TRANG NGHIÊM TịNH ÐỘ

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

TRANG NGHIÊM TịNH ÐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Lược Giảng Kinh Kim Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật

Hòa Thượng Tuyên Hóa

tại Phật Giáo Giảng Ðường, San Francisco từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 4 năm 1969.

(tiếp theo)

Lược Giảng Kinh Kim Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật

Hòa Thượng Tuyên Hóa

tại Phật Giáo Giảng Ðường, San Francisco từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 4 năm 1969.

(tiếp theo)

đoạn mười:

TRANG NGHIÊM TịNH Ðộ

Phật cáo Tu Bồ Ðề: Ư ý vân hà? Như Lai tích tại Nhiên Ðăng Phật sở, ư pháp hữu sở đắc phủ? Phất dã, Thế Tôn! Như Lai tại Nhiên Ðăng Phật sở, ư pháp thật vô sở đắc. Tu Bồ Ðề, ư ý vân hà? Bồ Tát trang nghiêm Phật Ðộ phủ? Phất dã, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Trang nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm. Thị cố Tu Bồ Ðề, chư Bồ Tát Ma Ha Tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Tu Bồ Ðề, thí như hữu nhân, thân như Tu Di Sơn Vương, ư ý vân hà? Thị thân vi đại phủ? Tu Bồ Ðề ngôn: Thậm đại, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Phật thuyết phi thân, thị danh đại thân.

Phật bảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Xưa kia Như-lai ở nơi Phật Nhiên Ðăng có đắc pháp gì không?

Thưa không, Thế-tôn! Như-lai khi ở nơi Phật Nhiên Ðăng, thật không đắc pháp gì.

Tu bồ-đề! Ý ông thế nào? Bồ-tát có trang nghiêm cõi Phật chăng?

Thưa không, Thế-tôn! Tại sao? Nói trang nghiêm cõi Phật, tức chẳng phải trang nghiêm, ấy gọi là trang nghiêm.

Bởi vậy, Tu-bồ-đề, các Bồ-tát Ma-ha-tát, nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, phải nên không có chỗ trụ mà sanh tâm.

Tu-bồ-đề! Ví như có người, thân như núi chúa Tu-di, ý ông thế nào? Thân đó có lớn không?

Tu-bồ-đề nói: Lớn lắm! Thế-tôn! Vì sao? Vì Phật nói chẳng phải thân, ấy gọi là thân lớn.

Lược giải:

Phật bảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Xưa kia Như-lai ở nơi Phật Nhiên Ðăng có đắc pháp gì không?

Thưa không, Thế-tôn! Như-lai khi ở nơi Phật Nhiên Ðăng, thật không đắc pháp gì.

Phật lại hỏi Ngài Tu-bồ-đề: "Xưa kia Như-lai ở nơi Phật Nhiên Ðăng . . ."

Nhiên Ðăng Phật là vị Phật đã thọ ký cho Ðức Phật Thích Ca. Thế nào là thọ ký? Thọ ký là đặt tên hiệu, đặt tên như sau: "Tương lai, ông sẽ là Phật với tên hiệu là Thích Ca Mâu Ni"

Khi Ðức Phật Nhiên-Ðăng thọ ký cho Ðức Phật Thích Ca, Ðức Phật hãy còn là một tỳ-kheo, còn Phật Nhiên Ðăng thì đã thành Phật rồi. Hồi đó Phật Nhiên Ðăng hiện ra thân tướng một tỳ kheo, từ một nơi xa đi lại. Trên đường đi, có một vũng lầy chắn ngang. Lúc đó, đức Thích Ca đương hành Bồ-tát đạo. Vì tâm nguyện là giúp đỡ mọi người, nên khi thấy vậy, Ngài liền lấy thân nằm ngay chỗ có bùn nước, đặng lót đường cho vị tỳ kheo già kia đi qua. Tuy nhiên, phía trước vẫn còn một đoạn nữa, mà thân chưa đủ để che kín, Ngài bèn lấy tóc xõa ra, đắp vào chỗ có nước và bùn (Ngài tu hạnh đầu-đà, không cắt tóc), rồi mời Phật Nhiên Ðăng đi qua. Phật Nhiên Ðăng cũng thể lòng, cho Ngài được tròn tâm nguyện. Sau khi bước lên mình Phật Thích Ca để qua vũng lầy, Phật Nhiên Ðăng lấy tay xoa đầu Phật Thích Ca và nói rằng: "Ông cũng như vậy, tôi cũng như vậy, ông ở đời sau, sẽ thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni." Ðại ý, mấy câu này có nghĩa rằng: "Trong lòng ông như thế nào, thì lòng của tôi cũng như vậy, ông vì pháp mà quên mình, tôi cũng vì pháp mà quên mình, cả hai đều vì Phật-pháp mà hành đạo Bồ-tát." Sau khi Phật Nhiên-Ðăng thọ ký cho Phật Thích Ca, hai người chia tay, ai nấy tiếp tục đường của mình.

Ðức Phật Thích Ca với tâm nguyện lợi ích chúng sanh, hành đạo Bồ-tát, rồi Ngài được Phật Nhiên Ðăng thọ ký, do đó Ðức Phật Thích Ca mới nói: "Hồi xưa, khi ở nơi Ðức Phật Nhiên Ðăng, ta có chứng được pháp nào không?" Ông Tu-bồ-đề đáp: "Bạch Thế-tôn! Xưa, ở nơi Phật Nhiên Ðăng, quả thật Ngài chẳng có đắc pháp nào cả."

Tu bồ-đề! Ý ông thế nào? Bồ-tát có trang nghiêm cõi Phật chăng?

Thưa không, Thế-tôn! Tại sao? Trang nghiêm cõi Phật, tức chẳng phải trang nghiêm, ấy mới gọi là trang nghiêm.

Phật hỏi: "Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ thế nào? Bồ-tát dùng công đức tu hành lục độ vạn hạnh trang nghiêm cõi Phật chăng?" Ông Tu-bồ-đề trả lời rằng: "chẳng trang nghiêm Phật độ." Ý nghĩa của đoạn này cũng giống như phần trên, nói về các quả vị tiểu thừa, sơ quả, nhị quả, tam quả và tứ quả. Nếu Bồ-tát còn tồn tại tâm niệm trang nghiêm cõi Phật, tức là còn dính mắc vào các tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, tức là còn chỗ chấp trước. Hãy còn nói rằng, ta đã trang nghiêm cõi Phật, tức nhân chưa không mà pháp cũng chưa không, tức còn chấp ngã và chấp pháp. Cho nên, Bồ-tát mà trang nghiêm cõi Phật, họ chẳng cho là họ đã trang nghiêm cõi Phật. Cho nên tất cả Bồ-tát ma-ha-tát đều có lòng thanh tịnh, có tâm hoàn toàn không chấp trước. Không thể chấp rằng "ta đã làm cái này, đã làm cái kia, cái công đức này là của ta, cái này là nhờ vào tay ta v.v..." không nên dính mắc vào các ý nghĩ như vậy. Còn dính mắc, còn nghĩ đó là công đức của ta, tâm sẽ không được thanh tịnh, mà không thanh tịnh tức là bị đục, dơ. Còn ý tưởng ta và người để làm công đức, tức chẳng có công đức; còn ý tưởng ta và người để trang nghiêm cõi Phật thì coi như chẳng có trang nghiêm.

Bởi vậy, Tu-bồ-đề, các Bồ-tát Ma-ha-tát, nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, phải nên không có chỗ trụ mà sanh tâm.

Bởi vậy các vị Bồ-tát phải có tâm thanh tịnh, không dính mắc các tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Sanh tâm mà không dính mắc các tướng về sắc, cũng như các tướng về thanh, hương, vị, xúc, pháp. Phải ở chỗ không chấp mà sanh tâm. Phải vô niệm. Vô niệm tức là vô sở trụ, không trụ tại nơi nào. Hễ vô niệm tức là tâm không trụ vào đâu cả. Có tâm dính mắc vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tức không phải là tâm thanh tịnh, không tạo được công đức gì.

Tu-bồ-đề! Ví như có người, thân như núi chúa Tu-di, ý ông thế nào? Thân đó có lớn không?

Tu-bồ-đề nói: Lớn lắm! Thế-tôn! Vì sao? Vì Phật nói chẳng có thân, mới gọi là thân lớn.

Phật đơn cử một thí dụ và hỏi ông Tu-bồ-đề. Ðó là thí dụ một người có thân lớn như núi Tu-di, và hỏi ý kiến ông Tu-bồ-đề rằng thân đó có lớn không. Ông Tu-bồ-đề trả lời: "Rất lớn." Phật bảo: "Chẳng có thân, mới là thân lớn." Tại sao vậy? Nếu ta có một núi Tu-di, cái đó vẫn còn có ranh giới, vẫn còn có hạn lượng. Nếu như thân không có, thì thân mới lớn. Núi Tu-di, nói là lớn, thì có lớn, nhưng vẫn còn có thể lường được mức độ. Nếu chẳng có thân, thì không có gì là bờ mé cả, lúc đó mới gọi là lớn. Cái thân lớn này chính là Pháp thân, Pháp thân mới thật là Phật. Cho nên, cúng dường Pháp thân thanh tịnh Phật Tỳ-lô-giá-na, là cúng dường cùng khắp các nơi chốn. "Chẳng có thân" là chỉ Pháp thân, mà chẳng phải Báo thân. Giáo lý Phật-đà có nói như sau: "Báo thân (Phật Lô-xá-na), Hóa thân (trăm ngàn vạn ức hóa thân Phật Thích Ca Mâu Ni), đều chẳng phải là Phật chân thật. Pháp thân (Phật Tỳ-lô-giá-na) mới là Phật chân thật." Bởi vậy, "chẳng có thân gọi là thân lớn" giảng trong kinh này thì "phi thân" chính là Pháp thân.

Tóm lại, đoạn kinh trên nói bốn quả vị thánh Tiểu thừa, rồi Bồ Tát, cũng như Phật, đều chẳng nên trụ tướng, chẳng thể chấp ngã, chấp pháp, cũng chẳng chấp không, mới có thể gọi là đã chứng bốn quả A-la-hán (Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán), mới có thể gọi là Bồ Tát đã trang nghiêm cõi Phật, mới có thể gọi là chứng quả vị Phật.

(còn tiếp)

http://www.dharmasite.net/bdh46/KinhKimCangLG.html


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách