Kệ thỉnh chuyển pháp luân

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Kệ thỉnh chuyển pháp luân

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Thế gian đăng[1] khắp cả mười phương

Những người vừa mới thành bồ-đề

Con nay nguyện xin thỉnh tất cả

Vận chuyển bánh xe pháp vô thượng.

Đó là thỉnh chuyển pháp luân.


“Thế gian đăng khắp cả mười phương”: Mười phương ấy cũng chính là pháp giới, pháp giới ấy cũng chính là mười phương. ‘Thế gian đăng’: Phật là đèn sáng ở thế gian. Khi Phật chưa ra đời thì cả thế gian đều tối tăm, có một vài bàng môn ngoại đạo, tà sư thuyết pháp. Sao gọi là tà sư? Tà sư là tri kiến không chính xác, vị ấy không thể dạy người tri kiến chân chính, họ chỉ biết dạy người tà tri tà kiến, dẫn dắt con người vào cảnh giới quỉ. Một người có tà tri tà kiến chính là đen tối; quí vị chính tri, chính kiến tức là ánh sáng.

Trước đây tôi từng nói:

Mê muội truyền mê muội

Truyền nhận mê cả hai

Sư phụ đọa địa ngục

Đệ tử vào chung hầu.

Đó chính là tà sư thuyết pháp. Họ hoặc là bảo quí vị chỉ cần ăn một viên thuốc thì có thể đạt được cảnh giới hư không, sau đó họ lại chứng minh cho quí vị nói: “Đó chính là hư không, hư không chính là giống như thế, quí vị chứng quả như thế là đã đạt đến tứ thiền”. Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền ấy còn chẳng thành vấn đề, điều đó hết sức bình thường, thậm chí họ còn nói: “Hiện tại quí vị đã đạt được hư không rồi đấy, quí vị cùng với Phật chẳng khác, Phật chẳng qua cũng là như thế”. Đó chính là làm cho tri kiến của người khác sai lạc, chỉ cho người khác con đường sai lầm. Người ấy tự mình cũng chẳng hiểu rõ, mê mê, mờ mờ. Đó gọi là mê lầm, mê lầm chính là gàn bướng không hiểu rõ. Không hiểu rõ việc gì, nghĩa là trong mê lầm chồng thêm mê lầm. Người ấy tự mình mê lầm, còn bắt người khác học theo sự mê lầm của mình. Như thế gọi là mê muội truyền mê muội, truyền cho một người khác thì cả hai trở thành mê muội. Vì sao cả hai đều mê muội? Vì người mê mờ truyền cho ngừi mê mờ. Đó chẳng phải cả hai đều mê mờ sao? Điều này cũng giống như người mù dẫn đường cho người khác, tự mình mù mắt lại dẫn đường cho người mắt mù. Thế mà người mù mắt cho rằng người dẫn đường mắt sáng, họ đâu biết bản thân người dẫn đường cũng chẳng thấy đường đi, chỉ là kẻ ấy đang lừa họ, nên dẫn đường cho họ.

Bản thân sư phụ cũng không rõ ràng thì tu hành như thế nào? Đó chính là mê mê mờ mờ chạy đến địa ngục. Làm như thế, đệ tử nghĩ rằng: “Sư phụ đã đi trước, thì nhất định không lầm đường”, vì thế đệ tử theo sau sư phụ cùng đi đến cửa địa ngục. Lúc đó cửa ngục đã đóng lại, bọn họ giống như con heo dùng miệng mở cửa ngục. Sư phụ của họ thấy thế nói:

-Vì sao ngươi đến đây?

Đệ tử đáp:

- Thầy là sư phụ đã đến đây thì con là đệ tử đương nhiên sẽ cùng đến đây với Thầy! Đây là nơi nào?

Sư phụ đáp:

-Hiện tại ta còn chưa rõ, không biết đây là thế giới của Đức Phật nào.

Lát sau, Dạ-xoa[2] đến bảo:

-Ông làm Thầy mà dạy đệ tử không tốt, dùng lời không thật để dối gạt người, vì thế phải đến địa ngục rút lưỡi để chịu cực hình.

Người đệ tử này tuy không dối gạt người nhưng cũng đã làm những điều bất chính. Quỉ xạ-xoa nói:

-Bắt người này bỏ vào vạc dầu sôi để nấu.

Người đệ tử nói:

-Hỏng rồi! Sư phụ! Ông lừa người bị đọa vào địa ngục rút lưỡi, tội của ông rất đáng, bởi ông dối gạt người. Tôi theo ông học đạo hồ đồ cũng tạo rất nhiều tội nên bị nấu trong vạc dầu sôi, tội này thật khó chịu nổi.

Sư phụ nói:

-Nay ta cũng chẳng có chú thuật cũng chẳng có biện pháp nào, ta không thể cứu được ngươi! Ngay bản thân ta cũng chẳng thể cứu được chính mình.

Thế rồi cả sư phụ lẫn đệ tử đều bị đưa vào địa ngục để chịu tội.

Vì thế, tà sư mà thuyết pháp là lừa dối người, đưa người vào địa ngục.

Chúng ta tu hành cần phải tìm thiện tri thức, thiện tri thức chính là người thông minh có trí tuệ, chúng ta học đạo cần phải học theo người trí tuệ, không nên học theo người ngu si. Người có trí tuệ là người có lí luận, có tri kiến chính xác, không thể dẫn mọi người đi trên con đường tà. Trước khi Phật xuất thế thì trên thế gian này toàn là những vị Thầy mê mờ. Sau khi Phật xuất thế, giống như đèn sáng soi tỏ thế gian.

“Những người vừa mới thành bồ-đề”: Những người vừa mới thành bồ-đề tức là vừa mới thành Phật. Ai là người vừa mới thành bồ-đề? Những ai vừa mới thành tựu bồ-đề? Sao gọi là bồ-đề? Có người nói: “Tôi nghe Pháp sư giảng bồ-đề chính là giác đạo, giác đạo chính là bồ-đề”. ‘giác đạo’, giác là giác đạo gì, đạo là giác cái gì? Quí vị giác ngộ tất cả những việc ác đều không nên làm, tất cả những việc thiện cần phải làm, đó chính là giác ngộ; đó chính là giác đạo. Nếu quí vị chỉ biết làm việc ác mà không biết làm việc thiện, đó cũng là giác đạo, nhưng đạo mà quí vị giác ngộ là ác đạo. Vì thế, quí vị biết làm điều thiện, không làm điều ác. Đó chính là giác đạo, giác đạo như thế cũng chính là càng ngày càng cao, giống như cây trúc, mắt sau cao hơn mắt trước, đạo bồ-đề cũng giống như thế.

Quí vị cần phải bước sau cao hơn bước trước, phải từng bước lên cao. Từ phàm phu đến thành Phật, đó là mỗi bước lên cao, là giác ngộ con đường lành, đó gọi là bồ-đề. Nếu quí vị từng bước đi xuống thì quí vị chính là giác ngộ ác đạo. Vì thế nói: “Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt”. Nghĩa là tiểu nhân thì đi xuống mà quân tử thì đi lên.

Người ban đầu thành tựu bồ-đề chính là người ban đầu thành tựu quả vị Phật. Ban đầu của vị Phật ấy là gì? Chúng ta biết rằng tụng kinh là tu hành, niệm chú cũng là tu hành, thực hành sáu độ muôn hạnh của đạo bồ-tát đó cũng là tu hành. Nhưng mà lúc ban đầu không có Phật, không có người biết sáu độ muôn hạnh, cũng không có người biết rõ tu hành là gì, cũng không có pháp môn tụng kinh, niệm chú, thế thì người ấy làm sao thành Phật?

Nay chúng ta nói, quí vị nếu thường tụng chú Lăng-nghiêm thì bảy đời đều có thể giống như vua dầu hỏa có rất nhiều tiền. Vì thế có người nghe nói như vậy liền liều mạng niệm chú Lănng-nghiêm. Vì để cầu giàu sang mà tụng chú Lăng-nghiêm, như thế là sai. Tuy nhiên tụng chú Lăng-nghiêm ít nhất cũng có thể bảy đời giàu như vua dầu hỏa, nhưng kì thật mục đích tụng chú Lăng-nghiêm không phải để cầu giàu sang mà là để thành Phật. Quí vị tụng chú Lăng-nghiêm thì có thể đạt đến bồ-đề, có thể từng bước thăng tiến, từng bước lên cao. Nếu quí vị giàu có như vua dầu hỏa thì cũng chỉ là sự giàu có của thế gian mà thôi, sự giàu có xuất thế mới thật là giàu có. Vì thế, chú Lăng-nghiêm và chú đại bi phải là người có thiện căn mới có thể tụng niệm. Nếu quí vị không có thiện căn thì không thể tụng niệm, và ngay cả tên gọi chú đại bi, chú Lăng-nghiêm cũng không được nghe.

Bây giờ quí vị thử tính xem trên thế giới này có bao nhiêu người không nghe tên, không tụng được chú Lăng-nghiêm? Có bao nhiêu người không nghe tên, không tụng được chú Đại Bi?

Ngày nay, theo tôi thấy nếu dạy mọi người niệm chú Đại Bi thì đó là một khoá trình tu hành rất tốt. Những người ấy nếu muốn học thì cần phải giảng cho họ nghe lợi ích của việc trì tụng chú Đại Bi, khiến họ đều có thể niệm, có thể trì. Người có thể trì, tụng chú Đại Bi, chú Lăng-nghiêm thì những thành tựu sau này chẳng thể nghĩ bàn, không chỉ làm vua dầu hỏa hoặc giả có thể làm quốc vương.

Chúng ta tụng kinh, tụng chú chính là để thành tựu bồ-đề, nhưng mà Phật ban đầu thành tựu bồ-đề, rốt cùng ngài đã niệm chú gì, tụng kinh gì? Trong vô lượng kiếp ban đầu, vị Phật đầu tiên khai mở giáo pháp cho thế giới này, ngài vốn chính là Phật, vì thế cái gì ngài cũng không cần niệm. Vì sao vốn chính là Phật? Nhân vì Phật ấy cũng chẳng thể bàn đến được vị Phật đầu tiên. Ai đã thành tựu đạo nghiệp thì người đó chính là ban đầu thành tựu bồ-đề. Ai không thành tựu đạo nghiệp thì người đó không thành tựu bồ-đề. Vị Phật đầu tiên ư? Xưa nay ngài vốn hiện hữu. Giống như ý nghĩa biến hóa xuất hiện của vị Thiên Chúa tương đồng với của vị Phật trong Phật giáo, vì thế mà họ gọi là Thiên Chúa.

“Con nay nguyện xin thỉnh tất cả”: Phật trong ba đời, mười phương và vị Phật thành Phật đầu tiên, nay con đều xin cầu thỉnh các ngài. Cầu thỉnh các ngài làm gì? “Vận chuyển bánh xe pháp vô thượng”: Cầu thỉnh các ngài vận chuyển bánh xe pháp vô thượng. ‘Chuyển’ chính là chuyển động; ‘vô thượng’ chính là không có pháp nào cao hơn; diệu pháp luân chính là bánh xe pháp bất khả tư nghì.

Giảng kinh cố nhiên là chuyển pháp luân, tụng kinh, trì chú, in ấn kinh cũng là chuyển pháp luân, giống như máy in này của chúng ta, quí vị chỉ cần điều khiển như thế này thì nó sẽ in ra, quí vị không điều khiển thì nó chẳng in, quí vị thấy có tuyệt vời không! Đó cũng là một dạng biểu hiện của chuyển bánh xe pháp nhiệm mầu. Đó là dùng vật chúng ta thấy được để tỷ dụ, kì thật bánh xe pháp nhiệm mầu kia căn bản là nhìn cũng chẳng nhìn thấy, nhớ nghĩ cũng chẳng nhớ nghĩ được, nó là “Bặt đường ngôn ngữ, dứt chỗ tâm hành”. Tất cả những ngôn từ đều không có biện pháp hình dung, trong lòng của quí vị muốn đi vào con đường ấy cũng không được. Vì thế nói:

“Miệng muốn nói mà chẳng có lời

Tâm muốn khởi mà niệm không hiện”.


Miệng của quí vị muốn nói nhưng nhưng tìm không ra lời để nói, trong lòng quí vị muốn nghĩ đến nhưng ý nghĩ về con đường đó cũng chẳng có. Đó là đang chân chính chuyển bánh xe diệu pháp bất khả tư nghì. Có người nói: “Tôi chẳng thấy có vị Phật nào trên thế gian chuyển bánh xe diệu pháp”. Đó là do quí vị đi không nhiều nơi nên không thấy. Lại nói: “Tất cả những nước trên thế giới tôi đều đi qua nhưng tôi cũng chẳng thấy có vị Phật nào chuyển bánh xe pháp nhiệm mầu cả!”. Quí vị nói quí vị đã đi khắp thế giới, quí vị đã vào trong hư không chưa? Nơi hư không ấy đang có Phật chuyển bánh xe pháp. Nếu quí vị muốn xem Phật chuyển bánh xe pháp thì quí vị hãy đi vào hư không, nhưng mà đi vào hư không rồi quí vị cũng chưa hẳn đã thấy được.

Quí vị không thấy, có phải là không có không? Không phải vậy. Chuyển bánh xe diệu pháp không nhất định quí vị phải thấy. Hơn nữa, trên trời cũng có chư Phật đang chuyển bánh xe pháp, mà quí vị cũng chẳng thấy, nên chẳng thể nói quí vị nhìn không thấy là chẳng có Phật chuyển bánh xe pháp. Nếu quí vị đã rõ thì tất cả, tất cả đều chuyển bánh xe diệu pháp; nếu quí vị không rõ dù Phật chuyển bánh xe diệu pháp thì quí vị cũng không biết là Phật đang chuyển bánh xe pháp.

Nếu quí vị đã giác ngộ thì tất cả sum la vạn tượng, y báo, chính báo không có vật gì là chẳng chuyển bánh xe diệu pháp. Nếu không như thế thì tại sao nói:

“Trên đầu cọng lông hiện cõi Phật

Trong vi trần chuyển xe pháp lớn[3]”.

Đó chính là chuyển bánh xe pháp nhiệm mầu.

Có một người nghe tôi giảng như thế, rất đồng ý với cách giảng này, vị ấy nói: “Ngài giảng như thế là rất đúng, Thiên Chúa cũng chính là Phật, Phật cũng chính là Thiên Chúa, đó chỉ là tên gọi sai khác, nguyên lai các ngài là một. giống như một người có nhiều tên gọi; nói như thế có đúng không?”. Chẳng phải như thế. Tôi vừa mới nói Thiên Chúa ấy chính là một tỷ dụ, hoàn toàn chẳng phải Thiên Chúa là Phật, Phật chính là Thiên Chúa. Quí vị đừng cho mình là thông minh, đừng nên nghĩ rằng mình đã khai ngộ rồi. Vì sao? Tôi sẽ giảng lại cho quí vị phân biệt giữa Thiên Chúa và Phật.

Vị Thiên Chúa này chỉ là vua của cõi trời thứ 33 (Trời Đao-lợi), trong chú Lăng-nghiêm gọi là ‘Nhân-đà-la-da’. ‘Nam-mô Nhân-đà-la-da’, câu này chính là nói về vị Thiên Chúa ấy. Vị Thiên Chúa này ngày xưa vốn là một người nữ, người này thấy một ngôi chùa bị hư hoại, không có điện để thờ Phật, tượng Phật phải đặt giữa đất trống. Người nữ thấy tượng Phật bị gió táp mưa sa nên phát tâm trùng tu ngôi chùa này, nhưng sức một người thì có hạn, vì thế cô đã rủ được 32 người nữ nữa cùng giúp sức xây chùa, sau khi chùa xây xong cô liền được sinh về làm vua cõi trời thứ 33. Đó là một trong những nhân duyên của vị Thiên Chúa này.

Phật là vô thủy vô chung, không có bắt đầu và cũng chẳng có kết thúc. Vì thế tôi mới nói vị Thiên Chúa này chẳng qua là một tỷ dụ. Tỷ dụ thông thường theo giáo thuyết của họ cho rằng Thiên Chúa có khả năng tạo ra muôn vật, nhưng thế thì ai tạo ra Thiên Chúa? Không có người tạo, Thiên Chúa tự tạo ra chính mình, Thiên Chúa có khả năng tạo ra Thiên Chúa. Tại sao chúng ta không có khả năng tạo ra chính mình mà phải đợi Thiên Chúa tạo ra chúng ta? Như thế quả là quá ngu si, là môt tư tưởng không có trí tuệ. Lại nói Thiên Chúa chỉ có một, ngoài ra những chúng sinh khác không thể làm Thiên Chúa. Thế thì vị Thiên Chúa ấy chính là vị Thiên Chúa cô độc. Vị ấy muốn làm Thiên chúa cô độc thì chính do vị ấy tự làm! Con người trong thế gian chúng ta cần phải có một vài người bạn tốt. Thế nào? Sau khi khi làm Thiên Chúa rồi thì Thiên Chúa trở thành một cá thể rất đặc biệt, chẳng giống cái gì cả. Vì thế tôi cho rằng làm Thiên Chúa như thế cũng chẳng có gì ý nghĩa, chẳng bằng không làm còn hơn.

Lại nữa, trong Phật giáo giảng rằng Thiên Chúa chỉ là một vị hộ pháp, chẳng có chỗ ngồi trước Phật mà chỉ có thể đứng hầu, giống như Hộ pháp Vi-đà Tôn Thiên Bồ-tát và Già-lam bồ-tát. Thế thì vì sao Thiên Chúa không nói trên ông còn có Phật? Đó chính là một tâm niệm đề cao chính mình của Thiên Chúa , giống như trong một đất nước lại có vị trưởng thôn ở mỗi một làng, vị này giống như vị quan nhỏ quản lí một vùng đất, nhưng đó là chỉ trưởng của số người trong làng, người ấy hoàn toàn không đi đến thành thị lớn, chưa thấy được vùng đất rộng lớn vì thế cũng chẳng biết rằng ngoài ra còn có những quan lớn hơn. Vị quan quản lí vùng đất đó, đối với những người mình quản mà nói: “Trên thế giới này tôi là lớn nhất, các vị phải nghe lời tôi nói, tôi bảo các vị làm gì thì các vị phải làm đúng như thế”

Những người sống trong địa phương đó chưa từng thấy bên ngoài nên tin tưởng vào lời vị quan, cho rằng ông ta là lớn nhất. Thiên Chúa cũng giống như thế, tự mình tôn xưng nói: “Ta là cao nhất”. Quí vị nói cao thấp thì phải đưa ra một đạo lí công khai để nói, giáo lí của quí vị cũng phải công khai để nói, không thể mọi người hỏi quí vị: “Ba vị một thể (Tam vị nhất thể), đó là gì?”. Quí vị nói: “Điều đó chẳng thể hỏi, hỏi như thế là tội lỗi, đắc tội với thiên chủ!”. Đó quả thật là chính sách ngu dân. “Quí vị không rõ sao? Quí vị không được hỏi, quí vị vừa hỏi là đã phạm pháp”. Đó chính là một dạng của chính sách ngu dân, dạy cho mọi người không được có tri thức. Do vì họ sợ mọi người có tri thức thì sẽ tạo phản. Thiên Chúa không dạy người học Phật pháp cũng chính là lẽ đó. Nhân vì quí vị học Phật pháp sau đó sẽ thành Phật thì sẽ lớn hơn Thiên Chúa.


[1] Thế gian đăng 世間燈: từ tôn xưng chỉ cho chư Phật là ngọn đèn sáng trong đời.

[2] Dạ-xoa 夜叉 (S: Yakṣa): tên một loài quỉ chuyên ăn thịt người, ở đây chỉ cho lính ngục hành hạ tội nhân ở địa ngục.

[3] Nguyên văn: 於一毫端現寶王剎,坐微塵裏轉大法輪

http://www.dharmasite.net/KinhHoaNghiem ... 2.htm#A4.6


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kệ thỉnh chuyển pháp luân

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thẳng thắng quá.
Sự thật mất lòng.


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kệ thỉnh chuyển pháp luân

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Đạo Phật là đạo của Chân Thật mà , ai không chấp nhận được sự thật thì bị mất lòng , mặc dù vậy đạo Phật vẫn không bao giờ ru ngủ con người ta ... tangbong


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách