thế gian là ở chỗ đó. Quí vị thử kiểm lại nếu mình biết tu chút ít thì có khác hơn người thế gian không? Người thế gian cứ tha hồ nghĩ, cả đến khi ngủ, nằm xuống cũng chưa chịu ngủ, vẫn nghĩ hết chuyện này đến việc kia, chừng nào ngủ quên mới thôi. Còn chúng ta vừa khởi nghĩ là đã rầy nó rồi. Đấy là chỗ khác nhau. Mình rầy lần lần nó cũng giảm bớt, đến bao giờ mình vừa nhìn nó liền mất như trâu thuần thục, rồi từ từ cho đến hết nghĩ, lúc đó mình mới sống với cái chân thật. Sự thật cái nghĩ không phải là mình. Khi không nghĩ mình vẫn hiện tiền chớ không có mất, nếu cái nghĩ là mình thì hết nghĩ mình mất phải không? Không phải, hết nghĩ mình vẫn hiện tiền, mình vẫn sờ sờ, tai vẫn nghe, mắt vẫn thấy. Thế nên khi nào hết nghĩ thì lúc đó pháp vô vi hiện tiền. Pháp vô vi còn gọi là pháp thân hay là chân tâm. Sở dĩ chúng ta sai biệt nhau trên phương diện tu hành là sai biệt ở điểm đó, chớ đừng tính năm tu, như tôi tu mười năm, người kia tu bảy năm, vậy người đó thua tôi ba năm hay là người khác mới tu hai năm, thua tôi đến tám năm v.v… Ngay nơi pháp vô vi đó, chúng ta được sâu hoặc được cạn mới là khác nhau.


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách