BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI

Nếu kẻ thù ngoại tại bị tiêu diệt trong khi không kiềm chế

Kẻ thù là lòng thù hận của chính một người, kẻ thù ngoại tại sẽ gia tăng.

Vì thế, đấy là sự thực tập của những vị Bồ tát để chinh phục

Tâm thức của chính họ với đội quân của từ ái và bi mẫn




Dịch kệ:



20. Diệt nội thù

Sân ẩn trong tâm bị lãng quên

Lại chuyển ngược ra ngoại thù nhân,

Cố tiêu diệt họ, giết hàng vạn,

Vạn kẻ thù khác lại hành hạ.

Thấy rõ bạo hành chẳng giải trừ

Hãy dụng lực nhân ái khoan từ;

Nội hướng điều phục tâm động loạn -

Chư Bồ tát trọn hành cách đó.


Tất cả những kẻ thù ngoại tại chúng ta đánh bại sẽ được thay thế một cách không chấm dứt bởi những người khác nếu chúng ta không thuần hóa lòng thù hận trong chúng ta. Trong Hướng dẫn Đời sống Bồ tát đạo nói rằng:



Nơi nào tôi có thể tìm đủ da

Với nó để phủ trên bề mặt của trái đất?

Nhưng (mang) da duy chỉ trên đôi giày của tôi

Là đủ để phủ trên mặt đất với nó.




Nghĩa là:



chúng sinh ngang ngược (không giới hạn) như hư không:

Không thể vượt thắng tất cả họ.

Nhưng nếu tôi chỉ vượt thắng những tư tưởng sân hận mà thôi,

Điều này sẽ đồng như chiến thắng tất cả kẻ thù.


Làm thế nào chúng ta chinh phục tất cả những kẻ thù của chúng ta trong cõi trần gian này của ba nghìn thế giới? Điều đó là không thể. Tuy thế, thuần hóa kẻ thù nội tại của sân hận là đồng với việc thuần hóa tất cả những kẻ thù ngoại tại. Thí dụ, trong Trung Hoa hiện đại, tức là thời Trung cộng, có hàng khối rắc rối từ năm 1959 về sau, bởi vì những người lĩnh đạo đấu tranh với nhau để dành quyền kiểm soát; vì thế có điều gì đấy không đúng. Nếu chúng ta lưu tâm đến tình cảnh này từ quan điểm của Phật Pháp, chúng ta có thể thấy rằng trong khi sân hận nội tại vẫn chưa được thuần hóa chúng ta thiếu chịu đựng hay kém kiên nhẫn. Mọi việc có thể trôi chảy trong vài ngày hay vài tháng; rồi thì rối rắm xãy ra mà chúng ta phải đối phó, và rồi thì một vấn đề khác nổi lên thế vào vị trí ấy. Điều này là hiển nhiên một cách sẳn sàng. Vì thế ở Trung cộng, từ 1959 đến 1969 và một lần nữa từ 1973 đến 1974, [rồi từ 1976 đến 1979], là không có hòa bình.

Có nhiều rắc rối trong môi trường chính trị một cách thông thường, cội nguồn của nó là sự sân hận nội tại không được thuần hóa. Như một kết quả người ta không thể vượt thắng kẻ thù ngoại tại ở chung quanh họ, hãy để riêng những kẽ thù của một nước khác. Những khó khăn sinh khởi bởi vì người ta tranh đua để khống chế lẫn nhau. Câu trả lời cho điều này là phải kiểm soát trên những kẻ thù nội tại của sân hận. Nhưng làm thế nào chúng ta đạt được điều này?



Không vận dụng một mũi tên, vũ khí và tấm chắn (cái mộc)

Một người chinh phục một tỉ Ma vương hoàn toàn do chính mình,

Ai biết kỷ năng của trận chiến này hơn là quý vị?


Chúng ta phải thuần hóa kẻ thù nội tại bằng sự tiếp nhận áo giáp của từ ái và năng lực bao la của bi mẫn. Vì thế, trong cộng đồng Tây Tạng, chúng ta nên bộc trực, ngay thẳng, và lịch sự với nhau, nói chuyện mặt đối mặt và làm một sự phân biệt rõ ràng giữa đúng và sai. Bằng việc hành động trong một cung cách như thế chúng ta có thể dần dần khắc phục sự bùng nổ cơn giận của những người khác và làm dịu chúng dần. Nếu chúng ta trả đủa bằng sân hận khi những người khác biểu lộ giận dữ đối với chúng ta, điều ấy chỉ làm vấn đề tệ hại hơn, giống như quậy nước bùn sẽ làm nó đục ngầu lên, vấn đề sẽ tối tăm, âm u hơn chẳng lợi ích cho ai. Nhưng sự cư xử một cách lịch sự sẽ gở ngòi nổ của sân hận sau một khoảng thời gian nào đấy. Một cơn thịnh nộ chẳng phục vụ cho một mục tiêu nào ngoại trừ làm gia tăng sân hận, tự hào, ghen tỵ, và tính tranh đua của con người.

Làm những sự phân chia mạnh mẽ giữa chính chúng ta và phe phái chúng ta như để chống lại những người khác và phe phái của họ làm tăng thêm khả năng đồng thời bùng nổ sân hận. Trên bình diện của sân hận, chúng ta nên cho một sự giải thích hợp lý nếu người kia tiếp nhận. Nhưng nếu người kia không muốn nghe, thế thì chúng ta để nó cho thời gian.

Sân hận là một cảm xúc hay thay đổi. Nó phát sinh không báo trước và biến dần sau một lúc. Mặc dù người ấy là một người mà người ấy luôn luôn là như thế nào ấy, lúc người ấy sân hận sẽ không hề bị lay chuyển khi thân nhân cố gắng để an ủi. Người ấy sẽ vẫn đấm vào đầu kẻ thù của mình. Sau này, khi cơn giận dữ của người ấy đã phai nhạt, họ thậm chí có thể là bạn của nhau.

Chúng ta có thể thấy từ thí dụ này rằng kẻ thù nội tại là cực kỷ nguy hại. Những giải thích khác nhau được đưa ra trong thảo luận này về thuần háo kẻ thù phiền não của chúng ta trên vấn đề làm thế nào để đem sự hóa giải đến giận dữ và thù hận. Điều được nhấn mạnh là nguy hại vô cùng nếu để tâm thức nhiễm ô với thù hận. Trong đoạn kệ tới, chúng ta được chỉ cho thấy làm thế nào để đem thuốc giải đến vướng mắc.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI MỐT



Cảm giác khoái lạc, như nước mặn, làm tăng thêm khát dục

Không cần biết bao nhiêu họ được thọ hưởng.

Vì thế sự thực tập của những vị Bồ tát là hãy từ bỏ chúng ngay lập tức

Tất cả những đối tượng phát sinh tham dục đối với họ.




Dịch kệ:



21. Lìa buông lung căn trần

Buông thả các căn theo các trần

Và uống nước muối cũng như nhau.

Càng dùng nhiều vào cho thỏa thích,

Càng tăng tham muốn và khao khát.

Nên khi chớm bị cuốn hút vào

Bất cứ vật gì các căn ưa,

Cắt nhanh không chút chi do dự -

Chư Bồ tát trọn hành cách đó.


Điều này liên hệ đến những đối tượng của tham dục chẳng hạn như hình sắc, âm thinh, mùi hương, vị nếm, xúc chạm. Tuy nhiên, càng thụ hưởng khoái lạc của những đối tượng tham dục này, giống như là chúng ta đang uống nước muối, nó chỉ làm chúng ta khao khát thêm nước. Giống như thế, say sưa trong sự thích thú tham dục chỉ làm chúng ta tăng thêm đam mê. Nó giống như chứng ngứa trên da, chúng ta muốn gãi cho đã ngứa và hết ngứa. Điều này cũng có tác dụng trong một lúc, nhưng rồi thì chúng ta phải tiếp tục cho đến khi toạt da chảy máu. Như được nói trong “Tràng hoa Quý báu”:

Gãi làn da ngứa ngái làm khoái chí

Nhưng tốt hơn đừng có ngứa mà chi

Tương tự thế nhân ham khoái lạc

Nhưng an lạc hơn tự tại chẳng tham cầu


Chẳng bao giờ có sự thỏa mãn trường cửu trong sự hài lòng với tham dục. Tuy thế, càng thụ hưởng chúng nhiều hơn, càng gia tăng thêm sự vướng mắc của chúng ta. Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để phản chiếu trên những sự bất lợi về những phẩm chất của tham dục và đối tượng của chúng là những điều sẽ làm tăng tiến tham dục trong chúng ta và vì thế nhắc lại là hãy từ bỏ những đối tượng này.

Trước điều này luận bản đã đối diện với những sự thực tập liên hệ đến tâm giác ngộ (bodhicitta) quy ước thông thường. Ở đây dường như nó đang thảo luận cánh cửa đi vào sự thực tập tâm giác ngộ căn bản, mà nó bao gồm hai khía cạnh: sự thực hành cân bằng không gian trong thiền quán và sự thực hành trụ thiền tỉnh giác về bản chất tự nhiên huyển hóa của những hiện tượng.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI HAI



Bất cứ điều gì xuất hiện là (sự biểu hiện của) tâm thức chính người ấy;

Tính bản nhiên của tâm thức nguyên sơ tự do với biến chuyển huyển hóa (hành)

Biết điều này, đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát

Không vọng tưởng những biểu hiện của chủ thể và đối tượng.



Dịch kệ:



22. Phá niềm tin hữu cố nhiên

Vật trông như hiện hữu chân thật

Chỉ do tâm ảo cấu tạo tác;

Tâm của ta từ thuở uyên nguyên

Nào có tinh túy thật cố nhiên.

Thức giác Chân đế vượt suy niệm

Từ vật được biết với người biết,

Giải phá niềm tin cố nhiên hữu -

Chư Bồ tát trọn hành cách đó.


Bất cứ điều gì xuất hiện đến chúng ta chỉ là tâm thức – cả những hiện tượng của cõi luân hồi lẫn những thế giới ngoài vòng sinh tử. Điều này cũng là một cách nói rằng những hiện tượng ngoại tại là một phần của tâm thức, là điều được liên hệ với trường phái Duy tâm hay duy thức (Mind only – Chittamtrin) hay quan điểm của Du già Trung quán Tự quản tông (Yogacharya Svatantrika Madhyamika).

Nếu chúng tôi giải thích theo quan điểm được cho là của Nguyệt Xứng (Chandrakirti), nó có nghĩa là những hiện tượng của thế gian lẫn xuất thế gian xuất hiện trong những phương diện đa dạng thanh tịnh và nhiễm ô của chúng tất cả là trống rỗng sự tồn tại cố hữu (không có tự tính). Quan điểm này hàm ý rằng chúng được tạo nên một cách chủ quan bởi tâm thức quy ước (thế đế) và tồn tại một cách đơn thuần bởi vọng tưởng được mệnh danh. Nếu những hiện tượng tồn tại một cách thật sự và cụ thể từ chính nó như chúng xuất hiện đến chúng ta, thế thì sự tồn tại thật sự của chúng trở nên rõ ràng hơn chứ không như chúng ta khám phá rằng bản tính tự nhiên của nó không thể tìm thấy.

Có phải chúng ta thất bại trong việc tìm ra bản chất tự nhiên của chúng bởi vì những hiện tượng thật sự tồn tại hay bởi vì chúng không tồn tại? Không phải bởi vì sự không tồn tại của nó mà chúng ta không thể tìm ra. Nó có một chức năng và vì thế nó phải tồn tại. Ảnh hưởng không lành mạnh hay không lành mạnh mà nó có trên môi trường của chúng ta và trên con người cũng chứng tỏ sự tồn tại của nó. Chúng ta có thể thấy nó bởi vì nó tồn tại trong tầm nhìn của chúng ta. Thế nên chúng ta có thể suy ra rằng không phải do bởi sự không tồn tại của nó mà chúng ta không thể định rõ tính tự nhiên của nó. Chúng ta có thể hoàn toàn chắc chắn rằng nó thật tồn tại.

Nhưng nếu chúng ta tiếp tục khám phá, tìm kiếm sự tồn tại khách quan của nó, chúng ta không tìm được. Chúng ta có thể tìm thấy nó nếu nó có một sự tồn tại độc lập; vì thế chúng ta có thể suy ra rằng nó không thể tồn tại một cách khách quan, nhưng đúng hơn là nó hình thành sự tồn tại một cách tự nhiên qua tâm thức quy ước (thế đế).

Sự tinh khiết hay nhiễm ô của những hiện tượng xuất hiện đến tâm thức hiện tại của chúng ta, có phải chúng xuất hiện từ chính chúng hay làm thế nào chúng xuất hiện tới chúng ta? Với cách suy nghĩ của chúng ta, sự xuất hiện của đối tượng dường như phát sinh từ phía của chúng, và trong cách này, tâm thức chúng ta tiếp nhận một khái niệm sai lầm. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ bảy nói:



Đến một tâm thức bị chế ngự bởi mê ngủ

Một đối tượng mộng ảo xuất hiện. Tuy thế, không có một đối tượng thật sự ở đấy

Chỉ đơn thuần là một hình thể được biểu hiện bởi tâm thức


Đưa ra thí dụ về giấc mộng và sự xuất hiện huyển thuật, bất cứ điều gì xuất hiện vào lúc ấy cũng không có sự tồn tại cố hữu. Thí dụ, chúng ta có thể mơ thấy một đàn voi, nhưng không thật sự có một đàn voi ở đấy. Hay chúng ta có thể mộng về Tây Tạng, nhưng giấc mơ ấy, đất nước Tây Tạng, không thật sự hiện hữu; nó chỉ đơn thuần là sự biểu hiện. Như được nói là:



Không có điều gì thật sự tồn tại trong căn bản của

Sự đổ thừa. Chỉ có danh xưng được đặt để

Bởi ý thức lừa dối trên những sự tồn tại như

Tự ngã và nhứng thứ khác, vòng luân hồi, niết bàn, và v.v


Dường như rằng vòng luân hồi, niết bàn, và v.v… tồn tại trong căn bản lừa dối, chúng không có sự tồn tại khách quan mà chúng ta có thể chỉ tay và nói, “Cái này là cái này,” hay, “Cái này là cái kia.”



Rồi thì nó được nói rằng:

Sự mệt mõi trì độn của si mê trong

Ý thức của một phàm phu quy cho

Một sự tồn tại vững chắc và thật sự đển những đối tượng.

Hãy nhìn hành vi của tâm thức ghê tởm này của chúng ta


Một tâm thức bị phiền não bởi si mê, giống như sự hôn mê xâm chiếm ý thức của một phàm phu, bám lấy [việc tin tưởng] những hiện tượng như tồn tại một cách khách quan từ chính phía của chúng. Chúng ta được mời gọi để thể nghiệm điều này trong ánh sáng của kinh nghiệm chính chúng ta, để khám phá tâm thức bệnh hoạn ấy của chúng ta, mà nó quen thuộc với si mê từ thời vô thủy, nó bám lấy tất cả những đối tượng như sự tồn tại độc lập. Chúng ta không thể thấy chúng như sự tồn tại qua năng lực của danh xưng và sự định nghĩa của thế gian.

Những đối tượng mà chúng ta chỉ đến, nói rằng, “Cái này là cái này,” hay “Cái này là cái kia,” xuất hiện để tồn tại từ phía của chúng trong một kiễu mẫu rắn chắc, cụ thể, và độc lập. Chúng xuất hiện thế, mà không có một sự tồn tại như vậy. Như được nói:



Sự tồn tại của “cái tôi”, đã xuất hiện

Đến tâm thức lừa dối từ ngay thời vô thủy,

Là đối tượng vi tế cần được phủ nhận. [Sự phủ nhận này] là đầy sức sống

Hoàn toàn bác bẻ lại khái niệm sai lầm trong tâm thức một người.


Những khía cạnh tinh khiết và nhiễm ô của [hình thể] xuất hiện chỉ toàn là tâm thức, hay tồn tại qua tâm thức, và cũng hiện hữu qua danh xưng và tâm thức, mà không phải tồn tại từ phía của chính những đối tượng.

Giống như thế, tự tâm thức cũng được bao hàm trong tất cả những hiện tượng khác. Nếu chúng ta điều nghiên tâm thức, phân chia nó thành những khoảnh khắc trước và sau và tìm kiếm nó theo danh xưng của nó, chúng ta không thể tìm ra nó. Lấy cái thấy của mắt [nhãn thức] làm thí dụ, đấy là điều xuất hiện cụ thể đến tâm thức chúng ta, chúng ta có thể phân chia nó thành những phần của nó và thấy rằng nó không hoàn toàn tách biệt khỏi những phần này. Mỗi phần cũng

không thể nói là giống như toàn bộ thực thể, bởi vì toàn bộ thực thể và những phần tử là khác nhau. Trong một cách tương tự, nếu chúng ta phân chia chân tay của thân thể thành những phần tách biệt của chúng, chúng ta không thể thấy người sở hữu của những chân tay này. Mặc dù nó tồn tại, nó không như chỉ trong sự liên hệ trên chính những chân tay mà thôi.

Khám phá một cách kỷ càng trong cách này, chúng ta tiến đến một cấp độ mà không có một vật gì mà chúng ta chỉ ra một cách cách chắc chắn, và chúng ta kết luận rằng tự chính tâm thức là tinh khiết từ ngay thời vô thủy và tự do với những cực đoan.

Nó không tồn tại cũng không phải không tồn tại,

Nó cũng không phải không cả hai

Cũng không tách biệt khỏi chúng.


Mọi vật trong thiên nhiên chỉ đơn thuần không tự tính (tồn tại cố hữu) và tự do khỏi những cực đoan như được diễn tả ở đây:

Tất cả mọi hiện tượng của thế gian và xuất thế gian

Chỉ đơn thuần được quy định bởi tâm thức nội tại,

Khám phá tâm thức ấy cũng thế, nó tự do khỏi sự sinh khởi và

Ngừng dứt. Vì thế, tự nhiên của thực tại là kỳ diệu.


Tất cả những hiện tượng thế gian và xuất thế gian chỉ đơn thuần là danh xưng bởi tâm thức và tự tâm thức, khi nó được khám phá, nó tự do (giải thoát) khỏi sự sinh khởi [sinh] và ngừng dứt [diệt]. Giống như thế, tính tự nhiên của con người được phú cho một tâm thức không sinh khởi cố hữu (tâm bất sinh). “Tôi, tính trống rỗng không thật sự tồn tại của một hành giả, thấy rằng trong thực tế không điều gì tồn tại một cách thực chất. Tất cả những sự xuất hiện về cái thấy hay cái nghe được khám phá như những hình ảnh của vọng tưởng, và từ liên hợp thú vị của hỉnh thể và tính không, tôi bị thuyết phục một cách không thể chối cải về tính tương duyên sinh khởi (duyên sinh).” Thật tuyệt, đúng là một hành giả du già không tự tính, khi thấy rõ tướng mạo của tất cả cái thấy, cái nghe và nhận thức, thấy rằng chúng không tồn tại.

Nếu tất cả những hình thể này sở hữu một sự tồn tại cố hữu (tự tính), có thể không có sự mâu thuẩn trong chúng [chứ?] Hãy đề chúng ta lấy một thí dụ về cây cối: trong mủa hè, có sự tăng trưởng về bộ lá, và v.v… Rồi thì mùa mưa tiếp theo là mùa đông, thời tiết lạnh và khô. Vào mùa hè cây cối rất xinh đẹp, nhưng trong mùa đông nó thật là xấu xí. Nếu những phẩm chất của cây cối thật sự tồn tại trong chính nó, làm thế nào có sự thay đổi này xãy ra? Làm thế nào một cây hấp dẫn bị biến thành một cây xấu xí?

Tương tự thế, làm thế nào một người hiện tại là xinh đẹp trẻ trung lại trở nên già yếu bệnh hoạn? Cũng thế, nếu tâm thức lừa dối của chúng ta thật sự tồn tại, làm thế nào nó có thể được chuyển hóa thành tâm giác ngộ, một tâm sở hữu kiến thức toàn hảo và vứt bỏ mọi thứ tiêu cực? Một người bị nhiễm ô với những lỗi lầm và chính tự những lỗi lầm, những phẩm chất hấp dẫn và những thứ đối lập của nó, về đẹp đẻ và xấu xa – tất cả những khía cạnh đa dạng này có thể tồn tại mà không mâu thuẩn do bởi sự không tự tính (không tồn tại cố hữu).

Nếu có sự tồn tại cố hữu (tự tính), làm thế nào những nguyên nhân (nhân) và những điều kiện (duyên) có thể ảnh hưởng nó? Làm thế nào những kết quả có thể tích lũy? Làm thế nào những hiệu quả dựa vào những nguyên nhân? Rõ ràng rằng có nhân và duyên [những nguyên nhân và những điều kiện], cùng tốt và xấu. Những điều này chỉ có thể xãy ra do bởi không có sự tồn tại cố hữu và vì thế nó chứng tỏ một cách dứt khoát rằng những hiện tượng thiếu chân thực hay không tự tính (không có sự tồn tại cố hữu). Do thế, trích dẫn phía trước: “Tôi, sự trống rỗng của một hành giả không thực sự tồn tại, thấy rằng trong thực tế không có gì tồn tại một cách thực chất. Tất cả sự xuất hiện của cái thấy, cái nghe được khám phá như những hình ảnh của vọng tưởng, và từ liên hợp thú vị này của hình thể và tính không tôi bị thuyết phục một cách không thể chối cải về tính tương duyên khởi thủy (duyên sinh).”

Sự sinh khởi những tướng mạo không sai lầm chứng tỏ rằng sắc là không [, vì chỉ tính không mới có tính hoàn hảo ấy]. Đấy là bởi vì những hiện tượng thiếu vắng sự tồn tại cố hữu (tự tính) rằng một sự chuyển hóa xãy ra tùy thuộc trên những điều kiện (duyên) của chúng, vì thế những khía cạnh đa dạng của những hiện tượng có thể biểu hiện tới chúng ta. Do vậy, rõ ràng rằng hình thể không phủ nhận tính không, tính không cũng không phủ nhận hỉnh thể (sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc).

Chỉ bằng việc thấy duyên sinh không thể bản cải,

Đồng thời và không có bất cứ một nổ lực nào

Những cung cách trước đây về nắm bắt đối tượng hoàn toàn tan biến và

Sự khám phá về những khái niệm hoàn toàn hoàn tất.




Mặc dù tôi không hiểu điều này một cách chính xác, tuy thế tôi nghĩ rằng đây là trường hợp của nó.

Chúng ta cần có một sự quen thuộc tường tận với quan điểm này trong tâm thức chúng ta nhầm để nắm bắt hình sắc và tính không mà không mâu thuẩn và trong một quan hệ bổ sung với nhau. Chúng ta cần phát triển sự tin chắc trong cả khía cạnh tính không, không có tự tính (không có sự tồn tại cố hữu), và trong khía cạnh hình thể (sắc) của hiện tượng. Chúng ta phải thể nghiệm khía cạnh tính không lần này đến lần khác để tiến sâu vào sự tin chắc của chúng ta. Khi chúng ta thông hiểu một số kỷ năng trong nhận thức duyên sinh chúng ta nên phân tích làm thế nào tâm thức chúng ta nắm bắt đối tượng phủ định (không tồn tại). Rồi thì khi đối tượng phủ định trở nên rõ ràng hơn, chúng ta phân tích sự không tồn tại cố hữu (vô tự tính) của hiện tượng, dùng lý trí của tư tưởng nhận thức thông thường ứng dụng vào những hiện tượng này.

Chúng ta nên xử dụng những kỷ năng bổ sung này để suy tư và khám phá những khía cạnh của tính không và hình sắc, không chỉ trong một ngày hay hai ngày mà liên tục. Nếu chúng ta làm như thế, thì có một cơ hội mà chúng ta sẽ đi đến thấy hai điều này, tính không và hình sắc, như một sự bổ sung cho nhau. Nhận thức thông hiểu quy nạp trong cách như thế là lợi ích cao độ.



Nếu một đối tượng tồn tại bởi chính nó mà không nương vào tâm thức, nó sẽ phải xuất hiện và tồn tại trong một cách đặc biệt. Nhưng chúng ta thấy rằng nó không tồn tại trong một kiểu mẫu đặc biệt nào khi chúng ta khảo sát nó. Sự thực rằng nó không thật sự tồn tại giống như điều này sinh khởi [độc lập] một cách thuyết phục từ trong chiều sâu của tâm thức chúng ta và tại lúc ấy sự tồn tại cụ thể của đối tượng có thể tan biến, giống như chúng ta đã thông hiểu một cách chân thực tính tự nhiên của thực tại.

Thêm nữa, chúng ta có thể an trụ tâm thức chúng ta trên sự sự thông hiểu ấy với sự tĩnh lặng. Không có một sự vững vàng tuyệt hảo của tâm thức chúng ta sẽ cảm thấy nó khó khăn để an trụ tâm thức chúng ta lâu dài mà không đánh mất tiếp xúc với sự thông hiểu mà chúng ta đã đạt được. An trụ tâm thức chúng ta một cách nhất thời có thể cho phép một thoáng tính không sinh khởi, nhưng nó không thể cho những khía cạnh đa dạng của những hiện tượng xuất hiện trong khoảnh khắc ấy. Thế nên, bằng sự hiểu biết tính không:

Chúng ta không nắm giữ những biểu hiện của cả

Người biết và cái được biết trong tâm thức chúng ta.


Ý nghĩa của tính không được giải thích ở đây. Nó nói rằng không thấy (trong cách lừa dối) là cái thấy siêu việt. An trụ tâm thức chúng ta với sự thanh thoát trên thực tại như thế là một cách thực hành quân bình không quán thiền tập.

Bây giờ chúng ta có thể lưu tâm đến sự thực tập trụ thiền tỉnh giác về sự xuất hiện mầu nhiệm của những hiện tượng. Tác giả thảo luận chủ đề này trong sự liên hệ đến hai đối tượng của vướng mắc và sân hận.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA
ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI BA



Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để từ bỏ

Sự quyến luyến vướng mắc khi gặp những đối tượng thích ý;

Vì mặc dù chúng xuất hiện xinh đẹp, như một cầu vồng trong mùa hè,

Chúng không nên được xem như thật sự tồn tại.




Dịch kệ:



23. Nhìn vật đẹp như ráng trời

Khi nào gặp một vật đẹp xinh,

Hoặc hấp dẫn vừa ý ưa nhìn,

Đừng bị lầm tưởng nó khác lạ

Hơn chi chiếc ráng trời mùa hạ:

Dù cả hai dường như đáng yêu,

Chẳng có thực chất sau mặt ngoài.

Tránh bị lôi cuốn bởi quyến dụ -

Chư Bồ tát trọn hành cách đó.


Mục tiêu và hiệu quả của việc thực chứng tính không là liên hệ đến những đối tượng trong một kiểu mẫu cân bằng, vì thế chúng ta phải tỉnh giác về thực tại của những hiện tượng nhầm để đạt đến điều ấy. Một khi chúng ta thông hiểu phương thức về sự tồn tại của các hiện tượng – hình sắc lừa dối của chúng và sự thiếu vắng sự tồn tại cố hữu (không tự tính) – tách rời khỏi sự tin tưởng trong thực chất sinh khởi tồn tại của chúng. Chúng ta sẽ không bao giờ bị đánh lừa khi chúng ta biết tính tự nhiên lừa đảo của sự xuất hiện [hình sắc] của chúng và liên hệ đến nó một cách thích hợp.

Một khi chúng ta trở nên bị thuyết phục về tính không chúng ta miễn cưỡng cho phép những khía cạnh đa dạng của tinh khiết và ô nhiễm của những hiện tượng sinh khởi trong tâm thức chúng ta. Những hình sắc đưa đến sự vướng mắc [tin vào] thực chất của sự tồn tại, và điều này bị thổi phồng bởi nhận thức sai lầm, và nhận thức sai lầm này làm tăng thêm sự vướng mắc và sân hận. Thực tại những khía cạnh đa dạng của những hiện tượng được hình thành ở đây nhầm để bác lại những nhận thức sai lầm như thế.

Có một sự xác định về tính tự nhiên của thực tại trong thời gian thiền tập quân bình, chúng ta thấy rằng chúng ta không từ bỏ sự tỉnh giác phân biệt về tốt và xấu trong thời gian trụ thiền, khi quán chiếu những khía cạnh đa dạng của những đối tượng. Nếu chúng ta dựa quá nhiều chỉ trên điều tốt vì thế chúng ta thấy không tương xứng với điều tốt, vướng mắc sinh khởi bị điều kiện bởi những nhận thức sai lầm – những vướng mắc như thế bị từ bỏ.

Si mê và bám víu tại sự tồn tại cố hữu (tự tính) cần hành động với nhau nếu sự vướng mắc sinh khởi. đối lập chính xác của tâm thức (bám víu với sự tồn tại cố hữu) là tâm thức (có sự tin chắc với vô tự tính – không tồn tại cố hữu). Nếu năng lượng, ảnh hưởng, và kiên định của một sự tin chắc như thế là hiên diện, thế thì ngay cả khi chúng ta xuyên qua điều gì ấy hấp dẫn lôi cuốn trong thời gian trụ thiền chúng ta thấy rằng đối tượng (là xinh đẹp như cầu vồng trong mùa hè), như là không thật sự tồn tại. Điều này xãy ra bởi đức tính của năng lực của sức mạnh kiên định của chúng ta trong sự vô tự tính (không tồn tại cố hữu) mà chúng ta đạt được trong thời gian thiền quán quân bình. Chúng ta không thể tạo nên một khuynh hướng tham dục đối tượng do bởi thấy bản chất chân thật của nó, tính tự nhiên không thực chất (vô tự tính); dần dần, trong cách này, chúng ta vượt thắng khuynh hướng bám víu vào thực chất hiện hữu của những hiện tượng. Nếu sự bám víu không sinh khởi, sự vướng mắc cũng không thể tiến triển.

Thù hận và vướng mắc là đồng hành cố định với si mê. Như được nói trong luận bản gốc ‘Bốn Trăm Bài kệ’:

Giống như những năng lực cảm giác của thân thể tỏa khắp toàn bộ thân thể,

Cũng thế si mê hiện hữu trong tất cả những phiền não.

Vì thế, mối vọng tưởng sẽ bị dập tắt

Bằng sự xua tan vô minh si ám.


Điều này có thể được giải thích bằng sự liên hệ đến sự thừa nhận nổi tiếng của Nguyệt Xứng về những phương pháp để nhận ra những điều tiêu cực. Nói một cách phổ thông, có hai cách để tiến hành vứt bỏ vướng mắc – thấy điều xấu xa của một đối tượng khi xinh đẹp, và thấy những đối tượng hấp dẫn như không có sự tồn tại chân thật. Có một sự khác nhau trong năng lực giữa hai điều. Thiền quán trên sự xấu xí như một sự đối trị đến vướng mắc có ít năng lực trong việc nhổ gốc vướng mắc hơn là sự phát sinh một sự kiên định trên vô tự tính (không có sự tồn tại cố hữu). Tiến hành cả hai phương pháp là cực kỳ tác dụng, và sự thông hiểu thực tại trong cách này là một bước kỳ kỳ diệu trên con đường đạt đến niết bàn.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI BỐN

Những khổ đau khác nhau giống như cái chết của đứa con trai trong một giấc mơ.

Có sự chán ngắt [mệt nhọc] qua việc nắm giữ những hình sắc huyển ảo như thật sự.

Do thế, khi gặp những điều kiện không thuận lợi, đấy là sự thực hành của

Những bị Bồ tát để quán sát chúng như vọng tưởng.




Dịch kệ:



24. Nhìn điều không muốn như huyễn

Bệnh khổ phải chịu trong đời ta

Giống cái chết con mình trong mơ;

Chấp như thật điều vốn huyễn giả

Làm phí sức thân tâm vô bổ.

Bởi lý đó, gặp việc khó ưa

Cảnh thường tạo ra lắm khổ sầu.

Tiếp cận như chỉ là mộng ảo -

Chư Bồ tát trọn hành cách đó.


Điều này giải thích làm thế nào để quán sát cả đối tượng gợi thù hận và đau khổ như một giấc mơ. Những khía cạnh khác nhau của khổ đau có thể được thấy như lừa dối và vọng tưởng, như cái chết của đứa con trai trong giấc mộng. Điều ấy nói rằng chúng ta sẽ lợi lạc một cách lớn lao bằng sự có thể chiến thắng sự bám víu vào sự tồn tại thực sự.

Ở đây chúng ta đã từng thảo luận những phương pháp thực hành thuần túy về tâm giác ngộ (bodhicitta). Từ giờ trở đi, tác giả giải thích sự thực hành của sáu điều toàn thiện [ba la mật].


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA


ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI LĂM: BỐ THÍ TOÀN THIỆN



Nếu cần thiết để từ bỏ thân thể khi tìm cầu giác ngộ,

Có điều gì cần thiết [nữa phải] đề cập đến [đối với] việc từ bỏ những đối tượng ngoại tại?

Vì thế, đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát là

Lòng rộng lượng bố thí mà không hy vọng cho phần thưởng hay sự chín muồi công đức.



Dịch kệ:



25. Viên thí

Những bậc tận lực đến Viên Giác

Thí cả thân hướng vào mục đích;

Trước gương khôn sánh, nói làm chi

Đến thí phẩm tầm thường vật tài.

Chớ vọng cầu được đền lòng tốt

Không nghĩ cả đắc thêm công đức,

Dấn thân hành thí pháp quảng đại -

Chư Bồ tát trọn hành cách này.


Điều đề cập cần thiết được làm về hy sinh những sản phẩm vật chất, khi những ai hướng đạt đến Phật quả tối thượng vì lợi ích của chúng sinh phải được chuẩn bị để hy sinh ngay chính đời sống của họ? Tuy thế, nếu chúng ta thực hành rộng lượng bố thí với một xu hướng bí mật để đạt được giàu sang và tiếng tăm, điều này được liên hệ đến tâm thức tìm cầu lợi ích tự kỷ và nó không là sự bố thí quảng đại được thực hành bởi những vị Bồ tát vì sự rộng lượng của họ bị nhiễm ô bởi sự quan tâm cho chính mình. Chúng ta nên rộng rãi với khuynh hướng duy nhất vì lợi ích cho người khác, và những kết quả tích lũy bởi hành động rộng rãi bố thí ấy nên được dâng hiến từ chiều sâu trái tim của chúng ta đến lợi lạc của những người khác. Một người thực tập loại rộng lượng bố thí này không dự tính được hoàn trả cũng không để đạt đến những kết quả tốt đẹp chín muồi; như vậy là sự thực tập bố thí rộng lượng bởi một vị Bồ tát.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI SÁU: TRÌ GIỚI TOÀN THIỆN



Nếu qua sự thiếu sót nguyên tắc đạo đức (giới luật), một người không thể đạt đến mục tiêu của chính mình,

Thật buồn cười để muốn làm lợi ích cho người khác. Do thế,

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát, những người không có tham dục

Vì sự khoái lạc trần gian, để duy trì những nguyên tắc đạo đức.




Dịch kệ:



26. Viên giới

Nếu thiếu nghiêm giới điều phục hạnh

Ta không thể thành tựu cứu cánh,

Làm sao toại ước vọng tha nhân?

Nỗ lực vô giới, phi lý thuần!

Trước phải bỏ đam mê khoái lạc

Trói vào vòng luân sanh thật chặt.

Phải gìn giữ nguyện thọ giới trì -

Chư Bồ tát trọn hành cách này.


Dường như rằng điều này được căn cứ trên một thông điệp của Đại thừa Trang nghiêm Kinh (Sutra Alankara) và nội dung thiết yếu của nó. Chúng ta cần hướng dần dần cho một tái sinh cao hơn nhầm để làm lợi ích cho những chúng sinh khác, vì không có điều ấy chúng ta sẽ bị trở ngại trong việc làm này. Vì nguyên nhân duy nhất để đạt đến thân thể của một sự tái sinh cao hơn chẳng hạn như một con người là hạnh kiểm đạo đức tốt, chúng ta phải thực hành nguyên tắc đạo đức (giới luật). Thật đáng buồn cười để nghĩ về hành động vì người khác ngoại trừ chúng ta có một thân thể của một sự tái sinh cao hơn – làm thế nào chúng ta có thể làm lợi ích cho người khác nếu chúng ta không thể kiểm soát hay làm chủ chính chúng ta một cách thích hợp?

Tâm thức tự lợi hành động thể hiện tham dục vì sự khoái lạc của cõi luân hồi sinh tử, sự duy trì đạo đức nhầm để tránh tái sinh trong những thế giới thấp hơn và để đạt đến một sự tái sinh cao hơn. Một vị Bồ tát, trái lại, duy trì đạo đức không với những xu hướng này mà đúng hơn là để đạt đến sự tái sinh cao hơn nhầm để lợi lạc những người khác. Do thế, đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để chống lại những phiền não nội tại với một quyết tâm to lớn hơn ngay cả những thinh văn và ẩn sĩ thực chứng hành động.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI BẢY: NHẪN NHỤC TOÀN THIỆN



Đến những vị Bồ tát, những người khát vọng sự giàu sang của đạo đức, tất cả những người làm tổn hại

Giống như kho tàng quý báu. Do thế, trau dồi

Nhẫn nhục để tự do với thù hằn và oán hận

Đối với tất cả là sự thực tập của những vị Bồ tát.



Dịch kệ:



27. Viên nhẫn

Bồ tát chú tâm hành công đức

Cầu tích lũy thật nhiều việc tốt,

Đối đãi kẻ phá hoại nhiễu nhương

Thử nguyện của họ, như mỏ vàng

Bởi lẽ đó, nên thôi oán ghét

Và hận sân cùng người tác ác;

Thiền định sâu về nhẫn kiên trì -

Chư Bồ tát trọn hành cách này.


Nhẫn nhục là sự thực hành chính của một vị Bồ tát. Đến Bồ tát, người ao ước vì sự tích lũy những hạt giống tốt đẹp thánh thiện, tất cả ba loại người – thấp kém, trung lưu, và cao cấp – những người bắt phải chịu tổn hại, giống như nguồn cội của kho tàng quý báu. Tác động qua lại với họ làm cho sự thực hành nhẫn nhục phát triển. Do thế, bởi vì điều này Bồ tát thực hành nhẫn nhục tự do khỏi phẩn uất đối với tất cả, cả cao và thấp.

Trong Đại thừa Trang nghiêm Kinh chúng ta tìm thấy lời tuyên bố này: “Nhẫn nhục [đứng đầu] trong số tất cả..”

Những từ ngữ này là cực kỳ mạnh mẽ. Khi chúng ta bị xem thường bởi ai đấy trong một vị trí của quyền thế, chúng ta có thể nói với người khác rằng chúng ta đang thực tập nhẫn nhục trong khuôn mặt nhục nhã như vậy. Nhưng thật sự chúng ta không có sự lựa chọn nào [khác hơn] để mà thực tập nhẫn nhục trong thí dụ này, vì chúng ta ở trong một vị trí thấp kém. Sự thực tập nhẫn nhục, tuy thế, là đối với những người thấp kém hơn chúng ta, bởi vì chúng ta có thể trả đũa nhưng chúng ta chọn lựa không làm như thế.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI TÁM: TINH TẤN TOÀN THIỆN



Nếu như ngay cả một vị Thinh văn và Độc giác Phật, hành động vì lợi ích của chính họ,

Được thấy làm những nổ lực giống như đầu của họ bị lửa cháy,

Đấy là sự thực tập của những vị Bồ tát để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh bằng

Cách dành cho hoan hỉ tinh tấn, cội nguồn của tất cả những phẩm chất tốt đẹp.


Dịch kệ:



28. Viên cần

Nếu Bích chi Phật và Thanh văn

Muốn tu Niết bàn riêng cá nhân,

Nỗ lực khôn cùng hầu thành tựu

Dù bị thiêu vẫn không lìa đạo.

Thử xem bao năng lực phải dùng

Bởi những người tu độ tha nhân;

Giác ngộ cần thật nhiều tinh tấn -

Chư Bồ tát trọn hành cách đó


Ngay cả những vị Thinh văn và ẩn tu thực chứng (Độc giác Phật), những người thực hành vì tự lợi, sử dụng nổ lực tinh tấn kinh khiếp giống như đầu của họ bốc cháy. Do thế, những vị Bồ tát người nhắm đến việc hướng dẫn tất cả chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi đạt được địa vị siêu việt của Phật quả, phải thực hành nổ lực hoan hỉ (tinh tấn ba la mật) – vì đấy là nguồn gốc của tất cả những kiến thức – một cách nhiệt tình sôi nổi hơn những bậc Thinh văn và Độc giác.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA

ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI CHÍN: THIỀN TẬP TOÀN THIỆN

Qua nhận ra rằng tịch tĩnh bất động (thiền định) trong sự phối hợp với

Tuệ giác nội quán đặc biệt (thiền quán) hoàn toàn tiêu trừ phiền não,

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để rèn luyện trong sự

Tập trung với điều vượt trội hơn tứ không định (không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng).



Dịch kệ:



29. Viên định

Siêu kiến hội nhập vào tinh túy,

Hiển bày cách thật vật hiện hữu,

Chỉ khởi ngoài cảm xúc nhiễu phiền

Với tâm thanh tịnh làm chân nền.

Vượt khỏi tứ vô sắc giới định

Phải tu đắc nhất tâm bất loạn

Và nhập vào đại định viên toàn -

Chư Bồ tát trọn hành cách này.


Chúng ta được dạy để thực hành tập trung thiển tập vì mục tiêu nhỗ gốc rễ sinh tử luân hồi, bằng việc dựa trên tuệ trí thấu hiểu tính không hổ trợ bởi tâm thức tịch tĩnh bất động (định). Sự tập trung này khác với con đường đặc trưng bởi tịch tĩnh bất động (chỉ) và tuệ giác nội quán đặc biệt (quán) là một phần của bốn tình trạng tập trung của thế giới hình sắc. Trong phạm vi này nó liên hệ đến loại tập trung thiền tập thiết lập trên sự kết hợp tuệ giác nội quán và tịch tĩnh bất động của tâm thức là điều thực chứng tính không, là điều nhỗ gốc rễ sinh tử luân hồi và vượt xa hơn bốn tình trạng của tập trung (tứ không định). Vì thế, nó nói rằng chúng ta phải rèn luyện nhất niệm tâm trong một sự tập trung như thế nhầm đề đạt được mục tiêu.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI: TUỆ TRÍ TOÀN THIỆN



Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để rèn luyện trong

Tuệ trí hổ trợ bởi phương pháp không có

Khái niệm trong ba cõi; không có tuệ trí một người sẽ không thể

Đạt đến Phật quả hoàn toàn bởi ý nghĩa của năm toàn thiện (5 ba la mật đầu).



Dịch kệ:



30. Viên tuệ

Viên bố thí, nhẫn nhục, trì giới,

Thiền định cùng tinh tấn chưa đủ;

Nếu thiếu Viên Tuệ, năm thứ trên

Không thể đưa vào Phật quả viên.

Với pháp bồ đề tâm trưởng dưỡng

Trí tuệ thấy tác nhân, hành động,

Và đối thể thảy chẳng thật hữu -

Chư Bồ tát trọn hành cách đó


Thiếu tuệ trí giống như thiếu đôi mắt để tập trung. Chúng ta sẽ không tiếp nhận nhiều lợi ích ngay cả từ sự thực tập chân thành của mọi thứ từ rộng lượng bố thí đến tập trung thiền định nếu tâm thức chúng ta bị tối tăm và không có tuệ trí, chúng ta cũng sẽ không tạo nên nguyên nhân cho giác ngộ. Do thế, chúng ta nên phát triển tuệ trí. Chúng tôi không liên hệ đến tuệ trí đơn thuần ở đây, nhưng tuệ trí được hổ trợ bởi phương pháp và phương pháp được tiếp tục bởi tuệ trí. Hai điều này không nên bị tách rời. Căn cứ trên hai điều này chúng ta phải thực tập hai sự tích tập của phước đức và tuệ trí. Hổ trợ bởi phương pháp, chúng ta nên nhận ra tính không tồn tại cố hữu (vô tự tính) của người thực hành, tự chính hành động và người nhận hành động (tam luân không tịch). Thực hành tuệ trí là điều thông hiểu tính không tồn tại cố hữu này được nói là sự thực hành của một vị Bồ tát.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI MỐT

Với (chỉ đơn thuần) hình dáng bên ngoài của một hành giả, nếu một người không

Thẩm sát lỗi lầm của chính mình, người ấy có thể hành động trong sự đối nghịch với Giáo Pháp.

Do thế, sự thực hành của những vị Bồ tát là luôn luôn

Thẩm sát lỗi lầm của chính mình và từ bỏ chúng.




31. Đoạn lỗi

Không nỗ lực phân tích rõ ràng

Ảo cấu vương và lầm lẫn mang,

Cho dù bên ngoài tu tập Pháp,

Vẫn cứ hành nhiều việc vô Pháp.

Bởi lẽ đó, nên cố xét qua

Lầm và ảo, lỗi của chúng ta,

Rồi sau đó diệt chúng trọn cả -

Chư Bồ tát trọn hành cách đó.


Sự rèn luyện này trong chính niệm được giải thích ở đây cũng như trong những chương tuệ trí và trong Hướng dẫn Lối sống của Bồ tát (Bodhicharyavatara). Chúng ta phải thẩm sát những lỗi lầm của chúng ta, vì chúng ta có nguy cơ hành động phi Phật Pháp nếu không cẩn thận, trong khi bề ngoài là một hành giả thực hành Phật Pháp. Thí dụ, những tu sĩ chúng ta mang nhãn hiệu là những hành giả Phật Pháp và trình bày một hình ảnh như thế đến thế giới. Nhưng thay vì thế, chúng ta có thể liên hệ trong những hành vi tự nhiên không Phật Pháp. Do vậy, chúng ta nên cố gắng tối đa để từ bỏ những sai lầm qua thấy chúng một cách rõ ràng.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách