Sửa Ðổi Lỗi Lầm Thì Nghiệp Sẽ Tiêu Tan

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Sửa Ðổi Lỗi Lầm Thì Nghiệp Sẽ Tiêu Tan

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Sửa Ðổi Lỗi Lầm Thì Nghiệp Sẽ Tiêu Tan

H.T. Tuyên Hóa



Người ta sống cùng một nơi với nhau tức là có duyên với nhau, do đó đừng nên sanh lòng bực bội, tức giận, và càng không nên mắng chửi lẫn nhau - các hành vi như thế hoàn toàn không thích hợp và không thể chấp nhận được. Hy vọng mọi người đều có được công phu tu dưỡng và phong độ của bậc quân tử.

Trong Lục-độ, pháp môn Nhẫn-nhục quan trọng bậc nhất. Mọi người phải tu tập pháp môn Nhẫn-nhục cho viên mãn thì mới có sự thành tựu. Người tu đạo tuyệt đối không được "nhóm lửa trong gan," không được nổi giận, cần phải nhẫn nhịn mọi chuyện, bởi có câu rằng:

"Vô minh hỏa thiêu tận công đức lâm."

(Lửa vô minh - sự nóng giận - đốt sạch rừng công đức.)

Do đó các bạn phải ghi nhớ điểm này bằng mọi giá!

Hôm nay có một đệ tử xin được sám hối. Tôi thấy lỗi y phạm không nghiêm trọng lắm, nên bảo y rằng không cần phải ra trước đại-chúng mà sám hối, chỉ cần y hối cải, sửa đổi lỗi lầm là được. Cổ nhân có nói:

"Nhân phi Thánh Hiền, thục năng vô quá?
Quá vật đan cải, thiện mạc đại yên!"

Nghĩa là:

"Con người nào phải Thánh Hiền, ai chẳng lầm lỗi?
Chẳng sợ sửa đổi, còn gì tốt hơn!
"

Tự mình biết lỗi, về sau không tái phạm là tốt rồi; nên nói:

"Hữu quá năng cải quy ư vô."
(Có lỗi mà sửa đổi tội lỗi sẽ sạch tiêu.)

Biết sửa đổi lỗi lầm thì lỗi lầm không còn nữa. Dù là tội lớn tày trời, nếu biết sám hối thì tội cũng sẽ tiêu tan. Chỉ e rằng tự biết mình sai mà lại cứ cứng đầu cho là đúng - điều sai lầm mà chấp đúng thì lại càng sai nữa!

Những điều tôi nói hôm nay không phải dành riêng cho một cá nhân nào mà là cho chung tất cả mọi người. Bất luận người nào, nếu nhận thấy mình thuộc vào trường hợp nói trên thì hãy mau mau sửa đổi; còn nếu không thuộc vào trường hợp trên, thì hãy tự khích lệ, lấy đây làm điều sách tấn. Phàm hễ mình có thái độ không được viên mãn tốt đẹp với người khác, thì nên lập tức cải thiện ngay.

Các bạn đến được đây (chùa) là nhờ bao kiếp lâu xa về trước đã gieo trồng thiện duyên, kết duyên lành với nhau; nếu không thì kiếp này không thể tụ hội lại như thế này được. Ðó là điều mà mọi người cần phải hiểu rõ; nhất là mang danh Phật tử lại càng nên chú trọng đến chữ "duyên" hơn nữa! Tục ngữ có câu:

"Có duyên, ngàn dặm về gặp gở,
Không duyên, đối diện chẳng biết nhau.
"

Hai câu này thật là đầy triết lý.

Các bạn nên kính trọng, giúp đỡ lẫn nhau, chứ không nên có thái độ thờ ơ "khoanh tay đứng nhìn" hoặc "đứng bên kia bờ xem nhà cháy." Mọi người hãy học tinh thần của chư Bồ Tát, thấy chúng sanh chìm đắm, khổ sở trong cảnh "nước sôi lửa bỏng" thì cảm thấy như chính bản thân mình đang chịu khổ. Do đó các Ngài tìm cách cứu chúng sanh thoát khỏi biển khổ -đó là bổn phận của tín đồ Phật Giáo. Chúng ta không nên có tâm trạng "hạnh tai lạc họa," (vui mừng trước tai họa của người khác). Ðó là điều tôi kỳ vọng ở tất cả các bạn. Hy vọng rằng ai ai cũng có tấm lòng Bồ Tát - sẵn sàng quên mình vì người.

Trong mỗi ý niệm, mình nên luôn luôn nghĩ cách hỗ trợ Phật giáo, hoằng dương Phật Pháp, tất cả đều vì Phật giáo mà phục vụ. Hãy làm một tín đồ Phật Giáo chân chính, không sợ khó nhọc, chẳng ngại gian nan, tận tâm tận lực ủng hộ đạo tràng. Phải ở trong Phật giáo mà "lập công lập ngôn," làm việc công đức, nói lời chân thật, thì mới đúng là một Phật-tử. Các bạn cần phải có năng lực dũng mãnh chiến đấu thì mới có thể "bách chiến bách thắng"; không được vừa lâm trận là đầu hàng, không vượt qua nổi thử thách. Nếu vượt qua được thử thách thì các bạn không còn ở cách Ðạo bao xa nữa!

http://www.dharmasite.net/bdh38/SuaDoiLoiLam.html


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách