Nhất niệm tâm tính

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Nhất niệm tâm tính

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong khi đọc kinh sách, chúng ta thường gặp cụm từ "Nhất niệm tâm tính"
Vậy nhất niệm tâm tính là gì ?

Nhất niệm tâm tính
Có nghĩa là Cái tâm mình , nó chỉ hiện diện trong một niệm hiện tại mà thôi. Bởi vì sao ? vì niệm trước thì đã qua rồi, niệm sau thì chưa tới. Cho nên Cái tâm chân thực của mình, nó chỉ tiếp xúc với mình ngay niệm hiện tại này mà thôi.
Niệm trước là tâm quá khứ, gọi là vọng niệm
Niệm sau là tâm vị lai, gọi là vọng tưởng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nhất niệm tâm tính

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

tangbong không còn niệm nào khác ngoài niệm hiện tại


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Nhất niệm tâm tính

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thường thì chúng ta không sống với hiện tại, với chân tâm, mà lo việc này, nhớ việc kia v v… toàn là sống với quá khứ, với tương lai, tức là sống với vọng niệm, vọng tưởng. Có nghĩa là sống trong vọng, trong huyễn ảo mà thôi. Nếu chúng ta sống trong một niệm hiện tại tức là sống trong “nhất niệm tâm tánh” tức là thường xuyên tiếp xúc với Phật, mà như vậy thì tâm không nghĩ tưởng gì hết.

Khi chúng ta niệm Phật, trong vòng sáu chữ, “Nam mô A Di Đà Phật”, cứ lộn đi, lộn lại nên tâm không thoát ra được danh hiệu Phật, tức là chúng ta luôn luôn sống với Phật. Sáu chữ đó quay đi, quay lại chà sát cái tâm ta, làm cho không còn một tạp niệm nào bám vào được nữa. Tâm tự nhiên sáng trưng, rỗng rang, Lúc đó lo gì không giác ngộ, không được vãng sanh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: Nhất niệm tâm tính

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

binh đã viết:Trong khi đọc kinh sách, chúng ta thường gặp cụm từ "Nhất niệm tâm tính"
Vậy nhất niệm tâm tính là gì ?

Nhất niệm tâm tính
Có nghĩa là Cái tâm mình , nó chỉ hiện diện trong một niệm hiện tại mà thôi. Bởi vì sao ? vì niệm trước thì đã qua rồi, niệm sau thì chưa tới. Cho nên Cái tâm chân thực của mình, nó chỉ tiếp xúc với mình ngay niệm hiện tại này mà thôi.
Niệm trước là tâm quá khứ, gọi là vọng niệm
Niệm sau là tâm vị lai, gọi là vọng tưởng.
tangbong tangbong tangbong
Nam Mô A Di Đà Phật


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Nhất niệm tâm tính

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nhất niệm tâm tính là niệm hiện tại. Mà hiện tại thì không ngừng nghỉ, vừa mới nhận ra niệm hiện tại thì nó đã là quá khứ rồi, Cho nên nó hầu như không thật có. Ngay niệm đó là tiếp xúc trực tiếp với chân tâm. Mà chân tâm thì trống không và tĩnh lặng, bất động. Do đó ngay niệm hiện tại, bước vào thì thế giới toàn chân, tất cả ngừng nghỉ. Bước ra khỏi niệm hiện tại liền rơi vào dòng thời gian, tất cả đều là vọng ảo. Cho nên chỉ một niệm đó thôi, vì nó không biến đổi nên còn gọi là nhất niệm thiên thu. Bước vào tức Niết Bàn. Bước ra là trần tục.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Nhất niệm tâm tính

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nhất niệm tâm tính, niệm này chẳng phải không được. Nhưng nếu thấy được thì lầm đường lạc lối. Nhất niệm tâm tính, thì chẳng có niệm trước, chẳng có niệm sau, chẳng có niệm hiện tại, chẳng phải nói "nhất niệm tâm tính", cho đến chẳng một tướng trạng cố định hay một biến dịch nào. Vì biết biết ngu muội chưa được nhất niệm tâm tính mà chân thật niệm trì danh hiệu Phật; đem tâm mình duyên mãi với "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT" thì tự nhiên sẽ được nhất niệm tâm tính, không cầu mà được, không mong mà thành. Công Đức niệm trì danh hiệu Phật thì dù có sống vô lượng kiếp, mỗi kiếp vô lượng tuổi,...thì cũng không nói hết được. Tâm niệm quy thuận "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT" thì nguyện gì cũng thành, nghiệp gì cũng tan, một cách tự nhiên, không mong đợi.

Niệm "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT" tức là đem tâm mình tự quy thuận trước thần lực từ bi và trí tuệ của ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ, cũng chính là quy thuận tự tánh vốn có của tất cả chúng sanh được ĐỨC A DI ĐÀ PHẬT hiển thị mọi phương tiện dẫn dắt mà viên thành. Nhờ quy thuận Phật lực hiệu dụng của ĐỨC A DI ĐÀ PHẬT như vậy một cách không ngừng nghỉ mà tất thảy tâm chướng, chóng trái, tự cao, ngã mạn, ỷ lại, sở cầu, đối đãi đều sạch hết cho đến rốt ráo mà thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.

Không gì qua Phật lực!


Nguyen Anh Tung
Bài viết: 10
Ngày: 20/05/10 09:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Hoa Ky

Re: Nhất niệm tâm tính

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Anh Tung »

--- On Thu, 5/20/10, hoa vu <> wrote:


From: hoa vu <>
Subject: Fw: Re: FW: Tai Sao Niêm Là Nam Mô A Mi Đà Phât ?
To: [email protected],
Date: Thursday, May 20, 2010, 9:41 PM


Hello hai ban hien Dieu Am va Khong Tri,
Thuong h cung hay niem A Mi Da Phat thay vi A Di Da Phat vi ngay xua co doc Ke Niem Phat cua ngai Tri Tinh. Nhung h cung dong y voi ngai khi ngai noi trong ke niem Phat cua Ngai la hanh gia tuy duyen ma chon lua niem A Mi Da Phat hay A Di Da Phat. Ve kinh nghiem tam linh cua ngai va ban Tung thi h nghi la do Ngai va ban Tung nhap tam A Mi Da Phat nen tham du phap hoi Niem Phat thi nghe tieng A Mi Da Phat.
Tieng niem Phat tuy tam chung sinh ma bien hien, dieu nay khong co nghia la o xu Cuc Lac cau A Mi Da Phat duoc chon lam ngon ngu chinh, thay vi A Di Da Phat, hay A Mi To Fo, hay Amitaba.
Bat cu cau niem Phat nao khoi bang tam tinh tan, chuyen can, bang tam bo de, hi xa, va quan trong la voi Tin, Hanh Nguyen vang sanh, thi Deu Nhap vao Phap Hoi Niem Phat voi bien am thanh tran ngap, nhu hai trieu am, khong the dien dat bang ngon ngu loai nguoi, va neu vao Niem Phat Tam Muoi thi h nghi rang ( tuong tuong thoi nha, chu co dac phap dau ma biet, tat ca deu la mot, chi co tieng noi cua Tam ( mot la tat ca, tat ca la mot),Than ai,
h


--- On Thu, 5/20/10, Nguyen Anh Tung <[email protected]> wrote:


From: Nguyen Anh Tung <[email protected]>
Subject: Re: FW: Tai Sao Niêm Là Nam Mô A Mi Đà Phât ?
Date: Thursday, May 20, 2010, 9:06 PM


Tung cung co giac mo giong y het nhu HT Thich Tri Tinh, do la Tung nghe thay tieng
Nam Mô A Mi Đà Phât .

Xin tom tat phan chinh cua quyen sach nay, dinh gui cho Dieu Am Austin va Thien Dao thi Dieu Am Austin da lam truoc. Dung la co cam ung, thiet la vi dieu!

Hương sen vạn đức - HT. Thích Trí Tịnh Nhà Xuất Bản Phương Đông TP. HCM 2006




Niệm như vậy phải chuyên cần, phải nhiều thời gian, phải đều đặn, phải tinh tấn lắm thì mới đắc lực. Khi niệm đã đắc lực thì tự nhiên trong tâm mình nổi lên tiếng niệm Phật mà mình không cần đề khởi, không cần nghĩ đến nó vẫn tự niệm. Ban đầu thì lúc được lúc mất, được thì ít mà mất thì nhiều. Cố gắng thêm thì được nhiều mất ít, cho đến khi không còn gián đoạn nữa thì gọi là niệm lực tương tục. Và như vậy mới đúng nghĩa “chấp trì danh hiệu”.

Đó mới là nhơn của Niệm Phật Tam Muội. Được vậy thì sự vãng sanh mới bảo đảm.

Có tương ưng với đại nguyện của đức Phật A- di- đà thì mới có cảm ứng.

Người dược gọi là “ Chấp trì danh hiệu”, nếu hạng lợi căn thì hoặc một ngày, chậm lắm là bảy ngày sẽ được Niệm Phật Tam Muội thì thấy được đức Phật A-di-đà. Thấy Phật A-di-đà thì thấy được mười phương chư Phật

Sư Ông năm nay đã tròn 90 tuổi rồi.

Người chuyên niệm danh hiệu của Phật, tầng cấp đầu tiên là đến mức bất niệm tự niệm, hay niệm lực tương tục.

Nhưng trong kỳ kiết thất 49 ngày ở tịnh thất nơi chùa Linh Sơn Cổ Tự, Tối hôm ấy, tôi chiêm bao thấy mình đi vào một khu vườn cây cao cảnh đẹp. Giữa vườn, một dãy nhà cất theo kiểu trường học, và nghe rõ trong ấy một người xướng và số đông người hòa: Nam mô A-mi-đà Phật! Tôi tự bảo: “Ủa lạ! Câu Nam mô A-mi-đà Phật tưởng là chỉ của riêng mình cải cách, riêng mình tín hướng và riêng mình chuyên niệm. Bất ngờ ở đây, người ta cũng đồng niệm như vậy rồi”. Tôi đứng dừng trước ngõ trường chăm chú nghe xướng hòa như thế hơn 10 lần mới choàng tỉnh. Bấy giờ mới biết là mình nằm mơ.

Những điều cần thiết để tọa thiền có kết quả.

Phật dạy đầu hôm cuối đêm thì tham thiền, nửa đêm thì tụng kinh.

Ban đêm chỉ nghỉ ba canh, từ 11giờ đến 04 giờ sáng.


Lúc bấy giờ hành giả ở trong định vắng lặng sẽ thấy thân tướng Phật, nghe Phật thuyết pháp và những cảnh giới nhiệm mầu không sao kể xiết… Đó là tướng niệm Phật thiện căn phát hiện do công phu tọa thiền niệm Phật mà thành công vậy.

Như chúng ta chuyên niệm Phật thế này, một hoặc hai, hoặc năm năm, mười năm thì từ phàm phu có thể lên bậc Thánh.

Thành thật nói với đại chúng, tôi biết niệm Phật hồi năm 14 tuổi, đến 21 tuổi mới về chùa. Thì cũng vậy, cũng chuyên về niệm Phật, đến bây giờ kể ra là bảy mươi mấy năm cũng trì danh hiệu “ Nam Mô A Di Đà Phật”, mà bây giờ niệm lực cũng còn yếu lắm, chứ không được mạnh đâu.

Chớ nếu trong một ngày, một đêm mà chỉ niệm có một hay hai tiếng đồng hồ thôi, còn hai mươi hai tiếng kia nghĩ việc này việc nọ thì biết bao giờ tâm mới thuần thục được!

Lý niệm Phật nữa thì khi vãng sanh không mất phần Thượng phẩm. Thượng phẩm tức là bậc Đại Bồ tát.

Khi niệm lực được tương tục, rồi nắm giữ danh hiệu của đức Phật mà không có một tạp niệm xen vô thì trong một thời gian tâm nó dừng lại, lìa hết tất cả cảnh ngũ trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc nó không còn duyên nữa. Lúc đó, dù có con kiến cắn cũng không hay, nghĩa là nơi xúc trần, dù có mùi hương thoảng cũng không biết là lìa nơi hương trần và cho có tiếng chi một bên cũng không nghe, có cái chi ở trước mắt cũng không thấy, dù lúc đó mở mắt, mà cái tâm chỉ duyên rành rẽ ở câu niệm Phật và chỉ có nhân câu niệm Phật mà thôi. Lúc đó trong thì quên thân, ngoài không duyên theo cảnh, cái tâm nó đứng lặng là “ nhất tâm bất loạn” . Khi được như vậy rồi, trong kinh Vô Lượng Thọ nói, lúc đó Phật thân hiện, Phật A Di Đà hiện cho đến Phật cảnh Cực Lạc hiện, nên câu kệ gọi rằng: “ Nhất tâm Phật hiện tiền” Đó là thành tựu được sự Tam Muội. Nếu người được ngang nơi đây thì sau khi được vãng sanh, bảo đảm ở nơi Trung phẩm, tức ngang với hàng Thánh của Nhị thừa. Còn nếu được “ Niệm lực tương tục, đúng nghĩa chấp trì danh” ở trên là bảo đảm vãng sanh, nhưng mà trong phẩm vị thì chưa chắc phẩm nào, còn tùy theo ở nơi thiện căn công đức của người tu hành.

Lúc đó, Pháp thân Phật hiện, khi vãng sanh quyết định ở nơi Thượng phẩm, tức là một vị Đại Bồ tát.

Hiện tại, người ấy ở tại đây cũng là một vị Bồ tát. Tầng bậc này đối với Thiền tông gọi là chứng tâm tánh. Kinh Quán Vô Lưọng Thọ có nói : “ Người được vãng sanh về Thượng phẩm, bậc đó gọi rằng ở vào Sơ địa Bồ tát”

Thế nào là tu đúng pháp?

Tổng quát rằng: “Thật vì sanh tử phát Bồ đề tâm, dùng tin sâu và nguyện thiết mà chuyên trì hồng danh A Di Đà Phật” . nhiếp cả sáu căn, Phật hiệu nối luôn. Đây là tương tục chấp trì. Niệm như vậy lâu ngày sẽ tự chứng Tam muội: hiện tiền thấy Phật thọ ký, lâm chung cao thăng thượng phẩm./.



Kho^ng Tri` Nguye^~n Anh Tu`ng

--- On Thu, 5/20/10, minh nguyen > wrote:


From: minh nguyen <[email protected]>
Subject: FW: Tai Sao Niêm Là Nam Mô A Mi Đà Phât ?
Date: Thursday, May 20, 2010, 6:57 PM





--------------------------------------------------------------------------------
Date: Tue, 4 May 2010 18:08:59 -0700
From: Subject: Fw: Tai Sao Niêm Là Nam Mô A Mi Đà Phât ?
To:




----- Forwarded Message ----
From: Nga Thu Tran <>
Sent: Sun, May 2, 2010 8:47:11 PM
Subject: Tai Sao Niêm Là Nam Mô A Mi Đà Phât ?



Tai Sao Niêm Là Nam Mô A Mi Đà Phât ?
Amidaphat nguyên là tiêng Pha.n Âm (Ân ðô) nghia la vô luong quang, vô luong tho, vô luong công ðuc. Cac nuoc Phât giáo ban ðeu giu nguyên âm. Ví du tiêng Hoa ðoc là Amituofo, tiêng Anh ðoc là Amitabha, v.v.

Nhung nguoi Viêt Nam ta lai ðôi thành A Di Đà Phât là vi thoi xua khi chu cô² ðuc dich kinh ðiên Phât, trong cung ðiên co’ Công Chu’a tên là Công Täng Tôn Nu'~ Mi Thi Diê~m Liên. Đê² tránh bị pha.m úy, các ngài ða ðô²i MI thành DI.


Gân ðây HT Tri Tinh ðê` xuong niêm AMIDAPHAT cho ðu’ng theo nguyên âm và đê² hành tri dê dàng ðuoc cam u’ng theo nhu kinh nghiêm ban thân ngài ða chung niêm ðuoc. Đê biêt thêm chi tiêt, xin vào Website nay se duoc giai thich tuong tan hon. Nam Mô A Mi Đà Phât. http://www.thuvienhoasen.org/huongsenva ... ritinh.htm


MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: Nhất niệm tâm tính

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

binh đã viết:Trong khi đọc kinh sách, chúng ta thường gặp cụm từ "Nhất niệm tâm tính"
Vậy nhất niệm tâm tính là gì ?

Nhất niệm tâm tính
Có nghĩa là Cái tâm mình , nó chỉ hiện diện trong một niệm hiện tại mà thôi. Bởi vì sao ? vì niệm trước thì đã qua rồi, niệm sau thì chưa tới. Cho nên Cái tâm chân thực của mình, nó chỉ tiếp xúc với mình ngay niệm hiện tại này mà thôi.
Niệm trước là tâm quá khứ, gọi là vọng niệm
Niệm sau là tâm vị lai, gọi là vọng tưởng.

Theo tôi hiểu nếu nói "nhất niệm tâm tánh" thí sác thật trong đó chẳng có quá khứ, hiện tại, vị lai. Nếu còn phân biệt quá khứ, hiện tại, vị lai thì chẳng phải "nhất niệm tâm tánh". "nhất niệm tâm tánh" tôi nghỉ là cảnh giới của Niệm Phật Tam Muội "nhất niệm tâm tánh hiện tiền".
Nếu nói tới Tánh thì bản thể của Tánh vốn là không có Phân Biệt thì còn đâu là Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.

Nếu tôi hiểu sai xin các bạn hửu chỉ điểm thêm.


Dưới đây là lời của Ngẩu Ích Đại. Mới các bạn hửu tham khảo.

http://niemphat.net/Luan/ngauichdaisu.htm
NGẪU ÍCH ÐẠI SƯ PHÁP NGỮ
(dịch theo bản in của Tịnh Tông Học Hội thành phố Cao Hùng, Ðài Loan)
Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa

10. Dạy Huyền Trứ



Phật tri, Phật kiến chẳng là gì khác, chỉ là nhất niệm tâm tánh hiện tiền của chúng sanh mà thôi. Hiện tiền nhất niệm tâm tánh vốn chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở khoảng giữa, chẳng thuộc vào tam thế, chẳng thể dùng tứ cú để diễn tả được (5). Chỉ vì chẳng chịu quán sát kỹ càng, lầm nhận bóng dáng của lục trần là tướng của tự tâm nên tạo thành tri kiến của chúng sanh.

Nếu quán sát tỉ mỉ tri kiến chúng sanh ấy thì nó chẳng ở trong các nơi: trong, ngoài, trung gian, chẳng thuộc ba đời, chẳng rớt vào tứ cú, thì bản thể của tri kiến chúng sanh vốn là tri kiến của Phật vậy. Nếu như chẳng thể tin nhận ngay điều này cũng chớ khởi nghi tình, cũng như đừng uổng công đảm đương, chỉ nên thâm tâm trì giới, niệm Phật. Nếu trì đến thanh tịnh, niệm đến mức thân thiết, bỗng tự nhiên tin nhận, như thường nói: “Lại dùng phương tiện khác để giúp Ðệ Nhất Nghĩa hiển lộ”. Gậy này đập vào đầu người đá, dãi dầu luận chuyện thực. Nếu muốn “chi, hồ, giả, dã” (6), tốn nước dãi [luận chuyện] các nơi thì tôi chẳng biết đến. Kệ rằng:



Chúng sanh tri kiến, Phật tri kiến,
Như thủy kết băng, băng hoàn hãn,
Giới lực xuân phong, Phật nhật huy,
Hoàng hà sách thanh chấn lưỡng ngạn,
Thiết mạc si cuồng hướng ngoại cầu,
Triệt ngộ y nhiên đảm bản hán.



(Tạm dịch:

Tri kiến chúng sanh, tri kiến Phật,
Như nước đóng băng, băng lại tan,
Gió xuân Giới lực, Phật nhật rạng,
Băng sông Hoàng nứt rền hai bờ,
Chớ có si cuồng cầu bên ngoài,
Ngộ rồi, vẫn như kẻ ngốc nghếch).


Nam Mô A Di Đà Phật tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nhất niệm tâm tính

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tánh tức là bản thể.

Tâm Tánh là nói về cái tánh, cái bản thể.

Tu pháp môn nào rồi cũng giúp cùng một mục đích đó là trở về với Tâm Tánh của chính mình. Không chỉ riêng Niệm Phật, hay Thiền.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách