NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi cũng muốn đem một đoạn của Lăng Nghiêm mà đã từng post lên giải thích một lược cho mọi người rõ ràng một chút. Tuy Tâm Tính không thể lý luận được, nhưng học Phật cần nắm rõ Căn, Trần, Thức, Nhân Duyên Sinh, Không Tánh, mới biết mọi thứ đều là hư vọng mà buông, buông xuống hết thì tâm tánh hiện.

Đây là phần Phật đem 18 giới (6 căn, 6 trần, 6 thức) thu về Như Lai Tạng Tánh, và trước khi vào đề thì đặc câu hỏi:
"Lại nữa A-nan, làm sao 18 giới vốn là tính chân-như nhiệm-mầu của Như-lai-tạng?"
Tại sao cả 18 giới vốn là Tánh Như Lai Tạng?
"A-nan, như ông bày-tỏ: Nhãn-căn và sắc-trần làm duyên, sinh ra nhãn-thức. Thức đó lại là nhân nhãn-căn sinh ra, lấy nhãn-căn làm giới, hay nhân sắc-trần sinh ra, lấy sắc-trần làm giới?"
Ngài Anan đã từng học nơi Phật về pháp Nhân Duyên Sinh, nên biết Nhãn căn và Sắc Trần làm duyên cho nhau mới sinh ra Nhãn Thức. Do vậy mà mới thấy tất cả sự vật. Thì đúng rồi.

Ví dụ: thấy được Hoa Mai. Mắt thấy nhận biết được hoa mai.

Mắt (nhãn căn tạm gọi) tiếp xúc với Hoa Mai (sắc trần), liền thấy nhận biết được hoa mai (nhãn thức). Thấy thôi, chứ chưa phân biệt là hoa mai màu vàng đỏ đẹp xấu gì hết. Phân biệt vàng đỏ đẹp xấu là do Ý Thức.

Ngài Anan theo pháp Nhân Duyên mà hiểu vậy là đúng rồi. Nhưng nay học pháp cao hơn, học về Tâm Tính thì Tâm Tính nó vượt ngoài các pháp đối đãi tương đối, cho nên không thể cho Tâm Tính là Nhân Duyên Sinh hay Tự Nhiên Sinh.

Nhưng ông Anan không hiểu cho nên vẫn chấp cho rằng tâm tính là do Nhân Duyên Sinh. Cho nên mới xin Phật chỉ bài cho rõ.

Phật phương tiện mà lập luận với ngài Anan rằng, như ông đã nói và hiểu rõ rằng Nhãn Căn và Sắc Trần duyên nhau sinh ra Nhãn Thức. Vậy thì nhãn thức đó là nhân nơi nhãn căn mà sinh ra và lấy nhãn căn làm ranh giới, hay nhân nơi sắc trần mà sinh ra và lấy sắc trần làm ranh giới?

A-nan, nếu nhân nhãn-căn sinh ra, mà không có sắc có không, thì không thể phân-biệt, dầu cho có cái thức của ông thì đem ra dùng về việc gì? Cái thấy của ông, ngoài những sắc xanh, vàng, trắng, đỏ, thì không thể biểu-hiện được; vậy do đâu mà lập thành ra giới?
Ở đây, Phật đem từng cái mà phân tích. Chúng ta ai cũng hiểu nhãn thức có là do cả hai nhãn căn và sắc trần làm duyên với nhau mà có, chứ không phải riêng biệt một thứ nào cả. Nhưng vì kỹ lưỡng, Phật đem từng phần mà phân tích cho rõ.

Nếu nhãn thức là do một mình nhãn căn sinh ra, không cần có sắc trần và hư không, thì không thể phân biệt được gì cả. Thì dù cho có nhãn thức cũng không dùng được.

Ví dụ có mắt, mà không có hoa mai và hư không thì không thấy hoa mai.

Cho nên nếu không có sắc trần thì cái thấy không thể biểu hiện được. Vậy thì do đâu mà lập thành ra ranh giới của nhãn thức? Không thể ở riêng từ nhãn căn.

Nếu nhân sắc-trần sinh ra, thì khi chỉ có hư-không, không có sắc, lẽ ra cái thức của ông phải diệt, làm sao còn biết được là hư-không? Nếu khi sắc-tướng biến-đổi thành hư-không, ông cũng biết rằng sắc-tướng biến-đổi, mà cái thức của ông thì không biến đổi; thế thì, do đâu mà lập sắc-trần làm giới? Nếu theo sắc-trần mà biến-đổi, thì tự-nhiên sắc-trần không thành giới được. Nếu không biến-đổi, thì là thường hằng, cái thức đã do sắc-trần sinh ra, lẽ ra không thể biết hư-không ở đâu?
Ở trên thì riêng về nhãn căn. Ở đoạn nầy thì riêng về sắc trần. Nhãn Thức có phải do một mình sắc trần mà sinh ra hay không? Chúng ta đã biết là không phải.

Nếu nhãn thức là do sắc trần sinh ra thì lúc chỉ có hư không, không có sắc nào khác, lẽ ra thức của ông phải diệt mất thì làm sao còn biết được hư không? Bởi vì nếu nhìn hư không, không có vật gì thì nhãn thức phải diệt mất thì làm sao còn biết hư không nữa.

Nếu gồm hai thứ nhãn-căn và sắc-trần chung cùng sinh ra; vậy, như hợp lại, thì ở giữa phải ly, còn như ly ra, thì hai bên lại hợp, thể-tính xen-lộn, làm sao thành được giới?
Ở trên từng phần mà sinh ra nhãn thức là không được rồi. Bây giờ nếu cả hai nhãn căn và sắc trần cùng chung sinh ra nhãn thức thì có được không?

Nếu mà gồm hai thứ nhãn căn và sắc trần chung cùng sinh ra thì khi nhãn căn và sắc trần hợp lại thì nhãn thức phải ly ở giữa.

Còn như nhãn căn và sắc trần lìa nhau thì hai đầu của nhãn thức, một bên thì đi theo nhãn căn, một bên thì đi theo sắc trần. Vậy thì có được không? :) Tính của căn thì biết (tinh thần), tính của trần thì không biết (vật chất), vậy thì cái nhãn thức nếu chẳng lẽ lại là thể tính xen lộn rồi. Vì thức là biết thì đi theo trần là cái không biết, tức đã xen lộn thể tính.

Do vậy cũng không được.
Vậy nên biết rằng nhãn-căn sắc-trần làm duyên, sinh ra giới nhãn-thức, cả ba chỗ đều không, và ba giới nhãn-căn, sắc-trần và nhãn-thức, vốn không phải tính nhân-duyên, không phải tính tự-nhiên.
Cái thấy nơi nhãn căn không thể được nếu không nhờ hai trần sáng và tối.
Sắc Trần không thể được nếu không có con mắt
Nhãn thức không thể được nếu không có sắc trần và con mắt

Do vậy cả ba thứ căn trần thức đều không.

Thế, đã cả ba thứ là không vậy tại sao mỗi ngày ta đều thấy? :)

Đấy, bởi vì có cái Như Lai Tạng Tánh. Thể của Căn Trần Thức là Như Lai Tạng Tánh.

Do nghiệp, mà ảo biến ra bao là cái thấy, chúng ta phân biệt nào là căn, là trần, là thức vv...

Chúng ta suốt ngày thấy nghe hay biết theo nghiệp, toàn là sống trong hư vọng mà cho rằng là tốt lắm hay lắm.

Ta thấy đúng đây ai cũng thấy sai!
Ta nghe đúng đây ai cũng nghe sai!
Ta biết đúng đây ai cũng biết sai!

Ôi chao thật là mê lầm lắm thay!

Ở trong hư vọng mà tranh nhau đúng sai hý luận.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi xin tóm tắc lại một lần nữa, mong rằng đại chúng sẽ hiểu rõ được vì sao Phật nói Tâm Tính không phải nhân duyên sinh cũng không do tự nhiên sinh, rời các danh tướng.

Ngoại đạo nói thuyết Tự Nhiên, rằng vũ trụ, trái đất, con người, cây cỏ hoa lá v.v... đều là do một đấn Trời tạo ra. Trời không ai sinh ra, vậy mà trời sinh ra tất cả con người vạn vật. Đó là một thuyết về Tự Nhiên của ngoại đạo. Thuyết thứ hai về Tự Nhiên của ngoại đạo là có cái Thần Ngã, Đại Ngã, Chân Ngã cùng khắp tự nhiên mà có không do cái gì sinh ra.

Nay ngài Anan nghe Phật nói Tính Thấy (Tâm Tính) không sinh không diệt giống như tự nhiên, nhưng khác với tự nhiên của ngoại đạo nên không hiểu nhờ Phật chỉ dạy.

Phật nói, nếu Tính Thấy là Tự Nhiên thì phải chỉ được bản thể tự nhiên của Tính Thấy (Tâm Tính) đó. Nhưng thể của vạn pháp là không, vì vạn pháp không tự tính, chỉ là duyên sinh như huyễn. Chính vì duyên sinh nên vô tự tính.

Ngay chỗ vô tự tính ấy lại chính là bản thể của vạn pháp. Vô Tự Tính hay Tính Trùng Trùng Duyên Khởi là Pháp Giới Tính, cũng là Chân Như Tính.

Thể Vạn Pháp là Không Tự Tính, và Tâm Tính đã là cái Không Tự Tính thì còn nói là Tự Nhiên Sinh sao được vì nếu là Tự Nhiên thì phải có Thể Tính để chỉ ra! Và không tự tính đã là không tự tính thì còn nói là Nhân Duyên Sinh sao được? Vì đâu có cái gì làm nhân duyên sinh ra cái không tự tính đó!

Đã là không tự tính, đã là vô sinh thì nó xa lìa tất cả danh tướng đối đãi, thì còn bàn luận nó là tự nhiên, nhân duyên, không tự nhiên, không nhân duyên để làm gì!

Tính Trùng Trùng Duyên Khởi là Pháp Giới Tính và vì vạn vật duyên khởi giả dối sinh ra nên dẫu sinh ra mà thật không sinh, cho nên Phật mới bác nghĩa nhân duyên sinh, chứ không bác cái lý khuyên khởi mà xưa nay hay sanh ra vạn vật.

Lại vì vạn vật duyên khởi sinh ra nên vạn vật vốn không tự tính cho nên Phật bác bỏ nghĩa Tự Nhiên Sinh.


Và chính ngay cái tính duyên sinh như huyễn và vô tự tính đó lại là Tính Chân Như hay Như Lai Tạng Tính mà Phật muốn chỉ ra ở Kinh Lăng Nghiêm.

Tính ấy ở nơi Vô Tình thì gọi là Pháp Tính, ở nơi Hữu Tình thì gọi là Phật Tính.

Phật nói các tướng huyễn hóa nơi tiền trần (cảnh trần) là do tâm phân biệt mà sinh, rồi cũng do tâm phân biệt mà diệt. Nhưng tính thật của các tướng huyễn hóa đó là Tâm Tính hay Như Lai Tạng Tính.

Cho nên tất cả vạn pháp, từ vô tình đến hữu tình, mọi sự vật hiện tượng trong pháp giới trùng trùng duyên khởi thẩy đều là Như Lai Tạng Tính, hay Tâm Tính.

Trái đất cũng là Tâm Tính
Núi sông cũng là Tâm Tính
Cây cỏ cũng là Tâm Tính
Người vật cũng là Tâm Tính
Sinh Tử cũng là Tâm Tính
Đến đi cũng là Tâm Tính
v....
Cả một Pháp Giới Trùng Trùng Duyên Khởi nầy đều là Pháp giới Tính, đều là Như Lai Tạng Tính, Tâm Tính Bồ Đề.

Ôi chao! Nói nính động tĩnh trời trăng mấy nước, mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi cử chỉ, mỗi mảy long đều không rời Chân Tính mà người thế gian không hay biết.

Hằng sống trong Chân Tính mà không hay biết gì!

Nói vạn pháp là Như Lai Tạng Tính (Tâm Tính) cũng chỉ là nói trên phương diện bản thể để đem các tướng sai biệt nơi vạn pháp quay về một Tính Thể chung đồng.

Kỳ thật Vạn Pháp đâu phải là Như Lai Tạng Tính!

Núi làm sao là Tâm Tính được vì trên tướng trạng núi là núi!
Nước làm sao là Tâm Tính được vì trên tướng trạng nước là nước!
v.v... cả pháp pháp làm sao là Tâm Tính được vì trên tướng trạng vạn pháp là vạn pháp riêng biệt của chính vạn pháp!

Như có ví dụ về Đất Sét, nặng ra cái bàn, cái ghế, cái tủ, v.v.... Thì cái bàn đâu phải là đất sét, cái ghế đâu phải là đất sét... tuy vậy mà cái bàn cũng làm bằng đất sét, cái ghế cũng làm bằng đất sét v.v...

Cho nên không thể nói là, cũng không thể nói không là. Lìa tất cả danh tướng mà lại là tất cả sự vật!

Ở nơi tất cả vạn pháp, ta không thể chỉ được pháp nào là Tâm Tính
Rời xa tất cả vạn pháp, ta cũng không thể nêu được Tâm Tính là gì

Tâm Tính rời xa tất cả vạn pháp, tâm tính cũng ở nơi tất cả vạn pháp.
Tâm tính không là tất cả vạn pháp nhưng Tâm Tính cũng là tất cả vạn pháp.


Nói sao cho được! Nói sao cho được!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách