Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

Hình Chú Lăng Nghiêm: (Nhấn vào sẽ thấy kích cỡ lớn)
Hình ảnh

Trích kinh lăng nghiêm:

- A Nan! Những câu vi diệu, bí mật của "Phật Đảnh Quang Tụ, thuần trắng chẳng ô nhiễm" này, sanh ra tất cả chư Phật:

- Mười phương Như Lai do tâm chú này, được thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác.

- Mười phương Như Lai trì tâm chú này, uốn dẹp tà ma, chế phục ngoại đạo.

- Mười phương Như Lai vận tâm chú này, ngồi bửu liên hoa, ứng hiện trong vô số quốc độ.

- Mười phương Như Lai dùng tâm chú này, nơi vô số quốc độ, chuyển đại pháp luân.

- Mười phương Như Lai trì tâm chú này, hay ở nơi mười phương xoa đảnh thọ ký cho hàng Bồ Tát, Thanh Văn, cho đến người chưa chứng quả vị.

- Mười phương Như Lai nương tâm chú này, hay ở nơi mười phương cứu vớt các khổ như: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, đui, điếc, ngọng, câm và bát khổ, những tai nạn lớn nhỏ đồng thời được giải thoát; các nạn: giặc, binh, vua, ngục, bão, lụt, lửa, nước cho đến đói khát nghèo nàn, ngay đó tiêu tan.

- Mười phương Như Lai tùy theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương phụng sự thiện tri thức, trong tứ oai nghi được cúng dường như ý; nơi pháp hội của hằng sa Như Lai, được suy tôn là Đại Pháp Vương Tử.

- Mười phương Như Lai hành theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương nhiếp thọ người có nhân duyên, khiến hàng Tiểu Thừa nghe tạng bí mật, chẳng sanh kinh sợ.

- Mười phương Như Lai tụng tâm chú này, thành Vô Thượng Giác, ngồi dưới cây Bồ Đề vào Đại Niết Bàn.

- Mười phương Như Lai truyền tâm chú này, sau khi diệt độ, phó chúc Phật Pháp, trụ trì cứu cánh, nghiêm tịnh giới luật, thảy đều trong sạch.

- Như ta thuyết chú " Phật Đảnh Quang tụ chẳng ô nhiễm" này, từ sáng đến tối chẳng dứt tiếng, trong đó những chữ và câu cũng chẳng trùng điệp, nếu từ đây ngộ nhập, mới biết tất cả hữu tình vô tình cũng thường thuyết chú này, nên gọi "Đảnh Như Lai" vậy.

- Hàng hữu học các ngươi chưa ra khỏi luân hồi phát tâm chí thành tu chứng quả A La Hán, nếu chẳng trì chú này mà ngồi đạo tràng, muốn khiến thân tâm xa lìa các ma sự thì chẳng có chỗ đúng.

- A Nan! Nếu có chúng sanh trong các thế giới, tùy theo vật dụng trong đất nước, hoặc lá, giấy, vải trắng để biên chép chú này, đựng trong túi nhỏ, nếu người ấy ngu muội chẳng thể tụng nhớ thì đeo trên mình, hoặc để trong nhà, nên biết người ấy trọn đời chẳng bị các thứ độc hại.

- A Nan! Nay ta vì ngươi thuyết chú này, cứu giúp thế gian được đại vô úy, thành tựu trí xuất thế gian cho chúng sanh.

- Sau khi ta diệt độ, chúng sanh trong đời mạt pháp, có người biết tự trì tụng, hoặc dạy người khác trì tụng chú này, nên biết những chúng sanh trì tụng như thế, lửa chẳng thể đốt, nước chẳng thể chìm, độc chẳng thể hại, cho đến tất cả ác chú của các Thiên Long, quỷ thần, yêu tinh, ma mị đều chẳng thể dính mắc, tâm được chánh thọ, tất cả bùa chú, yểm cổ, kim ngân độc dược, cỏ, cây, sâu, rắn, độc khí muôn loài, vào miệng người ấy đều thành cam lồ. Tất cả ác tinh, quỷ thần, dù có độc tâm hại người, đối với người ấy cũng chẳng thể khởi ác; các ác quỷ vương Tần Na, Dạ Ca (đầu heo mũi voi) cùng các quyến thuộc, đều thọ ơn Phật, thường gia hộ người ấy.

- A Nan nên biết! Chú này thường có tám vạn bốn ngàn vô số chủng tộc Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương, mỗi mỗi đều có quyến thuộc, ngày đêm hộ vệ. Giả sử có chúng sanh nơi tâm tán loạn, chẳng thể vào Tam Ma Địa, miệng niệm tâm trì, thì các vị Kim Cang Vương thường theo ủng hộ thiện nam tử ấy, huống là người có tâm quyết định vào Đạo Bồ Đề, các vị Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương này, khiến người ấy phát ra thần thức, thân tâm tinh tấn, ngay đó được nhớ lại những việc từ tám vạn bốn ngàn hằng sa kiếp đến nay, đều rõ ràng chẳng có nghi hoặc. Từ kiếp thứ nhất cho đến thân cuối cùng, đời đời chẳng sanh vào các loài Dược Xoa, La Sát, quỷ bệnh tật, quỷ thúi, quỷ yểm mị, quỷ hút tinh khí, cùng các loài ngạ quỷ có hình vô hình, có tưởng vô tưởng, và những xứ ác độc.

- Thiện tri thức ấy, hoặc đọc tụng, biên chép, hoặc đeo giữ và cúng dường tâm chú này thì kiếp kiếp chẳng sanh vào những nơi nghèo nàn hèn hạ và chỗ chẳng an lành.

- Các chúng sanh này, dẫu cho tự thân chẳng làm phước nghiệp, mười phương Như Lai cũng ban công đức cho họ, do đó được trong vô số kiếp thường với chư Phật đồng sanh một chỗ, vô lượng công đức như chùm quả ác xoa, đồng một chỗ huân tu, trọn chẳng chia cách. Cho nên, Tâm chú này hay khiến người đã phá giới được giới căn trong sạch, người chưa đắc giới khiến cho đắc giới, người chẳng tinh tấn, chẳng trí huệ, chẳng trong sạch, chẳng trai giới, thảy đều thành tựu.

- A Nan! Thiện nam tử ấy, giả sử trước kia có phạm giới cấm, thì sau khi trì chú, các tội phá giới chẳng kể nặng nhẹ, đều được tiêu diệt, dù đã uống rượu, ăn ngũ tân, và các thứ bất tịnh, tất cả chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Thiên Tiên, quỷ thần, chẳng cho là có lỗi; dù mặc y áo rách rưới, khi đi khi đứng, đồng như trong sạch; dù chẳng lập đàn, chẳng vào đạo tràng, cũng chẳng hành đạo, mà trì tụng chú này, với công đức vào đàn, hành đạo, chẳng có sai khác.

- Nếu trước kia tạo các tội nặng ngũ nghịch, vô gián, những tội Tứ khí, Bát khí của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni (bằng như tử hình của người đời), thì khi tụng chú này rồi, cũng như gió mạnh thổi tan đống cát, những nghiệp nặng như vậy đều trừ sạch, chẳng còn mảy may.

- A Nan! Nếu có chúng sanh từ vô số kiếp đến nay, có tất cả những tội chướng nặng nhẹ, tuy trong các đời trước chưa kịp sám hối, nay nếu biết đọc tụng, biên chép chú này, giữ đeo trên mình hay để nơi chỗ ở, thì những nghiệp tích chứa từ trước, đều tiêu như nước sôi làm tan băng tuyết, chẳng bao lâu sẽ được vô sanh nhẫn.

- Lại nữa A Nan! Nếu có người đàn bà chưa có con, mong cầu có thai, chí tâm tưởng niệm, hoặc đeo chú này, thì được sanh những đứa con trai gái có phước đức trí huệ, cầu sống lâu được sống lâu, cầu phước báo được phước báo, cho đến cầu thân mạng sức mạnh đều được như thế. Sau khi chết, tùy nguyện vãng sanh trong mười phương quốc độ, chắc chắn chẳng sanh nơi biên địa, dòng hạ tiện, huống là các tạp hình!

- A Nan! Nếu các quốc độ, châu huyện, làng xóm bị nạn đói kém, ôn dịch; hoặc những nơi bị bịnh loạn, giặc cướp đánh nhau và tất cả những nơi có tai nạn khác, viết thần chú này dán nơi bốn cửa thành, và những thấp miếu hoặc trên các tràng phan, khiến chúng sanh trong nước thừa phụng chú này, cung kính lễ bái, nhất tâm cúng dường; khiến nhân dân mỗi mỗi đeo chú trong mình, hoặc để nơi chỗ ở, thì tất cả tai nạn thảy đều tiêu diệt.

- A Nan! Nếu chúng sanh nơi các quốc độ, hễ chỗ nào có chú này, thì Thiên Long vui mừng, mưa gió thuận thời, ngũ cốc được mùa, dân chúng an vui; những tai chướng do tất cả ác tinh biến quái ở mọi nơi, đều chẳng sanh khởi, người chẳng chết yểu, gông, cùm, xiềng, xích, chẳng dính vào mình, ngày đêm ngủ yên, thường chẳng ác mộng.

- A Nan! Cõi Ta Bà này có tám vạn bốn ngàn tai biến ác tinh, do 28 đại ác tinh làm thượng thủ; lại có 8 đại ác tinh làm chủ, xuất hiện trên đời với nhiều hình dạng, hay gây các tai họa kỳ lạ cho chúng sanh. Hễ có chú này thì thảy đều tiêu diệt, trong phạm vi 12 do tuần, các tai biến hung dữ, trọn chẳng thể xâm nhập.

- Cho nên Như Lai thuyết chú này, bảo hộ người tu hành sơ học đời vị lai, vào Tam Ma Địa, thân tâm thư thái, được đại yên ổn chẳng bị tất cả tà ma, quỷ thần, và những oán thù, nghiệp cũ nợ xưa từ vô thỉ đến quấy hại.

- Ngươi và hàng hữu học trong chúng, với người tu hành đời vị lai, y pháp trì giới trong đạo tràng, được vị thầy truyền giới trong sạch, đối với tâm chú này chẳng sanh nghi hoặc, thì cái thân do cha mẹ sanh của người này, nếu chẳng được tâm thông, mười phương Như Lai bèn thành vọng ngữ.

Nói xong, vô số Kim Cang đều nhất thời đảnh lễ bạch Phật:

- Như lời Phật dạy, chúng con xin thành tâm bảo hộ người tu đạo Bồ Đề.

Bấy giờ, Phạn Vương và Đế Thích, Tứ Thiên Vương cũng đồng thời đảnh lễ bạch Phật:

- Nếu có người tu học như thế, chúng con xin hết lòng bảo hộ, khiến họ suốt đời việc làm thỏa nguyện.

Còn có vô số Quỷ Vương chắp tay đảnh lễ bạch Phật:

- Chúng con cũng thệ nguyện hộ trì cho người ấy, khiến tâm Bồ Đề mau được viên mãn.

Còn có vô số Nhật Nguyệt Thiên tử, Phong Sư, Vũ Sư, Vân sư, Lôi Sư, cùng với Điện Sư, Tuần Quan, Chư Tinh và quyến thuộc đảnh lễ bạch Phật:

- Chúng con cũng bảo hộ người tu hành ấy an lập đạo tràng, được vô sở úy.

Còn có vô số Sơn Thần, Hải Thần, Phong Thần, cõi Trời Vô Sắc, tất cả tinh kỳ trên mặt đất, dưới nước và trên không, đồng thời đảnh lễ bạch Phật:

- Chúng con cũng bảo hộ người tu hành ấy được thành Bồ Đề, trọn chẳng ma sự.

Chú Lăng Nghiêm:

ĐỆ NHỨT

Nam mô tát đát tha tô già đa da a ra ha đế tam miệu tam bồ đà tỏa. Tát đát tha Phật đà cu tri sắc ni san.
Nam mô tát bà bột đà bột địa, tát đa bệ tệ.
Nam mô tát đa nẩm tam miệu tam bồ đà cu tri nẩm. Ta xá ra bà ca tăng già nẩm.
Nam mô lô kê a la hán đa nẩm.
Nam mô tô lô đa ba na nẩm.
Nam mô ta yết rị đà già di nẩm.
Nam mô lô kê tam miệu già đa nẩm. Tam miệu già ba ra để ba đa na nẩm.
Nam mô đề bà ly sắc nỏa.
Nam mô tất đà da tỳ địa da đà ra ly sắt nỏa. Xá ba noa yết ra ha ta ha ta ra ma tha nẩm.
Nam mô bạt ra ha ma ni.
Nam mô nhơn đà ra da.
Nam mô bà già bà đế, lô đà ra da. Ô ma bát đế, ta hê dạ da.
Nam mô bà già bà đế.
Na ra dỏa noa da. Bàn giá ma ha tam mộ đà ra.
Nam mô tất yết rị đa da.
Nam mô bà già bà đế, ma ha ca ra da. Địa rị bác lặc na già ra. Tỳ đà ra ba noa ca ra da. A địa mục đế. Thi ma xá na nê bà tất nê. Ma đát rị già noa.
Nam mô tất yết rị đa da.
Nam mô bà già bà đế. Đa tha già đà cu ra da.
Nam mô bát đầu ma cu ra da.
Nam mô bạt xà ra cu ra da.
Nam mô ma ni cu ra da.
Nam mô già xà cu ra gia.
Nam nô bà già bà đế, đế rị trà du tây na, ba ra ha ra noa ra xà dà, đa tha già đa da.
Nam mô bà già bà đế.
Nam mô a di đa bà da, đa tha dà đa la, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.
Nam mô bà già bà đế, a sô bệ da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.
Nam mô bà già bà đế, bệ sa xà da cu lô phệ trụ rị da bát ra bà ra xà da, đa tha già đa da.
Nam mô bà già bà đế, tam bổn sư bí da, tát lân nại ra lặc xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.
Nam mô bà già bà đế, xá kê dã mẫu na duệ, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.
Nam mô bà già bà đế, lặc đác na kê đô ra xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da, đế biều nam mô tát yết rị đa, ế đàm bà giá bà đa, tát đác tha già đô sắc ni sam, tát đác đa bác đác lam.
Nam mô a bà ra thị đam, bác ra đế dương kỳ ra, tát ra bà bộ đa yết ra ha, ni yết ra ha yết ca ra ha ni, bạc ra bí địa da sất đà nể, a ca ra mật rị trụ, bát rị đát ra da nảnh yết rị, tát ra bà bàn đà na mục xoa ni, tát ra bà đột sắc tra đột tất phạp bát na nể phạt ra ni, giả đô ra thất đế nẫm, yết ra ha ta ha tát ra nhã xà, tỳ đa băng ta na yết rị, a sắc tra băng xá đế nẫm, na xoa sát đác ra nhã xà, ba ra tát đà na yết rị, a sắc tra nẫm, ma ha yết ra ha nhã xà, tỳ đa băng tát na yết rị, tát bà xá đô lô nể bà ra nhã xà, hô lam đột tất phạp nan giá na xá ni, bí sa xá tất đác ra, a kiết ni ô đà ca ra nhã xà, a bát ra thị đa cu ra ma ha bác ra chiến trì, ma ha điệp đa, ma ha đế xà, ma ha thuế đa xà bà ra, ma ha bạt ra bàn đà ra bà tất nể, a rị da đa ra, tỳ rị cu tri, thệ bà tỳ xà da, bạc xà ra ma lễ để, tỳ xá lô đa, bột đằng dõng ca, bạt xà ra chế hắt na a giá, ma ra chế bà bác ra chất đa, bạc xà ra thiện trì, tỳ xá ra giá, phiến đa xá bệ đề bà bổ thị đa,tô ma lô ba, ma ha thuế đa, a rị da đa ra, ma ha bà ra, a bác ra, bạt xà ra thương yết ra chế bà, bạt xà ra cu ma rị, cu lam đà rị, bạt xà ra hắc tát đa giá tỳ địa gia kiền giá na ma rị ca, khuất tô mẫu bà yết ra đá na, bệ lô giá na cu rị da, dạ ra thố sắt ni sam, tỳ chiết lam bà ma ni giá, bạt xà ra ca na ca ba ra bà, lô xà na bạt xà ra đốn trỉ giá, thuế đa giá ca ma ra sát xa thi ba ra bà, ế đế di đế, mẫu đà ra yết noa, ta bệ ra sám, quật
phạm đô, ấn thố na mạ mạ tỏa.

ĐỆ NHỊ

Ô hồng, rị sắt yết noa, bác lặc xá tất đa, tát đát tha già đô sắc ni sam. Hổ hồng, đô lô ung chiêm bà na, Hổ hồng, đô lô ung tất đam bà na. Hổ hồng, đô lô ung ba ra sắc địa da tam bát xá noa yết ra. Hổ Hồng, đô lô ung, tát bà dược xoa hắt ra sát ta, yết ra ha nhã xà, tỳ đằng băng tát na yết ra. Hổ hồng, đô lô ung, giả đô ra thi để nẫm, yết ra ha, ta ha thi để nẫm, yết ra ha, ta ha tát ra nẫm, tỳ đằng băng tát na ra. Hổ hồng, đô lô ung, ra xoa, bà già phạm tát đát tha già đô sắc ni sam, ba ra điểm xà kiết rị, ma ha ta ha tát ra, bột thọ ta ha tát ra thất rị sa, cu tri ta ha tát nê đế lệ, a tệ đề thị bà rị đa, tra tra anh ca ma ha bạt xà lô đà ra, đế rị bồ bà na, man trà ra, ô hồng, ta tất đế bạc bà đô, mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.

ĐỆ TAM

Ra xà bà dạ, chủ ra bạt dạ, a kỳ ni bà dạ, ô đà ca bà dạ, tỳ xa bà dạ, xá tát đa ra bà dạ, bà ra chước yết ra bà dạ, đột sắc xoa bà dạ, a xá nể bà dạ, a ca ra mật rị trụ bà dạ, đà ra ni bộ di kiếm ba già bà đà bà dạ, ô ra ca bà đa bà dạ, lặc xà đàng trà bà dạ, na già bà dạ, tỳ điều đát bà dạ, tô ba ra noa bà dạ, dược xoa yết ra ha, ra xoa tư yết ra ha, tất rị đa yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu bàn trà yết ra ha, bổ đơn na yết ra ha, ca tra bổ đơn na yết ra ha, tất kiền độ yết ra ha, a bá tát ma ra yết ra ha, ô đàn ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, hê rị bà đế yết ra ha, xã đa ha rị nẫm, yết bà ha rị nẩm, lô địa ra ha rị nẩm, mang ta ha rị nẩm, mê đà ha rị nẩm, ma xà ha rị nẩm, xà đa ha rị nữ, thị tỷ đa ha rị nẩm, tỳ đa ha rị nẩm bà đa ha rị nẩm, a du giá ha rị nữ, chất đa ha rị nữ, đế sam tát bệ sam, tát bà yết ra ha nẩm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ba rị bạt ra giả ca hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, trà diễn ni hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma ha bát du bác đát dạ, lô đà ra hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na ra dạ noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, đát đỏa già lô trà tây hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma ha ca ra ma đát rị già noa hất rị đởm, tỳ đà dà xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ca ba rị ca hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà da di, kê ra dạ di, xà dạ yết ra, ma độ yết ra tát bà ra tha ta đạt na hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, giả đốt ra bà kỳ nể hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ rị dương hất rị tri, nan đà kê sa ra dà noa bác đế, sách hê dạ hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na yết na xá ra bà noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na yết na xá ra bà noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, a-la-hán hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ đa ra già hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, bạt xả ra ba nể, cu hê dạ, cu hê dạ xa địa bát đế hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ra thoa vỏng, bà dà phạm, ấn thố na mạ mạ tỏa.

ĐỆ TỨ

Bà già phạm, tát đát đa bác đá ra, Nam mô tý lô đô đế, a tất đa na ra lặc ca, ba ra bà tất phổ tra, tỳ ca tát đát đa bát đế rị, thập Phật ra thập Phật ra, đà ra đà ra, tần đà ra, tần đà ra, sân đà sân đà. Hổ hồng. Hổ hồng, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, ta ha, hê hê phấn, a mâu ca da phấn, a ba ra đề ha đa phấn, ba ra bà ra đà phấn, a tố ra tỳ đà ra ba ca phấn, tát bà đề bệ tệ phấn, tát bà na già tệ phấn, tát bà dược xoa tệ phấn, tát bà kiền thát bà tệ phấn, tát bà bổ đơn na tệ phấn, ca tra bổ đơn na tệ phấn, tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn, tát bà đột sáp tỷ lê hất sắc đế tệ phấn, tát bà thập bà lê tệ phấn, tát bà a bá tất ma lê tệ phấn, tát bà xá ra bà noa tệ phấn, tát bà địa đế kê tệ phấn, tát bà đát ma đà kê tệ phấn, tát bà tỳ đà da ra thệ giá lê tệ phấn, xà dạ yết ra ma độ yết ra, tát bà ra tha ta đà kê tệ phấn; tỳ địa dạ giá lê tệ phấn, giả đô ra phược kỳ nể tệ phấn, bạt xà ra cu ma rị, tỳ đà dạ ra thệ tệ phấn, ma ha ba ra đinh dương xoa tỳ rị tệ phấn, bạt xà ra thương yết ra dạ, ba ra trượng kỳ ra xà da phấn, ma ha ca ra dạ, ma ha mạt đát rị ca noa. Nam mô ta yết rị đa dạ phấn, tỷ sắc noa tỳ duệ phấn, bột ra ha mâu ni duệ phấn, a kỳ ni duệ phấn, ma ha yết rị duệ phấn, yết ra đàn trì duệ phấn, miệc đát trị duệ phấn, lao đát rị duệ phấn, giá văn trà duệ phấn, yết la ra đát rị duệ phấn, ca bác rị duệ phấn, a địa mục chất đa ca thi ma xá na, bà tư nể duệ phấn, diễn kiết chất, tát đỏa bà tỏa, mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.

ĐỆ NGŨ

Đột sắc tra chất đa, a mạt đát rị chất đa, ô xà ha ra, già bà ha ra, lô địa ra ha ra, ta bà ha ra, ma xà ha ra, xà đa ha ra, thị tỷ đa ha ra, bạc lược dạ ha ra, kiền đà ha ra, bố sử ba ha ra, phả ra ha ra, bà tỏa ha ra, bác ba chất đa, đột sắc tra chất đa, lao đà ra chất đa, dược xoa yết ra ha, ra sát ta yết ra ha, bế lệ da yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu bàn trà yết ra ha, tất kiền đà yết ra ha, ô đát ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, a bá tất ma ra yết ra ha, trạch khê cách trà kỳ ni yết ra ha, rị Phật đế yết ra ha, xà di ca yết ra ha, xá cu ni yết ra ha, lao đà ra nan địa ca yết ra ha, a lam bà yết ra ha, kiền độ ba ni yết ra ha, thập Phật ra yên ca hê ca, trụy đế dược ca, đát lệ đế dược ca, giả đột thác ca, ni đề thập phạt ra, tỷ sam ma thập phạt ra, bạc để ca, tỷ để ca, thất lệ sắt mật ca, ta nể bác đế ca, tát bà thập phạt ra, thất lô kiết đế, mạt đà bệ đạt lô chế kiếm, a tỷ lô kiềm, mục khê lô kiềm, yết rị đột lô kiềm, yết ra ha yết lam, yết na du lam, đản đa du lam, hất rị dạ du lam, mạt mạ du lam, bạt rị thất bà du lam, tỷ lật sắc tra du lam, ô đà ra du lam, yết tri du lam, bạt tất đế du lam, ô lô du lam, thường già du lam, hắc tất đa du lam, bạt đà du lam, ta phòng án già bác ra trượng già du lam, bộ đa tỷ đa trà, trà kỳ ni thập bà ra, đà đột lô ca kiến đốt lô kiến tri, bà lộ đa tỳ, tát bác lô, ha lăng già, du sa đát ra, ta na yết ra, tỳ sa dụ ca, a kỳ ni ô đà ca, mạt ra bệ ra, kiến đa ra, a ca ra mật rị đốt đát liểm bộ ca, địa lật lặc tra, tỷ rị sắc chất ca, tát bà na cu ra, tứ dẫn già tệ yết ra, rị dược xoa, đác ra sô, mạt ra thị phệ đế sam, ta bệ sam, tất đát đa bác đát ra, ma ha bạc xà lô sắc ni sam, ma ha bác lặc trượng kỳ lam, dạ ba đột đà xá dụ xà na, biện đát lệ noa, tỳ đà da bàn đàm ca lô di, đế thù bàn đàm ca lô di, bát ra tỳ đà, bàn đàm ca lô di, đác điệc tha.
Án, a na lệ, tỳ xá đề, bệ ra bạc xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bàn ni phấn. Hổ hồng, đô lô ung phấn, ta bà ha.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

Nếu Chú Lăng Nghiêm bị hủy diệt thì Phật Pháp cũng sẽ bị hủy diệt.
Khi pháp bắt đầu diệt, thì Chú Lăng Nghiêm sẽ mất trước nhất.
Vì vậy mong các bạn hãy truyền bá chú lăng nghiêm này, để cho chánh pháp luôn luôn trụ ở thế giới ta bà này!


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

ĐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM
Dịch giả: Thích Thiện Hoa

(Trích lược)

Người đến đô thành lạ, nếu chẳng có bản đồ, thì không sao khỏi lầm đường lạc nẻo.

Người đi trong biển khơi diệu vợi, sóng dồi gió dập, lênh đênh giữa biển, nếu không có kim chỉ nam, thì không dễ gì vượt qua mấy vạn trùng dương, trở về xứ sở.

Người đi đánh giặc, nếu không đọc binh thơ đồ trận, không hiểu chiến thuật chiến lược,

thì không sao thắng được giặc, đem trở lại trật tự an ninh cho nước nhà, và giữ gìn non sông cẩm tú.

Kẻ làm thợ nếu chẳng có mực thước, thì không sao làm thành những món đồ có giá trị.

Người tu hành cũng thế: nếu không hiểu lối thẳng, khúc quanh, chỗ đèo ải gay go, nơi hầm hố nguy hiểm trong đường lối tu hành, lớp lang chứng đạo, thì không sao khỏi lạc vào nẻo tà, sa nơi ác đạo.

Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh quý báu vô cùng, chỉ đường lối tu hành một cách rành mạch, nào là: Giáo, lý, hạnh, quả đều rõ ràng.

Người tu phải trải qua bao nhiêu địa vị, trong khi tu gặp những điều nguy hiểm như thế nào, và phải làm sao mới tránh khỏi những điều nguy hiểm ấy, thì trong kinh Lăng Nghiêm này Phật dạy hết sức rành rẽ.

Nói đến kinh Lăng Nghiêm, hàng Phật tử ai lại chẳng nghe tiếng là một bộ kinh Đại Thặng, vừa hay nhất, mà cũng vừa quý nhất.
Người tu hành hiểu được kinh Lăng Nghiêm, chẳng khác nào người bộ hành có bản đồ, kẻ thủy thủ có kim chỉ nam, người thợ có dây mực, kẻ chiến sĩ có binh thư đồ trận.

Vì kinh Lăng Nghiêm quý giá như thế,

nên thưở xưa các vị vua Ấn Độ cho là một quốc bảo, giữ gìn nghiêm nhặt không cho truyền bá ra ngoài.

Trong lúc ấy, bên Tàu, có ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư, được nghe kinh Lăng Nghiêm quý báu như vậy,

nên mỗi ngày hai lần sớm chiều xây mặt về phía Tây (Ấn Độ) quì lạy cầu khẩn cho kinh Lăng Nghiêm được sớm truyền bá qua Tàu, để lợi ích quần sanh.

Cách 100 năm sau, có ngài Bát Thích Mật Đế, người ở Ấn Độ, đã nhiều lần tìm cách đem kinh Lăng Nghiêm đến truyền bá tại Trung Hoa, nhưng không kết quả, vì luật nước nghiêm cấm, kiểm soát rất chặt chẽ.

Đến lần cuối cùng, Ngài viết kinh trong miếng lụa mỏng, rồi cuốn lại, xẻ bắp thịt vế nhét vào, băng lại làm như người có ghẻ, mới đem được ra khỏi nước.

Chúng ta cũng nên nhớ tưởng lại cái công “vị pháp vong xu” của ngài Bát Thích Mật Đế.

Thử nghĩ: một cây cỏ cắt vào da còn đau; một mụt ghẻ con còn biết nhức, huống chi xẻ một đường dài nơi bắp thịt, nhét cho được một cuốn lụa nhỏ (nhỏ nhất cũng bằng ngón tay cái, và dài hơn một tấc) trải qua bao nhiêu ngày, từ Ấn Độ sang đến Trung Hoa.

Nếu không may bị tiết lộ, thì phải tử hình.

Như thế, chúng ta đủ thấy sự quí báu của kinh Lăng Nghiêm biết là dường nào!

Tâm vì đạo quên mình của Bồ tát Bát Thích Mật Đế đáng cho chúng ta trọn đời bái phục.

Khi ngài Bát Thích Mật Đế đem kinh Lăng Nghiêm này qua Tàu,

đến đất Nam Thuyên, gặp quan Thừa tướng tên Phòng Dung, là bực bác học uyên thâm, lại có lòng mộ Phật nên ngài trình bày với Thừa tướng, giá trị của kinh Lăng Nghiêm mà ngài đã hy sinh mang đến.

Quan Thừa tướng Phòng Dung nghe rồi hết sức mừng rỡ, cho là đặng một vật báu chưa từng có.

Nhưng khi đem cuốn lụa ra thì bị máu mủ bám vào lâu ngày , nên mất cả chữ nghĩa.

Một người có công lớn trong việc này, là bà phu nhân của Thừa tướng Phòng Dung.

Bà đem cuốn lụa ấy nấu với một chất thuốc hóa học, những máu mủ đều theo nước mà tan đi, chỉ lưu lại các nét mực, nên còn thấy để phiên dịch.

Quan Thừa tướng thỉnh ngài Bát Thích Mật Đế dịch chữ Phạn ra chữ Tàu.

Ngài Di Già Thích Ca dịch từ ngữ, còn quan Thừa tướng nhuận sắc.

Nên Kinh Lăng Nghiêm chẳng những nghĩa lý rất hay, mà văn chương cũng là tuyệt diệu.

Từ xưa các học giả không những trong đạo Phật, mà cả đạo Nho, các đại gia văn chương một phen xem đến kinh Lăng Nghiêm đều kính phục và vô cùng khen ngợi cái nghĩa lý cao siêu, và văn chương tuyệt diệu của kinh.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

Hoà Thượng Tuyên Hoá
Việt dịch : Thích Minh Ðịnh

Nếu trên thế gian này, không còn người nào tụng Chú Lăng Nghiêm, thì Ma Vương sẽ xuất hiện.

Nếu còn một người trì tụng, thì thiên ma Ba Tuần không dám xuất hiện.

Vì chúng chỉ sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm.

Chúng muốn tiêu diệt nhất là Chú Lăng Nghiêm.

Khi pháp bắt đầu diệt, thì Chú Lăng Nghiêm sẽ mất trước nhất, kể cả Kinh Lăng Nghiêm.

Lúc đó thiên ma Ba Tuần sẽ xuất hiện, hoành hành đầy rẫy khắp nơi.

Lúc ấy sẽ không có trời đất, không có Phật, chúng tuyệt đối chẳng sợ gì.

Cho nên tôi khuyên mỗi người Phật tử, (tại gia và xuất gia) học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và trì tụng mỗi ngày.

Đây chính là hộ pháp và khiến cho pháp tồn tại lâu dài

Đừng xem thường không có ý nghĩa và quan hệ gì.

Hiện tại ở đây chỉ có mấy chục người nghe giảng Chú Lăng Nghiêm.

Nhưng chính mấy chục người này nghe giảng, đã giữ chân của bọn thiên ma.

Khiến chúng hoảng sợ khi đề cập đến Chú này.

Tôi đã nghiên cứu Phật Pháp nhiều năm, không dám nói là hoàn toàn hiểu biết hết Chú Lăng Nghiêm và Chú Ðại Bi, nhưng bạn không thể nói tôi hiểu biết nhiều, cũng không thể nói tôi hiểu biết ít.

Có một lần đệ tử của tôi nói : "Chú Lăng Nghiêm thật là làm cho con bối rối, không cách chi con học và nhớ được.’’

Ðừng nhìn biển mà thở dài!

Đừng nghĩ Chú như biển cả, mà ra vẻ bạn không khi nào học thuộc nó.

*Tôi chỉ cho bạn một phương pháp.

Ðừng có học hết một lần, mà phải học từng câu, từng hàng, từng hàng.

Khi bạn học thuộc câu đầu, thì học câu kế tiếp.
Nếu chưa thuộc câu đầu, thì đừng học câu kế tiếp.

Ví dụ, đọc câu ‘’Nam Mô Tát Ðát Tha Tô Già Ða Da A La Ha Ðế Tam Miệu Tam Bồ Ðà Tỏa...’’,

đọc đi đọc lại, đến khi bạn thuộc lòng, nhắm mắt lại đọc thuộc trôi chảy, thì hãy học câu kế tiếp.

Nếu bạn tham học hết một lần thì bạn không thể nào nuốt chửng một lần được.

Ðừng học hết một lần, đó cũng giống như muốn ăn một lần hết cả con bò.

Học Chú phải từng chút, từng chút.

Ðừng giống như nhìn biển chằm chằm rồi nghĩ : ‘’Nước nhiều quá, làm sao tôi có thể uống hết được.’’

Mặc dù Chú Lăng Nghiêm rất dài, nếu bạn định tâm thì sẽ học được.

Nếu ai muốn xuất gia với tôi, thì phải học thuộc Chú Lăng Nghiêm và Chú Ðại Bi.

Nếu không tôi sẽ không nhận làm đệ tử.

Nếu bạn thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm thì tôi công nhận bạn thành tâm một mức nào đó.

Tại Trung Quốc thường thường học Chú Lăng Nghiêm phải mất sáu tháng.

Vào mùa hè, có một đệ tử của tôi không ăn, không ngủ để học Chú Lăng Nghiêm,

Đó là biểu thị sự thành tâm, để bụng đói thì học dễ nhớ.

Tất cả các pháp đều là pháp diệu.

Tôi giảng chữ "pháp diệu" phải mất nhiều ngày, nhưng sự giảng của tôi không sao sánh kịp được với Trí Giả Ðại Sư.

Ngài giảng một chữ "diệu", phải mất chín chục ngày.

Cảnh giới pháp diệu vượt ra ngoài sự tính toán phân biệt.

Muốn học thuộc Chú Lăng Nghiêm, đừng rơi vào sự tính toán phân biệt, càng phân biệt thì bạn càng khó học, càng tính toán thì càng không hiểu.

Ðừng nghĩ : ‘’ Tại sao tôi không thể học Chú này ? ‘’

Ðừng nghĩ gì hết !
Mà phải đọc tụng, đọc tụng như là bổn phận và trách nhiệm của bạn.

Ðừng học với sự vọng tưởng phân biệt so lường.

Phân biệt là thức thứ sáu, tính toán là riêng về thức thứ bảy.

Kinh Lăng Nghiêm mà chúng ta đọc là do nguyên nhân vấn đề của Ngài A Nan.

Tại sao ? Vì Ngài chú tâm việc học mà coi nhẹ việc tu định.

Nếu bạn muốn thâm nhập Chú Lăng Nghiêm, thì bạn phải trừ khử sạch sự tính toán và phân biệt.

Ðừng dùng thức để học Phật Pháp, mà dùng chân tâm, đó mới chính là diệu pháp.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

Trích một phần trong kinh lăng nghiêm
- Sau khi ta diệt độ, chúng sanh trong đời mạt pháp, có người biết tự trì tụng, hoặc dạy người khác trì tụng chú này, nên biết những chúng sanh trì tụng như thế, lửa chẳng thể đốt, nước chẳng thể chìm, độc chẳng thể hại, cho đến tất cả ác chú của các Thiên Long, quỷ thần, yêu tinh, ma mị đều chẳng thể dính mắc, tâm được chánh thọ, tất cả bùa chú, yểm cổ, kim ngân độc dược, cỏ, cây, sâu, rắn, độc khí muôn loài, vào miệng người ấy đều thành cam lồ. Tất cả ác tinh, quỷ thần, dù có độc tâm hại người, đối với người ấy cũng chẳng thể khởi ác; các ác quỷ vương Tần Na, Dạ Ca (đầu heo mũi voi) cùng các quyến thuộc, đều thọ ơn Phật, thường gia hộ người ấy.
Hòa Thượng Tuyên Hóa củng đã có căn dặn chúng ta rằng:
TRONG THỜI MẠT PHÁP , THIÊN MA NGOẠI ĐẠO LY MỴ VỌNG LƯƠNG SƠN YÊU THỦY QUÁI SỢ NHẤT LÀ CHÚ LĂNG NGHIÊM VÌ CHÚ LĂNG NGHIÊM CÓ CÔNG NĂNG PHÁ TÀ HIỂN CHÁNH , KINH LĂNG NGHIÊM LÀ MỘT BỘ KINH CỐT TỦY CỦA PHẬT GIÁO !

PHẬT PHÁP KHÔNG CÓ LĂNG NGHIÊM , PHẬT PHÁP DIỆT , CHO NÊN PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ HỘ TRÌ CHÁNH PHÁP TRONG THỜI MẠT PHÁP LÀ HỌC THUỘC LÒNG BẰNG ĐƯỢC CHÚ LĂNG NGHIÊM CHO NHUẦN NHUYỂN ( XUẤT GIA LẪN TẠI GIA)

KHÔNG CÓ CHÚ NÀO LINH NGHIỆM BẰNG CHÚ LĂNG NGHIÊM , KHÔNG CÓ KINH NÀO CHÂN CHÍNH HƠN KINH LĂNG NGHIÊM LÀ VÌ KINH NÀY ĐEM NHỮNG ĐIỀU SAI TRÁI CỦA THIÊN MA NGOẠI ĐẠO VÀ CỦA CẢ CHÚNG SINH TRÌNH BÀY VÔ CÙNG RÕ RÀNG XIỂN MINH HẾT SỨC TƯỜNG TẬN .

ĐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM
Dịch giả: Thích Thiện Hoa

(Trích lược)

Người đến đô thành lạ, nếu chẳng có bản đồ, thì không sao khỏi lầm đường lạc nẻo.

Người đi trong biển khơi diệu vợi, sóng dồi gió dập, lênh đênh giữa biển, nếu không có kim chỉ nam, thì không dễ gì vượt qua mấy vạn trùng dương, trở về xứ sở.

Người đi đánh giặc, nếu không đọc binh thơ đồ trận, không hiểu chiến thuật chiến lược,

thì không sao thắng được giặc, đem trở lại trật tự an ninh cho nước nhà, và giữ gìn non sông cẩm tú.

Kẻ làm thợ nếu chẳng có mực thước, thì không sao làm thành những món đồ có giá trị.

Người tu hành cũng thế: nếu không hiểu lối thẳng, khúc quanh, chỗ đèo ải gay go, nơi hầm hố nguy hiểm trong đường lối tu hành, lớp lang chứng đạo, thì không sao khỏi lạc vào nẻo tà, sa nơi ác đạo.

Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh quý báu vô cùng, chỉ đường lối tu hành một cách rành mạch, nào là: Giáo, lý, hạnh, quả đều rõ ràng.

Người tu phải trải qua bao nhiêu địa vị, trong khi tu gặp những điều nguy hiểm như thế nào, và phải làm sao mới tránh khỏi những điều nguy hiểm ấy, thì trong kinh Lăng Nghiêm này Phật dạy hết sức rành rẽ.

Nói đến kinh Lăng Nghiêm, hàng Phật tử ai lại chẳng nghe tiếng là một bộ kinh Đại Thặng, vừa hay nhất, mà cũng vừa quý nhất.
Người tu hành hiểu được kinh Lăng Nghiêm, chẳng khác nào người bộ hành có bản đồ, kẻ thủy thủ có kim chỉ nam, người thợ có dây mực, kẻ chiến sĩ có binh thư đồ trận.

Vì kinh Lăng Nghiêm quý giá như thế,

nên thưở xưa các vị vua Ấn Độ cho là một quốc bảo, giữ gìn nghiêm nhặt không cho truyền bá ra ngoài.

Trong lúc ấy, bên Tàu, có ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư, được nghe kinh Lăng Nghiêm quý báu như vậy,

nên mỗi ngày hai lần sớm chiều xây mặt về phía Tây (Ấn Độ) quì lạy cầu khẩn cho kinh Lăng Nghiêm được sớm truyền bá qua Tàu, để lợi ích quần sanh.

Cách 100 năm sau, có ngài Bát Thích Mật Đế, người ở Ấn Độ, đã nhiều lần tìm cách đem kinh Lăng Nghiêm đến truyền bá tại Trung Hoa, nhưng không kết quả, vì luật nước nghiêm cấm, kiểm soát rất chặt chẽ.

Đến lần cuối cùng, Ngài viết kinh trong miếng lụa mỏng, rồi cuốn lại, xẻ bắp thịt vế nhét vào, băng lại làm như người có ghẻ, mới đem được ra khỏi nước.

Chúng ta cũng nên nhớ tưởng lại cái công “vị pháp vong xu” của ngài Bát Thích Mật Đế.

Thử nghĩ: một cây cỏ cắt vào da còn đau; một mụt ghẻ con còn biết nhức, huống chi xẻ một đường dài nơi bắp thịt, nhét cho được một cuốn lụa nhỏ (nhỏ nhất cũng bằng ngón tay cái, và dài hơn một tấc) trải qua bao nhiêu ngày, từ Ấn Độ sang đến Trung Hoa.

Nếu không may bị tiết lộ, thì phải tử hình.

Như thế, chúng ta đủ thấy sự quí báu của kinh Lăng Nghiêm biết là dường nào!

Tâm vì đạo quên mình của Bồ tát Bát Thích Mật Đế đáng cho chúng ta trọn đời bái phục.

Khi ngài Bát Thích Mật Đế đem kinh Lăng Nghiêm này qua Tàu,

đến đất Nam Thuyên, gặp quan Thừa tướng tên Phòng Dung, là bực bác học uyên thâm, lại có lòng mộ Phật nên ngài trình bày với Thừa tướng, giá trị của kinh Lăng Nghiêm mà ngài đã hy sinh mang đến.

Quan Thừa tướng Phòng Dung nghe rồi hết sức mừng rỡ, cho là đặng một vật báu chưa từng có.

Nhưng khi đem cuốn lụa ra thì bị máu mủ bám vào lâu ngày , nên mất cả chữ nghĩa.

Một người có công lớn trong việc này, là bà phu nhân của Thừa tướng Phòng Dung.

Bà đem cuốn lụa ấy nấu với một chất thuốc hóa học, những máu mủ đều theo nước mà tan đi, chỉ lưu lại các nét mực, nên còn thấy để phiên dịch.

Quan Thừa tướng thỉnh ngài Bát Thích Mật Đế dịch chữ Phạn ra chữ Tàu.

Ngài Di Già Thích Ca dịch từ ngữ, còn quan Thừa tướng nhuận sắc.

Nên Kinh Lăng Nghiêm chẳng những nghĩa lý rất hay, mà văn chương cũng là tuyệt diệu.

Từ xưa các học giả không những trong đạo Phật, mà cả đạo Nho, các đại gia văn chương một phen xem đến kinh Lăng Nghiêm đều kính phục và vô cùng khen ngợi cái nghĩa lý cao siêu, và văn chương tuyệt diệu của kinh.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

Hoà Thượng Tuyên Hoá
Việt dịch : Thích Minh Ðịnh

Nếu trên thế gian này, không còn người nào tụng Chú Lăng Nghiêm, thì Ma Vương sẽ xuất hiện.

Nếu còn một người trì tụng, thì thiên ma Ba Tuần không dám xuất hiện.

Vì chúng chỉ sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm.

Chúng muốn tiêu diệt nhất là Chú Lăng Nghiêm.

Khi pháp bắt đầu diệt, thì Chú Lăng Nghiêm sẽ mất trước nhất, kể cả Kinh Lăng Nghiêm.

Lúc đó thiên ma Ba Tuần sẽ xuất hiện, hoành hành đầy rẫy khắp nơi.

Lúc ấy sẽ không có trời đất, không có Phật, chúng tuyệt đối chẳng sợ gì.

Cho nên tôi khuyên mỗi người Phật tử, (tại gia và xuất gia) học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và trì tụng mỗi ngày.

Đây chính là hộ pháp và khiến cho pháp tồn tại lâu dài

Đừng xem thường không có ý nghĩa và quan hệ gì.

Hiện tại ở đây chỉ có mấy chục người nghe giảng Chú Lăng Nghiêm.

Nhưng chính mấy chục người này nghe giảng, đã giữ chân của bọn thiên ma.

Khiến chúng hoảng sợ khi đề cập đến Chú này.

Tôi đã nghiên cứu Phật Pháp nhiều năm, không dám nói là hoàn toàn hiểu biết hết Chú Lăng Nghiêm và Chú Ðại Bi, nhưng bạn không thể nói tôi hiểu biết nhiều, cũng không thể nói tôi hiểu biết ít.

Có một lần đệ tử của tôi nói : "Chú Lăng Nghiêm thật là làm cho con bối rối, không cách chi con học và nhớ được.’’

Ðừng nhìn biển mà thở dài!

Đừng nghĩ Chú như biển cả, mà ra vẻ bạn không khi nào học thuộc nó.

*Tôi chỉ cho bạn một phương pháp.

Ðừng có học hết một lần, mà phải học từng câu, từng hàng, từng hàng.

Khi bạn học thuộc câu đầu, thì học câu kế tiếp.
Nếu chưa thuộc câu đầu, thì đừng học câu kế tiếp.

Ví dụ, đọc câu ‘’Nam Mô Tát Ðát Tha Tô Già Ða Da A La Ha Ðế Tam Miệu Tam Bồ Ðà Tỏa...’’,

đọc đi đọc lại, đến khi bạn thuộc lòng, nhắm mắt lại đọc thuộc trôi chảy, thì hãy học câu kế tiếp.

Nếu bạn tham học hết một lần thì bạn không thể nào nuốt chửng một lần được.

Ðừng học hết một lần, đó cũng giống như muốn ăn một lần hết cả con bò.

Học Chú phải từng chút, từng chút.

Ðừng giống như nhìn biển chằm chằm rồi nghĩ : ‘’Nước nhiều quá, làm sao tôi có thể uống hết được.’’

Mặc dù Chú Lăng Nghiêm rất dài, nếu bạn định tâm thì sẽ học được.

Nếu ai muốn xuất gia với tôi, thì phải học thuộc Chú Lăng Nghiêm và Chú Ðại Bi.

Nếu không tôi sẽ không nhận làm đệ tử.

Nếu bạn thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm thì tôi công nhận bạn thành tâm một mức nào đó.

Tại Trung Quốc thường thường học Chú Lăng Nghiêm phải mất sáu tháng.

Vào mùa hè, có một đệ tử của tôi không ăn, không ngủ để học Chú Lăng Nghiêm,

Đó là biểu thị sự thành tâm, để bụng đói thì học dễ nhớ.

Tất cả các pháp đều là pháp diệu.

Tôi giảng chữ "pháp diệu" phải mất nhiều ngày, nhưng sự giảng của tôi không sao sánh kịp được với Trí Giả Ðại Sư.

Ngài giảng một chữ "diệu", phải mất chín chục ngày.

Cảnh giới pháp diệu vượt ra ngoài sự tính toán phân biệt.

Muốn học thuộc Chú Lăng Nghiêm, đừng rơi vào sự tính toán phân biệt, càng phân biệt thì bạn càng khó học, càng tính toán thì càng không hiểu.

Ðừng nghĩ : ‘’ Tại sao tôi không thể học Chú này ? ‘’

Ðừng nghĩ gì hết !
Mà phải đọc tụng, đọc tụng như là bổn phận và trách nhiệm của bạn.

Ðừng học với sự vọng tưởng phân biệt so lường.

Phân biệt là thức thứ sáu, tính toán là riêng về thức thứ bảy.

Kinh Lăng Nghiêm mà chúng ta đọc là do nguyên nhân vấn đề của Ngài A Nan.

Tại sao ? Vì Ngài chú tâm việc học mà coi nhẹ việc tu định.

Nếu bạn muốn thâm nhập Chú Lăng Nghiêm, thì bạn phải trừ khử sạch sự tính toán và phân biệt.

Ðừng dùng thức để học Phật Pháp, mà dùng chân tâm, đó mới chính là diệu pháp.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

Cốt Tủy của Kinh Lăng Nghiêm

***

Phổ Nguyệt

Thật ra muốn hiểu rõ các kinh Phật, chúng ta cần biết cách kết cấu của Tâm. Rõ ràng hơn hết khi đọc kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật dạy chi tiết về các liên hệ của lục căn, lục trần, và lục thức, những thực tại tương đối biến đổi không thật, cũng như thực tại tuyệt đối thường hằng và bất biến. Cốt tủy của kinh Lăng Nghiêm được Phật giải rõ thế nào là Vọng Tâm và Chân Tâm, cũng như Pháp Môn Tu Chứng Lăng Nghiêm Ðại Ðinh. Tâm thức hay lục thức là sự kết hợp hổ tương với lục trần mới có lục thức. Lại n"a, Lục Nhập vốn là Như Lai Tạng, cũng là diệu tánh chơn như.

Lục Nhập, Phật chỉ rõ:

- Lại nữa, A Nan ! Sao nói Lục Nhập vốn Như Lai Tạng, cũng là diệu tánh chơn như?

Lấy một thí dụ, Nhãn Nhập Vốn Vô Sanh,

- Ví như dùng mắt ngó hẳn một chỗ, lâu tự mỏi mệt, cả con mắt và cái mỏi mệt đó, đều là tướng ngó lâu mỏi mệt của tánh Bồ Ðề. Do hai thứ vọng trần Sáng và Tối hiện ra cái thấy, thu nạp cảnh trần, gọi là tánh thấy, cái thấy nầy lìa Sáng và Tối vốn chẳng có tự thể.

- A Nan nên biết ! Kiến tinh này chẳng từ sáng, tối ra, chẳng từ con mắt ra, cũng chẳng từ hư không ra. Tại sao? Nếu từ chỗ sáng ra, thì khi tối, kiến tinh đã theo sáng diệt, lẽ ra chẳng thể thấy tối; nếu từ chỗ tối ra, thì khi sáng, kiến tinh phải theo tối diệt, lẽ ra chẳng thể thấy sáng. Nếu từ con mắt ra thì chẳng có sáng tối, vậy biết kiến tinh chẳng có tự tánh. Nếu từ hư không ra, thì nhìn ra ngoài thấy cảnh trần, xoay về phải thấy con mắt lại, hư không tự thấy có liên quan gì chỗ nhập của ngươi? Vậy biết Nhãn Nhập hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

-Tánh của bổn thức rõ ràng chơn tri, (bổn giác vốn sáng tỏ là giác minh, phân biệt mà chẳng năng sở đối đãi là chân thức), diệu giác trạm nhiên, như như bất động, chẳng thể nghĩ lường được, đầy trùm pháp giới, hiển bày khắp mười phương hư không đâu có xứ sở, tùy theo nghiệp của chúng sanh biến hiện các cảnh giới hiện hữu. Người thế gian chẳng biết, lại mê lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên, ấy đều là do tâm thức phân biệt suy lường. Phàm là lời nói đều chẳng phải nghĩa thật. Vậy, tánh hư không cùng khắp, vốn chẳng lay động. Nên biết hiện tiền địa, thủy, hỏa, phong và hư không gọi là Ngũ Ðại, támh chát viên dung, đều là Như Lai Tạng, vốn chẳng sanh diệt. (Quyển ba, HT. Thích Duy Lực dịch)

Từ Lục Nhập đến thập nhị xứ, mười tám giới cùng thất đại vốn vô sanh và tương quan lẫn nhau, Phật đã vạch rõ dòng tâm thức (lục căn, lục trần, lục thức cùng với địa, thủy, hoả,phong, không, kiến, thức đại) huyễn hóa như vậy, thì tánh giác (diệu tánh chơn như) đồng nghĩa với Như Lai Tạng. Như Lai Tạng, tánh thức minh tri chơn thức. Biết được rõ ràng chơn thức nghĩa là bổn tánh vốn chơn minh, lìa năng sở đối đãi, thường hằng, hiển bày khắp mười phương, bao la như hư không vô tận. Thí dụ Nhãn Nhập hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tư nhiên. Vì cái trở nên "Nhãn Thức" được kiến lập do sự hòa hợp Nhãn Căn và Sắc Trần, là Tâm Thức, là tướng hư không của Sắc Trần. Tướng hư không của Sắc Trần được được thu nhận bởi Tâm Thức để nhập vào Như Lai Tạng hay Hư Không Vô Tận, tuy thể hư không ấy cũng đồng thể tánh của hư không vô tận, nhưng nó còn giới hạn ở Nhãn căn. Vậy khi Nhãn căn chưa hòa nhập vào Như Lai Tạng thì nó là tướng không, thay đổi tùy theo nghiệp duyên sẳn có của bản thân Sắc Trần. Chúng ta đã nhận xét rằng không có vật chất nào hiện hữu độc lập, dù nó nhỏ như hạt tử hoặc lớn như quả núi. Vạn vật chỉ hiện hữu một cách tương đối, trong sự tương quan với những vật khác. Cũng vì thế có thể biết được Tâm Thức không có thực thể. Nếu đối tượng không có thật, thì tâm cảm nhận nó cũng không có thật. Những khoảnh khắc tri thức này theo thời gian thì nó lôi kéo và dằn co giữa trí và thức mà thành tư tưởng, và nếu khoảnh khắc tri thức đó không lập lại và xa lìa ngay (vô thời gian) thì ta có tri thức nguyên thủy. Vì tánh hư không của đối tượng nhập vào tánh hư không vô tận thì Thực tại ấy toàn diện, là chân lý tối hậu. Vậy, một khi Nhãn Căn hòa nhập vào Như Lai Tạng thì chẳng còn năng sở, lúc ấy chẳng phải nhân duyên hay chẳng tự nhiên mà có diệu tánh chơn minh, là Tánh Gíac hay Tánh của Hư Không Vô Tận là do sự tương quan lẫn nhau vậy.

Thật vậy, để chúng ta hiểu rõ tâm thức và chơn tâm hay diệu tánh chơn như,và sự phân biệt vọng tâm và chơn tâm thì rất dễ dàng trong việc tu pháp môn Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh. Phân tích Tâm Thức và Chơn Tâm qua sự phối hợp lục căn, lục trần và lục thức tương quan lẫn nhau, chúng ta thấy: Ngay cả lục nhập Như Lai Tạng thì chúng đã là hư không. Như đã biết trong kinh Phật dạy, "Lục Nhập vốn là Như Lai Tạng cũng là Diệu Tánh Chơn Như". Mỗi căn trần thức có thể tánh không của hư không hay tướng hư không khi nhập vào Như Lai Tạng (Hư Không Vô Tận hay Thiệt Hư Không bao la vô giới hạn) thì biến thành Diệu Tánh Chơn Như (Tánh Giác). Thí dụ, Nhãn nhập hư vọng vốn chẳng phải tánh nhân duyên cũng chẳng phải tánh tự nhiên. Vì nhãn căn có thể hư không hợp với thể hư không của Sắc trần, được tâm thu nạp bằng Tánh Thấy nên ta có Nhãn Thức hay Tâm thức. Thể hư không của Nhãn căn, Sắc trần hay Nhãn thức thì hư vọng và biến đổi theo căn trần thức (vì giới hạn ở các căn, có thể gọi thể hư không của các căn là "Hư Không Giới Hạn"), nhưng Tánh Thấy chẳng sanh diệt của diệu tâm sáng tỏ, thường hằng, tròn đầy khắp thế giới hợp với Như Lai Tạng tức là "Hư Không Vô Tận". Tánh hư không vô tận cùng khắp, vốn chẳng lay động. Nên biết hiện tiền địa, thủy, hỏa, phong và hư không gọi là Ngũ Ðại, tánh chất viên dung, đều là Như Lai Tạng, vốn chẳng sanh diệt. Hiểu được Tánh Giác, "ta dùng tánh chẳng sanh diệt của diệu tâm sáng tỏ đồng với Như Lai Tạng, vì Như Lai Tạng chỉ duy nhất một diệu tâm sáng tỏ, tròn đầy chiếu khắp pháp giới, nên ở trong đó, một là vô lượng, vô lượng là một, trong nhỏ hiện ra lớn, trong lớn hiện ra nhỏ, đạo tràng chẳng động mà khắp mười phương thế giới, thân thể bao hàm vô tận hư không, nơi đầu một mãi lông hiện ra cõi Phật, ngồi trong vi trần chuyển đại pháp, nghịch cảnh trần, hợp giác tánh, nên hiện ra tánh Chơn Như sáng tỏ của diệu tâm." Do vậy muốn tu theo kinh Thủ Lăng Nghiêm, nghe lời Phật dạy:

- A Nan ! Nay ngươi muốn ngược dòng sanh tử, trở về nguồn gốc của lưu chuyển, đến chỗ chẳng sanh diệt, thì nên xét kỹ sự thọ dụng của lục căn này, cái nào hợp, cái nào lìa; cái nào sâu, cái nào cạn; cái nào viên thông, cái nào chẳng viên thông. Nếu ngươi ngay nơi những căn này ngộ được căn nào viên thông, nương theo căn viên thông đó mà xoay ngược dòng nghiệp hư vọng từ vô thỉ thì so với các căn khác, hiệu quả gấp nhiều lần, một ngày bằng một kiếp. (Quyển bốn, HT. Thích Duy Lực dịch)

Trong quyển năm và sáu, Phật đã dạy, căn trần cùng gốc, thắt mở chẳng hai, tánh thức hư vọng như hoa đố trên không. A Nan , do trần phát tri, vì căn kiến tướng, kiến và tướng chẳng có tự tánh, như những cây sậy gác vào nhau, cho nen ngươi nay lập tri kiến thành tri, tức là căn bản của vô minh, nếu đối với tri kiến chẳng chấp tri kiến ( Biết cái tri kiến = Tri thức), ấy tức là Niết Bàn, trong sạch vô lậu, làm sao trong đó còn có thể dung nạp vật khác.

Khi quyết định tu hành, phải nghe rõ lời Phật dạy:

Phật bảo A Nan:

- Người thường nghe ta giảng ba nghĩa quyết định sự tu hành trong Luật Tạng, ấy là Nhiếp tâm thành giới, từ giới sanh định, từ định phát huệ, gọi là ba vô lậu.

- A Nan ! Làm sao nhiếp tâm gọi là giới?

- Nếu chúng sanh lục đạo trong thế giới, tâm chẳng dâm dục, thì chẳng theo dòng sanh tử tương tục.

- Người chánh định, cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm dâm dục chẳng trừ thì chẳng thể ra khỏi, dẫu cho có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu chẳng đoạn dâm, ắt lạc vào ma đạo, hạng trên thành ma vương, hạng giữa thành ma dạn, hạng dưới thành ma nữ. Bọn ma kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng đã thành đạo vô thượng, sau khi t diệt độ, trong đời mạt pháp, bọn ma dân này sôi nổi trên thế gian, thịnh hành tham dâm, tự xưng là Thiện tri thức, khiến chúng sanh sa vào hầm ái kiến, lạc mất đạo Bồ Ðề.

Lời Phật dạy thật chí lý, chúng ta thử xét qua phần tâm lý học, Dục Tình, hay Tính Dâm của Freud. Trong lúc Freud hoạch định những vùng của Trí, ông cố xác định những phương pháp năng lực hóa, tập trung, di chuyển và ngay cả chận lại ánh sáng lóe lên của ý thức. Freud lựa chọn thân thể liên tục tạo ra năng lưc tinh thần, cũng như máy phát điện liên tục sản xuất ra điện năng. Freud gọi điện năng tinh thần này là dục tình và ông tin rằng nó là lực thúc đẩy các khả năng của tất cả tư tưởng, tình cảm và tư cách của chúng ta. Sự xây dựng dục tình tạo nên trạng thái xu hướng đau khổ, nó ép buộc chúng ta trở thành hiểu biết một vài nhu cầu không được thỏa mãn. Lúc đó chúng ta nhắm tới tập trung vào những hoạt động sẽ cho chúng ta giải thoát năng lực đè nén đó mà giảm trừ được xu hướng. Như vậy năng lực dục tình ảnh hưởng đến Tư Tưởng, tình cảm, và hoạt động của chúng ta. (Thực Tại và Chí Ðạo, 2002, Phổ Nguyệt) Tánh dục hay dâm dục hiện hữu thường trực trong thân ta như vậy, nên ta phải làm sao ổn định nó như Phật căn dặn chúng ta giữ giới luật này cẩn thận, thì mới có thể tìm về tánh giác được trọn vẹn.

Xác định lại, Phản văn bản tánh văn:

Nếu chấp cái nghe là thật, thì nghe ngoài phải nghe trong, không nghe động phải nghe tịnh. Nghe trong, ngoài, động, tịnh. đèu là bỏ gốc theo ngọn, nên gọi là cái nghe điên đảo. Xoay cái nghe điên đảo này về chánh, chánh thì chẳng có năng văn, sở văn, tức là bản lai diện mục, cũng là tánh Văn này, liền thành vô lượng Bồ Ðề. Thật vậy, nhắc lại quyển hai Phật đã nói rõ hai chữ kiến kiến nghĩa là thấy cái thấy vì cái thấy chỉ là tâm thức hay biết (Trí) cái thấy của tâm thức là ta đã chuyển thức thành trí rồi, vì bản kiến bản giác chẳng ở trong bịnh (năng sở) mới gọi là kiến kiến, tức là kiến tánh, nhưng còn phải lìa kiến (kiến do ly kiến hay Kiến bất năng cập) mới giữ trọn vẹn bản giác.

Thật sự qua cái nhìn của chân lý tuyệt đối, lúc đầu Phật dùng cái thấy (năng tri) qua nhãn thức để nói là chơn tâm, nhưng sau Ngài xác nhận rằng cái thấy không phải là chơn tâm vì cái thấy do cảm quan nhận thức, nên đối tượng mà giác quan nhận thức là thực tại giả lập mà thôi. Nên Phật và Bồ Tát xác nhận lại như trong tánh nghe "Nghe lại tánh Nghe của mình hay Thấy lại Tánh Thấy của mình." Ðó là trực nhận thực thể qua tánh nghe hay tánh thấy, và các căa khác cũng vậy.

Nên nhớ:

" Nhận thức niệm đầu của trần cảnh, ta có chơn thức (cũng còn thuộc về tâm thức); liền đó ta tri nhận chơn thức đó thì có được Tri Thức Nguyên Thủy và xa lìa nó ngay (vô thời gian)" Tri Thức Nguyên Thủy đó hay Chơn Trí, còn Gọi là Chơn Tâm hay Bản Giác. Thí dụ, chúng ta thấy con bò (thấy này là Tâm thức), chúng ta Biết có tánh thấy, lập tức xa lìa cái biết đó. Ðối với lục trần chúng ta thể hiện như vậy, còn khi tâm suy nghĩ vẩn vơ hay tư duy điều gì ta liền biết đó là tưởng thức, thôi xa lìa nó mgay. Như thế gọi là "Phản văn bản tánh văn," hay là Tĩnh Giác vậy.

Phải nhớ lại: Tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, tánh chạm, và tánh ý là lục thức hay là tâm thức. Biết (Cognize) lại Tâm Thức (Perception) mới có được Giác Trí hay Tâm Trí (Cognition), vì có thời không nên tâm trí gọi là thường trí (Usual Cognition) hay là tâm phàm tình (Common Mind), vì Thức và Trí kiên hợp: Tư Tưởng. Chơn Trí (Pure Cognition) là cái dụng của ChơnTâm (True Mind), vô thời không.

Pháp Môn Tu Chứng Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh là một phương pháp Tĩnh Giác trong tứ oai nghi.

Trong các quyển bảy, tám, chín và mười trong kinh Kim Cang, Phật dạy tu chứng Lăng Nghiêm và vạch rõ những tác hại phải tránh hay là giới luật phải nghiêm minh. Tu chứng Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh là pháp môn rốt ráo như Thiền Ðốn Ngộ, nhưng có thể thực hành trong tứ oai nghi. Tu Pháp Tam Ma Ðịa là pháp môn vi diệu với sự nhiếp tâm miên mật và liên tục bất thối chuyển. Trong cách nhiếp tâm, người cầu đạo Bồ Ðề trước tiên phải giữ luật nghi trong sáng như băng tuyết, giữ kỹ giới chẳng bỏ sót, tâm còn chẳng duyên theo lục trần, thì tất cả ma sự làm sao sanh khởi được.

Người đời tu Tam Ma Ðịa, trước nhất phải dứt dâm dục, Phật bảo:

- A Nan! Nếu chẳng dứtdâm dục mà tu thiền định, cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dù trải qua trăm ngàn kiếp, cũng chỉ là cát nóng. Tại sao? Vì cát vốn chẳng phải là cơm vậy. Nếu thân dâm mà cầu diệu quả của Phật, dẫu được khai ngộ cũng chỉ là gốc dâm; cội gốc đã thành dâm thì phải trôi lăn trong tam ác đạo, chẳng thể thoát khỏi, vậy làm sao có thể tu chứng đạo Niết Bàn ! �t phải khiến thân tâm đều dứt hết sự dâm, cả cái dứt cũng chẳng có, thì mới có thể hy vọng chứng quả Bồ Ðề.

- Mười cảnh giới thiền định đều do Tưởng Ấm và dụng tâm giao tranh lẫn nhau mà hiện ra, nhưng chúng sanh ngu mê, chẳng tự xét kỹ, gặp nhân duyên này mà chẳng tự biết, nói là chứng tánh, thành đại vọng ngữ, đọa ngục A Tỳ.

Tóm lại, lời nói của Phật chẳng có hư vọng. Phật dạy rõ ràng và quá chi tiết về Tâm. Nên phân biệt kỹ lư"ng thế nào là vọng tâm, và chơn tâm, động và tịnh. Bản chất lục căn, lục trần, tướng không của chúng thật sự có sẳn, và hiện hữu đồng thời với nhau trong hư không và chẳng có nhân duyên nào là chủ yếu, cũng chẳng phải tự nhiên chúng được thu nhận bởi lục thức hay tâm thức; do khi lục căn và lục trần hòa hợp với nhau mà thành lập, cũng như chẳng phải tự nhiên chúng ta nắm bắt được bản giác mà phải tri nhận tâm thức vừa hòa hợp bởi căn trần. Trong kinh Lăng Nghiêm chủ đích của Phật muốn chỉ cho hội chúng biết mọi người đều có tánh giác trong sáng, gọi là Tánh Giác Diệu Minh (Diệu Tánh Chơn Như) hay Như Lai Tạng hay Chơn Tâm... Sáu căn là gốc luân hồi, sáu căn cũng là gốc giải thoát. Trong cái thấy biết của sáu căn, chạy theo phân biệt là gốc vô minh, trong cái thấy vô phân biệt là Niết Bàn. Ðó là con đường trở về Tánh Giác. Vậy Tu Chứng Thủ Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh, theo HT. Thích Huệ Hưng phỏng dịch, là hợp lý, "Vả lại, cảnh là pháp trần, tâm sanh phân biệt, cảnh và tâm không thể rời nhau, mà tự cho là thanh tịnh, kỳ thật toàn là hư vọng loạn động và hư chuyển. Nếu định có xuất có nhập, đều thuộc vi tế phân biệt, chỉ nương vào vi tế phân biệt đó để duy trì cảnh tịch tịnh kia, một khi không phân biệt nữa, cảnh tịch định liền mất, gọi là xuất định. --Ðó là nguyên nhân cố gắng cư"ng ép tâm thức sanh diệt để cho yên định, sự thật chưa tỏ ngộ được chơn tâm bất động sẵn có, đã nhận lầm giả tưởng là chơn thật.-- Tu LĂNG NGHIÊM ÐAI ÐINH không thể như vậy." Cho nên, tu Lăng Nghiêm hành gỉả, phải giữ giới luật nghiêm minh, đặc biệt là tâm chẳng dâm dục,hoặc chỉ có tâm chú, nghĩa là khi niệm thầm thần chú, ta biết có niệm thức, hoặc giả, trong tứ oai nghi lúc nào cũng tĩnh giác. Phật dạy đầu tiên pháp thiền Tam Ma Ðề, gọi là Ðại Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương, là đường lối vi diệu trang nghiêm, cũng là pháp môn đưa đến giải thoát cuối cùng của mười phương Như Lai. Chúng sanh từ vô thủy đến nay, sanh tử liên tục, chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi. Mười phương chư Phật cùng một đạo lìa khỏi sanh tử đều do trực tâm, vì tâm hạnh và lời nói ngay thẳng, như thế từ đầu đến cuối, cho đến các ngôi bậc, ở khoảng giữa chẳng có các tướng quanh co. Cho nên:

- Tri thức đúng cái tri thức sai lầm của chủ khách (nhị nguyên) là giải thoát mọi phiền não, nhân duyên chằng chịt, cũng là tự giác và giác tha.

- Hành trình đi đến chân nguyên là sự miên mật "Thắp sáng hiện hữu" trong từng khoảnh khắc sống tĩnh giác với "Tâm bình thường", an nhiên tự tại.

- Nắm bắt được thực tướng của vạn hữu là sự vượt khỏi thời không làm cho Tâm trở nên trong sáng thanh thản, tức là giải thoát khổ đau, nhân quả luân hồi.
(Thực Tại và Chí Ðạo, 2002, Phổ Nguyệt)


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách